Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

VẺ đẹp BÌNH dị của ĐÌNH và CHÙA THÔN vân TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.56 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN AN DƯƠNG
TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN

TÊN TÌNH HUỐNG:

VẺ ĐẸP BÌNH DỊ CỦA ĐÌNH VÀ CHÙA
THÔN VÂN TRA
Lĩnh vực dự thi: Môn 1: Mỹ thuật

Môn 2: Giáo dục công dân

- Thông tin về đơn vị quản lí:
Trường: Trung học cơ sở Tân Tiến.
Địa chỉ: Xã Tân Tiến – Huyện An Dương – TP Hải Phòng.
Điện thoại: 0312.227.121
Email:
- Thông tin về thí sinh:
1. Họ và tên: Bùi Doãn Quang
Ngày sinh: 01/07/2001

- Lớp 9A

2. Họ và tên: Nguyễn Trọng Hải
Ngày sinh 25/01/2001

- Lớp 9B

- Giới tính: Nam
- Điện thoại: 0934238820
- Giới tính: Nam


- Điện thoại: 0978825868


NĂM HỌC 2015-2016

I. Tình huống cần giải quyết
Để kỉ niệm 26 năm ngày Hội Quốc Phòng Toàn Dân và 71 năm ngày thành
lập Quân Đội nhân dân Việt Nam, trường em có tổ chức cho học sinh đi tham
quan và tìm hiểu di tích lịch sử địa phương. Nhân dịp này em xin giới thiệu với
mọi người về: Vẻ đẹp bình dị của Đình và Chùa thôn Vân Tra – nơi chúng em
sinh ra và lớn lên.

II. Mục tiêu giải quyết tình huống
- Vận dụng kiến thức của các bộ môn: Mĩ thuật, Giáo dục công dân, Âm
nhạc, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, …để truyền bá sâu rộng tới các bạn học
sinh, với nhân dân thành phố Hải Phòng và nhân dân cả nước biết được những vẻ
đẹp của Đình và Chùa thôn Vân Tra.
- Thu hút du khách đến với lễ hội của Đình Làng thôn Vân Tra.
- Nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn cho nhân dân địa phương và du khách
thập phương.

2


- Nâng cao khả năng vận dụng, tổng hợp kiến thức liên môn khả năng tự
học, tự nghiên cứu nhằm thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong
nhà trường với thực tiễn đời sống; nâng cao ý thức cho mỗi học sinh chúng ta về
việc chung tay bảo vệ các khu di tích lịch sử của quê hương.
III. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình
huống

Chúng em đã hình thành nhóm hợp tác, vận dụng kiến thức của các môn: Mĩ
thuật, Giáo dục công dân, Âm nhạc, Địa lý, Ngữ văn, Lịch sử kết hợp với ứng
dụng công nghệ thông tin qua mạng internet và đọc qua sách báo, trên tivi và dưới
sự hướng dẫn hỗ trợ nhiệt tình của các thầy, cô giáo bộ môn nói trên đã giúp chúng
em khái quát thành kiến thức sơ lược nhất về vẻ đẹp bình dị, giếng nước, gốc đa
sân đình thôn Vân Tra trên những phương diện sau:
- Vị trí địa lý, lịch sử ra đời và phát triển của Đình Làng Vân Tra huyện An
Dương thành phố Hải Phòng.
- Kiến trúc của Đình, Chùa Vân Tra như thế nào?
- Đình Làng Vân Tra có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với nhân dân huyện
An Dương thành phố Hải Phòng.
- Chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của Đình Làng thôn
Vân Tra.
VI. Giải pháp giải quyết tình huống
Với sự hướng dẫn của thầy, cô giáo chúng em đã vận dụng kiến thức của các
bộ môn sau để giải quyết tình huống:
- Vận dụng kiến thức bộ môn Mĩ thuật tìm hiểu tổng quan về qui mô, cấu
trúc xây dựng đình và chùa, vẽ những bức tranh nghệ thuật nghệ thuật điêu khắc
gỗ dân gian và vẽ tranh về trò chơi dân gian được tổ chức vào các ngày lễ hội
Đình Làng Vân Tra.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Giáo dục công dân để giáo dục lòng tự hào
truyền thống quê hương và tình yêu quê hương đất nước, từ đó nâng cao ý thức

3


trách nhiệm trong việc giữ gìn bảo tồn di sản văn hóa địa phương cho học sinh
chúng em.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Ngữ văn để giới thiệu thuyết minh cho du
khách bốn phương trong và ngoài nước biết được vẻ đẹp bình dị của giếng nước,

gốc đa Đình Làng Vân Tra, khích lệ sự tò mò muốn khám phá, trải nghiệm sáng
tạo.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Tin học để tìm hiểu tư liệu và trình chiếu hình
ảnh lễ hội Đình làng đặc biệt là nghệ thuật múa rối nước để giới thiệu cho các bạn
về nghệ thuật múa rối trong những tiết học tự chọn.
- Vận dụng kiến thức bộ môn Địa lý, Lịch sử để giới thiệu về vị trí địa lý,
lịch sử ra đời và phát triển của Đình và Chùa làng Vân Tra.
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
1. Vị trí địa lý
Đình Làng Vân Tra thuộc xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải
Phòng được coi là một áng mây lành? Vâng, kính thưa các quí vị theo sự giải thích
của những bậc túc nho trí giả mà ông cha ta truyền lại thì tên gọi Vân Tra có ý
nghĩa là “Áng mây lành”. Áng mây lành đó luôn mang đến mọi sự tốt đẹp, che chở
cho cuộc sống yên bình của dân làng từ ngàn năm qua và báo hiệu cho những điều
lành sẽ đến. Ngày nay,Vân Tra là một làng thuộc xã An Đồng, huyện An Dương
thành phố Hải Phòng. Làng Vân Tra nằm ở phía Tây địa bàn của xã tiếp giáp với
thị trấn An Dương, phía Nam giáp xã Đồng Thái, phía Đông giáp làng Văn Cú và
làng Vĩnh Khê, phía Bắc giáp với dòng sông phù sa chạy dọc ven làng. Giữa làng
về phía Đông là ngôi đền (nay gọi là đình) thờ đức Thái Úy Thành Quốc Đào Văn
Lôi. Di tích lịch sử Đình Làng Vân Tra đã được Nhà nước công nhận: “Bằng di
tích lịch sử văn hóa” quốc gia năm 1994.

4


2. Lịch sử ra đời
Ông nội em (nay là Trưởng ban quản lý đình) cư trú tại thôn Vân Tra kể lại:
Đình Vân Tra là ngôi đình cổ nghìn năm tuổi nằm ngay sát trục đường chính
của xã An Đồng. Theo bản thần tích về Đình còn lưu lại, Đình thờ Đức Thái Úy
Thành Quốc Công Đào Văn Lôi (1028-1054) nhân vật lịch sử nổi tiếng, vị đại anh

hùng, đại trí thức có công phò tá 3 triều vua Lý, từ Lý Thái Tổ đến Lý Thái Tông.
Ông là con của Đệ nhất khai quốc công thần triều hậu Lý Đào Cam Mộc và bà Đỗ
Thị Uyển. Đào Cam Mộc thời trẻ du họa ở kinh đô Hoa Lư, có lần theo thuyền
buôn ra bến Vân Tra chơi, được cụ Đỗ Hưởng mến tài gả con gái là Đỗ Thị Uyển.
Bà Uyển tần tảo buôn bán nuôi chồng ăn học. Năm Đào Văn Lôi 13 tuổi cha mất
sớm theo mẹ về làng Vân Tra sinh sống. Đào Văn Lôi thủa nhỏ thông minh hơn
người, văn võ song toàn, lại năng làm việc hiếu, nghĩa được dân làng hết sức quý
mến. Năm 24 tuổi, Ông đỗ đầu kỳ thi ở kinh thành và được vào làm ở Hàn Lâm
Viện, được phong làm Phủ Úy các vùng Sơn Tây, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Hà Giang. Ở đâu ông cũng được nhân dân yêu tài, mến đức. Nhờ có công
tham gia dẹp loạn, tôn phù Thái Tử Lý Phật Mã lên làm Vua, tức Vua Lý Thái
Tông. Để thưởng công nhà vua phong cho Đào Văn Lôi được giữ chức Tả Phúc
Lâm. Năm 1043, Ông theo Vua đánh tan quân Chiêm Thành xâm nhập vùng biển
5


nước ta và dẹp loạn Nùng Chí Cao ở miền núi phía Bắc. Năm 1066 vì tuổi cao Ông
xin cáo quan về quê mẹ ở thôn Vân Tra mở trường dạy học ngay tại nhà và được
người đời tôn xưng là “Phu tử chốn Vân Am”. Học trò mến tài nên theo học rất
đông, nhiều người đã đỗ đạt. Khi Ông qua đời Vua Lý Thánh Tông vô cùng
thương tiếc, sai quan về tế lễ và phong làm “Phúc Thần”, Vua giao cho làng Vân
Tra lập miếu thờ Ông. Ngôi Miếu cổ Vân Tra có đôi câu đối:
“Vân Tra trở đậu thiên niên miếu - Hậu Lý Sơn Hà Đệ nhất công”
Tạm dịch là:
“Công cao bậc nhất triều hậu Lý - Ngàn năm thờ phụng miếu Vân Tra”.
3. Nghệ thuật kiến trúc đình Vân Tra

Giếng đình Vân Tra với màu nước trong xanh màu ngọc bích
Đình Vân Tra là ngôi đình khá bề thế, được xây dựng từ xa xưa. Trước mặt
là sân đình rất rộng, có một hồ lớn để diễn rối nước trong các ngày lễ hội. Mái

đình không cao lắm nhưng các đầu đao cong vút, trên đó là hình các con nghê hình
thù rất dữ tợn. Bố cục theo kiểu chữ công (I) gồm năm gian tiền đường, ba gian
hậu cung và một gian ống muỗng. Kiến trúc đình dựa trên hệ thống vì, kèo, chồng,
rường và đặc biệt là hàng cột lim to, tạo cho ngôi đình có dáng vẻ bề thế và vững
chãi. Đình lợp ngói mũi hài đã phủ rêu mốc, có một hậu cung được nối với tiền
6


đường bằng ống muỗng. Mái đao đình là sự tiếp tục của "bờ xối" kết hợp với "mái
tàu", người nghệ sĩ tạo nên mái cong vút như bàn tay của thôn nữ trong động tác
múa đèn. Đầu đao trang trí hình con rồng vút lên, những tay rồng vươn dài trong tư
thế "phun châu, nhả ngọc" trước chim Phượng Hoàng với vũ điệu uyển chuyển,
say sưa.

Sân đình Vân Tra
Đình Vân Tra được liên kết bằng vì kèo, xà với kỹ thuật sàm mộng. Vì kèo
là sự phát triển ở đỉnh cao của kiến trúc dân dã "thượng rường hạ bẩy", "giá chiêng
chồng rường"... Trên các vì, kèo, hoành, câu đầu...đều chạm trổ hoa lá cách điệu.
Dưới mái đình là các bức chạm khắc trang trí tinh xảo, sống động.

7


Vì kèo, xà của Đình làng Vân Tra
8


Trái với vẻ ngoài đơn sơ, bình dị, bước vào gian chính của Đình ta như lạc
vào không gian cổ kính, tôn nghiêm, sâu thẳm của ngôi đình. Dưới xà hạ của 2 tòa
nhà tiền đường và hậu đường là hai bức đại tự hình chữ nhật được trang trí các

biểu tượng rồng, mây, hoa lá trạm trổ và khắc chìm nổi tinh xảo, thể hiện tài hoa
của người xưa.

Đình còn lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như: Cỗ kiệu, bát cống … mang
hình tượng khối rồng cách điệu, bát hương đại bằng đá, bằng đồng từ thời Lê và
hàng chục sắc phong của triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Lê Trung Hưng,
Tây Sơn cho đến thời Nguyễn. Theo tìm hiểu, người dân trong làng kể lại: Khi mới
xây dựng Đình từ thời Vua Lý Thánh Tông chỉ có 1 gian thờ (hậu đường) gọi là
Đền Vân Tra. Đến thời hậu Lê nhân dân xây thêm một gian thờ nữa (trung đường),
thời nhà Nguyễn xây thêm 1 gian ngoài cùng (tiền đường) và đổi tên thành Đình
Vân Tra.
Tuy được xây dựng vào các triều đại khác nhau, mỗi gian, mỗi tòa có kiến
trúc khác nhau nhưng lại hết sức hòa quyện. Các tòa nhà có bộ mái sát nhau tạo
chiều sâu cho nội thất kiến trúc, thành thể liên hoàn, thuận lợi cho việc thờ cúng và
tạo không gian rộng rãi bài trí đồ vật. Đình Vân Tra có kết cấu chữ Tam, ngoài giá

9


trị thờ cúng còn phản ánh nhận thức về vũ trụ của người xưa qua các yếu tố cơ bản
là Thiên, Địa, Nhân.
Bên cạnh Đình Vân Tra là Chùa Vân Tra.

10


Sân Chùa cạnh Đình làng Vân Tra hôm nay
Chùa cách Đình khoảng 60 - 100 m, nằm trên mảnh đất cao ráo, dài hơn
1000m, thế đất hình con xà và xung quanh là cảnh làng xóm trù phú, cánh đồng lúa
bao bọc (Đình quay hướng Đông, đuôi con xà ngoảnh hướng Tây là vị trí của ngôi

chùa). Chùa Vân Tra có tên chữ là Nhuệ Quang Tự, gắn bó lâu đời với lịch sử làng
Vân Tra triều hậu Lý, bà Đỗ Thị Uyển thân sinh ra thái úy Thành Quốc Công, Đào
Văn Lôi quy tụ tại chùa làng, xây dựng theo kiến trúc hoàn chỉnh trong khuôn viên
rộng 15 sào Bắc Bộ. Hiện tại chùa còn lưu giữ được một số cổ vật có giá trị như là
cây trúc đài đá, bộ tượng tứ pháp 4 pho, hai pho tượng quan âm trong tư thế đứng
thuyết pháp trên đài sen, quả chuông đồng cao 102cm, mộ pháp gạch cổ liên thời
Hậu Lê …

11


Chuông Chùa Vân Tra
Ngoài kiến trúc hậu cung chứa tòa phật điện còn tương đối nguyên vẹn,
phần lớn các kiến trúc bổ trợ khác như: gác chuông tam quan, nhà tăng của ngôi
chùa đã và đang được chính quyền, nhân dân địa phương tu tạo.
Có thể nói Chùa Vân tra có nguồn gốc từ lâu đời, gắn với cuộc đời, sự
nghiệp của gia đình ông Đào Văn Lôi. Với người dân nơi đây Chùa giữ vị trí quan
trong trong việc truyền bá phật pháp ở huyện An Dương.
4. Nghệ thuật dân gian
Đình và Chùa Vân Tra trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Gắn liền với di
tích Đình, Chùa Vân Tra là các lễ hội hằng năm được tổ chức vào các ngày 14-15
tháng Giêng âm lịch. Năm nào cũng vậy, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng
tươi tốt, gia đình yên ấm, con cái đỗ đạt, quanh năm làm ăn lao động sản xuất được
mùa no đủ, dân làng mở hội tưng bừng. Trong thời gian lễ hội có nhiều hoạt động
văn hóa, hoạt động vui chơi dân gian gắn liền với nông nghiệp lúa nước như: kéo
co, đấu vật, đánh cờ ngươì, bắt vịt, cầu thùm,… thu hút nhiều khách thập phương
tới dự. Trong đó nét đặc biệt ở lễ hội vật Vân Tra mà không nơi nào có đó là
những keo vật thách đấu với nhau giữa các đô vật nữ với các đô vật nam của làng.
Những đô vật từ Kiến An, Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Bắc Ninh… cũng nô nức về
nơi đây thách đấu chung vui.

12


Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu xuân, các vận động viên thi
đấu trung thực, khách quan, nhiệt tình thể hiện tinh thần thượng võ cao, cống hiến
cho khán giả nhiều pha đấu hay, hấp dẫn thu hút đông đảo nhân dân địa phương,
du khách thập phương tới xem cổ vũ.

Lễ hội vật cổ truyền của Đình làng Vân Tra
Lễ hội vật truyền thống làng Vân Tra được tổ chức gắn với hoạt động văn
hóa, thể thao tâm linh nhằm ôn lại truyền thống hào hùng thượng võ của cha ông
để lại, là dịp để các trai làng rèn luyện ý chí, sức khỏe. Đồng thời là cơ hội giao lưu
cho các thanh thiếu niên giữa các địa phương, tăng cường mối đoàn kết gắn bó tình
cảm cộng đồng.

13


Vẽ một số bức tranh minh họa về lễ hội truyền thống của làng Vân Tra

14


Múa rối nước

15


Trò chơi dân gian đánh cờ ngươì của dân làng Vân Tra vô cùng độc đáo
Ngoài những hoạt động vui chơi dân gian mà chúng em vừa nêu trên trong

những ngày lễ hội còn có múa cờ, múa trống, trong sân đình có tế thần. Các đoàn
tế thánh đến từ các nơi trong thành phố Hải Phòng. Sau khi đại đình tế thần xong
ngoài sân đình cũng tổ chức diễn các trích đoạn chèo cổ truyền thống gần gũi với
đời sống như Thúy Vân giả dại, Thị Màu lên chùa, Tuần Ty Đào Huế, đặc biệt
trích đoạn chèo “Nỗi oan hại chồng” trong vở “Quan Âm Thị Kính” chúng em đã
được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7 giúp chúng em hiểu thêm về nghệ
thuật chèo. Những trích đoạn đều mang nhiều thông điệp và mối quan hệ xã hội,
đặc biệt là vấn đề tình yêu nam nữ trong chèo ngày xưa để gần với tâm tư của
chúng em. Nghệ thuật chèo đã góp phần tích cực giáo dục đạo đức, lối sống truyền
thống tốt đẹp của người Việt Nam trong quá trình hình thành nhân cách, giúp
người dân cảm thụ được giá trị của nghệ thuật sân khấu truyền thống và rèn luyện
ý thức trân trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.
Lễ hội là dịp đưa chúng ta trở về cội nguồn dân tộc bồi đắp cho chúng em
lòng tự hào và tình yêu đối với di tích lịch sử văn hóa của quê hương. Lễ hội Đình
Làng thôn Vân Tra là hình thức giáo dục chuyển giao cho các thế hệ sau biết giữ
gìn, kế thừa phát huy những giá trị đạo đức truyền thống quý báu của dân tộc theo
cách riêng: kết hợp giữa yếu tố tâm linh và các trò chơi đua tài giải trí.
16


Cây đa cổ thụ của Đình Làng Vân Tra
Nói tới nghệ thuật văn hóa dân gian của Đình Làng Vân Tra không thể
không nói tới nghệ thuật vẽ tranh màu bột. Từ lâu hình ảnh “ cây đa, giếng nước,
sân đình” như thổi hồn vào tâm tư tình cảm của từng người dân Việt Nam nói
chung và của làng Vân Tra nói riêng - Cái hồn đó, nét đẹp đó không chỉ được ẩn
chứa trong thơ ca, nỗi nhớ mà còn được vẽ nên bằng nét bút dung dị và mộc mạc
của tranh màu bột. Tất cả như tái hiện được cuộc sống sinh hoạt của người dân
quanh khu Đình. Bằng dáng vẻ, nụ cười, khuôn mặt khác nhau xen lẫn với tiếng
17



chanh chua của kẻ mua, người bán. Tất cả như vẫn còn đó, rất sống động và yên
bình.

5. Bề dầy về lịch sử
Theo Vân Tra Linh từ Phả Lục, thì làng Vân Tra được hình thành và phát
triển trải qua gần 2000 năm lịch sử. Làng Vân Tra do 03 dòng họ (Đỗ, Nguyễn,
Lê). Trong đó Tộc Đỗ Khắc tới đây lập nghiệp từ rất sớm (năm 938) đến nay dã
1100 năm. Khi đó Cụ Thượng Tổ Đỗ Khắc Tam sinh năm 920 (Tân tị) là con thứ 3
của Thủy tổ Đỗ Khắc Vĩ là Tướng của Dương Đình Nghệ. Dương Đình Nghệ là
Nhạc phụ của Ngô Quyền. Vì vậy cụ Thượng Tổ Đỗ Khắc Tam tiếp tục được Ngô
Quyền tin dùng và được phong làm Tướng khi mới 18 tuổi, ông đã cùng với Đại
quân Ngô Quyền diệt quân Nam Hán tại trận đại thủy chiến của sông Bạch Đằng.
Sau đó cụ Thượng Tổ Đỗ Khắc Tam kéo quân tới ấp Trang Vân và đã có công lớn
khai khẩn, lập nên từ một vùng bãi bờ ven sông Rế, xưa kia các cụ gọi là sông
‘‘Hàm Giang’’ (một nhánh của sông Lạch Tray). Nơi đây đã một thời là nơi chứa
quân lương, nơi tập kết binh sĩ trong trận đánh sông Bạch Đằng lịch sử, là nơi giao
lưu buôn bán trao đổi hàng hóa sầm uất một thời. Sau này, ông được nhân dân tôn
sùng làm Thần Hoàng Làng và được thờ cúng tại Đình Làng Vân Tra hiện nay.
Cao cao Tổ Đỗ Mười (hậu duệ Thế Tổ vào thời Lý, Trần, Nguyễn khoảng
thế kỉ XIII, XIV, XV) là một vị danh nhân, Đại Phú Hào, có quyền lực, nhà tiên tri
của thời đại, đã hết lòng thương dân, yêu mến con cháu, chăm lo đời sống cho mọi
18


người. Quy tụ, tập hợp được mọi tầng lớp nhân dân, cùng với khối cộng đồng các
hội tộc, dày công tu tạo, khai phá, xây dựng ấp Vân Tra, xây dựng đình, chùa,
miếu mạo, đường xá, cầu cống, phát triển trở thành một làng quê trù phú, sầm uất,
có các cơ sở dịch vụ, có chợ buôn bán, các trường học, nhà văn hóa,…các dòng
tộc, thịnh vượng trường tồn. Xây dựng một tập quyền thống trị mạnh, một thôn quê

tươi đẹp thời phong kiến đang phát triển lớn lên không ngừng, đang hình thành
những khu thị tứ, dân cư đông đúc. Thể hiện làng quê có bề dày về lịch sử chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội mang dáng dấp hiện đại, giữ được bản sắc dân tộc của
một vùng nông thôn ven đô hiện đại. Cao cao Tổ Đỗ Mười mất ngày 10 tháng 3.
Hàng năm đúng vào dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương, con cháu trong dòng họ và cùng
các quý khách gần xa lại tâp trung cúng tế tại nhà thờ của ông Đỗ Khắc Trụ.

Ban thờ chi II của dòng họ Đỗ- Vị Thần Hoàng Làng
được thờ cúng tại đình Vân Tra
Đình Vân Tra không những gắn liền với tâm tư tình cảm của người dân địa
phương mà còn gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm và gây dựng hòa bình.
Người xưa kể lại, đình còn thể hiện là chốn linh thiêng trong trận chiến trên
sông Bạch Đằng, chống quân xâm lược Nguyên Mông. Trước trận đánh Hưng Đạo
Đại Vương cùng quân sĩ vào đền Vân Tra bái yết, cầu thần Biển ứng linh thiêng
phù giúp ba quân chiến thắng giặc ngoại xâm. Trận đó quân ta đánh đâu thắng đấy,
khiến quân Nguyên Mông kinh hồn, bạt vía ….
19


Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đình và chùa Vân Tra là căn
cứ cách mạng từng bị địch đánh phá ác liệt. Nhưng với tinh thần một tấc không đi,
một ly không rời, “mỗi thôn xóm là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”,
cán bộ và nhân dân thôn Vân Tra- An Đồng đã chiến đấu anh dũng, lớp trước ngã
xuống, người sau đứng lên tiếp tục chiến đấu và lập nhiều chiến công oanh liệt với
nhiều tấm gương dũng cảm, kiên cường, hy sinh, bất khuất, tận trung với nước, tận
hiếu với dân, đáng được nhân dân nơi đây đời đời ghi nhớ và trân trọng. Đặc biệt
Đình Vân Tra còn là kho đạn của quân ta trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ nên
trở thành một trong những mục tiêu đánh phá của giặc. Liên tiếp 2 năm 1962 và
1963, giặc Mỹ hai lần bắn rốc - két trong khu vực đình nhưng cả hai lần chỉ trúng
hai cây bàng cổ thụ trước cửa đình. Trong cuộc đánh phá ném bom miền Bắc năm

1972, đình Vân Tra nằm trên cung đường rải bom bi của máy bay Mỹ. Các làng
bên cạnh đều bị tàn phá. Riêng ngôi đình làng Vân Tra vẫn nguyên vẹn. Từ đó,
người làng Vân Tra càng tin tưởng được ngài hiển linh phù trợ.
Sự trường tồn của ngôi đình qua các cuộc chiến tranh khốc liệt cũng là một
kỳ tích tự hào của làng Vân Tra. Người dân Vân Tra hôm nay luôn phát huy cao
truyền thống cách mạng của các thế hệ cha ông năm xưa.
Nhờ sự phù hộ của các cụ tổ, các cao nhân trong dòng họ mà con cháu Đỗ
Tộc đã chăm chỉ học hành đỗ đạt. Có 02 tiến sĩ, hàng trăm kĩ sư, đại học. Có 2
người làm chủ tịch huyện, 6 người làm chánh phó giám đốc các sở của thành phố
Hải Phòng. Hàng ngàn chiến sĩ, sĩ quan phục vụ trọng lực lượng vũ trang (cả Công
an và Quân đội). Trong đó có 2 đại tá là Đỗ Khắc Thớ và Đỗ Quang Dũng đều ở
chi 3, chi 4 trong dòng họ và nhiều trung tá, thiếu tá. Có 2 bà mẹ Việt Nam anh
hùng, 3 gia đình cách mạng và 20 liệt sĩ chống Pháp và chống Mĩ.
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Thành phố Cảng Hải Phòng đang trên con đường đổi mới. Những cây đa,
giếng nước, mái đình cổ kính, sân đình rêu phong vẫn là hình ảnh Việt Nam thân
quen trong con mắt của mọi người và bạn bè quốc tế. Bảo tồn di tích kiến trúc,văn
hóa, là trách nhiệm của chúng ta. Đình và Chùa thôn Vân Tra, xã An Đồng, huyện
20


An Dương nói riêng cũng như một số di tích lịch sử chúng em đã tìm hiểu không
chỉ là những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nơi diễn ra văn hóa tâm linh
của người Việt tưởng nhớ tới các vị anh hùng dân tộc trong lịch sử đã có công
dựng nước, đó còn là di tích lịch sử đáng nhớ cho con cháu nhiều đời sau. Là
những người con, những chủ nhân tương lai của một thành phố cảng biển ngày
càng hiện đại và phát triển, đang trên đà hội nhập sâu với nền văn hóa toàn cầu, để
hòa nhập mà không hòa tan, mỗi người học sinh chúng ta sẽ có lỗi với quê hương
nếu như thiếu hiểu biết về một di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc như Đình Làng
Vân Tra của thành phố Hải Phòng.

Chính vì vậy nhóm học sinh chúng em hy vọng kết quả của bài thuyết trình
này sẽ là một phần đóng góp nhỏ bé giúp các bạn có những hiểu biết căn bản và sơ
bộ về nét đẹp bình dị, giếng nước, gây đa sân đình thôn Vân Tra quê hương của
em.…nhằm góp phần nhỏ bé vào việc gìn giữ, bảo tồn và quảng bá một làn điệu
dân ca nổi tiếng, tiêu biểu, đặc sắc của địa phương Hải Phòng, một di sản văn hóa
quí giá của cha ông ta.
Qua đây, chúng em thấy việc lồng ghép kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống trong cuộc sống thực tiễn có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong
việc giáo dục thế hệ tương lai của đất nước.

21


VII. Khuyến nghị của học sinh
Trong thời gian các thầy, cô giáo hướng dẫn chúng em hoàn thiện dự án này
thì chúng em thấy Phương pháp sử dụng kiến thức liên môn giải quyết tình
huống trong học tập là một phương pháp dạy - học tích cực và có ý nghĩa rất lớn
đối với học sinh chúng em. Nó cho chúng em phương pháp học tập - tự nghiên cứu
là chủ yếu, nên nó kích thích chúng em tính tò mò, thích tìm hiểu và tự mình giải
quyết vấn đề…đó là những tính cách mà thế hệ chúng em rất cần.Vì vậy chúng em
mong các thầy, cô sử dụng rộng rãi phương pháp này trong việc truyền đạt kiến
thức cho chúng em. Chính vì vậy chúng em mong muốn mỗi năm học, nhà trường
nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về học tập, hoặc tổ chức cho học sinh đi
thực tế đến những nơi, những địa điểm không nằm trên khuôn viên của trường để
kích thích tính tò mò, thích tìm hiểu của cho học sinh, qua đó giúp chúng em sử
dụng kiến thức liên môn để tìm hiểu, giải quyết tình huống học tập với tiêu chí học
mà chơi – chơi mà học một cách tốt nhất.
Do trình độ và kiến thức của chúng em còn hạn chế nên không tránh khỏi sai
sót. Chúng em kính mong các thầy, cô đóng góp thêm ý kiến để giúp chúng em có
cơ hội được tìm hiểu và trau dồi kiến thức của mình nhiều hơn.


LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô đã rất nhiệt tình giúp đỡ và
đóng góp ý kiến để chúng em hoàn thành dự án này.
Chúng em cũng xin cảm ơn Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã tổ chức cuộc thi này
để chúng em có cơ hội giao lưu, học hỏi, tìm hiểu thực tế, tìm hiểu những gì ở ngay
xung quanh chúng em bằng những kiến thức chúng em học được trong nhà trường.
Chúng em kính mong nhận được những đóng góp của các thầy, cô là chuyên
viên phụ trách những lĩnh vực mà chúng em nghiên cứu trong dự án.

22


MỤC LỤC
I. Tình huống cần giải quyết ………………………………………

2

II. Mục tiêu giải quyết tình huống………………………………….

2

III. Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu liên quan đến việc giải
quyết tình huống…………………………………………………..

3

VI. Giải pháp giải quyết tình huống ……………………………..


3

V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống ………………….

4

VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống ……………………...

21

VII. Khuyến nghị của học sinh …………………………………..

22

Lời cảm ơn…………………………………………………………

22

23



×