ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU
(NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
HÀ NỘI – 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH VIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU
(NGỮ VĂN 12, TẬP 1) THEO HƢỚNG TIẾP CẬN
THI PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨM
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
Mã số:60 14 01 11
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đồn Đức Phƣơng
HÀ NỢI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS
Đồn Đức Phƣơng, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo, động viên,
khích lệ tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo của trƣờng Đại
học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xin cảm ơn các thầy cô trong phòng Đào tạo, thƣ viện trƣờng Đại học
Giáo dục, trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành
luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp đang giảng dạy
tại trƣờng THPT Hoài Đức A đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong khóa
học. Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã
dành cho tơi sự quan tâm khích lệ và chia sẻ trong suốt thời gian học tập,
nghiên cứu.
Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian và khả năng của bản thân có hạn
nên luận văn cũng khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận đƣợc
những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Hằng
i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Viết đầy đủ
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
Nxb
Nhà xuất bản
PGS
Phó giáo sƣ
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
STT
Số thứ tự
Tr
Trang
TS
Tiến sĩ
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ iv
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 5
6. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ............ 6
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 6
1.1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành. ................... 6
1.1.2. Khái lược về thi pháp học, thi pháp thơ hiện đại ................................... 6
1.1.3. Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại…………………...13
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 30
1.2.1. Tình hình vận dụng thi pháp để dạy học tác phẩm văn học trong nhà
trường phổ thơng ............................................................................................. 30
1.2.2. Nhà thơ Tố Hữu với đoạn trích Việt Bắc trong trường phổ thông........... 32
1.2.3. Thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu trong chương
trình Ngữ văn 12 ............................................................................................. 33
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 40
CHƢƠNG 2 : ĐỀ XUẤT CÁC PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐOẠN
TRÍCHVIỆT BẮC CỦA TỐ HỮU THEO HƢỚNG TIẾP CẬNTHI
PHÁP TÁC GIẢ VÀ THI PHÁP TÁC PHẨMError!
defined.
iii
Bookmark
not
2.1. Một số vấn đề thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt
Bắc của Tố Hữu .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.1. Thi pháp tác giả trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu ............... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2. Thi pháp tác phẩm trong đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu ........... Error!
Bookmark not defined.
2.2. Kết hợp các phƣơng pháp, biện pháp dạy học tích cực theo hƣớng tiếp cận
thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm đối với đoạn trích Việt Bắc. ........... Error!
Bookmark not defined.
2.2.1. Phương pháp đọc sáng tạo ................... Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Phương pháp diễn giảng ....................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Phương pháp đàm thoại ........................ Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Phương pháp trực quan ........................ Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Phương pháp dạy học tích hợp liên mơnError!
Bookmark
not
defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM .. Error! Bookmark not defined.
3.1. Giáo án thực nghiệm .................................. Error! Bookmark not defined.
3.2. Những vấn đề chung về thực nghiệm ...... Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Mục đích thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm ......................... Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Địa bàn thực nghiệm ............................. Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Thời gian thực nghiệm .......................... Error! Bookmark not defined.
3.4.5. Nội dung thực nghiệm ........................... Error! Bookmark not defined.
3.2.6. Phương pháp tiến hành thực nghiệm .... Error! Bookmark not defined.
3.2.7. Kết quả thực nghiệm: ............................ Error! Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................... Error! Bookmark not defined.
1. Kết luận ....................................................... Error! Bookmark not defined.
iv
2. Khuyến nghị ................................................ Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Tổng hợp 06 giáo viên của trƣờng THPT Hoài Đức A, .................... 35
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ................................................................ 35
Bảng 2: Tổng hợp 90 phiếu của học sinh trƣờng THPT Hoài Đức A ............ 37
Bảng 3.1: Thống kê kết quả kiểm tra 15 phút . Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2: Thống kê kết quả kiểm tra 90 phút . Error! Bookmark not defined.
vi
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Có thể xem thơ là dạng tiêu biểu nhất, dạng gốc của văn chƣơng. Nếu
văn học nghệ thuật là “quy luật riêng của tình cảm” thì điều đó đƣợc biểu hiện
tập trung, sâu sắc nhất trong thơ. Hegel cho rằng: “Thơ bắt đầu từ cái ngày mà
con ngƣời cảm thấy cần phải tự biểu hiện lịng mình”. Hay Lê Q Đơn nói:
“Thơ khởi phát từ lòng ngƣời mà ra”. Tiếp nhận tác phẩm văn học trong thời
đại ngày nay càng trở nên quan trọng, khi các em học sinh ngày càng trở nên
sợ học thơ, sợ học văn. Các em thích chạy theo các mơn học thời thƣợng nhƣ
Tốn, Lí, Hóa, Ngoại ngữ, thích cuộc sống thực tế. Vì vậy, làm sao để đa số
các em học sinh có cái nhìn mới về văn học? Bởi văn học sẽ mang đến cho
các em cái nhìn mới về thế giới, cuộc sống có văn học sẽ thật sự phong phú
hơn, ý nghĩa hơn. Văn học bồi đắp cho các em tình yêu cuộc sống, nhìn cuộc
sống bằng con mắt “xanh non, biếc rờn”. Văn học còn giúp các em biết yêu
thƣơng ngƣời hơn, biết chia sẻ, cảm thơng giống nhƣ M.Gorki từng nói “Văn
học là nhân học”.
Văn học ở mỗi thời kì lại có những đặc điểm riêng. Văn học phát triển
đòi hỏi phƣơng pháp dạy học Ngữ văn cũng phải đƣợc đổi mới.Đã có nhiều
phƣơng pháp đổi mới trong cách tiếp nhận tác phẩm văn học. Có ngƣời đi từ
phƣơng pháp khai thác nội dung để rút ra những nét nghệ thuật trong tác
phẩm. Có ngƣời lại chú ý khám phá tầng sâu ý nghĩa tác phẩm, nhƣng thực tế
trong dạy học Ngữ văn hiện nay, thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm vẫn
chƣa thực sự đƣợc quan tâm, chú ý. Trong số bao nhà thơ, nhà văn, Tố Hữu
đƣợc coi là cây đại thụ lớn nhất của nền văn học. Các tác phẩm của nhà thơ
đƣợc đƣa vào chƣơng trình nhà trƣờng cũng khơng ít, rải rác từ các lớp Tiểu
học qua bài thơ Lượm, đến THCS rồi THPT với một loạt thi phẩm Từ ấy,
Bác ơi!... Đặc biệt Việt Bắclà một bài thơ đã cuốn hút bao ngƣời yêu thơ chứ
khơng chỉ giới học trị. Tuy nhiên, bài thơ q dài trong chƣơng trình Ngữ văn
lớp12 chỉ lƣợc trích 90 câu của phần đầu bài thơ.
1
Vậy mà việc dạy học đoạn tríchViệt Bắc của nhà thơ Tố Hữu vẫn gặp
nhiều khó khăn. Chúng tơi khao khát muốn khám phá cái hay cái đẹp qua
đoạn trích. Vì thế,chúng tơi tiến hành những nghiên cứu đề tài Dạy học đoạn
tríchViệt Bắc của Tố Hữu (Ngữ văn 12, tập 1) theo hướng tiếp cận thi pháp
tác giả và thi pháp tác phẩm.Với đề tài này, chúng tôi muốn tìm ra cách dạy
thích hợp mang tính khoa học và nghệ thuật để nâng cao hiệu quả một giờ
giảng dạy Ngữ văn giúp học sinh biết cách cảm thụ văn chƣơng, yêu môn
Ngữ văn hơn. Chúng tôi mong muốn đề tài sẽ góp phần nhỏ vào cơng cuộc
đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
Đề tài: “Dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo hướng tiếp
cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm” đƣợc chúng tôi xem xét và
nghiên cứu lịch sử vấn đề theo 2 hƣớng chính sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu thi
pháp học.
Từ trƣớc tới nay, vấn đề tìm ra phƣơng pháp dạy học thơ văn đã đƣợc
các ngành nghiên cứu lý luận, các nhà giáo, các nhà lý luận dạy học chú ý
quan tâm ở những mức độ khác nhau. Trong đó phải kể đến một số tác giả
nghiên cứu phƣơng pháp dạy học Ngữ văn theo quan điểm tiếp cận thi
pháp:Thi pháp thơTố Hữu (Trần Đình Sử),Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt
Nam hiện đại (Hà Minh Đức), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học
trong nhà trường (Nguyễn Thị Khánh Dƣ), Mấy vấn đề phương pháp giảng
dạy - nghiên cứu Văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu), Tác phẩm trữ tình và
phương pháp giảng dạy (Nguyễn Thanh Hùng)…Các cơng trình này đều chủ
yếu giới thiệu cách vận dụng đặc trƣng thi pháp thể loại, thể tài vào phân tích
hình tƣợng, kết cấu, ngơn ngữ, để làm sáng tỏ tƣ tƣởng chủ đề và giá trị nghệ
thuật của tác phẩm khi giảng văn. Các tác giả đều nêu lên những phƣơng
pháp, biện pháp, giảng dạy cụ thể nhƣ: đọc, phân tích, giảng giải, rút ra các
khâu, các bƣớc trong q trình tìm hiểu, phân tích một tác phẩm thuộc thể loại
2
nhất định, cịn cách thức trình bày trƣớc học sinh chƣa đƣợc nói đến. Cũng có
một vài tác giả có chú ý tiếp cận, phân tích giảng văn trên bình diện thi pháp
nhƣng chỉ là gợi ra hƣớng mở cho các bài giảng văn.
Thứ hai: Tìm hiểu những tài liệu liên quan đến con ngƣời, sự nghiệp
sáng tác của nhà thơ Tố Hữu. Những cách nghiên cứu, tìm hiểu bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu từ trƣớc tới nay.
Có đế n hàng chục cơng trình nghiên cứu văn học về thơ ơng. Đáng chú
ý hơn cả là những cơng trình của các nhà thơ nổi tiế ng nhƣ : Xuân Diệu, Tế
Hanh, Chế Lan Viên , Lƣu Trọng Lƣ… của các nhà nghiên cứu phê bình văn
học có tên tuổi nhƣ: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hà Minh Đức, Nguyễn
Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, vv… và một số bài viế t c ủa chính tác giả về đời
mình và thơ mình.
Có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, chun luận, khóa luận tốt
nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về Tố Hữu và Việt Bắc. Có thể
kể đến một số cơng trình nghiên cứu nhƣ:Dạy học thơ Tố Hữu ở Trung học phổ
thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật của Bùi Thị Hồng
Chiên (Luận văn Thạc sĩ, 2012, trƣờng Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia
Hà Nội),Biểu tượng thơ Tố Hữu giai đoạn 1945 – 1975 của Hoàng Thị Kim
Nhẫn (Luận văn Thạc sĩ, 2014, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại
học Quốc gia Hà Nội), Sự ảnh hưởng của thơ ca dân gian trong thơ Tố Hữu
của Nguyễn Thị Hải Yến (Luận văn Thạc sĩ, 2014,Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội),Cao Thị Dung Hoà trong tiểu luận
Thạc sĩ Các cơng trình phê bình nghiên cứu thơ Tố Hữu ở Việt Nam từ 1939
đến nay (Đại học Sƣ phạm Hà Nội, 1994), Nguyễn Thị Hoa ở luận văn Thạc
sĩ Thi pháp học trong một số cơng trình của Trần Đình Sử (Đại học Sƣ phạm
Hà Nội, 2008). Thi pháp thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử trong bối cảnh nghiên
cứu phê bình văn học Việt Nam 1945 – 1986 của Nguyễn Thị Thủy (Luận
văn Thạc sĩ, 2009, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội I), Vận dụng con đường
Theo bước tác giả và Theo đề tài, chủ đề trong dạy học Việt Bắc của Tố
3
Hữucủa Triệu Phƣơng Quỳnh (Luận văn Thạc sĩ, 2010, trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội I). Vì vậy, chúng tơi khẳng địnhDạy học đoạn tríchViệt Bắc
của Tố Hữu theo hướng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm là đề
tài nghiên cứu mới mẻ, chƣa có cơng trình nào đề cập đến.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Vận dụng quan điểm dạy học theo thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm
vào giảng dạy một tác phẩm văn học đặc biệt qua đoạn trích Việt Bắc nhằm
góp phần đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn, nâng cao hiệu quả giảng
dạy. Qua đó, bồi dƣỡng năng lực nhận thức và tình yêu văn học của học sinh,
tạo hứng thú học tập cho học sinh.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu, chúng tơi xác định đề tài có
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Tìm hiểu thực trạng vận dụng hƣớng tiếp cận thi pháp tác giả và thi
pháp tác phẩm vào dạy học tác phẩm thơ ở trƣờng THPT.
- Khảo sát tình hình dạy học thơ Tố Hữu và việc dạy học đoạn trích
Việt Bắc theo hƣớng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm ở trƣờng
THPT hiện nay.
- Đề xuất các phƣơng pháp, biện pháp dạy học đoạn trích Việt Bắctheo
hƣớng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm chứng tính khả thi của đề tài.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Quá trình dạy học (định hƣớng đổi mới) theo đặc trƣng thi pháp tác
giả và thi pháp tác phẩm qua đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu.
- Học sinh lớp 12 ban Cơ bản THPT.
4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về dạy học theo hƣớng tiếp cận thi pháp tác giả và
thi pháp tác phẩm.
- Cách tổ chức hoạt động (vận dụng vào) dạy học đoạn trích Việt
Bắccủa Tố Hữu trong chƣơng trình Ngữ Văn THPT theo hƣớng tiếp cậnthi
pháp tác giả và thi pháp tác phẩm.
- Khảo sát học sinh lớp 12, trƣờng Trung học phổ thơng Hồi Đức A. Quá trình
nghiên cứu, khảo sát đƣợc tiến hành trong tháng 9 học kì I, năm học 2016 – 2017.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích tổng hợp
- Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận: sƣu tầm, đọc tài liệu, nghiên cứu các
tài liệu về thi pháp tác giả, thi pháp tác phẩm, các sáng tác của Tố Hữu, các
bài viết phê bình về tác phẩm Việt Bắc.
- Phƣơng pháp điều tra: (Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn): quan sát, điều
tra - khảo sát bằng phiếu hỏi, tổng kết kinh nghiệm về các phƣơng pháp dạy học,
thực trạng dạy học đoạn trích Việt Bắc của Tố Hữu theo thi pháp tác giả và thi
pháp tác phẩm trong dạy và học của giáo viên và học sinh lớp 12 trƣờng THPT
Hoài Đức A để nắm đƣợc kết quả, thuận lợi, khó khăn khi dạy học thơ Tố Hữu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: đƣợc tiến hành nhằm khẳng định
tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chƣơng 2: Đề xuất các phƣơng pháp dạy học đoạn trích Việt Bắc của
Tố Hữu theo hƣớng tiếp cận thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm.
Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.
5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn hiện hành.
Phƣơng pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học; bồi dƣỡng phƣơng pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện
kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Đổi mới phƣơng pháp dạy học Ngữ văn đang đƣợc Bộ Giáo dục cũng
nhƣ các cấp, các ngành quan tâm. Bởi những năm gần đây, môn Ngữ văn
đang dần mất ƣu thế, khơng cịn là mơn học đƣợc đơng đảo các em học sinh
u thích. Vì vậy, môn Ngữ văn cần đƣợc thay đổi cách dạy, cách học làm
sao để thu hút học sinh. Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lồng ghép các
phƣơng pháp dạy học nhƣ: phƣơng pháp trực quan, đọc sáng tạo, dạy học tích
hợp liên mơn…để bài học thêm phong phú, hấp dẫn học sinh. Tùy theo kinh
phí mỗi trƣờng, có thểsau một số bài học, nhà trƣờng cho các em đi tham
quan, thực tế để các em thấy đƣợc văn học gắn liền với đời sống, không xa rời
cuộc sống.Điều này cũng khơi gợi tình yêu văn học trong các em học sinh.
1.1.2. Khái lược về thi pháp học, thi pháp thơ hiện đại
1.1.2.1. Khái niệm về thi pháp và thi pháp học
Thi pháp là hệ thống nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của hệ
thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó. Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ:
tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nền văn học.Thi pháp
học là khoa học nghiên cứu thi pháp.
Thi pháp học là một lĩnh vực nghiên cứu có ảnh hƣởng lớn trong ngành
nghiên cứu văn học thế kỉ XX, tuy có cội nguồn xa xƣa nhƣng đã đƣợc cải tạo
triệt để, mang nội dung mới, rất đa dạng về quan niệm, phƣơng pháp, đồng
thời tự nó cũng biến đổi nhanh chóng chƣa từng thấy trong lịch sử.
6
Thi pháp học xuất hiện rất sớm trong lịch sử nghiên cứu, phê bình văn
học trên thế giới với cơng trìnhNghệ thuật thi ca (Poetika) của Aristote (384 322 TCN). Thi pháp học ở Nga xuất hiện rải rác từ cuối thế kỉ XIX và thực sự
bùng phát từ đầu thế kỉ XX với chủ nghĩa hình thức Nga.Năm 1963, cuốnMấy
vấn đề sáng tác Dostoievskicủa Bakhtin mang cái tên mới:Mấy vấn đề thi
pháp Dostoievski. Thi pháp học hiện đại xuất hiện ở phƣơng Tây từ cuối thế
kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Thi pháp học trở thành một trong những hƣớng chủ yếu
của nghiên cứu văn học thế kỷ XX và vẫn đang phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XXI.
Nghiên cứu về thi pháp học, có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cách tiếp
cận khác nhau. Có cách hiểu thi pháp nhƣ là nguyên tắc, biện pháp chung làm
cho văn bản, phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Có cách hiểu thi pháp
nhƣ là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo thành đặc sắc nghệ
thuật của một tác phẩm, một tác giả, thể loại, trào lƣu... Nếu nhìn vào mục
đích nghiên cứu, nhiều ngƣời dễ nhầm thi pháp là ngành Lí luận văn học
nhƣng thực ra đó chỉ là một bộ phận của ngành lí luận văn học, bởi lí luận văn
học nghiên cứu tất cả các quy luật chung của hiện tƣợng văn học còn thi pháp
học chỉ nghiên cứu các nguyên tắc đặc thù tạo thành văn học nhƣ một nghệ
thuật mà thôi, phạm vi của nó thƣờng đóng khung trong việc nghiên cứu tác
phẩm, thể loại, phong cách, ngơn ngữ.
GS. Trần Đình Sử đã đƣa ra định nghĩa về thi pháp học nhƣ sau: “Thi
pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phƣơng diện của hình thức nghệ
thuật, mọi quy tắc, phƣơng tiện tạo thành nghệ thuật cũng nhƣ sự vận động,
phát triển lịch sử của chúng” [29;tr 32]. Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá
Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi) định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu thi pháp, tức là hệ thống các phƣơng thức, phƣơng tiện, thủ pháp
biểu hiện đời sống bằng hình tƣợng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục
đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống các yếu tố của văn bản nghệ
thuật tham gia vào sự cấu thành thế giới nghệ thuật, ấn tƣợng thẩm mĩ và
chiều sâu phản ánh của sáng tác nghệ thuật”. Từ những định nghĩa trên, ta có
7
thể hiểu thi pháp học là bộ môn khoa học đặc thù nghiên cứu thi pháp tức
nghiên cứu các phƣơng tiện nghệ thuật tạo nên tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
trong sự thống nhất tồn vẹn của nó.
ỞViệt Nam, từ những năm 30 cho đến trƣớc Cách mạng tháng Tám năm
1945, thi pháp chỉ đƣợc nhắc đến lẻ tẻ trong một số cơng trình phê bình văn học
mà chƣa phải là một phƣơng pháp luận của một trào lƣu, một xu hƣớng thẩm mỹ.
Cho tới trƣớc năm 1986 thi pháp học hiện đại đã đƣợc đề cập nhƣng chƣa có
điều kiện để tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống và hầu nhƣ không
đƣợc sử dụng để nghiên cứu văn học. Từ sau 1986, cùng với sự hồi sinh của
nền văn học dƣới ánh sáng dân chủ của tinh thần đổi mới trƣờng phái lý
thuyết văn học này đƣợc các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Ngƣời đầu
tiên xác lập đƣợc tƣ tƣởng học thuật, đề xuất một cách đầy đủ nhất hệ thống
luận điểm khoa học thi pháp học hiện đại là Trần Đình Sử.
Chúng ta vẫn có thể nhận ra một phạm vi nhất định của bộ mơn chun
ngành này là nghiên cứu hình thức và ngôn ngữ của văn học. Vậy chúng ta
nên hiểu thi pháp nhƣ thế nào? Thi pháp học là khoa học nghiên cứu văn học
nói chung trong đó có thơ ca, văn xi… Thi pháp học cịn có thể coi là khoa
học nghiên cứu về cấu tạo của các tác phẩm văn học, các phƣơng tiện nghệ
thuật mà tác phẩm sử dụng. Thi pháp học gồm thi pháphọc đại cƣơng: nghiên
cứu các phƣơng tiện, các quy luật xây dựng bất cứ tác phẩm nào; thi pháp học
miêu tả đi miêu tả đặc điểm của tác phẩm cụ thể của tác giả nào đó hoặc của
cả một thời kì, một giai đoạn văn học; còn thi pháp học lịch sử nghiên cứu sự
phát triển của các phƣơng tiện nghệ thuật, các biểu hiện nghệ thuật.
Các phƣơng tiện nghệ thuật rất phong phú. Đó là những nghệ thuật mà
nhà văn, nhà thơ gửi gắm trong đứa con tinh thần của mình. Các phƣơng tiện
nghệ thuật giúp làm nổi bật tƣ tƣởng, tình cảm, ý tƣởng của tác giả qua tác
phẩm. Thi pháp học rất phong phú, đa dạng.Thi pháp học lịch sử nghiên cứu
sự phát triển của các biện pháp nghệ thuật riêng lẻ nhƣđịnh ngữ, ẩn dụ, hoán
dụ, vần,…; nghiên cứu các phạm trù thời gian nghệ thuật, không gian nghệ
8
thuật, cũng nhƣ cả hệ thống các thủ pháp hay phạm trù vốn có của những thời
đại văn học. Lâu nay, ngƣời ta quan niệm thi pháp học – khoa học về hệ thống
các phƣơng tiện biểu hiện trong tác phẩm văn học, là lĩnh vực của lý luận văn
học, thi pháp học nghiên cứu đặc trƣng của các loại hình, thể loại văn học, các
dịng và trào lƣu, các phong cách, phƣơng pháp, nghiên cứu quy luật liên hệ
nội tại và tƣơng quan các cấp độ của chỉnh thể nghệ thuật. Bởi vì tất cả các
phƣơng tiện biểu hiện trong văn học suy đến cùng đều quy về ngôn ngữ, vì
thế có thể định nghĩa thi pháp học nhƣ là khoa học nghiên cứu cách sử dụng
các phƣơng tiện ngơn ngữ.Mục đích của thi pháp học là chỉ ra và hệ thống
hóa các yếu tố của văn bản tham gia vào việc tạo thành ấn tƣợng thẩm mĩ của
tác phẩm. Cũng có thể coi thi pháp học là khoa học về mọi hình thức, mọi
dạng thức, các phƣơng tiện, phƣơng thức tổ chức tác phẩm văn học, về các
kiểu cấu trúc và các thể loại tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học có giá
trị chính là sự thành công của tác giả khi vận dụng thi pháp. Vì vậy, ta có thể
kết luận nhiệm vụ của thi pháp học rất nặng nề. Nó đi nghiên cứu phƣơng
thức cấu tạo của tác phẩm văn học. Còn đối tƣợng của thi pháp học là các
sáng tác văn học giàu nội dung, nghệ thuật.Trong cuốn Trần Đình Sử tuyển
tập, tập 2, Những cơng trình lý luận và phê bình văn học, Nguyễn Đăng Điệp
đƣa ra ý kiến: “Thi pháp học nghiên cứu các thủ pháp, kỹ thuật văn học,
nhƣng nó khơng đơn giản là kỹ thuật học văn học. Nó đi sâu vào hoạt động
sáng tạo, tƣ duy nghệ thuật của chủ thể, cho nên có thể xem nó nhƣ một lĩnh
vực gắn với mỹ học văn học, triết học nghệ thuật.” [10; tr 12].
Từ năm 1945 đến năm 1975, các nhà lí luận và sáng tác văn học cách
mạng dƣờng nhƣ chỉ quan tâm nội dung phản ánh hiện thực,ít đi sâu đến phƣơng
diện thi pháp, mặc dù đơi lúc có quan tâm đến phong cách, bút pháp sáng tác của
nhà văn. Những năm 1980 một số nhà nghiên cứu văn học nhƣ Phạm Vĩnh Cƣ,
Duy Lập (Trƣờng Viết Văn Nguyễn Du), Vƣơng Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân
(NXB Tác phẩm Mới, Hội Nhà văn Việt Nam)…đã giới thiệu thi pháp học
Liên Xô vào Việt Nam, dịch một số công trình của Bakhtin, Khrapchenco…
9
trong đó có phần về thi pháp học. Đồng thời, chuyên đề thi pháp học đƣợc Trần
Đình Sử mở tại Đại học Sƣ phạm Hà Nội, một số cuộc Hội thảo chuyên đề về Thi
Pháp học đã đƣợc tổ chức tại Hà Nội… Từ đó nhu cầu tìm hiểu thi pháp học trở
nên sôi động trong giới nghiên cứu và giảng dạy văn học, nhiều ngƣời xem đó là
cách để tạo nên sự đổi mới trong nghiên cứu, phê bình văn họcđƣợc thành cơng
của Trần Đình Sử ở Thi pháp thơ Tố Hữu trên hai phƣơng diện ứng dụng và
lý luận thi pháp học.Năm 1991, Nguyễn Lai, qua Sức mạnh lý giải của hệ
thống qua cơng trình "Thi pháp thơ Tố Hữu" in trong sách Ngôn ngữ và sáng
tạovăn học, đã nhận ra khả năng ứng dụng cao của thi pháp học trongnghiên
cứu văn học.TrầnĐình Sử đã kiểm định và khẳng định lý thuyết trên thông
qua cơ sở thực tiễn văn học Việt Nam. Ơng đã chứng tỏ tính năng động, mềm
dẻo của ứng dụng thi pháp học thuộc lý thuyết tiếp nhậntrên nhiều cấp độ
(nghiên cứu tác phẩm, tác giả và giai đoạn văn học) qua hai cơng trình tiêu
biểu: Thi pháp thơ Tố Hữu (1985), Thi pháp Truyện Kiều (2001). Thi pháp
thơ Tố Hữu của Trần Đình Sử “là cơng trình có hệ thống đầu tiên tiếp cận văn
học Việt Nam từ thi pháp học”.
Thi pháp học có thi pháp tác giả và thi pháp tác phẩm. Trƣớc hết, thi
pháp tác giả là một trong những vấn đề không nên bỏ lỡ khi nghiên cứu một
tác phẩm văn học. Bởi tiếp xúc với văn bản nghệ thuật ngoài việc cảm nhận
nội dung khách quan, chúng ta còn giao tiếp với tác giả, đồng cảm với tác giả.
Hình tƣợng tác giả đã đứng ra nói chuyện và giao tiếp với độc giả, vậy chúng
ta không nên đồng nhất giữa hai tác giả: tác giả tiểu sử và tác giả nghệ thuật.
Hình tƣợng tác giả có chân dung hành động, ngơn ngữ chứa đựng trong tác
phẩm. Đặc biệt có khi tác giả tự miêu tả mình. Khi đọc văn, ngƣời đọc vẫn có
xu hƣớng đọc theo chỉ dẫn của tác giả, đọc thầm hay đọc thành tiếng theo
giọng điệu của tác giả. Cái nhìn và giọng điệu vơ hình nhƣng có thực, ln
ln tồn tại và ổn định suốt theo tác phẩm. Đó là yếu tố thi pháp quan trọng
có thể xác định đƣợc dù nó vơ hình dạng.
10
Tiếp theo, thi pháp học hiện đại tiếp cận tác phẩm từ quan niệm mới về
chỉnh thể nghệ thuật, tìm mọi cách khắc phục phép nhị nguyên, chia tách giả
tạo nội dung và hình thức. GS. Trần Đình Sử - một trong những ngƣời đi đầu
trong xu hƣớng nghiên cứu thi pháp tác phẩm ở Việt Nam thƣờng bóc tách tác
phẩm văn học theo ba cấp độ: chỉnh thể - văn bản hình tƣợng - văn bản ngơn
từ. Trong đó, ở cấp độ chỉnh thể, tác phẩm đƣợc tiếp cận từ ba phạm trù “cái”:
hình thức quan niệm, quan niệm nghệ thuật về con ngƣời và thế giới nghệ
thuật. “Hình thức quan niệm” là hình thức bên trong, loại hình thức thể hiện
“logic của hình thức” và tạo ra hình thức. Cho nên, theo Trần Đình Sử, phải
lấy “hình thức quan niệm” làm đối tƣợng chiếm lĩnh, thi pháp học mới có thể
“nghiên cứu hình thức nghệ thuật nhƣ những hiện tƣợng có quy luật”. Quan
niệm nghệ thuật về con ngƣời chủ yếu xác định bình diện “nội dung” nhƣ là
đối tƣợng nghiên cứu của thi pháp học.
1.1.2.2. So sánh thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại
Thi pháp học truyền thống đƣợc bắt đầu từ Aristote cho đến hết thế
kỷ XVIII, XIX. Tinh thần của thi pháp học truyền thống là cái nhìn một
chiều từ ngƣời sáng tác đến tác phẩm nhƣ: Cách thức viết, mô phỏng nhƣ
thế nào, từ việc xác định dung lƣợng, kết cấu đến lựa chọn ngôn ngữ,nhân vật.
Nghĩa là, thi pháp học truyền thống coi sáng tác văn chƣơngnhƣmột nghề, có
thể dạy cho nhau đƣợc, có thể bắt chƣớc đƣợc.Vì thế, thi pháp học truyền
thống có những đặc trƣng sau:Nhấn mạnh nghiên cứu thể loại, ngôn từ để chỉ
đạo sáng tác, đềxuất các lời khuyên (ở Trung Quốc, Việt Nam quan niệm "thi
dĩ ngơnchí", "văn dĩ tải đạo", "thuật nhi bất tác" là thể hiện đặc trƣng
này).Đƣợc xem là hiện tƣợng bất biến và cấu trúc văn học đƣợc xéttheo
nguyên tắc nguyên tử luận - nghệ thuật do các yếu tố nhỏ nhất liênkết với
nhau mà thành, tác phẩm là tổng cộng các yếu tố riêng lẻ.Nguyên tắc thi pháp
đƣợc hiểu thành những quy phạm, giáo điều.Vì đặc trƣng thi pháp là tính qui
phạm, giáo huấn, và dù làm nênsự phong phú uyên bác nhất định, nhƣng thi
11
pháp học truyền thốngkhông đáp ứng đƣợc nhu cầu nhận thức về hệ thống
hình thức nghệ thuậtcủa ngƣời hiện đại.
Thi pháp hiện đại phát triển từ sự dừng lại của thi pháp truyềnthống,
nghĩa là nó đƣợc cung cấp bởi hàng loạt thế giới quan khoa họchiện đại
củachủ nghĩa hình thức Nga, chủ nghĩa cấu trúc, hiện tƣợnghọc, lý thuyết
phân tâm học. Do đó, thi pháp học hiện đại đã xác lập nhƣ một hệ thống cách
tiếp cận mới đối với văn học.
Văn học đƣợc xem nhƣ một sáng tác tạo bằng chất liệu, có đời
sống lịch sử độc lập với tác giả.Văn học là một hệ thống ký hiệu, có bản chất
biểu tƣợng, đƣợc tổchức một cách đặc biệt để biểu hiện một nội dung nghệ
thuật đặc thù.Trần Đình Sử chọn thi pháp học hiện đại để dịch, nghiên cứu và
ứng dụng vào nghiên cứu văn học đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết từ yêu
cầu của đời sống nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam. Và những
thành quả mà Trần Đình Sử đã cống hiến cho nghiên cứu phê bình văn
học Việt Nam cũng chính là từ hai bình diện của thi pháp học hiện đại là
lý luận và ứng dụng trong nghiên cứu. Vì thế, cùng với các xu hƣớng nghiên
cứu khác, thi pháp học hiệnđại đang gánh trên vai trọng trách, sứ mạng đổi
mới và phát triển lĩnhvực nghiên cứu, phê bình văn học ở Việt Nam.
Có sự khác biệt giữa thi pháp học cổ điển và thi pháp học hiện đại. Nếu
thi pháp học truyền thống xuất phát từ đối tƣợng, từ chân lý tự nhiên khi bàn
về nghệ thuật thì thi pháp học hiện đại xuất phát từ bản chất sáng tạo của chủ
thể. Khác với thi pháp học cổ điển coi trọng tính quy phạm, thi pháp học hiện
đại đi sâu vào khảo sát những đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm. Tinh thần
chủ đạo của phƣơng pháp nghiên cứu thi pháp học hiện đại là hƣớng tới cách
tiếp cận nội quan, tức là nghiên cứu văn học từ bản thân văn học, quan tâm
đến tính văn học, tính nghệ thuật của văn bản văn học, coi tác phẩm nhƣ một
chỉnh thể, nhƣ một hệ thống. Thi pháp học truyền thống thƣờngcó những qui
định ngặt nghèo về sáng tạo nghệ thuật buộc nhà văn phải tuân theo thì thi
pháp học hiện đại là khoa học đúc kết bản chất và quy luật nghệ thuật từ trong
12
bản thân các sáng tạo nghệ thuật. Nếu thi pháp học truyền thống xem nghệ
thuật nhƣ là những nguyên lí nghìn năm bất biến thì thi pháp học hiện đại
xem nghệ thuật là sản phẩm của lịch sử, cùng vận động và phát triển theo thời
gian. Nếu thi pháp học truyền thống chỉ quan tâm tới các quy tắc sáng tác thì
thi pháp học hiện đại cịn quan tâm tới cách đọc, cách giải mã văn bản.
1.1.3 Những bình diện cơ bản của thi pháp học hiện đại
Dạy học một tác phẩm văn học theo hƣớng thi pháp cần chú ý các bình
diện sau:
1.1.3.1. Thi pháp tác giả: là đặc trƣng nghệ thuật nổi bật của tác giả.
1.1.3.1.1. Hình tượng tác giả trong bài thơ trữ tình
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán- Trần Đình Sử- Nguyễn
Khắc Phi), hình tƣợng tác giả đƣợc xem là “phạm trù thể hiện cách tự ý thức
của tác giả về vai trị xã hội và vai trị văn học của mình trong tác phẩm” [14;
tr 149]. Hình tƣợng tác giả vừa cho thấy vị trí số phận nhà văn vừa mang đậm
cá tính tác giả tức phong cách. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu nêu lên cơ sở tâm
lý hình tƣợng tác giả, cơ sở nghệ thuật của nó và tính chất gián tiếp của văn
bản nghệ thuật.
Mỗi ngƣời trên cơ sở quan điểm của mình đƣa ra một cách hiểu về hình
tƣợng tác giả. Nó cho thấy vấn đề hình tƣợng tác giả còn nhiều điều cần làm
rõ. Nếu các hình tƣợng nghệ thuật khác nhƣ thời gian nghệ thuật, không gian
nghệ thuật, nhân vật… giúp chúng ta chiếm lĩnh thế giới hiện thực trong tác
phẩm thì hình tƣợng tác giả cho ta hiểu về chủ thể sáng tạo của nó, phong
cách tác giả. Cho nên, hình tƣợng tác giả phức tạp hơn các hình tƣợng nghệ
thuật khác. Nó ẩn trong mọi hình thức nghệ thuật. Nghiên cứu khơng - thời
gian, nhân vật… thực chất là nghiên cứu hình tƣợng tác giả gián tiếp.
Có ngƣời hiểu quá hẹp, có ngƣời mở rộng phạm vi hình tƣợng tác giả ở
mọi thành tố cấu tạo tác phẩm: từ cách quan sát, cách suy nghĩ, thích cái gì,
ghét cái gì trong lập trƣờng đời sống, đến giọng điệu lời văn - cả giọng điệu
ngƣời trần thuật và giọng điệu nhân vật. Thi pháp học nghiên cứu hình tƣợng
13
tác giả nhƣ các hình tƣợng nghệ thuật khác “là một hình tƣợng của tác giả
đƣợc sáng tạo ra trong tác phẩm nhƣ là các nhân vật khác, sáng tạo ấy hồn
tồn khơng theo ý muốn chủ quan của cá nhân”. Hình tƣợng ấy đƣợc thể hiện
nhƣ thế nào trong tác phẩm và vì sao đƣợc thể hiện ra nhƣ vậy? Trong trƣờng
hợp này, hình tƣợng tác giả khơng dung nạp tác giả với nghĩa chủ thể sáng tạo
tác phẩm vốn đƣợc mặc nhiên thừa nhận.
Văn hào Gớt nhận xét rằng mỗi nhà văn bất kể muốn hay
khôngmuốn đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của mình một cách đặc
biệt - đặc biệt nên cuốn hút, thú vị; đặc biệt nên khó phát hiện; đặc biệt nên
khơng thể lẫn lộn vào đâu đƣợc. Hình tƣợng tác giả có ý nghĩa rất lớn làm nên
tính cá thể của sáng tạo văn chƣơng. Nó làm cho đời sống văn chƣơng nhƣ
khu vƣờn đầy hoa thơm cỏ lạ. Cần phải đề cao hình tƣợng tác giả khi sáng tác
cũng nhƣ nghiên cứu văn học nghệ thuật.
Hình tƣợng tác giả có thể thấy trực tiếp hoặc gián tiếp qua nhân vật trữ
tình. Đó là ngƣời trực tiếp thổ lộ những suy nghĩ và cảm xúc trong thơ. Nhân vật
trữ tình khơng có diện mạo, tiểu sử, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể nhƣng
đƣợc thể hiện qua giọng điệu, cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ.
Khi tiếp xúc văn bản trữ tình, đầu tiên ta phải xác định nhân vật trữ tình
là ai, để có thể hình dung tƣ thế, nỗi niềm, tâm trạng của họ một cách phù
hợp. Nhân vật trữ tình thƣờng là hiện thân của tác giả. Qua những hình ảnh,
những chi tiết trong bài thơ ta có thể biết những chi tiết thoáng qua về lịch sử
của họ: quê hƣơng, kỉ niệm tuổi thơ, đƣờng đời, sự từng trải, suy nghĩ, tài
năng, khát vọng. Thơ trữ tình ln cho thấy một con ngƣời cụ thể, sống động,
có cá tính, có quan niệm và những nỗi niềm riêng. Thơ trữ tình bao giờ cũng
mang lại sự thật về đời sống tâm hồn của những cá nhân trong các tình huống
đời sống và xung đột xã hội cụ thể. Cảm xúc trong thơ trữ tình thƣờng hƣớng
tới cái gì lớn lao, cao cả tức là đã tự nâng mình lên thành ngƣời mang tâm
trạng, cảm xúc, ý nghĩ cho một loại ngƣời, một thế hệ, một thời đại. Vì thế,
14
suy nghĩ, lời nói riêng tƣ thƣờng hịa nhập trong những lời của nhân vật trữ
tình. Đọc một tác phẩm trữ tình ngƣời đọc có thể nhận ra hình tƣợng tác giả.
1.1.3.1.2. Phong cách thơ
“Thế giới đƣợc tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần ngƣời nghệ sĩ
độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới đƣợc tạo lập” (Macxen Pruxt). Chính
cái độc đáo ấy đã tạo nên phong cách văn học, dấu hiệu trƣởng thành về bản
lĩnh nghệ thuật của một cá nhân nhà văn, đồng thời sự xuất hiện của nhiều
phong cách khác nhau còn chứng tỏ trình độ phát triển của một trào lƣu văn
học nào đó.
Phong cách văn học (hay phong cách nghệ thuật) nảy sinh do chính nhu
cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống ln địi hỏi sự xuất hiện những nhân tố
mới mẻ, những cái không lặp lại bao giờ; và nó cũng nảy sinh từ nhu cầu của
q trình sáng tạo văn học, vì đó là một yếu tố quan trọng tạo nên tính hấp
dẫn, sức sống của tác phẩm. Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của
một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc
đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác
phẩm cụ thể. Nói cách khác, phong cách là sự thể hiện tài nghệ của ngƣời
nghệ sĩ trong việc đƣa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời
thông qua những phƣơng thức, phƣơng tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá
nhân của ngƣời sáng tạo, vì thế Buy-phơng viết: “Phong cách chính là ngƣời”.
Trong tác phẩm của Sếch-xpia “mỗi một ƣu điểm nhỏ nhất cũng in dấu ấn
riêng, dấu ấn đó có thể lập tức nói với tồn thế giới rằng: Tơi là Sếch-xpia”
(Lét-xinh). Chẳng thế mà trong “Thi nhân Việt Nam”, Hoài Thanh – Hoài
Chân cũng khẳng định phong cách riêng biệt của các nhà Thơ mới: “Đời
chúng ta nằm trong vịng chữ Tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhƣng càng
đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lƣu trong trƣờng tình
cùng Lƣu Trọng Lƣ, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm
say cùng Xuân Diệu. Nhƣng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên
15
cuồng rồi chợt tỉnh, say đắm hóa bơ vơ, ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng
Huy Cận”[25; tr 46].
Quá trình văn học đƣợc đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với
phong cách độc đáo của họ. Quá trình văn học mang tính lịch sử cho nên
phong cách cũng in đậm ấn dân tộc và thời đại. Văn hào Vơn-te nói: “Cũng
giống nhƣ từ gƣơng mặt, ngơn ngữ, hành động cụ thể có thể nhận ra quốc tịch
của con ngƣời, thì cũng có thể từ phong cách sáng tác nhận ra một số là ngƣời
Ý, ngƣời Pháp, ngƣời Anh hay ngƣời Tây Ban Nha một cách dễ dàng”. Trong
mỗi thời đại nhất định, trong sáng tác của nhiều khuynh hƣớng văn học khác
nhau có thể có những nét chung nào đó về tƣ duy nghệ thuật và kĩ thuật biểu
hiện. Dù mỗi ngƣời có một “gƣơng mặt” riêng, nhƣng các nhà văn của Tự lực
văn đoàn và các nhà thơ của phong trào Thơ mới đều góp phần tạo nên diện
mạo chung của văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945.
Phong cách biểu hiện trƣớc hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất
khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Sự sáng tạo các yếu tố thuộc
nội dung tác phẩm cũng in đậm dấu ấn riêng của tác giả, từ việc lựa chọn đề
tài, xác định chủ đề, thể hiện hình ảnh, nhân vật cho đến xác lập tứ thơ, triển
khai cốt truyện...Thạch Lam hƣớng ngòi bút tới cuộc sống và tâm hồn những
con ngƣời “nhỏ bé”, Vũ Trọng Phụng chú ý tới những góc khuất, những nơi
tăm tối của xã hội trƣớc Cách mạng.Hệ thống phƣơng thức biểu hiện, các thủ
pháp kĩ thuật lƣu lại đậm đặc cá tính sáng tạo của tác giả, từ việc sử dụng
ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại cho đến cách kể chuyện, miêu tả
ngoại hình, bộc lộ nội tâm... Phong cách học là cái thống nhất trong sự đa
dạng của sáng tác. Cái độc đáo, vẻ riêng phải xuất hiện thƣờng xuyên, lặp đi
lặp lại, có tính chất bền vững, nhất qn. Thống nhất từ cốt lõi, nhƣng triển
khai đa dạng, đổi mớivà phải có phẩm chất thẩm mĩ, nghĩa là nó phải đem lại
cho ngƣời đọc một hƣởng thụ mĩ cảm dồi dào qua những tác phẩm giàu tính
nghệ thuật, hay, sinh động, hấp dẫn.
16
1.1.3.1.3. Cảm hứng sáng tác
Là nội dung tình cảm chủ đạo của văn bản. Những trạng thái tâm hồn,
những cảm xúc đƣợc thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền
cảm và hấp dẫn ngƣời đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật, ngƣời đọc cảm nhận
đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả nêu lên trong văn bản.
Xung quanh phạm trù cảm hứng, có rất nhiều ý kiến bàn luận. Hegel và
Belinsky dùng từ cảm hứng để chỉ trạng thái phản hứng cao độ của nhà thơ
khi chiếm lĩnh đƣợc bản chất của cuộc sống mà họ muốn miêu tả. Ngơ Thì
Nhậm từng kêu gọi các thi nhân ni dƣỡng cảm hứng sáng tác của mình bắt
đầu bằng: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Với K. Pautopxki
trong tác phẩm Bơng hồng vàngvàBìnhminhmưathì: “…Cảm hứng đi vào
tâm hồn chúng ta nhƣ một buổi sáng mùa hạ rực rỡ vừa mới rũ khỏi thân hình
sƣơng mù của một đêm êm ả nhƣng vẫn còn lại những hạt sƣơng sớm và bụi
cây ẩm ƣớt”. Trong thế giới thơ ca, nhà thơ tự do trình diễn tâm hồn mình và
cái nhìn của mình về cuộc sống và con ngƣời bằng những sắc màu, hình ảnh,
âm thanh, tƣ tƣởng... với nguồn cảm hứng bất tận. Khi đi sâu vào bản chất của
cảm hứng, trong tác phẩm văn học, nhà nghiên cứu Phùng Quý Nhâm cho
rằng, cũng nên “Xem cảm hứng đƣợc thể hiện nhƣ thế nào trong tác phẩm văn
học...cảm hứng trong tác phẩm văn học không chỉ là nội dung tình cảm mà
đúng hơn là nội dung tƣ tƣởng – tình cảm đƣợc thể hiện và biểu hiện một
cách nghệ thuật, một cách thẩm mĩ trong tác phẩm”. Ở mỗi tác phẩm nghệ
thuật đích thực, nhà thơ phải hƣớng con ngƣời tới cảm hứng trong tác phẩm,
phải đƣợc nhà thơ biểu hiện qua mạch tƣ tƣởng – cảm xúc chủ đạo, qua sự lí
giải các vấn đề đặt ra, qua giọng điệu...
1.1.3.1.4. Ngôn ngữ thơ, giọng điệu
Ngôn ngữ luôn là những cơng trình do con ngƣời sáng tạo. Nó là những
đặc trƣng tiêu biểu thuộc về bản chất, sức mạnh tiềm ẩn con ngƣời. Giao tiếp
bằng ngôn ngữ, con ngƣời có thể tự nhận thức ra thế giới xung quanh và cũng
là tự thể hiện mình với cộng đồng xã hội. Do đó, việc sử dụng ngơn ngữ để
17