Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT trần quốc tuấn, huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 47 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

LÊ THỊ THANH LAN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ TRÍ
TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN,
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

HÀ NỘI - 2016


Quý Đôn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
Sinh viên
KHOA SINH - KTNN
Lê Thị Thanh Lan
======

LÊ THỊ THANH LAN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ SỐ HÌNH THÁI, THỂ LỰC VÀ TRÍ
TUỆ CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN,
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Sinh lý Người và Động vật

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn khoa học
ThS. PHẠM TRỌNG KHÁ

Hà Nội- 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – Thạc sĩ PHẠM
TRỌNG KHÁ – người đã giúp đỡ, tận tình hướng dẫn em trong quá trình học
tập nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo khoa Sinh
– KTNN, tổ bộ môn giải phẫu sinh lý người và động vật đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình học tập nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn giám hiệu và các em học sinh trường THPT
Trần Quốc Tuấn đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thanh Lan


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu một số
chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường THPT Trần Quốc
Tuấn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, kết quả không trùng với kết quả của tác giả nào. Đề tài được thực hiện từ
tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016, được nghiên cứu trên đối tượng là
học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn – tỉnh Nam Định. Nếu sai tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Thanh Lan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.......................................................... 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 4
1.1. Tổng quan về hình thái thể lực ................................................................... 4
1.1.1.Khái niệm hình thái thể lực và các chỉ tiêu đánh giá ............................... 4
1.1.2.Tình hình nghiên cứu hình thái thể lực trên thế giới ............................... 5
1.1.3. Tình hình nghiên cứu hình thái thể lực ở Việt Nam ............................... 6
1.2. Trí tuệ ......................................................................................................... 8
1.2.1. Những khái niêm chung về trí tuệ........................................................... 8
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về trí tuệ trên thế giới .......................................... 9
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam ........................................... 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............11
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..............................................................................11
2.2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................11
2.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ................................................................11
2.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................11
2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm ...........................................................................11
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ số ..........................................................11
2.4.2.1. Phương pháp xác định các chỉ số hình thái thể lực............................11
2.4.2.2. Phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ ..............................................13
2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................16
3.1. Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh THPT Trần Quốc Tuấn ...........16
3.1.1. Chiều cao đứng theo tuổi và giới tính...................................................16


3.1.2. Cân nặng theo tuổi và giới tính .............................................................18
3.1.3. Vòng ngực trung bình theo tuổi và giới tính ........................................21
3.1.4. Chỉ số BMI............................................................................................23
3.1.5. Chỉ số Pignet .........................................................................................26
3.2. Chỉ số IQ của học sinh THPT Trần Quốc Tuấn theo tuổi và giới tính
.........................................................................................................................28
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................33
1. Kết luận .......................................................................................................33
1.1. Kết luận về các chỉ số hình thái thể lực...................................................33
1.2. Kết luận về trí tuệ ....................................................................................34
2. Kiến nghị ....................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................36
PHỤ LỤC ........................................................................................................39


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Sự phân bố đối tượng nghiên cứu...................................................12
Bảng 2.2: Bảng đánh giá BMI ........................................................................13
Bảng 2.3: Đánh giá chỉ số pignet theo Nguyễn Quang Quyền, Đinh Như
Cương ..............................................................................................................14
Bảng 2.4: Phân bố mức trí tuệ theo Dwahsler ................................................15
Bảng 3.1: Chiều cao đứng trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới
tính ...................................................................................................................16
Bảng 3.2: Cân nặng trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính .19
Bảng 3.3: Vòng ngực trung bình của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính ....

.........................................................................................................................21
Bảng 3.4: Chỉ số BMI của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính ...............23
Bảng 3.5: Đánh giá BMI theo lớp tuổi và theo giới tính ................................25
Bảng 3.6: Chỉ số pignet của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính .............26
Bảng 3.7: Đánh giá pignet của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính .........28
Bảng 3.8: Chỉ số IQ của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính ...................29
Bảng 3.9: Tỉ lệ phần trăm học sinh theo các mức trí tuệ ................................31


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện chiều cao đứng trung bình của học sinh theo lớp
tuổi và theo giới tính .......................................................................................17
Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chiều cao của học sinh nam và nữ theo
các lớp tuổi ......................................................................................................18
HÌnh 3.3: Biểu đồ so sánh về cân nặng trung bình của học sinh theo lớp tuổi
và theo giới tính...............................................................................................20
Hình 3.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chiều cao của học sinh nam và học sinh
nữ theo các lớp tuổi .........................................................................................20
Hình 3.5: So sánh VNTB của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính ..........22
Hình 3.6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi VNTB của học sinh nam và học sinh
nữ theo lớp tuổi và theo giới tính ....................................................................22
Hình 3.7: Biểu đồ so sánh chỉ số BMI của học sinh theo tuổi và theo giới tính .
.........................................................................................................................24
Hình 3.8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chỉ số BMI của học sinh theo các lớp
tuổi ...................................................................................................................26
Hình 3.9: Biểu đồ so sánh chỉ số pignet của học sinh theo lớp tuổi và theo giới
tính ...................................................................................................................27
Hình 3.10: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi chỉ số pignet của học sinh theo lớp
tuổi và theo giới tính .......................................................................................28
Hình 3.11: Biểu đồ so sánh chỉ số IQ của học sinh theo lớp tuổi và theo giới

tính ...................................................................................................................30
Hình 3.12: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ phần trăm học sinh theo mức trí tuệ ...........31


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

THPT

: Trung học phổ thông

VNTB

: Vòng ngực trung bình

TB

: Trung bình

IQ

: Intelligece Quetien

BMI

: Body Mass Index

CS

: Cộng sự


ĐHSP

: Đại học sư phạm


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Nước Việt Nam đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của các
quốc gia trên thế giới. Hình thái thể lực và trí tuệ của con người là nền tảng cho
sự phát triển của đất nước.Vì vậy, nâng cao tầm vóc, thể trạng và trí tuệ người
Việt Nam góp phần phát triển giống nòi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoáhiện đại hoá đất nước là vần đề đang được quan tâm. Mà lứa tuổi thanh thiếu
niên hiện tại sẽ là những nguồn nhân lực tương lai của đất nước, đóng vai trò
quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Vì vậy, thanh thiếu
niên ngày nay cần được giáo dục toàn diện cả về thể chất, tri thức, ở mọi lứa
tuổi ngay từ khi còn ngồi trên nghế nhà trường.
Hình thái và thể lực là những đặc điểm phản ánh một phần thực trạng của
cơ thể và liên quan đến khả năng lao động và khía cạnh thẩm mĩ của con người.
Tuy nhiên, tầm vóc người Việt Nam vẫn còn thua kém rất nhiều so với một số
nước Châu Á và càng xa hơn so với các quốc gia Châu Âu. Về sức bền chung
trong vận động, thanh niên nước ta xếp loại rất kém so với các nước trong khu
vực. Đây là vấn đề cần được quan tâm, khắc phục, vì tầm vóc và thể trạng là
yếu tố rất quan trọng về chất lượng con người, là nền tảng cho sự phát triển đất
nước [1].
Bên cạnh đó,trong bảng xếp hạng trí tuệ của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn
cầu, Việt Nam đứng 76/141, nằm trong tốp nửa dưới của thế giới; so với các
nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng giữa trong bảng xếp hạng có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.Và xã hội ngày
càng phát triển thì trí tuệ càng có vai trò quan trọng. Do đó để tạo ra nguồn
nhân lực có chất lượng cao, cần phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho thanh thiếu
niên ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường về thể chất và tri thức. Cần phải nắm

1


vững thể chất và trí tuệ của học sinh, từ đó mới có thể đề xuất các biện pháp
hữu hiệu nhằm phát triển thế hệ tương lai một cách tốt nhất [1].
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thể lực và trí tuệ của học sinh Việt
Nam, tuy nhiên việc nghiên cứu phải được tiến hành thường xuyên,nhằm đánh
giá sự thay đổi về thể chất và trí tuệ của các em qua từng giai đoạn phát triển
đất nước. Hiện nay, các công trình nghiên cứu về vấn đề này tại tỉnh Nam Định
nói chung, huyện Hải Hậu nói riêng còn rất ít. Trường THPT Trần Quốc Tuấn
nằm ở khu vực có địa hình bằng phẳng, vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu phát
triển kinh tế, đời sống vật chất của người dân tương đối ổn định. Tuy nhiên, đến
nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào về các chỉ số hình thái thể lực
và trí tuệ cho học sinh THPT Trần Quốc Tuấn.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trên và với mong muốn đóng góp một
phần công sức của mình vào sự phát triển quê hương đất nước, chúng tôi thực
hiện đề tài: “ Nghiên cứu một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học
sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Xác định được thực trạng sự phát triển một số chỉ số hình thái thể lực (
chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số BMI, chỉ số pignet) của học
sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn.
-

Xác định được chỉ số IQ của học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn.
Góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường phát triển thể

chất và phát huy năng lực học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
-


Ý nghĩa khoa học:

2


 Xác định được năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Trần Quốc
Tuấn.


Đánh giá được đặc điểm phát triển một số chỉ số hình thái thể lực của
học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả có thể bổ sung số liệu cho hướng nghiên cứu
về thể lực, trí tuệ của học sinh trường THPT, góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên.

3


Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thể lực
1.1.1. Hình thái thể lực và các chỉ tiêu đánh giá
Hình thái và thể lực là khái niệm phản ánh đặc điểm, cấu trúc tổng hợp
của cơ thể, có liên quan chặt chẽ với sức lao động và thẩm mĩ của con người. Vì
vậy, các chỉ số này từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [7].
Các chỉ tiêu về hình thái thể lực mang tính đặc thù về mặt giới tính,
chủng tộc, lứa tuổi, nghề nghiệp trong môi trường sống nhất định. Trong mối
quan hệ giữa môi trường và sức khỏe, các đặc điểm hình thái thể lực được coi là
thước đo về mặt sức khỏe và khả năng lao động. Các công trình nghiên cứu

hình thái thể lực được bắt đầu rất sớm trong lịch sử và đến nay việc nghiên cứu
hình thái thể lực vẫn phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng rộng rãi trong các
lĩnh vực như y học, thể thao, giáo dục,… [4].
Để đánh giá thể lực người ta dùng các chỉ tiêu khác nhau, tuỳ vào mục
đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu riêng. Các chỉ tiêu hình thái thể lực được
lựa chọn trong đề tài này là: chiều cao, trọng lượng, vòng ngực, BMI, pignet
[9].
 Chiều cao đứng: Là chiều cao của cơ thể đứng trên nền phẳng. Sự
phát triển kích thước chiều cao phụ thuộc sự phát triển của xương.
Chiều cao của mỗi người được quy định bởi di truyền, giới tính và
chịu ảnh hưởng nhất định của điều kiện môi trường sống (chế độ dinh
dưỡng, điều kiện lao động, luyện tập thể dục thể thao…)
 Trọng lượng cơ thể (Đơn vị: kg): Là số đo được sử dụng để đánh giá
thể lực mỗi người. Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì điều kiện môi trường
sống cũng ảnh hưởng đến việc quy định trọng lượng cơ thể.
 Vòng ngực trung bình: là vòng ngực đo ở hai thì hít vào và thở ra hết
sức sau đó lấy trung bình cộng.
4


 Chỉ số Pignet là chỉ số phức hợp, phản ánh mối quan hệ giữa 3 chỉ số
hình thái là chiều cao, cân nặng và vòng ngực, được dùng để đánh giá
thể lực học sinh.
 BMI là chỉ số phức hợp, phản ánh mối quan hệ giữa 2 chỉ số là chiều
cao và cân nặng. Được dùng để đánh giá mức độ dinh dưỡng của học
sinh.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về hình thái thể lực trên thế giới
Nghiên đầu tiên về cứu chiều cao đứng được thực hiện bởi Philiber
G.Monbeilar trên con trai của mình từ năm 1759 đến năm 1777. Trong 18 năm
liên tục, cậu bé được đo 2 lần mỗi năm, cách nhau 6 tháng. Đây là một nghiên

cứu tốt nhất đã được tiến hành cho đến nay và được trích dẫn trong các nghiên
cứu về tăng trưởng trong suốt thế kỉ XIX [23].
Quyển sách đầu tiên về sự tăng trưởng chiều dài ở người “Wachstumder
menschen in die Lange” của J.A.Stoeller được xuất bản ở Magdeburg (Đức)
vào năm 1792. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa có số liệu đo cụ thể [23].
Tiếp theo là chỉ số vòng ngực, vào những năm 20 của thế kỉ trước, các
bác sĩ lâm sàng là những người đầu tiên lưu ý tới số đo vòng ngực, khi họ nhận
thấy mối liên quan giữa mức độ phát triển của lồng ngực và các bệnh cơ quan
hô hấp. Dần dần đến cuối thế kỉ 19, vòng ngực đã trở thành một chỉ tiêu đánh
giá thể lực quan trọng, sau chiều cao [23].
Rodolf Martin người đặt nền móng cho nhân trắc học hiện đại qua 2 tác
phẩm nổi tiếng là "Giáo trình về nhân trắc học" và "Kim chỉ nam đo đạc cơ thể
và xử lý thống kê". Trong các công trình này, ông đã đề xuất một số phương
pháp và dụng cụ đo đạc một số kích thước của cơ thể, cho đến nay vẫn được sử
dụng [14].

5


Sau Rudolf Martin đã có nhiều công trình bổ sung và hoàn thiện quan
điểm của Rudolf Martin phù hợp với mỗi nước. Vấn đề nhân trắc học còn được
thể hiện qua công trình của P.N.Baskirov – “Nhân trắc học – 1962”, Evan
Dervael – “Nhân trắc học - 1964”, công trình của Bunak (1941), A.M.Uruxon
(1962). Đặc biệt một trong những công trình khoa học nghiên cứu hoàn chỉnh
nhất và thời sự nhất trong lĩnh vực nhân trắc học trong những năm gần đây là
tác phẩm:“ Tăng trưởng phương pháp và sự nối tiếp” của M.Sempe, G.Pedsson
và M.P.Rogpernot (1987) [14].
Năm 1977, hiệp hội các nhà tăng trưởng đã được thành lập đánh dấu một
bước phát triển mới của việc nghiên cứu vấn đề này trên thế giới [8].
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về hình thái thể lực ở Việt Nam

Hình thái thể lực người Việt Nam được nghiên cứu lần đầu tiên vào năm
1875 do Mondiere thực hiện trên trẻ em [2]. Vào những năm 30 của thế kỉ XX
tại viện Viễn Đông Bác Cổ, sau đó tại trường Đại học Y khoa Đông Dương
(1936 - 1944) đã xuất hiện một công trình nghiên cứu đáng chú ý. Tác phẩm "
Những đặc điểm nhân chủng và sinh học của người Đông Dương" của P.Huard
và Đỗ Xuân Hợp được xem là một công trình nghiên cứu đầu tiên về hình thái
người Việt Nam. Tuy số lượng điều tra chưa nhiều, nhưng các tác giả này đã
nêu được đặc điểm nhân trắc của người Việt Nam đương thời.
Từ năm 1954 đến nay việc nghiên cứu hình thái được đẩy mạnh và
chuyên môn hóa, thực hiện qua việc thành lập bộ môn hình thái học ở một số
trường đại học và viện nghiên cứu [22].
Năm 1975, cuốn "Hằng số sinh học người Việt Nam" [24] do Nguyễn
Tấn Gi Trọng chủ biên được xuất bản, đây là tập hợp kết quả 10 năm nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học về Sinh y học Việt Nam.

6


Năm 1991, Đào Huy Khuê [9] nghiên cứu gần 50 chỉ số nhân trắc của
1478 học sinh phổ thông, từ đó rút ra kết luận về sự tăng trưởng không đều theo
thời gian của các kích thước hình thái thể lực, các dấu hiệu dậy thì ở hai giới
học sinh 6-17 tuổi ở thị xã Hà Đông. Năm 1992 có công trình nghiên cứu của
Thẩm Thị Hoàng Điệp [4] cũng trên đối tượng là học sinh phổ thông.
Năm 1998, Trần Đình Long Và cs đã nghiên cứu trên học sinh nhóm tuổi
từ 6-16 ở thị xã Thái Bình. Các tác giả nhận thấy từ 11-14 tuổi, trẻ nữ vượt trội
hơn trẻ nam về các kích thước nghiên cứu, còn từ 15-16 tuổi trẻ nam lại phát
triển vượt trội so với trẻ nữ [13].
Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu một số chỉ số thể lực của 3023 học
sinh từ 6-17 tuổi tại một số trường phổ thông thành phố Hà Nội về các chỉ số
chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số Pignet và BMI ở học

sinh nam và nữ [12].
Năm 2006, Trung tâm Tâm lý học và sinh lý lứa tuổi thuộc Viện Chiến
lược và Chương trình giáo dục [19] đã nghiên cứu các chỉ số cơ bản về sinh lý
và tâm lý của 12.824 học sinh phổ thông 8-20 tuổi. Năm 2008 có công trình
nghiên cứu của Đỗ Hồng Cường [2] về các chỉ số sinh học của học sinh THCS
các dân tộc ở tỉnh Hòa Bình.
Năm 2010, Hoàng Quý Tỉnh đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm
hình thái cơ thể trẻ em người dân tộc Thái, Hmông, Dao ở Yên Bái và các yếu
tố liên quan. Kết quả cho thấy, các chỉ số sinh học của trẻ em các dân tộc
nghiên cứu thể hiện tính quy luật phát triển cơ thể người Việt Nam [21].
Đến năm 2013, Mai Văn Hưng và Trần Long Giang cũng đã nghiên cứu
một số đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội.
Kết quả cho thấy đặc điểm nhân trắc cơ bản của học sinh một số trường THPT
tại Hà Nội có sự khác biệt theo 4 vùng sinh thái của Hà Nội, trong đó vùng nội

7


thành cũ tốt nhất, tiếp đó đến vùng nội thành mới, sau đó là ngoại thành và thấp
nhất là nông thôn [9].
Những năm gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu trên quy mô lớn về
hình thái thể lực người Việt Nam (trong đó có học sinh), nhằm đưa ra những kết
luận mới về đặc điểm hình thái thể lực, quy luật phát triển của cơ thể. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu về hình thái thể lực của con người nói chung
và của học sinh nói riêng khá phong phú. Với tốc độ phát triển của ngành khoa
học và công nghệ khác nhau như ngày nay, vấn đề nhân trắc học sẽ còn được
nghiên cứu sâu rộng và toàn diện hơn.
1.2. Trí tuệ
1.2.1. Những khái niệm chung về trí tuệ
Trí tuệ là thành tố quan trọng không thể thiếu được trong cấu trúc nhân

cách của con người. Vì thế có thể nói phát triển trí tuệ là phát triển nhân cách.
Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu giáo dục để đào tạo con người có
nhân cách toàn diện. Bởi vậy, việc nghiên cứu trí tuệ được coi là lĩnh vực liên
ngành, đòi hỏi sự kết hợp của các nhà sinh lí học, tâm lí học, toán học và các
ngành khoa học khác [17].
Tuy nhiên khái niệm trí tuệ (trí thông minh) vẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau:
 Quan điểm thứ nhất: coi trí tuệ là năng lực học tập
 Quan điểm thứ hai: coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng
 Quan điểm thứ ba: coi trí tuệ là năng lực thích ứng
Có thể nói trí tuệ là năng lực trí óc của con người. Các nhà khoa học đã
dùng thuật ngữ “năng lực trí tuệ” để biểu thị cho hoạt động đó. Các nhà khoa
học đã dùng thuật ngữ để mô tả năng lực trí tuệ như: trí khôn, trí lực, trí thông
minh, nhưng chúng đều bắt nguồn từ tiếng Anh là Intelligence.
8


Bản chất của trí thông minh (theo Phạm Hoàng Gia) là một phẩm chất
cao của tư duy sáng tạo đưa đến sự giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích
hợp trong tình hình mới. Cho nên nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức mà biểu
hiện cả trong hành động thực tiễn [6].
Các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã chứng minh, có thể
sử dụng trắc nghiệm hay “test” trí tuệ để đánh giá mức độ phát triển trí tuệ. Tuỳ
mục đích nghiên cứu và điều kiện cụ thể mà người ta nên chọn loại test nào cho
phù hợp để đánh giá trí tuệ đạt hiệu quả cao nhất.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu về trí tuệ trên thế giới
Người đầu tiên nghiên cứu một cách chính thống về trí tuệ là F.J.Gall.
Vào đầu thế kỉ XVII, ông đã đưa ra thuật ngữ "não tướng học" và cho rằng chức
năng trí tuệ tập trung ở các vùng chuyên biệt nên có thể đánh giá trí tuệ con
người qua đường nét và qua sọ não [6].

Sau năm 1905, nhà tâm lý học Pháp A.Binet cộng tác với nhà tâm thần
học T.Simon thực hiện các trắc nghiệm nghiên cứu năng lực trí tuệ của ở các
lứa tuổi khác nhau (3-15 tuổi) [20].
Các yếu tố thành phần của trắc nghiệm chính là nhằm xác định óc phán
đoán và sự thông hiểu mà Binet cho đó là hai thành phần quan trọng của trí
thông minh. Như vậy, lần đầu tiên xuất hiện thang đo lường trí tuệ BinetSimon [20].
Năm 1912, nhà tâm lý học Đức V.Stem đã đưa ra khái niệm “hệ số thông
minh” (Intelligece Quetient) viết tắt là IQ và xem nó như là chỉ số của nhịp độ
phát triển trí tuệ, đặc trưng cho một đứa trẻ nào đó [18].
Năm 1936, Raven xây dựng và công bố trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn
(test Raven). Năm 1960, test Raven được UNESCO chính thức sử dụng để
chuẩn đoán trí tuệ con người [15].
9


Năm 1983, H Gardner dựa trên quan niệm não bộ tạo ra các hệ thống
riêng biệt cho những năng lực thích ứng khác nhau mà ông gọi là “các trí tuệ”.
Theo H. Gadner có 7 kiểu trí tuệ khác nhau [11].
Cho đến nay, trắc nghiệm Raven được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên
thế giới như Nga, Mĩ, Anh, Pháp,…, mang lại lợi ích trông thấy trong việc giải
quyết các vấn đề thực tiễn của sản xuất, giáo dục, dạy học, bảo vệ sức khoẻ.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu về trí tuệ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1975 nghiên cứu về trí tuệ còn hạn chế, chỉ
thường dùng trong ngành y tế do các cán bộ ngành y thực hiện nhằm mục đích
chuẩn đoán bệnh tâm thần ở một số bệnh viện [20].
Trần Trọng Thủy (1989) là một trong số những tác giả đầu tiên nghiên
cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam. Ông đã tìm hiểu sự phát triển trí
tuệ bằng test Raven. Qua nghiên cứu tác giả đã xác định chiều hướng, cường
độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh, đồng thời cũng đề cập
đến mối tương quan giữa sự phát triển thể lực và trí tuệ của học sinh [18].

Năm 1991, Ngô Công Hoàn [7] nghiên cứu sự phát triển của học sinh
thành phố Huế và Hà Nội đã nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ phát triển
trí tuệ giữa học sinh thường và học sinh chuyên toán.
Năm 1996, Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan đã nghiên cứu đánh giá sự phát
triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn. Kết quả cho thấy
không có sự khác biệt giữa học sinh nam và học sinh nữ, nhưng học sinh thành
phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [10].
Năm 2002, Trần Thị Loan nghiên cứu trí tuệ của học sinh 6-17 tuổi ở
quận Cầu Giấy (Hà Nội) có nhận xét rằng quá trình phát triển trí tuệ của học
sinh diễn ra liên tục tương đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính
[12].
10


Năm 2005, trong luận văn thạc sỹ khoa học sinh học, Nguyễn Xuân
Thành cũng đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của sinh viên một số ngành học
thuộc Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 [18].
Các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên khoa
Sinh- KTNN và khoa tâm lý- giáo dục Trường ĐHSP Hà Nội và ĐHSP Hà Nội
2 hiện nay vẫn đang sử dụng test để nghiên cứu trí tuệ của học sinh, sinh viên.

11


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Khách thể: Học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn, bao gồm 102 học
sinh nam và 140 học sinh nữ. Các học sinh được nghiên cứu có sức khoẻ và tâm
sinh lý bình thường.
Đối tượng: Một số chỉ số hình thái thể lực và trí tuệ của học sinh trường

THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Sự phân bố học sinh tham gia nghiên cứu có thể thấy ở bảng 2.1:
Bảng 2.1: Sự phân bố đối tượng nghiên cứu
Tuổi

Nam

Nữ

Chung

16

30

50

80

17

41

40

81

18

31


50

81

Tổng

102

140

242

2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
2.3. Địa điểm tiến hành nghiên cứu
Địa điểm: Trường THPT Trần Quốc Tuấn, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cách bố trí thí nghiệm
Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của "Dự án điều
tra cơ bản các chỉ số sinh học người Việt Nam". Mẫu cỡ lớn được áp dụng khi
điều tra các chỉ số sinh học đơn giản tốn ít kinh phí như: chiều cao, cân nặng,
vòng ngực trung bình...
2.4.2. Phương pháp xác định các chỉ số
12


2.4.2.1. Phương pháp xác định các chỉ số hình thái thể lực
- Phương pháp đo chiều cao đứng:

Dùng thước dây để đo với độ chính xác đến mm. Chiều cao đứng được
xác định ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng, hai gót chân sát vào nhau sao cho
4 điểm chẩm, lưng, mông, gót chạm vào thước đo.
Chiều cao đứng của học sinh được tính theo đơn vị centimet (cm).
- Cân nặng:
Dụng cụ đo là cân đồng hồ có độ chính xác đến 0,1 kg. Cân đặt trên mặt
phẳng ngang. Khi cân, học sinh chỉ mặc quần áo mỏng, không đi dày dép và
đứng yên ở vị trí giữa bàn cân, đo xa bữa ăn.
Đơn vị tính trọng lượng cơ thể là (kg).
- Vòng ngực trung bình (VNTB):
Được xác định bằng thước dây không co giãn. Đo ở tư thế thẳng, vòng
thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống sát dưới xương bả vai ở phía sau
và mũi ức ở phía trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung
bình cộng.
Đơn vị đo VNTB là centimet (cm).
Các chỉ số trên đều được đo vào buổi sáng tại các thời điểm nhất định có phòng
to đủ rộng, đủ ánh sáng để công việc có hiệu quả.
- Chỉ số BMI (Body Mass Index): Còn gọi là chỉ số số khối cơ thể
BMI= Cân nặng(kg)/ [Chiều cao đứng (m)]2
Bảng 2.2:Bảng đánh giá BMI
BMI = 18.50-24.99: Bình thường
BMI = 25-29.99: Quá cân độ 1

BMI = 17 - 18.45: CED độ 1

BMI = 30-39.99: Quá cân độ 2

BMI = 16 - 16.99: CED độ 2

BMI≥ 40


BMI < 16

: Quá cân độ 3

- Chỉ số Pignet: Được tính theo công thức
13

: CED độ 3


Pignet = Chiều cao đứng (cm) – [ Cân nặng (kg) + VNTB (cm)]
Bảng 2.3: Đánh giá chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền, Đỗ Như
Cương [12].
Pignet = 27.5 - 33.9 : Trung bình
Pignet = 0 - 20.8

: cường tráng

Pignet = 34 – 37.2 : yếu

Pignet = 20.9 - 24.1 : rất khoẻ

Pignet = 37.3- 40.5 : rất yếu

Pignet = 24.2 - 27.4 :khoẻ

Pignet ≥ 40.6

: yếu kém


2.4.2.2. Phương pháp đánh giá năng lực trí tuệ
Năng lực trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm test
Raven. Bộ test Raven chuẩn gồm 60 khuôn hình, chia làm 5 bộ A, B, C, D, E.
Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình được cấu trúc theo nguyên tắc độ khó tăng dần từ
khuôn hình 1 đến 12.
Phát cho mỗi đối tượng nghiên cứu một quyển test Raven và một phiếu
trả lời. Sau khi nghe hướng dẫn, các nghiệm thể ghi thông tin và làm bài một
cách độc lập từ bộ A đến bộ E, từ bài 1 đến bài 12. Sau khi học sinh làm xong,
phiếu sẽ được thu lại để xử lý kết quả.
Việc đánh giá test Raven như sau: Mỗi bài test làm đúng được một điểm, điểm
tối đa của test là 60 điểm. Cộng tổng các điểm làm được và ghi vào cột.
Chỉ số thông minh IQ của từng nghiệm thể được tình theo công thức của
D.Wechsler
IQ =

x 15 + 100

Trong đó: X: Là điểm trắc nghiệm
: Là điểm test trung bình của đối tượng ở cùng một độ tuổi
SD:Là độ lệch chuẩn
Như vậy, mỗi học sinh sẽ có một IQ tương đương. Trên cơ sở điểm IQ,
Người ta áp dụng phân loại thành 7 mức trí tuệ được xác định theo bảng.
14


Bảng 2.4. Phân bố mức trí tuệ theo D.Wechsler
STT

Mức trí

tuệ
I
II
III
IV
V
VI
VII

1
2
3
4
5
6
7

Chỉ số IQ

Phân loại
Ưu tú
Xuất sắc
Thông minh
Trung bình
Yếu
Kém
Chậm

>130
120 – 129

110 – 119
90 – 109
80 – 89
70 – 79
<70

Tỉ lệ % trong
dân số
2.2
6.7
16.1
50.0
16.1
6.7
2.2

2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Dùng toán xác suất thống kê để xử lý số liệu trên máy vi tính theo
chương trình Microsolf Excel
- Tính giá trị trung bình

=

i

Trong đó : : Giá trị trung bình
Xi: Giá trị thứ i của đại lượng X
n : Số mẫu nghiên cứu
- Độ lệch chuẩn (SD)


(n≥ 30)

SD =
n

: Độ lệch tiêu chuẩn của từng giả trị so với giá trị trung bình
: số mẫu nghiên cứu

15


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Các chỉ số hình thái thể lực của học sinh THPT Trần Quốc Tuấn.
3.1.1. Chiều cao đứng theo tuổi và giới tính
Chiều cao đứng là một chỉ số quan trọng biểu thị tình trạng sức khỏe của
một cơ thể, chỉ số này có liên quan chặt chẽ với các chỉ số khác như trọng lượng
cơ thể, vòng ngực trung bình …..Qua nghiên cứu trên đối tượng là học sinh
trường THPT Trần Quốc Tuấn lứa tuổi 16 ÷ 18 cho thấy kết quả cụ thể như sau:
Bảng 3.1.Chiều cao đứng trung bình của học sinh lớp tuổi và theo giới tính
Đơn vị : cm
Nữ (2)

Nam (1)
Tuổi

Tăng

n
16 30 164,47 ± 3,92




n

X1Tăng X2

P(1-2)

‐ 11,45 P< 0,05

50 153,02 ± 2,45

17

41

167,85 ± 4,0

3,38

40 155,53 ± 5,13 2,51

18

31 169,13 ± 4,37

1,28

50 156,24 ± 3,35 0,71 12.89 P< 0,05


Tăng trung bình năm

2,33

12,32 P< 0,05

1,61

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy chiều cao đứng trung bình của học sinh
trường THPT Trần Quốc Tuấn có sự thay đổi theo lứa tuổi.
Cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam với học sinh nữ
không giống nhau. Sự chênh lệch này do đặc trưng giới tính, đặc điểm sinh học
hai giới khác nhau.
Ở học sinh nam mức độ dao động của các chỉ số này qua các lứa tuổi kế
tiếp nhau có sự thay đổi là không đáng kể, ở lứa tuổi 16 và 17 chênh lệch nhau
3,38 cm; lứa tuổi 17 và 18 chênh lệch nhau là 1,28 cm. Sự phát triển chiều cao
của học sinh nam có xu hướng tăng lên theo tuổi từ 16 – 18.
16


×