Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

CON TRUNG yen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.41 KB, 31 trang )

KẾ HOẠCH TUẦN 26
CHỦ ĐỀ NHÁNH : CÔN TRÙNG (1 TUẦN)
Thời gian thực hiện: Từ ngày 13/03/2017 đến ngày 17/03/2017
KẾ HOẠCH MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
1. Môi trường hoạt động trong lớp
- Phòng học đảm bảo đủ ánh sáng,thoáng mát, sạch sẽ, thuận lợi cho giờ họp mặt đón trẻ,
tổ chức các hoạt động trong ngày.
- Trang trí hình ảnh theo chủ đề “Côn trùng ” hình ảnh mang tính thẩm mĩ,
- Trưng bày một số tranh ảnh, đồ chơi, trò chơi, bài hát, câu chuyện, băng đĩa liên quan
đến chủ đề “Côn trùng”
a. Đồ dùng dạy học:
- Bài giảng điện tử các hoạt động học
- PTNN (LQCV): Thẻ chữ cái p,q,g,y …Tranh bài thơ có chữ cái p,q,g,y … Đồ dùng có
chữ cái đã học .
- PTTM (tạo hình):Các bức tranh dụng cụ côn trùng.
- PTNT (LQVT): Đồ dùng học toán.
- PTNT (KPXH): Một số tranh ảnh về hình ảnh côn trùng
- Âm nhạc: nhạc cụ, đàn, máy casset, băng nhạc về chủ đề côn trùng .
- Vở, tập, viết chì, bút màu...
- Thể dục: nhạc, vòng.
b. Đồ chơi các góc:
* Khu vực góc học tập:
- Đặt nơi yên tĩnh, tránh ồn ào, không gian vừa đủ để bố trí giá sách. Một số sách về chủ
đề nghề nghiệp , có bàn và một số ghế cho trẻ ngồi xem sách.
- Giá sách vừa tầm tay trẻ để trẻ dễ lấy
- Biết lấy sách ở giá ngồi vào bàn để xem và biết đổi sách khi đã xem xong hoặc không
muốn xem.
* Khu vực chơi đóng vai:
- Cô bố trí sắp xếp dồ dùng như: Quần áo, trang phục của nghề nghiệp được treo trên giá
vừa tay trẻ cầm để trẻ tiện sử dụng như: trang phục bác sĩ, trang phục nấu ăn
* Khu vực chơi xây dựng:


- Khu vực này có thể đặt chỗ cố định, tùy vào điều kiện của phòng. Tạo cho trẻ đi lại dễ
dàng khi sử dụng vật liệu để xây. Một số cây xanh, cây ăn trái, cây hoa cô không nên đưa
ra cho trẻ chơi cùng một lúc.
* Khu vực góc nghệ thuật:
- Khu vực này trẻ rất ưa thích cô nên bố trí không gian hoạt động thích hợp. Cô kê hai bàn
các giá được kê sát tường, có bánh xe di chuyển được. Bút màu và một số dụng cụ âm
nhạc trống lắc, thanh gõ, đàn, máy hát, mũ cô chọn những bài hát về chủ đề cho phù hợp .
- Góc âm nhạc nên bố trí khoảng không gian xa hơn
* Khu vực góc thiên nhiên:
- Do tình hình lớp cô bố trí góc này ngoài hiên lớp.


- “Chăm sóc cây xanh” cô chuẩn bị các chuẩn bị đồ dùng làm vườn: Cuốc, xẻng, bình tưới,
khăn để trẻ lau lá cây
c. Huy động phụ huynh:
- Vận động phụ huynh sưu tầm ủng hộ cho lớp một số tạp chí cũ, sách, truyện, tranh ảnh,
băng nhạc về thế giới động vật.
2. Môi trường ngoài lớp
a. Môi trường của cô
- Khu vực này sân rộng, thoáng mát. Cô nên bố trí ở những nơi có bóng mát, có ghế cho
trẻ ngồi tạo điều kiện cho trẻ vận động toàn thân, bố trí nhiều khu vực cho trẻ chơi
- Sân bãi sạch sẽ có trải bạt, bóng mát cho trẻ chơi vận động
- Hoạt động ngoài trời có một số các thiết bị đồ chơi ngoài trời: nhà banh, cầu trượt, bập
bênh, có khu chơi với cát, nước, đong nước, tạo sản phẩm bằng khuôn, xâu hoa, xâu lá.
- Cô khuyến khích trẻ cùng chơi với nhau, thay nhau chơi với các thiết bị
b. Môi trường của trẻ
- Trẻ mang dép ra sân tham gia chơi cùng với cô và các bạn
- Khi vào bạt chơi, trẻ bỏ dép ra ngoài
- Trẻ chơi theo từng khu vực dưới sự hướng dẫn của cô.
- Chơi không tranh giành đồ chơi, biết nhường bạn chơi và chơi luân phiên ở các góc chơi



Ngày
Hoạt động

Đón trẻ

Hoạt động
tự chọn

Thể dục
sáng

Hoạt động
học

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

- Cô ân cần đón trẻ vào lớp. Nhắc trẻ chào bố mẹ, chào cô, cất đồ dùng cá
nhân đúng chỗ, không làm ồn lớp bên cạnh. Cho trẻ chơi theo các góc (Trẻ
chơi theo ý thích).
- Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ

trên lớp.
- Tổ trưởng đi khám tay các bạn – Cô nhận xét.
- Cho cháu nói về ngày tháng năm.
- Cho cháu dự báo thời tiết trong ngày.
- Nêu TCBN.
- Điểm danh.
- Thứ hai: Mở chủ đề “Côn trùng”.
+ Lớp hát “Chi ong nâu và em bé”
+ Các con vừa hát bài nói về con gì?
+ Cho trẻ quan sát tranh ảnh về những con côn trùng và nói tên.
+ Môi trường sống của chúng như thế nào?
+ Ong là côn trùng có ích hay có hại? Con côn trùng nào có ích? Côn trùng
nào có hại?(Ruồi,muỗi,gián)
+ Vậy chúng ta phải bảo vệ những con côn trùng nào? Giáo dục trẻ có ý thức
bảo vệ côn trùng có ích. Tránh và diệt các côn trùng có hại.
=> Để biết rõ hơn về các loài côn trùng tuần này chúng ta sẽ tìm hiểu về loài
côn trùng nhé!
- Thứ ba: Trò chuyện về con ong và con bướm.
- Thứ tư: Trò chuyện về quá trình phát triển và điều kiện sống của 1 số
côn trùng.
- Thứ năm: Trò chuyện về kỹ năng sống “Biết cách ứng xử với mọi
người, học cách lắng nghe mọi người đối đáp”.
- Thứ sáu: Trò chuyện chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1
- Hô hấp 2: Gà gáy.
- Tay,vai 1 : Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
- Lung,bụng 1: Đứng quay người sang bên.
- Chân 3 : Khuỵu gối.
- Bật 2 : Nhảy lên phía trước, lùi về phía sau
* Tập kết hợp với nơ và nhạc – Tập mỗi động tác 4 lần x 8 nhịp.
Phát

triển Phát
triển Phát triển Phát
triển Phát triển
nhận thức:
thẩm mĩ
ngôn ngữ:
nhận thức:
thẩm mĩ
* Khám phá
Tạo hình:
* LQCC: g, * Toán: Đếm Văn học:
khoa học:
Tô màu trang y.
đến 9. Nhận Thơ: “Dế
Chú bướm trí con bướm Phát triển biết các nhóm và
đom
xinh xinh
Phát triển thể chất:
trong phạm vi đóm”
(MT34)
thẩm mĩ
* Thể dục:
9. Nhận biết
Âm nhạc: Chị Bật qua vật chữ số 9.
ong nâu và cản 15-20cm
em bé
-Chơi
- Quan sát Trò chuyện - Quan sát con - Nhận biết
kidsmart:
con

chuồn về cây thuốc muỗi.

tránh


KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ NHÁNH: CÔN TRÙNG
Nội dung

Góc phân
vai:
- Cửa hàng
bán thú nhồi
bông.
- Bác sĩ thú
y

Góc học tập
- Làm, tô
màu, ,nặn…
các con vật
gần gũi.
- Chơi lô tô,
làm các bài
tập ở góc.
-Tìm đọc các
chữ cái g,y

Mục đích, yêu
cầu.

- Trẻ biết vai
chơi của mình,
biết cùng nhau
chơi, chơi cạnh
nhau
không
tranh giành đồ
chơi của nhau
trẻ biết hành
động chơi.
- Biết liên kết
các nhóm chơi.
- Biết thể hiện
hành vi và cảm
xúc phù hợp với
vai chơi.
- Có một số
hành vi như
người đọc sách
( chỉ số 83)
- Trẻ biết xếp
các con vật
thành nhóm.
- Biết thực hiện
các bài tập ở
góc như: Phân
thành nhóm và
tìm dấu hiệu
chung
của

nhóm.
- Trẻ biết cách
giở sách, xem
tranh, ảnh. Có
một số hành vi
như người đọc
sách (MT83)
- Phát triển
ngôn ngữ, xây

Chuẩn bị

Cách tiến hành

- Bộ đồ dùng bác
sĩ.
- Các loại loại
tranh ảnh, thú
nhồi bông

- Trẻ về góc chơi lấy đồ chơi
ra chơi.
- Cô bán hàng bán thức ăn
các con vật và cô bán thú
nhồi bông. - Chơi bán hàng
các loại thực phẩm ,các con
vật , tranh ảnh
- Bác sỹ thú y đi khám bệnh
cho các con vật.
-Cô cho trẻ đi siêu thị đến

bệnh viện… cho trẻ nói cách
ứng xử của trì đến nơi đó
phải như thế nào?

- Lô tô các con
côn trùng.
- Thẻ chữ cái,
chữ số.
- Tranh ảnh, sách
về chủ đề.

- Hướng dẫn trẻ biết thực
hiện các bài tập ở góc chơi.
Cô theo dõi và gợi ý cho trẻ
chơi
- Gắn chữ cái còn thiếu vào
từ trọn vẹn và sao chép từ
- Thực hiện các phép tính
cộng trừ trong phạm vi 9.
- Cô chia nhóm cho trẻ dễ
hoạt động, khuyến khích
động viên trẻ thực hiện tốt
bài tập của mình.

Nhận xét,
Đánh giá


Góc nghệ
thuật: (MT

150)
Hát
múa
minh
họa
một số bài
hát về chủ
điểm

dựng vốn từ
mới.
- Trẻ biết sử
dụng các kỹ
năng tạo hình
để tạo ra sản
phẩm.
- Trẻ biết thể
hiện và tự sáng
tạo vận động
như hát, múa...

- Trẻ biết môi
trường sống của
các con côn
trùng.
- Trẻ biết dùng
các nguyên vật
liệu như gỗ, cây
xanh để xây
Góc xây mô hình trại

dựng:
nuôi ong.
-xây
trại - Biết thể hiện
nuôi ong
vai chơi
- Bố cục mô
hình hợp lý và
sáng tạo

- Đất nặn, tranh
các con vật in
rộng, hồ dán,
kéo, các nguyên
vật liệu
phế
thải…

- Mô hình có
các côn trùng.
- Khối gỗ,cây
xanh.
- Một số loài
côn trùng bằng
nhựa.

-Trẻ về nhóm chơi lấy đồ
chơi về góc chơi.
- Nặn các con vật gần gũiLàm các con vật bằng vật
liệu phế thải.

- Hát múa đọc thơ, kể
chuyện về các con vật.
- Cô bao quát trẻ chơi hướng
dẫn trẻ thể hiện đúng nội
dung bài tập ở góc chơi.
Động viên khuyến khích trẻ
tạo ra sản phẩm sáng tạo và
hoàn thành tốt sản phẩm của
mình.
- Cho cháu phân vai chơi. Ai
thích làm nghề xây dựng, ai
đóng vai kỹ sư
- Muốn xây được trại nuôi
ong làm như thế nào, vật
liệu gì, bộ phận nào xây
trước?
- Động viên khuyến khích
trẻ chơi biết sang tạo và biết
bố cục mô hình hợp lý, biết
sử dụng những viên gạch
nhỏ xây hàng rào bao quanh,
- Trẻ chơi, cô quan sát giúp
đỡ cùng trẻ sáng tạo thêm
vật liệu…
- Sau khi hoàn thành cô cho
trẻ kiểm tra lại, gọi các
nhóm khác quan sát và
nhóm trưởng giới thiệu cho
nhóm khác tham quan.



- Trẻ biết cách
chăm sóc cây
xanh của lớp.
- Biết sử dụng
các dụng cụ để
chăm sóc cây.
Góc thiên - Biết chăm sóc,
nhiên:
bảo vệ cây.
Chăm sóc
cây xanh.

- Một số dụng cụ
tưới cây: Bình
tưới(nhựa), nước,
kéo cho trẻ tỉa lá
vàng...

- Giới thiệu góc chơi.
- Trò chuyện với trẻ về vườn
cây của lớp, cách chăm sóc.
- Phân nhóm, vai chơi.
- Hằng ngày cho trẻ tưới
cây, lau lá cho sạch ở góc
cây xanh.
- Hướng dẫn trẻ nhặt lá
vàng, nêu được ý nghĩa của
cây xanh đối với cuộc sống.
- Giáo dục cháu chăm sóc

cây ở nhà giúp mẹ.
- Cháu thể hiện.
- Cô nhận xét góc chơi.


Thứ hai, ngày 13 tháng 3 năm 2017
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: CHÚ BƯỚM XINH XINH.
I. Yêu cầu
1. Kiến thức:
+ Trẻ biết môi trường sống, vòng đời phát triển của bướm.(MT25)
+Nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển con vật (MT26)
+Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại(MT34)
+ Biết ích lợi của bướm đối với môi trường tự nhiên: giúp cây đơm hoa kết trái.
+ Biết gọi tên nhóm con vật theo đặc điểm chung. Biết bướm là loại côn trùng. Nhận biết
bướm có nhiều màu sắc khác nhau.
2. Kĩ năng:
+ Phát triển kĩ năng quan sát, tưởng tưởng của trẻ. Biết qui luật đối xứng trên cánh bướm.
+ Phát triển khả năng loại một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng cùng loại.
(MT34)
+ Biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt sự hiểu biết của mình về loài bướm.
2. Thái độ: Cháu yêu quý con bướm, yêu cái đẹp, mong muốn làm ra cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử: hình ảnh một số con bướm, video vòng đời của bướm, tranh in vòng
đời của bướm cho trẻ chơi, số thứ tự từ 1-5.
- Bảng, băng nhạc bài hát “ gọi bướm”, “ kìa con bướm vàng”, “ Con bướm xinh”
- Máy vi tính, tivi
- Màu nước, con bướm cắt sẳn màu trắng, một số con bướm được làm bằng vật liệu mở
( giấy báo, lá cây…)để trẻ chơi tạo hình con bướm.

-Tranh tô màu một số côn trùng và 1 con vật khác.
III. Tiến trình:
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú.
+ Mở nhạc cô và cháu vận động bài “Gọi bướm”
+ Bài hát nói về con gì ?
* Hoạt động 2: Khám phá đặc điểm con bướm.
+ Cho cháu xem con bướm.
- Các cháu thường thấy bướm sống ở đâu?
-> Bướm thường sống ở các bụi cây, vườn cỏ, vườn hoa…
- Trong môi trường tự nhiên bướm có rất nhiều màu, các cháu hãy kể một số màu sắc của
bướm mà con đã được thấy.
- Các cháu có được bắt bướm không? Vì sao? (cánh có nhiều phấn gây hại cho sức khoẻ)
- Cánh bướm có đặc điểm gì nổi bật ? ( to, màu sắc sặc sỡ, cánh mềm mỏng dễ gẫy vụn)
- Nhìn xem cô làm gì nhé! ( cô nhỏ 3 chấm màu lên 1 cánh bướm trắng, sau đó gấp
cánh bướm lại, điều gì sẽ xảy ra? -> cô đã tạo ra đôi cánh bướm với màu sắc và hoa văn
đối xứng ( cho trẻ xem hình cánh bướm đối xứng nhau về màu sắc và hoa văn)
- Khi bay đôi cánh bướm như thế nào? ( nhịp nhàng)
-> Cô cho trẻ làm bướm bay, kết hợp bài hát “Kìa con bướm vàng”


- Bướm thường bay ở đâu? Bướm đến đó để làm gì? ( ăn mật hoa)
- Bảo vệ những con bướm dễ thương bằng cách nào? ( trồng nhiều cây xanh, hoa…)
- Vì sao phải bảo vệ những con bướm? ( bướm giúp hoa thụ phấn, đơm hoa kết trái)
- Tóm ý: Bướm là một loại côn trùng, cánh bướm to có nhiều màu sắc sặc sỡ, trên cánh
có nhiều phấn gây hại cho sức khoẻ con người. Bướm thường sống ở vườn hoa, hút nhị
hoa , chân bướm dính phấn của hoa đực đậu vào nhuỵ hoa cái, thụ phấn cho hoa, các con
thử đoán xem điều gì xảy ra nếu hoa không được thụ phấn? ( hoa rụng, không kết trái) ->
vì thế bướm có thể giúp hoa kết thành trái.
- Cho trẻ kể tên một số con côn trùng mà trẻ biết.
* Hoạt động 3: Khám phá vòng đời của bướm

- Các cháu có biết bướm được sinh ra từ đâu không?
- Để biết bướm được sinh ra như thế nào, các con hãy cùng xem nhé! ( cho trẻ xem video
vòng đời của bướm) kết hợp kể chuyện : Có một con bướm rất xinh đẹp, hàng ngày dạo
chơi khắp vườn hoa. Một hôm con bướm đã đến kì đẻ trứng chú chọn 1 cái lá cây và bắt
đầu đẻ trứng trên đó, những cái trứng lớn lên từng ngày và nở thành con sâu nhỏ, những
chú sâu ăn lá cây và lớn dần đến khi sâu già nó lột bỏ lớp da bên ngoài và nằm trong một
tổ kén nhộng, chú chờ đến khi tổ kén khô và nức vỏ. a! ngạc nhiên quá! Một chú bướm
dễ thương chui ra và bay vào vườn hoa dạo chơi cùng đám bạn rồi.
- Như vậy sự phát triển của bướm trải qua mấy giai đoạn? ( 4 giai đoạn)
Giai đoạn 1: trứng- giai đoạn 2: sâu- giai đoạn 3: kén nhộng- giai đoạn 4: bướm
* Trò chơi: Vòng đời của bướm
+ Đọc thơ “ Ong và bướm” đi vòng tròn về ngồi thành 4 hàng dọc.
- Cách chơi: Chia trẻ làm 4 đội chơi, mỗi lượt chơi là 2 đội, đứng xếp thành 2 hàng dọc,
khi có hiệu lệnh lần lượt mỗi cháu bật qua các vòng chọn 1 hình ảnh liên quan đến vòng
đời phát triển của bướm gắn theo trình tự và gắn số tương ứng các giai đoạn phát triển
của bướm, khi trò chơi kết thúc đội nào gắn đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc.
- Cô nhận xét trẻ chơi
- > Tóm ý: Bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây ( giai đoạn 1), trứng lớn lên và nở thành sâu
( giai đoạn 2), khi sâu già sâu nằm trong tổ kén nhộng ( giai đoạn 3), tổ kén khô và nức
vỏ thì một chú bướm xinh đẹp chui ra ( giai đoạn 4).
* Trò chơi: Ai làm khéo nhất ( cháu làm động tác minh hoạ vòng đời phát triển của
bướm)
- Cách chơi: Cô nói: Trứng -> trẻ nằm cuộc tròn
Sâu -> trẻ duỗi chân và ngo ngoe.
Nhộng-> trẻ ngồi khom người
Bướm-> cháu từ từ đứng dậy và làm động tác bướm bay.
* Trò chơi: Tạo hình con bướm xinh
- Các có thích tạo hình những con bướm xinh đẹp với những đôi cánh đối xứng không?
- Cho trẻ đi lấy rổ về ngồi thành 2 vòng tròn, chọn 2 cánh bướm có màu sắc và hoa văn
giống nhau để ghép thành con bướm.

- Cho 1 nhóm tô màu côn trùng và không tô màu con vật không phải nhóm côn trùng.
- Cháu thực hành.
- Nhận xét cháu chơi.


IV. Kt thỳc: C lp hỏt mỳa bi Con bm xinh
PHNG KIDMARTS
HC KIDMARTS: bé khám phá ngôi nhà toán học của bò millie
chủ đề: xởng làm bánh
I. Mc ớch, yờu cu
- Giúp trẻ nhìn nhận các số từ 0 - 20 và nghe đếm các vật.
- Nhận biết cách nói, viết các số và số lợng mà các số biểu thị.
- Bồi dỡng phơng pháp và kỹ năng giải quyết các bài toán.
II. chuẩn bị.
- Chuẩn bị của cô: Bài soạn đầy đủ, phòng học sạch sẽ, thoáng mát, máy tính cài đặt
phần mềm " Ngôi nhà toán học của bò Millie".
- Chuẩn bị của trẻ: Đầu tóc, quần áo gọn gàng, tâm lý thoải mái, hứng thú với giờ học.
III. Tin hnh:
1. Hoạt động 1. Cùng trò chuyện
- Cô cho trẻ xem những hình ảnh về các loài động vật.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về các loài động vật.
- Trong gia đình bố mẹ các con thờng nuôi những con vật gì?
- Các con có yêu quý những con vật đó không?
2. Hoạt động 2. Cùng khám phá
- ở nhà các con bố mẹ có hay làm bánh cho các con ăn không?
- Các con thích ăn bánh gì nhất?
- Đã bao giờ các con tự mình làm một chiếc bánh cha?
- Hôm nay các con hãy cùng cô vào thăm " Xởng làm bánh" trong " Ngôi nhà toán
học của bò Millie" nào.
- Trong căn phòng này các con sẽ đợc làm quen với các số từ 0 - 20, học đếm số, giúp

chú ngựa vằn Harley làm những chiếc bánh bích quy thật là ngon.
- Để làm đợc điều này chúng ta phải hoạt động ở hai chế độ. Đó là chế độ khảo sát và
chế độ hỏi đáp.
* Chế độ hỏi đáp.
- Nhấp chuột vào hình lọ bánh bích quy
bánh từ phòng chính.
- Nhấp chuột vào hình ống dẫn bánh

để vào phòng hoạt động Xởng làm

để tạo ra một chiếc bánh.

- Nhấp chuột vào hình chiếc đòn bẩy
của bộ phận vận chuyển bánh ( băng
chuyền) để đa bánh về dới chiếc máy đựng mứt đậu.


- Để trang trí cho chiếc bánh, nhấp chuột vào chiếc máy đựng mứt đậu
bao
nhiêu lần tuỳ ý. Số lợng hạt đậu rơi xuống chiếc bánh đợc đếm to lên và chỉ ra trên
bàn đo.
- Nhấp chuột vào hình bàn tay
để đa chiếc bánh xuống ngăn đựng bánh, hoặc
nhấp chuột vào đòn bẩy để đẩy chiếc bánh chạy dọc theo băng chuyền. chúng ta có
thể tạo và trang trí bao nhiêu chiếc bánh tuỳ thích.
- Nhấp chuột vào hộp bánh

nếu muốn chơi với các số từ 0 - 10. Nhấp chuột vào

nếu muốn chơi với các số từ 10 - 20.

* Chế độ hỏi đáp.
- Nhấp chuột vào hình chú ngựa vằn
để vào chế độ hỏi đáp.
- Một chiếc bánh rơi ra và dịch chuyển về phía dới máy đựng hạt đậu. chú ngựa
Harlye sẽ đề nghị rắc mứt đậu lên chiếc bánh. Ví dụ: " xin vui lòng rắc ba hạt mứt đậu
lên chiếc bánh của tôi".
- Khi đó, nhấp chuột vào chiếc máy đựng hạt đậu

để rắc số mứt đậu theo đề nghị

của Harlye. Tiếp theo, nhấp chuột vào hình bàn tay
để lấy bánh đa cho chú ngựa
Harlye.
- Nhấp chuột vào Harlye để nghe lại lời đề nghị.
+ Nếu đếm đợc đúng số hạt đậu theo yêu cầu của Harlye, chú ta sẽ cảm ơn và ăn chiếc
bánh đó.
+ Nếu đa ra quá nhiều hay quá ít số hạt hình đậu so với đề nghị của Harlye, chú ta sẽ
từ chối và anh bạn Froggy sẽ ăn mất chiếc bánh, khi đó chúng ta sẽ phải làm lại đến
khi đa ra đủ số mứt đậu theo đề nghị.
*Gúc ng dng:
-Cụ hng dn v cho tr v, trang trớ nhng chic bỏnh.
-Tr v, trang trớ theo yờu cu ca cụ.Vớ d: Con hóy v cho cụ mt chic bỏnh cú 5
ht mt u.
-Cụ quan sỏt v chi cựng tr, sau 15 phỳt cụ i hai nhúm chi cho nhau.
3. Hot ng 3. Kt thỳc
- Cụ nhn xột hai nhúm chi.
- Tuyờn dng nhng tr cú ý thc trong khi chi, nhc nh nhng tr cha ngoan.
HOT NG GểC
V SINH N TRA NG TRA
HOT NG CHIU



* Thực hành chải răng theo hiệu lệnh
I/Yêu cầu:
Trẻ biết chải răng đúng cách theo hiêu lệnh trống. Biết giữ gìn vệ sinh răng miệng,
chải răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ
II/ Chuẩn bị:
- Bàn chải, ca, nước, kem đánh răng, xô.
III/ Tiến hành: Thực hành chải răng theo hiệu lệnh.
- Cô tập trung cho trẻ ra sân trường, cho trẻ xếp đội hình 2 hàng dọc.
- Cho cháu nhận bàn chải, ca, kem đánh răng theo tổ.
- Sau đó, cô cho cháu đánh răng theo hiệu lệnh (theo tài liệu tập huấn giữ gìn vệ sinh
răng miệng cho trẻ mẫu giáo).
- Cô quan sát và sữa sai cho cháu, động viên khuyến khích cháu thực hiện tốt.
- Giáo dục trẻ thường xuyên chải răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi
ngủ
IV. Nhận xét tuyên dương.
* Làm quen bài mới “Trang trí con bướm”
I/ Yêu cầu:
- Trẻ biết tô màu trang trí con bướm
II/ Chuẩn bị:
- Tranh tô màu con bướm
- Giấy và bút màu cho trẻ.
-Bàn ghế trẻ.
III/ Cách tiến hành:
* Cho trẻ hát bài: “Kìa con bướm vàng”.
- Con bướm là loại động vật gì? (Côn trùng)
- Cháu nào đã thấy con bướm?nó có màu gì?Bướm là côn trùng có ích hay có hại?
* Giáo dục trẻ biết yêu động vật
- Cô cho tre xem tranh mẫu trang trí

Gợi ý trẻ tô màu đối xứng con bướm
Ví dụ:Khi con tô cánh bướm bên trái màu vàng thì bên phải con cũng sẽ phải tô màu
vàng,các vòng tròn trang trí của cánh bướm bên trái cũng giống như bên phải,còn
thân bướm tô màu nâu, hai mắt tô màu đen
-Cho trẻ tập tô màu
IV. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
*Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ .
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
- Tình trạng sức khỏe: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: ……………………………………………….
…………………………..................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:…………………………………………………………
…………………………..................................................................................................
Thứ ba, ngày 14 tháng 3 năm 2017


LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
DỀ TÀI : NGHE HÁT « CON VE VÀ CON KIẾN »
Nội dung kết hợp : Hát, vận dộng theo nhạc “Chị ong nâu và em bé”
TCÂN: Nghe thấu, đoán tài
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên bài hát, tên tác giả, giai điệu và vận động nhún nhảy nhịp nhàng bài “Con
ve và con kiến”khuyến khích trẻ vận động sáng tạo.
- Trẻ thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe bài hát “ Con ve và con kiến”.
- Trẻ hiểu luật chơi và biết cách chơi trò chơi: ”
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng hát đúng nhịp theo bài hát, thể hiện cảm xúc và vận động theo ý
thích (MT 148).

Phát triển tai nghe nhạc.
3. Giáo dục: Trẻ hào hứng khi tham gia hoạt động âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô
- Nhạc bài hát “Chị ong nâu và em bé”
* Đồ dùng của trẻ
- Dụng cụ âm nhạc.
III. Cách tiến hành.
* Hoạt động 1: Hành trình văn hóa.
- Cô giới thiệu chương trình giao lưu văn nghệ với chủ đề “Thế giới động vật ”.
- Đến tham dự chương trình hôm nay rất vinh dự chào đón sự có mặt của 3 đội chơi đến từ
các vùng miền khác nhau.
+ Đội bướm xinh
+ Đội ong vàng
+ Đội đom đóm
- Chương trình “Tiếng hát động vật” gồm 4 phần:
+ Phần 1: Thế giới côn trùng
+ Phần 2:
+ Phần 3:
+ Phần 4: Về đích.
- Và ngay bây giờ xin mời các bạn đến với phần 1 mang tên “”.
- Ở phần này, chương trình sẽ đưa các bạn đi thăm quan, tìm hiểu một số đặc điểm của côn
trùng
- Cô bật hình ảnh về một số côn trùng
- Chúng ta vừa xem những hình ảnh con côn trùng nào? .
->Con ong tuy bé nhỏ,nhưng thật là chăm chỉ lao động mà còn chăm học tập nữa rất xứng
đáng là con ngoan trò giỏi nữa đấy các bạn,vậy lớp mình hãy cất cao tiếng hát để vui cùng
với bạn ong nào!



Và để hiểu hơn về điều này tác giả Tân Huyền đã sáng tác ca khúc “Chị ong nâu và em bé”.
Ngay bây giờ, cô mời các con hãy cùng lắng nghe ca khúc này qua phần trình bày của Cô
nhé!
*Hoạt động 2: Nghe hát: “ Con ve và con kiến ”
- Cô giới thiệu bài hát “Con ve và con kiến”.
- Cô kể cho trẻ nghe đoạn truyện “ve sầu và con kiến”
- Qua đoạn truyện con có nhận xét gì về con ve sầu và con kiến
Cô nói:Kiến rất chăm chỉ,suốt ngày chỉ lo kiếm thức ăn,Ve là con vật rất có ich,tiếng ve
kêu báo hiệu ho chúng ta biết mùa hè đến.
- Từ câu chuyện này cô Y Vân và chú Phùng Sửu đã sang tác bài hát “ Con ve và con
kiến”
- Cô hát mẫu cho cả lớp nghe kết hợp nhạc hoặc đàn.
- Hỏi trẻ về tên bài hát, tác giả, giai điệu của bài hát.
- Cô hát lần 2 nói nội dung bài hát.
- Cho trẻ chuyển đội hình thành 2 vòng tròn nghe hát và vận động sáng tạo hoặc bước
nhún nhịp theo lời bài hát.
- Lớp hát lại cùng cô.
* Hoạt động 3: Hát, Vận động theo nhạc: Chị ong nâu và em bé
- Cô đàn 1 đoạn bài hát “Chị ong nâu và em bé ”
- Chúng ta vừa nghe 1 đoạn nhạc có trong bài hát nào?Nhạc và lời của ai?
- Cô nói nội dung bài hát
- Cả lớp hát cùng cô
- Tổ - nhóm - cá nhân biểu diễn.
- Lớp hát lại lần nữa kết hợp vận động nhịp nhàng theo nhạc.
- Cô tuyên dương và động viên trẻ
* Hoạt động 4: Về đích (Trò chơi âm nhạc “Nghe thấu, đoán tài”).
- Cô giải thích cách chơi :
+ Trên màn hình Ban tổ chức đã chuẩn bị 4 ngôi sao đủ các loại màu sắc khác nhau. Mỗi
ngôi sao khi chọn sẽ phát ra tiếng của 1 loại nhạc cụ nào đó. Các đội sẽ lần lượt chọn ngôi
sao bất kì, sau đó lắng nghe âm thanh phát ra và đoán tên loại nhạc cụ. Đội nào đoán được

tên nhạc cụ chính xác sẽ được 1 bông hoa điểm thưởng. Kết thúc trò chơi đội nào được
nhiều bông hoa đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cô kiểm tra, tuyên dương đội chiến thắng.
- Chương trình “Tiếng hát động vật” đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các vị đại
biểu và các bạn nhỏ. Xin trân trọng kính chào và hẹn gặp lại.
IV. Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát con chuồn chuồn
Hoạt động tập thể: Trò chơi vận động: Bẫy chuột
Chơi tự do
I. Môc ®Ých - Yªu cÇu:
- Trẻ biết tên gọi đặc điểm ích lợi của con chuồn chuồn.


- Trẻ biết cách chơi và luật chơi của trò chơi vận động.
- Cháu tích cực hứng thú tham gia vào hoạt động.
II. ChuÈn bÞ:
- Tranh con chuồn chuồn.
III. Tiến Hành:
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát con chuồn chuồn:
- Cho trẻ hát bài “Con chuồn chuồn”
- Chúng mình vừa hát bài hát nói về con vật gì?
- Các con biết gì về con chuồn chuồn?
- Cô có một bí mật dành cho các con đấy. Các cháu nhìn xem đây là con gì nhé!( Cô cho trẻ
quan sát con chuồn chuồn).
- Con chuồn chuồn có đặc điểm gì? Nó có những bộ phận gì?(Cháu kể)
- Cánh con chuồn chuồn có ích lợi gì?
- Con chuồn chuồn thuộc loài gì?
- Con chuồn chuồn bay có thể dự báo thời tiết như thế nào?

- Cho lớp đọc:Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm
- Con chuồn chuồn là côn trùng có ích hay có hại.
- Cô khái quát lại:chuồn chuồn thuộc loại côn trùng có ích,chúng có cánh,có đầu,có
mình.có thân,đôi cánh mỏng,Khi chuồn chuồn bay thấp thì chúng ta biết trời sắp có
mưa,bay cao thì nắng,bay vừa thì râm.
2. Hoạt động tập thể:
* Trò chơi vận động: “Bẫy chuột”
- Các con có biết các chú chuột kêu như thế nào không?
- Hôm nay các chú chuột đi kiếm ăn không?
- Chúng mình chơi trò chơi bẫy chuột nhé!.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Một nhóm trẻ làm bẫy một nhóm trẻ làm chuột. Các trẻ làm bẫy cầm tay nhau
giơ lên. Các chú chuột kiếm ăn chui qua các bẫy đó. Khi có hiệu lệnh sập bẫy các trẻ làm
bẫy ngồi thụp xuống”.
+ Luật chơi: Chú chuột nào bị chạm vào vai coi như bị bắt phải đổi vai chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Cô bao quát tuyên dương trẻ.
3. Hoạt động chơi tự do:
- Trẻ chơi nhảy dây thun, đi cà kheo, bắn bi, ô ăn quan....
IV. Nhận xét tuyên dương:
HOẠT ĐỘNG GÓC
VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH: TÔ MÀU TRANG TRÍ CON BƯỚM
I. Mục đích yêu cầu:


1. Kiến thức: Trẻ hiểu được cách trang trí hình tròn, hình vuông, hình tam giác hình chữ
nhật thông qua hình thức trang trí và tô màu.
2. Kỹ năng: Phát triển khiếu thẩm mĩ, óc sáng tạo. Phát triển khả năng quan sát, cách sử

dụng màu sắc.
3. Thái độ: Trẻ hứng thú trang trí tô màu con bướm, biết giữ vệ sinh sạch sẽ, không bôi bẩn
quần áo.
II. Chuẩn bị:
- Cô:
+Mẫu tô và trang trí con Bướm
+ Máy casset, băng nhạc, nhạc không lời, bài hát:Kìa con bướm vàng.
- Trẻ:
+Vở vẽ mỗi trẻ một cuốn, bút sáp màu mỗi trẻ một hộp…
+Bàn ghế cho trẻ ngồi
+Tâm thế chuẩn bị cho giờ học
III. Tiến trình:
*Hoạt động 1:Ổn định, giới thiệu
- Cô mở nhạc “Kìa con bướm vàng”
- Các con vừa cùng cô minh hoạ bài hát gì?
- Bướm là loài côn trùng sống ở đâu?
- Cho trẻ kể tên các loài côn trùng mà trẻ biết.
*Hoạt động 2 : Quan sát, nhận xét mẫu.
- Các con nhìn xem, cô có gì đây? Tranh con bướm.
- Tranh con bướm này được cô trang trí như thế nào ? Nhiều hoa văn và màu sắc sặc sỡ.
- Vì sao bướm có màu sắc sặc sỡ vậy ?
- Cô trang trí tô màu con bướm như thế nào ?
- Cháu nhận xét. Con bướm có 2 cánh, có râu.
=>Cô tóm ý và giáo dục cháu không được bắt bướm.
*Hoạt động 3 : Hướng dẫn trang trí và tô màu.
- Cô cho trẻ biết trong thiên nhiên bướm có rất nhiều màu sắc, vì thế tùy vào sự chọn lựa
màu tô. Cánh bướm tô nhiều màu khác nhau,nhưng phải tô đối xứng nhau
Ví dụ:Khi con tô cánh bướm bên trái màu vàng thì bên phải con cũng sẽ phải tô màu
vàng,các vòng tròn trang trí của cánh bướm bên phải cũng giống như bên trái,còn thân
bướm tô màu nâu, hai mắt tô màu đen. Hoàn thành xong bức tranh ta có thể vẽ thêm chi tiết

phụ, bướm bay ở đâu ? Vẽ thêm hoa lá, cây cỏ...
- Chơi trò chơi “giấu tay”
- Cho cháu thực hiện tô màu cô quan sát và gợi ý cho trẻ hoàn thành.
- Giáo dục trẻ không bôi màu lên tường.
*Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm.
- Mời trẻ lên nhận xét sản phẩm.
- Cô nhận xét sản phẩm đẹp và chưa hoàn chỉnh.
*Củng cố: Giáo dục cháu không bắt phá ,bảo vệ các loài cô trùng có ích .
IV. Nhận xét, tuyên dương.


* LÀM QUEN BÀI MỚI :BẬT QUA VẬT CẢN 15-20 CM.
I/ Yêu cầu:
- Cháu biết lấy đà và bật qua vật cản cao 15 – 20 cm.
II/ Chuẩn bị:
Một tờ giấy rô ky cuộn tròn kích thước cao 15 – 20 cm, bề rộng 5- 6cm .
III/ Tiến hành:
- Cô làm mẫu và giải thích cách bật
Tư thế chuẩn bị. Đứng cách vật cản 12 – 15cm, 2 tay đưa ra phía trước lăng nhẹ
xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu. Nhún chân và đạp mạnh để bật
qua vật cản.
- Cho cả lớp tập bật qua vật cản cao 15 – 20 cm.
- Cô nói:về nhà các con tập luyện them để ngày mai chúng ta sẽ được học bật qua vật
cản 15-20cm
IV. Nhận xét tuyên dương
*Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ .
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
- Tình trạng sức khỏe: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: ……………………………………………….

…………………………..................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:…………………………………………………………
…………………………..................................................................................................
GVCN
**********************
Thứ tư, ngày 15 tháng 3 năm 2017

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LQCV
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN CHỮ CÁI G,Y
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái g, y trong băng từ “con ong”, “chim yến”.
2. Kỹ năng
- Trẻ phát âm to, rõ, đúng chữ g, y. Lấy đúng chữ cái g, y, trẻ đếm được số lượng chữ cái
trong băng từ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua sử dụng kỹ năng vận động chơi trò chơi, phối
hợp với nhau nhịp nhàng trong các trò chơi vận động với nhóm chữ cái g, y.
3. Giáo dục:
- Trẻ biết phối hợp với nhau trong các trò chơi vận động. Biết tuân thủ luật chơi.


- Trẻ biết yêu quý và chăm sóc động vật.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Bài giảng điện tử có nội dung bài dạy, máy tính, tivi, đầu đĩa.
- 4 vòng để trẻ bật khi chơi trò chơi, 2 bảng lớn, ghế, rổ lớn, vạch mức.
- Hình ảnh các loại chim, côn trùng có gắn chữ cái p, q, g, y.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các chữ cái p, q, g, y, các nét rời của chữ p, q, g, y.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, trò chuyện, gây hứng thú.
- Lớp hát và vận động bài hát “ ChỊ ong nâu và em bé”.
- Các con vừa hát bài hát nói về con vật gì?
- Con ong là côn trùng có ích hay có hại?
- Ngoài con ong ra, những con vật nào thuộc nhóm côn trùng nữa?
 Hoạt động 2: Làm quen chữ cái g, y.
* Làm quen chữ g:
- Cô bật máy chiếu có hình ảnh « con ong » cho trẻ quan sát.
- Bên dưới bức tranh có băng từ « con ong”, cô đọc và cho trẻ đồng thanh.
- Trong băng từ “con ong” có bao nhiêu tiếng? Có bao nhiêu chữ cái ghép lại? Cô cho trẻ
đếm.
- Cho trẻ tìm chữ đã học trong băng từ “con ong”.
- Còn mấy chữ trên băng từ?
- Con có biết chữ này không? Vì sao con biết?
- Cô giới thiệu chữ g và phát âm mẫu 3 lần.
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Cô chú ý và sửa sai cho trẻ.
- Bạn nào có nhận xét gì về chữ g.
- Sau đó, cô giải thích: chữ g gồm có 2 nét, một nét cong và một nét móc dưới.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ g: chữ g in hoa, in thường và viết thường tuy có cách viết
khác nhau nhưng đều có cách phát âm giống nhau, chữ g in cô dạy cho các con phát âm,
còn chữ g thường hôm sau cô dạy cho các con tập tô.
- Cô cho trẻ đọc lại các kiểu chữ “g”.
- Muốn ghép chữ g thì các con sẽ ghép như thế nào? Cho trẻ ghép chữ bằng nét cong tròn
và nét móc dưới.
* Làm quen chữ y:
- Cô cho trẻ xem đoạn video clip về chim yến.
- Các con vừa xem đoạn video clip nói về con vật nào?
- Cô bật máy chiếu có hình ảnh “chim yến” cho trẻ quan sát.

- Bên dưới bức tranh có băng từ “chim yến”, cô đọc băng từ và cho trẻ đồng thanh băng
từ.
- Trong băng từ “chim yến” có bao nhiêu tiếng? Có bao nhiêu chữ cái ghép lại? Cô cho
trẻ đếm.
- Cho trẻ tìm chữ đã học trong băng từ.


- Còn mấy chữ trên băng từ?
- Con có biết chữ này khơng? Vì sao con biết?
- Cơ giới thiệu chữ y và phát âm mẫu 3 lần.
- Cho cả lớp, tổ, cá nhân phát âm.
- Cơ chú ý và sửa sai cho trẻ.
- Bạn nào có nhận xét gì về chữ y.
- Sau đó, cơ giải thích: Chữ y gồm 2 nét : Một nét xiên ngắn bên trái, một nét xiên dài
bên phải được ghép với nhau tạo thành chữ cái y.
- Cơ giới thiệu các kiểu chữ y: chữ y in hoa, in thường và viết thường tuy có cách viết
khác nhau nhưng đều có cách phát âm giống nhau, chữ y in cơ dạy cho các con phát âm,
còn chữ y thường hơm sau cơ dạy cho các con tập tơ. Cơ cho trẻ đọc lại các kiểu chữ “y”.
- Muốn ghép chữ y thì các con sẽ ghép như thế nào? Cho trẻ ghép chữ y bằng nét xiên
ngắn bên trái và nét xiên dài bên phải.
- Cháu chọn các nét rới trong rổ và ghéo chữ y vừa ghép vừa phát âm.
- Ngồi chữ y dài ra, con còn biết chữ nào cơ đã dạy các con rồi cũng có cách phát âm là
i. (chữ i ngắn).
- Cho cháu tìm đặc điểm để nhận dạng chữ y và i. (Chữ y và i có cách viết khác nhau
nhưng đều đọc là i. Tuy nhiên, khi phát âm chữ y chúng ta kéo dài hơi ra, còn phát âm
chữ i ngắn thì chúng ta phát âm một cách dứt khốt).
- Cháu phát âm lại chữ y – i.
- Cho trẻ xem lại các kiểu chữ g – y.
- Đọc thơ « ong và bướm » kết hợp chuyển đội hình.


Hoạt động 3 :Bé chơi với chữ cái
 Trò chơi 1: Bé xếp chữ g, y.
Cơ chia lớp làm 2 đội. Khi tiếng nhạc cất lên đội 1 di chuyển xếp thành hình chữ g
bên tay phải của cơ. Đội 2 xếp hình chữ y bên tay trái của cơ.
 Trò chơi 2: Chọn nhanh, nói đúng.
- Lần 1: Cơ u cầu trẻ chọn chữ theo u cầu của cơ (trẻ tìm chữ cái theo u cầu đưa
lên và phát âm).
- Lần 2: Cho trẻ tìm chữ còn thiếu trên máy tính (trẻ tìm chữ cái theo u cầu đưa lên
và phát âm).
+ Vận động bài “con cào cào” kết hợp chuyển đội hình
 Trò chơi: Nhà nhiếp ảnh tài ba
- Cách chơi: Cơ chia làm 4 đội chơi. Khi nghe hiệu lệnh của cơ, bạn đầu tiên của
mỗi đội phải bò chui qua cổng, nhanh tay chọn 1 tranh động vật có chữ “g, y”, sau
đó gắn tranh lên bảng của đội mình. Bạn nào làm xong chạy về chạm vào tay bạn kế
tiếp để tiếp tục trò chơi. Thời gian dành trò chơi này là độ dài của 1 bản nhạc.
- Luật chơi: Đội nào nhanh tay lấy đúng và nhiều tranh động vật có chữ “g, y” nhất
thì đội đó thắng cuộc.
- Cơ động viên và khích lệ trẻ chơi. Nghe hiệu lệnh 3 đội cùng thi đua chơi.
- Sau khi hết giờ quy định, cơ kiểm tra lại và đánh giá kết quả.
 Trò chơi: Bé khéo tay.
- Chia trẻ thành 3 nhóm


+ Nhóm 1: Xếp chữ g, y bằng hột hạt
+ Nhóm 2: Nặn chữ g, y
+ Nhóm 3: Xâu chữ g, y
- Cô nhận xét, động viên trẻ sau khi chơi.
IV. Nhận xét, tuyên dương.

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI

Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về cây thuốc phiện (MT15)
Hoạt động tập thể: Trò chơi dân gian: “ Nhảy vào nhảy ra”
Hoạt động chơi tự do.
I.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tác hại của cây thuốc phiện.
- Trẻ biết không ăn và uống một số thứ có hại cho sức khỏe. (MT 15)
II. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh cây thuốc phiện
- Một số tác hại khi sử dụng thuốc phiện
- Sân bãi sạch sẽ .
III. Tiến hành:
1. Hoạt động có chủ đích: GDPCMT: “Trò chuyện về cây thuốc phiện ”:
- Cô cho trẻ quan sát tranh cây thuốc phiện
- Con có biết gì về cây thuốc phiện?(Có hoa còn gọi là hoa Anh túc)
- Tại sao một số người lại nghiện hút thuốc phiện
Cô nói: Hoa Anh Túc kết thành quả trong quả Anh túc chất nhựa trắng, lấy ra phơi
khô thành thuốc phiện khi dùng sẽ gây nghiện
- Con biết gì về những nguy hại khi hút thuốc phiện
Cô nói:Khi dùng cây thuốc phiện sẽ bị ngộ độc dần dần ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khỏe, trở thành"con nghiện", sau đó nghẹt thở chết. Do đó,nhà nước cấm trồng
cây Anh túc và cấm sử dụng.
-Cho trẻ xem một số hình ảnh tác hại khi hút thuốc phiện.
-Trong cơ thể chúng ta nếu bị bệnh như vậy thì cơ thể chúng ta sẽ như thế nào?
-Bằng cách nào để không xảy ra như những hình ảnh vừa qua(không dùng thuốc
phiện)
- Cô nói cho trẻ biết cây thuốc phiện thường được trồng ở miền núi và hoa quả thuốc
phiện là loại hoa làm ra thuốc phiện. Thuốc phiện là loại ma túy nguy hiểm. Vì vậy,
chúng ta không nên ăn,uống sử dụng những đồ lạ được chế biến từ cây thuốc
phiện.hãy tuyên truyền và vận động người thân
- Hãy kiên quyết “ Nói không với thuốc phiện”

2. Hoạt động tập thể:
* Trò chơi dân gian: “ Nhảy vào nhảy ra”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cô hướng dẫn cách chơi.


+ Cáh chơi: Chia trẻ thành các nhóm (từ 6-8 trẻ). trẻ ngồi nắm tay nhau dang rộng thành
vòng tròn, những trẻ còn lại của mỗi nhóm đứng ngoài vòng tròn sẽ nhảy vào vòng tròn rồi
nhảy ra. Khi nhảy chân không được chạm vào tay nhưng trẻ làm vòng tròn. Người nào
nhảy vướng vào vòng tròng sẽ phải thế chỗ chô một trong những người ngồi làm vòng tròn.
Sau một hồi nhảy vào nhảy ra mà không chạm tay người làm vòng tròn thì nâng dần tay
lên.. Người làm vòng tròn thì đọc
“Vua bắt kẻ trộm
Kẻ trộm bắt gà
Gà mổ mối
Mối dục chân vua.”
3. Hoạt động chơi tự do
- Trẻ chơi nhảy dây thun, đi cà kheo, bắn bi, ô ăn quan....
IV. Nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG GÓC
VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
ĐỀ TÀI: BẬT QUA VẬT CẢN 15-20 CM.
I/ Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Cháu thực hiện được bài tập bật qua vật cản cao 15 – 20 cm(MT7)
2. Kỷ năng: Cháu biết nhún bật không chạm vào vật cản và chơi được trò chơi vận
động chuyền bóng liên tục, không làm rơi bóng, chạy nhịp nhàng
3. Giáo dục: Chú ý trong giờ học. Không chơi tập ngoài đường dễ gây tai nạn giao

thong.
II/ Chuẩn bị:
Một tờ giấy rô ky cuộn tròn kích thước cao 15 – 20 cm, bề rộng 5- 6cm .
III/Tiến hành:

Hoạt động 1: Khởi động.
- Cho cháu hát “ Cá vàng bơi” và xếp 4 hàng dọc.
- Cho cháu đi vòng tròn, đi kiễng chân, đi thường, chạy chậm, chuyển 4 hàng ngang.

Hoạt động 2: Trọng động.
Bài tập phát triển chung:
- Tay,vai 1 : Đưa tay ra phía trước, sang ngang.
- Lung,bụng 1: Đứng quay người sang bên.
- Chân 3 : Khuỵu gối.
- Bật 2 : Nhảy lên phía trước, lùi về phía sau
Bài tập vận động cơ bản: *Bật qua vật cản:


- Cho lớp đọc thơ: Ếch kêu ộp ộp
- Các con đã thấy chú ếch ộp nhãy bao chưa? ếch ộp nhảy như thế nào? Cho trẻ làm
ếch ộp nhảy
- Giới thiệu bài học.
- Cô mời 1 cháu giỏi làm mẫu lần 1: ( Không giải thích)
- Cô mời 1 cháu thực hiện với cô (kết hợp giải thích):
- Tư thế chuẩn bị. Đứng cách vật cản 12 – 15cm, 2 tay đưa ra phía trước lăng nhẹ
xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu. Nhún chân và đạp mạnh để bật
qua vật cản.
- Mời cháu xung phong thực hiện
- Lần lượt gọi mỗi lần 2- 4 trẻ lên thực hiện đến hết lớp (cô quan sát sửa sai)
- Thi đua ( Chia trẻ làm 2 đội) 2 đội thi đua với nhau.

- Cháu khá thực hiện lại
* Trò chơi vận động: “Nhảy qua hố nhỏ”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cho trẻ nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cô vẽ các vòng tròn liên tục làm hồ, trẻ giả làm “con ếch” nhảy từ “hồ” nọ sang
“hồ” kia, vừa nhảy vừa kêu “ộp ộp”
- Cô hướng dẫn lại và tổ chức cho cháu chơi.
- Tuyên dương cháu làm mèo bắt được chuột.

Hoạt động 3: Hồi tĩnh :
- Đi nhẹ nhàng hít thở theo bài hát “chim mẹ chim con”.
- Chơi “uống nước chanh”
IV. Nhận xét, tuyên dương.
*Vệ sinh - Nêu gương - Trả trẻ .
* Đánh giá trẻ hằng ngày:
- Tình trạng sức khỏe: ………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………..
- Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ: ……………………………………………….
…………………………..................................................................................................
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:…………………………………………………………
…………………………..................................................................................................
GVCN

**********************************

Thứ năm, ngày 16 tháng 3 năm2017

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: ĐẾM ĐẾN 9. NHẬN BIẾT NHÓM CÓ 9 ĐỐI TƯỢNG

NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 9.
I. Mục đích - yêu cầu:


1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 9. Nhận biết nhóm có 9 đối tượng và chữ số 9.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đếm cho trẻ, kỹ năng so sánh, tạo nhóm.
- Rèn luyện kỹ năng xếp tương ứng 1 - 1.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động .
- Giáo dục trẻ biết yêu quý động vật
II. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô : - Bài giảng powerpoint
- Một số con vật có số lượng 9 để quanh lớp.
- 9 con mèo, 9 con cá cắt rời bằng xốp bitits.
- Bảng, đĩa nhạc, đầu đĩa, ti vi, máy tính.
- Thẻ số 8,9.
- 16 con gà trống để trẻ chơi.
- Tranh vẽ các con vật để trẻ nối số.
+ Đồ dùng của trẻ : - Rỗ đồ chơi (9 con gà mái, 9 quả trứng , 9 con gà con)
- Thẻ số 8, 9.
III. Tiến trình:
* Hoạt động 1 : Ổn định, tổ chức
- Cô cho trẻ hát bài “Gà trống, mèo con, cún con”. ( Trẻ hát cùng cô)
- Trò chuyện :
+ Các con vưà hát bài gì ?
+ Trong bài hát có nhắc đến con vật nào ? (Trẻ kể )
+ Đó là những con vật sống ở đâu?
+ Để bảo vệ các con vật đó các con phải làm gì ?

- Cô cháu mình cùng đọc bài thơ “Tìm ổ” đi thăm trang trại chăn nuôi nhé.
* Hoạt động 2 :
1. Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 8 :
- Cô cho trẻ đếm nhóm con lợn, nhóm con chó, nhóm vịt. Cô hỏi:
+ 8 con lợn tương ứng với thẻ số mấy ?
+ 7con vịt tương ứng với chữ số mấy ? ( Cô bấm màn hình xuất hiện số 7 gắn vào
nhóm vịt và cả lớp đếm)
+ 6 con chó tương ứng với chữ số mấy ? (Cô bấm màn hình xuất hiện số 6 gắn vào
nhóm con chó và cả lớp đếm)
- Cô và lớp cùng đếm lại số lượng ở mỗi nhóm.
2. Dạy trẻ đếm đến 9. Tạo nhóm có số lượng 9. Nhận biết chữ số 9.
- Cô mô phỏng : ‘Trời tối – trời sáng”, sau đó cô đố trẻ :
+ Đây là con gì ?
- Cô mời 1 trẻ lên gắn 8 con mèo lên bảng giúp cô.
- Cô mời cả lớp cùng đếm số lượng con mèo. ( Trẻ đếm)
- Cô tặng vào thêm 1 con mèo nữa. Cô hỏi trẻ :
+ 8 con mèo thêm vào 1 con nữa, có bao nhiêu con mèo ?


- Mời cả lớp cùng đếm.
- Cô mời 1 trẻ lên gắn số lượng 8 con cá lên bảng. ( Xếp tương ứng 1 - 1).
- Cô gợi ý cho trẻ so sánh số lượng con mèo và con cá:
+ Nhóm nào nhiều hơn ? nhiều hơn mấy ?
+ Nhóm nào ít hơn ? ít hơn mấy? Vì sao ?
- Cho trẻ tạo nhóm bằng nhau:
+ Muốn số lượng nhóm cá bằng số lượng nhóm mèo phải làm thế nào ?
+ 8 con cá thêm 1 con cá , tất cả là mấy con cá ?
+ Vậy 8 thêm 1 là mấy ? ( 8thêm 1 là 9)
- Cho trẻ nhắc lại trọn câu. Tiếp tục cho trẻ đếm lại nhóm mèo.
+ Nhóm mèo và nhóm cá như thế nào với nhau ?

+ Đều có số lượng là mấy ?
- Cô giới thiệu thẻ chữ số 9. Số 9 biểu thị cho nhóm có 9 đối tượng. ( Cô mời cả lớp
đọc, tổ, cá nhân đọc số 9 vài lần)
- Cô cho trẻ cùng đếm lại nhóm mèo, nhóm cá. Sau đó mời 1 trẻ lên chọn thẻ chữ số
tương ứng gắn vào.
- Cho trẻ đếm lại số mèo, số cá cả 2 nhóm và đọc số. ( Mời cá nhân trẻ đếm và đọc
số)
- Cô mời 1 trẻ lên cất thẻ chữ số ở nhóm cá . ( Trẻ cất dần nhóm cá và đếm)
- Tương tự cô cho trẻ lần lượt cất nhóm mèo, vừa cất vừa đếm.
3. Luyện tập :
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “Con gà tục tác lá chanh” đi lấy rổ đồ dùng. Cô hỏi trẻ:
+ Trong rổ có những gì ?
- Cho trẻ xếp tất cả số gà mái ra thành một hàng ngang, sau đó xếp tiếp 8 quả trứng
phía dưới. ( Xếp tương ứng 1-1). Cho trẻ so sánh số lượng 2 nhóm
- Gắn chấm tròn tương ứng.
+ Để số lượng nhóm gà mái bằng số lượng nhóm trứng các con làm thế nào ?
+ 8 con gà thêm 1 con gà , tất cả là mấy con gà ?
+ Vậy 8 thêm 1 là mấy ? ( cho trẻ nhắc lại 8 thêm 1 là 9)
- Cho trẻ đếm lại số lượng 2 nhóm và chọn thẻ số tương ứng đặt vào.
- Cô cho trẻ cất nhóm gà vào sổ.
- Mỗi quả trứng nở thành 1 con gà con , có 8 quả trứng đã nở.
+ Có bao nhiêu con gà con ?
+ Số lượng nhóm gà con và số lượng nhóm trứng như thế nào?
+ Muốn số lượng nhóm gà con bằng số lượng nhóm trứng phải làm thế nào ?
+ 8 con gà con thêm 1 con gà con , tất cả là mấy con gà con ?
+ Vậy 8 thêm 1 là mấy ? ( cho trẻ nhắc lại 8 thêm 1 là 9)
- Cho trẻ đếm lại số lượng 2 nhóm và chọn thẻ số tương ứng đặt vào.
- Cho trẻ cất thẻ chữ số vào rổ, sau đó cất dần các con vật vào rổ, vừa cất vừa đêm.
- Cho trẻ phát hiện quanh lớp nhóm con vật có số lượng là 9.
4.Trò chơi:

* Trò chơi 1: “Về đúng nhà”.


- Cách chơi: Có 3 ngôi nhà , chia trẻ thành 3 đội. Mỗi đội 8-9 bạn lên tham gia. Trẻ
cầm thẻ số trên tay . Trẻ vừa đi vừa hát ,khi nghe hiệu lệnh về đúng nhà thì trẻ phải
chạy nhanh về nhà có số giống như thẻ số trẻ đang cầm trên tay.
- Luật chơi : Trẻ nào không tìm đúng nhà cho mình sẽ bị nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Trò chơi 2: “Thi ai nối đúng”.
- Cách chơi: Mỗi trẻ 1 bức tranh có vẽ sẵn các con vật, trẻ chọn các con vật có số
lượng là 9 nối về chữ số 9.
* Trò chơi 3: Luyện tập vở
Cô hướng dẫn trẻ thực hiện vào vở của mình.
* Củng cố :
Hoạt động 3 : Kết thúc hoạt động
- Nhận xét – tuyên dương.
- Cô và trẻ làm những chú gà con đi kiếm mồi cùng hát và vận động theo bài “Đàn gà
trong sân” và nghỉ.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có chủ đích: Quat sát Con muỗi.
Hoạt động tập thể: - Trò chơi vận động: “Bắt bướm.”
Hoạt động tự do.
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm, tác hại của con muỗi.
- Phát triển khả năng ghi nhờ có chủ định của trẻ.
- Biết ngủ mùng để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
- Trẻ biết cách chơi trò chơi vận động và dân gian.
II- Chuẩn bị
- Con muỗi, vßng, bãng, l¸ c©y, phÊn, hét h¹t.
- 1 khăn bịt mắt

- Sân b·i b»ng ph¼ng an toµn.
III- Tiến hành hoạt động
1. Quan sát con muỗi : con muỗi
- Cho lớp chơi trò chơi con muỗi.
- Thề các cháu có nhìn thấy con muỗi chưa. Cháu biết gì về con muỗi?
- Một số bạn có ý kiến khác nhau. Giờ cả lớp kiểm tra xem có đúng không nhé!
- Cô đưa tranh con muỗi và hỏi trẻ. Dây là con gì?
- Cho cháu nhận xét về bộ phận, đặc điểm của con muỗi.
- Cô khái quát lại và chỉ lại cho trẻ xem các bộ phận của con muỗi. Con muỗi có đạc
điểm nổi bật là có vòi dài để hút máu người và một số con vật khác. Chính vì thế nó là
con vật rất có hại vời chúng mình phải không nào?
- Khi thấy muỗi cháu phải phải làm gì?
- Con muỗi thường sống ở đâu?


=> Muỗi thường sống nơi bụi dậm cây cối um tùm hay ở nhà nơi tối, dơ bẩn. Đặc biệt
là muỗi xuất hiện nhiều vào ban đêm. Vì thế các cháu nhớ nhắc bố mẹ làm gì trước khi
đi ngủ.
2. Hoạt động tập thể:
* Trò chơi vận động: “Bắt bướm”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu tên trò chơi và nêu cách chơi: Cô có dây treo các chú bướm đang bay.
Chia lớp làm 4 đội ,mỗi lần 2 đội chơi, 2 đội xếp hàng dọc trước vạch mức ,nghe hiệu
lệnh bạn đầu hàng chạy nhanh lên phía trước nhảy qua 3 luống hoa rồi nhảy cao bắt 1
chú bướm . Sau đó quay lại nhảy qua 3 luống hoa chạy về bỏ bướm vào giỏ rồi về cuối
hàng,bạn tiếp theo chạy, nhảy lên bắt bướm ,cứ như vậy trong khoảng 5-7 phút đội nào
bắt được nhiều bướm hơn là thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Nhận xét trẻ chơi.
3. Hoạt động chơi tự do.

- Cho trẻ chơi leo cây, bún thun, nhảy dây…
IV.Nhận xét, tuyên dương:
Cô cho trẻ tập trung đếm sĩ số và dẫn trẻ vào lớp
HOẠT ĐỘNG GÓC
VỆ SINH – ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Bổ sung vở toán
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết làm các bài tập trong vở
- Biết giữ gìn vở cẩn thận .
II. Chuẩn bị:
-Giấy trắng , bút chì, bút màu cho các cháu
III. Cách tiến hành-Bổ sung vở toán :
- Cô cho trẻ tranh mẫu các bài tập
- Cô hướng dẫn trẻ thực hiện
- Hướng dẫn trẻ làm bài tập.
- Cô nhận xét, tuyên dương những bạn hoàn thành chính xác, trình bày sạch, đẹp
IV. Kết thúc
* HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG: BÉ LÀM TRỰC NHẬT
I. Yêu cầu:
- Có hành vi bảo vệ môi trường: Bỏ rác đúng nơi qui định, không hái hoa, bứt lá ….
- Tiết kiệm điện, nước…. MT 124
- Trẻ biết phối hợp cùng bạn thực hiện hoạt động lao động “Bé làm trực nhật”


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×