Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (969.61 KB, 66 trang )

Khoa Tài chính Kinh tế
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải
có những phương án sản xuất và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Để làm những điều
đó, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó công
tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ được coi là nhiệm vụ quan
trọng của mỗi doanh nghiệp.
Tổ chức hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tốt sẽ cung cấp kịp thời,
chính xác cho các nhà quản lý và các phần hành kế toán khác cho doanh nghiệp để từ
đó có thể đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nội dung thực hiện
công tác hạch toán nguyên vật liệu công cụ dụng cụ là vấn đề có tính chất chiến lược
đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh của
mình.
Công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM là công ty có 100 % vốn đầu tư của
nước ngoài, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bản mạch điện tử phục vụ nguyên liệu
đầu vào cho các công ty sản xuât đồ điện tử. Chính vì vậy việc hạch toán nguyên vật
liệu, công cụ dụng cụ tại công ty rất được coi trọng và là một bộ phận không thể thiếu
trong công tác quản lý của công ty. Sau thời gian thực tập tại công ty em đã tìm hiểu
thực tế kết hợp với lý luận đã học ở trường e đã lựa chọn chuyên đề:" Kế toán nguyên
vật liệu tại công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM”.Chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu trong công ty.
Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán nguyên vật liệu.
Do điều kiện thời gian có hạn nên trong chuyên đề khổng thể thiếu những thiếu sót,
em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các anh chị trong phòng kế toán cũng như sự
chỉ bảo của cô Đinh Thị Minh Tâm. Em xin chân thành cảm ơn.

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

1


Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
DANH MỤC VIẾT TẮT

1.

BCTC

:

Báo cáo tài chính

2.
3.

BCXNT
CCDC

:
:

Báo cáo xuất nhập tồn
Công cụ dụng cụ

4.

CPNVLTT :


Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

5.

CPSXC

:

Chi phí sản xuất chung

6.

CTGS

:

Chứng từ ghi sổ

7.

ĐK

:

Định khoản

8.

KAV


:

Katolec Việt Nam

9.

NKC

:

Nhật ký chung

10. NKCT

:

Nhật ký chứng từ

11. NKSC
12. NVBH

:
:

Nhật ký sổ cái
Nhân viên bán hàng

13. NVL

:


Nguyên vật liệu

14. NVQLDN

:

Nhân viên quản lý doanh nghiệp

15. NVQLPX

:

Nhân viên quản lý phân xưởng

16. SP

:

Sản phẩm

17. TK

:

Tài khoản

18. TNHH

:


Trách nhiệm hữu hạn

19. TSCĐHH

:

Tài sản cố định hữu hình

20. VD

:

Ví dụ

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

2

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
DANH MỤC VIẾT TẮT...........................................................................................2
CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KATOLEC VIỆT NAM........5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH KATOLEC Việt
Nam...........................................................................................................................5

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH KATOLEC Việt Nam.................7
1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa của công ty TNHH KATOLEC
Việt Nam..................................................................................................................8
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty TNHH
KATOLEC Việt Nam..............................................................................................9
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty..................................9
1.5.1 Sơ đồ bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất của công ty
KATOLEC Việt Nam...........................................................................................10
1.6 Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH KATOLEC Việt Nam.........11
1.6.1 Hình thức và chính sách kế toán áp dụng của công ty:..........................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY TNHH KATOLEC VIỆT NAM.............14
2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Katolec Việt Nam..............14
2.2 Phân loại nguyên vật liệu.............................................................................16
2.3 Tính giá NVL tại công ty ..............................................................................16
2.3.1 Tính giá nhập kho NVL .............................................................................16
2.3.2 Tính giá xuất kho NVL .........................................................................17
2.4 Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Công ty.......................................17
2.4.1 Chứng từ sử dụng........................................................................................17
2.4.2 Thủ tục nhập kho nguyên liệu, vật liệu....................................................18
2.4.3 Thủ tục xuất kho nguyên liệu, vật liệu.....................................................24
2.4.4 Trình tự kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu.........................................25
2.5 Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu.......................................................33
2.5.1 Tài khoản sử dụng.......................................................................................33
2.5.2 Hệ thống sổ kế toán nguyên liệu, vật liệu..............................................33
2.5.3 Kế toán tổng hợp nhập nguyên liệu, vật liệu...........................................34
2.5.4 Kế toán tổng hợp xuất nguyên liệu, vật liệu............................................42
2.5.5 Kế toán kiểm kê nguyên liệu, vật liệu tại công ty...................................53
2.5.6 Kế toán đánh giá lại nguyên liệu, vật liệu tại công ty............................58
CHƯƠNG 3 NHỮNG Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL TẠI CÔNG TY TNHH KATOLEC
VIỆT NAM.............................................................................................................59
3.1. Một số ý kiến nhận xét về công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu .........59
3.1.1. Những ưu điểm ..........................................................................................60
3.1.2. Những hạn chế ...........................................................................................61
3.2. Những ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty TNHH Katolec Việt Nam .........................................................61
GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

3

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
3.2.1. Một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện phương pháp đánh giá
nguyên vật liệu xuất kho. ....................................................................................62
3.2.2 Một số ý kiến hoàn thiện phương pháp kế toán chi tiết NVL phụ .......63
3.2.3. Một số ý kiến về vấn đề ghi sổ tổng hợp ..............................................63
3.2.4 Một số y kiến về ứng dụng công nghệ tiên tiến vào công tác kế toán 63
3.2.5 Một vài ý kiến về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho...............64

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

4

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế

CHƯƠNG 1: TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KATOLEC VIỆT NAM
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH KATOLEC Việt Nam
Tên công ty: Công ty TNHH Katolec Việt Nam
Địa chỉ: Lô 41B, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam
Mã số thuế: 2500242219
Tên Giám đốc: AONO MINORU
Giấy chứng nhận đầu tư số: 192043000121
Số tài khoản: (VNĐ) H15-795-02538 và (USD) F15-795-002520
Ngân hàng: Ngân hàng Mizuho, Chi nhánh Hà Nội
Điện thoại: (84) 04 38182742

Fax: (84) 0438182743

Công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM là một công ty chế xuất với 100% vốn
đầu tư của Nhật Bản, được thành lập vào tháng 10 năm 2005, với tổng diện tích là
9.120 m2 .Đến tháng 10 năm 2011 công ty xây dựng thêm một nhà máy thứ hai với
tổng diện tích là 8.500 m2
Năm 2005 công ty có 500 công nhân viên làm việc cho công ty.Đến tháng 9 năm
2011 công ty có 1.224 công nhân viên.Hiện nay tính đến tháng 3 năm 2012 công ty có
1.694 công nhân viên.
Những năm đầu mới thành lập, khách hàng chủ yếu của công ty là khách hàng nội
địa. Sau 5 năm hoạt động công ty đã có nhiều cố gắng nỗ lực tìm ra khách hàng mới .
Hiện nay công ty có 10 khách hàng khác nhau cả trong nước và quốc tế.

Với mục

tiêu đem lại lợi nhuận cao nhất cho các cổ đông, tạo việc làm ổn định và nâng cao thu
nhập cho người lao động, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty
ngày càng lớn mạnh, góp phần phát triển sản xuất linh kiện điện tử, công ty đã mang
tầm cỡ quốc tế. Công ty cùng hơn 1500 cán bộ công nhân viên có trình độ cao và

chuyên môn sâu lăp ráp điện tử đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho việc đẩy
mạnh nền công nghiệp điện tử trong nước và quốc tế. Đồng thời KAV đã, đang và sẽ
là nhà phân phối chính thức, có uy tín trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm bản mạch
điện tử cho tất cả các nghành nghề liên quan.
Từ khi thành lập đến nay Công ty TNHH KATOLEC VIỆT NAM đã khẳng định
được vị thế của mình trên thị trường tạo được lòng tin và uy tín nơi khách hàng. Mặc

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

5

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
dù gặp rất nhiều khó khăn để có thế tồn tại và phát triển, nhưng sự kết hợp giữa những
cố gắng sự thống nhất đồng lòng của toàn thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã vượt
qua khó khăn để từ chỗ đảm bảo cho đến nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân
viên, thêm vào đó Công ty còn tăng cường đổi mới các trang thiết bị, phương tiện kỹ
thuật, máy tính nâng cao năng suất lao động ,hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh
tranh của Công ty trên thị trường.
Cụ thể hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2010 và 2011 được thể hiện
qua:
Bảng 1.1 Báo cáo tình hình và kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: USD
Năm

2011

2010


So sánh
Tuyệt đối

%
(2011/2010

Tổng giá trị tài sản
Tổng vôn đầu tư
Vốn góp
Vốn vay
Tổng DTBH và cung cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ

20.500.000
20.000.000
5.700.000
14.300.000
34.959.410
603
34.958.807

18.000.000
20.000.000
5.700.000
14.300.000
29.800.313
5.523

29.794.790

5.159.097
(4.920)
5.164.017

53,98
9,83
53,98

Giá vốn hàng bán
Doanh thu tài chính
Chí phí tài chính
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD
Thu nhập khác

33.509.325
59.444
198.936
316.198
729.853
263.939
128.994

27.604.464
82.066
388.899
341.687

498.159
1.043.648
155.585

5.904.861
(22.622)
(183.963)
(25.481)
231.694
(779.709)
(26.591)

54,83
42,006
33,84
48,06
59,43
20,18
45,32

31.737
361.196

16.293
1.182.940

(15.444)
(821.744)

66,07

23,39

361.196
1.694

1.182.940
1.224

(821.744)

23,39

1.442.308

8.653.846

Chi phí khác
Tổng lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Số công nhân viên
Thu nhập bình quân

(Số liệu trích từ báo cáo tài chính năm 2011 và năm 2010)

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

6

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1



Khoa Tài chính Kinh tế
Căn cứ vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta có thể thấy Tổng
doanh thu của doanh nghiệp năm 2011 là 34.959.410 đồng tăng 5.159.097 đồng, tương
ứng với tỷ lệ là 53,98% so với năm 2010. Bên cạnh đó thì giá vốn hàng bán của Công
ty năm 2011 cũng tăng tương ứng với tỷ lệ 54,83% so với năm 2010. Mặt khác, chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty lại giảm trong đó chi phí tài chính năm
2011 là 198.936 đồng, năm 2010 là 388.899 đồng, giảm 22.622 đồng, tương ứng với tỷ
lệ 33,84%. Chi phí bán hàng năm 2011 so với năm 2009 giảm tương ứng là 48,06%.
Ngoài ra chi phí Quản lý doanh nghiệp tăng lên 231.694 đồng năm 2011 so với 2010
và tỷ lệ là 59,43%. Dẫn tới tổng lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp giảm 821,744
đồng, tương ứng với tỷ lệ 23,39%
Tóm lại, qua bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
trong hai năm 2011- 2010 vừa qua ta có thể thấy tổng lợi nhuận của doanh nghiệp bị
giảm sút. Do công ty vẫn đang trong qua trình xây dựng và phát triển, nên chi phí cho
việc quản lý doanh nghiệp còn cao, ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận của công ty.Nhưng
công ty vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, công ty cần dần dần ổn định chính sách đầu tư,
có những biện pháp và chiến lược cụ thể để công ty ngày càng hoạt động vững mạnh
và phát triển hơn nữa.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH KATOLEC Việt Nam
Công ty chủ yếu sản xuất các bản mạch điện tử cho máy in, tủ lạnh, máy in
phun, máy fax, máy quét, máy photo. Công ty nhập linh kiện cả trong và ngoài nước
về lắp ráp thành bản mạch để bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.
Là một doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư của nước ngoài, có tư cách pháp
nhân, và hạch toán độc lập. Công ty phải đảm bảo tiến hành sản xuất kinh doanh có lãi
dựa trên hoạt động kinh doanh theo đúng luật định. Xây dựng và tổ chức thực hiện các
kế hoạch sản xuất theo đúng quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung
hoạt động của công ty. Nghiên cứu khả năng sản xuất, nhu cầu sản xuất trong nước và
thị hiếu của khách hàng để đề ra những chiến lược và mục tiêu cụ thể sao cho đem lại

hiệu quả cao và lợi nhuận mong muốn của doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả nguồn
vốn, đảm bảo trang trải về mặt tài chính sản xuát kinh doanh có hiệu quả và đáp ứng
yêu cầu phục vụ sự phát triển kinh tế và xuất khẩu hàng hóa của công ty.

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

7

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
1.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hóa của công ty TNHH KATOLEC Việt
Nam
* Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty:

Sơ đồ 1.1 Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty
Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu từ nhập nguyên vật liệu về sau đó
chuyển qua từng bộ phận khác nhau để sản xuất sản phẩm, mỗi bộ phận có chức năng
và nhiệm vụ khác nhau. Từ nguồn vật liệu nhập về chuyên qua máy cắt tự động sau đó
đến máy cắm bề mặt, tiếp theo là kiểm tra bằng máy. Để đảm bảo độ chính xác hơn
phải đưa qua bộ phận kiểm tra công nghệ cắm bằng mắt, hoàn thiện xong sẽ chuyển
qua bộ phận cắm bằng tay sau đó mới đưa vào máy quét mạ tự động. Để đảm bảo chất

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

8

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1



Khoa Tài chính Kinh tế
lượng của sản phẩm sau khi được đưa vào quét mạ tự động thì sẽ đc chuyển cho bộ
phận kiểm tra bằng mắt, kiểm tra bên trong chuyển qua mạ bằng tay mới đến khâu
kiểm tra lần cuối và đánh giá chất lượng sản phẩm.
1.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của công ty TNHH
KATOLEC Việt Nam
1.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công được thực hiện theo nguyên tắc : hoạt
động nhanh, dựa vào thực tế, đảm bảo chất lượng sản phẩm do khách hàng đề ra. Mọi
sản phẩm của công ty đều được sản xuất theo quy trình, dây truyền công nghệ cao,
sản phẩm đảm bảo tốt chất lượng.
1.4.2 Kết cấu sản xuất của công ty.
* Bộ phận sản xuất chính:
Bộ phận sản xuất chính của công ty là toàn bộ dây chuyền sản xuất công nghệ
cao để tạo ra sản phẩm chính, tốt nhất và đảm bảo chất lượng tốt.
* Bộ phận sản xuất phụ và các bộ phận khác phụ trợ:
Là tất cả nhưng yếu tố bên ngoài tác động đến sản xuất sản phẩm. Ví dụ như
nguồn hợp đồng ký về lấy nguồn để dây truyền sản xuất hoạt động liên tục, nguồn
điện phục vụ cho quá trình sản xuất…vv

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

9

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KATOLEC

Việt Nam
1.5.1

Sơ đồ bộ máy quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất của công ty

KATOLEC Việt Nam.

Sơ đồ 1.2 Mô hình bộ máy quản lý, tổ chức của công ty
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý của công ty:
-

Giám đốc công ty: Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động
hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương
án đầu tư của công ty. Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế
quản lý nội bộ công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh
quản lý trong công ty. Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động
trong công ty. Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

-

Khối sản xuất: Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, hàng quý. Tổ chức sắp
xếp, điều động nhân lực phù hợp để kiểm tra chất lượng NVL đầu vào. Phân

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

10

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1



Khoa Tài chính Kinh tế
loại, đánh giá NVL đầu vào, đánh giá nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu
của thực tế sản xuất. Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Phát hiện và đề xuất phương án xử lý kịp thời
các hỏng hóc đột xuất trong quá trình sản xuất.
-

Khối kế hoach: Lập kế hoach sản xuất hàng ngày, tháng cho công ty. Tổ
chức bán hàng, quản lý kho thành phẩm, tổ chức dịch vụ sau bán hàng, phân
tích các dữ liệu về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh. Làm các thủ tục
hải quan cho việc nhập hàng và xuất hàng.

-

Khối văn phòng: Tham mưu và giúp giám đốc về công tác quản lý hành
chính trong công ty. Thực hiện công tác tuyển dụng ,quy định lao động.
Tham mưu về công tác tài chính, tài vụ, kiểm soát vốn, chi phí, công tác kế
toán trong công ty.

1.6 Tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH KATOLEC Việt Nam
1.6.1 Hình thức và chính sách kế toán áp dụng của công ty:
- Chế độ kế toán công ty áp dụng : theo quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày
20/03/2006 của Bộ tài chính.
- Niên độ kế toán: từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán: USD và Việt Nam Đồng.
- Hình thức ghi sổ : áp dụng phẩn mền kế toán trên máy vi tính.
- Kỳ lập báo cáo tài chính : năm.
- Công ty không phải nộp thuế GTGT theo Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày
14/03/2008 của Chính phủ.
- Phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho :

+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: ghi nhận theo giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho : theo phương pháp nhập trước xuất trước
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định giá trị vật tư , hàng hóa xuất kho: theo phương pháp bình
quân gia quyền
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

11

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế

1.6.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
Để đáp ứng tốt nhất yêu cầu và khối lượng công việc của Công ty. Hiện nay
Phòng Kế toán gồm 5 nhân viên được phân công theo từng phần hành, công việc. Mô
hình tổ chức của bộ máy Kế toán của Công ty được tập trung theo một cấp. Toàn bộ
công tác Kế toán của công ty tập trung tại một phòng kế toán. Bộ phận kế toán luôn
bán sát quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty để phản ánh kịp kịp thời,
chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phục vụ công tác quản lý và trong kinh
doanh.
Mô hình tổ chức bộ máy Kế toán của Công ty được biểu hiện qua sơ đồ sau:

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp


Kế toán mua, bán
hàng

Kế toán ngân hàng
và thanh toán

Kế toán NVL và
TSCĐ

Sơ đồ 1.3 Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty
* Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán:
- Kế toán trưởng: Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán phù hợp với tổ chức
kinh doanh của công ty. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc công ty về các công
việc thuộc phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Kế toán trưởng.Thực hiện các quy

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

12

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán;Tổ chức điều hành bộ
máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán và phù hợp với hoạt động của công
ty;Lập Báo cáo tài chính.Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ
kế toán.Có ý kiến bằng văn bản với Giám đốc công ty về việc tuyển dụng, thuyên
chuyển, tăng lương, khen thưởng, kỷ luật người làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ. Yêu cầu
các bộ phận liên quan trong công ty cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu liên quan đến
công việc kế toán và giám sát tài chính của Kế toán trưởng. Báo cáo bằng văn bản cho

Giám đốc khi phát hiện các vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán trong công ty.
- Kế toán tổng hợp: Làm nhiệm vụ tập hợp số liệu do kế toán chi tiết chuyển đến.
- Kế toán ngân hàng và thanh toán: Làm các thủ tục về phía ngân hàng cho công ty,
Phải theo dõi thường xuyên liên tục các khoản nợ của khách hàng và khoản phải trả
của DN. Lên kế hoạch thu nợ và thanh toán nợ đảm bảo cho vòng tiền của DN đảm
bảo .
- Kế toán mua, bán hàng : Ghi chép tất cả những nghiệp vụ liên quan đến hóa đơn
mua bán hàng, ghi sổ chi tiết doanh thu, ghi sổ chi tiết hàng hoá, thành phẩm xuất
bán,..Định kỳ làm báo cáo bán hàng theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
- Kế toán NVL và TSCĐ: Theo dõi việc tăng, giảm hàng ngày của kế toán NVL và
TSCĐ.

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

13

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ DỤNG CỤ CỦA CÔNG TY TNHH KATOLEC VIỆT NAM
2.1 Đặc điểm nguyên vật liệu ở Công ty TNHH Katolec Việt Nam
Công ty TNHH Katolec Việt Nam là một sản xuất, lắp ráp bản mạch nên sản
phẩm của Công ty sản xuất ra bao gồm nhiều loại NVL hợp thành từ nhiều nguồn thu
khác nhau. Tất cả những điều đó tạo nên sự phong phú và đa dạng về chủng loại vật
liệu ở đây.
Chi phí NVL ở Công ty chiếm tới khoảng 70 - 80% trong toàn bộ chi phí sản
xuất và trong tổng giá thành sản phẩm. Do đó yêu cầu đặt ra cho Công ty một nhiệm

vụ hết sức nặng nề trong công tác quản lý và hạch toán các quá trình thu mua, vận
chuyển, bảo quản, dự trữ và sử dụng NVL. Do điều kiện nền kinh tế thị trường có
nhiều thuận lợi trong việc thu mua các loại nguyên liệu, vật liệu mang tính chất đặc
thù của Công ty và chính sách xây dựng một kho hàng để dự trữ NVL phục vụ cho nhu
cầu sản xuất của công ty.
Bộ phận quản lý vật tư là phòng MC có trách nhiệm quản lý vật tư và làm theo
lệnh của các trưởng nhóm bộ phận sản xuất. Tiến hành nhập - xuất vật tư trong tháng.
Định kỳ, tiến hành kiểm kê để thông báo cho phòng mua hàng những chủng loại vật tư
cần dùng cho sản xuất, những loại vật tư kém phẩm chất, những loại vật tư còn tồn
đọng... để phòng mua hàng có những biện pháp giải quyết hợp lý, tránh tình trạng
cung ứng không kịp thời làm giảm tiến độ sản xuất hay tình trạng ứ đọng vốn do vật tư
tồn đọng quá nhiều, không sử dụng hết. Bên cạnh đó phòng MC có trách nhiệm nhập xuất vật tư theo phiếu nhập, phiếu xuất kho và kết hợp với cán phòng ban khác tiến
hành kiểm kê nguyên liệu, vật liệu (là người luôn theo dõi để tiến hành kiểm kê
nguyên liệu, vật liệu), kết hợp với phòng kế toán để tiến hành hạch toán đối chiếu, ghi
sổ NVL của Công ty.

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

14

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế

• Tổ chức chứng từ:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ quy trình kế toán nguyên vật liệu tại công ty

Chứng từ gốc


Sổ chi tiết tài
khoản

Phiếu nhập
kho

Phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp các
sổ phát sinh các tài
khoản

Bảng kê tổng hợp nhập xuất
vật tư

Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ

Chứng từ ghi sổ

Báo cáo luân
chuyển kho

Sổ cái các tài khoản

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

ghi hàng ngày

ghi cuối tháng

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

15

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
đối chiếu kiểm tra
2.2 Phân loại nguyên vật liệu
Nguyên liệu dùng trong sản xuất bao gồm rất nhiều loại linh kiện khác nhau,
nhập của nhiều nước khác nhau. Để giúp cho công tác hạch toán chính xác với từng
nguyên vật liệu thì kế toán Công ty TNHH Katolec Việt nam phải phân loại nguyên
vật liệu theo từng loại của từng nước riêng để nhằm quản lí tốt tình hình kho và sự
biến động của từng thứ nguyên vật liệu. Nhờ có sự phân loại này mà kế toán nguyên
vật liệu có thể theo dõi tình hình biến động của từng thứ nguyên vật liệu, do đó có thể
cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho việc lập kế hoạch thu mua và dự trữ
nguyên vật liệu. Căn cứ vào công dụng kế toán của nguyên vật liệu mà nguyên vật liệu
gôm : Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể của sản phẩm như tụ điện, bản mạch, IC..Nguyên vật liệu phụ: gồm
rất nhiều loại, tuy không cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng nó đóng vai trò
rất quan trọng trong việc tạo nên mẫu mã của sản phẩm như : cồn, keo hàn, nhãn
mác….
2.3 Tính giá NVL tại công ty
Tính giá NVL phục vụ cho việc mở sổ sách kế toán chi tiết nhằm kiểm tra, theo
dõi, giám sát tình hình nhập xuất tồn kho NVL về mặt giá trị. Tuỳ theo đặc điểm cụ
thể của NVL tại công ty mà mỗi đơn vị lựa chọn một phương pháp tính giá riêng như
phần lý luận chung đã trình bày

Công ty TNHH Katolec Việt Nam tính giá nguyên vật liệu tuân thủ theo quy
định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ. Do vậy giá trị
NVL mà công ty theo dõi, vào sổ là giá không có thuế.
2.3.1 Tính giá nhập kho NVL
NVL của công ty chủ yếu nhập kho từ hoạt động mua ngoài nên giá nhập kho
NVL được tính bằng công thức.
Giá NVL nhập kho = giá mua ghi trên hóa đơn + chi phí vận chuyển – các khoản
giảm trừ

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

16

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
NVL của công ty có một số lớn được nhập ngoại thông qua hoạt động nhập
khẩu song công ty thường không phải nộp thuế nhập khẩu nên đưa vào tài khoản phải
trả người bán để theo dõi chung. Do vậy giá mua NVL chính là giá bao gồm cả giá gốc
và thuế nhập khẩu.
Trong chi phí thu mua bao gồm phí vận chuyển NVL từ nơi mua về kho công
ty, phí nhập khẩu uỷ thác, chi phí bốc dỡ NVL….
Ví dụ: Ngày 15 tháng 10 năm 2013, anh Nguyễn Đức Hạnh tại Công ty TNHH
Katolec Việt Nam mua tụ điện của công ty TNHH điện tử Iriso Việt Nam tạị khu công
nghiệp Tân Trường, Cẩm Giàng, Hải Dương theo hoá đơn GTGT số 0000777. Giá
mua đã bao gồm thuế GTGT là 200.000.000đ. Tổng thanh toán cho công ty TNHH
điện tử Iriso Việt Nam 200.000.000đ, thanh toán bằng chuyển khoản. Tụ điện được
nhập kho đủ theo PNK số 001 với số lượng là 200.000 chiếc, đơn giá là 1000đ
Vậy giá thực tế tụ điện nhập kho là: 200.000.000đ

2.3.2 Tính giá xuất kho NVL
Về mặt lý thuyết thì có rất nhiều phương pháp tính giá khác nhau để doanh
nghiệp có thể lựa chọn. Trên thực tế, các doanh nghiệp thường dựa vào đặc trưng của
doanh nghiệp mình mà sử dụng phương pháp tính giá nào cho phù hợp. Công ty
TNHH Katolec Việt Nam là một đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối lớn nên có số
lượng các nghiệp vụ xuất kho, nhập kho tương đối lớn trong một kỳ kinh doanh. Do
vậy việc lựa chọn phương pháp tính giá NVL xuất kho ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
chung về quản lý cũng như hạch toán NVL, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình
chung về quản lý cũng như hạch toán NVL đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Công ty đã lựa chọn phương pháp đơn giá NVL nói riêng cũng như các loại hàng tồn
kho nói riêng. Có nghĩa là trong kỳ kế toán, các nghiệp vụ xuất kho NVL được kế toán
vật tư ghi chép về mặt số lượng, đến cuối kỳ, sau khi tính ra đơn giá NVL thực tế xuất
kho, kế toán mới tính ra giá trị NVL xuất kho.
2.4 Kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu tại Công ty
2.4.1 Chứng từ sử dụng
Các loại sổ sách mà công ty sử dụng để hạch toán NVL bao gồm:

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

17

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế
- Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn
- Thẻ kho: dùng để theo dõi từng danh điểm NVL trong hạch toán chi tiết.
- Thẻ kế toán chi tiết
- Bảng kê chi tiết nhập, xuất NVL.
- Bảng kê chi tiết thanh toán với người bán

- Báo cáo nhập xuất tồn kho NVL
- Nhật ký của các TK 152 (chi tiết cho TK 1521, 1522 )
- Và một số các sổ phụ khác.
2.4.2 Thủ tục nhập kho nguyên liệu, vật liệu
Tại kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho hợp lệ của phòng vật tư chuyển tới, thủ
kho tiến hành nhập kho và ghi số thực vào thẻ kho, thẻ kho được mở cho từng loại
nguyên vật liệu cho từng tháng.
Tại phòng kế toán: Khi nhận được giấy nhập kho kế toán tiến hành ghi vào sổ
chi tiết NVL, sổ này được mở cho từng loại NVL. Đồng thời các chứng từ nhập kế
toán tiến hành ghi chép vào sổ chi tiết NVL, số này phản ánh chứng từ ghi theo trình
tự thời gian nên tiện cho việc thu mua và theo dõi hình thức thanh toán.
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng của người bán: Biểu 2.1, hoá đơn kiêm phiếu nhập
kho, hợp đồng mua vật tư:

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

18

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Khoa Tài chính Kinh tế

Hoá đơn bán hàng

Mẫu số: 07 KPTQ3/001
Ký hiệu : AA/11P

Liên 2: (Giao cho khách hàng)


Số: 0000777

Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH điện tử Iriso Việt Nam
Địa chỉ: Khu công nghiệp Tân Trường. Cẩm Giàng. Hải Dương
Điện thoại:…………………….MS………………………………………
Số tài khoản : 0341371680336-VCB-HD. F15-795-004920
Mã số thuế : 0800371250
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Đức Hạnh
Đơn vị: Công ty TNHH KATOLEC Việt Nam
Địa chỉ: Lô 41. khu công nghiệp. Quang Minh. Hà Nội
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản
Mã số thuế : 2500242219
STT
Tên sản phẩm
Đơn vị tính
A
B
C
1
Tụ điện các loại
Chiếc
Cộng tiền hàng:

Số lượng
1
200.000

Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm triệu Việt Nam đồng
Người mua hàng

Kế toán trưởng
(Ký. ghi rõ họ tên)
(Ký. ghi rõ họ tên)

Đơn giá
2
1000

Thành tiền
3=1x2
200.000.000
200.000.000

Thủ trưởng đơn vị
(Ký. ghi rõ họ tên)

Ban kiểm nghiệm vật tư bao gồm: 01 người ở bộ phận cung tiêu, 01 người ở
phòng kỹ thuật, 01 thủ kho
Sẽ tiến hành kiểm nghiệm NVL nhập kho. Nội dung của cuộc kiểm nghiệm
được phản ánh lên Biên bản kiểm nghiệm vật tư: Biểu 2.2:

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

19

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực


Khoa Tài chính Kinh tế

Đơn vị: Công ty TNHH Katolec Việt Nam

Mẫu số 05 - VT

Bộ phận: MC

(Ban hành theo QĐ số15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa

Thời điểm kiểm kê: 14 giờ 00 ngày 15 tháng 10 năm 2013
Ban kiểm kê bao gồm:
Ông: Nguyễn Kiên Trung

Chức vụ: Trưởng ban

Bà : Nguyễn Thị Hoa

Chức vụ: ủy viên

Ông: Nguyễn Thị Ân

Chức vụ: ủy viên

S

Tên, nhãn


M

Đơn

T

hiệu, quy

ã

vị tính giá

T

cách vật tư

số

1

dụng cụ
Tụ điện

01

Đơn

Đơn vị tính: VNĐ

Theo sổ kế toán


Cộng
Kế toán trưởng
(Ký. họ tên)

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

1000

Chênh

Phẩm chất

lệch
Số lượng

Chiếc

Theo kiểm kê

Thành tiền

Số lượng Thành tiền

200.000

200.000.000

200.000


200.000.000

200.000

200.000.000

200.000

200.000.000

Thủ kho

0

0

Còn tốt

Kém. mất

100%

phẩm chât

x

Trưởng ban kiểm kê

(Ký. họ tên)


(Ký. họ tên)

20

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực

Khoa Tài chính Kinh tế

Biên bản này được phòng kế hoạch lập làm 03 liên: 01 liên giao cho người bán,
01 liên giao cho thủ kho để tiến hành nhập kho, sau đó chuyển cùng phiếu nhập kho
lên phòng kế toán, 01 liên phòng kế toán giữ
Sau khi tất cả các thủ tục kiểm tra đã hoàn tất, nếu chất lượng hàng nhập đảm
bảo đúng yêu cầu như trong hợp đồng mua bán, thủ kho tiến hành các thủ tục nhập kho
và ghi phiếu nhập kho: Biểu 2.3
Đơn vị: Công ty TNHH Katolec Việt

Mẫu số 01 - VT

Nam

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Bộ phận: MC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 15 tháng 10 năm 2013


Nợ TK: 152

Số: 001

Có TK: 112

Họ và tên người giao: Công ty TNHH điện tử Iriso Việt Nam
Theo hóa đơn số 0000777

ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Nhập tại kho: MC địa điểm Công ty TNHH Katolec Việt Nam
Đơn vị tính: VNĐ
Số lượng
Tên, nhãn hiệu quy
cách, phẩm chất vật
Đơn vị
Đơn giá
STT
Mã số
Theo
chứng
tư, dụng cụ sản
tính
Thực nhập (đồng)
từ
phẩm, hàng hóa
1


Tụ điện

Chiếc

Cộng

200.000

200.000

200.000

200.000

1000

Thành tiền
(đồng)
200.000.000
200.0000.000

Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Hai trăm triệu Việt Nam đồng
Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Người lập phiếu
(Ký. họ tên)

Người giao hàng
(Ký. họ tên)


GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

21

Thủ kho
(Ký. họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký. họ tên)

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực

Khoa Tài chính Kinh tế

Phiếu nhập kho được lập làm 04 liên: 01 liên phòng MC giữ 01 liên thủ kho
giữ để chi thẻ kho trong công tác hạch toán chi tiết, 01 liên được giao lên phòng tài
chính kế toán để kế toán vật tư hạch toán chi tiết, 01 liên được giao cho người cung
cấp để làm thủ tục thanh toán sau này.
Trong trường hợp có sai sót về số lượng thì ban kiểm nghiệm sẽ lập biên bản
báo cáo cho bên bán biết để xử lý đúng như hợp đồng quy định.
Nếu có sai sót về chất lượng. hàng giao không có đủ quy cách phẩm chất thì sẽ bị trả
lại người bán mà không được làm thủ tục nhập kho (ngoại trừ trường hợp công ty chấp
nhận với một mức giảm nào đó thì sẽ nhập kho bình thường).
* Đối với sản phẩm hỏng, NVL xuất dùng không hết nhập lại kho để tái sản
xuất. thủ tục nhập kho chỉ khác là không tiến hành kiểm nghiệm vật tư bằng cách lập
biên bản kiểm nghiệm đối với NVL mua ngoài, còn thì thủ kho vẫn viết phiếu nhập
kho bình thường.

Ngày 28/10/2013, phân xưởng 1nhập lại kho số vật tư dùng không hết để tái sản xuất
sản phẩm, thủ kho ghi phiếu nhập kho cho những vật tư này: biểu 2.4

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

22

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực

Khoa Tài chính Kinh tế

Đơn vị: Công ty TNHH Katolec Việt

Mẫu số 01 - VT

Nam

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Bộ phận: MC

Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 28 tháng 10 năm 2013

Nợ TK: 152


Số:

Có TK: 112

Họ và tên người giao: Nguyễn Văn Dũng
Theo hóa đơn số
Nhập tại kho: MC địa điểm Công ty TNHH Katolec Việt Nam
Đơn vị tính: VNĐ
Số lượng

Tên, nhãn hiệu quy
STT

cách, phẩm chất vật
tư, dụng cụ sản

Mã số

Đơn vị

Theo

tính

từ

phẩm. hàng hóa
1


Tụ điện

Chiếc

chứng
Thực
nhập

100.000 100.000

Đơn giá

Thành tiền

(đồng)

(đồng)

1000

100.000.000

Cộng
100.000 100.000
Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm triệu Việt Nam đồng

100.0000.000

Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 28 tháng10 năm

2013
Người lập phiếu
(Ký. họ tên)

Người giao hàng
(Ký. họ tên)

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

23

Thủ kho
(Ký. họ tên)

Kế toán trưởng
(Ký. họ tên)

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực

Khoa Tài chính Kinh tế

2.4.3 Thủ tục xuất kho nguyên liệu, vật liệu
Công ty thường xuất kho NVL cho 2 mục đích: phục vụ cho hoạt động sản xuất
và phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Khi xuất kho NVL cho sản xuất, căn cứ vào phiếu báo về xuất vật tư theo định
mức của phòng kế hoạch đã có chữ ký của phòng kế toán, thủ kho tiến hành xuất kho
NVL và lập phiếu xuất kho:

Biểu 2.5
Đơn vị: Công ty TNHH Katolec Việt Nam
Địa chỉ: KCN Quang Minh, Mê Linh, HN

Mẫu số 02 - VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 20 tháng 10 năm 2013

Nợ : …..

Số :…..

Có: ……

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Thảo . Bộ phận : SMT
Lý do xuất kho: Sản xuất bản mạch cho công ty CANON Việt Nam
Xuất tại kho (ngăn lô) : MC … địa diểm : kho hàng công ty
Đơn vị tính: VNĐ
S
T

Tên. nhãn hiệu,
quy cách, hàng


số


Đơn
vị

Yêu cầu

A

B
Tụ điện các loại

C
001

D

1

Thực
xuất
2

Chiế
c

100.000

100.000

Cộng


Đơn giá

Thành tiền

3

4
1000

100.000.000
100.000.000

Tổng cộng số tiền (Viết bằng chữ): Một trăm triệu Việt Nam đồng
Số chứng từ gốc kèm theo: ……………………………
Ngày 20 tháng 10 năm 2013
Người lập
phiếu
Người nhận hàng
Thủ kho
Kế toán trưởng
(Ký. họ
(Ký. họ tên)
(Ký. họ tên)
tên)
(Ký. họ tên)

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

24


Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


Trường Đại học Điện lực

Khoa Tài chính Kinh tế

Phiếu xuất kho được phòng MC lập thành 04 liên: 01 liên do thủ kho giữ để ghi
thẻ kho, 01 liên chuyển lên phòng kế toán để kế toán vật tư ghi sổ, thẻ chi tiết NVL, 01
liên giao cho người lĩnh giữ để cuối kỳ giao cho kế toán theo dõi tình hình nhập xuất
đối với từng phân xưởng, 01 liên phòng MC giữ.
2.4.4 Trình tự kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu
Công ty áp dụng hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song:
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Thẻ kho
Chứng từ nhập

Chứng từ xuất

Sổ (thẻ) kế toán chi tiết

Bảng kê tổng hợp
nhập xuất tồn kho
Ghi chú:

Ghi hàng ngày.
Ghi cuối ngày.
Đối chiếu kiểm tra.


Nguyên tắc hạch toán là:
- Ở kho: Chỉ theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL về mặt số lượng
- Ở phòng kế toán: theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn kho NVL cả về mặt số lượng và
giá trị.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ làm, không đòi hỏi cao về trình
độ hạch toán ban đầu. Song cũng phải kể đến nhược điểm của nó là ghi trùng lặp (cả
kho và phòng kế toán đều theo dõi về mặt lượng). Thêm vào đó, công ty có nhiều
chủng loại vật tư, chi tiết về mặt hiện vật trùng lặp làm khối lượng công việc của
phòng kế toán phát sinh nhiều thêm.

GVHD: Đinh Thị Minh Tâm

25

Trịnh Thị Trang - Lớp D7-LTKT1


×