Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch: Xây dựng chương trình và thuyết minh về Phố Cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.93 KB, 28 trang )

BÀI THUYẾT MINH
MÔN: NGHIỆP VỤ HƯỚNG DẪN DU LỊCH

Đề bài: Xây dựng chương trình và viết thuyết minh cho
khu phố cổ Hà Nội


Xin chào tất cả quý vị và các bạn!
Tôi xin tự giới thiệu: tôi là:.................., hướng dẫn viên của công ty Viet travel, tôi
sẽ là bạn đồng hành của quý vị trong suốt chuyến tham phố Cổ Hà Nội ngày hôm
nay.Hoan nghênh quý khách đã đến với tour du lịch của chúng

tơi

Kính thưa q vị, chúng ta đang đứng trước cầu Thê Húc- nối đi vào đền Ngọc
Sơn, và Hồ Gươm với tháp Rùa cổ kính, một trong những biểu tượng của Hà Nội.
Nếu có dịp tơi hi vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một tour khác và tơi sẽ có
điều kiện để nói kĩ hơn về Hồ Gươm, đền Ngọc Sơn và cầu Thê Húc. Cịn hơm
nay, hành trình của chúng ta là Phố Cổ. Vì vậy, tơi khơng muốn làm mất thì giờ
của q vị thêm nữa.
Trước hết, tôi xin sơ lược một vài nét về quá trình hình thành khu Phố Cổ.
Thăng Long-Hà Nội vốn là một vùng văn hoá truyền thống đặc biệt. Bởi vì
đến hết thế kỉ XVI, Thăng Long-Đơng Đơ vẫn là đô thị độc nhất của nước Đại Việt
lúc ấy. “Kẻ Chợ”, tên gọi xưa của Thăng Long- Hà Nội xưa có thành có thị có bến
và có 36 phường bn bán và thợ thủ cơng, có chợ ven đơ, có các làng nghề
chuyên canh và chế biến nông sản.
Dân ở khắp mọi miền của đất nước đã tập trung về Thăng Long, họ cọ xát
đua tài tạo nên nét tài hoa độc đáo chỉ có ở người Hà Nội, đó là cách sành mặc
sành chơi sành ăn sành làm. Qua tư liệu để lại, khu vực sầm uất đông vui nhất của
Thăng Long xưa là huyện Thọ Xương (tức là quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng
ngày nay) mà người ta quen gọi là khu Phố Cổ. Nơi đây là cửa hàng cửa hiệu buôn


bán hay sản xuất hàng thủ công chen vai sát cánh nhau tạo thành những dãy phố,
mỗi dãy phố một mặt hàng hay một ngành nghề riêng biệt và người la lấy luôn tên
sản phẩm để đặt tên cho phố. Điều này được thể hiện trong ca dao với 36 phố của
Hà Nội:
“Rủ nhau chơi khắp Long Thành
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai


Hàng Bồ Hàng Bạc Hàng Gai
Hàng Buồm Hàng Thiếc Hàng Bài Hàng Khay
Mã Vĩ Hàng Điếu Hàng Giày
Hàng Lờ Hàng Cót Hàng Mây Hàng Đàn
Phố Mới Phúc Kiến Hàng Ngang
Hàng Mã Hàng Mắm Hàng Than Hàng Đồng
Màng Muối Hàng Nón Cầu Đơng
Hàng Hịm Hàng Đậu Hàng Bơng Hàng Bè
Hàng Thùng Hàng Bát Hàng Tre
Hàng Vôi Hàng Giấy Hàng The Hàng Gà
Qua đi đến phố Hàng Da
Trải xem đường phố cũng thật là xinh
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ”
Thực ra từ thời Trần, khu vực hành chính này có 61 phường. Đến đời Lê còn lại 36
phường. Và suốt 3 thế kỷ, tổ chức hành chính ở đây khơng có gì biến động. Về sau,
người ta chia phường làm 3 loại theo công việc làm ăn: phường làm nghề nông,
phường thợ thủ công và phường bn bán. Các phường làm nghề nơng ít biến
động, có phường vẫn giữ nguyên tên gọi đến ngày nay, như Nghi Tàm, Quảng Bá,
Tây Hồ, Xã Đàn, Thịnh Quang... Nhưng với q trình đơ thị hố, nhiều
“phường”( hiểu theo khái niệm cũ) đã trở thành phố, như phường Giang Khẩu( sau
đổi tên là Hà Khẩu) ở ngay cửa sông Tô Lịch bây giờ nằm giũa hai phố Nguyễn

Siêu, Hàng Buồm- Chợ Gạo là một nơi “ trên bến dưới thuyền nhộn nhịp”, thương
nhân trong và ngoài nước đều tụ tập về đây. Đến thế kỷ XVIII, thương nhân Hà
Lan, Anh, Bồ Đào Nha đã đến mở cửa hàng, buôn bán, nhưng đông nhất vẫn là
Hoa Kiều. Họ đến Hà Nội làm ăn và thường sống tập trung ở phố Hàng Buồm( từ
bang Quảng Đông sang), Hàng Ngang( từ bang Phúc Kiến sang). Chủ yếu họ mở


các tiệm cạo đầu, phục vụ thương nhân qua lại cửa ơ này, sau gọi là Ơ Quan
Trưởng, cửa ơ còn lại duy nhất đến ngày nay.
Ba mươi sáu phố phường này đã lập thành một “ khu vực tam giác phố cổ” cạnh
thứ nhất giáp với sông Hồng, từ Hàng Đậu đến Hàm Tử Quan. Cạnh thứ 2 đi từ
Hàng Đậu qua Phùng Hưng đến Cửa Nam. Cạnh thứ ba chạy tuqf cửa Nam qua
Hàng Bông, hàng Gai, Cầu Gỗ, Lò Sũ đến Hàm Tử Quan. Trong khu tam giác này
nhà cửa của Hà Nội ít thay đổi. Nhiều nhà ngói thấp. Tên phố gắn liền với tên măt
hàng sản xuất và bn bán. Những ngơi đình thờ ơng tổ nghề vẫn còn. đường sá ở
khu tam giác này rất chật hẹp, đan xen nhau. Nhiều nhà còn giữ nét kiến trúc
truyền thống cổ vì vốn là nhà ở các xóm làng đã đơ thị hố, vẫn giữ nét xưa, với
kiều nhà “ ba gian hai chái” hay “ năm gian”, nhưng không phát triển theo chiều
dọc, sâu thẳm, tối tăm, thường gọi là nhà “ hình ống” ngang từ 3m-4m, dọc từ
50m- 60m hoặc hơn nữa. Đa số phố, phường cịn chùa, đình, đền, miếu, nhà thờ tổ
nghề, lác đác còn cả nhà thờ tổ họ.
Thương nhân và thợ thủ công sống trong khu Phố Cổ, phố giàu như phố Mã
Mây tập trung rất nhiều nhà buôn lớn, nhất là thương nhân Hoa Kiều. Đường xá ở
đây được lát sạch sẽ, giữa hơi nhơ lên, hai bên có ngịi sâu và hẹp để thốt nước
mưa hoặc nước cống rãnh thải ra các sông.
Các phố được ngăn nhau bởi những chiếc cổng lớn xây như bức tường mà bề
rộng chiếm cả mặt đường, ban đêm được đóng một cách nghiêm ngặt. Trong mỗi
dãy phố là những dãy nhà san sát nhau làm theo kiểu trồng diêm mà nay ta còn
thấy ở các phố Hàng Buồm Hàng Bạc Hàng Ngang Hàng Đào...Nó vừa là nhà ở lại
vừa là cửa hiệu.

Phố Cổ Hà Nội sở dĩ chiếm một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của
thủ đô, trở thành niềm tự hào quan tâm và say mê sâu sắc trong lịng nhân dân cả
nước như ngày hơm nay. Bởi vì trong Phố Cổ Hà Nội đang chứa đựng một hệ
thốnh giá trị lịch sử văn hoá kiến trúc, nghệ thuật...to lớn.


Thủa xa xưa, dọc theo hai bờ sông Hồng đã hình thành nhiều khu vực dân cư
sinh sống, quần tụ thành những làng nhỏ. Vào thế kỉ V (thời Bắc thuộc), một trong
những điểm dân cư này đã phát triển thành một quận nhỏ có tên là Tống Bình. Trải
qua hàng ngàn năm từ một đô thị sơ khai của người Việt với quy mơ nhỏ bé, Tống
Bình đã trở thành một thành phố với trên ba triệu dân và là một trung tâm đầu não
về chính trị, văn hố, kinh tế quan trọng nhất Việt Nam. Từ Tống Bình tới Hà Nội
ngày nay là cả một q trình đơ thị hoá phức tạp diễn ra trong một thời gian rộng
với quy mơ lớn.
Nói về lịch sử hình thành của Phố Cổ Hà Nội, yếu tố này được biểu hiện như
là một thành tố quan trọng của sinh thái nhân văn, sinh thái xã hội. Dưới đời nhà
Lý, Trần, Phố Cổ bao gồm nhiều phường trong tổng số 61 phường thời đó. Dưới
thời Lê, đầu thế kỉ XVI, khắp nơi đổ về buôn bán, làm ăn trong 36 phường lúc bấy
giờ, và dần dần đây chính là khu Phố Cổ ngày nay.
Sau khi Thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, quy hoạch Hà Nội bắt đầu có sự
thay đổi. Khu Phố Cổ có nhiều thay đổi mạnh mẽ. Đường phố được nắn lại, có hệ
thống thốt nước, có hè phố, đường được lát trải nhựa và có hệ thống chiếu sáng.
Nhà cửa hai bên đường phố được lợp ngói. Bên cạnh các ngôi nhà được làm theo
kiểu truyền thống, bắt đầu xuất hiện những ngôi nhà mang phong cách Châu Âu.
Từ 1954 đến 1986 do chính sách bao cấp khơng khuyến khích tư thương, việc bn
bán trong khu Phố Cổ gần như bị đình trệ hồn tồn. Từ năm 1986 đến nay do
chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường, mở rộng sự giao lưu quốc tế và quan hệ
quốc tế, mở rộng các thành phần kinh tế trong nước, khích lệ mọi tầng lớp nhân
dân mở mang phát triển kinh tế, buôn bán ở khu Phố Cổ dần dần được hồi phục và
phát triển hơn xưa. Các mặt tiền nhà bị xuống cấp được tôn tạo và xây mới, nhiều

đình chùa được tu sửa, khơng khí tâm linh đã trở lại khu Phố Cổ.
Xin mời quý khách chúng ta sẽ bắt đầu chuyến hành trình đi tới quảng trường
Đông Kinh Nghĩa Thục.


Thưa quý vị! trước mắt chúng ta là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, đây
là tên của một trường học do các sĩ phu yêu nước lập ra từ tháng 3 đến tháng 12
năm 1907 để đào tạo những con người hữu dụng cho đất nước. Quảng trường
trước kia được gọi là vườn Dừa vì trước đây ở khu vực này mọc rất nhiều dừa và
còn là nơi Thực dân Pháp xử bắn những người yêu nước.
Bây giờ, tôi xin giới thiệu qua về lịch trình của chuyến thăm quan ngày hôm
nay. Chúng ta sẽ đi qua các phố: Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng
Xuân, Hàng Khoai, Hàng Lược, Hàng Mã, Chả Cá, qua Lãn Ông đến phố Hàng
Buồm thăm đền Bạch Mã, tiếp đó là phố Mã Mây, Hàng Bạc, Đinh Liệt và kết thúc
ở đây.
Ta sẽ bắt đầu với phố Hàng Đào. Đầu thế kỉ 15 phố Hàng Đào được Nguyễn Trái
ghi trong sách “ Dư Địa chí”: “ phường Hàng Đào nhuộm điều”. Nghĩa là từ thời
đó dân làng này đã có nghề nhuộm màu đỏ, màu hồn, màu hoa đào. Đến thế kỉ 18
thì phố này còn nhuộm nhiều màu khác. Sách “ “Thượng Kinh Phong Vật Chí”,
một tác phẩm cùng thế kỉ cịn ghi : “ Phường Hàng Đào làm nghề nhuộm màu :
màu trắng như tuyết, màu đoe như tiết, màu đen như mực, màu vàng là màu chính,
màu tạp thì có màu huyền, màu thiên thanh, màu hoa đào… không màu nào giống
màu nào. Cũng vậy, trong “ Vũ Trung Tùy Bút” Phạm Đình Hồ đã nhận xét “
Phường Diên Hưng ( Hàng Ngang), phường Đồng Lạc ( Hàng Đào) bán các thứ tơ
lụa , vải vóc rất nhiều”.
Thời thuộc Pháp, phố Hàng Đào vẫn là nơi tạp trung bán tơ lụa.
Hai bên phố là những dãy cửa hang bán đủ các loại mặt hàng dệt bằng tơ tằm, the,
lĩnh, lụa, lụa, là, cấp, vải, gấm, sa…
Cũng tại đây mỗi tháng họp 6 phiên chợ vào các ngáy 1,11,21 và 6,16,26 gọi là
chợ Hàng Tơ. Người các làng La Khê, La Cả ra bán hàng the, người làng Mỗ ra

bán đũi, người Vạn Phúc, Kẻ Bưởi mang lĩnh tới. Trừ gấm vóc là dệt bằng tơ đã
nhuộm sẵn, các thứ khác để mộc, dân Hàng Đào đem về nhuộm điều, nhuộm đỏ


hoặc giao cho người chợ Dầu ( Đình Bảng), người làng Tây Hồ nhuộm đen, nhuộm
thảm… Đầu thế kỉ 20, một số thương nhân Ấn Độ tới mở cửa hiệu bán các thứ len
dạ nhập từ phương Tây, cũng vào thời kì này mọc lên một số hiệu tạp hóa vàng,
bạc, làm mũ nên thực dân Pháp gọi phố này là phố Hàng Tơ Lụa.
Thăm Hàng Đào cúng ta có thể thấy trên phố này những ngôi nhà truyên thống như
số nhà 92,51, 38 và 20 mà đặc biệt là số nhà 38 mà ít phút nữa chúng ta sẽ có dịp
tham quan. Ngối ra cũng có một số ngơi nhà mà kiến trúc chịu ảnh hưởng của
phương Tây như số nhà 85, 71, 58, 11 và 10. Thưa quý khách! Trong những ngày
đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc, phố Hàng Đào là chiến lũy phía Nam của liên
khu 1. Ngày giải phóng thủ đơ (10/10/ 1945) một mũi của giải phóng quân từ Gia
Lâm qua cầu Long Biên tiến vào thành phố, qua phố Hàng Đào giữa một rừng hoa.
Còn bây giờ xin mời quý khách đi thăm phố và tham quan một số di tích.
Thưa quý khách! Đây là đình Đơng Lạc, là nơi thờ ơng tổ nghề vải ở phố Hàng
Đào. Nó cịn là nơi bán các sản phẩm yếm lụa từ thời Lê. Tuy nhiên do nhiều biến
động của lịch sử, chiến tranh ngơi đình đã bị tàn phá. Năm 1941, một gia đình đã
xây dựng lại ngơi đình, quy mơ hai tầng dùng để bán hàng và để ở. Năm 1956,
ngôi này được sử dụng làm cửa hàng bách hóa. đến năm 2000, ngơi này được
chọn là một trong những di tích được phục hồi trong chương trình tơn tạo các di
tích trong khu phố cổ Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội và thành phố
TOULOUS của Pháp hợp tác. Một số dấu vết ít ỏi cịn sót lại của ngơi đình thửa
ban sơ là hai đầu dư mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn và tấm bia đá dựng
năm Bính Thìn (1856). Thưa quý khách! Nhìn tổng thể đình Đồng Lạc ( đình chợ
bán yếm lụa) là một trong những ngơi đình đặc trưng trong hệ thống kiến trúc tơn
giáo tín ngưỡng của khu phố cổ. Thửa đất có dạng hình ống “ đi chuột” thốt hậu
vì mặt tiền có chiều rộng 6m trong khi phần trong cùng thót lại chỉ cịn 1,1m, có bố
cục theo nguyên tắc nhà ống truyền thống phố cổ Hà Nội. Ngôi nhà được chia là 4

lớp : Cổng tam quan, sân 1, lớp nhà 1, sân 2, lớp nhà 2 ( ban thờ), san 3, lớp nhà 3,
sân 4, lớp nhà 4 ( khu vệ sinh)


Cổng ngoài được xây bằng gạch cao 6,1m rộng 6m. Mặt trước và mặt sau đắp nổi
tên chữ Hán của ngơi đình.
Chúng ta đang đứng ở lớp nhà thứ nhất quy mô xây dựng 2 tầng, là phần nhà được
xây dựng, cải tạo mới có kết cấ bê tơng cốt thép, lát sàn gỗ. Kết cấu mái sử dụng
kết cấu vì kèo gố, mái lợp ngói ta, chiều cao thấp hơn với nhà hiện có ( phần đình)
vừa để tạo hình ảnh đồng thời cũng thể hiện tính tơn linh với ngơi đình hiên có.
Thưa q khách! Đây là lớp nhà thứ 2 của ngơi nhà là phần thờ chính của ngơi
đình được cải tạo lần cuối cùng năm 1941. Với quy mô hai tầng, tầng 1 trước kia là
nơi ở của gia đình sinh sống tại đây, hiên nay được sử dụng là nơi làm việc của ban
quản lí phố cổ Hà Nội. Do vậy chúng ta không thể tham quan tồn bộ tầng dưới
của ngơi đình. Tầng 2 của lớp nàh là gian thờ cịn lại của ngơi đình. Và bây giờ
chúng ta sẽ lên tầng 2 của lớp nhà để xem kiến trúc chính của ngơi đình. Xin quý
khách hãy nhìn, đây là tấm bia đá khắc chữ Hán có niên đại Tự Đức việc đình
được xây dựng từ thời Lê ( thế lỉ 17) được gắn trên tường. Đay là dấu tích cịn lại
để chứng minh cho sự tồn tại của ngơi đình trong lịch sử phát triển của khu phố cổ
Hà Nội.
Quý khách có thề nhìn thấy, khơng gian phần thờ chính của ngơi đình trên tầng 2
được chia làm hai phần nhỏ ngăn cách bởi vách ngăn gỗ cửa với hình thức trang trí
được tìm thấy trong ngơi nhà cũ. Phía trên là các ơ thống được trang trí bằng các
con tiện gỗ chạy suốt chiều rộng cửa. Gian ngoài được gọi là hiên dung làm nơi
tiếp khách, uống trà, có đặt một bộ tràng kỉ. Gian trong ( sau lớp cửa gỗ) là gian
thờ chính. Sát tường của gian đặt một hương án gỗ, trên đặt đồ thờ tự bao gồm bát
hương, khay đài, quả nước.Nhìn chung do nhiều yếu tố tác động của lịch sử, xã hội
nên kiến trúc đình Đồng Lạc khơng cịn lại nhiều nhưng lại thuộc đặc trưng của
khu phố cổ hà Nội. các di vật chạm khắc cũng cịn lại khơng nhiều nhưng đều là
những sản phẩm đặc trưng của thời kì nhà Lê.



Thưa quý khách! Chúng ta vừa biết được đôi nét về một trong những phố nổi tiếng
của Hà Nội. Bây giờ xin quý khách hãy đi theo tôi tới con phố kế bên phố Hàng
Đào đó là phơd Hàng Ngang.
Chúng ta đang đứng ở phố Hàng Ngang. Phố này trước kia phần lớn là Hoa Kiều
gốc Quảng Đông sinh sống. Sở dĩ phố có tên là phố Hàng Ngang là bời vì trước
đây ở hai đầu phố có dựng hai cái cổng chắn ngang đường, tối đến đóng lại có tuần
phủ canh gác. Tại phố Hàng Ngang có một ngơi nhà đã gắn liền với lịch sử vẻ vang
của dân tộc, đó là số nhà 48, nơi chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống và làm việc sau
những ngày cách mạng tháng 8 để soan thảo bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa. Bây giờ xin mời quý khách theo tôi tới thăm
ngôi nhà.
Thưa quý khách chúng ta đang đứng trước số nhà 48 phố Hàng Ngang. Ngôi nhà
được xây theo lối cổ quay hướng Đông. Nhà là cửa hiệu bán tơ lụa của hiệu Phúc
Lợi ngay giữa khu phố sầm uất nhất kinh thành. Chủ nhà là Ơng Trịnh Văn Bơ,
ơng đã sửa sang ngôi hà theo kiến trúc hiện đâị thời Pháp thuộc. Kiến trúc này vẫn
tồn tại đến ngày nay.
Ngôi nhà có 4 tầng, tầng dưới trước đây là cẳ hang bán tơ lụa, tang hai và tầng 3 có
nhiều phòng làm phòng tiếp khách, phòng ăn, phòng ngủ.Tầng 4 ngồi một phịng
làm kho chứa đồ cịn có một sân thượng để phơi phóng. Ngơi nhà chạy dài sâu hun
hút theo kiểu nhà ống cổ truyền, mặt trước là cửa hàng, mặt sau quay ra phố Hàng
Cân ( nay là nơi làm việc của chi cục thuế quận Hoàn Kiếm).
Thưa quý khách chúng ta đang đứng ở tầng 1 của ngơi nhà. Như q vị cỏ thể thấy.
hiện nay nó đã trở thành triển lãm lưu giữ các di vật của Bác và các hình ảnh “ Bác
Hồ với thủ đơ Hà Nội” Tham quan gian phịng này ta sẽ càng hiểu hơn về cuộc
sống giản dị của Bác và tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân với bác Hồ.
Thưa quý khách trong chiếc tủ kính này là bộ quần áo kaki giản dị và đôi dép cao
su của Bác. Ngồi ra bên tay phải tơi đây chính là chiếc micro mà Bác đã sử dụng
để đọc bản tuyên ngơn độc lập vào ngày 2/9/1945. và chiếc tủ kính ngồi kia chính



là chiếc vali bằng mây mà Bác đã sử dụng khi trở về từ PacPo và bên cạnh đó là
chiếc máy chữ mà Bác đã sử dụng để soạn thảo tuyên ngôn độc lập.
Xin mời quý khách tham quan gian phịng này ít phút trước khi chúng ta lên tầng
hai.
Xin mời quý khách chúng ta hãy hãy tập trung ở đây. Thưa quý khách chúng ta
đang đứng trên tầng hai, căn phịng nhỏ phía bên trái tơi đây với diện tích 20 mét
vng, chính trên chiếc bàn nhỏ góc kia là nơi bác đã khởi thảo bản tuyên ngôn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Phía góc này là chiếc
giường nhỏ Bác đã nằm trong thời gian Bác ở tại đây. Thưa quý khách có thể thấy
tất cả mọi đồ đạc Bác sử dụng đều rất mộc mạc đơn sơ.
Phía tây tơi đây là gian phịng khách, rộng chừng 50 mét vng là nơi Bác tiếp
đồn khách trong nước và quốc tế. Cịn chiếc ghế dài góc kia là nơi các chiến sĩ
cảnh vệ thường ngồi quan sát động tĩnh bên ngoài để đảm bảo an tồn cho Bác.
Thưa q khách khơng phải ngẫu nhiên mà ngơi nhà này được chọn là nơi đón Bác
từ Việt Bắc trở về. Ta có thể thấy ngơi nhà này được xây theo lối cổ, trước đây là
ngôi nhà cao nhất khu phố cổ có mặt tiền nhà thơng ra hai phố, dễ rút chạy khi có
biến. Hơn nữa gia đình ơng Trịnh Văn Bơ là gia đình sớm được giác ngộ cách
mạng đã tình nguyện sắp xếp nơi ăn chốn ở cho Bác khi Bác trở về.
Do vậy ngày 22/ 8/1945 đồng chí Trường chinh đã cử đồng chí Lê Đức Thọ lên
chiến khu Tân Trào đón Bác về Hà Nội. ngày 25/8 Bác về tới thủ đô. Khi về tới
ngôi nhà này, ông Trịnh Văn Bộ đã dành hẳn tầng 3 của ngôi nhà để Bác làm việc
cho n tĩnh nhưng Bác khơng thích ở một mình nên đã xuống tầng hai ở với các
chiến sĩ. Qua đó một lần nữa ta lại thấy được cuộc sống giản dị gần gũi với mọi
người của Bác.
Quý khách có thể dành ít phút để chụp ảnh làm kỷ niệm khi chúng ta sang gian
phòng tiếp theo là nơi Bác đã cùng các đồng chí trong ban lãnh đạo trung ương
đảng đã làm việc từ ngày 25/8 đến ngày 2/9 năm 1945.
Xin mời quí khách chúng ta hãy tập trung ở đây. Thưa q khách căn phịng chúng

ta đang đứng rộng 60 mét vng, chính trên chiếc bàn này Bác và các đồng chí
trong ban thường vụ trung ương đã họp và thông qua 3 nội dung: Tuyên ngôn độc
lập, Tổ chức lế quốc khánh duyệt qua thành phần chính phủ lâm thời. Chiếc bàn
nhỏ phía góc kia là nơi làm việc cũng như bàn ăn của Bác cùng với các đồng chí
khác. Dãy ghế phía sát góc tường kia như q vị có thể nhìn thấy là nơi đại thướng
Võ Nguyên Giáp thường dùng để nghỉ sau những lúc làm việc mệt mỏi. Còn chiếc
bàn nhỏ kia là nơi để chiếc máy
chữ _được trưng bày ở tầng 1.
Thưa quí khách chúng ta vừa được đi thăm một trong số những di tích cách mạng
tiêu biểu nhất của khu phố cổ. Bây giờ xin mời quí khách chúng ta sẽ sang con phố
tiếp theo là phố Hàng Đường
Thưa quí khách, chúng ta đang đứng trên phố Hàng Đường. Phố này trước đây
chuyên bán các loại đường mứt bánh kẹo nhưng sau này q khách có thể nhìn thấy


có rất nhiều loại hàng hóa khác được bày bán với đủ chủng loại từ quần áo tới đồ
trang sức… Và đây là chùa Cầu Đơng, q khách có thể nhìn thấy 3 chữ Hán trên
kia: Đơng Mơn Tự_Chùa Đơng Mơn. Bây giờ xin mời q khách vào đình tham
quan.
Thưa q khách chúng ta đang đứng trong sân chùa Đơng Môn mà thường được
gọi là chùa Cầu Đông. Sở dĩ có tên như vậy vì chùa nằm ở phía đơng hồng thành
Thăng Long khơng những vậy lại gần cầu Đơng bắc qua sông Tô và chợ Cầu
Đông.
Chúng ta vừa đi qua cổng tam quan, theo quan niệm của nhà phật thì tam quan là
nơi ngăn cách giữa thế giới trần tục và thế giới tâm linh và đây cũng là kiến trúc
của chùa miền bắc Việt Nam nói chung. Năm 1994 tam quan được xây dựng mới
bằng các vật hiện đại nhưng vẫn thể hiện phong cách truyền thống. Trên cổng tam
quan có treo một quả chng đề: “Đơng Mơn Tự Chung” đúc vào thời Tây Sơn
năm Cảnh Thị thứ 8 (1800).
Thưa quí khách, hiện nay chưa xác định chùa được xây dựng vào thời kì nào

nhưng theo hồ sơ của chùa Cầu Đơng thì đời vua Lê Hy Tơng niên hiệu Vĩnh
Trị(1676-1680) triều đình xuống lệnh biếm thải sư hãi, hịa thượng Tơng Diễn hiệu
là Chân Dung đang trụ trì tại chùa Hịe Nhai cho rằng mọi người chưa giác ngộ để
hiểu ra mối quan hệ giữa Vương pháp và Phật pháp. Do vậy hòa thượng đã viết
một bài biểu bỏ vào một chiếc hộp mang đến dâng vua nói rằng trong đó có ngọc
minh châu. Lê Hy Tơng mở ra xem và thấy bài biểu đại ý nói rằng sở dĩ triều Lê
được hưng thịnh là nhờ sự phù hộ độ trì của Đức Phật, nếu ngời nào cũng giữ gìn
thập diện thì trong nước khơng xảy ra đạo binh trộm cướp, nhà vua xem xong hối
hận và thay đổi thái độ với phật giáo. Nhờ vậy chùa được dựng giữa chốn kinh kì.
Sau đó bà vú ni của vua quê ở phường Hòe Nhai đứng ra quyên góp thập
phương để mở rộng qui mơ chùa Hơng Phúc, khi cơng việc hồn thành số tiền cịn
dư đem xây chùa Cầu Đơng. Theo đó cuối thế kỉ 17 chùa Cầu Đơng được xây
dựng lại và di vật cịn lại là tấm bia cổ nhất là bia Vĩnh Tộ thứ 6 (1634) đã chứng
minh sự hiện diện của di tích vào đầu thế kỉ 17.
Thưa q khách chùa có bố cục chữ Cồn: 5 gian tiền đường, 3 gian ống muống nối
liền gian nhà phía trong để hình thành nên khơng gian nhà Tam Bảo – xung quanh
có các cơng trình kiến trúc phụ cận: Ohais trước cổng là Tam Quan, phía sau là sân
nhỏ dẫn tới nhà mẫu nhà tổ, bên phải là nhà ngang và bên trái là đình Đức Mơn
Q khách có thể thấy đây là nhà tiền đường, làm theo kiểu tường hồi bít đốc: Mái
trước dài hơn mái sau, có kiểu ngói hình vảy hến, con kìm là hai đầu rồng đắp bằng
vữa, sát cạnh đầu rồng là hai nắm cơm. Thưa quí khách đây là núm gỗ tròn biểu
tượng của bầu sữa mẹ được nghệ thuật hóa, linh thiêng hóa với ý nghĩa cầu phúc
cho phật tử mỗi khi vàm chùa.
Trang trí tập trung nhất trên hai chiếc đầu dư, hai chiếc cốn mê của bộ vì kèo iếp
giáp gian giữa tịa tiền đường và tòa ống muống với các chủ đề truyền thống: Đầu
rồng, mặt hổ phù, tứ linh được đan xen với các hình vân mây, cỏ cây sơng nước.
Đây là kiến trúc phổ biến.


Chùa Cầu Đơng khơng chỉ là một di tích tơn giáo mà cịn một di tích cách mạng.

Nơi đây từng là chiến lũy của các chiến sĩ ta trong trận chiến bảo vệ thủ đơ. Chính
vì thế mà q khách có thể nhìn thấy tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ phía bên phải
tơi đây. Và bây giờ xin mời q khách hãy vào thăm ngơi chùa, tơi xin lưu ý rằng
q khách hãy bỏ giày ở ngồi để tỏ lịng thành kính trước cửa phật.
Thưa q khách, chúng ta đang đứng trước ban thờ của chùa Cầu Đông. Như chúng
ta đã biết Phật giáo du nhập vào Việt Nam theo hai con đường Đại Thừa và Tiểu
Thừa. Tiểu Thừa chủ yếu ảnh hưởng của phía nam, khi vào các chùa phía nam
chúng ta chỉ thấy duy nhất một bức tượng Phật vì Phật giáo Tiểu Thừa chỉ cơng
nhận có một đức Phật duy nhất. Trái lại phía Đại Thừa lại cho rằng có nhiều Phật,
mà miền Bắc nước ta lại chịu ảnh hưởng của Đại Thừa nên trong các chùa miền
bắc thường có nhiều tượng Phật. Chùa Cầu Đơng cũng khơng nằm ngồi thơng lệ
đó. Chúng ta có thể thấy hệ thống tượng được bài trí như trên đây.
Xin quý khách hãy chú ý trên cùng cao nhất kia chính là tam thế Phật hay cịn gọi
là Tam Thế Thường Trụ Diệu Pháp Thân (Tam thế : 3 thời: quá khứ là trang
nghiêm đại kiếp, hiện tại là hiền kiếp, vị lai là tinh tú kiếp) Thường Trụ là tồn tại
vĩnh hằng, Diệu là đẹp đẽ tinh thông nhiệm màu. Pháp Thân là cái chân thực không
biến đổi.
Lớp tiếp theo là Phật Adida – Di là tiếp dẫn(đón chúng sinh có phật quả về phương
Tây cực lạc, nơi khơng sinh khơng diệt, khơng chìm vào sinh lão bệnh tử- cõi niết
bàn). Hai bên ngoài là Phạm Thiên và Đế Thích là hai ơng vua nhà trời)
Lớp thứ ba từ trên xuống như quý khách đang thấy là tượng quan âm nam hải dưới
dạng “ thiên thủ thiên nhãn”. Hai bên ngoài là tượng Tuyết Sơn và Di Lặc. Tượng
Di Lặc được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng xuất phát từ tư duy nơng nghiệp. Cịn
tượng Tuyết Sơn tượng truyền là người tu hành chính quả, người ngồi tu dưới gốc
cây bồ đề mỗi ngày chỉ ăn một hạt vừng uống một ngụm nước.
Dưới tượng Quan Âm Nam Hải là bộ lư hương quý của chùa có chân được khắc
Tứ Đại Kim Cương.
Lớp tiếp theo là tượng Ngọc Hoàng và hai bên là Nam Tào Bắc Đẩu. Lớp gần
chúng ta là tượng Thích Ca Tiểu Long( Thích Ca sơ sinh) xung quanh là chín con
rồng đang phun châu nhả ngọc. Tương truyền khi Đức Phật sinh ra có chín con



rồng bay vờn xung quanh người để tắm cho người, người đi bảy bước, mỗi bước
lại có một đố sen nở ra dưới chân. Khi bước đến bước thứ bảy Người tay trái chỉ
trời ,tay phải chỉ đất và nói: “ Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn” (trên trời dưới
đất duy chỉ có ta là hơn cả).
Lớp tiếp theo là hương án đồ thờ như quý vị nhìn thấy.
Thưa quý khách xin quý khách hãy chú ý năm pho tượng bên phía tường trái phía
trong của Phật Đường, và quý vị hãy nhìn sang bên phải quý vị cũng sẽ thấy năm
pho tượng có hình dáng tương tự ở phía đối diện. Đó là tượng của Thập Điện Diêm
Vương tương truyền là 10 vị vua cai quản cõi âm. Ngồi ra q vị cịn có thể thấy
hai pho tượng ở góc trong cùng bên phải tơi đây là hai bức tượng lạ, xin giới thiệu
đây chính là tượng của thái sư Trần Thủ Độ và Linh Từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung.
Trần Thủ Độ là người có cơng xây dựng cơ nghiệp nhà Trần và đánh đuổi quân
xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất và bà Trần Thị Dung là vợ của người.
Đối diện hai pho tượng này bên phía tay trái là tượng thổ địa và Quan Âm Toạ sơn.
Thưa quý khách xin quý vị hãy nhìn về phía tay tơi chỉ, bức tượng ở phía trái đầu
hồi của Phật Đường. Đây là tượng Ban thánh Hiền hay Đức Thánh Tăng - người tu
hành Việt Nam gọi à A Nan đà đại diện cho tất cả các sư sãi mà q vị có thể nhìn
thấy trên bức hoành phi trên đây : Phật, Pháp, Tăng.
Phật là người sáng tạo ra đạo pháp. Pháp là giáo lý nhà Phật. Tăng là người truyền
bá giáo lý đó để cứu đời.
Tương truyền A Nan đà là người rất thông minh, nhớ được các lời Phật dạy rồi ghi
lại chép thành kinh phật lưu truyền đến ngày nay.
Thưa quý khách, chúng ta vừa thăm quan phố Hàng Đường với cầu Chùa Đơng,
chùa này có nét khác biệt với chùa miền Bắc khác là tượng Đức ông là tượng Ngô
Văn Long vị tướng đời Hùng Duệ Vương thứ 18 đồng thời cũng là thành hồng
làng do vậy có cung thờ riêng ở bên phải tồ chính điện.



Và bây giờ xin mời quý khách hãy sang con phố tiếp theo trong chuyến tham quan
của chúng ta.
Thưa quý khách, chúng ta đang đứng trên phố Đồng Xuân, Phố dài 108m. Trước
đây phố có tên là phố Hàng Gạo, sau năm 1947 đổi tên là phố Đồng Xuân là phố
hẹp nhưng rất đông đúc. Hai bên đường đều là những gian hàng đầy ắp hàng hoá
nhưng ngày nay phố đã khang trang sạch đẹp hơn. Trước mặt chúng ta đây là chợ
Đồng Xuân- chợ lớn nhất Hà Nội nằm ở trung tâm phố cổ và cũng là chợ ra đời
sớm nhất từ năm 1889. Chợ Đồng Xuân đã được đi vào ca dao:
Hà Nội là động tiên sa
Sáu giờ máy hết đèn xa đèn gần
Vui nhất là chợ Đồng Xn
Thức gì cũng có xa gần bán mua.
Chợ Đồng Xn là chợ cổ của Thăng Long xưa. Chợ Bạch Mã, chợ Cầu Đông.
Chợ Bạch Mã ra đời năm 1035, lúc đầu gọi là chợ Cửa Đông Đến thời Trần gọi là
chợ Bạch Mã vì nằm gần đền Bạch Mã. Xưa cả hai chợ đều nằm bên bờ sông Tô
Lịch. Năm 1889 thực dân Pháp lấp sông Tô Lịch ở đoạn này mở phố xá mới và
dồn hai chợ Bạch Mã và Cầu Đơng tới bãi đất trống cạnh đình Đồng Xuân( Hàng
Giấy) lập thành chợ mới và từ đó đến nay gọi là chợ Đồng Xuân, khánh thành năm
1890.
Thưa quý khách, lúc đầu chợ Đồng Xuân được lợp bằng tre nứa và họp chợ ngoài
trời sau được xây thành chợ với 5 cầu khung sắt lợp tôn tráng kẽm, dài 52m, cao
19m. Mặt trước chợ như quý vị thấy đây được đắp hoa văn và tạo nhiều mảng khối
theo lối kiến trúc thép rất hài hồ với khơng gian khu phố cổ.
Nằm gần ga cầu Long Biên bên sông Hồng, chợ Đồng Xuân là điểm thuận lợi để
hàng hoá bốn phương dồn về đây cũng như toả đi khắp nơi. Ngày xưa chợ Đồng
Xuân là chợ chủ yếu bán hàng tạp hố cịn rau quả thực phẩm phải sang chợ Bắc
Qua nhưng nay hai chợ đã thông liền và cái tên Bắc Qua đã hoàn toàn lẫn mất vào
cái tên chợ Đồng Xuân hiên nay là chợ lớn nhất miền Bắc.



Đến đêm 14, rạng 15/7/1994 chợ đã bị hoả hoạn thiêu cháy 3 tầng lầu, gây thiệt hại
nặng ước tính 17 triệu USD. Chợ đuợc lại lần 2, khai trương 12/1996 với quy mô 3
tầng hiện đại, khang trang rộng rãi nhưng vẫn giữ lại một phần kiến trúc mặt tiền
của chợ cũ. Chợ Đồng Xuân không chỉ là di tích thương mại mà cịn là một di tích
cách mạng đáng tự hào của thủ đô Hà Nội. Điều nổi bật là ở đây đã có truyền
thống đấu tranh từ những năm 1937-1938 trong phong trào bình dân. Đồng Xn
cịn là chiến luỹ oanh liệt của các chiến sĩ cảm tử bảo vệ Hà Nội năm 1940. Các
chiến sĩ quyết tử quân thủ đô đã anh dũng tuyệt vời chống lại hành đoàn quân viễn
chinh Pháp, 19 chiến sĩ đã ngã xuống. Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Địa danh
thể hiện và ghi lại hào hùng gương bất khuất của nhân dân ta không chịu làm nô lệ.
Thưa quý khách, Tôi vừa giới thiệu qua về chợ Đồng Xuân – xin mời quý khách
tiếp tục cuộc hành trình của chúng ta.
Xin quý khách dừng lại ít phút – ta có thể thấy ngay chỗ cửa Bắc của chợ Đồng
Xuân có đắp phù điêu nghiêm trang như một đài kỷ niệm. Trên phù điêu là những
hình ảnh phục diện lại cuộc chiến đấu giữa chiến sỹ tự vệ ta và lính Pháp xâm lược
ngày 14/2/1947.
Thưa quý khách,chúng ta đang đứng ở đầu phố Hàng Khoai.Ngày trước Hàng
Khoai là nơi tập trung những loại hàng,bán các loại khoai nên người ta gọi là phố
Hàng Khoai.Nhưng nay trong nền kinh tế thị trường họ khơng cịn bán khoai nữa
mà thay vào đó là các mặt hàng khác nhau rất phong phú,đa dạng.Xin mời quý
khách đi qua phố hàng Khoai theo hướng này trước khi chúng ta đến với phố Hàng
Lược.
Thưa quý khách,chúng ta đang đứng trên phố Hàng Lược.Sở dĩ phố này có tên như
vậy vì nơi đây vào thời Lê hay đầu thời Nguyễn có sản xuất bán lược chải đầu
nhưng sang đầu thế kỷ XX thì ở đây khơng cịn thấy bán và sản xuất lược nữa.Thời
Pháp thuộc,phố này còn có tên là Phố Cống Chéo,hàng Lược bởi vì ở đây có một
cái cống chéo bắc qua sơng Tơ Lịch(nay khơng cịn tồn tại).


Đặc biệt nếu du khách có dịp đến đây vào dịp Tết Nguyên Đán hàng năm từ 23

tháng Chạp đến ngày 30 Tết,phố hàng Lược sẽ trở thành chợ hoa tấp nập,dân thành
phố đổ về đây rất đông để bán và mua hoa Tết.
Thưa quý khách,bây giờ chúng ta sẽ đi thăm phố Chả Cá.Chúng ta đang đứng trên
phố Chả Cá.
Thưa quý khách,chả cá cũng là tên món ăn nổi tiếng của Hà Nội ,rất tiếc là trong
chương trình của chúng ta hơm nay khơng có điểm ẩm thực.Do vậy tơi chỉ xin nói
về phố này.Trước đây phố này có tên là phố Hàng Sơn vì dân ở phố này thường
bán sơn ta.
Thưa quý khách chúng ta đang đứng trước cửa hàng Chả cá Lã Vọng thất thế phải
thúc thủ chờ đọi.Nhà hàng số 14 đã tồn tại 100 năm với 5 đời làm nghề này.Chính
món ăn mà gia đình họ Đồn đã sang tạo ra cuối thế kỷ XIX,góp phần làm phong
phú hơn món ăn truyền thống Hà Nội.
Thưa quý khách,chả cá là một món ăn vừa tinh tế vừa mộc mạc trong rất nhiều
món ngon của thủ đơ Hà Nội,được rất nhiều du khách ưa thích vì nó được làm từ
một loại cá ngon đó là cá làng : cá mương phải lạng hai bên sườn rồi thái mỏng
ướp với nước riềng,nghệ,mẻ,hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre tươi nướng
trên lò than hoa đặt ngay trên bàn ăn của khách.Nướng chin gạt ra cả bát,rưới nước
mỡ đang sôi lên trên ăn ngay với bánh đa nướng,bún rối,lạc rang,rau thơm,rau
mùi,hung lang,hành củ tươi chẻ nhỏ chấm và mắm tôm vắt thật nhiều chanh
tươi,đánh lên cho thật ngầu bột rồi rỏ them mấy giọt nước trắng và tinh dầu cà
cuống cho thơm.
Lái sành điệu của người Hà Nội mời nhau đi ăn chả cá tùy vào thời tiết.Cùng với
cửa hàng này,ngày nay trên phố cũng có một số hàng chuyên bán chả cá.


Thưa q khách,như tơi đã nói lúc đầu,chúng ta khơng có thời gian để vào
quán.Khi có dịp,xin mời quý khách đến đây thưởng thức món ăn này,chắc quý
khách sẽ hài long.
Và bây giờ xin mời quý khách sang con phố tiếp theo trong chuyến tham quan của
chúng ta ngày hôm nay.

Thưa quý khách chúng ta đang đứng trên Phố Lãn Ông.Thời Pháp thuộc phố mang
tên Phúc Kiến vì ở nơi đây tập trung nhiều người Hoa đến từ Phúc Kiến.Từ sau
1947,phố này được gọi là phố Lãn Ông.Đây là phố chuyên bán thuốc Bắc với
nhiều loại quý hiếm.Phố mang tên là Lãn Ông – tên gọi tắt của Hải Thượng Lãn
Ông – một danh y nổi tiếng,đồng thời là một nhà văn thế kỷ 18.Ơng cịn có tên là
Lê Thức Trác.Bây giờ xin mời quý khách sang phố tiếp theo là phố Hàng Buồm.
Thưa quý khách,chúng ta đang đứng trên phố Hàng Buồm.Con phố dài 300m,đi từ
Phố Đào Duy Từ đến Phố Hàng Ngang nối phố Mã Mây với phố Lãn Ông.Đây
nguyên là đất phường Hà Khẩu.Phường này cho tới thế kỷ 19 thuộc về tổng Tả Túc
(sau đổi ra là tổng Đơng Thọ huyện Thọ Xương.Nhưng trước đó thì phường này đã
xuất hiện như là một trong 36 phường của Thăng Long.
Do đó,phố Hàng Buồm là nơi nằm bên cửa sông Tô Lịch,nơi thông ra sông
Hồng.Đây là quê hương của nữ sĩ Đồn Thị Điểm(1705 – 1748).Đã có thời gian bà
về dạy học ở đây.Phố này trước đây tập trung các cao lâu của các Hoa Kiều.
Thưa quý khách,chúng ta đang đứng trước đền Bạch Mã,một trong tứ trấn của kinh
thành Thăng Long.Q khách có thể nhìn thấy dịng chữ Bạch Mã tối linh từ - ta
có thể thấy được đình có vị trí quan trọng như thế nào.Xin mời quý khách vào bên
trong,chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về ngôi đền.


Thưa quý khách,nơi chúng ta đang đứng là phương đình,chúng ta vừa đi qua cổng
đền.Cổng đền được chia làm 5 gian với 4 bộ vì kèo giống nhau theo kiểu “chồng
rường giá chiêng”.Từ tam quan thì đình được chia làm 5 phần : phương đình – gian
cơng đồng các quan – gian Đại Bái – Hậu cung.
Thưa quý khách,tương truyền vào thế kỷ thứ 9,có viên quan đơ hộ nhà Đường là
Cao Biền trong thời gian chiếm giữ Đại Việt,khi ra ngồi cửa Đơng thấy một người
lạ trong đám mây ngũ sắc.Biết vốn là đạo sĩ có ý chấn áp.Đêm ấy ơng nằm mơ
thấy người đã gặp,người đó tự xưng là Long Đỗ.Cao Biền đem chiếc búa đồng đi
chôn yểm.Đêm sau nổi mưa gió,sang thấy búa đồng bị đánh tan như cát bụi.Biền
sợ và lập đền thờ.(886)


Năm 1010, Lý Thái Tổ rời hoa lư ra Thăng Long xây thành nhưng dắp mái không
được. Vua đến cầu khẩn yhần Long Đỗ...Cảm động trước tấm lòng của minh
quân .Thần Long Đỗ đã sai đồ đệ của mình là thần Bạch mã về báo mộng cho Lý
thái Tổ, rằng cứ theo vết chân ngựa mà xây thành thì thành mới vững. Quả nhiên
sáng dậy, Lý Thái Tổ thấy có nhiều vết chân ngựa và đã cho binh lính xây thành
theo vết chân đó.
Thưa q khách, chính giữa phương đình như q khách đang thấy đấy
là lư hương, quý khách có thể thắp hương tại đây. Xin quý khách háy chú ý. Phía
bên phải tôi đây là sơn trang mẫu địa.
Bây giờ xin quý khách vào thăm đền, truớc khi vào xin lưu ý với q khách
rằng để bày tỏ lịng tơn kính, q khách hãy bỏ mũ đi nhẹ.
Thưa quý khách bây giờ chúng ta đã đứng trong gian công đồng các quan nền
nhà đuợc lát tồn bọ bằng đa xanh hình khối chữ nhật chắc chắn, đỡ nai là bộ
khung nhà bằng gỗ với nhiều cột có kích thuơcds lớn, đuợc kê lên táng đá hình


trịn- đây là 6 bộ vì làm theo hai kiểu: Hai vì hồ (kê chuyền ), 4 vì kèo giữa
(giá chiêng chồng ruờng ).Trang trí chủ yếu của khơng gian đuợc thể hiện trên hai
bộ vì kèo gian giữa dẫn vào chính diện, chạm từ linh kiện hình hoa văn.
Thưa q khách, phía góc trong cùng là cộng đồng các quan, phía dưới là nhang
án được điêu khắc rất tinh tế, phía tren thể hiện thế giới động vật và dướ I là cuộc
sống của con người dưới thời chiếm quốc. Đây là một trong những di vật quý của
đền con lại đến ngày nay. Phía trên ban thờ quý khách có thể thấy khắc 8 vật được
coi là quý ngày xưa (bát bửu) tiếp theo là bộ (phủ việt, giáo mác, chùng, gươm,
chấp bích).
Thưa quý khách, mời quý khách sang thăm quan ban thờ miếu. Quý khách đang
đứng trước ban thờ Mẫu của đền Bạch Mã. Quý khách có thể thấy mẫu ở giữa
là Mẫu thượng thiên, bên trái là mẫu thoải, bên phải là mẫu thượng ngàn. Dưới
tượng mẫu là hai tượng chầu, tiếp theo tượng phía bên tay phải quý vị được tượng

chầu là trần triều Hưng Đạo Vương, giúp việc cho ngài là đệ nhất Vương cô(xanh).
Bên trái là chúa Sơn Trang, cạnh lư hương là ông Hoàng Bảy và ông Hoàng Mười.
Và bây giờ xin quý khách, chúng ta sẽ vào gian đại bái. Nơi đất bào vị thần Long
Đỗ. Thưa quý khách, chúng ta dang đứng ở gian đại bái. Từ đó có thể thấy bài vị
của thần Long Đồ và hai ngai trong hậu cung.Từ đây có thể thấy bài vị của thần
Long Đồ và hai ngai trong hậu cung ,còn đây là 2 bài vị của quan văn(mặt trời đỏ)
và từ phía quan võ trên lư hương ,quý khách có thể thấy hình ảnh con nghê .Nghê
là con vật thiêng ,nó khơng chỉ nhận biết được người tốt kẻ xấu mà còn bảo vệ
đền .Đồ tế khí gồm có :lư hương ,đỉnh trầm ,lục bình ,mâm bơng và tam sơn
,nến .Thể hiện đầy đủ yếu tố âm dương ngũ hành ,các yếu tố của trời đất ,cầu mong
sự tốt lành và bình n.
Cạnh tượng thờ cịn có hai tượng phồng (thị giả )trong kiến trúc tôn giáo
là người hầu.


Xin quý khách hãy lưu ý :Bên trái bàn thờ là tượng con ngựa trắng hay thần
Bạch Mã .Đồ đệ của thần Long Đồ cũng được thờ ở đây.
Và bây giờ xin mời quý khách hãy tham quan gian đại báo trong ít phút trước
khi chngs ta sang ban thờ phật.
Thưa quý khách, chúng ta dang đứng trước ban thờ phật của đền Bạch Mã. Ba
pho tượng mà quý khách thấy đó là ba pho tượng tam thế, tiếp theo là thích ca sơ
sinh và tượng Thánh Tăng, quý khách đã được tìm hiểu qua tại chùa Cầu Đơng lúc
trước. Tôi xin không giới thiệu qua nữa, bây giờ chúng ta hãy trở ra phương đình.
Thưa quý khách chúng ta đang đứng trước nơi thờ mẫu. Được xem là vợ của
Mã Viện được nhân dân thờ tại đây, dưới là hình ảnh ngũ hồ tượng trưng cho sức
mạnh của 5 phương.
Chắc một vài người trong quý khách có thắc mắc về khu thờ phía tay trái
tơi đây.Vâng đó là nơi thờ ơng tổ hộ Nhữ. Người đã có cơng xây dựng ngôi đền.
Khi ông chết đã được vua cho phép lập một ban thờ nhỏ tại đây. Còn đây
là tụ bảo đài-nơi hương được đun ra từ tụ lư hương. Q khách cũng có thể nhìn

thấy bài vịnh đầy hài cảm của Thái Sư TRần Quang Khải :
Vẫn nghe truyền tụng Đại Vương Linh
Nay mới hay vắng quỹ cũng kinh
Lửa bôi ba bổ không bén tới
Bão dông một trận chẳng thay hình
Xin mời q khách tham quan đình trong ít phút trước khi chúng ta sang con
phố tiếp theoLà phố Mã Mâyvới ngôi nhà cổ truyền thống 87.


Thưa quý khách chúng ta đang đứng trên phố Mã Mây, con phố này dài 168m,
từ phố Hàng Buồm đến phố Hàng Bạc. Đây nguyên là đất phường Hà Khẩu
(đoạn đầu ) và thôn Dũng Hãn (đoạn cuối) đều thuộc tổng hữu tức (sau đổi là Đông
Thọ), huyện Thọ Xương cũ. Phố này thời xưa gồm hai phố Hàng Mây, là đoạn
giáp Hàng Buồm có những cửa hàng bán sang mây và phố Hãng Mã là đoạn giáp
Hàng Bạc, có những cửa hàng bán đị mã như :hàng táng, hình nhân,mũ ơng cơng,
tiền giấy…Phố Hàng Mã này có trước phố Hàng mã ở chợ Đồng Xuân nên sau
khi đã có hai phố Hàng Mã thì người ta gọi phố Hàng Mã gần phố Hàng Bạc
là phố Hàng Mã dưới, để phân biệt với Hàng Mã trên chuyên làm bán những hoa
giấy, đèn giấy…
Thưa quý khách, cho tới thời gian cách đây khoảng sáu, bảy chục năm, mới
có tên gọi là phố Hàng Mây. Đoạn giữa phố, như chúng ta đang thấy là số nhà 64
đền Thương Tượng, tức là đền của giáp Thương tượng thuộc phường Hà Khẩu cũ,
thờ Nguyễn Trung Ngạn (1289-1370) người trông giữ chứ kinh sử đại doãn,
là chức quan đứng đầu kinh thành Thăng Long đời Trần.
Thưa quý khách, thời thuộc Pháp, phố này có tên là phố “Quân cờ đen” vì trong
thời gian Pháp rục rịch chiếm Hà Nội thì có một bộ phận qn cờ đen của Lưu
Vĩnh Phúc đóng ở đây và ở phố Hàng Buồm để phối hợp với quân ta chống Pháp.
Sau cách mạng vẫn lấy tên là Mã Mây.
Đầu thế kỉ thứ 20, những thập niên trước và sau chiến tranh thế giới 1914-1918,
quang cảnh phố Mã Mây vẫn giữa các hình ảnh của phố cổ Hà Nội: Đoạn đầu

phố Hàng Mây vẫn có những cửa hàng nhỏ bán thứ đồ gia dụng bằng song mây tre,
họ bán những sơn mây, sơn song làm nguyên liệu.
Sau năm 1920 có một số ít nhà làm đồ mây: Bàn mây xinh ddan theo kiểu đặt
làm của khách nước ngoài, thợ là người làng Sơn Đồng học lại được nghề làm
ghế mây theo kiểu hàng Nhật có bày bán ở khu bảo tàng Đấu.


Thưa quý khách, ngày này qua biến đọng của lịch sử, các nghề thủ công truềng
thống cũng như mặt hàng buôn bán ở phố Mã Mây đã thay đổi, những cấu
trúc đường phố cũng như kiến trúc của những ngôi nhà ven đường vẫn
giư nguyên được vẻ truyền thống của nó như lúc ban đầu.
Và bây giờ, kính thưa q khách, chúng ta đang đứng trước ngôi nhà số 87
Mã mây-xin mời quý khách vào thăm ngôi nhà này.
Thưa quý khách, trước khi tham quan ngôi nhà này, tôi xin nói qua q trình
phát triển kiến trúc nhà ở truyền thống trong khu phố cổ Hà Nội..
Thưa quý khách, khu phố cổ Hà Nội được hình thành và phát triển của kinh
kì Thăng Long xưa và thủ đo Hà Nội ngày nay. Khu phố cổ hà Nội là một quần
thể kiến trúc độc đáo mang đậm ban sắc dân tộc Việt Nam nói chung và mang tính
đặc trưng cho riêng hà Nội.
Xen lẫn với các cơng trình tơn giáo, lịc sử, văn hóa…là các cơng trình kiến trúc
nhà ở. Những cơng trình kiến trúc nhà ở chủ yếu được xây dựng vào cuối thế kỉ 19,
đầu thế kỉ 20 dựa trên cở sở nền móng được hình thành từ những thế kỉ trước. Đó
là những ngơi nhà có kiến trúc truyền thống: Nhà hình ống, có nhiều lớp nhà,
giữa các lớp nhà có sân (giếng trời) để lấy ánh sáng và khơng khí, đây là nơi bày
cây cảnh, uống nước, ngắm trăng. Kết cấu chủ yếu của cơng trình là nhà gỗ, mái
lợp ngói với hệ thống vì kèo gỗ có nhiều họa tiết trang trí.
Nhìn vào nhữnh những ngơi nhà này ta vẫn dễ dàng nhận thấy ngơi
nhà có từ hai, ba,hoặc năm gian đã có biến đổi nhiều, được bố trí bằng nhiều lớp
cách nhau bằng một sân nhỏ, phát triển chủ yếu theo nhu cầu cụ thể cuộc sống một
gia đình có vợ là tiểu thương hay người chồng là thợ thủ công chuyên nghiệp.

Do yêu cầu việc buôn bán ở thành thị nên việ mở cửa hàng để bán hàng
ở những nhà có mặt cửa hàng rộng quay ra phố là một vấn đề quan trọng và tất


yếu. Vì vậy, đại đa số các nhà chỉ có bề ngang rộng từ 2m-6m, tức là bằng bề rộng
một gian trong ngơi nhà có từ 3-5 gian khi xưa nhưng lại phát triển mạnh theo
chiều sâu, và vẫn dùng kết cấu mái cũ của nhà dân gian nên không gian mái sẽ lớn.
Để tận dụng người ta thường làm theo những gác lửng bên ngoài, và gác một cầu
thang một vế với độ dốc 700 – 750 làm bằng gỗ.
Gác lửng để chủ hàng dự trữ hay kê giường ngủ nên có độ cao khơng
q 2,2m. Nếu cần phát triển hơn nữa về diện tích để ở thì họ phát triển theo chiều
cao nhà để thành những tầng nhà hẳn hoi, do đó ta thấy có những nhà chiều ngang
chỉ một vài mét nhưng làm cao đến hai, ba tầng và có chiều sâu đến vài chục mét.
Chính vì vậy, mà nó được gọi với cái tên là “Nhà hình ống” kiểu kiến trúc đó
nhằm đảm bảo thơng gió và lấy ánh sáng tố cho các buồng, phòng, lớp trong cùng
tiếp xúc với sân bếp, khu vệ sinh và chỗ ở của người giúp việc gia đình.
Quan hệ giữa các phòng và quan hệ xuyên phòng, lợi dụng khoảng không để kê đồ
suốt một mặt tường dọc làm lối đi. Nhu cầu ở của người dân lúc đó cịn đơn giản,
họ không cần những khoảng không gian riêng tư ngày nay. Vì vậy việc xun suốt
từ khơng gian phịng này từ khơng gian phịng khác là đặc trưng nổi bật không gian
nhà ở trong khu 36 phố phường. Để thích nghi với cuộc sống gia đình bn bán
hoặc sản xuất, người ta làm thêm một mái đưa ra phố dùng làm cửa hàng bn bán.
Có thể thấy ở đây, không gian sản xuất, kinh doanh ngành nghề thủ công đan xen
dưới cùng một mái nhà. Phù hợp với tập quán người dân là: ở sản xuất kết hợp
kinh doanh buôn bán nhỏ.
Nhà cổ tuy phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau nhưng kiến trúc và chức
năng hầu như không thay đổi nhiều, tuy nhiên nhiều nguyên liệu hiện đại đã được
sử dụng: cửa ván gỗ thay bằng cửa sắt kéo, kỹ thuật đá rửa, gạch ốp lát, kính được
sử dụng rộng rãi đôi khi không phù hợp với cảnh quan kiến trúc truyền thống.
Thưa quý khách, ngôi nhà này là một trong 14 ngơi nhà có giá trị được bảo

tồn toàn bộ về mặt kiến trúc.


Thưa quý khách, ngôi nhà số 87 Mã Mây được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 theo
kiểu kiến trúc truyền thống Việt Nam với chức năng sử dụng để ở và bán hàng. Gia
chủ nhà này trước năm 1945 ở đây và bán hàng gạo, sau năm 1945 đã bán cho một
gia đình người Hoa và bán thuốc Bắc. Năm 1945, gia đình người Hoa di cư vào
Nam, để lại ngôi nhà dưới sự quản lý của Nhà nước. Năm 1954, sở Nhà đất bố trí
cho 5 gia đình đến sinh sống tại ngôi nhà này. Ngôi nhà đã được cải tạo làm thí
điểm năm 1999 với sự kết hợp của thành phố Hà Nội, (Việt Nam) và thành phố
Touloues (Pháp) trong dự án “Bảo tồn, tôn tạo phố cổ Hà Nội”.
Thưa q khách – như tơi đã nói ở trước, Nhà 87 Mã Mây là loại nhà ở
truyền thốn của khu phố cổ Hà Nội – Nhà hình ống. Có những đặc điểm kiến trúc
của nhà xây dựng thời kỳ năm 1890.
Ngơi nhà có diện tích là 157,6m2 được xây dựng vng góc với mặt phố; có chiều
dài là 28m, chiều rộng mặt tiền là 5m và chiều rộng mặt hậu là 6m, vì vậy hình
thức miếng đất là “nở hậu”, mảnh đất như vậy sẽ mang phúc lợi về hậu vận.
Mặt bằng có cơ cấu khơng gian kiến trúc kiểu nhà truyền thống phố cổ Hà
Nội đó là: Nhà 1 – Sân 1 – Nhà 2 – Sân 2 – Bếp – Nhà 3 (vệ sinh, kho).
Thưa quý khách, chúng ta đang đứng ở khu nhà 1, chúng ta vừa đi qua cửa
ngôi nhà với các chi tiết kiến trúc đặc trưng là mặt đứng chính.
Với hình thức đối xứng, cửa đi chính giữa (cửa tâm) và hai bên là cửa sổ rộng làm
nơi bán hàng. Cửa sổ giáp mặt phố là cửa lùa bằng gỗ vằn, đặt theo chiều đứng
tháo ra được; còn các cửa đi là cửa bức bàn, có rành cửa, có then cài. Phần trên cửa
đi và cửa bán hàng là phần ô cửa thơng thống trang trí bằng các con tiện gỗ chạy
suốt mặt tiền. Vì vậy, khi phần cửa được đóng tồn bộ thì phần cửa thống tên
chính là để lấy ánh sáng và thơng báo cho tồn nhà.
Thưa q khách, ngày trước lớp nhà một dùng để bán hàng và tầng 2 của lớp
nhà này là gian tiếp khách và gian thờ - từ nay là nơi đón tiếp khách du lịch đến
tham quan.



Tiếp đến, qua lớp sân 1 là lớp nhà 2 – tầng 1 gồm nơi cất giữ hàng hóa và nơi dành
cho người giúp việc. Tầng 2 là phòng ngủ của chủ nhà với hiên trước có mái là nơi
ngồi uống trà hay chơi cờ tướng của gia chủ và hiên sau là sân phơi thuốc bắc.
Cửa đi của tầng 2, lớp nhà 2 được thiết kế theo kiểu của “Thượng song hạ
bản” có trang trí hình khắc gỗ trỉ quý. Có 2 cửa nhỏ đối xứng lan can cầu thang
cũng được trang trí bằng con tiện gỗ hình thức giống như con tiện ở ơ thống mặt
tiền. Các lan can ngoài trời được xây bằng trụ gạch và trang trí bằng gạch men hình
họa chanh trạm thủy. Mái hiên trước phịng ngủ tầng 2 có kết cấu mái hình thức vì
cờ vua theo kiểu kiến trúc của Trung Quốc.
Sân thứ 2, một phần có mái tre là nơi nấu nướng (bếp), phần còn lại của sân
là bể chứa nước mưa và sân để giặt giũ (sân trước).
Lớp nhà trong cùng là khu phụ (vệ sinh và kho).
Bây giờ xin mời quý khách lên tham quan tầng 2 – xin quý khách hãy thay dép
trước khi chúng ta bước lên cầu thang.
Thưa quý khách, chúng ta đang đứng ở tầng 2 của lớp nhà thứ nhất – như tơi
đã nói ở phần 1 – đây là nơi tiếp khách và gian thờ, còn đây là 2 cửa sổ, sở dĩ phải
xây cửa bí như vậy với mục đích là tránh người dân nhìn vua khi vua đi qua đây,
như thế là phạm thượng.
Bây giờ xin quý khách sang gian tiếp theo, đây là tầng 2 của lớp nhà 2. Bây
giờ là nơi bày bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống.
Thưa q khách, tơi xin nói qua về kết cấu của ngơi nhà: kết cấu chịu lực
chính là gỗ, gồm hệ thống cột gỗ và dầm gỗ, vì kèo gỗ tạo.
Tường bao quanh là tường gạch với kỹ thuật xây dựng truyền thống (gạch
đặc đúc thủ công xây bằng vữa vôi; vôi và cát, không sử dụng xi măng). Hệ thống
kết cấu mái là hệ thống vì kèo gỗ theo kiểu nhà dân gian truyền thống (chồng
rường). Mái ngói chiếu và lớp ngói trên là ngói mũi hài. Ở 2 đầu đỉnh mái ngói có
2 khối nhơ lên hình chữ nhật xây bằng gạch là trụ đầu mái. Tường hơi giáp chiều
cao cũng như để chống cháy lan 2 chống thành. Từ bờ nóc mái tóc trụ đấu mái,



×