Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

tong quan Cay thuoc nam hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.06 MB, 114 trang )

ALLIUM FISTULOSUM L.

ALLIACEAE

HÀNH, hành hoa, đại thông, thông
bạch, hombúa (Thái), sông (Dao).

H
µ
n
h
MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 20-40cm. Thân hành vảy, màu

trắng. Lá gồm 4-6 cái, hình trụ rỗng, thuôn,
đầu nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành
tán giả trên một cuống chung dài. Quả nang.
Hạt nhỏ, hình 3 cạnh, màu đen. Toàn cây có
mùi thơm hăng, cay.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 8-10.
PHÂN BỔ: Cây trồng ở khắp nơi, làm gia vị.
BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu thân hành. Thu hái vào

mùa đông xuân. Dùng tươi hoặc phơi khô.
THÀNH PHẦN HÓA Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có
HỌC: allyl propyl disulfit, diallyl disulfit và hợp chất

chứa sulfur.
CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, tiêu hóa

kém, nhiễm trùng đường ruột, thấp khớp,
đau răng, mụn nhọt, bí tiểu tiện. Ngày 3060g cây tươi dạng sẳc, nước ép hoặc ăn với


cháo nóng. Thân hành giã đắp chữa mụn
nhọt hoặc thêm nước sôi vào xông để giải
cảm.

ALLIUM ODORUM L.
ALLIACEAE

1


HẸ, phỉ tử, cửu thái, dã cửu, phiec

H

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:

Cây cỏ, cao 15-35cm. Thân hành vảy
nhỏ. Lá nhiều, hình dải hẹp, dày, đầu
nhọn. Hoa nhỏ, màu trắng, tụ tập thành
tán giả trên một cuống chung mọc từ
gốc, hình gần 3 cạnh, rỗng. Quả nang,
hạt nhỏ, màu đen. Toàn cây có mùi
thơm hăng đặc biệt.
Tháng 7-10.
Cây trồng ở nhiều nơi làm gia vị và làm
thuốc.


BỘ PHẬN DÙNG:

Thân hành và lá. Thu hái quanh năm.
Dùng tươi. Hạt lấy lúc quả già, có màu
đen, phơi hoặc sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:

Lá và thân hành chứa các hợp chất có
sulfur, saponin, chất đắng. Hạt có
alcaloid và saponin.

CÔNG DỤNG:

Lá và thân hành chữa thổ huyết, chảy
máu cam, ho, hen, viêm họng, bế kinh,
tiêu hóa kém, lỵ, giun kim: Ngày 20-30g
sắc. Dùng ngoài, giã đắp để tiêu viêm.
Hạt chữa di tinh, đái ra máu, đái dầm,
đau lưng, đau khớp, khí hư: Ngày 6-12g
dạng sắc.

ALLIUM SATIVUM L.
ALLIACEAE

TỎI TA, đại toán, hom kía (Thái),

2



MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:

Cây cỏ, sống một năm. Thân hành gồm
nhiều hành con gọi là nhánh tỏi mọc áp
sát vào nhau. Lá hình dải, mỏng, bẹ to,
gân song song, đầu nhọn hoắt. Hoa
màu trắng hay hồng mọc tụ tập thành
khối hình cầu bao bọc bởi một lá bắc to.
Tháng 8-11.
Cây được trồng phổ biến ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân hành. Thu hoạch vào cuối đông,
đầu xuân. Dùng tươi hay phơi khô.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:

Thân hành chứa tinh dầu. Trong tinh
dầu có allicin, hợp chất diallyl disulfit,
allyl propyl disulfit và một số hợp chất
chứa sulfur khác.

CÔNG DỤNG:


Chữa lỵ amip, lỵ trực khuẩn: Ngày 4-6g.
Thụt 100ml dung dịch 5-10% tẩy giun
kim, chữa viêm đại tràng. Cồn tỏi chữa
ho, ho gà, viêm phế quản. Nước tỏi nhỏ
mũi, cháo tỏi ăn trị cảm cúm. Còn chữa
chứng tăng cholesterol máu. Đắp ngoài
chữa ung nhọt, rết cắn.

ALOCASIA
MACRORRHIZA (L.)
Schott
ARACEAE

RÁY, ráy dại, dã vu, khoai sáp, vạt

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:

Cây cỏ cao 0,5 - 1m, sống nhiều năm.
Thân rễ dài hình trụ, mập có nhiều đốt. Lá
to, hình tim, có cuống dài và có bẹ. Cụm
hoa bông mo mang hoa đực ở trên, hoa
cái ở dưới. Quả mọng hình trứng, khi chín
màu đỏ. Loại ráy lá quăn dùng tốt hơn.
Tháng 1 - 5.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm mát.


BỘ PHẬN DÙNG:

Lá, thân rễ. Thu hái quanh năm. Lá dùng
tươi. Thân rễ luộc kỹ cho bớt ngứa. Phơi

3


hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
CÔNG DỤNG:

Thân rễ chứa phytosterol, alcaloid,
glucose, fructosa.
Chữa lở ngứa, mụn nhọt, sưng tấy, rắn
cắn: Thân rễ, lá tươi giã nát, thêm nước
uống, bã đắp. Còn chữa đau bụng, nôn
mửa, viêm phổi, sốt rét: Ngày 10 - 20g
thân rễ khô sắc uống. Dùng cao dán trị
mụn nhọt. Cây có vị ngứa độc, dùng thận
trọng.

ALPINIA GALANGA Willd.

ZINGIBERACEAE

RIỀNG, riềng ấm, hậu khá (Thái),


MÔ TẢ: Cây cỏ, sống lâu năm, cao 1 - 2m. Thân rễ

mập, mọc bò ngang, hình trụ, có phủ nhiều
vảy. Lá mọc so le, hình ngọn dáo, phiến
cứng và bóng, có bẹ. Cụm hoa mọc thành
chùm dài 20 - 30 cm ở ngọn thân, gồm
nhiều hoa màu trắng, cánh môi hẹp có vân
hồng. Quả hình cầu hay hình trứng. Loài
Alpinia officinarum Hance cũng được dùng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 9.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng

khắp nơi.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất

vào mùa thu đông. Phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Thân rễ chứa tinh dầu gồm cineol, methyl
HỌC: cinnamat; các flavon: galangin, alpinin;

kaempferid 3 - dioxy 4 - methoxy flavon.
CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn

không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, đau dạ dày,
đau bụng, ỉa chảy, cảm sốt, sốt rét: Ngày 3 6g dạng thuốc sắc, bột hoặc rượu thuốc.
Còn chữa đau răng bằng cách ngậm thân

4


rễ, cắn nhẹ ở chỗ răng đau.


ALSTONIA SCHOLARIS
(L.) R.Br.
APOCYNACEAE

SỮA, mùa cua, mò cua, mạy
mản (Tày), co tin pất (Thái).
MÔ TẢ: Cây gỗ to, cao tới hơn 15m. Vỏ dày, có

nhiều vết nứt nẻ. Lá mọc vòng, 3 - 8 cái,
thường tập trung ở đầu cành. Phiến lá dày
hình thuôn dài, đầu tròn, nhiều gân phụ song
song. Cụm hoa hình xim tán, gồm nhiều hoa
nhỏ màu trắng lục, có mùi thơm hắc. Quả
nang gồm 2 dải hẹp và dài. Hạt màu nâu, có
mào lông ở 2 đầu. Toàn cây có nhựa mủ.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở miền núi và được trồng ở

nhiều nơi lấy bóng mát.
BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ cây loại bỏ lớp bần. Thu hái vào mùa

xuân, hạ. Phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Alcaloid: Ditain, echitenin, echitamin
HỌC: (ditamin), echitamidin. Ngoài ra, còn có

triterpen: α-amyrin và lupeol.
CÔNG DỤNG: Thuốc bổ, sát trùng chữa thiếu máu, kinh

nguyệt không đều, sốt rét, đau bụng, ỉa

chảy, lỵ, viêm khớp cấp. Ngày 1 - 3g dạng
thuốc sắc, thuốc bột, rượu thuốc, hoặc cao.
Dùng ngoài, vỏ cây sắc lấy nước đặc rửa
chữa lở ngứa, hoặc ngậm chữa sâu răng.

AMOMUM
AROMATICUM Roxb.
ZINGIBERACEAE

5


THẢO QUẢ, đò ho, mác háu (Thái),

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:

Cây cỏ lớn, sống nhiều năm, cao 2 - 3m.
Thân rễ có nhiều đốt. Lá to, dài, mọc so
le, có bẹ ôm kín thân. Hoa to, màu vàng
có đốm đỏ nhạt, mọc thành bông ở gốc.
Quả hình trứng, màu đỏ sẫm, mọc dày
đặc. Hạt nhiều, có cạnh, có mùi thơm
đặc biệt.
Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 11.

PHÂN BỔ:

Cây chủ yếu được trồng ở vùng núi cao

lạnh, dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều
mùn. Các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà
Giang.

BỘ PHẬN DÙNG:

Hạt của quả. Quả thu hái vào mùa đông.
Phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, đập bỏ vỏ
ngoài, lấy hạt.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
CÔNG DỤNG:

Tinh dầu với tỉ lệ 1 - 1,5%.
Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa
ăn không tiêu, bụng trướng đau, nôn
mửa, ỉa chảy, ho, sốt rét, lách to. Ngày 3
- 6g dạng thuốc bột, thuốc sắc hoặc
thuốc viên. Còn dùng ngậm chữa đau
răng, viêm lợi; làm gia vị.

AMOMUM VILLOSUM
Lour.
ZINGIBERACEAE

SA NHÂN, mé tré bà, dương xuân
sa, co nénh (Thái), la vê (Ba Na),
pa đoóc (K’dong), mác nẻng (Tày).


MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 - 1,5m. Thân rễ, mọc bò ngang.
Lá nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le,
phiến hình dải, đầu nhọn dài. Hoa trắng, cánh
môi vàng đốm tía, mọc thành chùm ở gốc. Quả
nang, 3 ô, có gai mềm, khi chín màu đỏ nâu. Có
nhiều loài khác mang tên sa nhân, cũng được
dùng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 6; Quả: Tháng 7 - 8.

6


PHÂN BỔ: Cây mọc trên đất ẩm, ven rừng, bờ suối.
BỘ PHẬN DÙNG: Quả và hạt. Quả thu hái vào mùa hè- thu. Phơi
khô.
THÀNH PHẦN HÓA Hạt chứa tinh dầu gồm D-camphor, D-borneol, DHỌC: bornylacetat, D-limonen, α-pinen, phellandren,
paramethoxy ethyl cinnamat, nerolidol, linalol.
CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, kích thích tiêu hóa. Chữa ăn không
tiêu, đau bụng, đầy trướng, ỉa chảy, nôn mửa,
phù: Ngày 2 - 6g dạng bột, viên, thuốc sắc. Phối
hợp với một số cây thuốc khác chữa động thai,
đau bụng. Chữa nhức răng: Sa nhân ngậm, hoặc
tán bột chấm vào răng đau.Còn dùng làm gia vị.

7


ANDROGRAPHIS PANICULATA (Burm.f.) Nees

ACANTHACEAE


XUYÊN TÂM LIÊN, cây công cộng,

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống một năm; cao 0,40 - 1m. Thân

có cạnh, phân nhiều cành. Lá mọc đối, có
cuống rất ngắn. Hoa màu trắng điểm những
đốm hồng tím, mọc thành chùm thưa ở kẽ lá
và đầu cành. Quả nang, thuôn hẹp, có lông
rất nhỏ. Hạt màu nâu, hình cầu, thuôn.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9 - 10; Quả: Tháng 10 - 11.
PHÂN BỔ: Cây được trồng rải rác ở một số địa

phương.
BỘ PHẬN DÙNG: Cả cây, chủ yếu là lá, thu hái vào mùa hạ.

Phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Cả cây chứa glucosid đắng: Andrographolid,
HỌC: neoandrographolid, panaculosid, các

paniculid A, B, C; các flavonoid:
Andrographin, panicalin, apigenin 7 - 4 dimethyl ether
CÔNG DỤNG: Chữa lỵ, ỉa chảy, viêm ruột, cảm sốt, ho,

viêm họng, viêm amiđan, viêm phế quản,
đau nhức xương khớp, bế kinh, ứ huyết sau
đẻ, lao phổi và hạch cổ, huyết áp cao, rắn
cắn: Ngày 10 - 20g cây dạng sắc, 2 - 4g lá
dạng bột, viên. Giã đắp ngoài trị rắn cắn,
sưng tấy.


ANGELICA DAHURICA (Fisch. ex Hoffm.) Benth. et Hook. f.

APIACEAE

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 0,5 – 1m hoặc hơn, thân hình trụ,

rỗng, không phân nhánh. Lá to, có cuống, phần
dưới phát triển thành bẹ ôm lấy thân, phiến lá
xẻ 2 – 3 lần lông chim, mép khía răng, có lông
ở gân lá mặt trên. Cụm hoa tán kép, mọc ở
ngọn; hoa nhỏ màu trắng. Quả bế, dẹt. Toàn
cây có mùi thơm.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 – 6.
PHÂN BỔ: Cây nhập nội, trồng ở cả miền núi và đồng

8


BẠCH CHỈ.

bằng.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, tránh làm

sây sát vỏ và gãy rễ. Không thu hoạch ở cây
đã ra hoa kết quả. Rửa sạch, cắt bỏ rễ con,
xông diêm sinh 24 giờ, rồi phơi hay sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Tinh dầu, nhựa 1%, angelicotoxin 0,43%, byak
HỌC: angelicin, acid angelic, phellandren, dẫn chất


furocoumarin.
CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, đau răng,

phong thấp, nhức xương, bạch đới. Thuốc cầm
máu trong đại tiện ra máu, chảy máu cam.
Ngày 4 - 12g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Còn được dùng làm gia vị.

ANGELICA SINENSIS
(Oliv.) Diels
APIACEAE

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao 40 - 60cm. Thân rễ phát triển.

Lá mọc so le, cuống lá màu tím nhạt, có bẹ.
Phiến lá xẻ 3 - 4 lần lông chim, mép khía
răng. Hoa nhỏ màu trắng ngà, mọc tụ tập
thành tán kép ở ngọn. Quả bế, dẹt. Toàn cây
có mùi thơm đặc biệt.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 6 - 8.
PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở nhiều nơi.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hoạch vào mùa thu, đông, ở

cây đã trồng năm thứ 2 hoặc 3. Cắt bỏ rễ
con, phơi trong bóng râm hoặc sấy nhẹ cho
se, sau đó phơi tiếp đến khô.
THÀNH PHẦN HÓA Rễ chứa tinh dầu trong có ligustilid, nHỌC: butyliden phtalid, n-valerophenol, acid o-

carboxylic, n-butylphtalid, ber-gapten, safrol,
p-cymen, sesquiterpen, dodecanol,

tetradecanol và vitamin B12.
CÔNG DỤNG: Chữa đau đầu do thiếu máu, gầy yếu, mệt

mỏi, đau lưng, đau ngực, đau bụng, táo bón,
tê bại, lở ngứa, mụn nhọt, tổn thương ứ
huyết, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thống
kinh. Ngày dùng 10-20g, sắc hoặc rượu
thuốc.

9


ARECA CATECHU L.
ARECACEAE

CAU, tân lang, binh lang, mạy làng

MÔ TẢ: Cây thân trụ, cao tới hơn 10m. Thân có nhiều

vòng sẹo. Lá tập trung ở ngọn, cuống phát
triển thành bẹ to ôm lấy thân; phiến lá xẻ lông
chim. Cụm hoa bông mo, mo rụng khi hoa nở.
Hoa nhỏ, màu trắng ngà, thơm, tụ tập thành
bông phân nhánh; hoa đực ở trên, hoa cái ở
dưới. Quả hạch, hình trứng. Một hạt màu nâu.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5 - 12.
PHÂN BỔ: Cây trồng khắp nơi.
BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ quả và hạt. Hái quả già, bóc lấy riêng vỏ và

hạt, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA Hạt chứa tanin catechin, 70% trong hạt non,
HỌC: 15-20% trong hạt già; lipid 14% gồm laurin,

olein, myristin; glucid 50-60%; muối vô cơ 5%;
alcaloid 0,5% arecolin, arecaidin, guvacin,
guvacolin.
CÔNG DỤNG: Arecolin làm co đồng tử, giảm nhãn áp trong

bệnh tăng nhãn áp. Vỏ quả chữa bụng đầy
trướng, phù , bí tiểu tiện, ốm nghén nôn mửa:
Ngày 6 - 12g dạng sắc. Hạt chữa lỵ, ỉa chảy:
Ngày 0,5 - 4g. Hạt còn chữa sốt rét, tẩy sán,
dùng hạt cần thận trọng vì có độc.

ABELMOSCHUS SAGITTIFOLIUS Kurz var.quinquelobus Gagnep.
MALVACEAE
QUINQUELOBUS Gagnep.

10


SÂM BỐ CHÍNH, thổ hào sâm, nhân

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao tới 50cm. Rễ mập thành củ. Lá

mọc so le, có cuống dài, mép khía răng. Lá
ở gốc không xẻ, lá ở giữa thân và ngọn xẻ 5
thuỳ sâu. Hoa to, màu đỏ mọc riêng lẻ ở kẽ
lá. Quả nang, hình trứng nhọn, khi chín nứt
thành 5 mảnh. Hạt nhiều , màu nâu. Toàn

cây có lông. Cây bá sâm (Abelmoschus
sagittifolius Kurz var. septentrionalis
Gagnep.), hoa màu vàng hay đỏ, cũng được
dùng với tên sâm bố chính.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-9.
PHÂN BỔ: Vốn là cây mọc hoang, nay chủ yếu được

trồng ở nhiều nơi.
BỘ PHẬN DÙNG: Củ. Thu hái hái vào mùa thu, đông. Rửa

sạch, ngâm nước gạo một đêm, đồ chín,
phơi khô.
THÀNH PHẦN HÓA Củ chứa tinh bột, chất nhầy.
HỌC:
CÔNG DỤNG: Chữa cơ thể suy nhược, ít ngủ, lao phổi,

kém ăn, trẻ em cam mồm, gầy còm chậm
lớn, sốt và ho dai dẳng, viêm họng, viêm
phế quản, kinh nguyệt không đều, đau lưng,
đau mình, hoa mắt, chóng mặt, khí hư. Ngày
10-20g dạng thuốc sắc, bột hoặc ngâm rượu
uống.

ABRUS PRECATORIUS
L.
FABACEAE

CAM THẢO DÂY, cườm thảo đỏ,
tương tư đằng, cảm sảo (Tày)
MÔ TẢ: Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông nhỏ.


Lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu
hồng, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có
3-7 hạt hình trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc.
Toàn cây có vị ngọt.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 6-7; Quả: Tháng 8-10.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều nhất ở

11


vùng ven biển. Còn được trồng.
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu đông, tốt nhất

lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi hoặc
sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.
THÀNH PHẦN HÓA Trong hạt có protein độc: L(+) abrin, glucosid
HỌC: abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-methyl

tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa
glycyrrhizin.
CÔNG DỤNG: Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm gan siêu vi

trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các đơn
thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt
độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn
nhọt chóng vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.

ABUTILON INDICUM
(L.) Sweet

MALVACEAE

CỐI XAY, giàng xay, quýnh ma,
kim hoa thảo, ma bản thảo, co tó

MÔ TẢ: Cây nhỏ, sống dai, mọc thành bụi, cao 1-1,5

m, có lông mềm hình sao. Lá mọc so le,
hình tim, có cuống dài, mép khía răng. Hoa
vàng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống gấp khúc.
Quả có hình giống cái cối xay, có lông. Hạt
hình thận, nhẵn, màu đen nhạt.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 2-3; Quả; Tháng 4-6.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang và được trồng ở các vườn

thuốc.
BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào mùa hạ, thu.

Dùng tươi hoặc phơi khô.
THÀNH PHẦN HÓA Toàn cây chứa chất nhầy, asparagin.
HỌC:
CÔNG DỤNG: Chữa cảm sốt, nhức đầu, ù tai, bí tiểu tiện,

bạch đới: Ngày 4-8g rễ hoặc lá, sắc. Chữa
mụn nhọt, lỵ, rắn cắn: Lá tươi và hạt (ngày
8-12g) giã, thêm nước uống, bã đắp. Chữa
vàng da, hậu sản: Phối hợp cối xay với các
dược liệu khác.

12



ACANTHOPANAX TRIFOLIATUS (L.) Merr.

ARALIACEAE
MÔ TẢ: Cây bụi, có gai. Lá kép chân vịt, 3-5 lá chét,

mọc so le, mép lá khía răng, đôi khi có gai ở
gân giữa. Hoa nhỏ, màu trắng lục, mọc
thành tán phân nhánh ở đầu cành. Quả hình
cầu hơi dẹt, khi chín màu đen, gồm 2 hạt.
Toàn cây có mùi thơm đặc biệt. Các loài A.
trifoliatus var.setosus Li và A. gracilistylus
W.W. Smith cũng được dùng với tên là ngũ
gia bì gai.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 9-11; Quả: Tháng 12-1.
PHÂN BỔ: Cây mọc chủ yếu ở vùng rừng núi đá vôi,

các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc.
BỘ PHẬN DÙNG: Vỏ rễ, vỏ thân. Thu hái vào mùa hạ, thu. Ủ

cho thơm. Phơi trong bóng râm chỗ thoáng
gió tới khô.
NGŨ GIA BÌ GAI, ngũ gia bì hương,
mạy tảng nam, póp tưn, póp dinh
(Tày), co nam slư (Thái)

THÀNH PHẦN HÓA Vỏ rễ, vỏ thân chứa saponin triterpen, acid
HỌC: oleanolic.
CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng nhức xương, liệt


dương. Còn có tác dụng kích thích, bổ
dưỡng, làm tăng trí nhớ. Ngày 6-12g, dạng
thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm; cần chú ý bảo vệ ở
Việt Nam và phát triển trồng thêm

ACHYRATHES ASPERA
L.
AMARANTHACEAE

khoanh ngù (Tày), co nhả lìn ngu

MÔ TẢ: Cây cỏ, cao gần 1m, có lông mềm. Lá mọc

đối, có cuống ngắn, mép uốn lượn. Hoa
nhiều, mọc chúc xuống áp sát vào cành
thành bông ở ngọn dài đến 20-30cm. Quả
mang lá bắc còn lại, nhọn thành gai dễ mắc
vào quần áo khi đụng phải. Hạt hình trứng

13


dài.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 7-12.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang khắp nơi, ở bãi cỏ, ven

đường.
BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, chủ yếu là rễ. Thu hái quanh năm,


rửa sạch, phơi hoặc sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Rễ chứa saponin triterpen, thủy phân cho
HỌC: acid oleanolic, galactosa, rhamnosa,

glucosa. Quả có nhiều muối kali. Hạt có dầu
béo.
CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống tích huyết, gây

co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, ngã sưng
đau, đau lưng, nhức xương, đái dắt buốt,
sau khi đẻ máu hôi không ra và kinh nguyệt
đau. Ngày 8-16g, dạng thuốc sắc, dùng riêng
hoặc phối hợp với dược liệu khác
ACHYRANTHES BIDENTATA Blume

AMARANTHACEAE
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 60-80cm. Rễ

củ hình trụ dài. Thân có cạnh, phình lên ở
những đốt. Lá mọc đối, hình bầu dục, có
cuống ngắn, mép lượn sóng. Cụm hoa hình
bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành. Quả
hình bầu dục, có 1 hạt.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 5-7.
PHÂN BỔ: Cây nhập, trồng được ở miền núi xuống đến

đồng bằng.
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa đông xuân, phơi tái


rồi ủ đến khi nhăn da (6-7 ngày). Xông diêm
sinh, sấy khô. Dùng sống hoặc tẩm rượu
sao.
THÀNH PHẦN HÓA Rễ củ chứa saponin triterpen, genin là acid
HỌC: oleanolic, các sterol ecdysteron, inokosteron.
NGƯU TẤT, hoài ngưu tất.

CÔNG DỤNG: Chống viêm, hạ cholesterol máu, hạ áp, gây

co bóp tử cung. Chữa thấp khớp, đau lưng,
bế kinh, kinh đau, đái buốt ra máu, đẻ khó
hoặc nhau thai không ra, sau đẻ ứ huyết,
chấn thương tụ máu, viêm họng. Ngày 6-12g
sắc

ACONITUM FORTUNEI
Hemsl.
RANUNCULACEAE

14


Ô ĐẦU, củ gấu tàu, ấu tàu, phụ tử,
cố y (H’mông), co ú tàu (Thái),

MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,6-1m. Rễ củ

hình nón, có củ cái, củ con. Thân đứng, hình
trụ nhẵn. Lá của cây con hình tim tròn, mép
có răng cưa to. Lá già xẻ 3- 5 thùy không

đều, mép khía răng nhọn. Hoa to màu xanh
lam, mọc thành chùm ở ngọn thân. Quả có 5
đại mỏng. Hạt có vảy.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 10-11.
PHÂN BỔ: Cây nhập trồng ở vùng núi cao.
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ củ. Thu hái vào mùa thu trước khi cây ra

hoa. Phơi khô.
THÀNH PHẦN HÓA Rễ củ chứa alcaloid aconitin.
HỌC:
CÔNG DỤNG: Chữa nhức mỏi chân tay, tê bại, đau khớp,

sai khớp, bong gân, đụng giập. Rễ củ thái
mỏng ngâm rượu, dùng xoa bóp. Có độc,
không được uống. Phụ tử chế có thể dùng
trong, với liều lượng rất ít.

ACORUS GRAMINEUS Soland.

ARACEAE
MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm. Thân rễ phân

nhánh, mọc bò ngang gồm nhiều đốt. Lá
hình dải hẹp, có bẹ, mọc ốp vào nhau và xòe
sang hai bên ở ngọn. Cụm hoa hình bông
mo mọc ở đầu một cán dẹt, phủ bởi một lá
bắc to và dài. Quả mọng khi chín màu đỏ
nhạt. Thân rễ và lá có mùi thơm đặc biệt.
Cây thủy xương bồ (Acorus calamus L.) và
thạch xương bồ lá nhỏ (A. gramineus

Soland. var. pusillus Engl.) cũng được dùng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 3-6.
PHÂN BỔ: Cây mọc bám trên đá ở suối, dưới tán rừng

ẩm.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái vào mùa thu, đông. Phơi

hoặc sấy khô.
THẠCH XƯƠNG BỒ, bồ bồ, bồ
hoàng, khinh chơ nặm (Thái), lầy
nặm (Tày), xình pầu chú (Dao).

THÀNH PHẦN HÓA Thân rễ chứa tinh dầu có asaron, asaryl alHỌC: dehyd, glucosid đắng acorin và tannin.
CÔNG DỤNG: Tác dụng long đờm, kích thích tiêu hóa,

chữa ỉa chảy, đau dạ dày, ho, hen phế quản,
sốt, kinh giật, thấp khớp, nhức xương, suy
nhược thần kinh, loạn nhịp tim. Ngày 3-8g
dạng sắc, bột, viên. Uống liền 1-2 tháng.
Dùng ngoài chữa bệnh ngoài da, trĩ. Diệt
chấy, rận.

ACRONYCHIA
LAURIFOLIA Blume

15


BƯỞI BUNG, bái bài, cứt sát, bí bái
cái, mác thao sang (Tày), co dọng


RUTACEAE
MÔ TẢ: Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, phân cành nhiều, cao

1-3m hoặc hơn. Lá mọc đối , có cuống dài,
thuôn, mép nguyên, vò nát có mùi thơm.
Cụm hoa hình ngù, mọc ở kẽ lá hoặc đầu
cành; hoa màu trắng, có mùi thơm. Quả
hạch hình cầu, khi chín màu vàng nhạt, ăn
được. Tránh nhầm với cây cơm rượu
(Glycosmis pentaphylla Correa), cũng có nơi
gọi là bưởi bung.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 7-9; Quả: Tháng 10-11.
PHÂN BỔ: Mọc hoang ở miền núi và trung du.
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ và lá, thu hái quanh năm. Rễ đào lên, bỏ

rễ con, rửa sạch, chặt thành đoạn ngắn,
phơi khô. Lấy lá bánh tẻ, không sâu hay
vàng úa, phơi hay sấy khô. Vỏ thân để dùng
ngoài.
THÀNH PHẦN HÓA Lá có tinh dầu với tỷ lệ 1,25%; alcaloid
HỌC: acronycin.
CÔNG DỤNG: Chữa phong thấp, đau lưng, chân tay tê mỏi,

ứ huyết sau đẻ, mụn nhọt, chốc lở, rắn cắn:
Ngày 8-20g rễ sắc, ngâm rượu. Phụ nữ đẻ
kém ăn ngày dùng 6-12g rễ, lá sắc. Dùng
ngoài chữa chốc lở, mụn nhọt: Lá giã đắp,
hoặc vỏ thân nấu nước rửa.


ADENOSMA INDIANUM
(Lour.) Merr.
SCROPHULARIACEAE

BỒ BỒ, chè đồng, chè nội, chè cát,

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:
BỘ PHẬN DÙNG:

Cây cỏ, sống một năm, cao 20-60cm; cành
có lông. Lá mọc đối, có cuống ngắn, hình
mác, mép khía răng, có lông. Hoa nhỏ, màu
tím mọc tụ tập thành hình đầu ở ngọn. Quả
nang, nhiều hạt nhỏ. Toàn cây có tinh dầu
thơm.
Tháng 4-7.
Cây mọc hoang ở vùng đồi, bờ ruộng ở
miền núi.
Toàn cây, trừ rễ. Thu hái vào mùa hạ, khi

16


cây đang có hoa, rửa sạch, phơi trong râm
đến khô.
THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:


CÔNG DỤNG:

Saponin triterpen, acid nhân thơm,
coumarin, flavonoid, tinh dầu 0,7-1%, màu
vàng nhạt gồm L-fenchon 33,5%, L-limonen
22,6%, cineol 5,9%, fenchol, piperitenon
oxyd và sesquiterpen oxyd.
Tác dụng kháng khuẩn, lợi mật, lợi tiểu, kích
thích tiêu hóa. Dùng chữa viêm gan do virut,
các chứng vàng da, tiểu tiện ít, vàng đục,
sốt, nhức mắt, chóng mặt, phụ nữ kém ăn
sau khi đẻ. Ngày dùng 10-20g, dạng thuốc
sắc, cao, sirô, viên.

AGERATUM
CONYZOIDES L.
ASTERACEAE

thắng hồng kế, nhờ hất bồ (K’ho).

MÔ TẢ: Cây cỏ sống một năm, cao 30-50cm. Thân

có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc
đối, mép khía răng tròn, hai mặt đều có lông,
3 gân tỏa từ gốc lá. Hoa tím hay trắng, mọc
thành ngù đầu ở ngọn. Quả bế màu đen, có
5 sống dọc.
MÙA HOA QUẢ: Gần như quanh năm.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang trên đất ẩm, ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG: Toàn cây, trừ rễ. Thu hái quanh năm, tốt

nhất vào khi bắt đầu có nụ. Dùng tươi hay
phơi khô. Thường dùng tươi.
THÀNH PHẦN HÓA Tinh dầu 0,7-2,0%, màu vàng nhạt, gồm
HỌC: ageratochromen, demethoxy

ageratochromen, cadinen, caryophyllen.
Ngoài ra còn có alcaloid, saponin.
CÔNG DỤNG: Tác dụng chống viêm, chống dị ứng. Chữa

viêm mũi, viêm xoang dị ứng: Nước ép cây
tươi hay dịch chiết cây khô làm thuốc nhỏ
mũi. Chữa rong huyết sau đẻ: Ngày 30-50g
cây tươi giã nát lấy nước uống. Cây tươi

17


nấu nước gội đầu cho thơm, sạch gầu, trơn
tóc.

ALISMA PLANTAGO-AQUATICA L.

ALISMATACEAE
MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 7-10.


PHÂN BỔ:

Vốn là cây mọc hoang nay đã được trồng
ở nhiều nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Thân củ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc
sấy khô. Khi dùng tẩm rượu hoặc nước
muối, sao vàng.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
TRẠCH TẢ, mã đề nước.

Cây cỏ, cao 40-50 cm, mọc ở ao đầm và
ruộng nước. Thân củ hình cầu, màu trắng.
Lá có cuống dài, có bẹ to mọc ốp vào
nhau thành hình hoa thị. Phiến lá nguyên
hình thìa giống lá mã đề, gân hình cung.
Hoa màu trắng mọc thành xim tán ở giữa
cụm lá. Quả bế.

CÔNG DỤNG:

Củ chứa tinh dầu có alisol A,B,C và
epialisol A, nhựa, protid và tinh bột.
Thuốc lợi tiểu, chữa thủy thũng, viêm thận,
bí tiểu tiện, đái ra máu, đái dắt, đái buốt,

sỏi thận, bụng đầy trướng, nôn ọe, ỉa chảy.
Ngày 8-16g dạng thuốc sắc, hoặc hoàn
tán. Có thể dùng làm thuốc lợi sữa cho
phụ nữ thiếu sữa và trị đái đường.

ARISTOLOCHIA
ROXBURGHIANA
Klotsch
ARISTOLOCHIACEAE

MÃ ĐÂU LINH, dây khổ rách, phi
hùng, cuốp ma (H’mông), thiên

MÔ TẢ:

Dây leo, có rãnh dọc; thân già màu xám,
nứt nẻ; có rễ củ mùi thơm đặc biệt. Lá
mọc so le, có cuống dài, hình tim thuôn,
nhọn đầu. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, lá bắc

18


nhỏ. Hoa hình ống, màu nâu tía, mọc
cong lên. Quả nang, hình trứng, khi chín
tự nứt ra theo 6 đường ở đầu cuống.
Hạt nhiều, hình tam giác, mép có cánh.
MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:
BỘ PHẬN DÙNG:

CÔNG DỤNG:

Hoa: Tháng 4 - 5; Quả: Tháng 6 - 10.
Cây mọc hoang ở miền núi.
Rễ củ. Thu hái quanh năm, tốt nhất vào
mùa thu. Phơi hoặc sấy khô.
Trợ giúp tiêu hóa, chữa đau bụng, viêm
dạ dày, viêm ruột, lỵ, ỉa chảy, ngộ độc
thức ăn, viêm họng, mụn nhọt, thấp
khớp, phù thũng, kinh nguyệt bế tắc.
Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc thuốc
bột. Kết hợp với một số cây thuốc khác
chữa sốt rét cơn.

ARMENIACA VULGARIS Lam.

ROSACEAE
MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:
BỘ PHẬN DÙNG:
THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:

MƠ, mai, hạnh, má pheng (Thái),
mác mòi (Tày).

CÔNG DỤNG:


ARTEMISIA VULGARIS
L.
ASTERACEAE

19

Cây gỗ nhỏ, cao 3 - 5m. Lá mọc so le,
hình tim nhọn đầu, mép có răng cưa. Hoa
màu trắng, mọc trước khi cây ra lá. Quả
hạch, có lông mịn, khi chín màu vàng. Hạt
màu nâu.
Tháng 1 - 2; Quả: Tháng 3 - 5.
Cây trồng lấy quả ăn và làm thuốc.
Quả. Thu hái vào đầu mùa hạ. Dùng tươi
hoặc ướp muối, phơi khô làm thành ô mai.
Quả chứa các acid hữu cơ citric, tartric;
carotenoid: lycopen, α-caroten; các
flavonoid: quercetin, isoquercetin; các
vitamin A, B15. Nhân hạt: dầu béo, enzym
và amygdalin, emul-sin.
Kháng khuẩn, nhuận phổi. Mơ muối chữa
ho khó thở, hen suyễn, viêm họng, khản
tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa: Ngày 4
- 8g ngậm hoặc sắc, viên. Nước cất hạt
mơ độc, chữa ho, khó thở, đau dạ dày:
Ngày 1 - 4ml. Dầu hạt mơ dùng nhuận
tràng dạng nhũ tương.


NGẢI CỨU, thuốc cứu, ngải diệp,

nhả ngải (Tày), quá sú (H’mông),

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:

Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,4 - 1m;
cành non có lông. Lá mọc so le, phiến lá
xẻ lông chim, mặt trên xanh sẫm, mặt
dưới màu trắng xám, có lông. Vò nát có
mùi thơm hắc. Cụm hoa hình đầu nhỏ,
màu vàng lục nhạt, mọc tập trung thành
từng chùm kép ở đầu cành. Quả bế nhỏ,
không có túm lông.
Tháng 10 - 12.
Cây được trồng ở khắp nơi.

BỘ PHẬN DÙNG:

Cành mang lá. Thu hái vào mùa hè, thu;
khi hoa chưa nở. Dùng tươi hoặc phơi khô
trong bóng râm.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:

Cả cây chứa tinh dầu, thành phần chủ yếu
là cineol, α-thuyon, dehydro matricaria
este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl

alcol, adenin, cholin.

CÔNG DỤNG:

Chữa kinh nguyệt không đều, khí hư,
động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy
máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng,
đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày
6 - 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng
làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ
trước khi có kinh.

ASARUM MAXIMUM Hemsl.

ARISTOLOCHIACEAE
MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:
BỘ PHẬN DÙNG:
THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
CÔNG DỤNG:
HOA TIÊN, đầu tiên, trầu tiên, đại
hoa tế tân.

Cây cỏ, sống lâu năm, cao 20 - 30cm. Lá
có cuống dài, 1 - 2 cái mọc từ thân rễ.
Phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn. Hoa
hình ống, màu tím nâu, có sọc trắng, mọc

riêng lẻ ở kẽ lá. Quả bao bọc trong bao
hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.
Tháng 4 - 8.
Cây mọc nơi đất ẩm, bờ khe, suối ở vùng
núi cao.
Cả cây. Thu hái quanh năm. Hoa thu hái
vào đầu mùa hạ. Phơi hoặc sấy khô.
Hoa chứa anthocyanosid.
Hoa và rễ dùng bồi bổ, tăng cường thể
lực, ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc hoặc
rượu thuốc. Lá sắc uống với liều hàng
ngày 10 - 16g chữa ăn uống không tiêu,
đau bụng.

Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quí hiếm, cần chú ý bảo vệ ở VN

ASPARAGUS

20


COCHINCHINENSIS
(Lour.) Merr.

môn đông, co sin sương (Thái), sùa
sú tùng (H’mông), mằn săm (Tày),

ASPARAGACEAE
MÔ TẢ:


MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:

BỘ PHẬN DÙNG:

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
CÔNG DỤNG:

Cây nhỏ, leo, sống nhiều năm. Rễ củ mập.
Thân có gai ở các mấu. Lá do cành nhỏ
biến đổi gọi là diệp chi, hình lưỡi liềm,
mọc so le hay mọc vòng, mặt cắt có 3 góc.
Hoa nhỏ màu trắng, mọc 1 - 3 cái ở kẽ lá.
Quả mọng hình cầu, màu lục nhạt sau
chuyển ngà vàng rồi màu trắng. Hạt màu
đen.
Hoa: Tháng 5 - 7; Quả: Tháng 8 - 10.
Cây mọc tự nhiên ở vùng núi đá vôi và
vùng rú bụi, ven biển. Đã được trồng ở
một số nơi để làm thuốc và làm cảnh..
Rễ củ. Thu hái vào mùa thu đông. Ngâm
nước hoặc đồ chín. Phơi khô. Khi dùng,
bỏ lõi, tẩm rượu, sấy khô.
Rễ củ chứa asparagin, chất nhầy, tinh bột
và đường.
Thuốc bổ, long đờm, lợi tiểu. Chữa ho lâu
ngày, ho ra máu, khô cổ, sốt, bí tiểu tiện,
đại tiện táo bón. Còn chữa suy nhược
thần kinh. Ngày 8 - 16g dạng thuốc sắc,

cao, rượu thuốc hoặc dạng Sirô. Thường
phối hợp với đảng sâm, thục địa làm thuốc
bổ.

ATRACTYLODES MACROCEPHALA Koidz.

ASTERACEAE
MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:

Tháng 8 - 10.

PHÂN BỔ:

Cây nhập nội, trồng được ở cả miền núi
và đồng bằng.

BỘ PHẬN DÙNG:

Rễ củ. Thu hoạch vào tháng 11, khi lá ở
gốc đã khô vàng, rửa sạch, cắt bỏ rễ
con, phơi hay sấy khô.

THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:

CÔNG DỤNG:

BẠCH TRUẬT.


21

Thân rễ chứa tinh dầu 1,5%, atractylol,
atractylon, glucosid, inulin, vitamin A và
muối kali atractylat.
Chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức
phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa
chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm
nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi.
Cũng dùng lợi tiểu, chữa ho, trị đái tháo
đường. Ngày 6 - 12g dạng thuốc sắc,
bột hoặc cao.


BAECKEA FRUTESCENS
L.
MYRTACEAE

CHỔI XUỂ, chổi trện, thanh hao.

MÔ TẢ: Cây mọc thành bụi thấp, cao khoảng 1m,

phân cành nhiều. Lá nhỏ, mọc đối, dễ rụng,
chỉ có một gân giữa. Hoa nhỏ màu trắng,
mọc riêng lẻ ở kẽ lá. Quả nang nhỏ. Hạt có
cạnh. Toàn cây có mùi thơm và vị nóng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 4 - 6.
PHÂN BỔ: Cây mọc hoang ở đồi trọc nhất là ở vùng


ven biển.
BỘ PHẬN DÙNG: Cành mang lá. Thu hái vào tháng 7 - 10, khi

cây đang có hoa, phơi hoặc sấy khô. Có thể
cất lấy tinh dầu.
THÀNH PHẦN HÓA Toàn cây chứa tinh dầu với tỷ lệ 0,76% gồm
HỌC: cineol, pinen, linalol, limonen...
CÔNG DỤNG: Chữa cảm cúm, nhức đầu, đau bụng, vàng

da, sởi: Cây khô đốt xông khói hoặc nấu
nước xông. Chữa chảy máu cam, lở ngứa,
kém tiêu, ỉa ra máu, kinh nguyệt không đều:
Ngày 8 - 16g sắc. Dùng ngoài sát trùng,
chữa mụn nhọt, lở ngứa. Chữa tê thấp:
Rượu chổi dùng xoa bóp.

BELAMCANDA CHINENSIS (L.) DC.

IRIDACEAE

22


MÔ TẢ: Cây cỏ, sống nhiều năm, cao 0,5 - 1m. Thân

rễ mọc bò, phân nhánh nhiều. Lá hình dải,
có bẹ mọc ốp vào thân và xòe ra, phẳng.
Gân lá song song mọc sít nhau. Hoa màu
vàng cam điểm những đốm tía. Quả hình
trứng, có cạnh; nhiều hạt màu đen bóng.

MÙA HOA QUẢ: Tháng 7 - 10.
PHÂN BỔ: Cây được trồng ở nhiều nơi, để làm thuốc và

làm cảnh.
BỘ PHẬN DÙNG: Thân rễ. Thu hái và mùa thu. Dùng tươi hay

phơi, sấy khô.
THÀNH PHẦN HÓA Thân rễ chứa belamcandin, tectoridin, iridin,
HỌC: shekanin. Belamcandin thủy phân cho

glucosa và belamcangenin. Thủy phân
tectoridin cho tectorigenin.
RẺ QUẠT, xạ can, lưỡi dòng, co
quat phi (Thái).

CÔNG DỤNG: Kháng khuẩn, tiêu viêm, tiêu đờm. Chữa ho,

ho gà, viêm họng, khản tiếng, viêm amiđan.
Còn chữa sốt, thống kinh, bí đại tiểu tiện,
sưng vú tắc tia sữa, đau nhức tai, rắn cắn:
Ngày 3 - 6g sắc uống. Hoặc giã nhỏ 10 - 20g
thân rễ tươi với muối ngậm, bã đắp.

BERBERIS
WALLICHIANA DC.
BERBERIDACEAE

hoàng mộc, tiểu la tán, tiểu nghiệt.

MÔ TẢ: Cây bụi cao 2 - 3m. Gỗ thân và rễ màu


vàng. Cành có gai chẽ ba mọc dưới các cụm
lá. Lá thuôn nhọn, cứng, mặt trên bóng mọc
tụ tập 3 - 5 cái, mép khía răng nhọn sắc.
Hoa nhỏ màu vàng mọc ở giữa các cụm lá.
Quả mọng, màu đỏ sau đen. Hạt nhỏ. Ở Việt
Nam còn có loài Berberis julianae Schneid.
cũng được dùng.
MÙA HOA QUẢ: Hoa: Tháng 3-4; Quả: Tháng 5-12.
PHÂN BỔ: Cây mọc ở vùng núi cao lạnh.
BỘ PHẬN DÙNG: Rễ. Thu hái vào mùa thu. Phơi hoặc sấy

khô.

23


THÀNH PHẦN HÓA Rễ chứa alcaloid: Berberin, oxyacanthin,
HỌC: umbellantin.
CÔNG DỤNG: Chữa ỉa chảy, kiết lỵ, đau mắt, ăn uống kém

tiêu. Ngày 4 - 6g dạng thuốc sắc hoặc thuốc
viên, bột. Rễ ngâm rượu ngậm chữa đau
răng, uống chữa nhức đầu, hoa mắt, chóng
mặt. Còn là nguyên liệu để chiết suất
berberin.
Chú ý: Là cây thuốc thuộc diện quý hiếm, cần chú ý bảo Việt

Nam.


BIOTA ORIENTALIS (L.) Endl.

CUPRESSACEAE
MÔ TẢ: Cây nhỏ, phân nhánh nhiều. Các nhánh xếp

theo những mặt phẳng thẳng đứng. Lá dẹt,
hình vảy, mọc đối. Hoa đực ở đầu cành, hoa
cái hình nón, tròn ở gốc cành nhỏ. Quả hình
trứng.
MÙA HOA QUẢ: Tháng 3 - 9.
PHÂN BỔ: Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nơi.
BỘ PHẬN DÙNG: Lá và nhân hạt. Lá thu hái quanh năm. Quả

hái vào mùa thu, bỏ vỏ, lấy nhân hạt phơi
khô. Khi dùng để nguyên nhân hoặc ép bỏ
dầu.
THÀNH PHẦN HÓA Lá và quả chứa tinh dầu. Trong tinh dầu có lHỌC: borneol, bornyl acctat, α-thuyon, camphor,

TRẮC BÁ, trắc bách diệp, bá tử, co
tồng péc (Thái).

sesquiterpen alcol. Lá còn chứa
rhodoxanthin, amentoflavon, quercetin,
myricetin caroten, xanthophyl và acid
ascorbic. Hạt chứa saponosid.
CÔNG DỤNG: Tác dụng cầm máu. Lá chữa thổ huyết, ỉa ra

máu, đái ra máu, ho ra máu, băng huyết,
rong kinh, chảy máu cam, sốt, ho: Ngày 812g dạng thuốc sắc, cao lỏng. Nhân hạt
chữa kém ngủ, hồi hộp, nhiều mồ hôi, táo

bón: Ngày 4 - 12g dạng bột viên

BISCHOFIA
TRIFOLIATA (Roxb.)
Hook.f.
EUPHORBIACEAE

24


NHỘI, quả cơm nguội, mạy phat
(Tày), xích mốc, bích hợp, trọng

MÔ TẢ:

Cây gỗ, cao 15 - 20m. Lá có cuống dài,
mọc so le, gồm 3 lá chét, mép có răng
cưa. Hoa đơn tính khác gốc, màu lục
nhạt, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả thịt,
hình cầu, màu nâu.

MÙA HOA QUẢ:

Hoa: Tháng 3 - 5; Quả : Tháng 6 - 8.

PHÂN BỔ:

Cây mọc hoang ở rừng núi và được
trồng để lấy bóng mát.


BỘ PHẬN DÙNG:
THÀNH PHẦN HÓA
HỌC:
CÔNG DỤNG:

Lá và ngọn non. Thu hái vào tháng 4 - 5.
Dùng tươi hoặc phơi, sấy khô.
Lá chứa vitamin C và tanin.
Chữa khí hư, viêm ngứa âm hộ do trùng
roi, mụn nhọt, lở loét: Lá và ngọn non
nấu cao bôi ngoài, hoặc dùng nước sắc
để ngâm. Chữa ỉa chảy: Ngày 20-40g lá
khô sắc uống. Còn dùng chữa răng lợi
sưng đau, đau họng.

BLUMEA
BALSAMIFERA (L.) DC.
ASTERACEAE

MÔ TẢ:

MÙA HOA QUẢ:
PHÂN BỔ:
BỘ PHẬN DÙNG:

Cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rãnh dọc,
phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, gốc lá
thường có tai do phiến lá xẻ quá sâu,
mép khía răng. Hoa hình đầu, màu
vàng, tụ tập thành ngù ở đầu cành. Quả

bế, có lông. Toàn cây có lông mềm và
tinh dầu thơm.
Tháng 3 - 8.
Cây mọc hoang khắp nơi, nhiều nhất ở
trung du và miền núi.
Lá. Thu hái vào mùa hạ. Phơi trong

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×