Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 47 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
MỤC LỤC
1. Giới thiệu vể Bentley Rebar/PowerRebar .................................................................................................. 3
2. Chạy phần mềm ........................................................................................................................................... 4
2.1 Bar Code - Chọn tiêu chuẩn thép ............................................................................................................ 5
2.2 Cài đặt một số thông số mặc định ........................................................................................................... 7
2.3 Một số thông số chung (General defaults) ............................................................................................... 8
2.4 Thiết lập lớp mặc đinh (Level Defaults) ................................................................................................... 9
2.5 Cấu hình thông số mặc định kết cấu (structural detail defaults) .............................................................. 9
2.6 Thông số về thép ................................................................................................................................... 10
2.6.1 Main Bar ..................................................................................................................................... 11
2.6.2 Bar Range Defaults .................................................................................................................... 12
2.6.3 Longitudinal Bar Defaults ............................................................................................................ 12
3. Một số thanh công cụ chính dùng trong bố trí cốt thép ......................................................................... 13
3.1 Thanh công cụ bố trí cốt thép ................................................................................................................ 13
3.2 Thanh công cụ chỉnh sửa cốt thép (Bar Editing) .................................................................................... 13
4. Bố trí cốt thép ............................................................................................................................................ 14
4.1 Tiến hành bố trí cốt thép........................................................................................................................ 14
4.2 Bố trí thép thanh: ................................................................................................................................... 15
4.3 Tạo liên kết cốt thép giữa các hình chiếu khác nhau (Bar Association) ................................................. 26
4.4 Bố trí cốt thép theo nhóm (Bar Range): ................................................................................................. 29
4.5 Bố trí cốt đai .......................................................................................................................................... 32
4.5.1 Bố trí cốt đai 4 cạnh .................................................................................................................... 32
4.5.2 Bố trí cốt đai theo hình dạng bất kỳ ............................................................................................ 34
4.6 Bố trí cốt thép liên kết trụ bê tông và đáy trụ ......................................................................................... 36
4.7 Bố trí cốt thép trên 3 hình chiếu............................................................................................................. 38
5. Bảng thống kê cốt thép ............................................................................................................................. 40


6. Mô hình 3D ................................................................................................................................................. 42
6.1 Tạo mô hình 3D..................................................................................................................................... 42
6.2 Thể hiện cốt thép trên mô hình 3D ........................................................................................................ 43
6.2.1 Thể hiện cốt thép 3D từ hình chiếu đứng ................................................................................... 43
6.2.2 Thể hiện cốt thép 3D từ hình chiếu cạnh .................................................................................... 44
6.2.3 Thể hiện cốt thép 3D từ hình chiếu bằng .................................................................................... 45

www.jvtek.jp
 

1


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
6.2.4 Đặt thuộc tính 3D cho nhóm đối tượng ....................................................................................... 45

 

www.jvtek.jp
 

2


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3


2014

 

1. Giới thiệu vể Bentley Rebar/PowerRebar
PowerRebar là một phần mềm - một công cụ đơn giản và mạnh mẽ trong việc bố trí cốt thép bê tông, việc ứng
dụng công cụ này sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả, độ chính xác và năng suất công việc.
Mục tiêu của phần mềm:


Bố trí cốt thép (Bar)



Bố trí cốt thép dọc theo 1 cốt thép dưới dạng mặt căt (Longitudinal Bar )



Bố trí cốt thép theo nhóm (Range Bar)



Tạo liên kết cốt thép thể hiện trong các mặt phẳng chiếu.



Tạo ghi chú cốt thép.




Tạo bảng liệt kê chi tiết cốt thép.



Xây dựng mô hình 3D cốt thép.

Giao diện chung:

Menu chính:

www.jvtek.jp
 

3


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Thanh công cụ chính:

2. Chạy phần mềm
Bentley Rebar chạy trên nền MicroStation. Để khởi động Bentley Rebar, trước tiên phải khởi động microstation.
Bạn có thể để thông tin cài đặt ban đầu để kiểm tra như sau:
User

: Untitled


Project

: Untitled

Interface

: Default

Vào thư mục “RebarCourseRecord” và chọn file “Pier.dgn”

www.jvtek.jp
 

4


2014

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3
 
Chọn Open hoặc ấn phím Enter để chấp nhận, sau khi bản vẽ đã được mở bạn chọn menu
Rebar-->Open để khởi động Rebar.

Giao diện yêu cầu chọn “Project” sẽ hiển thị trước tiên. Trong Bentley Rebar Project được hiểu là 1 tập hợp
các thông số thiết lập bản vẽ và tùy biến, mỗi Project này được lưu trữ trong một thư mục riêng. Bạn có thể
nhìn thấy trong thư mục cài đặt với đường dẫn .../rebarV8i/projects.
Trong phần này ta chọn Training_mm.
Chọn Proceed để tiếp tục.

2.1


Bar Code - Chọn tiêu chuẩn thép

Power Rebar tích hợp cốt thép theo các tiêu chuẩn khá đa dạng: AS3600, ACI318...  
Trong tài liệu hướng dẫn sử dụng này ta chọn phần Training_mm như hình dưới 

 
Menu Tool cho phép người dùng tùy chỉnh các thông số về cốt thép" 

 
Chức năng thêm mới: 
www.jvtek.jp
 

5


2014

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3
 

 

Tools > Add> Design Code: Cho phép người dùng thêm 1 tiêu chuẩn thép mới dựa trên tiêu chuẩn có 
sẵn. 

 
 


Tools > Add> Bar Diameter:  Công cụ thêm mới một đường kính thép vào tiêu chuẩn 

Chức năng chỉnh sửa (Modify): 
 

Tools > Modify> Design Code: Cho phép người dùng chỉnh sửa thông tin tiêu chuẩn thép 

 

 
 

Tools > Add> Bar Diameter:  Công cụ chỉnh sửa thông số thép 

 
Tab General Data hiển thị các thông số cơ bản của cốt thép: 
 

Effective Area: Tiết diện chịu lực. 

 

Stock Length: Chiều dài tiêu chuẩn của thanh (trong trường hợp tự động nối thép, phần mềm căn cứ 
vào tham số này để tự động cắt nối thanh). 

 

Cranked Bar Slope (1 in ?): Độ dóc uốn thanh. 

 


Default Lap Length: Chiều dài đoạn nối mặc đinh. 

 

Maximum Radius for Bending:  Bán kính uốn thép lớn nhất 

www.jvtek.jp
 

6


2014

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3
 

Tab Bend Radi/Lengths dùng thêm mới, chỉnh sửa các thông số uốn thép.  
 

Mặc định mỗi loại cốt thép thường có 2 kiểu uốn ban đầu là Standard (tiêu chuẩn) và Alternate (Kiểu 
khác).  Người dùng có thể sử dụng công cụ Modify, Delete, Add để chỉnh sửa, xóa, thêm mới đối với 
mỗi kiểu uốn thép: 

 

Các thông số uốn thép thể hiện chi tiết như hình dưới: 

 


2.2

Cài đặt một số thông số mặc định

Bentley Rebar đã sẵn sàng để bạn tìm hiểu các chức năng của nó.
Về giao diện Rebar sử dụng thanh công cụ dạng “tool boxes” làm giao diện chính, những “tool boxes” này bạn
có thể gọi từ menu chính của phần mềm:
Rebar > Tool
Rebar > Settings
Rebar > Schedules
Đầu tiên chúng ta nghiên cứu một số tham số đã được định nghĩa mà chúng ta có thể tùy chỉnh.
Cốt thép mặc định (Bar Defaults)

www.jvtek.jp
 

7


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Thanh công cụ tùy chỉnh các thông số mặc định

Công cụ này cho phép người dùng tùy chỉnh các tham số mặc định theo yêu cầu, và có thể thay đổi một cách
linh động khi cần thiết.
Một vài tham số có thể được chứa trong phạm vi project, phản ánh thông tin khác nhau của bản vẽ (Tỷ lệ khác

nhau, loại cốt thép khác nhau…) những tùy chọn này có thể được lưu lại bằng nút save/load

để lưu

trữ cài đặt ra 1 file .def, có thểsử dụng cho các bản vẽ khác.
Trong trường hợp các thông tin mặc định này là thường xuyên sử dụng, người dùng có thể sử lưu trực tiếp
thông tin cài đặt vào project

2.3

(xem lại về Project trong phần 1)

Một số thông số chung (General defaults)

Chọn chức năng 

 

Tham số Bar Code định nghĩa các loại thông số chính của thanh thép:
Các loại đường kính, kích thước, Kiểu uốn, đoạn nối… .Trong phạm vi
tài liệu này chúng ta chọn Training_mm, các thông số khác để mặc
định.

www.jvtek.jp
 

8


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3


2014

 

2.4

Thiết lập lớp mặc đinh (Level Defaults)
Đây là phần thiết lập rất quan trọng để

phần mềm có thể hiểu được giới hạn đường
biên bê tông phục vụ cho việc bố trí cốt thép.
Phần mềm sẽ căn cứ vào các đối tượng trong
những level này
Trong tab Concrete chúng ta thiết lập các
layer chứa bản vẽ bê tông
Tương tự ta thiết lập cho các tab khác.
Chú ý: Để dễ dàng cho phần kích thước động
sau này, các đối tượng cơ bản nên vẽ từ line,
arc…

2.5

Cấu hình thông số mặc định kết cấu (structural detail defaults)

www.jvtek.jp
 

9



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Tham số:
Cover: xác định chiều dầy lớp bêtông bảo vệ mặc định khi ta bố trí cốt thép, như ở trong giao diện- giá trị
50 đảm bảo khi ta bố chí cốt thép khoảng các từ mép ngoài cốt thép đến mép bê tông mặc định
luôn là 50, giá trị này người dùng có thể thay đổi phù hợp điều kiện cụ thể trong quá trình làm việc.
Active Scale: Trong Bentley Rebar, kỹ sư thiết kế sẽ bố trí bản vẽ đồng thời với việc bố trí cốt thép trong
1 Model Space, Việc đưa tỷ lệ bản vẽ vào đảm bảo kỹ sư có thể trình bầy bản vẽ đầy đủ, với các
chi tiết có tỷ lệ khác nhau một cách linh hoạt.
Để thuận lợi cho sự thay đổi về quy mô của một chi tiết, tất các các thông số về kích thước (chiều
cao tài liệu, không gian giữa các dòng, mũi tên kích thước….) đều được thể hiện bằng đơn vị in
(plotting units ) mm, Điều này đảm bảo cho sự thống nhất về đơn vị đo và độ chính xác của bản
vẽ khi in ấn.
Như hình dưới với tùy chỉnh cao chữ ghi chú là 2.5mm, để đảm bảo chữ in ra có thể nhìn thấy,
cao chữ thật phần mềm ghi chú trên bản vẽ sẽ là 250 với Active Scale = 1:100, và 125 với Active
Scale = 1:50 (xem hình)

Full – Size: Trong Bentley Rebar mỗi đối tượng có thể thể hiện theo 2 cách. Thép có thể được thể hiện
theo đường tim của thanh thép bằng 1 polyline, hay có thể thể hiện theo kích thước đầy đủ của
thanh thép. Tương tự như vậy đối với thể hiện mặt cắt của thép dọc có thể thể thể hiện dưới
dạng ký hiệu hay hiển thị với kích thước đầy đủ.

2.6

Thông số về thép


Thanh công cụ cài đặt thông số mặc định cốt thép

www.jvtek.jp
 

10


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
2.6.1 Main Bar

Trong phần này ta cài đặt hình dạng, kích thước mặc định của các loại thép sử dụng:
Cốt thép chủ:
Diameter: Đường kính cốt thép
Product Type: Loại sản phầm
Bend Radius: Thông số bán kính uốn (xem mục 2.1 về Bar Code)
Auto-lap… Cài đặt cách thức tự động nối thép: Dựa vào chiều dài tiêu chuẩn thanh thép (Stock
Length) khi chiều dài thép bố trí > Stock Length phần mềm tự động chia và nối nhiều thanh để
được chiều dài như mong muốn

Lap Type (Kiểu nối thép)

www.jvtek.jp
 

11



HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Tương tự Stirrups, Spirals cho phép ta đặt thông số mặc định cho thép đai và thép xoắn.
2.6.2 Bar Range Defaults
Space: Bước cốt thép
Detail All Bars: Hiển thị chi tiết nhóm cốt thép

2.6.3 Longitudinal Bar Defaults
Thông số mặc định bố trí cốt thép dọc theo 1 cốt thép

Diameter: Đường kính thép bố trí
Spacing: Bước cốt thép
Place Inside: Bố trí phía trong hoặc ngoài so với cốt chủ

www.jvtek.jp
 

12


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 


3. Một số thanh công cụ chính dùng trong bố trí cốt thép
3.1

Thanh công cụ bố trí cốt thép

Gọi thanh công cụ bố trí cốt thép Rebar > tools > Bar Placement

Giao diện hiển thị dưới dạng menu bar
bạn có thể hiển thị dưới dạng tool Bar đầy đủ bằng cách giữ chuột trái vào biểu tượng

sau đó chọn

.
Tool Bar bố trí cốt thép

3.2

Thanh công cụ chỉnh sửa cốt thép (Bar Editing)

Bar Edit: Công cụ chỉnh sửa cốt thép
Bar Clone: Công cụ copy cốt thép
Công cụ chỉnh sửa nhanh cốt thép
Thay đổi thuộc tính cốt thép
Undo chỉnh sửa cốt thép
Công cụ ghi kích thước động cốt thép

www.jvtek.jp
 


13


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Xóa hatch mặt bê tông
Công cụ xóa nhóm cốt thép
Undo xóa cốt thép
Xóa cốt thép
Cập nhật thông tin cốt thép
Chú ý: Đối với giao diện dạng “Tool boxs” khi ta thấy một biểu tượng với mũi tên nhỏ góc dưới bên phải (VD:
) tức là ta có thể mở ra nhiề

4. Bố trí cốt thép
4.1

Tiến hành bố trí cốt thép

Trong phần này chúng ta tiến hành bố trí cốt thép cho trụ bê tông theo như bản vẽ trụ bê tông như hình dưới:

Như các bạn có thể thấy, trên bản vẽ là 3 hình chiếu của trụ bê tông. Bê tông được vẽ bằng các đường line độc
lập. Bằng cách cài đặt thông số để phần mềm hiểu đây là các mặt của khối bê tông, các lines là giới hạn của
các mặt bê tông.

www.jvtek.jp
 


14


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 

4.2

Bố trí thép thanh:

Sau khi thiết lập các thông sô bản vẽ, ta đi vào bố trí chi tiết cốt thép
Để tiến hành bố trí cốt thép, đầu tiên bạn phải xác định số cạnh của thanh thép. Không cần quan
tâm hình dạng của cốt thép, chỉ bằng số cạnh cùng các giới hạn biên phần mềm sẽ tự động tìm trong thư viện
để xác định được hình dạng cốt thép mà bạn muốn bố trí.
Mỗi thanh thép thường được thể hiện trên 2 hình chiếu để phần mềm có thể xác định được số lượng thanh
thép cũng như hình dáng cốt thép khi lên mô hình 3D.


Bố trí thép theo 1 cạnh

Đầu tiên ta bố trí thép theo cạnh đáy hình chiếu cạnh,
Bước 1: click vào biểu tượng

(vị trí đầu tiên) trên thanh công cụ,

Bước 2: chọn bề mặt bê tông bố trí cốt thép bằng cách kích vào 1 điểm trên line thể hiện mặt bê tông như hình
đưới, sau khi chọn đoạn thẳng thể hiện mặt bê tông sẽ được hiển thị như hình dưới:


Bước 3: Di chuyển con trỏ của bạn đẻ xác định vị trí bố trí cốt thép phía trên hay phía dưới mặt bê tông được
chọn, ở đây ta di chuyển con trỏ chuột lên phía trên để bố trí thép trong khối bê tông. Kích chuột trái để chấp
nhận vị trí bố trí cốt thép
Chú ý: Trong trường hợp không chọn được mặt bê tông để bố trí cốt thép, bạn cần xem lại xem đối tượng line
đó trong lớp nào? Lớp đó đã được đưa vào thành tham số “concrete levels” hay chưa!
Mỗi khi thực hiện 1 lệnh chúng ta luôn chú ý gợi ý của phần mềm tại góc trái bên dưới màn hình, VD như lời
nhắc chọn mặt bê tông(select Face 1/ Reset) khi ta bố trí thanh thép

Sau khi bạn kích chuột để chấp nhận vị trí bố trí cốt thép, giao diện cài đặt thông số cho thanh thép:

www.jvtek.jp
 

15


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 

Cài đặt lớp chiều dầy lớp bê tông bảo vệ mặc định, tỉ lệ bản vẽ...
Thay đổi lớp bê tông mà cốt thép đang tham chiếu
Cài đặt vị trí tương đối của cốt thép so với mặt bê tông, so với cốt thép khác
Xác định vị trí cốt thép liên kết với cốt thép khác
Cài đặt uốn cốt thép tại giữa các cạnh cốt thép bố trí
Xác định giới hạn, kiểu uốn tại 2 đầu cốt thép
Bố trí cốt thép dọc thanh

Ghi chú cốt thép
Cài đặt thông tin về chiều dài, mã thanh...
Lưu thông tin cốt thép
Hủy thao tác tạo mới/Sửa cốt thép
Bước 4: Xác định giới hạn đầu, cuối của thanh thép :
Kích vào biểu tượng

trên thanh công cụ cài đặt thông tin ta lần lượt cài đặt thông số đầu cuối của thanh

thép:

www.jvtek.jp
 

16


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 

Nhập chiều dầy lớp bê tông bảo vệ (ở đây đang lấy giá trị mặc định ta đặt lúc đầu là 45), chọn kiểu uốn thép để
xác định giới hạn tại đầu thanh thép cách mặt bê tông 1 khoảng là 45.
Kích vào cạnh bên trái để xác định giới đầu 1 thanh thép

www.jvtek.jp
 


17


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Tương tự ta nhập lớp bê tông bảo vệ, kiểu uốn cuối thanh thép và chọn vào cạnh phải để xác định điểm kết
thúc thanh thép.

Bạn có thể bấm vào nút Next End để qua lại chỉnh sửa thông số của 2 đầu thanh thép.
Bước 5: Xác định vị trí tương đối của cốt thép:
Chọn biểu tượng

để thiết lập thông tin

Tham số Cover Value: Chiều dầy lớp bê tông bảo vệ, theo chế độ mặc định là khoảng cách đến mặt bê tông
chúng ta tham chiếu ban đầu. Ngoài ra chúng ta có thể tùy chỉnh vị trí thanh thép theo khoảng cách tương đối
với cốt thép khác.

www.jvtek.jp
 

18


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014


 

Như trên hình cốt thép 1 được bố trí cách mặt bê tông 1 khoảng là Default Cover ta cài đặt ban đầu. Để bố trí
cốt thép 2 với khoảng cách đến lớp bê tông bảo vệ Abs Cover = 600 như trên hình ta có 4 phương thức nhập
Cover Value như sau:
Absolute Cover:

Abs Cover = Cover Value = 600 là Khoảng cách từ mép bê tông đến cốt thép

Ralative Cover:

Abs Cover = Cover Value (512) + Default Cover

Cover to Selected main bar: giá trị Cover Value = 490 là khoảng cách tương đối từ cốt thép 1 đến vị trí bố trí
cốt thép 2. Trường hợp này sau khi nhập giá trị Cover Value ta phải chọn một cốt thép làm tham chiếu tính
khoảng cách, ở đây ta chọn cốt thép tham chiếu là cốt thép 1.
Cover to longitudinal bar group: Tương tự như trường hợp trên ở đây Cover Value = 468 là khoảng cách
tương đối đến cốt thép longitudinal bar group.
Cài đặt một số thông tin khác:

Tham số:
Diameter: chọn thông tin đường kính thép
Bend Radius: Chọn tiêu chuẩn uốn thép là Standard hay Alternate... (xem mục 2.1 Bar Code)
Full – Size: Hiển thị cốt thép với kích thước đầy đủ hay chỉ hiển thị theo đường tim.
Bước 6: Bố trí cốt thép dọc thanh (Longitudinal Bar Placement)
Sau khi đã bố trí xong vị trí, đầu neo cũng như kích thước thép… chúng ta tiếp tục bố trí cốt thép dọc
thanh dưới dạng những mặt cắt nhỏ (dots) chạy dọc theo theo thanh thép chúng ta vừa bố trí (những mặt cắt
này thể hiển cho những thanh thép được bố trí vuông góc với mặt phẳng ta đang bố trí côt thép)


www.jvtek.jp
 

19


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Bằng công cụ này chúng ta có thể bố trí thép theo khoảng cách hay số thanh… việc lựa chọn công cụ
và cách bố trí phải đảm bảo khi ta chỉnh sửa bản vẽ số liệu về bố trí cốt thép sẽ được tự động cập nhật một
cách chính xác nhất .
Bố trí cốt thép dọc thanh:

Quantity/Spacing - Thông số về số thanh/khoảng cách bố trí:

Bố trí cốt thép với khoảng cách chính xác bằng giá trị Spacing.
Minimum Spacing: Bố trí đều cốt thép từ đầu đến cuối thanh với khoảng cách chẵn lớn hơn
hoặc bằng giá trí Spacing
Maximum Spacing: Bố trí đều cốt thép từ đầu đến cuối thanh với khoảng cách chẵn gần với
giá trị Spacing nhất và không lớn hơn giá trị này.
Total Number of Bas: Bố trí chính xác số thanh cốt thép, trường hợp này Spacing = Chiều dài
thanh/ số thanh.
(Total Steel area) Bố trí theo diện tích cốt thép, căn cứ vào việc kiểm toán ta có được diện tích
cốt thép cần thiết, bằng giá trị, đường kính cốt thép, phần mềm tự động tính ra được số thanh
cốt thép cần bố trí.
Bố trí cốt thép đối xứng với vị trí giữa thanh
Đảo chiều bố trí cốt thép từ đầu thanh hoặc cuối thanh


www.jvtek.jp
 

20


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Bar Group Location - Vị trí nhóm cốt thép:

Chức năng nhập thông số vị trí tương đối nhóm cốt thép so với
đầu thanh ( Start ), cuối thanh (Finish), mặc định giá trị 0 là bố trí
từ đầu đến cuối
Bar Offset
Reverse side
Separation

: Vị trí bố trí thép so với thép thanh
: Xác định bố trí phái trên hay dưới thanh thép
: Khoảng cách bố trí so với thanh thép

Layer spacing : Xác định khoảng cách giữa các lớp cốt thép khi
bốt trí nhiều lớp cốt thép
Xác định phương của cốt thép khi lên 3D
Công cụ dịch chuyển từng cốt thép trong nhóm cốt thép - sử dụng
dịch vị trí một số cốt thép trong nhóm nhằm tránh xung đột với

thanh thép khác (phát hiện trên 2D hoặc 3D)
Một số thông tin khác:
Placement Method: Phương thức bố trí cố thép, như trên hình là Opposite Ends –bố trí trong khoảng giữa
thanh thép không bố trí trong đoạn uốn.
Bar Group Diameter: Đường kính thép
Space: Khoảng cách giữa các thanh thép
Number of Layer: Số lớp cốt thép bố trí (1 lớp, 2 lớp …)
Central: Bố trí đối xứng từ giữa
Nút Next Leg: Phục vụ bố trí cho từng cạnh đối với những cốt thép nhiều cạnh
Sau khi cài đặt các tông số trong giao diện (bố chí đều, khoảng cách 300, bố trí trong đoạn giữa thanh không
tính phần uốn, thép D16…), cốt thép dọc thanh được bố trí có dạng như hình dưới:

Ngoài ra bạn có thể thay đổi các tham số để có thể bố trí cốt thép như mong muốn.
Chú ý: Để đảm bảo phương uốn tại 2 đầu cốt thép là đúng chúng ta chỉnh sửa hướng uốn bằng cách chọn vào
biểu tượng magnetic Point

, trong phần này chọn chức năng Select Point sau đó di chuyển con trỏ trên

bản vẽ để điều chỉnh hướng uốn thép, kích chuột để chấp nhận.

www.jvtek.jp
 

21


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014


 

Ghi chú thông tin cốt thép:
Click vào Icon

để bật giao diện cho phép tùy chỉnh ghi chú cốt thép:

Sau khi chọn kiểu ghi kích thước, ở đây là ($n-$d-$ns) tương ứng với (số lượng thanh, đường kính, số lượng
cốt dọc). Trong trường hợp bạn cần ghi chú chi tiết hơn có thể tự định nghĩa thêm 1 kiểu ghi chú với các tham
số tham khảo ở bảng trên (xem trong tùy chon Presets > ).
Ta tiến hành bố trí bằng cách kích chuột trái vào thanh thép sau đó lần lượt kích chuột trái tại các vị trí đường
gióng… cuối cùng kích chuột phải để phần mềm đưa ghi chú vào bản vẽ.

www.jvtek.jp
 

22


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 
Trong ghi chú có phần (????) đây là những thông tin mà chương trình chưa biết, trong phần sau khi ta liên kết
các hình chiếu của thanh thép trên các mặt phẳng khác nhau những thông tin này sẽ tự động được cập nhật.
Đến đây ta đã bố trí xong một cốt thép đơn giản trên hình chiếu cạnh, chọn save

để lưu lại thông tin thay


đổi.
Một số tham số chính:
$d

Đường kính thép chủ

$n

Số thanh thép

$s

Khoảng cách giữa các thanh thép

$bn

Số hiệu thanh

$ql
Chiều dài thanh
Các thông số khác xem chi tiết trong file presets.sys trong thư mục cài ra.


Bố trí thép theo 3 cạnh

Tiếp theo ta sẽ bố trí thép cho phẩn trên cho chân trụ bê tông. Ở đây ta sử dụng thanh thép dạng chữ C (uốn
theo 3 cạnh)
Ta chọn biểu tượng

trên thanh công cụ để bố trí thép theo 3 cạnh.


Lần lượt kích chọn 3 mặt bê tông như hình dưới:

Sau khi đã chọn 3 cạnh, ta di chuyển con trỏ chuột để xác định vị trí muốn bố trí cốt thép. Trong trường hợp
này ta di chuyển chuột phải vào phía trong khối bê tông và kích chuột trái 2 lần để bố trí cốt thép vào phía trên,
bên trong khối bê tông. Sau khi ta kích đã xác định xong vị trí cốt thép, giao diện hiệu chỉnh các thông số cốt
thép hiển thị để chúng ta tùy chỉnh các thông số:

www.jvtek.jp
 

23


HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3

2014

 

Tiếp theo chúng ta hiệu chỉnh các thông số như điều kiện 2 đầu thanh thép, lớp bê tông bảo vệ… tương tự như
bố trí thép theo 1 mặt bê tông phần trên.
Bố trí Longitudinal Bar:

Như trong giao diện bố trí cốt thép dọc thanh ta thấy nút Next Leg đã sáng lên cho phép ta kích vào, Bằng việc
sử dụng nút Next Leg này bạn có thể chuyển đổi giữa các cạnh và bố tri cốt thép dọc thanh cho từng đoạn
theo ý muốn. Ở đây ta bố trí cốt thép với bước cốt thép là 300 cho đoạn giữa thanh thép.
Sau khi ghi chú và ấn vào nút save chúng ta có được thanh thép thứ 2 như hình dưới:

www.jvtek.jp

 

24


2014

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG NHANH POWER REBAR SERIES 3
 

Chỉnh sửa cốt thép:

Chúng ta sử dụng công cụ chỉnh sủa cốt thép bằng cách kích vào biểu tượng đầu tiên trên thanh công cụ
và chọn vào cốt thép muốn chỉnh sửa.
Giao diện thay đổi thông tin cài đặt cốt thép hiện ra như trong quá trình chúng ta tạo mới, chúng ta có thể chỉnh
sửa lại 1 số thông tin và save lại.
Một ví dụ về giao diện chỉnh sửa sau khi ta chọn biểu tượng

và kích vào thanh cốt thép

Cốt thép sẽ được chuyển sang trạng thái selected, kích chuột tại vị trí bất kì để hiển thị giao diện chỉnh sửa

www.jvtek.jp
 

25


×