Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề 1_ Đề Thi Trắc Nghiệm Ngành Kiểm Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.59 KB, 10 trang )

ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2016
MÔN THI TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ
CHUYÊN NGÀNH KIỂM LÂM
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Hình thức thi: Thi trắc nghiệm
Họ và tên thí sinh…………………………………………. Số BD ………….
(Thí sinh làm bài ngay trên đề thi)

Cán bộ coi thi 1 (ký, họ tên)

Cán bộ coi thi 2 (ký, họ tên)

Số phách

GIÁM KHẢO 1 (ký, họ tên)

GIÁM KHẢO 2 (ký, họ tên)

Số phách

Số câu trả lời đúng:……; Điểm bằng số:……Điểm bằng chữ:………………
(Đề thi gồm 10 trang, 25 câu)
Đề thi số: 01
Anh (chị) hãy chọn phương án đúng trong các phương án của các câu hỏi sau
đây:
(Cách chọn:

X
A

X


A

B
B
B

C
X
C

D : Chọn A
D: Chọn C, bỏ chọn A

X
C D: Chọn lại A, bỏ chọn C)

Câu 1. Theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010
của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nội
dung nào sau đây không thuộc vị trí, chức năng của Chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình: (4 điểm)
A. Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về bảo vệ rừng,
quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật
B. Chi cục Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách có chức năng bảo vệ rừng,
giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình (sau đây
gọi tắt làm Giám đốc Sở) tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản


lý Nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

C. Chi cục Kiểm lâm chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và công tác của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm
nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
D. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hưởng kinh phí từ ngân
sách Nhà nước và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Câu 2. Theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010
của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nội
dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình: (4 điểm)
A. Tham mưu cho cấp có thẩm quyền về bảo vệ rừng và đảm bảo chấp hành
pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình:
B. Chi cục có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hưởng kinh phí từ ngân
sách Nhà nước và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
C. Bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng:
D. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
Câu 3. Theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010
của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nội
dung nào sau đây không thuộc về công việc tổ chức, chỉ đạo bảo vệ rừng trên địa
bàn tỉnh của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình: (4 điểm)
A. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng lực lượng phòng cháy chữa
cháy rừng chuyên ngành; thống kê, kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp; tham gia
phòng trừ sâu bệnh hại rừng;
B. Quản lý hệ thống rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trên địa bàn tỉnh; trực
tiếp tổ chức bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc tỉnh quản lý;
C. Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng
của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn.

D. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban
hành; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa
phương;
2


Câu 4. Theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010
của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nội
dung nào sau đây không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm lâm Quảng
Bình: (4 điểm)
A. Chi cục Kiểm lâm chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức và công tác của
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình; đồng thời chịu sự chỉ
đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Kiểm lâm thuộc Tổng cục Lâm
nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
B. Huy động các đơn vị vũ trang; huy động lực lượng, phương tiện khác của
các đơn vị, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh để kịp thời ngăn chặn, ứng cứu những
vụ cháy rừng và những vụ phá rừng nghiêm trọng trong những tình huống cần thiết
và cấp bách;
C. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch, tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, chế độ, chính sách sau khi được ban
hành; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản ở địa
phương;
D. Đề xuất với cấp có thẩm quyền quyết định những chủ trương, biện pháp
cần thiết thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ bảo vệ rừng ở địa phương.
Câu 5. Theo quy định tại Quyết định số 08/2010/QĐ-UBND ngày 06/8/2010
của UBND tỉnh ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức Chi cục Kiểm lâm trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Bình, nội
dung nào sau đây không thuộc về công việc bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo

vệ và phát triển rừng của Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình: (4 điểm)
A. Kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành trong việc thực hiện trách nhiệm
quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;
B. Chỉ đạo và tổ chức, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham
nhũng trong lực lượng kiểm lâm tỉnh và trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng,
quản lý khai thác và sử dụng lâm sảm theo quy định của pháp luật;
C. Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với lực lượng bảo vệ rừng
của các chủ rừng, kể cả lực lượng bảo vệ rừng của cộng đồng dân cư trên địa bàn;
D. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động xử lý vi
phạm hành chính; khởi tố, điều tra hình sự các hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản theo quy định của pháp luật.
Câu 6. Theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, nội dung nào sau đây không
thuộc nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. (4 điểm)
3


A. Kiểm lâm tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trung ương
đến địa phương về chuyên môn nghiệp vụ. Cơ quan kiểm lâm được thành lập ở
những địa bàn có rừng hoặc ở các đầu mối giao lưu lâm sản quan trọng, nơi chế
biến lâm sản tập trung theo quy định tại Nghị định này.
B. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương
tiện, trang thiết bị chuyên ngành tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các
yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật
C. Hoạt động của Kiểm lâm tuân thủ sự lãnh đạo, quản lý thống nhất của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chịu sự chỉ đạo, điều hành của
Uỷ ban nhân dân các cấp đối với các hoạt động bảo vệ rừng trên địa bàn.
D. Trong hoạt động bảo vệ rừng, Kiểm lâm phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chuyên ngành về nông nghiệp và phát triển nông thôn, các đơn vị thuộc lực
lượng vũ trang, các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức

thành viên của Mặt trận và dựa vào sức mạnh của toàn dân để thực hiện nhiệm vụ
được giao.
Câu 7. Theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, nội dung nào sau đây không
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cục kiểm lâm ? (4 điểm)
A. Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng và bảo đảm chấp hành pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước;
B. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ;
C. Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng trong cả nước;
D. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, tài chính, tổ chức, phương
tiện, trang thiết bị chuyên ngành tạo điều kiện để Chi cục Kiểm lâm thực hiện các
yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo quy định của pháp luật
Câu 8. Theo quy định tại Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm, nội dung nào sau đây không
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cục kiểm lâm ? (4 điểm)
A. Chỉ đạo việc phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với các ngành, địa
phương có liên quan trong công tác bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng trên địa
bàn tỉnh;
B. Tổ chức, chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng trong cả nước:
C. Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ
và phát triển rừng.
D. Xây dựng lực lượng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm
4


Câu 9. Theo quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển

rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Về hành vi khai thác trái phép rừng sản xuất
(Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm), mức phạt tiền nào sau đây
không đúng với quy định: (4 điểm)
A. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác
trái phép dưới 0,3 m3.
B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi khai thác
trái phép từ 0,3 m3 đến 0,5 m3.
C. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 0,5 m3 đến 1,5 m3.
D. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 1,5 m3 đến 2 m3.
Câu 10. Theo quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Về hành vi khai thác trái phép rừng sản xuất
(Đối với gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm), mức phạt tiền nào sau đây
không đúng với quy định: (4 điểm)
A. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 2 m3 đến 4 m3.
B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 4 m3 đến 6 m3.
C. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 3 m3 đến 7 m3.
D. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 6 m3 đến 10 m3.
Câu 11. Theo quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Về hành vi khai thác trái phép rừng sản xuất
(Đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA), mức phạt tiền nào sau đây
không đúng với quy định: (4 điểm)
A. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai

thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1,5 m3.
B. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép dưới 0,5 m3.
5


C. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ 0,5 m3 đến 0,7 m3.
D. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khai
thác trái phép từ trên 0,7 m3 đến 1 m3.
Câu 12. Theo quy định của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013
của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển
rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản. Mức xử phạt nào sau đây không đúng quy
định đối với người có hành vi khai thác trái phép cảnh quan, môi trường và các
dịch vụ lâm nghiệp: (4 điểm)
A. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với
hành vi tổ chức tham quan phong cảnh trái phép trong rừng.
B. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xây
dựng nghĩa địa, làm mộ trái phép trong rừng.
C. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng
nghĩa địa, làm mộ trái phép trong rừng.
D. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức
sản xuất, làm dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng.
Câu 13. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11
ngày 03/12/2004. Rừng nào sau đây không phải là rừng phòng hộ? (4 điểm)
A. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
B. Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
C. Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;
D. Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường.
Câu 14. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11

ngày 03/12/2004. Rừng nào sau đây không phải là rừng đặc dụng? (4 điểm)
A. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh;
B. Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam
thắng cảnh;
C. Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học;
D. Rừng giống gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.

6


Câu 15. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11
ngày 03/12/2004. Tổ chức, cá nhân nào sau đây không phải là chủ rừng? (4 điểm)
A. Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước
giao rừng, giao đất để phát triển rừng.
B. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho
thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng
sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở
hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
C. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng,
giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng,
quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận
chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
D. Ủy ban nhân dân xã.
Câu 16. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11
ngày 03/12/2004. Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng? (4 điểm)
A. Ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng.
B. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương theo thẩm quyền.

C. Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch,
kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên phạm vi cả nước và ở từng địa phương.
D. Tổ chức điều tra, xác định, phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ
và trên thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn.
Câu 17. Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11
ngày 03/12/2004. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng
phòng hộ không có quyền và nghĩa vụ nào sau đây? (4 điểm)
A. Xây dựng khu rừng theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền quản lý
về rừng.
B. Được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng, quyền sử
dụng rừng;
C. Được khai thác, sử dụng rừng, tận thu lâm sản theo quy định tại Điều 47
của Luật này.
D. Được chuyển đổi diện tích rừng được giao cho hộ gia đình, cá nhân trong
cùng xã, phường, thị trấn; cá nhân được để thừa kế quyền sử dụng rừng theo quy
định của pháp luật.

7


Câu 18. Theo quy định tại Nghị định 09/2006/NĐ-CP, ngày 06/01/2006 của
Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, chủ rừng không có quyền
nào sau đây? (4 điểm)
A. Huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan Kiểm lâm trên địa bàn để
chữa cháy rừng.
B. Ngăn chặn các hành vi vi phạm về phòng cháy và chữa cháy rừng;
C. Huy động lực lượng và phương tiện trong phạm vi quản lý của mình để
tham gia chữa cháy rừng;
D. Được đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ, ưu tiên vay vốn để
đầu tư cho công tác phòng cháy và chữa cháy rừng.

Câu 19. Theo quy định tại Nghị định 09/2006/NĐ-CP, ngày 06/01/2006 của
Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng, chủ rừng không có nghĩa
vụ nào sau đây? (4 điểm)
A Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về
phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;
B. Tổ chức điều tra, truy tìm và xử lý thủ phạm gây cháy rừng.
C. Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và
chữa cháy trong phạm vi rừng mình quản lý;
D. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy và
chữa cháy đối với khu vực rừng mình quản lý;
Câu 20. Theo quy định tại Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Đơn vị nào sau đây
không thuộc tổ chức của khu rừng đặc dụng? (4 điểm)
A. Phòng Kế hoạch, Tài chính;
B. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
C. Phòng Quản lý, bảo vệ rừng;
D. Phòng Bảo tồn biển, đất ngập nước đối với khu rừng đặc dụng có hợp
phần bảo tồn biển, đất ngập nước nội địa.
Câu 21. Theo quy định tại Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của
Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng. Đơn vị nào sau đây
không thuộc tổ chức của khu rừng đặc dụng? (4 điểm)
A. Phòng Thanh tra – pháp chế;
8


B. Phòng Kế hoạch, Tài chính;
C. Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
D. Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.

Câu 22. Theo quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ. Nội dung nào
sau đây không phải là tiêu chí xác lập và phân cấp rất xung yếu rừng phòng hộ? (4
điểm)
A. Lượng mưa lớn hơn 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa từ 1.500 đến
2.000 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.
B. Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc từ 26 độ đến 35
độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc từ 15 độ đến 25
độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc từ 8 độ đến 15 độ.
C. Độ cao thuộc một phần ba phía trên của núi (đỉnh).
D. Thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: Loại đất cát, cát pha, tầng đất trung
bình hay mỏng có độ dày tầng đất nhỏ hơn hoặc bằng 80 centimét; đất thịt nhẹ
hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 centimét.

Câu 23. Theo quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ. Nội dung nào
sau đây không phải là tiêu chí xác lập và phân cấp xung yếu rừng phòng hộ? (4
điểm)
A. Lượng mưa lớn hơn 2.000 milimét một năm hoặc lượng mưa từ 1.500 đến
2.000 milimét một năm, tập trung trong 2 đến 3 tháng.
B. Địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu lớn hơn 50 mét, độ dốc từ 26 độ đến 35
độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu từ 25 đến 50 mét, độ dốc từ 15 độ đến 25
độ; địa hình đồi, núi và độ chia cắt sâu nhỏ hơn 25 mét, độ dốc từ 8 độ đến 15 độ.
C. Độ cao thuộc một phần ba khoảng giữa của núi (sườn).
D. Loại đất cát hoặc cát pha, tầng đất dày lớn hơn 80 centimét; đất thịt nhẹ
hoặc trung bình, độ dày tầng đất từ 30 centimét đến 80 centimét.
Câu 24. Theo quy định tại Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ. Nội dung nào
sau đây không thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về bảo
vệ, phát triển và sử dụng rừng phòng hộ ? (4 điểm)
A. Xây dựng chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện hệ thống pháp luật về quản lý, bảo

vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng phòng hộ;
9


B. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các tranh chấp và xử lý các vi phạm trong
việc chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng
phòng hộ theo quy định của pháp luật;
C. Thành lập, sát nhập, chia tách và giải thể các Ban quản lý khu rừng phòng
hộ theo quy định của pháp luật;
D. Chỉ đạo và hướng dẫn việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài
nguyên rừng và lập hồ sơ quản lý rừng phòng hộ;
Câu 25. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNNPTNTBCA ngày 22/01/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công an
quy định trang bị, quản lý và sử dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực
lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Thông tư này không áp
dụng đối với đối tượng nào sau đây? (4 điểm)
A. Lực lượng Kiểm lâm.
B. Lực lượng Công an.
C. Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.
D. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc trang bị, quản lý, sử
dụng vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ của lực lượng Kiểm lâm và lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách.

10



×