Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

thông tin bất cân xứng trong thị trường thực phẩm chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.62 KB, 18 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH TẾ

Đề tài: THÔNG

TIN BẤT CÂN
XỨNG TRONG
THỊ
TRƯỜNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Thu Vân
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 12, Khóa 39
Họ tên – Lớp:
Nguyễn Mai Minh Tú

- DT01

Đỗ Minh Tiến

- DT02

Bùi Văn Tuấn

- DT01

Nguyễn Minh Nhật

- DT01

Nguyễn Ngọc Phương Trinh


- DT01

Dương Hồng Sơn

- DT01

Tp HCM, ngày 29 tháng 03 năm 2016.


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

MỤC LỤC


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống hiện đại, con người bị cuốn vào vòng xoáy công việc và đôi khi không có thời
gian vận động, chăm lo cho sức khỏe. Nắm bắt được điều này, thị trường thực phẩm chức năng ra
đời như một chiếc phao cứu vớt hàng triệu người trên thế giới không những thoát khỏi nguy cơ
bệnh tật mà còn tăng cường sức khỏe, làm đẹp cho bản thân. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ

thông tin để chọn cho mình một sản phẩm tốt, phù hợp với bản thân; nhất là ở Việt Nam, nơi mà
chất lượng sản phẩm bị thổi phồng trong khi việc quản lý thị trường thực phẩm chức năng còn
nhiều yếu kém, bất cập, dẫn đến nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng. Đây cũng chính là lý do mà
nhóm muốn tìm hiểu, nguyên cứu đề tài này nhằm mang đến cho người đọc một cái nhìn chân thật,
bao quát về thị trường thực phẩm chức năng ở Việt Nam.

1


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

I. Khái quát chung về thực phẩm chức năng và thông tin bất cân xứng.
1. Khái

niệm thực phẩm chức năng.

Theo Wikipedia, thực phẩm chức năng (TPCN) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc
là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất “chức năng”. Cũng như thực
phẩm thuốc, TPCN nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc. người ta cũng gọi TPCN là thực
phẩm thuốc, sở dĩ TPCN có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh và phòng ngừa bệnh vì nó có khả năng
phục hồi tất cả các cấu trúc tế bào trong cơ thể đang bị tổn thương.
Nguồn gốc của thực phẩm chức năng là từ sản phẩm cây cỏ và sản phẩm động vật tự nhiên (có cùng nguồn gốc
với thuốc y học cổ truyền). Xu thế của thế giới, nhất là ở các nước không có nền y học cổ truyền thì các dạng sản phẩm

này được sản xuất hiện đại hơn, theo công thức nhất định và đổi thành thực phẩm chức năng, sản phẩm chức năng với
hàm lượng hoạt chất, vi chất ở mức như nhu cầu của cơ thể hàng ngày.
Thế giới ưa chuộng thực phẩm chức năng hơn thuốc, nó giúp tăng cường sức khỏe con người, tăng cường miễn
dịch, sức đề kháng, phòng bệnh hỗ trợ làm đẹp, hỗ trợ điều trị rất nhiều chứng và bệnh. . Trong cuộc sống công nghiệp
hiện nay, khẩu phần ăn hằng ngày thiếu một số vi chất như: vitamin, khoáng chất... thì việc sử dụng thực phẩm chức
năng là rất cần thiết.
2. Khái

niệm thông tin bất cân xứng.

Thông tin bất cân xứng là một dạng thất bại của thị trường, là việc các bên tham gia giao dịch
cố tình che đậy thông tin. Khi đó, giá cả không phải là giá cân bằng của thị trường mà có thể quá
thấp hoặc quá cao. Ví dụ: khi người mua không có những thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên
trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là người bán không có động lực để sản xuất
hoặc cung cấp những hàng hóa có chất lượng thấp hơn chất lượng trung bình trên thị trường. Hoặc
hàng chất lượng thấp mà giá quá cao, kết quả thì không được như ý muốn dẫn đến làm kì vọng đối
với mặt hàng đó của người tiêu dùng giảm đi khiến các mặt hàng có chất lượng tốt không bán được
và các nhà sản xuất cũng không còn động lực.
Đối với thị trường TPCN thì thông tin bất cân xứng là do việc người bán hiểu nhiều hơn về
sản phẩm so với người mua. Và do công tác quản lý chưa hiệu quả của cơ quan chức năng trong
việc kiểm soát trong khâu sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng này khiến cho các sản phẩm xuất hiện
tràn lan, sản phẩm đa dạng, nhiều loại nhiều cách sử dụng nhiều hãng sản xuất.

6


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân


II. Thực trạng thông tin bất cân xứng trong thị trường TPCN.
1. Tình

hình phát triển của thị trường TPCN

Sau hơn 10 năm xuất hiện, chủ yếu thông qua hình thức bán hàng đa cấp và số ít xách tay,
hiện thị trường TPCN tại Việt Nam (VN) được đánh giá là 1 trong 3 thị trường có tốc độ tăng
trưởng hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Chỉ cần vào Google gõ cụm từ “thực phẩm
chức năng”, trong vòng 0,43 giây bạn sẽ nhận được hơn 1,3 triệu kết quả, tràn ngập các đường link
quảng cáo với đủ chủng loại, công dụng lẫn nguồn gốc nhập khẩu. 5 nguyên nhân khiến thị trường
thực phẩm chức năng bùng phát, bao gồm:

• Thứ nhất, là sự bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường.
• Thứ hai, người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đến các sản
phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh.

• Thứ ba, công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh


dưỡng và sức khỏe.
Thứ tư, nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan



đến dinh dưỡng và lối sống.
Thứ năm, những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trong phòng
bệnh, các chất chống ô xy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tác dụng tốt đối với
sức khỏe. Người tiêu dùng ngày nay đã nhận thức rất rõ việc phòng bệnh hơn chữa bệnh.
“Nếu để cho bệnh xuất hiện và chữa bệnh thì chi phí lớn hơn nhiều so với phòng bệnh.
Theo điều tra của Hiệp hội Thực Phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), năm 2000 cả nước mới


có 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh TPCN, thì đến năm 2005 con số này đã là 143 cơ sở. Đến năm
2009, cả nước đã có 1.114 cở sở sản xuất TPCN, tính đến cuối năm 2012, con số này là trên 1.781
cơ sở. Nếu năm 2000, mới chỉ có 63 sản phẩm TPCN có mặt tại thị trường VN thì chỉ trong giai
đoạn 2011-2013, trên thị trường đã xuất hiện khoảng 10.000 sản phẩm, trong đó khoảng 40% là
hàng nhập khẩu từ nước ngoài và tính đến cuối tháng 7/2014, gần như cả ngành dược VN đã có liên
quan đến lĩnh vực TPCN với con số công bố chính thức là hơn 4.500 doanh nghiệp (DN) đã tham
gia sản xuất. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này, hàng loạt vấn đề bất cập trong quản lý đã bộc lộ,
khiến thị trường TPCN càng trở nên hỗn loạn.

7


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Với lợi nhuận siêu khủng, các công ty dược đều không thể bỏ qua phân khúc thị trường TPCN
này, chẳng hạn như Công ty cổ phần Traphaco đang chứng tỏ khả năng của mình ở thị trường này.
Có thế mạnh về sản phẩm đông dược, công ty nhanh chóng lấn sân sang lĩnh vực TPCN khi chỉ
riêng hai sản phẩm nổi bật về gan và não đã đem về doanh thu gần 200 tỷ đồng mỗi năm cho công
ty. Tổng doanh thu của công ty tăng nhanh từ khoảng 900 tỷ vào năm 2010 đến cuối năm 2015 đã
đạt gần 1.700 tỷ đồng. Bên cạnh đó là các công ty trong nước như: Công ty cổ phần Hóa-Dược
phẩm Mekophar, Trung tâm Cao dược liệu công nghệ cao, Domesco Đồng Tháp, IMC, Công ty cổ
phần Nam Dược....đều đang đua nhau đầu tư nhà xưởng, tung ra hàng loạt sản phẩm TPCN mới.
Chiến lược của hầu hết các nội địa này là có giá bán phù hợp túi tiền của số đông người tiêu dùng
trong nước.
Đó là câu chuyện của các công ty trong nước, như đã nói, hơn 40% sản phẩm TPCN trên thị
trường VN là hàng nhập khẩu từ nước ngoài, và chỉ nói riêng Amway- công ty tiên phong trên lĩnh
vực TPCN, đã có doanh số đạt hơn 70 triệu USD chỉ sau 5 năm bước chân vào thị trường VN kể từ

năm 2008 khi mà cụm từ TPCN còn chưa được tin dùng cùng với sự hoài nghi trên lĩnh vực bán
hàng đa cấp. Bên cạnh Amway còn có Herbalife Việt Nam cũng có những con số đáng kinh ngạc
khi liên tục 3 năm qua, tăng trưởng hàng năm luôn trên 50% với các sản phẩm đánh vào tâm lý
người tiêu dùng như: sản phẩm giảm cân, bổ sung dinh dưỡng, tim mạch và các sản phẩm chăm sóc
sức khỏe, hỗ trợ làm đẹp....
Mặt trái của sự phát triển “nóng” này là tình trạng loạn chất lượng, loạn giá cả và TPCN giả
hoành hành, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng của người tiêu dùng.
2. Thực

trạng thông tin bất cân xứng

Hiện nay trên thị trường VN có hàng ngàn sản phẩm TPCN với nhiều tác dụng và công dụng
như: kéo dài tuổi thọ, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bệnh tật, hỗ trợ làm đẹp, tạo cho con người
sức khỏe sung mãn, hỗ trợ giảm cân… Cũng chính vì có quá nhiều các sản phẩm chức năng khác
nhau, làm cho người tiêu dùng khó mà phân biệt được loại TPCN nào có tác dụng như mong muốn,
loại TPCN nào không có hiệu quả, thậm chí mua lầm những sản phẩm kém chất lượng vì mỗi loại
sản phẩm khác nhau lại có nhiều DN khác nhau sản xuất, nhiều sản phẩm lại có nguồn gốc không rõ
ràng… Một số người tự ý chọn thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng lại không nắm
thông tin về bệnh học và tương tác giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Quá trình điều trị không đạt
được hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh tật và sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), quy mô sản xuất, kinh doanh tân dược giả rất đa dạng và
khó xác định, hơn 10% các loại thuốc, TPCN hiện đang lưu hành trên Thế Giới là hàng nhái, hàng
kém chất lượng. hậu quả làm khoảng 800.000 người thiệt mạng mỗi năm. Tại VN, các vụ vi phạm
hàng giả, hàng nhái kém chất lượng liên quan đến tân dược, TPCN đang có chiều hướng tăng khá
nhanh. Theo quy định hiện hành, DN tự sản xuất TPCN, tự công bố tiêu chuẩn rồi bán ra thị trường.
Đến khi dư luận lên tiếng nghi ngờ thì cơ quan chức năng mới vào cuộc lấy mẫu kiểm tra, kiểm
nghiệm. Chính vì kẽ hở này mà theo một chủ DN TPCN thì có DN nhập khẩu về vài chục chai
TPCN chính gốc ở Mỹ,sau đó tự tổ chức sản xuất làm giả, làm nhái ngay chính sản phẩm nhập khẩu
đó để tung ra thị trường. Đến khi bị “sờ gáy” thì đem mấy sản phẩm chính gốc ra cho nhà chức
trách kiểm nghiệm.


8


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Riêng năm 2015, lực lượng liên ngành gồm hải quan, cơ quan công an đã phát hiện và triệt
phá hơn 251 cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN kém chất lượng, thu về hơn 4.5 tỷ đồng cho kho bạc
nhà nước. Gần đây nhất, rong tháng 1/2016, lực lượng chức năng đã bắt giữ và xử lý hơn 1000 sản
phẩm TPCN được làm giả và chuẩn bị được đưa vào thị trường TP.HCM tiêu thụ. Các sản phẩm
này đều có xuất xứ từ Trung Quốc và mang thương hiệu ngoại nổi tiếng. Các vi phạm khá đa dạng:
Giả mạo về thành phần, chất lượng không đạt tiêu chuẩn đã đăng ký/công bố, ghi nhãn sai và giả
mạo bao bì, xâm phạm sở hữu nhãn hiệu hàng hóa, vi phạm về thông tin, quảng cáo sản phẩm…
Theo một số đánh giá, khoảng 50% sản phẩm thực phẩm chức năng được kiểm tra trên thị trường có
vi phạm về chất lượng với những hình thức rất tinh vi.
3. Nguyên

nhân dẫn đến thông tin bất cân xứng

Mặc dù thị trường thực phẩm chức năng bùng nổ trên thế giới, khái niệm về thực phẩm chức
năng đang còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất và rõ ràng trong định nghĩa “thực phẩm chức
năng”. Mỗi quốc gia có cách định nghĩa riêng, mặc dù nhìn chung người ta đều thống nhất “những
thực phẩm cung cấp những lợi ích bổ sung cho sức khỏe so với các thực phẩm thông thường đều
được gọi là thực phẩm chức năng”. Đôi khi các chế phẩm này còn được gọi là Thực phẩm sức khỏe
(Health Foods) hoặc Thực dược phẩm (Nutraceuticals).
Thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu sự hòa hợp giữa
các quốc gia chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường thực phẩm chức năng rối loạn, đặc
biệt là ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà hệ thống thể chế còn chưa hoàn chỉnh, năng lực của

các cơ quan thực thi còn hạn chế, quy mô của các cơ sở sản xuất-kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún,
không đủ năng lực về khoa học-công nghệ, đạo đưc kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp còn thấp.
Nhận thấy TPCN là mảnh đất màu mỡ, nên hơn 90% số DN vốn chỉ sản xuất dược phẩm đã
nhanh chóng tham gia vào hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh TPCN. Chính điều này đã
khiến tình trạng sản xuất, nhập khẩu TPCN trở nên hỗn độn. Nhiều công ty thành lập cả hệ thống
bán hàng đa cấp lôi kéo nhiều người tham gia, tạo nên những kênh phân phối bát nháo. Không ít
nhà sản xuất-kinh doanh thiếu lương tâm, vô đạo đức, thiếu trách nhiệm với sức khỏe người tiêu
dùng đang lợi dụng để “đục nước béo cò”, vì lợi ích DN kinh doanh thực phẩm chức năng, họ đưa
ra những thông tin không hoàn toàn thật,che giấu các thông tin về sản phẩm của họ để thu hút người
mua,lợi dụng sự thiếu hiểu biết về thực phẩm chức năng của họ nhằm mục đích kiếm lời, kể cả DN
kinh doanh chân chính hay không chân chính.

9


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

Sở dĩ các công ty trong nước chú trọng vào sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) là do lợi
nhuận quá cao trong khi chất lượng được thả nổi. Nếu như để ra một loại dược phẩm (thuốc) chữa
bệnh thì đòi hỏi các nghiên cứu rất ngặt nghèo về tác dụng, độ an toàn với người bệnh thì thực
phẩm chức năng chỉ cần đáp ứng mỗi tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm là có thể được cấp phép.
Để phát triển ra 1 thuốc mới phải cần trình độ khoa học công nghệ rất cao trong 10-12 năm, tiêu tốn
vài chục triệu đô thì ngược lại trong 1 năm một công ty không tên tuổi có thể sản xuất ra tới 10 loại
thực phẩm chức năng mà chất lượng không có ai đánh giá được. Không giống như thuốc (vốn được
nhà nước quản lý theo khung), giá thực phẩm chức năng được DN tự công bố theo quy luật cạnh
tranh. Chính vì thế việc DN đưa giá bao nhiêu là quyền của họ. Nếu như thuốc chữa bệnh mà
không có hoặc không như công bố thì sẽ bị rút giấy phép, phạt và cấm lưu hành. Còn TPCN thì sao?

Không có tác dụng à? Không sao hết, miễn là không gây độc là được. Chính vì vậy mà người người
thi nhau sản xuất TPCN để kiếm lời.
Sau đó bằng cách đầu tư quảng cáo trên truyền hình, internet với những người nổi tiếng, thậm
chí mời một số bác sĩ lên nói chuyện tư vấn để đẩy và thổi phồng tác dụng của TPCN nhằm thu hút,
lôi kéo người tiêu dùng. Đơn cử như trong phần giới thiệu của công ty TNHH thương mại dịch vụ
Khổng Gia trên Trang Vàng VN khẳng định: “Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền
vững, Khổng Gia đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực làm đẹp, chăm sóc sức khỏe với 2 thương
hiệu chiến lược là thuốc giảm cân Rich Slim và thuốc giảm cân Perfect Slim USA. Bằng những nỗ
lực không ngừng sau 4 năm, Khổng Gia đã trở thành thương hiệu số 1 VN về giảm cân cao cấp”(?).
Người tiêu dùng mua thực phẩm chức năng bằng niềm tin với những lời quảng cáo, lăng xê đó chứ
không phải bằng tác dụng thực sự của sản phẩm. Những người không am hiểu về thuốc, TPCN
(mặc dù có thể có bằng đại học và sống ở thành phố chứ chưa nói những người dân nông thôn) và
đang bị bệnh hoặc người nhà bị bệnh rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ để mua các sản phẩm TPCN. Ở VN thì
TPCN được quảng cáo, lăng xê còn hơn cả thuốc trong khi tác dụng thực sự thì không có hoặc thấp.
Nếu mọi người để ý thì sẽ thấy các sản phẩm TPCN cũng như hình thức bán hàng đa cấp chỉ
phát triển mạnh ở các nước trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật kém phát triển. Nguyên nhân dẫn đến
thông tin bất cân xứng trên thị trường thực phẩm chức năng bắt nguồn từ nguyên nhân của các bên
có liên quan, ở đây có thông tin bất cân xứng là việc người bán thực phẩm chức năng biết được
nhiều hơn về chất lượng sản phẩm của họ so với người đi mua.
Về phía Nhà Nước,hệ thống văn bản pháp quy quản lý thực phẩm chức năng còn chưa hoàn
chỉnh. Mặc dù Việt Nam đã có Luật An toàn thực phẩm từ năm 2010, nhưng thực phẩm chức năng
là một loại thực phẩm đặc biệt chưa được Luật An toàn thực phẩm điều chỉnh một cách đặc thù, vì
vậy trong triển khai quản lý còn nhiều vướng mắc. Mặt khác, chúng ta cũng đã có Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật năm 2006 và Nghị định số 127/2007 về thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật, nhưng cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành các quy định về “Thực hành sản
xuất tốt thực phẩm chức năng”, trong khi nhiều nước trên thế giới và các nước ASEAN đã ban hành
GMP (Good Manufacturing Practices-hướng dẫn thực hành sản xuất tốt, áp dụng đối với cơ sở sản
xuất, chế biến thực phẩm, dược phẩm nhằm kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình

10



Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

hình thành chất lượng sản phẩm từ khâu thiết kế, xây lắp nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ chế biến; điều
kiện phục vụ, chuẩn bị chế biến đến quá trình chế biến; bao gói, bảo quản và con người điều khiển
các hoạt động trong suốt quá trình gia công, chế biến. Nó đề cập đến mọi khía cạnh của quá trình
sản xuất và kiểm soát chất lượng).
Trong thời gian qua, việc triển khai công tác quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm
chức năng của các cơ quan chức năng đã từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý với tình hình thực tế
của VN. Song cũng còn tồn tại một số khó khăn:

 Hành lang pháp lý về quản lý sản phẩm theo quy định mới chưa được hoàn thiện (chưa xây








dựng được quy chuẩn kỹ thuật đối với thực phẩm chức năng).
 Vấn đề chứng nhận công bố thực phẩm chức năng của nhà sản xuất:
Các chất có hoạt chất sinh học chưa định lượng được trong các cơ sở kiểm nghiệm chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó chưa đo lường được hàm lượng của các chất có hoạt tính sinh
học.
Thiếu cơ sở pháp lý của các nghiên cứu khoa học dược động học, độc học, thử nghiệm lâm
sàng chứng minh tác dụng của hoạt chất sinh học có trong sản phẩm thực phẩm chức năng. Do

đó khó lượng hoá được tác dụng, độc tính, thời gian bán hủy của các chất có hoạt tính sinh học
trong sản phẩm thực phẩm chức năng.
 Vấn đề nhãn sản phẩm thực phẩm chức năng, thông tin quảng cáo thực phẩm chức năng của
nhà sản xuất:
Thiếu cơ sở xác định tính đúng đắn của thông tin trên nhãn sản phẩm như tác dụng, khuyến
cáo, liều sử dụng, đối tượng sử dụng. Do đó nhà sản xuất có xu hướng cường điệu hóa tác dụng
của sản phẩm; nhà quản lý thiếu cơ sở khoa học để xác định vấn đề quản lý.
Tính trung thực, đúng mức đối với thông tin quảng cáo của nhà sản xuất. Xu hướng nhà sản
xuất, kinh doanh thường chủ ý hoặc vô tình thiết kế những thông tin quảng cáo "mập mờ",
"nước đôi" làm cho người tiêu dùng "nhầm", "quá tin tưởng" dẫn đến những bức xúc trong xã
hội.
 Công tác tuyên truyền giáo dục còn hạn chế, nên người quản lý, lãnh đạo, người sản xuất
kinh doanh và người tiêu dùng chưa hiểu biết đầy đủ về thực phẩm chức năng.

Như vậy, dù là bên mua hay bên phía nhà cung cấp hay do Nhà Nước, đều có những nguyên
nhân khác nhau gây ra sự mất cân bằng về thông tin trên thị trường thực phẩm chức năng tại VN,
chính điều này đã dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng.

11


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

4. Hậu

quả

a. Lựa chọn bất lợi

chọn bất lợi là một dạng của thất bại thì trường xảy ra khi hàng hóa với chất lượng

5. Lựa

khác nhau được bán với một mức giá duy nhất do có tình trạng thông tin không cân xứng do đó quá
nhiều sản phẩm chất lượng thấp và quá ít sản phẩm chất lượng cao được bán.
6. Do

công dụng hỗ trợ chức năng của các bộ phận trên cơ thể và nhu cầu chăm sóc bản thân

của người dân ngày càng tăng khi đời sống của họ ngày càng được cải thiện đã tạo ra một thị trường
đầy tiềm năng cho thực phẩm chức năng cũng như khách hàng của thị trường này hầu như là tất cả
mọi người từ trẻ em, người trưởng thành cho đến cả những người lớn tuổi chính vì vậy mà sự lựa
chọn bất lợi có thể trở nên trầm trọng hơn. Chất lượng thực phẩm chức năng trên thị trường từ chất
lượng cao nhất ( nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên) đến kém nhất ( có nguồn gốc từ hóa chất độc
hại) với người tiêu dùng thật khó phân biệt.Lựa chọn bất lợi được tạo ra từ sự thất bại đó của thị
trường thực phẩm chức năng làm cho hàng hóa trong thị trường này cạnh tranh không lành mạnh
với nhau, các công ty sản xuất hay phân phối hàng hóa có chất lượng tốt rơi vào khó khăn trong
việc khẳng định chất lượng sản phẩm của mình, hàng hóa của họ không những chịu sự cạnh tranh từ
các công ty chân chính khác mà còn chịu sự cạnh tranh không lành mạnh từ hàng giả, hàng nhái,
khiến cho hàng hóa của họ dần biến mất khỏi thị trường và nhường chỗ cho các hàng hóa kém chất
lượng, cũng đồng thời người tiêu dùng đang đánh mất sức khỏe trong khi họ đang tìm kiếm sức
khỏe cho bản thân mình.
7. Ví

dụ: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu và kinh doanh VHP, kinh doanh thực phẩm chức

năng hỗ trợ điều trị và thuốc chống đột quỵ có tên tiếng Việt “Vũ hoàng tĩnh tâm”, “Vũ Hoàng
thanh tâm”, do công ty Kangdong Hàn Quốc sản xuất. Trong khi đó Công ty TNHH Sản xuất và
thương mại Nam Sơn chuyên phân phối độc quyền mọi sản phẩm thực phẩm chức năng của Công

ty Kangdong tại Việt Nam, các sản phẩm của hai công ty đều có tem phụ ghi rõ đơn vị nhập khẩu và
phân phối, có tem chống hàng giả của Bộ Công an. Các sản phẩm chất lượng kém của VHP nhờ
công nghệ làm giả tinh vi về mẫu mã và tem làm cho người tiêu dùng rơi vào tình trạng lựa chọn
bất lợi khi thực phẩm chức năng không cùng chất lượng mà lại mang cùng một giá trị.

12


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

a. Rủi ro đạo đức
8. Rủi ro đạo đức là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một loại rủi ro phát sinh khi đạo
đức của chủ thể kinh tế bị suy thoái, nảy sinh khi bên có ưu thế thông tin hiểu được tình thế thông
tin phi đối xứng giữa các bên giao dịch và tự nhiên hình thành động cơ hành động theo hướng làm
lợi cho bản thân bất kể hành động đó có thể làm hại cho bên kém ưu thế thông tin. Hành vi tha hóa
theo hướng như thế của bên có ưu thế thông tin được bên kém ưu thế thông tin cho là không đứng
đắn, là một thứ nguy hiểm, rủi ro cho mình. Người tiêu dùng sẽ gặp mối nguy lớn khi rủi ro đạo đức
xảy ra trên thị trường thực phẩm chức năng. Sự giám sát của cơ quan chức năng về thị trường này
là cần thiết với những công cụ hữu hiệu nhằm giám sát các tác động của thực phẩm chức năng đối
với người tiêu dùng, hậu quả sẽ rất lớn nếu thực phẩm chức năng không đủ chất lượng cứ len lõi
vào cơ thể người tiêu dùng mà làm suy giảm chứ không phải hỗ trợ chức năng của các bộ phận
trong cơ thể. Như chị Thanh Hương (Q.3, TP. HCM) vẫn chưa hết bàng hoàng vì đợt nhập viện vừa
qua. Tin lời giới thiệu trên Facebook chị đã không tiếc tiền bỏ ra 1,5 triệu đồng để mua một hộp
TPCN giúp giảm cân, giữ dáng và đẹp da. Ngày đầu sử dụng, chị thấy chóng mặt, mệt mỏi nhưng
được người bán hàng động viên đó à do cơ chế đào thải độc tố, đốt mỡ của sản phẩm, chứng tỏ sản
phẩm có tác dụng nhanh! Sang ngày thứ hai, gia đình phải đưa chị đi nhập viện vì tiêu chảy, mất
nước, tụt huyết áp.
9. Ngoài


ra, rủi ro đạo đức là công cụ nữa đẩy lùi hơn nữa các công ty thực phẩm chức năng
có chất lượng tốt trong vấn đề kinh doanh , họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sản
phẩm cũng như là giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng cũng như là quyền chăm sóc sức khỏe
của bản thân người dân bị hạn chế. Điển hình như trong lĩnh vực TPCN giúp tăng chiều cao. Theo
GS. Trần Ngọc Ân – Chủ tịch hội Thấp khớp học VN thành phần chính trong các loại thuốc tăng
chiều cao đang được các quảng cáo rầm rộ là chất chondroitin sulfat được chiết xuất từ sụn vây cá
mập. Song do sự khan hiếm sụn vây cá mập nên hoạt chất trên đã được chiết xuất từ khí quản bò.
Để tiết kiệm hơn, các công ty dược phẩm tổng hợp thêm các chất hóa học để tạo ra hoạt chất. Một
điều rất đáng lưu ý là chỉ định hiện nay đối với chondroitin sulfat là chữa các bệnh về mắt, thoái
hóa, hư khớp và hỗ trợ điều trị ung thư chứ chưa có bất cứ một kết quả nghiên cứu nào về khả năng
làm tăng chiều cao của chondroitin. Chuyên gia về xương khớp cũng khuyến cáo, việc sử dụng
thuốc tăng chiều cao trong độ tuổi dậy thì, khi cơ thể đang phát triển mạnh sẽ gây hại nhiều hơn và
thậm chí sẽ làm hạn chế chiều cao. Vì cơ thể đang phát triển nhanh, hệ mạch máu mới được sinh ra
nhiều, cộng với việc dùng loại thuốc này sẽ hạn chế sự tăng sinh tân mạch này dẫn đến rối loạn
chuyển hóa, hạn chế sự tăng trưởng của cơ thể. Đối với vóc người nhỏ như VN thì hậu quả của rủi
ro đạo đức đối với thuốc tăng chiều cao sẽ không nhỏ nếu các cơ quan không giám sát bằng những
bộ tiêu chuẩn cũng như hoàn thiện dần luật pháp để đưa thị trường thực phẩm chức năng vào trong
một
khuôn
khổ.

13


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

c. Ủy thác và tác nghiệp.

Ủy thác và tác nghiệp là vấn đề xảy ra khi người tác nghiệp (người được ủy thác) theo đuổi
mục đích của họ thay vì theo đuổi mục tiêu của người ủy thác.Vấn đề này thường được biểu hiện ở
những nhà đại lý, họ thường thực hiện một số việc phục vụ cho lợi ích riêng của họ trên sản phẩm
của công ty như là nâng giá quá mức để nhanh chóng có lợi cao, thay đổi thành phần và chất lượng
sản phẩm nhằm lạm dụng thương hiệu của sản phẩm để trục lợi, thay đổi công dụng của sản phẩm
trong tư vấn bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng. Chính vì thế, bất cân xứng về thông tin của
nhà đại lý và nhà cung cấp sẽ tạo ra những thông tin không thống nhất, vấn đề này thật sự quan
trọng vì TPCN thì chỉ có nhà cung cấp mới biết rõ ràng nhưng nếu nhà đại lý cung cấp thông tin mà
không chính xác sẽ gây ảnh hưởng xấu cho nhà cung cấp. Chính vì việc giám sát của nhà cung cấp
đối với đại lý của mình cần chặc chẽ bằng những cơ chế để trung hòa lợi ích đôi bên, đại lý giúp
nhà cung cấp phân phối sản phẩm nhanh và rộng hơn nhưng cũng nguy hiểm hơn khi việc thực mục
tiêu của 2 bên không cùng nhau.
Ủy thác và tác nghiệp có tác động lớn đến thị trường TPCN vì rủi ro về đạo đức và lựa chọn
ngược có thể đều xuất hiện ở đây. Chính vì thế cần phải có sự thống nhất cao trong việc hình thành
mối liên kết này (Ủy thác- Tác nghiệp).

III. Giải pháp giảm bớt thông tin bất cân xứng trong thị trường TPCN
1. Giải



pháp tư nhân

a. Về phía DN:
Phát tín hiệu thị trường: là quá trình mà người bán phát tín hiệu đến người mua để truyền đạt
thông tin về chất lượng sản phẩm.

2. Ngành

sản xuất thực phẩm chức năng hiện nay là ngành mang lại lợi nhuận lớn cho nhiều DN,

bởi vì thế số lượng DN cạnh tranh trên thị trường này rất đông và cũng chính vì lợi nhuận lớn nên
hàng hóa giả nhái cũng được bày bán tràn lan trên thị trường.Vậy để đảm bảo quyền lợi và uy tín
của DN thì các DN nên phát những tín hiệu để cho người tiêu dùng nhận biết và mua sản phẩm của
mình như: làm những mẫu mã độc quyền khó có thể làm nhái được, in mã QR code trên sản phẩm
để khách hàng có thể kiểm chứng ngay khi mua hàng bằng cách dùng ứng dụng quét mã QR trên
smartphone…việc phát những tín hiệu như vậy thật sự rất quan trọng vì trên thị trường có hàng
ngàn DN cạnh tranh lẫn nhau và đó là giải pháp hiệu quả để khách hàng có thể nhận biết được ta
trong hàng ngàn DN trên thị trường.

• Bảo đảm và bảo hành: đây là giải pháp nhằm giúp cho người tiêu dùng an tâm về chất lượng
sản phẩm hơn.
3. Đại

đa số những của hàng bán những sản phẩm chất lượng thấp thì không có phiếu bảo hành
về chất lượng sản phẩm hoặc từ chối chịu trách nhiệm về sự cố xảy ra khi người tiêu dùng sử dụng
sản phẩm.Thì bảo đảm và bảo hành cũng là một dạng phát tín hiệu thị trường của DN nhằm cam kết
về chất lượng sản phẩm mà họ đang bán ra thị trường để tạo lòng tin cho khách hàng và góp phần
gia tăng uy tín của DN.

• Khuếch trương danh tiếng: là hình thức mà người bán tạo được tiếng vang về thương hiệu
của họ tới người mua.
14


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

4. Để


làm được điều này thì DN phải thật sự làm ăn uy tín và chất lượng sản phẩm của họ phải
tốt hơn các đối thủ cạnh tranh.
a. Về phía người tiêu dùng:

• Chắt lọc thông tin cẩn thận: là việc tìm hiểu xem xét thông tin của một hàng hóa được bày
bán trên thị trường một cách kỹ lưỡng.
5. Đối

với người tiêu dùng thì việc tìm hiểu rõ ràng về thông tin sản phẩm thật sự quan trọng,
điều này làm tránh rủi ro khi mua phải sản phẩm kém chất lượng.

• Nâng cao kiến thức nhận biết hàng giả và kém chất lượng.
6. Để

bảo vệ lợi ích của mình thì mỗi cá nhân nên trang bị cho mình những hiểu biết, cách thức
nhận biết được hàng giả thông qua tivi , báo đài, internet,…
7. Giải

pháp chính phủ



Mọi sản phẩm thực phẩm chức năng đều phải được công bố tiêu chuẩn chất lượng trước khi
lưu hành ra thị trường (cả thực phẩm chức năng sản xuất trong nước và nhập khẩu).



Các sản phẩm khi làm thủ tục đăng ký công bố tiêu chuẩn sản phẩm phải cung cấp đầy đủ
các tài liệu liên quan, đặc biệt các tài liệu khoa học có giá trị pháp lý chứng minh tác dụng
của chất có hoạt tính sinh học trong sản phẩm đăng ký, những tài liệu của nước sở tại cho

phép lưu hành tự do theo quy định.



Tăng cường công tác thanh tra, hậu kiểm phát hiện sớm những vi phạm, đặc biệt trong lĩnh
vực quảng cáo, các đại lý bán lẻ TPCN, kiên quyết xử lý nghiêm để tăng cường hiệu lực
quản lý đối với sản phẩm.



Thẩm định điều kiện cơ sở và chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để phối
hợp quản lý sản phẩm tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh.



Tăng cường năng lực kiểm nghiệm các chất có hoạt tính sinh học, nghiên cứu thử nghiệm hỗ
trợ DN hoạt động trong lĩnh vực này.



Những trường hợp khó phân biệt phải thành lập hội đồng tư vấn chuyên môn, hội đồng thẩm
định với sự tham gia của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Quản lý Dược, Vụ Y học cổ
truyền theo đúng quy định.



Tăng cường hợp tác quốc tế để hoàn thiện lý luận quản lý thực phẩm chức năng, kinh
nghiệm quản lý thực phẩm chức năng làm cơ sở xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật
quản lý sản phẩm, bảo đảm an toàn cho cộng đồng, hài hòa với quốc tế, tạo điều kiện cho
DN hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.


8. Việc

người tiêu dùng chưa hiểu rõ về thực phẩm chức năng, sử dụng sai do quá tin hay lạm
dụng khi xem thực phẩm chức năng là thần dược chữa bệnh hay tăng cường sức khoẻ, trong khi
thực phẩm chức năng cũng như bất kỳ sản phẩm nào cần phải dùng đúng chỉ định và theo khuyến
cáo mới mang lại tác dụng, hiện tượng một số DN sản xuất, kinh doanh TPCN chưa đủ điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm, tình trạng quảng cáo quá tác dụng, thậm chí sai lệch so với công bố hoặc
quảng cáo khi chưa được cơ quan chức năng thẩm định nội dung... đang làm cho công tác quản lý
chúng trở nên phức tạp, làm cho không ít người tiêu dùng vỡ mộng sau thời gian sử dụng.
15


Nhóm 12

GVHD: ThS. Trần Thu Vân

9.

16


Nhóm 12
10. TÀI



GVHD: ThS. Trần Thu Vân
LIỆU THAM KHẢO


Sách tham khảo
11. 1,

Sử Đình Thành & Vũ Thị Minh Hằng (2008). Nhập môn Tài chính – Tiền tệ. Nhà xuất
bản Lao động xã hội.
12. 2, PINDYCK, S. R. & RUBINFELD, L. D (2014). Thị trường có thông tin bất cân xứng, 8,
Kinh tế học vi mô, UEH publishing & Pearson Education South Asia Pte Ltd, p. 648- 666.


Tài liệu trên mạng:
13. 1,

(2014), [internet], 28/3/2016 lấy từ URL:
/>14. 2, Bùi Văn Huấn & Lệ Hà (2015), [internet], 27/03/2016 lấy từ URL:
/>15. 3, Hoàng Nguyễn (2015), [internet], 26/03/2016 lấy từ URL:
/>16. 4, Minh Trang, (2015), [internet], 25/03/2016 lấy từ URL: />17. 5, Võ Khối, (2013), [internet], 28/03/2016 lấy từ URL: />18.
19.
20.

17


Nhóm 12
21. Nhận

GVHD: ThS. Trần Thu Vân
xét của giảng viên:

22.
23. ………………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………
24.
25.

18



×