Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đề và đáp án thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn sinh học 12 năm học 20162017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.52 KB, 8 trang )

Kỳ thi: HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Môn thi: MÔN SINH HỌC 12
0001: Cho các phát biểu sau:
(1) Mã di truyền được đọc trên mạch gốc của ADN theo chiều 3’-5’.
(2) Mã di truyền chỉ được đọc trên mARN theo chiều 5’-3’.
(3) Mã di truyền ở đa số các loài là mã không gối lên nhau.
(4) Có một số mã bộ ba đồng thời mã hóa cho nhiều axit amin.
(5) Mã di truyền có tính thoái hóa.
(6) Mã di truyền có tính phổ biến.
(7) Mã thoái hóa phản ánh tính đa dạng của sinh giới.
(8) Mã thoái hóa giúp cho một axit amin quan trọng được sử dụng nhiều lần.
Số phát biểu sai là:
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
0002: Cho các nhận xét:
(1) Đột biến thể đa bội có thể phát sinh trong giảm phân hoặc nguyên phân.
(2) Đa số các loài thực vật có hoa là thể tự đa bội chẵn vì chúng sinh sản hữu tính được.
(3) Đột biến thể đa bội chỉ xảy ra ở thực vật mà không xảy ra ở động vật.
(4) Thể đa bội có thể mang nguồn gen của một loài hoặc nhiều loài.
(5) Đa bội hóa cùng nguồn và đa bội hóa khác nguồn đều có thể dẫn đến hình thành loài mới.
Số nhận xét sai là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
0003: Cho một số nhận xét về operon Lac ở vi khuẩn E. coli :
(1) Mỗi gen cấu trúc mã hóa cho 1 chuỗi polypeptit.
(2) Các gen cấu trúc có số lần nhân đôi giống nhau nhưng có số lần phiên mã khác nhau.


(3) Operon Lac gồm: Vùng khởi động; vùng vận hành; các gen cấu trúc và gen điều hòa.
(4) Sự nhân đôi – phiên mã – dịch mã của các gen đều xảy ra ở tế bào chất.
(5) Điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra chủ yếu ở giai đoạn dịch mã.
Số nhận xét sai là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
0004: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’ TAX - AAG - ATT - TAT - AAA - AAX - XAT - XGG - GAG - GXX - GAA - XAT 5’
Nếu đột biến mất nuclêotit thứ 19 là X, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp để gen trên tổng hợp chuỗi
polipeptit là:
A. 5 aa.
B. 6 aa.
C. 4 aa.
D. 11aa.
0005: Gen B ở sinh vật nhân sơ có Ađênin bằng 20%. Trên mạch một của gen có 150 Guanin, 120 xitozin. Đột biến
điểm xảy ra ở gen B tạo thành gen b, có số liên kết hiđro ở gen b là 1171. Nhận định nào sau đây là sai đối với 2 gen
trên:
(1) Chiều dài của gen B bằng với chiều dài của gen b.
(2) Gen b có khối lượng là 30000 đvc.
(3) Đột biến xảy ở gen B là thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
(4) Số Nu loại Adenin trong gen b là 270.
(5) Số liên kết hidro bị phá huỷ khi gen B tự nhân đôi liên tiếp 3 lần là 8190.
(6) Số Adenin môi trường cung cấp cho cặp gen Bb tự nhân đôi 3 lần là 2527.
A. (1); (3); (5).
B. (2); (3); (6).
C. (2); (4); (6).
D. (1); (4); (6).
0006: Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia môn Sinh học, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa

đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết như sau:


Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là:
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
0007: Ở một loài thực vật lưỡng bội tính trạng màu sắc hoa do 2 cặp alen (Aa và Bb ) quy định, khi có mặt của 2 alen
trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Cho
cây P hoa đỏ, quả tròn tự thụ phấn thu được ở F 1-1 14,0625% cây hoa đỏ, quả dài. Khi cho cây P hoa đỏ, quả tròn trên
giao phấn với các cây khác thì theo lý thuyết có tối đa bao nhiêu phép lai thu được ở đời con F 1-2 có 4 loại kiểu hình với
tỉ lệ 3: 3: 1: 1? Biết trong quá trình lai không xảy ra đột biến mới.
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
0008: Kết luận nào sau đây thuộc về yếu tố ngẫu nhiên?
(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen một cách đột ngột không theo một hướng xác định.
(2) Hiệu quả tác động thường phụ thuộc vào kích thước quần thể.
(3) Một alen nào đó cũng có thể bị loại thải hoàn toàn và một alen bất kì có thể trở nên phổ biến trong quần thể.
(4) Kết quả có thể dẫn đến hình thành quần thể thích nghi và hình thành loài mới.
(5) Làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
A. (1), (3), (4).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (2), (5).
D. ((2), (3), (4), (5).
0009: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể

theo hướng xác định.
(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các
kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi tần số alen của quần thể.
(5) Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà
không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
(6) Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn loại alen đó ra khỏi quần thể.
(7) Khi điều kiện sống không thay đổi thì chọn lọc tự nhiên không tác động lên quần thể.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
0010: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Kiểu gen AA
quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông vàng và kiểu gen aa quy định lông trắng. Trong các trường hợp sau:
(1) Các cá thể lông xám có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
(2) Các cá thể lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
(3) Các cá thể lông trắng cò sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản
bình thường.
(4) Các cá thể lông trắng và các cá thể lông xám đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể
lông vàng có sức sống và khả năng sinh sản bình thường.
Giả sử một quần thể thuộc loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Chọn lọc tự nhiên sẽ
nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp nào?
A. (1), (3).
B. (3), (4).
C. (2), (4).
D. (1), (2).
0011: Ở ruồi giấm alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Cho các cá thể ruồi giấm
đực và cái có 5 kiểu gen khác nhau giao phối tự do (số lượng cá thể ở mỗi kiểu gen là như nhau). Tỉ lệ phân ly kiểu

hình ở đời con lai là:
A. 3 mắt đỏ: 1 mắt trắng. B. 5 mắt đỏ: 1 mắt trắng.
C. 5 mắt đỏ: 3 mắt trắng. D. 1 mắt đỏ: 1 mắt trắng.
0012: Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và số lượng tầng giống nhau.
B. Sự phân tầng làm giảm sự cạnh tranh và giảm khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.


C. Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
D. Sự phân tầng gắn liền với sự thu hẹp ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
0013: Nhận xét nào sai trong quá trình tiến hành thí nghiệm quan sát hình thái và đếm số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu
bản tạm thời ở tế bào tinh hoàn của châu chấu đực:
A. Phải chọn châu chấu đực đầu nhỏ, mình thon, cánh mới nhú.
B. Cần tránh nhầm lẫn giữa mỡ màu trắng và tinh hoàn màu vàng.
C. Cần nhuộm màu nhiễm sắc thể trong khoảng 15-20 phút bằng dung dịch oocxein axetic.
D. Lúc ban đầu quan sát ở bội giác nhỏ, sau đó mới quan sát ở bội giác lớn.
0014: Ở một loài thực vật, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng; alen B quy định quả
ngọt trội hoàn toàn so với alen b quy định quả chua. Biết rằng không phát sinh đột biến mới và các cây tứ bội giảm
phân bình thường cho các giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Cho lai hai cây tứ bội có kiểu gen AaaaBBbb và AAaaBbbb
với nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về một tính trạng là:
A.

11
.
12

B.

11
.

144

C.

22
.
144

D.

1
.
12

0015: Khi thống kê tỉ lệ cá đánh bắt trong các mẻ lưới ở 3 vùng khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Kết luận được rút ra về hiện trạng khai thác cá ở 3 vùng trên là:
A. Vùng A khai thác quá mức; vùng B chưa khai thác hết tiềm năng; vùng C khai thác hợp lý.
B. Vùng A khai thác quá mức; vùng B khai thác hợp lý; vùng C chưa khai thác hết tiềm năng.
C. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác hợp lý; vùng C khai thác quá mức.
D. Vùng A chưa khai thác hết tiềm năng; vùng B khai thác quá mức; vùng C khai thác hợp lý.
0016: Cho các cặp cơ quan sau:
(1) Cánh sâu bọ và cánh dơi.
(2) Mang cá và mang tôm.
(3) Chân chuột chũi và chân dế chũi.
(4) Gai cây hoàng liên và gai cây hoa hồng.
(5) Gai cây mây và gai cây xương rồng.
(6) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp.
Số cặp cơ quan tương tự là
A. 3.

B. 4.
C. 5.
D. 6.
0017: Một quần thể sinh vật ngẫu phối đang chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền ở các thế hệ như
sau:

Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ các kiểu gen đồng hợp và giữ lại những kiểu gen dị hợp.
B. Các cá thể mang kiểu hình trội đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
C. Chọn lọc tự nhiên đang loại bỏ những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
D. Các cá thể mang kiểu hình lặn đang bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ dần.
0018: Câu18: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFG HI và abcdefghi
[dấu chấm (): tâm động]. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự
sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng:
A. Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể không cân giữa 2 crômatit của 2 nhiễm sắc thể không tương đồng.
B. Nối đoạn nhiễm sắc thể bị đứt vào nhiễm sắc thể tương đồng.


C. Nối đoạn nhiễm sắc thể bị đứt vào nhiễm sắc thể không tương đồng.
D. Trao đổi đoạn nhiễm sắc thể không cân giữa 2 crômatit của 2 nhiễm sắc thể tương đồng.
AB D d Ab D
X X x
X Y , F1 thu được kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng là 45%. Biết một gen
0019: Cho phép lai P
ab
aB
quy định 1 tính trạng, các tính trạng đều trội hoàn toàn, trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái đều xảy ra hoán vị
gen với tần số bằng nhau. Có các nhận xét sau về phép lai trên:
(1) Tần số hoán vị gen là 40%.
(2) Thế hệ F1 có 40 loại kiểu gen và 16 loại kiểu hình.

(3) Tỉ lệ kiểu hình có 1 tính trạng trội ở F1 là 34,5%.
AB D
X Y ở thế hệ F1 là 12,15%.
(4) Tỉ lệ kiểu gen
Ab
Các nhận xét sai là :
A. (1), (3).
B. (1), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
0020: Cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức:
A. Hợp tác.
B. Xuất cư.
C. Nhập cư.
D. cạnh tranh.
0021: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không tạo ưu thế lai nhưng phép lai
nghịch có thể tạo ưu thế lai và ngược lại.
B. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ngay ở F1 sau đó tăng dần qua các thế hệ.
C. Đối với loài sinh sản hữu tính, con lai F1 được giữ lại làm giống vì có ưu thế lai cao.
D. Khi lai hai cá thể thuộc một dòng thuần chủng luôn tạo ra con lai có biểu hiện vượt trội so với bố mẹ.
0022: Hai quần thể có kích thước lớn ở hai loài thực vật lưỡng bội sinh sản hữu tính:
Quần thể (I) có cấu trúc di truyền: P1: 40% AA + 60 % aa.
Quần thể (II) có cấu trúc di truyền: P2: 0,25 BB + 0,5 Bb + 0,25 bb.
Sau nhiều thế hệ thấy thành phần kiểu gen của cả hai quần thể đều không thay đổi và hai quần thể này tiếp tục
không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa trong thời gian dài. Cho các nhận xét sau về hai quần thể này:
(1) Đều là quần thể ở loài giao phối ngẫu nhiên.
(2) Quần thể (II) có độ đa dạng di truyền cao hơn quần thể (I).
(3) Qua các thế hệ sau thì tần số alen của cả hai quần thể đều không thay đổi.
(4) Cả hai quần thể đều dễ thích nghi với điều kiện môi trường thường xuyên thay đổi.

(5) Quần thể (II) đang tiến hóa, còn quần thể (I) thì không.
Số nhận xét không đúng là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
0023: Tế bào động vật và tế bào thực vật đều được cấu tạo bởi màng, tế bào chất và nhân. Tuy nhiên trong tế bào chất
của thực vật có lạp thể, tế bào chất của động vật không có lạp thể. Do đó thực vật có khả năng tự dưỡng còn động vật
không có khả năng này. Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, điều này chứng tỏ:
A. Động vật và thực vật không có cùng nguồn gốc.
B. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc, trong quá trình sống xuất hiện biến dị khác nhau nên có bào quan khác
nhau.
C. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc, trong quá trình sống chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến
dị tổ hợp cùng hướng do đó chúng có bào quan khác nhau.
D. Động vật và thực vật có cùng nguồn gốc, trong quá trình sống chọn lọc tự nhiên đã tích lũy các đột biến và biến
dị tổ hợp theo hướng dinh dưỡng khác nhau, do đó chúng có bào quan khác nhau.
0024: Ở hoa anh thảo, hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với hoa màu trắng. Khi đem cây hoa màu đỏ thuần chủng lai với
cây hoa trắng thuần chủng được F 1 sau đó cho F1 tự thụ phấn được F2, cho biết không xảy ra đột biến. Đem các cây F2
trồng ở 350C thì tỷ lệ phân li kiểu hình là:
A. 100% đỏ.
B. 3 đỏ: 1 trắng.
C. 100% trắng.
D. 100% hồng.
0025: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho
chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử


cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung nhất của hai phương pháp
này là:
A. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.

B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
0026: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Cây Hạt kín, Chim, Thú và Côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
B. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ Tứ.
C. Phân hoá các lớp Chim, Thú, Côn trùng.
D. Ở kỉ đệ Tam, Bò sát và cây Hạt trần phát triển ưu thế.
0027: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
0028: Ở một loài động vật, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn, gen này nằm
trên nhiễm sắc thể thường. Một quần thể của loài này ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,2 AA: 0,6 Aa: 0,2 aa.
Giả sử ở quần thể này chỉ xảy ra giao phối ngẫu nhiên giữa các cá thể có cùng kiểu hình. Theo lý thuyết tỉ lệ cá thể
cánh ngắn ở F1 là:
A. 34,1 %.
B. 32,8%.
C. 36,42%.
D. 31,25%.
BD
0029: Bốn tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có kiểu gen Aa
giảm phân bình thường hình thành giao tử, số loại giao
bd
tử tối đa có thể được tạo ra là:
A. 8.
B. 6.
C. 5.
D. 4.

0030: Ví dụ nào sau đây là quần thể?
A. Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
B. Các con cá sống trong cùng một ao.
C. Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
D. Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
0031: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy
AB
AB
ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Phép lai P: ♀
Dd × ♂
Dd thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về
ab
ab
cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 4%. Kết luận nào sau đây là sai với kết quả ở F1?
A. Tỉ lệ kiểu hình có 2 trong 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 30%.
B. Tỉ lệ kiểu hình mang 1 trong 3 tính trạng trội chiếm 16,5%.
C. Kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 36%.
D. Trong số các cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội, cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 8/99.
0032: Cho ruồi giấm thuần chủng mắt đỏ, cánh nguyên giao phối với ruồi giấm mắt trắng, cánh xẻ thu được F 1 đồng
loạt mắt đỏ, cánh nguyên. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, ở F2 thu được 282 ruồi mắt đỏ, cánh nguyên, 67 ruồi mắt
trắng, cánh xẻ, 18 ruồi mắt đỏ, cánh xẻ và 18 ruồi mắt trắng, cánh nguyên. Cho biết mỗi tính trạng do một gen qui định,
các gen đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và một số ruồi mắt trắng, cánh xẻ bị chết ở giai đoạn phôi. Tính theo lí
thuyết, số lượng ruồi mắt trắng, cánh xẻ đã bị chết là:
A. 30 con.
B. 15 con.
C. 18 con.
D. 20 con.
0033: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về diễn thế sinh thái :
A. Quần xã thay thế cho quần xã bị hủy diệt gọi là quần xã tiên phong.
B. Các quần xã tuần tự thay thế nhau độc lập với sự thay đổi về địa chất khí hậu của môi trường.

C. Ở diễn thế nguyên sinh các quần xã xuất hiện sau có tỉ lệ các loài sinh vật có ổ sinh thái rộng ngày càng nhiều.
D. Sự cạnh tranh gay gắt của các nhóm loài trong quẫn xã là động lực chính của diễn thế sinh thái
0034: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, tính trạng chiều cao
do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định, tính trạng màu mắt do gen nằm trong ti thể qui định. Chuyển nhân từ


tế bào của một con đực có màu lông vàng, chân cao, mắt đỏ vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái lông đỏ, chân
thấp, mắt trắng tạo được tế bào chuyển nhân. Tế bào này có thể phát triển thành cơ thể mang kiểu hình là
A. cái, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
B. đực, lông vàng, chân cao, mắt trắng.
C. đực, lông vàng, chân thấp, mắt trắng.
D. đực, lông vàng, chân cao, mắt đỏ.
0035: Đặc điểm nào dưới đây là sai khi nói về hệ sinh thái:
A. Sinh vật sản xuất thực hiện quá trình đồng hóa còn sinh vật phân giải thực hiện quá trình dị hóa.
B. Hệ sinh thái tự nhiên có năng suất sinh học cao hơn hệ sinh thái nhân tạo vì có số lượng loài nhiều hơn.
C. Hệ sinh thái nhân tạo kém bền vững so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. Đa số vi khuẩn, nấm, một số sâu bọ, giun đất có khả năng phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ.
0036: Trong một quần thể, xét 5 gen: gen 1 có 3 alen, gen 2 có 3 alen, hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể
thường, gen 3 và gen 4 lần lượt có 3, 4 alen, hai gen này cùng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có đoạn tương
ứng trên Y, gen 5 có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y không có alen trên X. Số kiểu gen tối đa có thể có trong
quần thể trên là:
A. 2340.
B. 6210.
C. 1170.
D. 4680.
0037: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quần xã sinh vật:
A. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự phân bố cá thể khác nhau trong không gian của quần xã là do nhu cầu sống của
các loài khác nhau.
B. Các cá thể trong quần xã chỉ phân bố theo chiều thẳng đứng mà không phân bố theo chiều ngang.
C. Loài ưu thế là những loài có kích cỡ cơ thể lớn nhất nhưng số lượng cá thể thì ít.

D. Số lượng loài càng lớn thì quần xã càng dễ bị biến động vì nguồn sống phải chia sẻ cho nhiều loài.
0038: Nghiên cứu khả năng lọc nước của một loài động vật thu được kết quả như sau:

Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Ở mật độ 10 con/m3, tốc độ lọc nước là nhanh nhất.
B. Tốc độ lọc nước của cá thể phụ thuộc vào mật độ.
C. Hiệu quả lọc nước tốt nhất ở mật độ 10 con/m3 được gọi là hiệu quả nhóm.
D. Mật độ cao hay thấp không ảnh hưởng đến tốc độ lọc nước.
0039: Trong một nghiên cứu qua nhiều thế hệ ở một quần thể ruồi giấm Drosophila melanogaster, người ta thu được số
liệu về sự biến động tần số hai alen A1 và A2 thuộc một lôcut
gen gồm nhiều alen được trình bày ở biểu đồ dưới đây:

Từ số liệu ở biểu đồ trên, một học sinh rút ra 5 kết luận như sau:
(1) Môi trường sống không ổn định.
(2) Quần thể này có thể bị tác động bởi chọn lọc nhân tạo.
(3) Sự đa dạng di truyền của quần thể ngày càng tăng.
(4) Sự đa dạng di truyền của quần thể ngày càng giảm.
(5) Các yếu tố ngẫu nhiên liên tục xảy ra.
Số kết luận đúng là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
0040: Ở những loài sinh sản hữu tính, từ một quần thể ban đầu tách thành hai hoặc nhiều quần thể khác nhau. Nếu các
nhân tố tiến hóa đã tạo ra sự phân hóa về vốn gen giữa các quần thể này, thì cơ chế cách li nào sau đây khi xuất hiện sẽ
đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li sinh sản.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li địa lí.
D. Cách li nơi ở.



0041: Thú có túi sống phổ biến ở khắp châu Úc. Cừu được nhập vào châu Úc, thích ứng với môi trường sống mới dễ
dàng và phát triển mạnh, giành lấy những nơi ở tốt, làm cho nơi ở của thú có túi phải thu hẹp lại. Quan hệ sinh thái
giữa cừu và thú có túi trong trường hợp này là
A. động vật ăn thịt và con mồi.
B. cạnh tranh khác loài.
C. ức chế - cảm nhiễm.
D. hội sinh.
0042: Có các đặc điểm của plasmit như sau:
(1) Plasmit có kích thước ngắn.
(2) Có gen chuẩn (gen đánh dấu).
(3) Có điểm cắt của enzim giới hạn.
(4) Có thể nhân lên nhiều bản sao trong tế bào nhận.
(5) Plasmit có kích thước dài.
Trong kỹ thuật di truyền, việc lựa chọn vectơ plasmit cần quan tâm đến những đặc điểm nào?
A. (2),(3),(4),(5).
B. (1),(2),(3),(4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4), (5).
0043: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ
A. thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường. B. ảnh hưởng
tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể. C. là
một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường.
D.
phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống.
0044: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, phát biểu nào dưới đây là không đúng ?
A. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật.
B. Khi loài mở rộng khu phân bố, điều kiện khí hậu địa chất khác nhau ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố
bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau.

C. Trong những điều kiện sống khác nhau, chọn lọc tự nhiên đã tích luỹ các đột biến và biến dị tổ hợp theo những
hướng khác nhau dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi thành loài mới.
D. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật.
0045: Trong nội dung thực hành quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định một nhóm học
sinh thu được kết quả:
- Tiêu bản 1: Trong các cặp nhiễm sắc thể có một cặp nhiễm sắc thể có 1 chiếc.
- Tiêu bản 2: Tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều có 3 chiếc.
- Tiêu bản 3: Trong các cặp nhiễm sắc thể có một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc.
Kết luận nào là đúng khi nói về dạng đột biến nhiễm sắc thể ở 3 tiêu bản trên?
A. Tiêu bản 1 thuộc đột biến lệch bội, tiêu bản 2, 3 thuộc đột biến đa bội.
B. Têu bản 2 thuộc đột biến lệch bội, tiêu bản 1, 3 thuộc đột biến đa bội.
C. Tiêu bản 3 thuộc đột biến đa bội, tiêu bản 1, 2 thuộc đột biến lệch bội.
D. Tiêu bản 2 thuộc đột biến đa bội, tiêu bản 1, 3 thuộc đột biến lệch bội.
0046: Ở người, tính trạng thuận tay phải trội hoàn toàn so với tính trạng thuận tay trái do gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định; bệnh mù màu do 1 alen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Xét một quần thể
người ở trạng thái cân bằng di truyền, trong đó tỉ lệ người thuận tay phải là 84%, trong số nữ thì tỉ lệ nữ mắt phân biệt
màu bình thường là 99%. Tính xác suất để một cặp vợ chồng đều thuận tay phải (biết bố chồng thuận tay trái) và mắt
đều phân biệt màu bình thường sinh được 2 người con gái thuận tay phải và mang alen gây bệnh mù màu?
A. 8,52 %
B. 8,36%
C. 8,12%
D. 0,96%
0047: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
A. chọn lọc nhân tạo.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị cá thể.
D. biến dị xác định.
0048: Trong quần thể thực vật, chiều cao cây được xác định bởi 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác
nhau. Kết quả đo chiều cao của 3 quần thể thực vật được biểu hiện bằng biểu đồ dưới đây:



Quy luật di truyền chi phối tính trạng chiều cao ở quần thể 1, 2, 3 theo đúng trình tự thế hệ P, F1, F2 là
A. Tương tác cộp gộp: P – Q2; F1 – Q3; F2 – Q1.
B. Hoán vị gen: P – Q3; F1 – Q1; F2 – Q2.
C. Tương tác bổ trợ: P – Q1; F1 – Q2; F1 – Q3.
D. Tương tác cộp gộp: P – Q3; F1 –Q2; F2 – Q1.
0049: Cho phép lai (P): ♀AaBbDdHh x ♂AaBbDdhh. Trong quá trình phát sinh giao tử ở cơ thể đực, một số tế bào
sinh tinh có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly
bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào sinh tinh khác giảm phân bình thường. Ở cơ thể cái, một số tế bào
sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II, các cặp nhiễm sắc thể khác phân
ly bình thường, giảm phân I bình thường. Ở một số số tế bào sinh trứng khác có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa
không phân ly trong giảm phân I, các cặp nhiễm sắc thể khác phân ly bình thường, giảm phân II bình thường, các tế bào
sinh trứng khác giảm phân bình thường; các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh ngang nhau. Số kiểu gen đột biến
tối đa thu được ở thế hệ con là:
A. 828.
B. 492.
C. 348.
D. 576.
0050: Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P, Q.~Cả hai bệnh này đều do 1 trong 2 gen quy định.
Trong đó bệnh Q do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định. Bệnh P do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy
định.

Biết rằng không có phát sinh đột biến mới ở tất cả các thế hệ, xác suất sinh con đầu lòng không bị bệnh của cặp vợ
chồng III.13 – III.14 là:
A. 39/40.
B. 63/80.
C. 29/40.
D. 17/80.




×