DỰ THẢO ĐỀ CƯƠNG TÓM TẮT CÁC MÔN HỌC
TRONG CHƯƠNG TRÌNH THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH
QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG
1. Lý luận về quản trị văn phòng: 03 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần:
Học phần giúp học viên hệ thống, mở rộng và nâng cao những vấn đề lý
luận về quản trị học và quản trị văn phòng theo cách tiếp cận hệ thống và tiếp cận
quá trình. Ngoài việc hệ thống các khái niệm công cụ cơ bản, học phần trang bị
cho người học những kiến thức lý luận nâng cao như: quan niệm về quản trị văn
phòng ở Việt Nam và trên thế giới (sự thống nhất và khác biệt); chủ thể và đối
tượng của quản trị văn phòng; nội dung và nhiệm vụ của quản trị văn phòng;
những phương pháp quản trị được áp dụng trong quản trị văn phòng; vai trò, vị trí
của quản trị văn phòng trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh
nghiệp…
Đây là học phần có tính nền tảng để học viên có thể đi sâu nghiên cứu các
vấn đề cụ thể về quản trị văn phòng được thiết kế trong các môn học tiếp theo.
* Tài liệu tham khảo:
1/ Nguyễn Hải Sản: Quản trị học. NXB Hồng Đức, Hà Nội: 2010, 496p
2/ PGS.TS Nguyễn Hữu Tri (chủ biên): Quản trị văn phòng. NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, 268p
3/ Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Thị Thảo: Quản trị văn phòng. NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội: 2005. 248p
4/ Mike HARVEY: Office administration and management. ISCA Pub,
Cambrige: 1986, 269p.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Khái luận về quản trị văn phòng
1.1. Khái niệm
1.2. Các quan điểm về quản trị văn phòng
1.3. Các góc độ tiếp cận khoa học về Quản trị văn phòng
1.4. Tính liên ngành của khoa học quản trị văn phòng
Chương 2. Chức năng, nhiệm vụ của quản trị văn phòng
2.1. Hoạch định hoạt động văn phòng
2.2. Tổ chức hoạt động văn phòng
2.3. Điều hành hoạt động văn phòng
2.4. Kiểm tra hoạt động văn phòng
2.5. Đánh giá và cải tiến hoạt động văn phòng
Chương 3. Nội dung và phương pháp quản trị văn phòng
3.1. Quản trị tổ chức và nhân sự văn phòng
3.2. Quản trị thông tin văn phòng
3.3. Quản trị tài chính văn phòng
3.4. Quản trị cơ sở vật chất văn phòng
3.5. Quản trị chất lượng hoạt động văn phòng
Chương 4. Năng lực và phẩm chất của nhà quản trị văn phòng
4.1. Các cấp quản trị văn phòng
4.2. Năng lực của nhà quản trị văn phòng
4.3. Phẩm chất của nhà quản trị văn phòng
Chương 5. Xu thế phát triển quản trị văn phòng hiện đại
5.1. Tác động của sự phát triển xã hội đến quản trị văn phòng
5.2. Tác động của sự phát triển khoa học và công nghệ
5.3. Quản trị văn phòng và xu thế phát triển
2. Phương pháp nghiên cứu trong quản trị văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần này hệ thống những vấn đề cơ bản (đã được trang bị trong
chương trình đại học) về hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung. Trên cơ sở
đó, học phần tập trung làm rõ sự cần thiết của việc nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực quản trị văn phòng, đồng thời hướng dẫn để người học có khả năng phát
hiện, xác định các vấn đề cần nghiên cứu về quản trị văn phòng; các bước thiết kế
và thực hiện một nghiên cứu cá nhân và nghiên cứu theo nhóm; những phương
pháp phổ biến nên được áp dụng trong các nghiên cứu về quản trị văn phòng; quy
trình và cách thức bảo vệ, công bố các kết quả nghiên cứu cũng như việc ứng
dụng những kết quả nghiên cứu trong thực tế.
Môn học giúp học viên nâng cao tư duy, năng lực nghiên cứu; khả năng
phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực quản trị văn phòng trên cơ sở
khoa học và năng lực ứng dụng khoa học vào thực tiễn quản trị văn phòng ở các
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
* Tài liệu tham khảo
1/ Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học (tái bản lần thứ
9), NXB Khoahọc - Kỹthuật, HàNội, 2009
2/ NguyễnVăn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội
học, NXB ĐHQG HN, Hà Nội 2011.
3/Nicolas Wiliman, Social Research Methods, Sage course companions,
2006.
4/ Thomas Kuhn, Cấu trúc các cuộc cách mạng khoa học (bản dịch tiếng
Việt của Chu Đình Lan), NXB Tri Thức, 2010.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học
1.1. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong quản trị văn phòng
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Bản chất của nghiên cứu khoa học
1.1.3. Hoạt động của nhà nghiên cứu
1.1.4. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong quản trị văn phòng
1.2. Các loại nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng
1.2.2. Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
1.2.3. Nghiên cứu trường hợp và nghiên cứu so sánh
1.3. Các phương pháp nghiên cứu phổ biến
1.3.1. Phương pháp kinh viện
1.3.2. Phương pháp quan sát
1.3.3. Phương pháp phỏng vấn
1.3.4. Phương pháp điều tra xã hội học
1.3.5. Phương pháp thực nghiệm
Chương 2. Những vấn đề cần nghiên cứu trong quản trị văn phòng
2.1. Nghiên cứu lý luận cơ bản về quản trị văn phòng
2.2. Nghiên cứu các phương pháp quản trị văn phòng
2.3. Nghiên cứu nội dung quản trị văn phòng
2.4. Nghiên cứu thực trạng và ứng dụng lý thuyết quản trị văn phòng
2.5. Nghiên cứu các kỹ năng cần thiết trong quản trị văn phòng
2.6. Nghiên cứu những năng lực và phẩm chất của nhà quản trị văn phòng
2.7. Nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm quản trị văn phòng
2.8. Nghiên cứu xu thế hiện đại hóa văn phòng và quản trị văn phòng
Chương 3. Quy trình và phương pháp thực hiện một công trình nghiên cứu
3.1. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu
3.2. Viết câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.3. Thu thập và xử lý thông tin
3.4. Trình bày kết quả nghiên cứu
3.5. Sử dụng và công bố kết quả nghiên cứu
Chương 4. Thực hành nghiên cứu
1.1. Học viên lựa chọn vấn đề nghiên cứu
1.2. Hoc viên xây dựng đề cương và kế hoạch nghiên cứu
1.3. Thảo luận nhóm
3. Thiết kế và tổ chức bộ máy văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho học viên cơ sở lý thuyết của việc thiết kế các mô
hình tổ chức nói chung và việc vấn dụng lý thuyết trong tổ chức văn phòng của
các cơ quan, doanh nghiệp. Học phần giúp người học hiểu được cơ sở của việc
thiết lập các mô hình tổ chức văn phòng đang được áp dụng phổ biến hiện nay và
mối quan hệ của chúng với cơ cấu chung của toàn bộ tổ chức, cơ quan, doanh
nghiệp. Học phần cũng cung cấp kiến thức để người học hiểu rõ lý do tồn tại của
những cơ cấu cứng và mềm trong văn phòng và những lợi ích do chúng đem lại.
Kiến thức của học phần giúp người học có khả năng nhận diện, đánh giá
các mô hình tổ chức văn phòng trong thực tế, đồng thời thiết kế, tham mưu cho
cơ quan, doanh nghiệp trong việc xây dựng mới hoặc tái cấu trúc tổ chức bộ máy
văn phòng hướng tới mục tiêu chất lượng và hiệu quả.
* Tài liệu tham khảo
1/ Nguyễn Hữu Tri: Lý thuyết tổ chức, Nhà xuất bản (NXB) Chính trị
Quốc gia, 2013.
2/ PGS.PTS Bùi Thế Vĩnh (chủ biên): Thiết kế tổ chức các cơ quan hành
chính nhà nước (tái bản). NXB Chính trị quốc gia, 1999
3/ Jonathan R.Tomkins, Organization theory and Public management,
Thomson Wadsworth, 2005.
3/ Jay M. Shafritz, J. Steven Ott and Yong Suk Jang, Classics of
Organization Theory (7th edition), 2010.
4/ Mary Jo Hatch and Ann L. Cunliffe, Organization Theory: Modern,
Symbolic, and Postmodern Perspectives, 2012.
5/ Richard L. Daft, Organization Theory and Design, 2012.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1:Cơ sở lý thuyết của việc tổ chức văn phòng
1.1. Các khái niệm
1.2. Lý thuyết quản trị theo cấu trúc
1.3. Lý thuyết hệ thống
1.3. Lý thuyết quản trị hỗn hợp
Chương 2: Các mô hình tổ chức văn phòng
2.1. Mô hình tổ chức trực tuyến
2.2. Mô hình tổ chức theo chức năng
2.3. Mô hình tổ chức trực tuyến - chức năng
2.4. Mô hình ma trận
2.5. Một số mô hình tổ chức khác
Chương 3: Cơ cấu mềm của văn phòng
3.1. Sự xuất hiện của cơ cấu mềm
3.2. Các bộ phận hoạt động có thời hạn
3.3. Các bộ phận không chính thức
Chương 4: Quy trình và phương pháp thiết kế, tổ chức văn phòng
4.1. Xác định mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của văn phòng
4.2. Phân tích các điều kiện hiện có
4.3. Lựa chọn và thiết kế mô hình tổ chức
4.4. Xác định tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
4.5. Xác định mối quan hệ giữa các bộ phận và trong toàn hệ thống
4.6. Thủ tục hành chính khi thành lập, giải thể, sáp nhập tổ chức
4. Hoạch định hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Hoạch định là chức năng quan trọng của quản trị nói chung, quản trị văn
phòng nói riêng, bao gồm tư duy định hướng, quá trình xác định mục tiêu trong
tương lai và những biện pháp thích hợp, phương tiện cần có để đạt mục tiêu đó.
Học phần trang bị cho học viên những kiến thức và nền tảng lý luận cho hoạt
động hoạch định trong thực tế của quản trị văn phòng. Kết quả của hoạch định là
chiến lược phát triển hoặc kế hoạch dài hạn, ngắn hạn cho cơ quan, doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, học viên có khả năng tư duy hệ thống, định hướng phát
triển, xác lập mục tiêu cụ thể và triển khai một cách khoa học các vấn đề liên
quan tới hoạt động và công việc cụ thể của văn phòng như: tổ chức bộ máy và
nhân sự văn phòng; tổ chức quản trị hệ thống thông tin; tổ chức và xây dựng hình
ảnh, thương hiệu của cơ quan; tổ chức sự kiện và phát triển các quan hệ...
* Tài liệu tham khảo
1/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, NXB Thống kê.
2/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri(2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3/ Mike Harvey(1996), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê
4/Nguyễn Hữu Thân(2006): Quản trị hành chánh văn phòng, NXB Thống kê
5/ Jeanne W.Ross, Peter Weill và David C.Robertson: Chiến lược kiến trúc
doanh nghiệp (bản dịch của Phạm Tâm), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2010
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Tổng quan chung về hoạch định
1.1. Khái niệm
1.2. Vai trò của chức năng hoạch định trong quản trị
1.3. Căn cứ, cơ sở cho việc hoạch định
1.4. Công cụ hoạch định
1.5. Sản phẩm của hoạch định
Chương 2: Hoạch định hoạt động văn phòng
2.1. Tư duy về định hướng phát triển
2.2. Xác định mục tiêu phát triển
2.3. Xác định điều kiện đảm bảo cho phát triển
2.4. Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển
Chương 3. Các vấn đề cần hoạch định
3.1. Hoạch định tổ chức bộ máy và nhân sự văn phòng
3.2. Hoạch định và kiểm soát hệ thống thông tin văn phòng
3.3. Hoạch định về hoạt động truyền thông
3.4. Hoạch định về tài chính
5. Quản lý chất lượng hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp những kiến thức lý luận chung về chất lượng, quản lý
chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng. Trên cơ sở đó, người học nhận thức
được vai trò của việc quản lý chất lượng trong hoạt động văn phòng. Nội dung
của học phần tập trung vào các vấn đề như: mục tiêu và những hoạt động văn
phòng cần được quản lý chất lượng; các phương pháp và công nghệ quản lý chất
lượng hiện đại đã và cần được áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới; quy trình và
phương pháp ứng dụng, áp dụng các phương pháp và công nghệ đó vào việc quản
lý chất lượng hoạt động văn phòng ở các cơ quan, tổ chức.
Học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, đánh giá, tham mưu và tổ
chức thực hiện việc quản lý chất lượng hoạt động văn phòng trong thực tế.
* Tài liệu tham khảo
1/ Nguyễn Đình Phan: Quản lý chất lượng trong các tổ chức. NXB Lao
động - Xã hội, Hà Nội: 2005, 384p
2/ James R. Evans, William M.Lindsay: The management and control of
quality. West Pub, Michigan: 1989, 586p
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Khái luận về quản lý chất lượng
1.1. Khái niệm: Chất lượng và Quản lý chất lượng
1.2. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý chất lượng
1.3. Đối tượng của quản lý chất lượng
1.4. Phương pháp và công cụ quản lý chất lượng
1.5. Vai trò của quản lý chất lượng
Chương 2. Quản lý chất lượng hoạt động văn phòng
2.1. Mục tiêu quản lý chất lượng hoạt động văn phòng
2.2. Nguyên tắc và yêu cầu quản lý chất lượng hoạt động văn phòng
2.3. Trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng hoạt động văn phòng
Chương 3. Áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng hiện đại
3.1. Quản lý chất lượng toàn diện (TQM)
3.2. Hệ thống quản lý chất lượng ISO.9000
3.3. Chương trình 5S
3.4. Các phương pháp khác
6. Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản của hoạt động quản trị ở các
cấp độ khác nhau. Vì vậy, học phần tập trung trang bị cho học viên hệ thống lý
thuyết nói chung về công tác kiểm tra, đánh giá cũng như các phương pháp của
nhà quản trị để kiểm tra, đánh giá chất lượng công việc hiệu quả: Phương pháp so
sánh cặp, phương pháp bảng điểm, phương pháp đánh giá theo mục tiêu… Trọng
tâm của môn học hướng tới các vấn đề liên quan tới việc áp dụng các công cụ để
kiểm tra, đánh giá hoạt động và công tác văn phòng như: bộ máy và nhân sự văn
phòng, quy chế làm việc, quy trình công việc, hiệu quả và chất lượng công việc…
Kiến thức của học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, áp dụng
hoặc tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động văn
phòng hiệu quả và thiết thực.
* Tài liệu tham khảo
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Khái luận về kiểm tra, đánh giá
1.1. Khái niệm và vai trò của kiểm tra, đánh giá
1.2. Nguyên tắc và yêu cầu kiểm tra, đánh giá
1.3. Công cụ và phương pháp kiểm tra, đánh giá
Chương 2. Kiểm tra, đánh giá hoạt động văn phòng
2.1. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận
2.2. Kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên
2.3. Kiểm tra, đánh giá công tác văn thư, lưu trữ
2.4. Kiểm tra, đánh giá công tác lễ tân
2.5. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý tài chính
2.6. Kiểm tra, đánh giá việc quản lý tài sản công
Chương 3. Xử lý và sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá
3.1. Phân tích kết quả kiểm tra, đánh giá
3.2. Tổng hợp kết quả kiểm tra, đánh giá
3.2. Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá
7. Quản trị nguồn nhân lực văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học lý luận và phương pháp quản trị các
nguồn nhân lực trong văn phòng của các loại hình cơ quan, tổ chức và doanh
nghiệp bao gồm: xác định nguồn tuyển dụng cán bộ văn phòng; phân công lao
động và hợp tác trong văn phòng; bồi dưỡng, đào tạo và phát huy năng lực của
cán bộ văn phòng trong các mô hình cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khác
nhau; dự báo xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực văn phòng; từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động chung của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
Kiến thức của học phần giúp học viên có khả năng nghiên cứu, áp dụng
hoặc tham mưu cho lãnh đạo các biện pháp tạo dựng và phát triển nguồn nhân lực
văn phòng chất lượng và hiệu quả.
* Tài liệu tham khảo
1/ Nguyễn Tấn Phước, Quản trị học - những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê,
1995.
2/ Gorge. J. Borjas và Vũ Trọng Hùng, Quản trị nguồn nhân lực, NXB
Thống kê 2000.
3/ Nguyễn Hữu Thân, Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 2004.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Tổng quan về quản trị nguồn nhân lực văn phòng
1.1. Khái niệm: nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực
1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực văn phòng
1.3. Mục đích và tầm quan trọng của quản trị nguồn nhân lực văn phòng
1.4. Nguyên tắc quản trị nguồn nhân lực văn phòng
1.5. Trách nhiệm trong quản trị nguồn nhân lực văn phòng
Chương 2: Hoạch định nguồn nhân lực văn phòng
2.1. Xác định các vị trí việc làm trong văn phòng
2.2. Xác định yêu cầu và nguồn tuyển dụng
2.3. Các phương pháp/quy trình tuyển dụng (thông báo, phỏng vấn, thi lý
thuyết, giả định, thực tế…)
2.4. Phân công, sử dụng nhân lực trong văn phòng
2.5. Phát triển nguồn nhân lực văn phòng
Chương 3: Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực văn phòng
3.1. Mục đích, yêu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực văn phòng
3.2. Nội dung đào tạo nguồn nhân lực văn phòng
3.3. Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực văn phòng
3.4. Đánh giá hiệu quả đào tạo
Chương 4: Kiểm tra, đánh giá nguồn nhân lực văn phòng
4.1. Kiểm tra (nội dung và phương pháp)
4.2. Đánh giá (tiêu chí và phương pháp tiến hành)
4.3. Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá (khen thưởng, kỷ luật, định hướng phát
triển)
Chương 5: Một số xu hướng mới trong quản trị nguồn nhân lực văn
phòng
5.1. Một số quan điểm hiện đại về quản trị nguồn nhân lực
5.2. Một số phương pháp hiện đại trong đánh giá nguồn nhân lực
5.3. Một số giải pháp mới về phát triển nguồn nhân lực
8. Quản trị hệ thống thông tin văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về hệ thống thông tin
trong văn phòng và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và
người phụ trách bộ phận hành chính, văn phòng trong việc tổ chức, kiểm soát và
sử dụng các nguồn lực thông tin để phục vụ hoạt động quản lý, điều hành. Học
phần tập trung cung cấp hệ thống lý luận và phương pháp quản trị thông tin văn
phòng trong thời đại bùng nổ thông tin; đồng thời giúp người học xác định, lựa
chọn phương pháp tổ chức, quản lý và sử dụng tối ưu các nguồn thông tin hình
thành trong hoạt động văn phòng.
Hoàn thành học phần, người học được nâng cao tư duy về hệ thống thông
tin và quản trị hệ thống thông tin, từ đó có thể tham mưu cho người đứng đầu
hoặc quyết định, tổ chức thực hiện các biện pháp quản trị hệ thống thông tin của
cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
* Tài liệu tham khảo
1/ - Nguyễn Tấn Phước, Quản trị học - những vấn đề cơ bản, NXB Thống kê,
1995.
2/ - James H. Donnelly, Jr ; James L. Gibson; John M. Iancevich; Quản trị
học căn bản, Nxb Thống kê, 2001.
3/ - Nhà quản trị trong thời đại thông tin, NXB Trẻ thành phố Hồ Chí Minh,
1999.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Tổng quan về quản trị hệ thống thông tin văn phòng
1.1. Thông tin, nguồn lực thông tin
1.2. Hệ thống thông tin văn phòng
1.3. Mục tiêu quản trị hệ thống thông tin văn phòng
1.4. Phương pháp quản trị hệ thống thông tin văn phòng
1.5. Vai trò, trách nhiệm của nhà quản trị
Chương 2: Tổ chức hệ thống thông tin văn phòng
2.1. Phân loại các dạng và nguồn thông tin
2.2. Tổ chức thu nhận và sản xuất thông tin
2.3. Tổ chức xử lý và tái tạo thông tin
2.4. Tổ chức cung cấp và công bố thông tin
Chương 3: Kiểm soát hệ thống thông tin văn phòng
3.1. Kiểm soát thông tin đầu vào
3.2. Kiểm soát thông tin đầu ra
3.3. Kiểm soát quá trình chu chuyển thông tin
3.4. Kiểm soát việc khai thác và sử dụng thông tin
3.5. Kiểm soát việc bảo mật thông tin
Chương 4: Công cụ và phương pháp quản trị hệ thống thông tin văn
phòng
3.1. Công cụ và phương pháp truyền thống
3.2. Công cụ và phương pháp hiện đại
3.3. Xu thế phát triển trong quản trị thông tin
9. Quản trị cơ sở vật chất: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần giúp người học hiểu rõ trách nhiệm của bộ phận hành chính- văn
phòng trong việc giúp lãnh đạo quản trị hệ thống cơ sở vật chất của cơ quan,
doanh nghiệp; đồng thời nắm vững nguyên tắc, yêu cầu và phương pháp để xây
dựng, kiểm soát và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất của cơ quan. Nội dung của
học phần tập trung vào những vấn đề cơ bản như: nhu cầu về cơ sở vật chất, các
biện pháp tạo dựng, duy trì, phát huy hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ hoạt
động chung, phương pháp quản lý và kiểm soát hệ thống cơ sở vật chất của cơ
quan, doanh nghiệp…
Học phần giúp người học có khả năng nhận diện và đánh giá hệ thống cơ
sở vật chất ở tổ chức có quy mô vừa trở lên, bao gồm việc đánh giá từ nhu cầu tới
triển khai thực hiện và có thể tham mưu, quyết định một số vấn đề về cơ sở vật
chất trong phạm vi thẩm quyền cho phép.
* Tài liệu tham khảo
1/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, NXB Thống kê
2/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri (2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3/ Nguyễn Hữu Thân(2006): Quản trị hành chánh văn phòng, NXB Thống kê
4/ Mike Harvey(1996), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Khái luận về quản trị cơ sở vật chất
1.1. Khái niệm cơ sở vật chất
1.2. Mục tiêu và lợi ích của quản trị cơ sở vật chất
1.3. Nguyên tắc và yêu cầu của quản trị cơ sở vật chất
1.4. Công cụ và phương pháp quản trị cơ sở vật chất
Chương 2. Quản trị cơ sở vật chất trong văn phòng
2.1. Xác định nhu cầu về cơ sở vật chất
2.2. Xây dựng kế hoạch về cơ sở vật chất
2.3. Đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động văn phòng
2.4. Kiểm soát hệ thống cơ sở vật chất
Chương 3. Các phương pháp quản trị cơ sở vật chất
3.1. Phương pháp truyền thống
3.2. Phương pháp hiện đại
Chương 4. Thực hành quản trị cơ sở vật chất
4.1. Xác định trách nhiệm của Văn phòng
4.2. Đánh giá hiện trạng
4.3. Đề xuất giải pháp và quyết định
4.4. Tổ chức thực hiện
10. Quản trị tài chính trong văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức về nguồn tài chính và các
hoạt động tài chính phục vụ cho hoạt động của khu vực/ hoặc bộ phận văn phòng;
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp và người phụ trách bộ
phận hành chính, văn phòng trong việc tổ chức, kiểm soát và sử dụng các nguồn
lực tài chính để phục vụ hoạt động quản lý, điều hành. Học phần tập trung cung
cấp hệ thống lý luận và phương pháp quản trị tài chính hiện đại; đồng thời giúp
người học xác định, lựa chọn phương pháp tổ chức, quản lý và sử dụng tối ưu các
nguồn tài chính hình thành trong hoạt động văn phòng.
Hoàn thành học phần, người học được nâng cao năng lực tổ chức, kiểm
soát nguồn lực tài chính, từ đó có thể tham mưu cho người đứng đầu hoặc quyết
định, tổ chức thực hiện các biện pháp quản trị tài chính đúng pháp luật và hiệu
quả.
* Tài liệu tham khảo )
1/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, NXB Thống kê
2/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri(2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3/ Nguyễn Hữu Thân(2006): Quản trị hành chánh văn phòng, NXB Thống kê
4/ Mike Harvey(1996), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Tổng quan về quản trị tài chính
1.1. Tài chính, nguồn lực tài chính
1.2. Đối tượng và phạm vi quản trị tài chính
1.3. Nguyên tắc quản trị tài chính
1.4. Mục tiêu và phương pháp quản trị tài chính
1.5. Vai trò, trách nhiệm của nhà quản trị
Chương 2: Quản trị tài chính trong hoạt động văn phòng
2.1. Các nguồn tài chính hình thành trong hoạt động văn phòng
2.2. Tổ chức và kiểm soát nguồn thu
2.3. Tổ chức và kiểm soát nguồn chi
2.4. Sử dụng và phát triển nguồn lực tài chính
Chương 3: Thực hành quản trị tài chính văn phòng
3.1. Lựa chọn địa điểm thực hành
3.2. Khảo sát, đánh giá
3.3. Lựa chọn và đề xuất giải pháp
11. Quản trị quan hệ công chúng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học các kiến thức lý luận và thực tiễn về
quan hệ công chúng và quản trị quan hệ công chúng; vai trò, trách nhiệm của bộ
phận văn phòng, của người phụ trách văn phòng trong lĩnh vực này. Người học sẽ
được cung cấp các kiến thức lý luận để nghiên cứu rõ bản chất, quy luật hoạt
động cũng như các phương pháp và công cụ của quan hệ công chúng; mối quan
hệ và sự tác động của quan hệ công chúng đối với các hoạt động quản lý khác…
Kiến thức của học phần giúp người học có khả năng nhận diện, đánh giá và
tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức trong việc tổ chức và thực hiện hoạt
động quan hệ công chúng, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh, hiệu quả hoạt
động của cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.
* Tài liệu tham khảo
1/ Đinh Thúy Hằng, PR lý luận & ứng dụng, NXB Lao động-Xã hội, 2010.
2/ Lưu Văn Nghiêm, Quản trị quan hệ công chúng, NXB Đại học kinh tế
quốc dân, 2009.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Tổng quan về quản trị quan hệ công chúng
1.1. Cơ sở lý thuyết về quản trị quan hệ công chúng
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản trị quan hệ công chúng
1.3. Cơ sở pháp lý về quản trị quan hệ công chúng
1.4. Vai trò của quản trị quan hệ công chúng trong hoạt động của cơ quan
1.5. Vai trò của nhà quản trị đối với quản trị quan hệ công chúng
Chương 2: Quản trị quan hệ công chúng
2.1. Mục đích của quản trị quan hệ công chúng
2.2. Nguyên tắc quản trị quan hệ công chúng
2.3. Nội dung quản trị quan hệ công chúng
2.4. Phương pháp quản trị quan hệ công chúng
2.5. Các xu hướng quản trị quan hệ công chúng trên thế giới
Chương 3: Thực hành quản trị quan hệ công chúng
3.1. Lựa chọn địa điểm thực hành (văn phòng các cơ quan, doanh nghiệp)
3.2. Khảo sát, đánh giá
3.3. Lựa chọn và đề xuất giải pháp
12. Thực hành quản trị văn phòng: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung môn học
Thực hành về quản trị văn phòng là yêu cầu bắt buộc đối với học viên. Học
phần này được tiến hành giữa khóa học nhằm tạo điều kiện cho người học khảo
sát và thực hành các kỹ năng cơ bản của một nhà quản trị văn phòng, cũng như
rèn luyện khả năng nghiên cứu cần phải có của một thạc sĩ khoa học chuyên
ngành Quản trị văn phòng. Thông qua quá trình thâm nhập thực tế tại một hay
nhiều cơ quan, tổ chức, người học khả năng nhận diện, đánh giá, phát hiện và giải
quyết các vấn đề phát sinh trong thực tế tại văn phòng các cơ quan, tổ chức; đồng
thời học hỏi những kinh nghiệm quản trị văn phòng hiệu quả, so sánh giữa lý
thuyết và thực tế, đề xuất và tham mưu cho lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp các biện pháp quản trị văn phòng hiệu quả.
Kết quả thực hành được thể hiện trong một báo cáo kết thúc học phần này
và cũng có thể phát triển thành luận văn kết thúc khóa học.
* Tài liệu tham khảo:
1/ Tài liệu tham khảo của các học phần
2/ Đề cương thực hành
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
1. Lựa chọn địa điểm thực hành (văn phòng các cơ quan, doanh nghiệp)
2. Khảo sát, đánh giá các nội dung của quản trị văn phòng theo đề cương
3. So sánh giữa lý thuyết và thực tế
4. Lựa chọn và đề xuất một số giải pháp về quản trị văn phòng cho cơ quan
5. Hoàn thành báo cáo kết thúc học phần
13. Quản trị văn phòng trong các cơ quan nhà nước: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần được xây dựng trên cơ sở áp dụng lý thuyết về quản trị văn
phòng trong hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước. Ngoài việc hệ thống
lại những vấn đề cơ bản (đã được trang bị trong chương trình đại học) về hệ
thống tổ chức và đặc điểm hoạt động của các cơ quan nhà nước, nội dung của học
phần tập trung làm rõ những điểm đặc thù của văn phòng của các cơ quan nhà
nước như: mô hình và cơ cấu tổ chức văn phòng; chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của văn phòng; nội dung và nhiệm vụ của quản trị văn phòng; sự khác biệt
giữa văn phòng cơ quan nhà nước với văn phòng doanh nghiệp và văn phòng các
tổ chức xã hội…Trên cơ sở đó, kiến thức thu nhận được từ học phần sẽ giúp học
viên có khả năng nhận diện, đánh giá và đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp
để quản trị hiệu quả hoạt động văn phòng của các cơ quan nhà nước.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành người phụ trách hoặc quản lý văn phòng trong các cơ quan nhà nước.
* Tài liệu tham khảo
1/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri (2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học
và Kỹ thuật, Hà Nội
2/ PGS.PTS Bùi Thế Vĩnh (chủ biên): Thiết kế tổ chức các cơ quan hành
chính nhà nước (tái bản). NXB Chính trị quốc gia, 1999
3/ Đoàn Trọng Truyến : Hành chính học. NXB Chính trị quốc gia. Hà
Nội : 1997
4/ Mike HARVEY: Office administration and management. ISCA Pub,
Cambrige: 1986, 269p.
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng các cơ quan nhà nước
1.1. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam (hệ thống kiến thức)
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng các cơ quan nhà nước
1.3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng các cơ quan nhà nước
1.4. Đặc điểm hoạt động của văn phòng các cơ quan nhà nước
Chương 2. Quản trị văn phòng trong các cơ quan nhà nước
2.1. Tổ chức công tác tham mưu, tổng hợp
2.2. Tổ chức, quản lý công tác văn thư, lưu trữ
2.3. Tổ chức sự kiện, hội họp
2.4. Tổ chức công tác lễ tân, khánh tiết
2.5. Tổ chức quản lý công sản
Chương 3. Nhà quản trị văn phòng trong các cơ quan nhà nước
3.1. Lãnh đạo cơ quan
3.2. Lãnh đạo văn phòng
3.3. Quản lý các bộ phận
14. Quản trị văn phòng doanh nghiệp: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần hệ thống lại những kiến thức cơ bản (đã được trang bị trong
chương trình đại học) về doanh nghiệp và văn phòng doanh nghiệp. Trên cơ sở
đó, nội dung của học phần tập trung cung cấp kiến thức để người học nhận diện
được sự khác biệt giữa văn phòng doanh nghiệp với văn phòng các cơ quan nhà
nước, tổ chức xã hội; từ đó lựa chọn và áp dụng lý thuyết của quản trị văn phòng
vào thực tế hoạt động của văn phòng ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Ngoài ra, học phần cũng cung cấp những kiến thức mở rộng về tư duy và kinh
nghiệm, hiệu quả trong quản trị văn phòng của một số doanh nghiệp lớn, nổi
tiếng trên thế giới để học viên có thể so sánh và tham khảo, vận dụng vào điều
kiện thực tế của Việt Nam.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành nhà quản trị văn phòng doanh nghiệp hoặc giúp lãnh đạo doanh nghiệp
trong hoạt động quản lý văn phòng.
* Tài liệu tham khảo
1/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, NXB Thống kê.
2/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri(2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3/ Mike Harvey(1996), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê
4/ Nguyễn Hữu Thân(2006): Quản trị hành chánh văn phòng, NXB Thống kê
5/ Giáo trình Quản trị văn phòng doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc
dân ?(Kiểm tra lại)
6/ Jeanne W.Ross, Peter Weill và David C.Robertson: Chiến lược kiến trúc
doanh nghiệp (bản dịch của Phạm Tâm), NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2010
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng doanh nghiệp
1.1. Các loại hình văn phòng doanh nghiệp ở Việt Nam (hệ thống kiến thức)
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng doanh nghiệp
1.3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng doanh nghiệp
1.4. Đặc điểm hoạt động của văn phòng doanh nghiệp
Chương 2. Quản trị văn phòng doanh nghiệp
2.1. Quản trị nhân lực văn phòng
2.2. Quản trị thông tin
2.3. Quản trị quan hệ công chúng
2.4. Quản trị thương hiệu
2.5. Quản trị tài chính
Chương 3. Nhà quản trị văn phòng trong doanh nghiệp
3.1. Lãnh đạo doanh nghiệp
3.2. Lãnh đạo văn phòng
3.3. Quản lý các bộ phận
Chương 5. Kinh nghiệm quản trị văn phòng của một số doanh nghiệp trên
thế giới
4.1. Một số doanh nghiệp ở Châu Âu
4.2. Một số doanh nghiệp ở Châu Á
4.3. Một số doanh nghiệp ở Châu Mỹ
15. Quản trị văn phòng trong các tổ chức chính trị - xã hội: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung môn học
Trên cơ sở hệ thống lại những kiến thức cơ bản (đã được trang bị trong
chương trình đại học) về đặc điểm, tính chất, tổ chức và hoạt động của văn phòng
các tổ chức chính trị, xã hội, học phần giúp học viên vận dụng kiến thức lý luận
chung về quản trị văn phòng và áp dụng các phương pháp quản trị văn phòng phù
hợp với đặc điểm, tính chất của từng loại tổ chức khác nhau. Ngoài ra, học phần
cũng cung cấp những kiến thức mở rộng về tư duy và kinh nghiệm, hiệu quả
trong quản trị văn phòng của các tổ chức xã hội trên thế giới để học viên có thể
so sánh và tham khảo, vận dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam.
Kiến thức của học phần giúp học viên có năng lực và định hướng để trở
thành người phụ trách hoặc quản lý văn phòng ở các tổ chức xã hội.
* Tài liệu tham khảo(bổ sung thêm)
1/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007), Quản trị học, NXB Thống kê.
2/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri(2005), Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội
3/ Mike Harvey(1996), Quản trị hành chính văn phòng, NXB Thống kê
4/ Nguyễn Hữu Thân(2006): Quản trị hành chánh văn phòng, NXB Thống kê
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1. Tổ chức và hoạt động của văn phòng các tổ chức chính trị, xã hội
1.1. Các tổ chức chính trị, xã hội ở Việt Nam (hệ thống kiến thức)
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của văn phòng các tổ chức chính trị, xã hội
1.3. Cơ cấu tổ chức của văn phòng các tổ chức chính trị, xã hội
1.4. Đặc điểm hoạt động của văn phòng các tổ chức chính trị, xã hội
Chương 2. Quản trị văn phòng trong các tổ chức chính trị, xã hội
2.1. Tổ chức công tác tham mưu, tổng hợp
2.2. Tổ chức công tác bảo mật
2.3. Tổ chức sự kiện, hội họp
2.4. Tổ chức công tác lễ tân, khánh tiết
2.5. Tổ chức quản lý các nguồn tài chính
Chương 3. Nhà quản trị văn phòng trong các tổ chức chính trị, xã hội
3.1. Lãnh đạo tổ chức
3.2. Lãnh đạo văn phòng
3.3. Quản lý các bộ phận
16. Kỹ năng lãnh đạo: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung học phần
Học phần trang bị cho học viên các vấn đề tổng quan chung về kỹ năng
lãnh đạo của nhà quản trị nói chung, quản trị văn phòng nói riêng trong tổ chức
như: kỹ năng tư duy lý luận (tầm nhìn), kỹ năng hoạch định, kỹ năng ra quyết
định, kỹ năng tạo động lực; kỹ năng ứng phó với sự thay đổi…. Học phần cũng
cung cấp kiến thức về các phong cách lãnh đạo, nghệ thuật lãnh đạo, giao quyền,
giao tiếp của người lãnh đạo… Trên cơ sở đó, học viên có tư duy hệ thống và
được thực hành, rèn luyện kỹ năng lãnh đạo trong quản trị văn phòng nhằm định
hình được phong cách lãnh đạo phù hợp với hoạt động của mỗi cơ quan, doanh
nghiệp. Ngoài ra, học phần cũng hướng tới việc lý giải các yêu cầu về phẩm chất
và kỹ năng của người lãnh đạo trong tổ chức, giúp học viên xác lập được vị trí
công việc của nhà quản trị văn phòng trong thực tế.
* Tài liệu tham khảo
1/ Nguyễn Hữu Lam (2007): Nghệ thuật lãnh đạo , Nhà xuất bản Giáo dục
2/ Marlene Caroselli (2004): Các kỹ năng lãnh đạo dành cho nhà quản trị (biên
dịch). NXB Thống kê
3/ PGS.TS Phạm Ngọc Thanh (2011): Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý
luận và thực tiễn, NXB Lao động, Hà Nội
4/ PGS.TS. Nguyễn Hữu Tri (2005): Quản trị văn phòng, NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội
5/ Phan Thanh và Nguyễn Thanh Hội (2007): Quản trị học, NXB Thống kê, Hà
Nội
* Nội dung chi tiết (dự kiến)
Chương 1: Khái luận về lãnh đạo
1.1. Khái niệm lãnh đạo
1.2. Phân biệt giữa lãnh đạo và quản lý
1.3. Các cấp lãnh đạo
1.4. Năng lực và phẩm chất của người lãnh đạo
Chương 2: Kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo
2.1. Kỹ năng tư duy
2.2. Kỹ năng định hướng, định vị
2.3. Kỹ năng quyết định
2.4. Kỹ năng giao quyền, phân quyền, ủy quyền
2.5. Kỹ năng tạo động lực
2.6. Kỹ năng ứng phó với sự thay đổi
Chương 3. Phong cách lãnh đạo cơ bản
3.1. Phong cách độc đoán
3.2. Phong cách dân chủ
3.3. Phong cách tự do
17. Kỹ năng quản lý: 02 tín chỉ
* Tóm tắt nội dung môn học