Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận môn tài chính và ngân hàng quốc tế vận đơn đường biển trong thương mại và thanh toán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.87 KB, 30 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
TÀI CHÍNH VÀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
Đề tài:

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG
MẠI VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ
Nhóm

: Sunny

Lớp

: CH.17.01H

Ngành

: Tài chính – Ngân hàng

Hà Nội - 2016


DANH SÁCH NHÓM

STT

1

Họ và tên



Nguyễn Minh Hưng

Công việc được giao

Hoàn thành

- Những tranh chấp trong thực tế liên 100%
quan đến vận đơn đường biển và bài
học kinh nghiệm
- Thuyết trình

2

Bùi Hữu
Huấn

- Những điểm lưu ý khi lập và sử 100%
Quang dụng vận đơn
- Thuyết trình
- Tổng hợp word và làm slide

100%

3

Nguyễn Thị Huyền

4


Nguyễn Lan Hương

- Các loại vận đơn đường biển trong 100%
thương mại và thanh toán quốc tế

5

Vũ Thu Hường

- Những lưu ý khi kiểm tra vận đơn

100%
100%

6

Nguyễn Thị Huyền - Khái quát về vận đơn đường biển
Trang
- Thuyết trình

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong tình hình kinh tế hội nhập, giao thương giữa các quốc gia ngày càng được
đẩy mạnh. Việc buôn bán hàng hóa, hoạt động xuất nhập khẩu luôn được chú trọng
trong những năm. Phần lớn lượng hàng hóa trên thị trường thế giới do vận tải đường
biển đảm nhận. Đối với Việt Nam, vận tải đường biển càng có ý nghĩa hơn. Hàng hóa
xuất nhập khẩu ra vào Việt Nam chủ yếu qua các cảng biển và ngày càng gia tăng theo
thời gian.

Trong vận tải đường biển, vận đơn đường biển có ý nghĩa đặc biệt đối với buôn
bán quốc tế. Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển
xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao
số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng
đầy đủ như biên nhận. Là chứng từ rất quan trọng , về nghiệp vụ giữa người gửi hàng
với người vận tải , giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Nó như là một bằng
chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở .
Vận đơn đường biển là chứng từ được sử dụng phổ biến rộng rãi trong thương
mại và hàng hải quốc tế. Mặc dù ra đời đã lâu với nhiều chức năng được thừa nhận,
song cho đến nay trên thế giới vẫn chưa có được một mẫu vận đơn chung, thống nhất
cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Thực tế trong kinh doanh, các hãng
tàu khác nhau đều tự mình phát hành mẫu vận đơn riêng để sử dụng. Chính vì vậy,
vận đơn được dùng trong vận tải biển rất đa dạng và phong phú cả về hinh thức cũng
như nội dung. Do tính đa dạng vận đơn như vậy nên rất khó thống nhất trong cách hiểu
và suy diễn, dẫn đến rất nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng giữa những
người có liên quan.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm em đã lựa chọn chủ đề: “Vận đơn đường biển
trong thương mại và thanh toán quốc tế” làm chủ đề thảo luận.

2


1. KHÁI QUÁT VỀ VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (B/L)
1.1. Khái niệm và nội dung
Khái niệm vận đơn đường biển được nhiều tài liệu mô tả như sau: “Vận đơn
đường biển (Ocean Bill of Lading – thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên
chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển ký phát cho người gửi hàng sau
khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc được nhận để chở”.
Hiện nay, khoảng 90% lượng hàng hóa giao dịch thương mại quốc tế sử dụng

phương thức vận tải đường biển, chính vì vậy B/L cũng chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng số chứng từ vận tải đang được sử dụng.
Nội dung của vận đơn
Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng
khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu, thường gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như
sau:
Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu
trên biên lai thuyền phó.
- Số vận đơn (number of bill of lading)
- Người gửi hàng (shipper)
- Người nhận hàng (consignee)
- Địa chỉ thông báo (notify address)
- Chủ tàu (shipowner)
- Cờ tàu (flag)
- Tên tàu (vessel hay name of ship)
- Cảng xếp hàng (port of loading)
- Cảng chuyển tải (via or transhipment port)
- Nơi giao hàng (place of delivery)
- Tên hàng (name of goods)
- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
- Cách đóng gói và mô tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
- Số kiện (number of packages)
- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
- Cước phí và chi chí (freight and charges)
3


- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

- Chữ ký của người vận tải (thườnglà master’s signature)
Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê
tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó.
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định,
nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc
tế vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Mặt sau thường gồm các nội dung như:
- Các định nghĩa
- Điều khoản chung
- Điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản xếp dỡ và giao nhận
- Điều khoản cước phí và phụ phí
- Điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở
- Điều khoản miễn trách của người chuyên chở

1.2. Chức năng của vận đơn
Thứ nhất: Vận đơn là “bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số
hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển
đến nơi trả hàng”.Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của người
chuyên chở cấp cho người xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những
hàng hoá ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích
hợp” (In apperent good order and condition). Điều này cũng có nghĩa là người bán
(người xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người
chuyên chở và người chuyên chở nhận hàng hoá như thế nào thì phải giao cho người
cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.

4



Thứ hai: Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị, dùng để định đoạt và nhận hàng hay
nói đơn giản hơn vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận
đơn. Vì vậy, vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển
nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần
chuyển nhượng như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi
trong vận đơn, có quyền đòi người chuyên chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã
quy định trong vận đơn tại cảng đến.
Thứ ba: Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng
hoá bằng đường biển đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê
tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter
party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp
cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải
đã được ký kết.
Trong trường hợp thuê tàu chợ thì không có sự ký kết trước một hợp đồng thuê
tàu như thuê tàu chuyến mà chỉ có sự cam kết (từ phía tàu hay người chuyên chở) sẽ
dành chỗ xếp hàng cho người thuê tâù. Sự cam kết này được ghi thành một văn bản,
gọi là giấy lưu cước (booking note). Vậy vận đơn được cấp là bằng chứng duy nhất
xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đã được ký kết. Nội dung
của vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp xảy ra sau này giữa người
phát hành và người cầm giữ vận đơn.
1.3. Tác dụng của vận đơn
5


Thứ nhất: Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng,
nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai: Vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hoá.
Thứ ba: Vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người

bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán
(người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm của mình như quy định
trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn).
Thứ tư: Vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ
thanh toán tiền hàng.
Thứ năm: Vận đơn vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại
người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
Thứ sáu: Vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển
nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn.
2. NHỮNG LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Căn cứ vào quyền chuyển nhượng, sở hữu hàng hóa ghi trên B/L
- Vận đơn đích danh (Straight Bill of Lading to a name person): là vận đơn mà
trên đó người ta ghi rõ tên và địa chỉ người nhận. Người chuyên trở chỉ giao hàng hóa
cho ai là người có tên trong vận đơn và vận đơn loại này khi muốn chuyển nhượng
phải tuân theo luật pháp hoặc tập quán nơi diễn ra hành động chuyển nhượng.
Loại này ít dùng vì nó không được chuyển nhượng bằng phương pháp thông
thường.Thường chỉ được sử dụng trong trường hợp hàng của cá nhân gửi cá nhân,
hàng là quà biếu, hàng triển lãm hay hàng của công ty mẹ gửi cho công ty con.
Vận đơn đích danh muốn chuyển nhượng được phải tuân theo luật hoặc tập quán
nơi diễn ra hành động chuyển nhượng.
- Vận đơn theo lệnh (Bill of lading to order of...) là loại vận đơn mà trên đó
không ghi tên người nhận hàng mà ghi “theo lệnh của....” hoặc “theo lệnh – to order”.
Đây là loại phổ biến nhất trong thương mại và vận tải quốc tế, mà theo đó người vận
tải sẽ giao hàng theo lệnh của người gửi hàng hoặc của người được ghi trên vận đơn.
Các loại vận đơn theo lệnh: Theo cách ai là người ký hậu vận đơn thì có 3 loại:
+ Theo lệnh của một người đích danh nào đó (To order of a named person): Với
vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được
ghi trong cột "Consignee" hoặc "To order of " của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký
6



hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó. Ví dụ: “To order of
consignee: Theo lệnh của người nhận hàng”.
+ Theo lệnh của ngân hàng phát hành (To order of a issuing bank) :hàng sẽ được
giao theo lệnh của ngân hàng được ghi trên vận đơn, ngân hàng đó sẽ ký hậu vào mặt
sau của vận đơn.
+ Theo lệnh của người gửi hàng (To order of shipper) : Với vận đơn này thì hàng
sẽ được giao cho người được chỉ định của người ký hậu chính là gửi hàng (shipper).
Đôi khi theo vận đơn được viết "To order"và để trống.Đối với trường hợp này, theo
tập quán thương mại quốc tế thì được hiểu rằng đó là theo lệnh của người gửi hàng.
Nhưng theo quan điểm của Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á- Thái Bình Dương
(ESCAP), nếu vận đơn được phát hành theo lệnh mà không ghi tên người nhận hàng
hoặc phát hành theo lệnh của người thụ hưởng và người thụ hưởng đã ký hậu nhưng
bỏ trống không ghi tên người thụ hưởng tiếp theo thì gọi là vận đơn vô danh.
Vận đơn theo lệnh được dùng thông dụng trong buôn bán và vận tải quốc tếvì có
thể lưu thông được nên rất thuận tiện cho việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa,
chuyển nhượng bằng phương pháp thông thường và rất nhiều thuận lợi do nó mang lại
đảm bảo quyền lợi cho cả người mua và người bán.
Vận đơn theo lệnh có thể chuyển nhượng được nhờ phương pháp ký hậu thông
thường. Ký hậu là một thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn
từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác. Người ký hậu phải ký tên, đóng
dấu vào mặt sau của vận đơn và trao vận đơn cho người được chuyển nhượng (người
được hưởng lợi). Người ký hậu trên vận đơn không phải trình bày lý do chuyển
nhượng và cũng không phải thông báo trước cho người bán cũng như người chuyên
chở biết về việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với hàng hóa ghi trên vận đơn.
- Vận đơn vô danh: là vận đơn quy định giao hàng cho bất kỳ ai là người cầm vận
đơn hợp pháp. Có thể coi đây là một dạng vận đơn theo lệnh nhưng trên đó không ghi
theo lệnh của ai. Theo một cách khác, vận đơn theo lệnh có thể chuyển thành vận đơn
vô danh bằng cách ký hậu vào mặt sau nhưng không ghi rõ giao hàng theo lệnh của ai

(blank indorsement).
2.2. Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa
- Vận đơn đã bốc xếp hàng (shipped on board bill of lading): là loại vận đơn
được phát hành sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu
- Vận đơn nhận hàng để xếp (received for shipment Bill of lading): là loại vận
đơn được phát hành sau khi người chuyên trở nhận hàng và cam kết sẽ xếp hàng và
vận chuyển hàng hóa bằng con tàu ghi trên vận đơn.
7


2.3. Căn cứ vào hành trình chuyên chở
- Vận đơn đi thẳng (Direct B/L, straight B/L): Là vận đơn được cấp trong trường
hợp hành hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không
phải quả bất cứ một lần chuyển tải nào. Trên vận đơn này, ở ô “transhipment” không
được ghi gì, nếu không ngân hàng từ chối thanh toán (trường hợp tín dụng thư quy
định “transhipment not allowed”)
- Vận đơn trở suốt (Throught B/L) được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải
chuyển tải qua một con tàu trung gian. Vận đơn này có điều khoản cho phép chuyển
tải, ghi rõ cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, cảng chuyển tải. Thông thường, trong loại
hình vận tải này một người đứng ra tổ chức toàn bộ quá trình chuyên chở và chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở, người đó được quyền cấp vận đơn
chở suốt, những người chuyên chở khác được cấp vận đơn chặng (local bill of lading).
Khi có tranh chấp hàng hóa người chủ hàng chỉ cần kiện người cấp vận đơn chở suốt.
Sau đó người chuyên chở phải giải quyết với nhau xem hàng bị hỏng ở chặng nào và ai
là người chịu trách nhiệm cho tình trạng hư hỏng và mất mát của hàng hóa đó.
- Vận đơn vận tải liên hiệp (Combined transport B/L): là vận đơn được cấp trong
trường hợp hàng được vận chuyển ít nhất bằng hai phương thức vận tải khác nhau trở
lên. Vận đơn này ghi rõ nơi nhận hàng để vận chuyển và nơi trả hàng, ghi rõ nơi được
cấp phép chuyển tải và các phương thức vận tải để tham gia vận chuyển hàng hóa. Ví
dụ: hàng hóa được chuyển bằng đường biển, sau đó được chuyển bằng được sắt, rồi lại

vận chuyển bằng đường biển. Trong phương thức này, thường có một người đứng ra tổ
chức toàn bộ quá trình vận tải liên hợp, đó là CTO (Combined Transport Operator –
người tổ chức vận tải liên hợp), người đó sẽ cấp vận đơn vận tải liên hợp, người này sẽ
chịu trách nhiệm về hàng hóa trên toàn bộ hành trình vận chuyển. Trong vận tải liên
hợp có nhiều chặng chuyển chở với nhiều phương tiện vận tải khác nhau, ở chặng có
chứng từ chặng (Local Document) dùng để giải quyết mối quan hệ giữa những người
vận tải với nhau.
2.4. Căn cứ vào phê chú của thuyền trưởng trên vận đơn
- Vận đơn hoàn hảo (clean bill of lading): là loại vận đơn trên đó không có phê
chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa
Những điều ghi chung chung như “người gửi hàng xếp và đếm, niêm phong và
kẹp chì”, “không biết về số lượng, phẩm chất, nội dung bên trong”, “bao bì dùng lại,
thùng cũ”,.. không làm mất tính hoàn hảo của vận đơn. Một vận đơn mà người chuyên
chở hay đại diện của họ không ghi chú gì thì cũng coi là vận đơn hoàn hảo.
8


Lấy được vận đơn hoàn hảo có ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế.
Người mua cũng như ngân hàng đều yêu cầu phải có vận đơn hoàn hảo, vì vận đơn
hoàn hảo là bằng chứng hiển nhiên (Prima Facie Evidence) của việc xếp hàng tốt.
Muốn lấy được vận đơn hoàn hảo thì khi xếp hàng lên tàu phải đảm bảo hàng
không bị hư hỏng, đổ vỡ, bao bì không rách, không bị ướt và trông bên ngoài rất tốt,
nghĩa là phải có một biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) sạch. Trong trường hợp,
Biên lại Thuyền phó không sạch, người gửi hàng có thể xuất trình Thư bảo đảm
(Letter of Indemnity) cam kết chịu mọi hậu quả xảy ra, đều yêu cầu Thuyền trưởng
cấp vận đơn hoàn hảo. Tuy nhiên, thư đảm bảo đó không có giá trị pháp lý, không
được các tòa án thừa nhận nên các thuyền trưởng khôn ngoan thường không chấp
nhận.
- Vận đơn không hoàn hảo (Unclean bill of lading): là vận đơn mà ở trên đó có
phê chú xấu của thuyền trưởng về hàng hóa cũng như tình trạng của hàng hóa

2.5. Căn cứ vào giá trị sử dụng và khả năng lưu thông
- Vận đơn gốc (Original B/L) là loại vận đơn được dùng để nhận hàng, thanh
toán chuyển nhượng, khiếu nại, kiện tụng,... do người chuyên trở phát hành theo yêu
cầu của người gửi hàng
Vận đơn này được phát hành một bản hoặc một bộ gồm nhiều bản, song dù được
phát hành thành nhiều bản vận đơn gốc nhưng các vận đơn gốc đều có giá trị như
nhau. Nghĩa là một trong các vận đơn đó được sử dụng vào việc nào đó thì các bản còn
lại tự động hết giá trị. Ví dụ: một vận đơn gốc đã dùng để nhận hàng thì các bản gốc
còn lại không có giá trị để nhận hàng nữa. vận đơn này có nhiều chức năng đặc biệt là
chức năng lưu thông. Đây là điểm khác biệt quan trọng với vận đơn copy.
- Vận đơn Copy (bản sao) là vận đơn không có giá trị lưu thông, chuyển nhượng
đặc biệt không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa. Người ta dùng vận đơn copy làm thủ
tục hành chính, tham khảo hoặc lưu trữ hồ sơ,... vận đơn copy cũng do người chuyên
chở phát hành theo lệnh của người gửi hàng
2.6. Căn cứ vào tính độc lập của vận đơn
- Vận đơn theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến: Loại vận đơn phổ biến nhất,
chiếm đại đa số khối lượng hàng hóa vận chuyển là vận đơn dùng để chở hàng bằng
đường biển từ cảng biển đến cảng biển
- Vận đơn không cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến: Đây là loại vận
đơn độc lập không phụ thuộc vào hợp đồng vận chuyển theo chuyến
2.7. Một số loại vận đơn khác

9


- Vận đơn rút gọn (Short B/L): là vận đơn chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau
để trống. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường còn có
dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh
- Vận đơn hải quan (Custom’s B/L) khi hàng chưa bốc lên tàu mà phải nhập kho
hải quan để làm thủ tục thì hải quan sẽ cấp cho chủ hàng hóa một loại vận đơn được

gọi là vận đơn hải quan. Vận đơn hải quan chỉ dùng để giải quyết các thủ tục hải quan
- Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L): ngày nay người giao nhận
không chỉ làm đại lý, ủy thác giao nhận hàng hóa đơn thuần mà họ còn có thêm chức
năng vận tải. Vì thế người giao nhận sẽ cấp cho người giao hàng cho minh một vận
đơn gọi là vận đơn của người giao nhận
- Vận đơn Container: gồm có vận đơn container nguyên (Full container load –
FCL) và vận đơn Container hàng lẻ (less than container load – LCL). Trong FCL
người chuyên trở nhận hàng trực tiếp từ người gửi hàng là những container nguyên đã
được niêm phong kẹp chì, thì người chuyên trở cấp cho người gửi hàng một vận đơn
gọi là Container Bill of Lading. Trong LCL thì những hàng hóa không đủ để đóng
chung hàng những người khác trong cùng một container mà phải gửi hàng với những
người khác trong cùng một container thì người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng
một vận đơn container hàng lẻ
- Vận đơn xếp hàng lên boong (Deck B/L) là vận đơn được cấp trong trường hợp
hàng được xếp trên boong để chuyên chở
- Vận đơn điện tử (BOLERO Bill of lading): những năm gần đây thương mại
điện tử được ra đời và phát triển nhanh, các loại vận đơn thông thường không đáp ứng
được yêu cầu của thương mại điện tử, vì vậy trong thương mại và hàng hải quốc tế
người ta bắt đầu thử nghiệm một loại vận đơn mới áp dụng cho thương mại điện tử gọi
là Bolero bill of lading
- Vận đơn của bên thứ ba (Third party B/L): là vận đơn mà người thụ hưởng
(beneficiary) thư tín dụng (L/C) không phải là người gửi hàng hàng người giao hàng
(Shipper) mà là người khác. Vận đơn loại này thường được sử dụng trong xuất khẩu
ủy thác khi đơn vị sản xuất, kinh doanh không trực tiếp xuất khẩu mà làm việc này
thông qua một đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu L/C có quy định chấp nhận vận
đơn bên thứ ba có nghĩa là vận đơn và các chứng từ gửi hàng khác được phép ghi tên
người giao hàng (người gửi hàng) không phải là người thụ hưởng L/C
- Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L) viết tắt “S/B”, là vận đơn cho phép thay
đổi một số chi tiết trên đó theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan như: ngày ký vận
đơn, người gửi hàng (người giao hàng), cảng bốc, cảng dỡ hàng, số lượng

10


hàng,...Thường gặp S/B trong trường hợp nếu vì lý do nào đó mà không hoàn thành
việc bốc hàng kịp thời theo yêu cầu của thư tín dụng (Letter of credit – L/C), chủ
tàu/người vận chuyển và người thuê có thể thỏa thuận ký lùi (ante – date) ngày ghi
trên vận đơn. Cũng có thể dùng kỹ thuật S/B để giải quyết việc xuất trình chứng từ cho
ngân hàng kịp thời trong phương thức thanh toán bằng L/C. Chủ hàng/ người thuê vận
chuyển có thể yêu cầu chủ tàu/người vận chuyển chỉ thị cho đại lý của họ ở một nơi
nào đó cấp một bộ vận đơn có nội dung hoàn toàn giống bộ vận đơn đường biển đã ký
phát tại cảng bốc hàng
- Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill, Seawway Bill)
“Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn
bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội
dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế” (Điều 90, bộ luật
HHVN 2005)
Giấy gửi hàng đường biển thường được sử dụng trong những trường hợp sau:
+ Khi không cần dùng vận đơn để khống chế hàng hóa (với những lô hàng đã
được thanh toán trước, trị giá nhỏ, hoặc của cùng một chủ sở hữu,... ví dụ: công ty mẹ
gửi cho công ty con...), không cần chuyển nhượng vận đơn (vì không có nhu cầu mua
đi bán lại...), không cần xuất trình (nộp) vận đơn khi nhận hàng tại cảng trả hàng
+ Tiến bộ về khoa học ký thuật và tổ chức luồng tàu vận chuyển trong ngàng vận
tải biển đã giảm đáng kể thời gian vận chuyển hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ nên trong
nhiều trường hợp hàng đến cảng đích mà vận đơn vẫn chưa tới làm cho việc nhận hàng
gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, không cần dùng vận đơn cho các mục đích nếu
trên. “Giấy gửi hàng đường biển” được dùng để tạo thuận lợi trong thương mại quốc
tế. Có thể nói, “Giấy gửi hàng đường biển” là một “vận đơn” nhưng không có chức
năng là chứng từ sở hữu hàng hóa (document of title). Cần lưu ý về tính năng, giá trị
pháp lý của “Giấy gửi hàng đường biển” để sử dụng phù hợp vì để nhận hàng không
cần nộp “Giấy gửi hàng đường biển” mà chỉ cần xuất trình giấy tờ (chứng từ) chứng

minh người nhận hàng đúng là người có tên trên “Giấy gửi hàng đường biển”. Giấy tờ
này có thể chỉ là Giấy giới thiệu (của tổ chức, công ty) và Giấy chứng minh nhân dân
của người đi nhận hàng thay mặt công ty hoặc giấy tờ tùy thân nếu là hàng của cá
nhân.
Nhìn chung phân loại theo cách nào các vận đơn đều có các đặc điểm cơ bản là:
- Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã
nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận
11


chuyển đến nơi trả hàng, bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận
hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
- Nội dung của vận đơn bao gồm tên và trụ sở chính của người vận chuyển, tên
người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc
vận đơn vô danh, tên tàu biển, mô tả chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị,
trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết, mô tả tình trạng bên ngoài
hoặc bao bì hàng hóa, ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng
đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng
đơn vị hàng hóa hoặc bao bì; cước vận chuyển và các khoản thu khác của người vận
chuyển, phương thức thanh toán, nơi bốc hàng và cảng nhận hàng, cảng trả hàng hoặc
chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng, số bản vận đơn gốc đã ký phát
cho người giao hàng, thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn, chữ ký của người vận
chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển.
- Về ghi chú trong vận đơn, người vận chuyển có quyền: ghi các nhận xét của
mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa, từ chối ghi trong
vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai
báo của người gửi hàng, người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều
kiện xác minh; từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được
đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi
kết thúc

- Trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì
người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.
Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa
hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp, nếu người gửi hàng, người
giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai
báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.
3. LẬP VÀ KIỂM TRA VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN
3.1. Những điểm lưu ý khi lập và sử dụng vận đơn
3.1.1. Về nội dung
- Carrier (Người chuyên chở): Theo UCP 600, B/L hợp lệ phải chỉ rõ Carrier là
ai. Vì người chuyên chở là bên đại diện cho hợp đồng chuyên chở đó, do đó, người
chuyên chở là người có trách nhiệm pháp lý về vận đơn phát hành trên danh nghĩa
chính mình, và khi có tranh chấp về vận tải hàng hóa thì người chuyên chở phải là
người đại diện để giải quyết.
12


- Consignee (Người nhận hàng): Tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh
hay vô danh mà ghi thích hợp.
+ Nếu giao hàng đích danh thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ kinh doanh của
người nhận hàng, ngoài ra có thể ghi thêm các thông tin như điện thoại, fax, telex.
Đồng thời phải gạch bỏ tất cả các từ in sẵn đứng trước tên người nhận hàng có nội
dung như “Theo lệnh – to Order”, “theo lệnh của – To Order of” hay “ Hoặc theo lệnh
– Or Order”. Tuy nhiên hình thức này ít được sử dụng trong thực tế do sự kém linh
hoạt của nó. Do loại vận đơn này chỉ được giao cho người có tên trên vận đơn, mà
không được chuyển nhượng, mua bán, cầm cố hay thế chấp khi hàng chưa tới nơi.
+ Nếu giao hàng theo lệnh của một người địch danh thì phải ghi đầy đủ tên và địa
chỉ kinh doanh của người này, ngoài ra nếu trên vận đơn không in sẵn các từ như “to
Order”, “To order of” hay “or Order” thì phải ghi thêm vào trước tên người ra lệnh
nhận hàng cụm từ “Theo lệnh của – to Order of”. Loại vận đơn này khá phổ biến do

thuận lợi trong việc làm thử tục chuyển giao vận đơn ho người mở LC, ngoài ra nó còn
linh hoạt trong việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố, thế chấp khi hàng chưa tới nơi.
+ Trường hợp người gửi hàng chưa muốn giao hàng cụ thể cho ai, thì ghi vào ô
này với nội dụng “giao hàng theo lệnh của người gửi hàng – to order of Shipper”. Đối
với vận đơn này nếu người gửi hàng không ký hậu thì chỉ có anh ta mới có quyền nhận
hàng tại cảng đích. Nếu người gửi hàng ký hậu để trống thì vận đơn sẽ trở thành vận
đơn vô danh.
+ Vận đơn vô danh là vận đơn bị để trống ô “người nhận hàng” hoặc ghi câu “to
the holder”. Trong thực tế loại vận đơn vô danh ít được sử dụng do nó dễ bị lạm dụng
để chiếm đoạt hàng hóa, nên cả người gửi hàng, ngân hàng phát hành LC và người mở
LC đều không chấp nhận vận đơn này.
Nói chung, mục này nên giống trên yêu cầu của thư tín dụng (L/C) nếu áp dụng
thanh toán bằng tín dụng chứng từ.
- Number of Original Bill of Lading: Số bản vận đơn gốc phát hành thường được
phát hành thành bộ gồm 3 bản gốc. Người chuyên chở sẽ giao hàng cho ai xuất trình
vận đơn gốc hợp pháp đầu tiên tại cảng đến, do đó, NH cần phải biết được số bản gốc
vận đơn được phát hành là bao nhiêu để theo dõi và kiểm soát hàng hóa.
- Bên được thông báo: Tùy theo quy định của hợp đồng thương mại hay LC mà
điện cho thích hợp. Thông thường, ô này đề tên và địa chỉ của người nhập khẩu hay
ngân hàng phát hành LC vì những người này cần được thông báo tin tức của chuyến
tàu và hàng hóa khi cập cảng đích. Nếu ô này để trống thì phải hiểu là thông báo cho
người nhận hàng.
13


- Ngày và nơi phát hành vận đơn: nếu không có ghi chú đặc biệt thì thông
thường ngày phát hành vận đơn là ngày giao hàng. Nơi phát hành vận đơn có thể ghi
địa chỉ của người chuyên chở hay đại lý của họ, cảng xếp hay địa điểm do hai bên thoả
thuận.
- Ký hiệu mã, số lượng, mô tả hàng hóa:

+ Ký hiệu mã hàng hóa (shipping Marks), số container (Container Nos.), số kẹp
chì (Seal Nos.): Là những ký hiệu bằng chữ, bằng số hoặc bằng hình vẽ được ghi ở
bên ngoài hàng hóa đối với những loại hàng không có bao bì và in ở trên các bao bì
đối với loại hàng hóa có bao bì. Các ký mã hiệu này nhằm để nhận dạng hàng hóa,
thông báo những chi tiết cần thiều cho việc giao nhận, bốc dỡ hoặc bảo quản hàng hóa.
Các ký hiệu này được ghi trên hàng và bao bì như thế nào thì phải ghi trên vận đơn
như thế.
+ Số lượng, số chiếc hoặc trọng lượng: sau khi hàng được xếp lên tàu, người
chuyên chở hoặc đại lý phải điền vào vận đơn các thông số như số lượng, trọng lượng
hàng hóa, số lượng container mà mình đã nhận hoặc đã xếp lên tàu.
+ Mô tả hàng hóa: trên vận đơn, hàng hóa có thể chỉ cần mô tả một cách chung
chung, miễn là đủ để phân biệt được tên, quy cách phẩm chất, kỹ thuật…
- Nội dung về con tàu và hành trình: Trên vận đơn phải ghi rõ tên con tàu vận
chuyển và số hiệu chuyến tàu, nơi nhận và trả hàng, cảng bốc dỡ hàng, cảng chuyển
tải.
- Về giao nhận hàng hóa:Trên mặt trước của vận đơn phải thể hiện rõ rang tình
trạng hàng hóa, tùy theo loại vận đơn: Shipped On Board hay Received for Shippment.
- Về cước phí: Phải lưu ý đền đơn vị tính cước và tổng số tiền cước. Nếu cước
phí trả trước thì sẽ đóng dấu: “Freight Prepaid hay Freight Paid”. Nếu cước trả sau thì
ghi “Freight to Collect” hoặc “Freight Payable at Destination. Có khi trên vận đơn ghi
“ Freight prepaid as arranged” vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước phí
của mình.
- Ký vận đơn: Chữ ký vận đơn có thể là trưởng hãng tàu, đại lý của hãng tàu. Khi
đại lý ký thì phải ghi rõ hay đóng dấu trên vận đơn “chỉ là đại lý” (as agent only).
3.1.2. Về hình thức
Hình thức của vận đơn do các hãng tự lụa chọn và phát hành để sử dụng trong
kinh doanh. Vì vậy, mỗi hãng khác nhau phát hành vận đơn có hình thức khác nhau.
Nhìn vào hình thức vận đơn chúng ta không biết đươc nó là loại nào, giá trị pháp lý
như thế nào. Muốn xác định cụ thể ta lại phải xem xét đến các nội dung thể hiện trên
vận đơn. Hình thức phát hành không quyết định giá trị pháp lý của vận đơn.

Hầu hết các vận đơn đường biển đều có những đặc điểm hình thức sau đây:
14


+ Là một tờ giấy khổ A4, được in màu cả 2 mặt.
+ Mặt trước bao gồm các ô, cột in sẵn các tiêu đề để trống, khi lập vận đơn người
ta điền vào cho thuận tiện. VD: Bill of Lading, Ocean Bill of Lading, Marine Bill of
Lading, Sea Bill of Lading,…
+ Mặt sau in các điều khoản và các quy đinh, điều kiện chuyên chở đã được
chuẩn hóa và được điều chỉnh bởi các Công ước Quốc tế về vận tải đường biển, do đó
các bên tham gia thường không quan tâm tới, mà chỉ để ý tới mặt trước.
3.1.3. Về ghi chú bốc hàng lên tàu
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa, vận đơn đường biển chia làm 2 loại:
Vận đơn đã bốc lên tàu và Vận đơn nhận hàng để chở.
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
Trong thương mại quốc tế, các điều kiện cơ sở giao hàng FOB, CIF và CFR được
sử dụng phổ biến. do đó, nhà nhập khẩu cũng như ngân hàng phát hành L/C thường
yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển loại “Đã bốc hàng lên tàu” thì mới được thanh
toán.
Vận đơn thuộc loại “đã bốc hàng lên tàu” sẽ có ghi hay đóng dấu thêm các chữ
như sau:
+ Shipped on board
+ On board
+ Shipped
+ Laden on board
+ Laden
Vận đơn “đã bốc” có giá trị chứng cứ rất lớn, nó là bằng chứng chững minh hàng
hóa đã được bốc lên tàu để chở và người bán đã hoàn thành trách nhiệm giao hàng cho
người mua theo đúng hợp đồng thương mại.
Quy tắc xác định ngày giao hàng:

- Thứ nhất, LC cấm giao hàng từng phần và không có chuyển tải: nếu trên B/L có
nhiều ngày “On Board” hoặc có nhiều B/L thể hiện hàng hóa được xếp lên cùng một
con tàu, tại cảng được phép, cùng một tuyến đường thì ngày “On Board” muộn nhất
được xem là ngày giao hàng cho lần xuất đó.
- Thứ hai, LC cho phép giao hàng từng phần: Do được phép giao hàng từng phần
nên sẽ có nhiều B/L thể hiện hàng hóa được xếp lên các con tàu khác nhau , tại các
cảng được phép, thì ngày “On Board” sớm nhất được coi như là ngày giao hàng cho
lần xuất trình đó.
- Thứ ba, trên B/L thể hiện có chuyển tải: do B/L thể hiện chuyển tải và thể hiện
các ngày “On Board” xếp lên tàu, thì ngày “On Board’ sớm nhất sẽ được xem là ngày
giao hàng cho lần xuất trình đó.
15


Trong mọi trường hợp, ngày giao hàng phải trong thời hạn hiệu lực của LC và
trong thời hạn giao hàng theo quy định của LC (nếu có)
Vận đơn nhận hàng để chở
Đây là loại vận đơn được phát hành khi người chuyên chở nhận hàng để chở và
cam kết:
- Sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định như đã ghi trên vận đơn
- Hàng được vận chuyển bằng con tàu như đã ghi trên vận đơn.
Khác với vận đơn đã bốc hàng, vận đơn nhận hàng để chở có nghĩa là hàng hóa
chưa được bốc lên tàu mà có thể còn đang nằm ở cầu cảng, kho bãi hay ở đâu đấy. Do
đó, nếu người XK xuất trình vận đơn này sẽ bị NH phát hành LC từ chối thanh toán.
Chính vì vậy, theo UCP 600 khi một LC yêu cầu một “vận đơn đường biển – Bill
of Lading” thì nhất thiết trên chứng từ vận tải phải thể hiện là hàng hóa đã thực sự “on
board” và chỉ ra cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng đích danh như quy định trong LC.
3.2. Những lưu ý khi kiểm tra vận đơn
3.2.1. Ngày giao hàng trên B/L
Tầm quan trọng của ngày giao hàng: Ngày giao hàng là căn cứ để các bên tham

gia thương mại và thanh toán quốc tế khẳng định người bán đã thực hiện đúng thời hạn
giao hàng được quy định trong Hợp đồng thương mại hoặc L/C.
Căn cứ để xác định ngày giao hàng: Ngày giao hàng được căn cứ vào chứng từ
vận tải (trong vận chuyển bằng đường biển là vận đơn). Nếu trên vận đơn đã in sẵn từ:
“Shipped On board – đã bốc hàng” được xuất trình thì ngày phát hành vận đơn được
coi là ngày bốc hàng lên tàu và cũng chính là ngày giao hàng. Trường hợp trên tờ vận
đơn ghi chú ngày bốc hàng lên tàu riêng biệt, khác với ngày phát hành vận đơn thì
ngày bốc hàng lên tàu được coi là ngày giao hàng cho dù ngày bốc hàng lên tàu có thể
trước hoặc sau ngày phát hành vận đơn. Vận đơn thể hiện hàng đã bốc lên tàu thực tế
có thể diễn đạt bằng nhiều cụm từ khác nhau:
“ Laden on board – Đã bốc hàng lên tàu”;
“Clean on board – Đã bốc hàng lên tàu, hoàn hảo”;
“Shipped – Đã bốc hàng”;
“On board – Đã bốc lên tàu”
Các cụm từ thể hiện như trên đều cùng nghĩa với cụm từ “Shipped on board – đã
bốc hàng lên tàu”. Trường hợp trên tờ vận đơn có ghi “con tàu dự kiến – intended”
hoặc quy định tương tự liên quan đến tên tàu vận chuyển thì ghi chú xếp hàng lên tài
nào phải ghi rõ tên tàu, ngay cả khi xếp hàng lên chính con tàu dự kiến vận chuyển.
Kết luận về ngày giao hàng:
- Trường hợp B/L có ghi chú On Board: Ngày của ghi chú On Board - OBN (On
Board Notation) sẽ được coi là ngày giao hàng cho dù ngày On Board trước hoặc sau
ngày phát hành B/L. Nếu trên 1 B/L có nhiều hơn một ghi chú On Board, ngày On
16


Board sớm hơn sẽ được coi là ngày giao hàng. Nếu bộ chứng từ được xuất trình nhiều
hơn một bộ B/L thì ngày On Board muộn hơn sẽ được coi là ngày giao hàng.
- Trường hợp B/L không ghi chú On Board: Ðối với trường hợp này, ngày phát
hành sẽ được coi là ngày giao hàng.
3.2.2. Ghi chú On Board trên B/L (OBN)

Ghi chú On Board (OBN) là việc xác nhận rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu.
Việc hàng hóa đã được xếp lên tàu không chỉ liên quan đến quyền lợi của người mua,
người bán mà còn là cơ sở trong việc kiểm tra chứng từ bảo hiểm, vì vậy được tất cả
các bên tham gia thương mại và thanh toán quốc tế đặc biệt quan tâm.
OBN cần có khi những nội dung của B/L không chỉ ra một cách rõ ràng rằng
hàng hóa đã được xếp lên con tàu được xuất phát tại cảng đi đúng như quy định của
L/C.
Tùy thuộc vào nội dung và loại B/L sử dụng để quyết định những nội dung cần
phải có trong OBN. Việc ghi chú OBN là nhằm xác định hàng hóa đó đã được xếp lên
con tàu, tại cảng đi được quy định trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C.
Việc có những nội dung nào trên OBN tùy thuộc vào những yếu tố sau đây:
(1) Ðó là B/L đã xếp hàng lên tàu hay B/L nhận hàng để chở?
(2) Nội dung ở trong mục cảng đi trên B/L có phù hợp với cảng đi quy định trong
L/C hay không?
(3) Trên B/L có chặng trước hay không?
Mục đích của OBN là để xác định hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng được
quy định trong L/C, vì vậy bản thân từng B/L đã cho thấy sự cần thiết của OBN là
khác nhau.
Những vướng mắc khi kiểm tra OBN
Các bên tham gia thanh toán thường đặt ra hàng loạt các câu hỏi trong quá trình
kiểm tra OBN. Ðó là:
(1) Có chấp nhận B/L không ghi chú On Board hay không?
(2) OBN chỉ ghi ngày tháng có hợp lệ hay không?
(3) OBN có ngày tháng, tên tàu đã đủ điều kiện thanh toán hay chưa?
(4) Mọi OBN có phải chỉ ra ngày tháng, tên tàu, tên cảng đi, cảng đến?
(1) B/L không cần chỉ ra OBN:
Các bên tham gia thanh toán sẽ chấp nhận B/L không có OBN nếu đồng thời thỏa
mãn các điều kiện sau đây:
- Nếu B/L là loại đã xếp hàng lên tàu.
- Cảng bốc hàng phù hợp với quy định của L/C.

- Trên B/L không có chặng trước cho dù có nơi nhận hàng để chở khác với cảng
bốc hàng theo L/C.
3.2.3. Cảng đi, cảng đến

17


Cảng đi và cảng đến trên B/L đòi hỏi phải phù hợp với quy định của L/C. Tuy
nhiên, do nhiều hãng chuyên chở muốn phản ánh đầy đủ các thông tin trên bề mặt B/L
từ nơi nhận hàng để chở cho đến nơi chuyển tải, cảng dỡ nhưng phần lớn trên B/L
không có mục in sẵn chuyển tải, vì vậy, người phát hành B/L không đủ các mục in sẵn
để điền thông tin vào ô thích hợp, dẫn đến tình trạng điền thông tin vào B/L không
đúng vị trí. Những trường hợp thường gặp, đó là: tên cảng dỡ được điền vào
Destination hoặc tên cảng bốc hàng được điền vào mục Place of receipt hoặc tên cảng
chuyển tải được điền vào mục Port of unloading... Ðối với những trường hợp này, đòi
hỏi có sự ghi chú để chỉ ra đúng cảng được quy định trong L/C.
Trường hợp nếu L/C quy định một khu vực địa lý hay một loạt cảng bốc (hoặc
dỡ) thì cảng bốc (hoặc dỡ) thực tế phải được thể hiện trên vận đơn và các cảng trên
vận đơn phải nằm trong khu vực địa lý hoặc trong số các cảng đã quy định trong L/C.
3.2.4. Người chuyên chở
Người chuyên chở cần được thể hiện rõ trên B/L. Một vấn đề đặt ra đối với việc
phát hành B/L là người chuyên chở, người ký phát B/L và letter head của B/L có thể
khác nhau. Vì vậy, cần thể hiện rõ tên của người chuyên chở trên bề mặt B/L. Người
chuyên chở trên thực tế có thể là:
- Người vận chuyển ký vận đơn: Người vận chuyển ký và ghi rõ tên đồng thời
phải thể hiện là người vận chuyển.
- Đại lý của người vận chuyển ký vận đơn: Đại lý của người vận chuyển ký vận
đơn phải ghi rõ tên đồng thời thể hiện là đại lý thay mặt người vận chuyển.
- Thuyền trưởng ký vận đơn: Thuyền trưởng ký vận đơn phải thể hiện rõ là
thuyền trưởng.

- Đại lý thay mặt thuyền trưởng ký vận đơn: Khi ký vận đơn phải thể hiện là đại
lý và ghi rõ tên của thuyền trưởng mà đại lý thay mặt.
Các chữ ký của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý phải xác định được
đích thực chữ ký đó là của người vận chuyển, của thuyền trưởng hoặc đại lý đã ký thay
hoặc đại diện cho người vận chuyển, thuyền trưởng. Trường hợp nếu L/C quy định
“vận đơn của người giao nhận cũng chấp nhận-freight for warrder’s bill of lading is
acceptable” thì người giao nhận có thể ký vận đơn với tư cách của người giao nhận mà
không cần phải thể hiện anh ta là người vận chuyển hay đại lý cho người vận chuyển
và cũng không cần thiết phải nêu tên người vận chuyển thực tế.
Tên của người chuyên chở có thể thể hiện theo những cách chính sau đây:
Thứ nhất, người ký phát chỉ rõ là đại lý cho người chuyên chở.
Ví dụ: Ở ô signature của B/L PT.Sudameris Indonesia Tbk as agent for Titanic
Line
18


Cách ghi này sẽ phù hợp (được chấp nhận) nếu trên B/L thể hiện:
Received by the carrier, Titanic Line
Thứ hai, người ký phát B/L chỉ rõ là đại lý của người chuyên chở mà tên của
người chuyên chở được xác định rõ trong B/L
Ví dụ: Ở ô signature của B/L: As agent for the carrier
Trong B/L thể hiện: Received by the carrier, Titanic Line
3.2.5. Ký hậu vận đơn
a) Ký hậu có cần phải đóng dấu?
Vấn đề này đã được nêu ra trong ICC Official Opinion R531/TA526 Unpublished Opinion 2004 về việc giải quyết tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và
ngân hàng xác nhận, trong đó, ngân hàng phát hành bắt lỗi và từ chối thanh toán đối
với bộ chứng từ có vận đơn được ký hậu nhưng không được đóng dấu. Theo kết luận
của ICC, cách thức ký hậu vận đơn không thuộc về phạm vi điều chỉnh của UCP. Tuy
nhiên, theo tập quán, ký hậu có thể được thực hiện bằng cách (i) đánh máy và ký; (ii)
đóng dấu có tên của công ty và ký hoặc; (iii) toàn bộ được thực hiện bằng tay. Ở bộ

chứng từ nêu trên, việc ký hậu được thực hiện hoàn toàn bằng tay, nên ở đây không có
sự sai biệt. Tuy nhiên, quan điểm này của ICC được ban hành trước khi có UCP 600.
Ðối với phiên bản mới nhất UCP 600, tương ứng với ISBP 681.
Phiên bản ISBP 681 không có quy định riêng về cách thức ký hậu, nhưng có một
quy định chung về nghiệp vụ ký ở các chứng từ mà theo quan điểm của tác giả, có thể
áp dụng vào ký hậu vận đơn.
Ngay cả khi thư tín dụng yêu cầu ký hậu cần phải được ký và đóng dấu
(document to be “signed and stamped”), thì yêu cầu này có thể được đáp ứng bằng
việc thể hiện chữ ký và tên gọi của chủ thể được thực hiện bằng đánh máy, đóng dấu
hoặc hoàn toàn bằng tay. (Ðiều 39 ISBP 681).
b) Chủ thể ký hậu - Endorser
- Trường hợp 1: Khi ký hậu có cần phải nêu rõ tên của doanh nghiệp đi kèm?
Trong vụ án giữa Hilditch Pty Ltd v Dorval Kaiun (No 2) [2007] FCA 2014, L/C
yêu cầu xuất trình trọn bộ B/L theo “lệnh của người gửi hàng và ký hậu để trống”,
người thụ hưởng xuất trình bộ vận đơn thể hiện ở mặt sau chỉ có duy nhất chữ ký,
không có các thông tin về tên công ty, chức danh của người ký. Liệu rằng chữ ký như
vậy đã đủ cấu thành nên nghiệp vụ ký hậu hoàn chỉnh?
Kiểm tra lại bộ chứng từ, các chuyên gia thấy rằng, chữ ký ở mặt sau của vận
đơn giống với chữ ký trên hóa đơn thương mại do người thụ hưởng (trùng tên với
người gửi hàng) ký phát. Nên dẫn tới kết luận là chữ ký trên mặt sau của vận đơn là
hợp lệ.
19


Tuy nhiên, nếu như trong bộ chứng từ (ngoài B/L) không có chữ ký của người
thụ hưởng thì sao. Giả thuyết này hoàn toàn có thể xảy ra vì theo Ðiều 18 UCP 600,
khi L/C không yêu cầu, thì hóa đơn thương mại không cần phải ký. Ðể giải quyết thắc
mắc này, chúng ta viện dẫn tới Ðiều 34 UCP 600 - Miễn trách về tính hiệu lực của
chứng từ và Ðiều 14d UCP 600 - Về tính phù hợp về thông tin trên chứng từ với L/C,
UCP, các chứng từ khác và chính bản thân chứng từ đó. Nếu như ở các chứng từ khác

có chữ ký kèm theo tên gọi của người thụ hưởng (người gửi hàng), thì ngân hàng cần
kiểm tra để đảm bảo rằng chúng phù hợp. Tuy nhiên, nếu như ở các chứng từ khác
không thể hiện chữ ký của người thụ hưởng, thì ngân hàng không có trách nhiệm phải
xác minh liệu rằng chữ ký này có phải là của người thụ hưởng. Hay nói cách khác, chỉ
một chữ ký trên mặt sau của vận đơn cũng đủ cấu thành nên nghiệp vụ ký hậu (áp
dụng trong trường hợp L/C yêu cầu ký hậu để trống, còn trong trường hợp ký hậu theo
lệnh hoặc đích danh, cần phải có các thông tin này).
- Trường hợp 2: Tư cách người ký hậu - Người ký hậu có cần phải nêu rõ chức
danh của mình nắm giữ tại công ty? Ngân hàng có cần kiểm tra xem người ký có đủ
thẩm quyền để ký hậu?
Các ngân hàng thường yêu cầu chữ ký hậu phải được thực hiện bởi chủ thể có tư
cách là giám đốc công ty, nhưng thỉnh thoảng, khi kiểm tra B/L lại được ký hậu bởi
phó giám đốc hoặc trưởng phòng của công ty xuất khẩu (bên gửi hàng). Vậy trong
trường hợp này, đây có phải là một sai biệt (lỗi) trong bộ chứng từ xuất trình.
Ðối với vấn đề này, trừ khi L/C quy định rõ về chức danh của người ký hậu là
giám đốc và phải được thể hiện rõ khi ký, nếu không, người ký hậu không cần phải
nêu rõ chức danh của mình và ngay cả khi đề cập chức danh mà không phải là giám
đốc, ví dụ, phó giám đốc hoặc trưởng phòng… thì ngân hàng cũng không có quyền bắt
lỗi đối với B/L. Và trong trường hợp, cũng theo Ðiều 34 UCP 600, ngân hàng không
có trách nhiệm phải kiểm tra thẩm quyền của người ký hậu, ngược lại, ngân hàng cũng
không có quyền bắt lỗi nếu thông tin về người ký hậu được thể hiện ở một trong các
cách sau: (i) Nguyễn Văn A (Giám đốc công ty X) hoặc (ii) Nguyễn Văn A (Giám đốc
công ty hoặc trưởng phòng X) hoặc (iii) Nguyễn Văn A.
Tuy nhiên, khi L/C có yêu cầu rõ ràng về thẩm quyền của người ký hậu phải là
giám đốc, thì khi ký hậu, ông giám đốc phải ghi rõ chức danh của mình. Trong trường
hợp phó giám đốc hoặc trưởng phòng ký thay, thì trong bộ chứng từ xuất trình cần
phải có Giấy ủy nhiệm về vấn đề ký hậu.
- Trường hợp 3: Ký hậu có thể được thực hiện bởi đại lý của người gửi hàng?
20



Vấn đề này được đặt ra dựa trên thực tiễn nhà xuất khẩu thường ủy quyền cho
người giao nhận hàng hóa (forwarder) thực hiện việc giao hàng. Do đó, trong mục
consignee (người nhận hàng) được thể hiện là:
“ABC Logistics on behalf of (name of exporter)” (Công ty logistics ABC đại
diện cho nhà xuất khẩu…) thay vì thể hiện tên và địa chỉ của người gửi hàng thực tế.
(Lưu ý: trong trường hợp này ABC Logistics được gọi là người gửi hàng danh nghĩa).
Câu hỏi được đặt ra ở đây là, ai sẽ là người thực hiện ký hậu - nhà xuất khẩu hay
người giao nhận hàng hóa?
Thực tế là người giao nhận hàng hóa thường chỉ được ủy quyền giao hàng hóa và
chuẩn bị bộ chứng từ gửi hàng để xuất trình cho ngân hàng đòi thanh toán. Trong các
mẫu thư ủy quyền hoặc hợp đồng đối với người giao nhận hàng hóa thường không
kèm theo sự ủy quyền ký hậu vận đơn.
Theo luật pháp của quốc tế cũng như của các quốc gia liên quan tới B/L, chỉ
người gửi hàng thực tế (nhà xuất khẩu) mới là người có đủ thẩm quyền để ký hậu.
Do đó, trong trường hợp này, nếu người giao nhận hàng hóa thực hiện ký hậu thì
trong bộ chứng từ xuất trình tới ngân hàng cần có thư ủy quyền (Power of attorney
hoặc Letter of authorization) liên quan tới việc ký hậu đính kèm với vận đơn.
c) Chủ thể nhận ký hậu - Endorsee
Có những trường hợp, tên của người nhận ký hậu lại được thể hiện sai hoặc do
bản thân người gửi hàng lại muốn giao hàng cho chủ thể khác. Chính vì thế, sau khi ký
hậu, tên gọi người nhận hàng trên vận đơn khác với tên người nhận hàng thực tế được
yêu cầu trong B/L.
Ðối với bộ vận đơn thể hiện như vậy, ngân hàng hoàn toàn có quyền bắt lỗi. Tuy
nhiên, nếu người nhập khẩu thực tế muốn nhận hàng, ngân hàng có thể xử lý vấn đề
này bằng cách yêu cầu chủ thể ký hậu phát hành thư xác nhận (Letter of confirmation)
thể hiện: (i) anh ta đã sai khi nêu tên của người nhận ký hậu; (ii) nêu tên của người
nhận ký hậu thực tế; và để đảm bảo an toàn cho mình, ngân hàng cần yêu cầu (iii)
người ký hậu cần phải cam kết chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan có thể xảy
ra sau này.

3.2.6. Một số điểm mới liên quan đến các chứng từ vận tải được quy định tại
các điều 19-25 UCP 600
Phát hành, nhà chuyên chở, nhận diện nhà chuyên chở và ký vận đơn
- Vận đơn có thể được ký bởi bất kỳ đơn vị nào không phải là nhà chuyên chở
hay thuyền trưởng
Ghi chú bốc hàng lên tàu, ngày giao hàng, phương tiện chuyên chở chặng đầu,
nơi nhận hàng và cảng bốc hàng
21


ISBP 681 chỉ hướng dẫn về ghi chú on board, trong khi hướng dẫn đầy đủ về
Ghi chú bốc hàng lên tàu, ngày giao hàng, phương tiện chuyên chởchặng đầu, nơi
nhận hàng và cảng bốc hàng. Đặc biệt, ISBP 745 hướng dẫn về ghi chú đã bốc hàng
lêntàu (on board notation) rất chi tiết phù hợp với đề xuấtcủa Ủy ban Ngân hàng liên
quan đến các yêu cầu đốivới ghi chú đã bốc hàng tại Văn bản số 470/1128revfinal –
22/4/2010 (Document No.470/1128rev final – 22 April 2010– Recommendations of
the Banking Commission in respect of theRequirements for an On Board Notation).
Về các ngày ghi trên chứng từ, ISBP 745 quy định rõ ràng hơn ISBP 681. Theo
đó, các chứngtừ vận tải gốc, tùy theo loại, phải ghi ngày phát hành(a date of issuance),
ghi chú bốc hàng có ghi ngày (a dated onboard notation), ngày giao hàng (a date of
shipment), ngày nhậnhàng để giao hàng (a date of receipt for shipment), ngày gửihàng
hoặc chuyên chở (a date of dispatch or carriage) hoặc là ngày nhận hàng (a date of
taking in charge or a date of pick upor receipt).
Tên quốc gia, tên cảng trên vận đơn
Theo ISBP 745 tên quốc gia không cần phải xuất hiện trên chứng từ vận tải cho
dù L/Ccó quy định tên quốc gia kèm theo nơi gửi hàng, nơi nhậnhàng hoặc cảng bốc
hàng, cảng dỡ hàng, nơi đến cuối cùng.
Đối với vận đơn hàng không, ISBP 745 cho phép ghi tên cảng đi và cảng đến
bằng cách sử dụng mã IATA (International Air Traffic Association) thay vì sử dụng
tên đầy đủ của cảng hàng không (ví dụ, LAX thay vì Los Angles).

Người nhận hàng, bên thông báo
Liên quan đến thông tin về người nhận hàng (consignee) và bên thông báo
(notify party) trên các chứng từ vận tải, ngoài hướng dẫn tương tự như ISBP 681,
ISBP 745 hướng dẫn bổ sung như sau:
Khi L/C quy định chi tiết của một hay nhiều bên thông báo (notify party), chứng
từ vận tải cũng có thể thể hiện chi tiết của một hoặc nhiều bên thông báo bổ sung.
Khi L/C không có yêu cầu một bên thông báo thể hiện trên chứng từ vận tải
nhưng chi tiết về người yêu cầu phát hành L/C thể hiện là bên thông báo, và những chi
tiết này bao gồm các chi tiết về địa chỉ và các chi tiết liên hệ, thì chúng không được
mâu thuẫn với các chi tiết được nêu trong L/C.
Khi L/C yêu cầu chứng từ vận tải thể hiện hàng hóa được gửi cho hoặc theo lệnh
của “NHPH” hay “người yêu cầu phát hành L/C” hoặc thông báo cho “người yêu cầu
phát hành L/C” hoặc“NHPH”, thì chứng từ phải thể hiện tên NHPH hoặc người yêu
cầu phát hành L/C nhưng không cần phải thể hiện chi tiết về địa chỉ và chi tiết liên lạc
của NHPH hoặc người yêu cầu phát hành L/C .
22


Khi các chi tiết về địa chỉ và chi tiết liên lạc của người yêu cầu thể hiện là một
phần của các chi tiết về người nhận hàng hoặc bên thông báo, thì chúng không được
mâu thuẫn với các chi tiết được nêu trong L/C.
Điều 19 UCP 600
Liên quan đến Điều 19 UCP 600,ISBP 745 cho rằng khi LC yêu cầu xuất trình
một chứng từ vận tải không phải là chứng từ vận tải đa phương thức, nhưng LC cho
thấy hành trình sử dụng nhiều hơn một phương thức, ví dụ, khi nơi nhận hàng hoặc
nơiđến cuối cùng là một nơi trong nội địa, hoặc khi trường ghi cảng bốc hàng hoặc
cảng dỡ hàng thực tế là một nơi trong nội địa chứ không phải là một cảng thì Điều 19
UCP 600 được sử dụng để kiểm tra chứng từ đó.
Lưu ý rằng hướng dẫn của ISBP 745 về vấn đề này hoàn toàn trái ngược với
quan điểm của ICC trước đây.

4. NHỮNG TRANH CHẤP THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẬN ĐƠN ĐƯỜNG
BIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1. Tranh chấp liên quan tới ngày ký vận đơn
Vấn đề ký lùi vận đơn vẫn diễn ra thường xuyên trong lĩnh vực thuê tàu chuyên
chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Nguyên nhân xuất phát từ yêu cầu của người gửi. Ví dụ,
thời hạn giao hàng theo L/C hay hợp đồng đã hết hay do những nguyên nhân khác mà
người gửi hàng yêu cầu người chuyên chở cấp phát vận đơn để lùi ngày so với thực tế
xếp hàng. Đây là việc làm không hợp pháp và trái với thông lệ quốc tế. Nếu người
mua phát hiện thấy có dấu hiệu lừa đảo và vi phạm hợp đồng, đồng thời có đủ tài liệu
chứn minh điều đó, họ có quyền từ chối nhận hàng, từ chối thanh toán, khi đó hậu quả
sẽ rất nghiêm trọng.
Bên dưới là án lệ về việc đề sai ngày xếp hàng tên vận đơn dẫn đến tranh chấp
kiện tụng kéo dài.
Tháng 10/2011 công ty P&G Philipine Manufacturing Co., ltd kí hợp đồng bán
cho công ty Bocher GMBH 500 tấn cùi dừa đóng bánh của Philipine theo điều kiện
CIF Rotterdam hamburg Incoterm 2010 với giá 199.5 USD/tấn. Thời hạn giao hàng
vào tháng 1/2012, thời hạn này sau đó được kéo dài tới cuối tháng 2/2012 với điều
kiện giảm 3.5% giá hợp đồng.
Một bộ vận đơn hoàn hảo đề ngày 31/01/2012 được gửi tới cho người mua. Sau
đó, người ta thấy rằng đến ngày 06 hoặc 10/02/2012 hàng mới được xếp xuống tàu.
Tuy nhiên không có dấu hiệu gì cho thấy người bán tham gia vào việc để lui ngày vận
23


đơn. Sau khi dỡ hàng ở cảng đích, hàng được đem bán nhưng giá chỉ được khoảng
57% giá hợp đồng. Người mua đòi người bán phải bồi thường khoản chênh lệch này
với lý do hàng bị giao chậm.
Tòa thụ lý vụ kiện này cho rằng:Việc quy định cụ thể thời gian giao hàng là một
điều khoản có tính quyết định của hợp đồng. Tuy nhiên khi người mua đã chấp nhận
chứng từ thì họ không được quyền giải quyết khiếu nại đó như việc vi phạm hợp đồng

mà chỉ có thể coi đó là việc vi phạm điều khoản đã thỏa thuận trước. Trong trường hợp
này, người bán giao hàng vào tháng 2 sẽ phải bớt giá bán theo thỏa thuận.
Người mua lập luận, nếu họ biết được rằng vận đơn đã bị để sai ngày thì họ đã
không nhận hàng. Tuy nhiên, nếu người bán bán không gian lận thì trên vận đơn có thể
ghi ngày 06 hoặc 10 tháng 2 trong trường hợp đó người mua không có quyền từ chối
thanh toán tiền hàng. Họ chỉ được quyền khấu trừ mức giá thỏa thuận do người bán đã
giao hàng sai thời hạn cho phép. Nếu như chính xác người bán liên can tới việc cố tình
để sai ngày bốc hàng thì người này có thể bị truy cứu về tội lừa đảo.
Qua án lệ trên chúng ta rút ra bài học sau:
- Nếu người mua có những bằng chứng chứng minh những tài liệu đó sai với
thực tế thì họ có thể từ chối nhận hàng và từ chối trả tiền.
- Khi người bán theo hợp đồng có qui định điều kiện CIF đã xuất trình bộ chứng
từ cho ngân hàng có nghĩa là anh ta đã cam kết và bảo đảm nội dung chân thật của
các tài liệu đó trên mọi phương diện
4.2. Tranh chấp liên quan đến vận đơn đích danh
Ngày nay, hầu hết hàng hóa đều được vận chuyển bằng container. Do đó, các
hãng tàu đều cấp cho các chủ hàng vận đơn đích danh hoặc theo lệnh dưới dạng vận tải
đa phương thức, bởi lẽ container thường được đóng hàng tại bãi sau đó sẽ được xe tải
chở ra cầu cảng để xếp lên tàu. Đối với vận đơn đích danh, theo quy định của luật
pháp nhiều nước áp dụng hệ thống luật án lệ, khi hàng đến cảng đích người cầm vận
đơn chỉ cần xuất trình bản sao và chứng minh được rằng mình là người nhận hàng có
tên trong đó là có thể nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc. Đạo luật
Pomerene (Title-49 Section 801) của Hoa Kỳ coi vận đơn đích danh không chuyển
nhượng được không khác gì giấy gửi hàng đường biển, vì vậy, khi nhận hàng, người
nhận hàng chỉ cần xuất trình bản sao là có thể lấy được hàng. Luật pháp Australia,
New Zealand v.v.. cũng không có gì khác gì về phương diện này. Điều 19.3, Nghị định
24



×