Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Mẫu nhận xét đề cương môn học quản trị văn phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.13 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆN NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________________________

BẢN NHẬN XÉT/ PHẢN BIỆN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
A – PHẦN CHUNG
1/ Tên chương trình đào tạo: Cử nhân ngành Quản trị Văn phòng
2/ Ngành đào tạo: Quản trị Văn phòng
3/ Trình độ đào tạo: Đại học
B – THÔNG TIN NGƯỜI NHẬN XÉT/PHẢN BIỆN:
1/ Họ và tên:
2/ Đơn vị công tác:
3/ Địa chỉ liên lạc:
C – NỘI DUNG NHẬN XÉT
* ĐÁNH GIÁ CHUNG
- Về cơ bản Đề cương các môn học đã đáp ứng mục tiêu và chuẩn đầu ra của CTĐT
theo qui định chung của Bộ GDĐT, của ĐHQGHN theo tương ứng với trình độ đào tạo.
- Cấu trúc 23 môn học được phân bổ hợp lý giữa các khối kiến thức nền, kiến thức
chung về quản trị văn phòng (môn 1,2, 4, 5, 6, 7, 14), khối đào tạo nghiệp vụ (môn 3, 8, ,
9,10,11,12,13), khối đào tạo kỹ năng (15,16,17,18,19,20,21), kiểm tra, đánh giá thực tế mức
độ thích nghi công việc (22,23).
- Bổ sung thứ tự các môn học (môn nào học trước, học sau) để đảm bảo tính logic cho
chương trình (Trang 5, Phụ lục Hướng dẫn 775/ĐT)
- Cân đối tăng thời lượng thực hành, thực tế cho các môn kỹ năng, nghiệp vụ; giảm
thời lượng lý thuyết; tăng cường mời giảng viên từ các đơn vị thực tế để tham gia giảng dạy.
- Môn 5 – Lý thuyết quản trị: là môn tiên quyết, nên học trước các môn như Quản trị
văn phòng đại cương; quản lý cơ sở vật chất, PR, tổ chức quản lý, tổ chức văn phòng.
- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: nếu đúng như nội dung chi tiết trong đề cương chi tiết
thì là “Văn phòng và các mô hình tổ chức Văn phòng” môn này liên quan đến quản trị văn
phòng – là một phần cấu thành hoặc là môn kế tiếp của của Môn quản trị văn phòng đại


cương?
- Môn 8 – PR trong văn phòng: nên tăng cường tận dụng ưu thế của Khoa báo chí và
truyền thông, Trung tâm nghiệp vụ báo chí truyền thông.


- Các môn kỹ năng Môn 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 được thiết kế khá hợp lý về thời
lượng thực hành, thực tế; tiếp thu các góp ý điều chỉnh cụ thể ở các môn trên để điều chỉnh
cho phù hợp
* NHẬN XÉT CHI TIẾT
1. Thông tin về giảng viên.
- Nên cân đối số lượng giảng viên tham gia giảng dạy các môn học, ví dụ:
+ Môn 1 - Quản trị văn phòng đại cương: 3 giảng viên; Môn 2 – Tổ chức, quản lý
công tác văn thư – lưu trữ: 03 tín chỉ nhưng chỉ có 1 giảng viên Vũ Thị Phụng; Môn 3 –
Phương pháp soạn thảo văn bản: 4 giảng viên; Môn 4 – Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn
phòng: 05 tín chỉ/ 1 giảng viên Vũ Thị Phụng?; Môn 5 – Lý thuyết quản trị: 02 giảng viên/ 02
tín chỉ; Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: chỉ có 01 giảng viên (ThS)?; Môn 7 – Hành chính công:
2 giảng viên/ 2 tín chỉ;
+ Môn 8 – PR trong văn phòng: chỉ có 01 giảng viên (ThS)?; có thể mở rộng giảng
viên của Khoa báo chí và truyền thông?
+ Môn 11, 12, 13 – Nghiệp vụ tham mưu tổng hợp; quản lý cơ sở vật chất; tổ chức hội
họp: nên tăng cường sử dụng giảng viên là cán bộ làm thực tế (có thể chỉ là trong VNU);

- Các môn sau: rà soát điều chỉnh theo các góp ý cho các môn trên
2. Thông tin chung về môn học

- Môn 1 – Quản trị văn phòng đại cương: không có giờ thảo luận, tự học (theo hướng dẫn 775
thì để cứ 1 giờ lý thuyết, sinh viên cần 2 giờ tự học, chuẩn bị ở nhà; 2 giờ thực hành cần 1 giờ
tự học, chuẩn bị,…)

- Môn 2 – Tổ chức, quản lý công tác văn thư – lưu trữ: nên bổ sung các môn học tiên quyết, kế

tiếp, các yêu cầu đối với môn học, nếu không có thì cần ghi <không>

- Môn 3 – Phương pháp soạn thảo văn bản: đánh dấu chưa rõ là môn bắt buộc hay lựa chọn;
nên bổ sung các môn học tiên quyết, kế tiếp, các yêu cầu đối với môn học, nếu không có thì
cần ghi <không>; thời lượng thảo luận và làm bài tập trên lớp khá nhiều (20 giờ so với lý
thuyết) nhưng là phù hợp với môn học

- Môn 4 – Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn phòng: chưa có mã môn học?; là môn học thay
thế tốt nghiệp nhưng lại không có môn học tiên quyết?

- Môn 5 – Lý thuyết quản trị: không có mã môn học; chưa rõ là môn học bắt buộc hay lựa
chọn; chưa có mô học tiên quyết (nên học trước các môn như Quản trị văn phòng đại cương);

- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: tên không thống nhất “Tổ chức Văn phòng” hay Văn phòng và
các mô hình tổ chức Văn phòng” => nội dung khác nhau nhiều? cần thống nhất rõ.

- Môn 8 – PR trong văn phòng: đây nên là môn nghiệp vụ (nghiệp vụ văn thư, nghiệp vụ lưu
trữ,…) chứ không phải là môn giới thiệu chung, cơ bản; tên môn học nên viết rõ bằng tiếng
việt (hơi giống tên sách) ví dụ: Nghiệp vụ thông tin, truyền thông
2

2


- Môn 11, 12, 13 – Nghiệp vụ tham mưu tổng hợp; quản lý cơ sở vật chất; tổ chức hội họp:
Môn 11 thiếu mã môn học, chưa rõ là môn bắt buộc hay lựa chọn, chưa có môn học tiên
quyết, kế tiếp, là môn đào tạo kỹ năng nên khối lượng thực hành hơi thấp; Môn 12 thời lượng
thực hành, thảo luận so với lý thuyết là khá cao – điều này khá hợp lý với môn nghiệp vụ;
3. Mục tiêu của môn học


- Môn số 1: mục tiêu về thái độ chưa sát
- Môn 3 – Phương pháp soạn thảo văn bản: nên bổ sung thêm yêu cầu về kỹ năng vì môn này
thiên về đào tạo kỹ năng cho người học.

- Môn 4 – Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn phòng: là môn kỹ năng, nghiệp vụ nhưng phần
mục tiêu về kỹ năng chưa rõ

- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: môn này liên quan đến quản trị văn phòng , quan trọng đối với
người làm công tác quản trị công tác văn phòng (nhiều hơn là đối với cán bộ nghiệp vụ - cần
để biết) => kỹ năng, thái độ của môn học cần làm rõ hơn

- Môn 8 – PR trong văn phòng: nên tập trung thêm vào kỹ năng tác nghiệp (hoặc phát triển
mạng lưới vì không phải đơn vị nào cũng đủ ekips làm truyền thông)

- Môn 11, 12, 13 – Nghiệp vụ tham mưu tổng hợp; quản lý cơ sở vật chất; tổ chức hội họp:
Môn 11 thiếu mục tiêu chung; mục tiêu cụ thể vẫn nên để phần “kỹ năng” thay vì đổi thành
mục tiêu về “nghiệp vụ”
4. Tóm tắt nội dung môn học

- Môn 2 – Tổ chức, quản lý công tác văn thư – lưu trữ; Môn 4 – Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính
– văn phòng; Môn 5 – Lý thuyết quản trị: mô tả đã rõ nhưng nên viết thêm để đảm bảo
khoảng 150 từ so với hướng dẫn 775.

- Môn 7 – Hành chính công: nên giản lược bớt một số nội dung, như: đội ngũ, nguồn lực; phân
loại công chức, đào tạo, bồi dưỡng công chức; quản lý công chức. Để tập trung vào các vấn
đề như cách thức giao tiếp giữa chính quyền – người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cải cách
hành chính công; thể chế.
5. Nội dung chi tiết môn học (tên các chương, mục, tiểu mục)

- Môn 4 – Kỹ năng, nghiệp vụ hành chính – văn phòng: 2.2 nên bổ sung thêm các vị trí khác

cho phù hợp với mô hình thực tiễn (nhân viên quản trị CSVC, hậu cần phương tiện, tổng hợp,
truyền thông, quản trị thương hiệu,…).

- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: Chương 3 nên đổi từ “Tổ chức văn phòng của các loại hình cơ
quan” thành “Mô hình văn phòng của các loại hình tổ chức”.

- Môn 8 – PR trong văn phòng: nên thiết kế thêm một phần “Thiết lập mạng lưới truyền thông”.
6. Học liệu

3

3


- Môn 1- Quản trị văn phòng đại cương, cần bổ sung thêm một học liệu bắt buộc; đồng thời đây
là môn đại cương nhưng tài liệu tham khảo bắt buộc lại yêu cầu tham khảo đa phần là “Quản
trị văn phòng” nói chung, vậy liệu có hơi ngược?

- Môn 3 – Phương pháp soạn thảo văn bản: nhiều học liệu bắt buộc quá (11), các nghị định
thông tư hướng dẫn có nhiều khả năng thay đổi, không nên bó cứng vào học liệu bắt buộc.

- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: chưa phân định tài liệu bắt buộc và tài liệu tham khảo
- Môn 7 – Hành chính công: học liệu bắt buộc đều là văn bản Hiến pháp, Luật?
- Môn 8 – PR trong văn phòng: bổ sung học liệu bắt buộc, có thể sử dụng chính học liệu của
Khoa báo chí và truyền thông?

- Môn 11 - Nghiệp vụ tham mưu tổng hợp: cần bổ sung thêm tài liệu
7. Hình thức tổ chức dạy học
7.1. Lịch trình chung:


- Đa số Đề cương các môn không xây dựng phần lịch trình chung theo như hướng dẫn 775/ĐT
7.2. Lịch trình tổ chức dạy học cụ thể

- Môn 1- Quản trị văn phòng đại cương: số giờ phân bổ chưa khớp so với tổng số giờ tại mục 2.
Thông tin chung về môn học (36 giờ lý thuyết, thực hành 9).

- Đa số Đề cương các môn chưa có cột thời gian, địa điểm – với ý nghĩa chỉ việc học lý thuyết
tại giảng đường, thực hành tại cơ sở, thí nghiệm tại phòng thí nghiệm nào?, tự học ở thư viện,
…; bao nhiêu tiết?. Ví dụ: Môn 8 – PR trong văn phòng: có thể tại Trung tâm nghiệp vụ báo
chí – truyền thông.
8. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên

- Môn 6 – Tổ chức Văn phòng: nên viết cô đọng và rõ ràng hơn, tránh việc trích dẫn tới văn bản
khó tiếp cận hơn đối với người học, xã hội như “Quy chế đào tạo của ĐHQGHN”.
9. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học

- Một số môn, ví dụ như Môn 7,8: cần cụ thể hóa tiêu chí đánh giá (%, trọng số).
Hà Nội, ngày tháng 7 năm 2014
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ CÔNG
TÁC

4

NGƯỜI NHẬN XÉT/PHẢN BIỆN

4




×