Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài học của bác hồ ứng xử với doanh nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.16 KB, 3 trang )

Vị thế doanh nhân


Bài học của Bác Hồ: Ứng xử với doanh nhân

Trở lại sự việc Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà 48 phố Hàng Ngang, chúng ta
cần suy ngẫm và đổi mới thái độ ứng xử của Nhà nước đối với doanh nhân và doanh nghiệp để
phát triển kinh tế trong lộ trình hội nhập, loại bỏ tư duy cũ, loại bỏ những từ ngữ dùng không phù
hợp đối với doanh nhân.
1. Sự kiện tháng 8/1945 Bác Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang –
Nhà của ông bà Trịnh Văn Bô - một nhà tư sản dân tộc yêu nước, có nhiều công lao đóng góp cho
cách mạng, khiến cho nhiều người không khỏi suy tư, chắc chắn không phải chỉ là sự tiện lợi mà
là sự đảm bảo an toàn bí mật đã được Bác lựa chọn đặt cả lòng tin của cách mạng đối với ông bà
Trịnh Văn Bô. Sự kiện này đã tạo nên một biểu tượng của khối đại đoàn kết dân tộc và là một dấu
son cho việc thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần ngay từ khi Cách mạng tháng Tám thành
công.
2. Với việc hưởng ứng tuần lễ vàng, toàn dân tộc Việt Nam trong đó nòng cốt là các doanh nhân,
đã đóng góp tạo nên ngân quỹ đầu tiên cho nền tài chính của Chính phủ. Trong khi xây dựng Hiến
pháp 1945, nhà tư sản Sơn Hà, đại biểu quốc hội đã kiến nghị đưa quyền tự do kinh doanh là một
quyền cơ bản của công dân, nhưng khi đó tập trung vào công cuộc kháng chiến nên điều này chưa
được thông qua, và mãi 46 năm sau quyền tự do kinh doanh của công dân mới được đưa vào Hiến
pháp 1992 (Điều 57). Điểm lại lịch sử cho thấy sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc vào vị
thế của doanh nhân trong xã hội. Thời phong kiến trọng nông ức thương, coi nhẹ doanh nhân, họ
bị xếp hạng thấp nhất trong xã hội “Sĩ, nông, công, thương” – nhưng khi Bác lãnh đạo cuộc Cách
mạng tháng Tám đã dựa vào sức mạnh của cả dân tộc, vị thế của doanh nhân được khẳng định
trong Quốc hội và Chính phủ, Bác đặt lòng tin vào doanh nhân nên Bác đã viết Tuyên ngôn Độc
lập ngay tại nhà của một doanh nhân chứ không phải là một nơi nào khác.
3.Sau ngày miền Bắc được giải phóng, thành tựu đạt được trong thời kỳ 3 năm khôi phục kinh tế
1955– 1957 có sự đóng góp quan trọng của doanh nhân. Khi đó ở miền Bắc có 3.065 doanh
nghiệp tư nhân với 957 cơ sở công nghiệp, 314 cơ sở vận tải và 1.714 cơ sở thương mại. Từ năm
1960 – 1987, kinh tế tư nhân bị xoá bỏ, doanh nhân bị cải tạo, nền kinh tế nước ta cũng gặp nhiều


khó khăn. Khi Đảng ta khởi xướng công cuộc đổi mới, Luật DNTN, Luật Công ty ra đời tháng
12/1990 đã tạo những bước đi đầu tiên cho khu vực kinh tế tư nhân. Hiến pháp 1992 đã thừa nhận
sở hữu cá nhân đặt nền tảng cho nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công dân có quyền tự do kinh doanh, được làm
những gì mà pháp luật không cấm, Luật DN có hiệu lực từ ngày 1/1/2000 đã cụ thể hoá những
quy định này đã khơi dậy những tiềm năng to lớn trong nhân dân tạo nên những doanh nhân mới
đầy triển vọng. Trong 3 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp đã có 40.000 DN mới được thành lập
nâng tổng số DN khu vực tư nhân lên 100.000 DN. Rõ ràng là doanh nhân là một bộ phận năng
động và sáng tạo trong xã hội, họ là lực lượng quan trọng tạo ra của cải việc làm cho xã hội.
4. Thử tưởng tượng nếu xã hội không có doanh nhân thì sẽ như thế nào? Mỗi năm nước ta có từ
1,2 triệu đến 1,4 triệu người đến tuổi lao động, tức là cần ngần ấy chỗ làm việc, thử hỏi không có
doanh nhân lập ra doanh nghiệp thì ai giải quyết việc làm cho xã hội, không có việc làm thì an
sinh xã hội sẽ ra sao? Thế mà một thời gian dài, điều hiển nhiên này bị lãng quên. Ngày nay vị thế
của doanh nhân đã thay đổi, từ chỗ không được thừa nhận đến chỗ được thừa nhận, được tôn
trọng và được tôn vinh. Tuy nhiên trong cách hành xử các cơ quan nhà nước còn có nhiều điều bất
hợp lý, chưa thực sự tôn trọng doanh nhân, luôn luôn nghi ngờ và đưa ra nhiều biện pháp kiểm tra




×