Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gặp tình cờ những doanh nhân kém may mắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.95 KB, 2 trang )

Trang chủ > Thị trường > Thương trường muôn mặt

Gặp tình cờ những doanh nhân kém may
mắn
09:37' AM - Thứ hai, 12/01/2004
Người hùng vụ thủy cung Thăng Long: mất nhà vì cả tin
Chị đã phải giao chức Giám đốc Cty TNHH cho người bạn đáng tin cậy nhất của mình để
có thời gian đấu tranh với kẻ lừa đảo, đòi lại nhà. Câu chuyện của chị bắt đầu từ một sự cả
tin. Năm 1997, để có thêm tiền chạy chữa bệnh hiểm nghèo cho bố đẻ là một cán bộ lão
thành cách mạng, chị đã nhờ một người quen bán hộ ngôi nhà ở phường Nhật Tân, quận
Tây Hồ, Hà Nội. Người quen của vợ chồng chị đã tìm được người mua và trở thành người
môi giới để hưởng phần trăm. Ban đầu, người mua chỉ đồng ý mua một diện tích nhỏ trong
khuôn viên nhà chị và đã trả tiền sòng phẳng thông qua người môi giới. Về sau, với “công
sức” vận động của người môi giới, người mua đã đồng ý mua cả ngôi nhà, vườn với giá
thấp hơn giá thị trường. Lợi dụng lòng tin của gia đình chị, trước khi làm thủ tục bán nốt
phần nhà đất còn lại, kẻ môi giới đã “mượn” anh chị giấy tờ gốc của toàn bộ diện tích nhà,
đất và nộp lên chính quyền cùng với một giấy tờ bán nhà giả do y tự lập (anh chị bán nhà
cho y) để xin cấp sổ đỏ cho y. Sau đó y làm giấy tờ bán nhà “của y” cho người mua và ẵm
gọn số tiền 169 triệu đồng và 27.000 USD vào túi mình. Vụ lừa đảo hết sức trắng trợn ấy,
sau 4 năm vẫn còn nằm tại cơ quan điều tra. Chỉ bằng một văn bản có thể hiểu là công vụ
nhưng cũng có thể coi là đơn tố giác có dấu mộc của ông nguyên chủ tịch phường (hiện đã
bị kỷ luật chuyển công tác khác vì những sai phạm trong quản lý đất đai tại địa phương),
hậu quả là từ nạn nhân của vụ lừa nhà đất, chị trở thành người lấn chiếm đất công. Cha
chị, một cán bộ tiền bối của ngành công an Thành phố Hà Nội, khi mất đã không được làm
lễ truy điệu trong ngôi nhà của mình. Hiện nay, linh vị người vẫn phải đặt ngoài hiên của
ngôi nhà cũ. Chị buồn lắm. Vụ thủy cung Thăng Long chị đã có công lên tiếng cảnh báo về
một dự án sẽ phá hỏng môi trường, phong cảnh tuyệt vời của Hồ Tây. Cùng đấu tranh với
chị là những nhà báo tâm huyết, một lòng vì sự phồn thịnh của Thủ đô. Trong vụ kiện về
nhà riêng của chị, vẫn có nhiều bạn bè ủng hộ chị. Nhưng, dường như vẫn còn những điều
bí ẩn bao trùm lên vụ việc.
Sau cổ phần hóa: tranh chấp liên miên


Có lẽ cũng chỉ là một vụ việc hi hữu. Bởi vì sau CPH, DN này không chỉ ăn nên làm ra mà
do biến động đột biến của giá nhà đất, giá trị tài sản của DN đã tăng lên hàng chục lần. Lý
do mà chị bày tỏ, tỏ ra có sức thuyết phục. đó là cổ phần của chị trong Cty lớn quá. Việc
này cũng có căn nguyên của nó. Khi tiến hành CPH, rất nhiều cán bộ công nhân viên trong
Cty không muốn mua cổ phần. Họ “run” trước một chính sách quá mới. Để việc CPH được
thuận lợi, chị đã đưa tiền nhà của mình cho một số cán bộ trong Cty mua CP. Chị vẫn là
chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành của Cty cổ phần mới. Có không ít người
trong Cty của chị sau khi mua cổ phần xong, không tin tưởng vào khả năng kinh doanh của
ban giám đốc cũng đã tìm cách bán cổ phần của mình cho người khác. Xung đột xảy ra khi
giá nhà đất tăng vọt, những người đã bán cổ phần quay về đòi quyền lợi. Họ vận dụng luật
DN ban hành sau khi Cty chị đã CPH để hủy việc bán cổ phần của chính họ cho người
khác. Họ đòi phế bỏ ban giám đốc cũ, tiến hành đại hội cổ đông để bầu ban giám đốc mới.


Xung đột xảy ra tới mức xô xát và kéo dài hơn 3 năm. Không dừng lại ở đó, những người
đối kháng đã dấy lên một vụ việc khác mà kết quả là phần lỗi của chị tuy không đáng kể
nhưng lại bị truy tố, còn những người có hành vi đến mức cấu thành tội phạm lại được
đình chỉ. Còn may mà không phải cán bộ thi hành luật pháp nào cũng nhẹ dạ cả tin, đã 2
lần hồ sơ vụ án bị cơ quan Tòa án thành phố trả lại cho cơ quan điều tra. Trong vụ tranh
chấp ở Cty cổ phần, chỉ có Tổ công tác thi hành luật DN của Chính phủ ủng hộ cho phía
chị.
Chỉ có thể tự trách mình
Anh là Giám đốc một Cty mạnh của thành phố. Đơn vị anh trong nhiều năm luôn luôn trúng
thầu những công trình lớn trong cả nước. Doanh số cao, nộp ngân sách cao, đời sống của
gần 700 công nhân trong Cty được bảo đảm ở mức cao so với các DN khác trong thành
phố. Thành đạt nhưng anh không phải là người may mắn. Đầu tiên là nỗi đau mất con, cậu
con trai duy nhất và đã đến tuổi trưởng thành. “Nó là đứa có khiếu kinh doanh thiên bẩm –
anh kể về con trai mình. Trong kinh doanh có nhiều khi tôi đã tham khảo ý kiến cháu.
Những ý tưởng của con trẻ táo bạo và độc đáo; được điều chỉnh bởi kinh nghiệm của
mình, khi áp dụng vào thực tế đã đem lại những kết quả rất tốt.” Cậu con trai ấy mất vì một

tai nạn ôtô. Khi ấy cậu đang đi thực hiện một công việc có liên quan đến ý đồ kinh doanh
của Cty của bố. Chưa nguôi ngoai nỗi đau mất con, chỉ hơn một năm sau anh mất tiếp
người em trai út. Chú em là cán bộ kỹ thuật của Cty anh, được phân công phụ trách phần
kỹ thuật gói thầu đổ bê tông tươi cho nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài. Tai nạn xảy ra
trên đường anh từ nơi làm việc trở về nhà. Hai nỗi đau liên tiếp; mãi mãi, anh tự trách mình
đã quá ham công việc; đã dành quá ít thời gian cho những người thân.
Vĩ thanh
Họ là con số nhỏ trong số những những doanh nhân không may mắn mà tôi đã gặp. Tôi
chỉ có thể lắng nghe, chân thành chia sẻ nỗi đau với họ. Để giúp cho những người đang
lâm nạn “gỡ” một vụ việc, không dễ. Đôi khi lực bất tòng tâm. Dù là ở vào những hoàn
cảnh hết sức éo le, họ vẫn rất đáng kính trọng. Bởi vì, chưa bao giờ tôi thấy họ mất hi
vọng. Hạnh phúc của một đời làm báo chính là được làm bạn với những người như vậy.
Nguyễn Thanh



×