Tải bản đầy đủ (.doc) (194 trang)

Câu hỏi đánh giá Tâm lý học đại cương Phan Trọng Ngọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.01 KB, 194 trang )

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
HƯỚNG DẪN CÁCH TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. Loại câu hỏi đúng – sai
Mỗi câu hỏi loại đúng – sai có hai phần: Phần thứ nhất là một câu hoặc
một mệnh đề, trong đó có nội dung thông tin cần được khẳng định hoặc phủ
định. Phần thứ hai là hai từ khẳng định (đúng) hoặc phủ định (sai). Nhiệm vụ
của người làm trắc nghiệm là đọc kĩ câu hỏi, sau đó tích dấu (x) sát chữ đúng
hoặc sai theo lựa chọn của mình.
Ví dụ:
Câu 3: Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá
nhân trong các mối quan hệ xã hội.
Đúng ---(x)---Sai ------2. Loại câu hỏi lựa chọn
Trong mỗi câu hỏi lựa chọn có hai phần: phần dẫn và phần lựa chọn.
Phần dẫn có thể là một câu hỏi hoặc một câu lửng, tạo cơ sở cho sự lựa
chọn. Phần lựa chọn là các phương án trả lời. Các câu hỏi lựa chọn trong tài
liệu này đều có 4 phương án, được mở đầu bằng một trong 4 chữ cái: a, b, c
và d. Người làm bài chọn trong số các phương án đó một phương án đúng
(hoặc đúng nhất), tương ứng với câu hỏi và tích dấu (x) vào ngay sát bên
cạnh chữ cái của phương án đã chọn. Nếu có phiếu ghi kết quả thì tích dấu
(x) vào chữ cái tương ứng.


Ví dụ:
Câu 14: "Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm".
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Hiện tượng trên chứng tỏ:
a. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
(x) b. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.


c. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
3. Loại câu hỏi ghép đôi
Trong mỗi câu hỏi ghép đôi có hai phần: Các câu dẫn (phía bên trái),
được bắt đầu bằng các chữ số ả Rập (1, 2, 3, 4) và các câu đáp (phía bên
phải), được bắt đầu bằng các chữ cái (a, b, c, d, e). Số lượng câu đáp (5 câu)
nhiều hơn số câu dẫn (4 câu). Nhiệm vụ của người làm bài là phải ghép câu
đáp tương ứng với câu dẫn thành một ý hoàn chỉnh.
Ví dụ:
Câu 3: Hãy ghép các thuộc tính của chú ý với các hiện tượng thể hiện
nó.
Các thuộc tính

Các hiện tượng thể hiện

(a) 1. Sức tập

a. An mải mê đọc truyện nên không nghe thấy mọi người

trung chú ý

đang gọi mình.

(e) 2. Sự phân

b. Vừa học giờ Thể dục xong nên một số người học vẫn

phối chú ý

chưa tập trung vào học Toán ngay được.


(d) 3. Độ bền

c. Ngồi trong lớp học nhưng tâm trí của Mai vẫn đang còn

vững của chú ý

nghĩ vơ vẩn về buổi sinh nhật hôm qua.

(b) 4. Sự di

d. Cứ vào phút cuối của giờ học, Nhung lại mệt mỏi

2


chuyển chú ý

không tập trung nghe cô giáo giảng được nữa.
e. Minh có khả năng vừa vẽ tranh vừa hát mà vẫn nghe
và đáp lại những câu pha trò của bạn.

4. Loại câu điền thế
Trong loại câu này có hai phần: Phần dẫn, là một đoạn văn trong đó có
một số chỗ bỏ trống và được kí hiệu bởi các chữ số ả Rập đặt trong dấu ():
(1), (2), (3). Phần các từ, mệnh đề có thể bổ sung vào những chỗ trống trong
phần dẫn và được bắt đầu bằng các chữ cái: a, b,c, d, e, f, g, h. Nhiệm vụ của
người làm bài là chọn đúng từ (cụm từ) phù hợp với các chỗ trống của phần
câu dẫn. Cần lưu ý là phần các từ bổ sung nhiều hơn chỗ trống trong phần
dẫn, nên cần thận trọng khi lựa chọn.

Ví dụ:
Câu 6:
Nhu cầu bao giờ cũng có...(1). (b). Khi nào a. Chủ thể

e. Hoạt động

nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp b. Đối tượng
ứng sự thoả mãn thì lúc đó nó trở thành...
c. Mục đích
(2).. (d).. thúc đẩy con người.. (3)..(e)..
d. Động cơ
nhằm chiếm lĩnh đối tượng.

f. Sự đòi hỏi
g. Năng lượng
h. Vươn tới

Trên đây là cách làm các loại câu hỏi trắc nghiệm của tài liệu. Trong
trường hợp người làm trắc nghiệm ghi kết quả trên phiếu, sẽ có hướng dẫn
cách ghi riêng.

3


Phần một. Câu hỏi trắc nghiệm đánh giá kết quả học tập học phần
Tâm lí học Đại cương
Chương 1. Tâm lí học là một khoa học
Câu hỏi đúng – sai
Câu 1: Tâm lí người bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong
não người, gắn liền và điều khiển mọi hoạt động của con người.

Đúng ------Sai --------Câu 2: Tâm lí giúp con người định hướng hành động, là động lực thúc đẩy
hành động, điều khiển và điều chỉnh hành động của cá nhân.
Đúng ------Sai --------Câu 3: Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân
trong các mối quan hệ xã hội.
Đúng ------Sai --------Câu 4: Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não, thông
qua chủ thể.
Đúng ------Sai --------Câu 5: Hình ảnh của một cuốn sách trong gương và hình ảnh của cuốn sách
đó trong não người là hoàn toàn giống nhau, vì cả hai hình ảnh này đều là kết
quả của quá trình phản ánh cuốn sách thực.
Đúng ------Sai ---------

4


Câu 6: Hình ảnh tâm lí trong não của mỗi chủ thể khác nhau là khác nhau, vì
tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não, thông qua “lăng
kính chủ quan”.
Đúng ------Sai --------Câu 7: Tâm lí người là sự phản ánh các quan hệ xã hội, nên tâm lí người chịu
sự quy định của các mối quan hệ xã hội.
Đúng ------Sai --------Câu 8: Các thuộc tính tâm lí cá nhân là sự phản ánh những sự vật, hiện tượng
đang tác động trực tiếp vào các giác quan.
Đúng ------Sai --------Câu 9: Các trạng thái tâm lí là những hiện tượng bền vững và ổn định nhất
trong số các loại hiện tượng tâm lí người.
Đúng ------Sai --------Câu 10: Quá trình tâm lí là hiện tượng tâm lí diễn ra trong thời gian tương đối
ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.
Đúng ------Sai --------Câu 11: Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Do đó hình ảnh
tâm lí của các cá nhân thường giống nhau, nên có thể "suy bụng ta ra bụng
người".
Đúng ------Sai --------5



Câu 12: Phản ánh tâm lí là hình thức phản ánh độc đáo chỉ có ở con người.
Đúng ------Sai ---------

Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Tâm lí người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử thể hiện ở chỗ:
a. Tâm lí người có nguồn gốc là thế giới khách quan, trong đó nguồn
gốc xã hội là yếu tố quyết định.
b. Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của cá nhân
trong xã hội.
c. Tâm lí người chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và của cộng đồng.
d. Cả a, b, c.
Câu 2: Tâm lí người là :
a. do một lực lượng siêu nhiên nào đó sinh ra.
b. do não sản sinh ra, tương tự như gan tiết ra mật.
c. sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người, thông qua lăng
kính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Tâm lí người có nguồn gốc từ:
a. não người.
b. hoạt động của cá nhân.
c. thế giới khách quan.
d. giao tiếp của cá nhân.
Câu 4: Phản ánh tâm lí là:

6


a. sự phản ánh có tính chất chủ quan của con người về các sự vật, hiện
tượng trong hiện thực khách quan.

b. phản ánh tất yếu, hợp quy luật của con người trước những tác động,
kích thích của thế giới khách quan.
c. quá trình tác động giữa con người với thế giới khách quan.
d. sự chuyển hoá trực tiếp thế giới khách quan vào đầu óc con người để
tạo thành các hiện tượng tâm lí.
Câu 5: Phản ánh là:
a. sự tác động qua lại giữa hệ thống vật chất này với hệ thống vật chất
khác và để lại dấu vết ở cả hai hệ thống đó.
b. sự tác động qua lại của hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất
khác.
c. sự sao chụp hệ thống vật chất này lên hệ thống vật chất khác.
d. dấu vết của hệ thống vật chất này để lại trên hệ thống vật chất khác.
Câu 6: Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt vì:
a. là sự tác động của thế giới khách quan vào não người.
b. tạo ra hình ảnh tâm lí mang tính sống động và sáng tạo.
c. tạo ra một hình ảnh mang đậm màu sắc cá nhân.
d. Cả a, b, c.
Câu 7: Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan,
nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lí với mức độ và
sắc thái khác nhau. Điều này chứng tỏ:
a. Phản ánh tâm lí mang tính chủ thể.
b. Thế giới khách quan và sự tác động của nó chỉ là cái cớ để con
người tự tạo cho mình một hình ảnh tâm lí bất kì nào đó.
c. Hình ảnh tâm lí không phải là kết quả của quá trình phản ánh thế giới
7


khách quan.
d. Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lí của
con người.

Câu 8: Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể được cắt nghĩa bởi:
a. sự khác nhau về môi trường sống của cá nhân.
b. sự phong phú của các mối quan hệ xã hội.
c. những đặc điểm riêng về hệ thần kinh, hoàn cảnh sống và tính tích
cực hoạt động của cá nhân.
d. tính tích cực hoạt động của cá nhân khác nhau.
Câu 9: Tâm lí người khác xa so với tâm lí động vật ở chỗ:
a. có tính chủ thể.
b. có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
c. là kết quả của quá trình phản ánh hiện thực khách quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 10: Điều kiện cần và đủ để có hiện tượng tâm lí người là:
a. có thế giới khách quan và não.
b. thế giới khách quan tác động vào não.
c. não hoạt động bình thường.
d. thế giới khách quan tác động vào não và não hoạt động bình thường.
Câu 11: Những đứa trẻ do động vật nuôi từ nhỏ không có được tâm lí người
vì:
a. môi trường sống quy định bản chất tâm lí người.
b. các dạng hoạt động và giao tiếp quy định trực tiếp sự hình thành tâm
lí người.
c. các mối quan hệ xã hội quy định bản chất tâm lí người.

8


d. Cả a, b, c.
Câu 12: Nhân tố tâm lí giữ vai trò cơ bản, có tính quy định trong hoạt động
của con người, vì:
a. Tâm lí có chức năng định hướng cho hoạt động con người.

b. Tâm lí điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh hoạt động của con người.
c. Tâm lí là động lực thúc đẩy con người hoạt động.
d. Cả a, b, c.
Câu 13: “Mỗi khi đến giờ kiểm tra, Lan đều cảm thấy hồi hộp đến khó tả”.
Hiện tượng trên là biểu hiện của:
a. quá trình tâm lí.
b. trạng thái tâm lí.
c. thuộc tính tâm lí.
d. hiện tượng vô thức.
Câu 14: "Cùng trong một tiếng tơ đồng, Người ngoài cười nụ, người trong
khóc thầm". (Truyện Kiều – Nguyễn Du). Hiện tượng trên chứng tỏ:
a. Hình ảnh tâm lí mang tính sinh động, sáng tạo.
b. Hình ảnh tâm lí mang tính chủ thể.
c. Tâm lí người hoàn toàn có tính chủ quan.
d. Cả a, b, c.
Câu 15: Phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu tâm lí là phương pháp
trong đó:
a. nhà nghiên cứu tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong
những điều kiện đã được khống chế để làm bộc lộ hoặc hình thành ở
đối tượng những hiện tượng mình cần nghiên cứu.
b. việc nghiên cứu được tiến hành trong những điều kiện tự nhiên đối
với nghiệm thể.
9


c. nghiệm thể không biết mình trở thành đối tượng nghiên cứu.
d. nhà nghiên cứu tác động tích cực vào hiện tượng mà mình cần
nghiên cứu.
Câu 16: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính
chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?

a. Cùng nhận sự tác động của một sự vật, nhưng ở các chủ thể khác
nhau, xuất hiện các hình ảnh tâm lí với những mức độ và sắc thái khác
nhau.
b. Những sự vật khác nhau tác động đến các chủ thể khác nhau sẽ tạo
ra hình ảnh tâm lí khác nhau ở các chủ thể.
c. Cùng một chủ thể tiếp nhận tác động của một vật, nhưng trong các
thời điểm, hoàn cảnh, trạng thái sức khoẻ và tinh thần khác nhau,
thường xuất hiện các hình ảnh tâm lí khác nhau.
d. Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối
với cùng một sự vật.

Câu hỏi ghép đôi
Câu 1: Hãy ghép những luận điểm của tâm lí học hoạt động về bản chất tâm
lí người (cột I) với kết luận thực tiễn rút ra từ các luận điểm đó (cột II).

Cột I
1. Tâm lí người có

Cột II
a. Phải tổ chức hoạt động và các quan hệ giao

nguồn gốc là thế giới

tiếp để nghiên cứu, phát triển và cải tạo tâm lí

khách quan.

con người.

2. Tâm lí người mang

tính chủ thể.

10

b. Phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn
hoá xã hội trong đó con người sống và hoạt


3. Tâm lí người có bản
chất xã hội.
4. Tâm lí người là sản
phẩm của hoạt động và
giao tiếp.

động.
c. Phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con
người sống và hoạt động.
d. Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lí người.
e. Trong các quan hệ ứng xử phải lưu tâm đến
nguyên tắc sát đối tượng.

Câu 2: Hãy ghép tên gọi các hiện tượng tâm lí (cột I) đúng với sự kiện mô tả
của nó (cột II).
Cột I

Cột II

1. Trạng thái tâm lí.

a. Hà là một cô gái nhỏ nhắn, xinh đẹp.


2. Quá trình tâm lí.

b. Cô là người đa cảm và hay suy nghĩ.

3. Thuộc tính tâm lí.

c. Đã hàng tháng nay cô luôn hồi hộp mong chờ
kết quả thi tốt nghiệp.
d. Cô hình dung cảnh mình được bước vào cổng
trường đại học trong tương lai.

Câu 3: Hãy ghép các chức năng tâm lí (cột I) với các hiện tượng tâm lí tương
ứng (cột II):
Cột I
1. Chức năng điều
chỉnh hoạt động cá
nhân.
2. Chức năng định
hướng hoạt động.
3. Chức năng điều
khiển hoạt động.

Cột II
a. Mong ước lớn nhất của Hằng là trở thành cô
giáo nên em sẽ thi vào trường Sư phạm.
b. Vì thương con, mẹ Hằng đã không quản nắng
mưa nuôi con ăn học.
c. Để đạt kết quả cao trong học tập, Hằng đã tích
cực tìm tòi, học hỏi và đổi mới các phương pháp

học tập phù hợp với từng môn học.

4. Là động lực thúc đẩy

d. Nhờ có ước muốn trở thành cô giáo, Hằng ngày

hoạt động con người.

càng thích gần gũi với trẻ em và thương yêu các
11


em hơn.
e. Hằng sẽ thi vào trường Cao đẳng Sư phạm để
được gần mẹ, chăm sóc mẹ thường xuyên hơn.
Câu 4: Hãy ghép các loại hiện tượng tâm lí (cột I) với các sự kiện tương ứng
(cột II).
Cột I
1. Hiện tượng tâm lí
có ý thức.
2. Hiện tượng tâm lí
tiềm thức.
3. Hiện tượng tâm lí
vô thức.

Cột II
a. Hôm nay trong lớp có một trò chơi mới, Nam đã
tham gia chơi cùng các bạn.
b. Sáng ngủ dậy, nhìn bàn tay có vết máu và xác một
con muỗi, Nam mới biết đêm qua trong lúc ngủ

mình đã đập chết con muỗi khi nó đốt.
c. Vì sợ đánh đòn nên Nam nảy ra ý định sẽ không
nói cho mẹ biết hôm nay mình bị điểm kém
môn Toán.
d. Vì quá lo lắng, Nam cứ bước đi, đi mãi, qua cả
nhà mình lúc nào mà không biết.

Câu 5: Hãy ghép tên các phương pháp nghiên cứu (cột I) tương ứng với nội
dung của nó (cột II).
Cột I
1. Phương pháp
quan sát.
2. Phương pháp
thực nghiệm.
3. Phương pháp
phân tích sản
phẩm hoạt động
4. Phương pháp

Cột II
a. Phân tích các bài báo, các bài kiểm tra, nhật kí,
các sản phẩm lao động để biết đặc điểm Tâm lí học
sinh.
b. Tri giác có chủ định nhằm thu thập tư liệu về đặc
điểm của đối tượng thông qua các hành vi, ngôn
ngữ, cử chỉ của đối tượng.
c. Quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ
động, trong những điều kiện được khống chế, để
gây ra ở đối tượng một biến đổi nhất định có thể đo


12


trắc nghiệm.

đạc và lượng hoá được.
d. Bộ câu hỏi đặt ra cho đối tượng và dựa vào các
câu trả lời của họ để trao đổi thêm nhằm thu thập
những thông tin cần thiết.
e. Một phép thử dùng để đo lường các yếu tố tâm lí,
mà trước đó đã được chuẩn hoá trên một số lượng
người đủ tiêu biểu.

Câu 6: Hãy ghép các nguyên tắc nghiên cứu tâm lí (cột I) tương ứng với nội
dung mô tả của nó (cột II).
Cột I
1. Nguyên tắc quyết
định luận.
2. Nguyên tắc thống
nhất tâm lí, ý thức,
nhân cách với
hoạt động.
3. Nguyên tắc mối
liên hệ phổ biến.
4. Nguyên tắc lịch
sử cụ thể.

Cột II
a. Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển
và thể hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Đồng thời

tâm lí, ý thức, nhân cách định hướng, điều khiển,
điều chỉnh hoạt động.
b. Môi trường tự nhiên, xã hội thường xuyên vận
động và biến đổi không ngừng. Vì thế, tâm lí, ý
thức con người cũng thường xuyên vận động và
biến đổi.
c. Các hiện tượng tâm lí của cá nhân không tồn tại
riêng rẽ, độc lập, mà chúng thường xuyên quan hệ
chặt chẽ và bổ sung cho nhau.
d. Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người và mang tính chủ thể.
e. Tâm lí, ý thức con người có nguồn gốc là thế giới
khách quan. Tâm lí định hướng, điều khiển, điều
chỉnh hoạt động, hành vi của con người.

13


Câu hỏi điền khuyết
Câu 1:
Đối tượng của Tâm lí học là các… (1)…..

a. Quá trình

f. Tâm trí

tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh

b. Trạng thái


f. Não

c. Hiện tượng

g. Hoạt động

d. Đầu óc

h. Hành động

thần do thế giới khách quan tác động
vào…(2)… con người sinh ra, gọi chung
là … (3)… tâm lí.
Câu 2:
Chủ nghĩa duy vật biện

a. Cá nhân

e. Tác động

chứng khẳng định: Tâm lí người

b. Chủ thể

f. Phản ánh

c. Tiếp nhận

g. Đặc điểm


d. Bản chất

h. Lăng kính chủ quan

là sự….(1)…. hiện thực khách
quan vào não người thông
qua…(2)…, tâm lí người có…(3)
… xã hội – lịch sử.
Câu 3:
Phản ánh tâm lí là một loại phản
ánh…(1)… Đó là sự tác động của
hiện thực khách quan

vào con

người, tạo ra “hình ảnh tâm lí” mang
tính…(2)…, sáng tạo và mang

a. Hoàn chỉnh

e. Lịch sử

b. Cá nhân

f. Chủ thể

c. Đặc biệt

g. Độc đáo


d. Sinh động

h. Chết cứng

tính…(3)…

Câu 4:
Tâm lí có..(1)… là thế giới
khách quan, vì thế khi nghiên cứu,
hình thành và...(2)... tâm lí người,
phải nghiên cứu…(3)… trong đó
con người sống và hoạt động.
14

a. Biến đổi

e. Cải tạo

b. Môi trường

f. Lĩnh hội

c. Nguồn gốc

g. Hoàn cảnh

d. Bản chất

h. Cơ chế



Câu 5:
Tâm lí người mang tính….(1)…..

a. Cá nhân

e. ứng xử

Vì thế trong dạy học, giáo dục cũng

b. Giao lưu

f. Cá thể

c. Hoạt động

g. Sát đối tượng

d. Chủ thể

h. ổn định

a. Tâm lí

e. Phản ánh

b. Hoạt động

f. Chức năng


c. Cơ chế

g. Vốn sống

d. Kinh nghiệm

h. Cái riêng

Tâm lí của con người là...(1)…

a. Lịch sử

e. Nét riêng

của con người với tư cách là…(2)

b. Chủ thể

f. Xã hội

c. Độc đáo

g. Kinh nghiệm

d. Sản phẩm

h. Xã hội lịch sử

Tâm lí của mỗi cá nhân là…(1)


a. Quyết định

e. Học tập

… của quá trình lĩnh hội kinh

b. Quan trọng

f. Lao động

c. Sản phẩm

g. Kết quả

d. Giáo dục

h. Điều chỉnh

như trong …..(2)…. phải chú ý đến
nguyên tắc …(3)……
Câu 6:
Tâm lí người là sự phản ánh hiện
thực khách quan, là…(1)… của não,
là…(2)… xã hội lịch sử biến thành…
(3)… của mỗi người. Do đó tâm lí
người có bản chất xã hội và mang
tính lịch sử.
Câu 7:

… xã hội. Vì thế tâm lí con người

mang đầy đủ dấu ấn…(3)… của
con người.
Câu 8:

nghiệm xã hội, nền văn hoá xã hội
thông qua hoạt động và giao tiếp,
trong đó…(2)… giữ vai trò chủ đạo,
hoạt động và giao tiếp của con
người trong xã hội có tính…(3)…
Câu 9:

15


Hiện thực khách quan... (1)…

a. Phản ánh

e. Giao tiếp

tâm lí con người, nhưng chính tâm lí

b. Quy định

f. Quyết định

c. Hoạt động

g. Điều hành


d. Tác động

h. Định hướng

Nhờ có chức năng định hướng,

a. Cá nhân

e. Quyết định

điều khiển, điều chỉnh mà tâm lí giúp

b. Sáng tạo

f. Thích nghi

c. Thích ứng

g. Chủ đạo

d. Bản thân

h. Định hướng

con người lại…(2)… trở lại hiện
thực, bằng tính năng động, sáng tạo
của nó thông qua …(3)… của chủ
thể.
Câu 10:


con người không chỉ...(1)… với hoàn
cảnh khách quan mà còn nhận thức,
cải tạo và...(2)… ra thế giới. Do đó,
có thể nói nhân tố tâm lí có vai trò
cơ bản, có tính…(3)… trong hoạt
động của con người.

Chương 2. Cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội của tâm lí người
Câu hỏi đúng – sai
Câu 1: Não người là cơ sở vật chất, là nơi diễn ra các hoạt động tâm lí.
Đúng ------Sai --------Câu 2: Mọi hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh lí là những phản xạ.
Đúng ------Sai --------Câu 3: Phản xạ là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để thích ứng với môi
trường luôn thay đổi.
Đúng ------16


Sai --------Câu 4: Phản xạ có điều kiện là phản ứng tự tạo trong đời sống cá thể để
thích ứng với điều kiện môi trường luôn thay đổi.
Đúng ------Sai --------Câu 5: Phản xạ có điều kiện báo hiệu trực tiếp kích thích không điều kiện tác
động vào cơ thể.
Đúng ------Sai --------Câu 6: Hoạt động và giao tiếp là phương thức con người phản ánh thế giới
khách quan tạo nên tâm lí, ý thức và nhân cách.
Đúng ------Sai --------Câu 7: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được hình thành và phát triển trong
hoạt động.
Đúng ------Sai --------Câu 8: Tâm lí, nhân cách của chủ thể được bộc lộ, được khách quan hoá trong
sản phẩm của quá trình hoạt động.
Đúng ------Sai --------Câu 9: Lao động sản xuất của người thợ thủ công được vận hành theo
nguyên tắc trực tiếp.
Đúng ------Sai --------Câu 10: Giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người - người, hiện thực
17



hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với chủ thể khác.
Đúng ------Sai --------Câu 11: Quá trình sinh lí và tâm lí thường song song diễn ra trong não bộ,
chúng không phụ thuộc vào nhau, tâm lí được coi là hiện tượng phụ.
Đúng ------Sai --------Câu 12: Khi nảy sinh trên não, hiện tượng tâm lí thực hiện chức năng định
hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người.
Đúng ------Sai --------Câu 13: Hệ thống tín hiệu thứ nhất là cơ sở của các chức năng tâm lí cấp cao
của con người.
Đúng ------Sai --------Câu 14: Trong hoạt động diễn ra hai quá trình: đối tượng hoá chủ thể và chủ
thể hoá đối tượng.
Đúng ------Sai --------Câu 15: Theo Tâm lí học mác–xít, cấu trúc chung của hoạt động được khái
quát bởi công thức: kích thích – phản ứng (S – R).
Đúng ------Sai --------Câu 16: Giao tiếp có chức năng trao đổi thông tin; tạo cảm xúc; nhận thức và
đánh giá lẫn nhau; điều chỉnh hành vi và phối hợp hoạt động giữa các cá
nhân.
18


Đúng ------Sai --------Câu 17: Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và khách
thể để tạo ra sản phẩm cả về phía khách thể và cả về phía chủ thể.
Đúng ------Sai ---------

Câu hỏi nhiều lựa chọn
Câu 1: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lí người là:
a. di truyền.
b. sự chín muồi của những tiềm năng sinh vật dưới tác động của môi
trường.
c. sự lĩnh hội nền văn hoá xã hội.
d. tự nhận thức, tự giáo dục.

Câu 2: Hoạt động thần kinh cấp thấp được thực hiện ở:
a. não trung gian.
b. các lớp tế bào thần kinh vỏ não.
c. các phần dưới vỏ não.
d. Cả a, b, c.
Câu 3: Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:
a. khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước.
b. tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người.
c. sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong
cấu trúc sinh vật của cơ thể.

19


d. cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi.
Câu 4: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là cơ sở sinh lí thần kinh của
hiện tượng tâm lí cấp cao của người?
a. Các phản xạ có điều kiện.
b. Các phản xạ không điều kiện.
c. Các quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh.
d. Hoạt động của các trung khu thần kinh.
Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lí tác động đến sinh lí?
a. Thẹn làm đỏ mặt.
b. Giận đến run người.
c. Lo lắng đến mất ngủ.
d. Cả a, b và c.
Câu 6: Hiện tượng nào cho thấy sinh lí có ảnh hưởng rõ rệt đến tâm lí?
a. Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.
b. Lạnh làm run người.
c. Buồn rầu làm ngừng trệ tiêu hoá.

d. Ăn uống đầy đủ giúp cơ thể khoẻ mạnh.
Câu 7: Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:
a. diễn ra song song trong não.
b. đồng nhất với nhau.
c. có quan hệ chặt chẽ với nhau.
d. có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.
Câu 8: Phản xạ có điều kiện là:
a. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài để
thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
20


b. phản ứng tất yếu của cơ thể với tác nhân kích thích bên ngoài hoặc
bên trong cơ thể để thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
c. phản xạ tự tạo trong đời sống cá thể, được hình thành do quá trình
luyện tập để thích ứng với môi trường luôn thay đổi.
d. phản ứng tất yếu của cơ thể với các tác nhân kích thích trong môi
trường.
Câu 9: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là quy luật của hoạt động thần
kinh cấp cao?
a. Hưng phấn hay ức chế nảy sinh ở một điểm trong hệ thần kinh, từ đó
lan toả sang các điểm khác.
b. Cường độ kích thích càng mạnh thì hưng phấn hay ức chế tại một điểm
nào đó trong hệ thần kinh càng mạnh.
c. Hưng phấn tại một điểm này sẽ gây ức chế tại một điểm khác và
ngược lại.
d. Độ lớn của phản ứng tỉ lệ thuận với cường độ của kích thích tác
động trong phạm vi con người có thể phản ứng lại được.
Câu 10: Định hình động lực là:
a. hệ thống phản xạ có điều kiện.

b. hệ thống phản xạ có điều kiện được lặp đi lặp lại theo một trình tự
nhất định vào một khoảng thời gian nhất định trong thời gian dài.
c. cơ sở sinh lí của việc hình thành thói quen, kĩ năng, kĩ xảo....
d. Cả b và c.
Câu 11: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của phản xạ có
điều kiện?
a. Phản xạ tự tạo trong đời sống của từng cá thể nhằm thích ứng với sự
thay đổi của điều kiện sống.
b. Phản ứng tất yếu của cơ thể đáp lại những kích thích của môi
21


trường.
c. Quá trình diễn biến của phản xạ là quá trình hình thành đường liên
hệ thần kinh tạm thời giữa các điểm trên vỏ não.
d. Phản xạ được hình thành với kích thích bất kì và báo hiệu gián tiếp sự
tác động của một kích thích khác.
Câu 12: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động
chủ đạo?
a. Hoạt động mà trong đó làm nảy sinh và diễn ra sự phát triển các
dạng hoạt động mới.
b. Hoạt động mà cá nhân hứng thú và dành nhiều thời gian cho nó trong
một giai đoạn phát triển nhất định.
c. Hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu
trong tâm lí và nhân cách của cá nhân ở mỗi giai đoạn phát triển nhất
định.
d. Hoạt động mà trong đó các quá trình, các thuộc tính tâm lí được hình
thành hay được tổ chức lại.
Câu 13: Giao tiếp là:
a. sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.

b. quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.
c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.
d. Cả a, b và c.
Câu14: Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động?
a. Hoạt động bao giờ cũng là quá trình chủ thể tiến hành các hành động
trên đồ vật cụ thể.
b. Hoạt động bao giờ cũng được tiến hành bởi một chủ thể nhất định.
Chủ thể có thể là một người hoặc nhiều người.
c. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích là tạo ra sản phẩm thoả mãn
22


nhu cầu của chủ thể.
d. Hoạt động bao giờ cũng nhằm vào đối tượng nào đó để làm biến đổi
nó hoặc tiếp nhận nó.
Câu 15: Câu thơ: ″Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, Phần nhiều do giáo dục mà
nên″ đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân
cách?
a. Di truyền.
b. Môi trường.
c. Giáo dục.
d. Hoạt động và giao tiếp.
Câu 16: Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong
quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:
a. các hoạt động mà cá nhân tham gia.
b. những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì.
c. hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.
d. tuổi đời của cá nhân.
Câu 17: Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất
tâm lí của cá nhân, điều quan trọng nhất là:

a. Tổ chức cho cá nhân tiến hành các hoạt động và giao tiếp trong môi
trường tự nhiên và xã hội phù hợp.
b. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú.
c. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.
d. Cá nhân tự tổ chức quá trình tiếp nhận các tác động của môi trường
sống để hình thành cho mình các phẩm chất tâm lí mong muốn.
Câu 18: Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát
triển tâm lí, nhân cách con người là:
23


a. bẩm sinh di truyền.
b. môi trường.
c. hoạt động và giao tiếp.
d. Cả a và b.
Câu 19: Trong tâm lí học, hoạt động là:
a. phương thức tồn tại của con người trong thế giới.
b. sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động
vào hiện thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.
c. mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra
sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.
d. điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.
Câu 20: Động cơ của hoạt động là:
a. đối tượng của hoạt động.
b. cấu trúc tâm lí bên trong của chủ thể.
c. khách thể của hoạt động.
d. bản thân quá trình hoạt động.
Câu 21: Đối tượng của hoạt động:
a. có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.
b. có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động.

c. được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.
d. là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.
Câu 22: Trường hợp nào dưới đây được xếp vào giao tiếp?
a. Em bé đang ngắm cảnh đẹp thiên nhiên.
b. Con khỉ gọi bầy.
c. Em bé vuốt ve, trò chuyện với chú mèo.
24


d. Cô giáo giảng bài.

Câu hỏi ghép đôi
Câu 1: Hãy ghép các thuật ngữ (cột I) tương ứng với các nội dung cơ bản
của nó (cột II).
Cột I
1. Giải phẫu
sinh lí của cá
thể.

Cột II
a. Những yếu tố của cơ thể được hình thành do sự biến đổi
của các yếu tố di truyền dưới tác động của môi trường sống.
b. Những đặc điểm giải phẫu và các chức năng tâm - sinh lí

2. Di truyền.

mà cá thể đạt được trong mỗi giai đoạn phát triển nhất

3. Tư chất.


định, dưới tác động của môi trường sống và hoạt động.

4. Bẩm sinh.

c. Sự kế thừa của cơ thể sống từ các thế hệ trước, đảm
bảo sự tái tạo ở thế hệ mới các đặc điểm giống nhau về
mặt sinh vật và các đáp ứng với môi trường theo cơ chế
có sẵn.
d. Các yếu tố giải phẫu và các chức năng tâm - sinh lí của
cá thể có được từ khi mới sinh.
e. Các yếu tố của cơ thể do di truyền và các yếu tố tự tạo
nên trong đời sống cá thể của sinh vật.

Câu 2: Hãy ghép các nội dung (cột II) tương ứng với tên các quy luật hoạt
động thần kinh cấp cao (cột I).
Cột I
1. Quy luật lan toả và
tập trung.
2. Quy luật cảm ứng
qua lại.

Cột II
a. Trong những điều kiện ổn định thì các tác động nối
tiếp nhau theo trật tự nhất định vào trong não sẽ
hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện theo
một trật tự nhất định.
b. ở vỏ não bình thường, sự phản ứng phụ thuộc vào
25



×