Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học môn Lịch sử lớp 7, lớp 9 ở Trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 21 trang )

1. mỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài…………………………………………………..………….……2
- Mục đích nghiên cứu. ................................................................................................2
- Đối tượng nghiên cứu. ………………………………….………………………...2
- Phương pháp nghiên cứu…………………………………….……………………2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆm .......................................................2
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm...........................................................3
2.2 Thực trạng………………………………………………………….…………...4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. …………………….…………8
2.3.1. Chọn những địa điểm cần tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của
Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học môn Lịch sử
khối 7, khối 9..............................................................................................................8
2.3.2. Chọn nội dung để tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam
đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học môn Lịch sử khối 7, khối
9..................................................................................................................................8
2.3.3. Thực hiện nội dung tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt
Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học ở Trường THCS
Chu Văn An..............................................................................................................15
2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, bản thân đồng
nghiệp và nhà trường…………………………………………………………...….18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………….…………..19
1. Kết luận…………………………………………………………….…………...19
2. Kiến nghị…………………………………………………………….………….19

1


1. mỞ ĐẦU
- Lý do chọn đề tài.
Biển và hải đảo có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội, quốc phòng và an ninh của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc


gia có biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển. Ngoài phần lãnh thổ đất liền “hình
cong chữ S”, Việt Nam còn có các vùng biển và thềm lục địa rộng lớn thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán nằm trong Biển Đông. Trong các vùng
biển đó có khoảng 4000 đảo lớn, nhỏ với diện tích phần đất nổi khoảng 1.636 km 2,
trong đó có 2 quần đảo nằm án ngữ ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa ...
Biển và hải đảo Việt Nam chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú, đa dạng, có giá trị kinh tế cao, rất có ý nghĩa đối với công cuộc dựng nước và
giữ nước của dân tộc. Tuy nhiên, biển đảo còn là nơi tiềm ẩn, xuất hiện những thiên
tai khốc liệt đã và đang là mối hiểm họa cho môi trường sinh sống của cư dân và sự
phát triển bền vững của đất nước. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Việt
Nam trong việc phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa và bảo vệ an ninh quốc
phòng.
Từ bao đời nay, biển luôn gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất, đời
sống của dân tộc Việt Nam và ngày càng có vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bước sang thế kỉ XXI là “Thế kỷ
của biển và đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính
chiến lược của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trước những tiềm năng, lợi thế to
lớn của biển, đảo, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV (khóa X) Ban chấp hành Trung
ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ “đến năm
2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển: đảm
bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển đảo; góp phần quan
trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh”.
Biển, đảo quan trọng là thế tuy nhiên môn Lịch sử ở trong trường học chưa
được đề cập một cách xứng đáng, việc ông cha ta đổ xương máu để giữ gìn biển,
đảo chưa được đưa vào SGK lịch sử, nếu có thì chỉ là điểm qua... Chính vì vậy việc
các em học sinh không thể nắm được sự hy sinh cao cả của ông cha là điều hiện
hữu. Từ đó có thể nói rằng vấn đề chủ quyền và quyền chủ quyền của các em về
biển đảo quê hương còn rất mơ hồ. Chưa nói rằng trước đây và hiện nay Trung
Quốc đang có nhiều hành động xây dựng trái phép ở Biển Đông xâm phạm đến chủ
quyền biển đảo của Việt Nam....

- mục đích nghiên cứu.
Với những gì nói trên tôi nghĩ dạy cho các em hiểu được không gì có thể
chia cắt được lãnh thổ nước ta bao gồm cả vùng đất, vùng trời và vùng biển trong
đó có các đảo là trách nhiệm của chúng ta trong đó có bộ môn Lịch sử. Từ đó giúp
các em nhận thức được rằng bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nhiệm
vụ quan trọng của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Người dạy Lịch sử cũng cần có
2


thái độ rõ ràng rằng hành động của Trung quốc ở biển đông là hành động xây dựng
trái phép hay xâm lược? Với lý do đó bản thân tôi chọn đề tài viết SKKN là: “Tích
hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa trong dạy học môn Lịch sử lớp 7, lớp 9 ở Trường THCS Chu Văn
An – Nga Sơn”.
- Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là các em học sinh khối 7, lớp 9 Trường THCS Chu
Văn An. Đề tài tập trung tích hợp các sự kiện về chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ XVI đến nay vào SGK lớp 7, lớp 9.
Đồng thời cũng đề cập đến các chủ trương và giải pháp của ta nhằm ổn định tình
hình tranh chấp trên biển đông. Từ đó cho học sinh liên hệ đến tình hình hiện nay,
Việt Nam cần làn gì để bảo vệ chủ quyền dân tộc; ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ
như thế nào trong xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo!
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Trong qúa trình viết
SKKN và áp dụng bản thân tôi đã sưu tầm tài liệu trong thư viện, qua mạng và
đồng nghiệp.
Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: qua thực tế dạy
học lịch sử ở các khối 7, 9 và qua khảo sát học sinh để xác định nội dung tích hợp.
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: yêu cầu học sinh về tìm hiểu các nội
dung có liên quan, bản thân tổng hợp và xử lý....

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆm
2.1. Cơ sở lý luận của Sáng kiến kinh nghiệm.
Biển Đông là địa danh truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay
dùng để chỉ một vùng biển nằm về phía Đông của dải đất Việt Nam cong hình chữ
S. Địa danh Biển Đông đã khắc sâu trong tâm trí người Việt. Biển Đông là một
biển tương đối kín. Có 9 nước tiếp giáp Biển Đông Việt Nam gồm Việt Nam,
Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Brunây, malaixia, Xingapo, Thái Lan và
Campuchia. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của khoảng 300 triệu
dân các nước này và là một khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước.
Việt Nam giáp biển Đông ở 3 phía: phía Đông, phía Nam và phía Tây Nam. Bờ
biển nước ta dài 3260 km, từ tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang với các vùng
biển và thềm lục địa, tính trung bình cứ 100 km 2 đất liền thì có 1 km bờ biển. Giữa
Biển Đông có hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và hàng nghàn đảo lớn nhỏ, gần
và xa bờ, hợp thành phòng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ các vùng biển và
thềm lục địa.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô, phân bố rải rác từ khoảng kinh
tuyến 1110 đến 1130 Đông; từ vĩ tuyến 15045’ đến 17015’ Bắc. Quần đảo Hoàng Sa

3


gồm 37 đảo, đá, bãi cạn gồm có các đảo như Phú Lâm, Linh Côn, Hoàng Sa,
Quang Ảnh, Hữu Nhật ....
Quần đảo Trường Sa, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô nằm
khoảng từ vĩ tuyến 6030’ đến 120 Bắc và khoảng từ kinh tuyến 111 030’ Đông đến
117020’ Đông, gồm các đảo Song Tử, Sinh Tồn, Trường Sa, Bình Nguyên, Song
Tử Tây.....
Biển Việt Nam là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú,
điều kiện chung của khí hậu là nhiệt đới gió mùa, nguồn sinh vật biển phong phú đa
dạng, rất giàu có về tài nguyên khoán sản và du lịch ...

Với nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng và với vị trí chiến lược về kinh tế,
an ninh, quốc phòng, Biển Đông là mối quan tâm của nhiều nước trong khu vực và
thế giới. Tuy nhiên đa số các quốc gia hữu quan, cộng đồng quốc tế đều nhận thức
rằng các tranh chấp trong Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc
tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982.
2.2 Thực trạng
Một thực tế đáng để chúng ta phải suy nghĩ là, trong những năm gần đây và
mấy tháng trở lại đây, Trung Quốc liên tiếp có nhiều hành động phiêu lưu quân sự
trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh
thổ của Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận. Điều đáng lo ngại trong nội dung và
chương trình sách giáo khoa Lịch Sử trung học cơ sở hiện hành chưa có thông tin
nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa!
Với góc độ là một giáo viên dạy Lịch sử ở trường trung học cơ sở , tôi thấy
rằng kiến thức lịch sử về vấn đề chủ quyền gắn liền với vận mệnh quốc gia dân tộc
và có tầm quan trọng đặc biệt đối với giáo dục thế hệ trẻ nhưng chưa được đưa vào
sách giáo khoa môn Lịch Sử?
Trên thực tế chúng ta đã nhiều lần thay đổi sách giáo khoa nhưng sách giáo
khoa Lịch sử ở trường cơ sở vẫn giữ nguyên như cũ và chưa có thêm một dòng chữ
nào về lịch sử chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Cụ thể: Ở sách giáo khoa Lịch Sử lớp 7, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ
(1428-1527), trang 95, hình 44 - Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ,
hoàn toàn không vẽ và không giải thích về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa,
Trường Sa.

4


Ở bài 25: Phong trào Tây Sơn, trang 123, hình 57: Lược đồ Tây Sơn khởi
nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, tuy có
đánh đấu vị trí của Hoàng Sa, Trường Sa như các bản đồ Việt Nam khác nhưng

không có thông tin nào nói đến chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo này dưới
thời Tây Sơn.

Ở bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, trang 135, hình 61- Lược đồ các
đơn vị hành chính thời Nguyễn (từ năm 1832) tuy có đánh dấu Hoàng Sa, Trường
5


Sa như bản đồ Việt Nam khác nhưng không giới thiệu một thông tin nào về chủ
quyền của Việt Nam ở các quần đảo này dưới thời Nguyễn.

Ở sách giáo khoa Lịch Sử lớp 9, bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122, hình 53 - Hình thái chiến
trường trên mặt trận Đông Xuân 1953-1954. Tuy có đánh dấu vị trí của Hoàng Sa,
Trường Sa như bản đồ Việt Nam khác nhưng không giới thiệu một thông tin nào về
hoạt động của quân dân ta ở Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954.

6


Ở bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước( 19731975), trang 163, hình 77- Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, có
đánh dấu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và có vẽ đường mũi tên từ khu vực Cam
Ranh ra Trường Sa nhưng không có lấy một lời giải thích.

Ngoài ra, sách giáo khoa Lịch Sử trung học cơ sở đều không nhắc đến 2 sự
kiện quan trọng liên quan đến cuộc đấu tranh giành lại chủ quyền và bảo vệ chủ
quyền 2 quần đảo này sau năm 1975 là sự kiện đầu năm 1974, Trung Quốc dùng vũ
lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa từ quân đội Việt Nam Cộng hòa và sự kiện Gạc
Ma năm 1988.
Kết qủa của thực trạng trên là: Trong qúa trình dạy học giáo viên cũng rất

khó đặt câu hỏi liên hệ đến tình hình hiện nay, học sinh không thể hiểu được vấn đề
lịch sử chủ quyền ở đây là như thế nào?
Như vậy, hầu hết các lược đồ chỉ xác định vị trí của các quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa trong khung chung của một bản đồ nền chính thức Việt Nam hiện nay
mà không minh chứng cho một vấn đề nào của chủ quyền biển đảo Việt Nam trong
lịch sử.
Vùng lãnh thổ, biển đảo, hải đảo do ông cha ta đã đổ bao mồ hôi, xương máu
khai phá, xác lập và thực thi chủ quyền từ nhiều đời, nhưng đang bị Trung Quốc
ngang nhiên xâm chiếm thì cần phải được đề cập rõ ràng, chi tiết trong SGK. Điều
7


này sẽ giúp cho không chỉ học sinh, mà tất cả mọi người dân, không chỉ Việt Nam,
mà Trung Quốc và cả cộng đồng quốc tế biết rõ và có cách xử lý đúng theo nguyên
tắc của luật pháp quốc tế.
Song song với việc đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, chủ
quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa... vào SGK mới, chúng ta cần phải
triển khai giáo dục một cách mạnh mẽ cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, ý thức bảo vệ
toàn vẹn chủ quyền quốc gia lãnh thổ.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Chọn những địa điểm cần tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ
quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học
môn Lịch sử khối 7, khối 9.
Đối với khối 7, bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ (1428-1527), trang 95, hình
44 - Lược đồ hành chính nước Đại Việt thời Lê sơ, hoàn toàn không vẽ và không
giải thích về chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa. Khi dạy mục 1 – Tổ
chức bộ máy chính quyền. Giáo viên cần phải bổ xung cho học sinh quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa cũng như chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo này
dưới thời Lê sơ.
Ở bài 25: Phong trào Tây Sơn, trang 123, hình 57: Lược đồ Tây Sơn khởi

nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài, khi dạy
mục 1- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn, giáo viên cần khẳng định chủ quyền của
Việt Nam dưới thời Tây Sơn.
Ở bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn, trang 135, hình 61- Lược đồ các
đơn vị hành thời Nguyễn (từ năm 1832), khi dạy mục 1 – Nhà Nguyễn lập lại chế
độ phong kiến tập quyền giáo viên cần giới thiệu thông tin về chủ quyền của Việt
Nam ở các quần đảo này dưới thời Nguyễn.
Đối với khối 9: Ở sách giáo khoa Lịch Sử lớp 9, bài 27: Cuộc kháng chiến
toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954), trang 122, hình 53
- Hình thái chiến trường trên mặt trận Đông Xuân 1953-1954. Khi dạy mục 1Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953- 1954 giáo viên giới thiệu thông tin
về hoạt động của quân dân ta ở Hoàng Sa, Trường Sa trong những năm 1953-1954,
đồng thời giáo viên cũng sử dụng để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở mục III – Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt
chiến tranh ở Đông Dương (1954 ).
Ở bài 30: Hoàn thành giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước( 19731975), trang 163, hình 77- Lược đồ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, khi
dạy mục 2 – Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975, cần giải thích đường mũi tên từ
khu vực Cam Ranh ra Trường Sa.
2.3.2. Chọn nội dung để tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền của
Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học môn Lịch
sử khối 7, khối 9.
8


Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được
minh chứng trong các giai đoạn sau:
Giai đoạn từ thế kỷ XVI – XVIII theo bản đồ của các nhà hàng hải phương
Tây, hầu hết các bản đồ của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ
XVIII đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một dưới cái
tên Pracel, Paracel hay Paracels. Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên Biển Đông đã được thế giới khẳng định qua

các bản đồ đã được xuất bản và công bố từ hơn 500 năm qua.

Việt Nam trên các bản đồ phương Tây mới, từ thế kỷ XVI

Diogo Ribeiro, năm 1529.
9


Livro da Marinharia, năm 1560
(vòng tròn đỏ luôn được ghi ở khoảng đất liền Quảng Ngãi)

Bản đồ lưu trữ ở La Haye, Hà Lan, 1658
10


Trước năm 1884, Việt Nam đã chính thức tuyên bố rằng, Nhà nước Việt
Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của
mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là vùng
đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và
chứng cứ lịch sử có giá trị đáp ứng đủ những điều kiện mà nguyên tắc chiếm hữu
thực sự đòi hỏi.
Nhà nước Đại Việt thời chúa Nguyễn: Chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý
chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là sự ra đời và hoạt động liên tục của Đội
Hoàng Sa – một tổ chức do nhà nước lập ra để đi quản lý, bảo vệ, khai thác quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau này lập thêm Đội Bắc Hải do Đội Hoàng Sa kiêm
quản, đội đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay
Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.
Thời Tây Sơn nhà nước Đại Việt từ 1771 đến 1801, gần như lúc nào cũng có
chiến tranh, trên đất liền cũng như trên Biển Đông, tuy vậy các Chúa Nguyễn,

Chúa Trịnh và Tây Sơn đã làm chủ được từng khu vực mà mình quản lý.
Sau khi đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước Nguyễn Ánh vẫn tiếp tục
quan tâm đến việc bảo vệ, quản lý và khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Một số tư liệu lịch sử ghi nhận những sự kiện pháp lý của Việt Nam như:
Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá, tên chữ là Công Đạo vẽ vào thế kỷ
XVII, Giáp Ngọ Bình Nam đồ do Đoán quận công Bùi Thế Đạt vẽ năm 1774, Phủ
biên tạp lục của nhà bác học Lê Qúy Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776, Đại
Nam thống nhất toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam thời Nguyễn vẽ khoảng năm 1834,
Bản đồ An Nam đại quốc họa đồ do giám mục Taberd lập và xuất bản năm 1838
hay Đại Nam thống nhất chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc Sử quán nhà
Nguyễn soạn 1882 .......tất cả đều ghi Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận của
lãnh thổ Việt Nam.

11


Đại Nam nhất thống toàn đồ 1834

An Nam đại quốc họa đồ năm 1838

12


Tờ tâu của Bộ Công đệ trình lên vua Thiệu Trị năm 1847 khẳng định “Xứ Hoàng
Sa thuộc vùng biển nước ta”
Trên đây là những tư liệu để giáo viên sử dụng cho việc khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi dạy các bài có liên
quan như đã nêu khi dạy phần Lịch sử lớp 7.
Đối với 2 bài lớp 9, bài 27 và bài 30 giáo viên sẽ vận dụng, thu thập tài liệu
kiến thức từ năm 1884 đến nay để dạy. Cụ thể: Trong thời kỳ thuộc Pháp (18841945) với tư cách là đại diện nhà nước Việt Nam về đối ngoại, Cộng hòa Pháp đã

tiếp tục thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Bia chủ uyền do Pháp dựng năm 1938
Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra
đời đã đánh dấu sự chấm dứt của Hiệp ước Pa-tơ-nốt (năm 1884). Song, lấy cớ Việt
Nam vẫn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, thực dân Pháp tiếp tục can thiệp và đưa
quân xâm lược nước ta một lần nữa. Do vậy, ở giai đoạn này, trên thực tế, Pháp vẫn
thực thi quyền đại diện cho Việt Nam về đối ngoại và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ xứ
“An Nam”; trong đó, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo đó, đầu năm 1947, Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp
pháp của Cộng hòa Trung Hoa ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa), Pháp đã
phái thông báo hạm Tonkinois đến Hoàng Sa để yêu cầu quân đồn trú của Cộng
hòa Trung Hoa rút khỏi Phú Lâm; đồng thời, cử các phân đội vũ trang đóng đồn ở
Hoàng Sa, Trường Sa và quyết định lập các đài khí tượng trên hai quần đảo này.
Chính phủ Pháp đã chuyển giao quyền quản lý Nam Kỳ (trong đó có hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa mà Pháp tuyên bố chiếm hữu từ năm 1933) cho quốc gia
Việt Nam (chính phủ Bảo Đại). Điều đó càng thêm khẳng định, Hoàng Sa và
Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam (Pháp chỉ là người đại diện trong một khoảng
thời gian nhất định). Đặc biệt, sau khi thực dân Pháp thua trận tại Điện Biên Phủ,
Hiệp định Giơ-ne-vơ (năm 1954) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông
13


Dương được ký kết; trong đó có quy định về ranh giới tạm thời giữa hai miền Nam
- Bắc là vĩ tuyến 17 (Điều 1); trong khi chờ đợi cuộc tổng tuyển cử thống nhất, bên
đương sự và quân đội do thỏa hiệp tập kết ở khu nào sẽ đảm nhiệm quản lý hành
chính trong khu tập kết đó (Điều 14). Theo đó, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa (đều nằm về phía Nam vĩ tuyến 17) sẽ đặt dưới sự quản lý của chính quyền Việt
Nam cộng hòa. Thực hiện các điều khoản của Hiệp định, từ tháng 4-1956, khi quân
viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Việt Nam cộng hòa đã bắt đầu tiếp

quản quyền quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Riêng đối với quần đảo
Trường Sa, chính quyền Sài Gòn đã cử tàu hộ tống Trung Đông HQ04 do thuyền
trưởng Trần Văn Phấn chỉ huy, ngày 22-8-1956 đã đổ bộ lên các đảo, thực hiện
cắm cờ, dựng bia chủ quyền và bảo vệ quần đảo này.
Như vậy, việc thực thi chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa giai đoạn 1945 - 1954 là liên tục, hòa bình và phù hợp với pháp luật
quốc tế.
Sau năm 1954 chính phủ Việt Nam cộng hòa đa nhiều lần khẳng định chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đồng thời tuyên
bố bác bỏ các luận cứ của Trung Quốc và đưa ra những bằng chứng rõ ràng về
pháp lý, địa lý, lịch sử để xác nhận chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa

Trạm Khí tượng Thủy văn trên đảo Hoàng Sa thời Việt Nam Cộng Hòa
Sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, nhận thấy thời cơ chiến lược đã tới, Bộ
Chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam ngay trong mùa
khô 1975 bao gồm các đảo và quần đảo Trường Sa, Côn Lôn, Phú Quốc... trên Biển
Đông. Trung ương đặc biệt quan tâm tới việc nhanh chóng hoàn thành việc giải
phóng, tiếp thu các đảo và quần đảo nói trên về tay Hải quân Quân đội Nhân dân
Việt Nam. Ngày 9-4-1975, có tin Hải quân Việt Nam cộng hòa rút khỏi các đảo và
quần đảo trên Biển Đông, Bộ Tư lệnh Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã
14


ngay lập tức cho lực lượng ra tiếp thu các đảo và quần đảo. Từ ngày 14 đến ngày
28-4-1975, Hải quân Quân đội Nhân dân Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ tiếp quản các đảo trên Biển Đông trong đó có quần đảo Trường Sa.
Chính quyền Việt Nam thống nhất sau đó vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền
của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cho đến đầu thế kỷ XX, lần đầu tiên, Trung Quốc tuyên bố phát hiện ra quần

đảo Hoàng Sa (vốn là của Việt Nam) và tùy tiện đặt tên là quần đảo Tây Sa. Năm
1956, họ mới lần đầu tiên chiếm cụm đảo phía Đông và đến năm 1974, họ chiếm
nốt cụm đảo phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu tấn công xuống quần đảo Trường Sa và
đến nay, họ cải tạo thành những căn cứ quân sự rất hiện đại để thực hiện mưu đồ
độc chiếm toàn bộ Biển Đông. Đây là những hành động leo thang cực kỳ nguy
hiểm của Trung Quốc, mà Việt Nam và cộng đồng quốc tế đang hết sức lên án và
tìm cách ngăn chặn.
Việt Nam luôn phản bác các hành động của Trung Quốc đồng thời khẳng
định chủ trương giải quyết các xung đột thông qua đàm phán, giải quyết hòa bình
mọi tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Như vậy từ những tư liệu lịch sử có giá trị pháp lý và căn cứ vào những
nguyên tắc luật pháp và tập quán quốc tế, có thể rút ra một số kết luận sau: Nhà
nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ
quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi mà các quần đảo đó chưa
thuộc về bất kỳ quốc gia nào. Từ thế kỷ XVII đến nay nhà nước Việt Nam đã thực
thi quyền làm chủ đối với hai quần đảo này một cách thực sự, liên tục và hòa bình.
Nhà nước Việt Nam luôn bảo vệ tích cực các quyền và danh nghĩa của mình trước
mọi mưu đồ và hành động xâm phạm tới chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền lợi
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2.3.3. Thực hiện nội dung tích hợp các vấn đề liên quan đến chủ quyền
của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong dạy học ở
Trường THCS Chu Văn An.
Trên cơ sở các nguồn dữ liệu đã sưu tầm, giáo viên sẽ sử dụng trong các tiết
học. Ngoài ra chúng ta còn tiến hành giao việc cho các em về nhà tìm hiểu những
bài văn, bài thơ, tư liệu lịch sử về biển đảo quê hương.
Một trong những hoạt động rất sôi nổi trong việc tích hợp các vấn đề có liên
quan đến chủ quyền biển đảo và được các em đón nhận sôi nổi là những buổi hoạt
động ngoài giờ lên lớp với chủ đề “Biển đảo quê hương em” hay buổi sinh hoạt
dưới cờ vào đầu mỗi tuần học…. Đây là những bài học bổ ích và có ý nghĩa góp

phần rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nâng cao lòng yêu tổ quốc, ý thức trách
nhiệm của những công dân tương lai…
Dưới đây là một số hình ảnh của buổi ngoại khóa.
15


Toàn cảnh sân chơi

Vác bì lương thực lên thuyền
16


Xe thồ vận chuyển lương thực tiếp tế lương thực qua sông.

Kéo thuyền vượt cạn.
17


Giáo viên và học sinh cùng vui nhảy sạp.
2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm với hoạt động giáo dục, bản
thân đồng nghiệp và nhà trường.
Trải qua qúa trình dạy học khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm và dạy học
bản thân tôi nhận thấy: Về phía học sinh các em hăng hái tìm hiểu nội dung có liên
quan đến vấn đề biển đảo, nhất là trong tình hình thực tế hiện nay khi mà Trung
Quốc đang có nhiều hoạt động trái phép ở Biển Đông. Điều đó chứng tỏ các em rất
quan tâm đến vấn đề chủ quyền của dân tộc, các em muốn tìm hiểu về lịch sử dân
tộc để càng yêu qúy và trân trọng những gì mà chúng ta đang có hiện nay. Không
chỉ dừng lại ở đó tôi đã thấy đâu đó ước mơ được trở thành là một cảnh sát biển
tham gia và bảo vệ vùng biển đảo của tổ quốc… Kết qủa về hứng thú học tập môn
lịch sử khối 9 là.

Năm học

Lớp đối chứng: 9A
Sĩ số
Tỷ lệ (%)
37
86,5

2015 - 2016

Lớp thực nghiệm: 9B
Sĩ số
Tỷ lệ (%)
36
97,2

Vì hứng thú học tập thay đổi nên kết qủa học tập của năm học 2015 – 2016
cũng tăng lên:
Lớp


số

Điểm
18


9A
37
9 24,3 21 56,7 7 19,0 0

0
0
0
(đối chứng)
9B
36
13 36,1 21 58,4 2 5,5
0
0
0
0
(thực nghiệm)
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi nhận thấy
mình có nhiều tiến bộ về chuyên môn nghiệp vụ, thu thập được nhiều tài liệu kiến
thức phục vụ cho công việc giảng dạy. Thêm vào đó cộng với sự hăng say sưu tầm,
làm việc và học bài của các em khiến cho tôi càng vững tin với nghề mà mình lựa
chọn. Chính vì vậy sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng được đồng nghiệp sử dụng,
nhà trường ủng hộ, khai thác phục vụ cho hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đây chính là
một phần thể hiện của lòng yêu nước của tôi và học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
1. Kết luận.
Thế hệ học sinh chính là chủ nhân của đất nước, chính các em sẽ là những
người viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc. Trang sử đó sẽ được viết tiếp
như thế nào thiết nghĩ phần nhiều là do cách chúng ta giáo dục hiện nay. Giáo dục
học sinh lòng yêu nước, yêu dân tộc là một phần của bộ môn Lịch sử. Trong tình
hình hiện nay song song với dạy theo sách giáo khoa tôi thấy bản thân mỗi giáo
viên cũng không nên chờ sách giáo khoa đưa vào mình mới dạy mà bản thân phải
chủ động đổi mới, chủ động cập nhật tình hình thời cuộc nhất là tình hình về biên
giới quốc gia lãnh thổ, biển đảo hiện nay. Có như vậy bài học mới không khô khan
đơn điệu, một chiều mà phải tạo ra tình huống để học sinh tìm hiểu, động não suy

nghĩ, gây hứng thú. Biển đảo quê hương đang vẫy chào các em không chỉ là trở
thành những cảnh sát biển canh giữ biển đảo quê hương mà còn là khai thác tài
nguyên biển đảo để phục vụ cho phát triển đất nước. Thế kỷ XXI là thế kỷ của biển
vì vậy chính các em sẽ là những người xây dựng, bảo vệ và làm giàu từ biển …..
2. Kiến nghị.
Sở giáo dục đào tạo có kế hoạch liên kết với các sở ban ngành mở các phòng
trương bày lưu động về tài liệu, chứng cứ có liên quan đến chủ quyền biển đảo, mở
các lớp chuyên đề về chủ quyền biển đảo quê hương nhất là đối với quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Các phòng giáo dục qua các cuộc thanh kiểm tra các trường cần nhắc nhở
giáo viên nâng cao việc tích hợp giáo dục vấn đề chủ quyền biển đảo, nên coi đây
như một nội dung chính trị của năm học…
Các nhà trường cần tăng cường đầu tư nâng cao cơ sở vật chất, đầu tư các
nguồn tài liệu mới, mỗi giáo viên cần không ngừng nâng cao trình độ, chủ động
trong việc giáo dục tích hợp vấn đề chủ quyền biển đảo trong dạy học.

19


XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày..13.. tháng .4.. năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

TÀI LIỆU THAm KHẢO
1. Ban Tuyên giáo Trung Ương, 100 câu hỏi-đáp về biển, đảo dành cho tuổi trẻ
Việt Nam, NXB Thông tin và Truyền thông, 2013
20



2. Đại tá Lê Ngọc Cường, TS Lê Văn Bính, Biển, đại dương và chủ quyền biển đảo
Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Vụ Giáo dục quốc phòng, 2011.
3. TS Trần Công Trục, “Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông”, NXB Thông tin và
Truyền thông, 2012
4. Luật Biển Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2012
5. Biển, đảo và các vấn đề liên quan đến chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, Bộ
GD&ĐT.
6. Nhiều tác giả, Tài liệu tham khảo phục vụ công tác tập huấn tuyên truyền về
biển, đảo, NXB Thông tin và Truyền thông.

21



×