Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

The duc THCS bui van cu THCS nguyet an ngoc lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.02 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm học 2014- 2015 là năm học tiếp tục thực hiện giảng dạy chương trình
đổi mới theo phương pháp dạy học. Trong bối cảnh hiện nay ngành giáo dục và đào
tạo đang nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế
của thời đại. Vấn đề này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với giáo viên THCS là phải
đổi mới cách dạy: Giáo viên chỉ là người hướng dẫn chỉ đạo, định hướng cho học
sinh đi tìm kiến thức mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.
Chính vì vậy học sinh phải là người tự giác, chủ động, tìm tòi, phát hiện các
kiến thức mới một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống thông qua sự
dẫn dắt điều khiển của giáo viên trong tiết dạy. Do vậy việc lựa chọn phương pháp
dạy học sao cho phù hợp với kiểu bài và phát huy được sự yêu thích môn học đối
với học sinh là một vấn đề rất quan trọng, đó cũng là một thủ thuật sư phạm của
người giáo viên.
Tính tích cực của học sinh là hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng
trong việc học tập, rèn luyện, nghị lực trong quá trình luyện tập, tính tích cực của
học sinh là quá trình phát hiện tìm hiểu, giải quyết nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ
chức, hướng dẫn của giáo viên, sự chủ động trong học tập và thể hiện qua việc
tham gia các hoạt động thể dục thể thao, trò chơi vân động và các hoạt động của
nhà trường.
Để có thể dạy học theo phương pháp tích cực hoá người học đối với môn học
thể dục, đương nhiên rất cần có sân tập luyện và phương tiện tập luyện tốt hơn hiện
nay, đó chính là phương tiên dạy học của người giáo viên thể dục, tuy nhiên đây là
một vấn đề cần khắc phục.
Sức bền là một trong những tố chất quan trọng của con người nhất là trong
giai đoạn phát triển toàn diện của các em học sinh THCS.
Từ nhiều năm nay thể lực của học sinh luôn là một vấn đề trăn trở của các
giáo viên dạy môn Thể dục trong trường THCS, việc các em học sinh có thể lực
yếu kém không chỉ làm ảnh hưởng đến việc phát triển thể chất mà còn ảnh hưởng
đến viêc học tập của các em, việc cấp thiết là cần có sự thay đổi tư duy trong việc
hướng dẫn luyện tập và rèn luyện thể lực cho học sinh.


Luyện tập thể lực ở trường THCS là một vấn đề rất được chú ý, do đó việc
cần phải có một sự thay đổi trong viêc luyện tập thể lực cho học sinh THCS. Trong
thời gian đầu môn học chạy bền là một chương riêng biệt và chỉ được dạy trong
một số tiết nhất định. Nhưng hiện nay đã được thay đổi bằng cách đưa vào tất cả
các tiết học trong suốt cả năm học, từ đó mỗi giáo viên cần đưa ra những phương
pháp luyện tập sao cho phù hợp với học sinh, tạo cho học sinh ý thức phấn đấu và
quyết tâm cao khi luyện tập thể lực để tạo ra một sức bền cho cơ thể có thể đáp ứng
yêu cầu phát triển toàn diện.
\

1


Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, qua nhiều năm được phân công giảng
dạy môn Thể dục lớp 9 ở trường THCS Nguyệt Ấn, với những kinh nghiệm thực tế
và thành tích đã đạt được, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “Một số kinh nghiệm giảng
dạy phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 9 trong nội dung chạy bền”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Cơ sở lý luận chung:
Với mục tiêu giáo dục phổ thông là "giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân,
tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số
16/2006/QĐ-BGD - ĐT ngày 5/5/2006 của GD&ĐT đã nêu: "Phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh
phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào

thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập
của học sinh".
Hiện nay do yêu cầu đổi mới của phương pháp giáo dục và yêu cầu học tập
mà đòi hỏi học sinh phải có thể lực để tiếp thu tốt các bài học trên lớp và nâng cao
sức đề kháng. Để giờ dạy đạt hiểu quả cao giáo viên cần nắm vững tâm lý của học
sinh. Cần tìm hiểu rõ thể trạng của từng học sinh để đưa ra những phương pháp
luyện tập phù hợp với đối tượng cho học sinh.
Học sinh THCS bắt đầu và đang bước vào thời kỳ thay đổi tâm sinh lý, nên
cơ thể các em phát triển với tốc độ rất nhanh cả về hình thái, tố chất thể lực cũng
như các chức năng, bộ phận của các hệ cơ quan trong cơ thể. Lúc này TDTT, dinh
dưỡng có tác dụng cực kỳ quan trọng đến việc phát triển toàn diện cơ thể. Giáo
viên cần tìm hiểu và học tập những phương pháp luyện tập tiên tiến để áp dụng
trong giờ dạy. Đặc biệt “Chạy bền” là nội dung tập luyện tương đối đơn điệu mà
lại đòi hỏi người học phải vận động nhiều, làm cho học sinh khi học tập và tập
luyện dề nhàm chán và đôi lúc không đảm bảo lượng vận động cần thiết để phát
triển sức bền.
2. Cơ sở lý luận giảng dạy:
Tập luyện Thể dục, thể thao nói chung và môn chạy bền nói riêng, việc học
kĩ thuật động tác là một nhân tố quan trọng. Nếu biết phối hợp các giai đoạn chính
xác, nhịp nhàng sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình tập luyện và thi đấu. Do đó,
một bộ phận chính của bài tập kĩ thuật thể thao phải hướng vào sự lĩnh hội, nắm
vững các kĩ thuật mà phần nào sự thành thạo trong hoạt động cho người học.
2


Quá trình này được tiến hành dựa trên những nguyên tắc giáo dục, giáo dục
thể chất. Cho dù một hoạt động đơn giản hay phức tập nào của người dạy và người
học được diễn ra trong quá trình giảng dạy đều phải tuân thủ nguyên tắc hình thành
kĩ năng, kĩ xảo vận động. Từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ trực quan
đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp con người học chuyển từ việc

nắm vững chắc có hệ thống sang thực hiện động tác kĩ thuật một cách toàn vẹn và
thành thạo.
Quá trình dạy học kĩ thuật động tác được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với
3 giai đoạn quá trình hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động đó là:
- Giai đoạn học ban đầu: Ở giai đoạn này, giáo viên phải giúp người học
nắm vững nguyên lý kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác, hạn chế sự
chuyển đổi xấu của kĩ thuật, động tác trước đó. Trong giai đoạn này hưng phấn
thần kinh của người học bị lan tỏa và dễ khuếch tán sang vùng thần kinh khác, phản
ứng trả lời còn chưa được chọn lọc nhiều nhóm cơ thừa bị lôi cuốn vào hoạt động
và cơ thể chưa phân biệt được chính xác các kích thích có điều kiện khác nhau. Do
đó, khi thực hiện kĩ thuật động tác người học mắc phải sai lầm bị động tác thừa và
tốn nhiều sức lực.
- Giai đoạn sâu chi tiết: Ở giai đoạn này người học hiểu sâu hơn các quy
lực hoàn thiện kĩ năng vận động, động tác được thực hiện chính xác hoá theo đặc
điểm không gian và thời gian. Trong giai đoạn này định hình động lực được hình
thành trên vỏ não. Xong vẫn chưa đầy đủ và vững chắc sau vài lần lặp đi lặp lại
động tác hiện tượng khuếch tán của các quá trình thần kinh giảm dần đi, hưng phấn
chỉ tập trung vào những vùng nhất định. Hệ thống các cử động không phải thay đổi
ở tất cả các giai đoạn những động tác đó được tiếp thu đúng thì sẽ được lặp lại đúng
và dần dần tự động hóa, động tác phối hợp tốt hơn, các động tác thừa bị ức chế.
Tuỳ theo mức độ nắm vững kĩ thuật mà tự động hoá chuyển kĩ năng thành kĩ xảo
vận động nhanh hay chậm.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện động tác vẫn đòi hỏi sự kiểm tra của vỏ
não và cơ quan thị giác.
- Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật động tác: Ở giai đoạn này định hình động
lực trên vỏ não được xây dựng vững chắc, hệ thống chức năng của động tác đã có
tính chất ổn định. Các cơ quan trong cơ thể phối hợp với nhau một cách nhịp
nhàng, kĩ thuật động tác được thực hiện một cách tự động hoá đến mức hoàn thiện.
Không cần đến sự kiểm tra của vỏ não và cơ quan thị giác, động tác không bị rối
loạn hoặc chuyển xấu khi các điều kiện khách quan thay đổi. Cuối giai đoạn này kĩ

xảo vận động đạt đến mức vững và có tính biến dạng. Trong giai đoạn này công tác
giảng dạy cần phải chú ý đến từng đặc điểm kĩ thuật để tiến hành lựa chọn các
phương tiện, phương pháp giảng dạy cho phù hợp, giáo viên có thể sử dụng phương
pháp tổng hợp hoặc phân đoạn để củng cố kĩ xảo và phát triển tính biến dạng của

3


nó, hoặc cấu tạo lại phần kĩ thuật cho tương ứng với phát triển các tố chất thể lực
của người học nhằm nâng cao hiệu quả trong qua trình tập luyện và thi đấu.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ DẠY HỌC NỘI DUNG CHẠY BỀN.
1. Thực trạng chung:
1.1. Thuận lợi:
- Đối với nhà trường:
+ Đội ngũ Cán bộ quản lí: Sát sao, tâm huyết, làm việc có hiệu quả.
+ Đội ngũ giáo viên giảng dạy có trình độ chuyên môn cao, tâm huyết. Dạy
học có trách nhiệm đạt hiệu quả cao.
+ Nhà trường có sân chơi, sân tập thể dục.
- Đối với học sinh: Phần lớn các em học sinh chăm ngoan, có sự rèn luyện thể
lực. Có ý thức cao trong học tập, tập luyện, cầu kiến.
1.2. Khó khăn:
- Đối với nhà trường:
+ Dụng cụ tập luyện mặc dù có nhưng chất lượng chưa cao.
+ Sân tập thể dục và đường chạy bền chưa đạt tiêu chuẩn.
+ Thiết bị đồ dùng luyện tập bị hư hổng, còn thiếu.
- Đối với giáo viên:
+ Việc áp dụng các phương pháp luyện tập chạy bền còn chậm.
+ Việc học tập thêm các phương pháp mới còn hạn chế.
+ Tài liệu hướng dẫn có nhưng ít.
+ Cũng có thể do giáo viên hướng dẫn học sinh cách chọn lựa môn thể thao phù

hợp cho các em cũng như việc áp dụng phương pháp tập luyện, nhưng dung cụ
luyện tập còn hạn chế dẫn đến các em không có hứng thú trong luyện tập.
+ Giáo viên chưa chịu cập nhật các phương pháp luyện tập mới để tạo sự hứng
thú luyện tập của học sinh.
- Đối với học sinh:
Thể lực của học sinh luôn là một vấn đề được đặc biệt quân tâm của giờ thể
dục, là một tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh. Tuy nhiên trong giờ dạy tập thể lực
luôn gặp những hạn chế:
+ Quan điểm: Một số học sinh còn chưa ham học, ý thức chưa cao còn quan
niệm là môn học phụ không mặn mà, bố mẹ không đầu tư.
+ Một số học sinh chưa nhận thức nâng cao thể lực cho mình.
+ Dụng cụ luyện tập còn quá ít hoặc không phù hợp hoặc chất lượng kém.
+ Đặc biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày
càng tăng do ý thức chú trọng của một số học sinh trong luyện tập ở trường cũng
như ở nhà.
+ Học sinh chưa biết cách áp dụng phương pháp luyện tập và bài tập chưa phù
hợp với thể trạng cơ thể mình.

4


+ Đa số các em chọn những môn luyện tập theo ý thích chủ quan của mình mà
không để ý đến thể trạng cơ thể cũng như tố chất thể thao của mình. Một số em có
thể trạng và thể lực yếu lại thích các môn vận động mạnh như: Đá bóng, bơi, chạy
ngắn, có em thấy bạn chọn thì mình cũng chọn hay do các bạn rủ tập cùng.
+ Ngoài ra các em chưa chú trọng đến quá trình khởi động và lượng vận động
của mình.
Chính vì những lý do trên mà tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài “ Phát huy tính
tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền”.
2. Xác định những sai lầm thường mắc phải khi tập luyện:

Trong quá trình giảng dạy tôi đã quan sát học sinh khối lớp 9 trường trung học
cơ sở Nguyệt Ấn, học kĩ thuật chạy bền. Ban đầu tôi đã xác định được những sai
lầm cơ bản mà học sinh thường mắc phải đó là:
- Khi xuất phát chạy quá nhanh ( khi xuất phát).
- Để chân chạm đất bằng gót hoặc cả bàn chân nghe tiếng động rất nặng.
- Các bước chạy không tích cực.
- Chưa phối hợp sức trong quá trình chạy.
- Đánh tay quá rộng trong khi chạy.
- Nhảy lên khi về đích.
- Chạy về đích dừng lại đột ngột.
Trên đây là các sai lầm khi học sinh thực hiện kĩ thuật chạy bền. Một vấn đề
đặt ra là phải xác định được những sai lầm nào mang tính phổ biến và cơ bản nhất
mà trong quá trình học chạy bền học sinh thường mắc phải.
3. Nguyên nhân dẫn đến nhưng sai lầm:
Dựa vào các phương pháp sư phạm, kinh nghiệm thực tiễn tôi xác định những
nguyên nhân dẫn đến sai lầm là:
- Do học sinh ít tập luyện sức bền.
- Do học sinh tiếp thu kĩ thuật còn chậm.
- Do thời gian tập luyện còn quá ít.
- Do thể lực yếu.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Việc phát huy tính tích cựu của học sinh trong luyện tập chạy bền sẽ làm tăng
hiệu quả rất lớn trong việc rèn luyện thể lực của học sinh, giúp các em hoàn thành
mục tiêu môn học THCS là:
+ Biết được một số kiến thức, kỹ năng cơ bản để tập luyện gìn giữ sức khoẻ và
nâng cao thể lực.
+ Góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo, thói quen tự
giác tập luyện, gìn giữ vệ sinh.
+ Có sự tăng tiến về thể lực, thể hiện bản thân về tập luyện và ttam gia thi đấu
thể dục thể thao.

+ Biết vân dụng vào thực tế để học tập và tập luyện thường xuyên.
5


- Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là học sinh khối lớp 9 THCS Nguyệt Ấn.
- Thời gian thực hiện đề tài trong năm học 2013- 2014 và 2014-2015. trên cơ sở
từng tiết dạy.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để áp dụng đưa vào giảng dạy, tôi đã tiến
hành khảo sát chất lượng học sinh khối 9, Cụ thể đối với hoc sinh lớp 9A3 như sau:
Kết quả khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng đề tài:

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Họ và tên
Bùi Hoàng Anh
Lê Chí Cường
Phạm Văn Đạt
Bùi Trang Nhung
Lê Thị Lệ
Quách Công Hiếu
Phạm Tiến Duẩn
Lê Thị Phương
Phạm Thị Thúy
Hà Thị Tuyết
Lê Viết Tùng
Phạm Xuân Toàn
Lương Anh Tuấn
Bùi Văn Quyền
Lê Thị Tuyết

Phạm Tiến Dũng
Nguyễn Hữu Chung
Đỗ Trường An
Bùi Thị Duyên
Trương Thị Liên
Bùi Trung Kiên
Trần Đức Thiện
Bùi Thị Thuận
Bùi Thị Thủy
Bùi Minh Tú
Phạm Cao Tuấn
Triệu Phương Uyên
Lê Hồng Đăng
Bùi Văn Nam
Bùi Thị Hậu
Lê Thị lan Anh

Năm
sinh

Giới
tính

Cự ly (m)

2000
2000
2000
2000
2000

2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000

Nam
Nam
Nam

Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ

1500

1500
1500
800
800
1500
1500
800
800
800
1500
1500
1500
1500
800
1500
1500
1500
800
800
1500
1500
800
800
1500
1500
800
1500
1500
800
800


Thành tích
trước khi áp
dụng đề tài
5’05”06
4’97”09
5’02”03
3’02”07
3’01”06
5’07”05
4’96”07
2’98”05
3’03”04
2’98”04
5’03”09
5’02”05
4’93”06
5’04”06
3’05”03
5’07”08
4’82”01
5’01”03
3’01”02
2’92”05
4’92”00
4’81”02
2’87”01
3’03”07
5’09”02
4’91”05

2’90”04
5’00”06
4’89”03
2’98”05
2’96”07

6


32
33
34
35

Quách Thị Phương
Bùi Gia Khiêm
Lê Tuấn Linh
Bùi Đức Thiện

2000
2000
2000
2000

Nữ
Nam
Nam
Nam

800

1500
1500
1500

2’88”05
4’95”02
5’02”04
4’85”01

Để giúp học sinh đạt kết quả cao hơn khi thực nghiệm môn chạy bền, tôi
thiết nghĩ, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần phải làm như thế nào giúp
học sinh rèn luyện để có thể lực tốt, lĩnh hội được kiến thức một cách đầy đủ, nắm
vững kỹ thuật, thực hành thuần thục và phát huy tính tích cực tối ưu nhất.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sau khi lập kế hoạch nội dung chương trình dạy học, tôi báo cáo Ban giám
hiệu nhà trường để đưa vào áp dụng và thực hiện giảng dạy theo kế hoạch đã đề ra.
- Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để
giảng dạy cho học sinh thực hiện theo phương pháp đổi mới trong quá trình dạy
học như: Sân tập, đường chạy bền; Tổ chức các hoạt động ngoại khoá; Tham gia thi
đấu điền kinh, đặc biệt là môn chạy bền.
- Tổ chức dự giờ, thao giảng trong các tiết dạy với giáo viên thể dục nhà trường
và giáo viên thể dục các trường lân cận. Qua đó phát hiện, rút ra được nhiều kinh
nghiệm cho bản thân mình, biết được một số kinh nghiệm giảng dạy phàt huy tính
tính tích cực chưa hợp lý, thiếu tính khoa học. Để từ đó cô đọng lại, điều chỉnh và
áp dụng thực nghiệm vào giảng dạy, tập luyện hợp lý hoá cho học sinh trong môn
chạy bền.
Để nâng cao phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 9 trong nội dung chạy bền
thì trước tiên cần sử dụng linh hoạt phương pháp và nội dung phương pháp tập
luyện. Có kế hoạch cụ thể và thời gian để tiến hành tập luyện. Dưới đây là một số
phương pháp và cách thức tập luyện:

1. Một số phương pháp.
- Phần lý thuyết: áp dụng phương pháp đọc tài liệu để nghiên cứu và đổi mới
phương pháp dạy học tích cực của học sinh.
- Nghiên cứu kỹ những tài liệu và SGK.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn, thống kê, phiếu học tập.
- Quan sát tìm hiểu thực tế của học sinh.
- Nghiên cứu SGK lớp 9 mới.
- Một số phương pháp luyện tập, sử dụng các dụng cụ luyện tập.
- Tìm hiểu thực trạng thể lực của học sinh thông qua kiểm tra đánh giá đầu
năm.
- Đưa đề tài vào thực nghiệm trong giờ dạy.
Ngay từ giờ dạy đầu tiên của bộ môn nhất thiết phải gây hứng thú cho học sinh
với bộ môn bằng nhiều phương pháp khác nhau, nói chuyện ngoại khoá, kể chuyện
7


về các môn thể dục, thể chất. Thành tích của từng môn đối với thế giới và quốc tế
vài năm gần đây qua đó tạo nên sức hấp dẫn kích thích tính tò mò ham hiểu biết
thích thể thao, muốn tập luyện.
Cho các em thấy được tác dụng chạy bền nhằm rèn luyện sức bền, ý chí quyết
tâm khắc phục khó khăn mệt mỏi để vượt lên trên giúp các em di chuyển từ nơi này
đến nơi khác khi chưa có phương tiện hiện đại. Để gây được hứng thú bộ môn tôi
phải bỏ khá nhiều công sức về vấn đề này trong nhiều giờ sau đó (xen kẽ trong các
giờ học) vừa học kiến thức cơ bản vừa dẫn dắt tìm hiểu thực tế ở một số trường qua
các hội khoẻ cụm, huyện quốc tế và thế giới để các em yêu thích môn chạy bền
thích tập không sợ mệt mỏi, không bỏ cuộc, biết cách phân phối sức cho phù hợp.
Bên cạnh đó phải làm thế nào để học sinh tiếp thu kiến thức trong bài giảng
nhanh nhất, dễ nhớ và nhớ lâu. Muốn thực hiện được điều cơ bản này ngoài nghiên
cứu kỹ nội dung kiến thức của bài soạn chu đáo mà còn phải xác định rõ phương
pháp dạy ở từng bài (từng buổi tập) từng phần.

Ví dụ : Qua các tiết có giờ chạy bền ở lớp tôi thường lần lượt tiến hành các
bước như sau :
a/ Bước 1 : Tôi thường tạo ra cho học sinh hứng thú hưng phấn khiến cho
các em ham muốn luyện tập thích chạy bền.
b/ Bước 2 : Tôi chỉ ra một số nhược điểm trong chạy bền mà các em thường
mắc và tỏ vẻ sợ sệt
Thời kỳ cực điểm thường xuất hiện ở giai đoạn chạy giữa quãng trong chạy
bền là thời kì mệt mỏi nhất mà thời kì này nó xuất hiện sớm hay muộn tuỳ thuộc
vào trình độ luyện tập và sức khoẻ từng người. Do vậy cần tìm ra biện pháp khắc
phục.
c/ Bước 3 : Biện pháp khắc phục : Các em cần cố gắng phối hợp nhịp nhàng
giữa tần số bước chạy và nhịp thở kết hợp với phân phối sức hợp lý thì cơ thể sẽ
dần hồi phục.
Khi các em quen dần với bài tập sức bền và hiểu rõ được ý nghĩa, tác dụng
của nó tôi tiếp tục tiến hành.
d/ Bước 4 : Hướng dẫn bài tập về nhà cho các em luyện tập thêm ở nhà vào
buổi sáng sớm và chiều mát giúpcác em hiểu và nắm vững chiến thuật trong khi
chạy bền để đạt thành tích cao.
2. Các biện pháp hoàn thiện kĩ thuật:
Để hoàn thiện động tác tôi đưa ra một số biện pháp thực tiễn như sau:
* Biện pháp 1: Chạy kết hợp các giai đoạn kĩ thuật trên các cự li 80- 100m
với 3/ 4 sức. (2- 3 lần)
- Giáo viên: Chia 4 tổ, làm mẫu lại động tác (1 lần) và các lần còn lại lớp trưởng
điều khiển tập bài tập.
- Học sinh: Luyện tập động tác theo sự điều khiển của lớp trưởng, tập chạy đường
thẳng vượt qua chướng ngại vật.
8


- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập, sửa sai động tác cho học sinh.

* Biện pháp 2: Tập các bài tập phát triển các tố chất của học sinh chạy theo
các phương pháp (lặp lại, biến tốc … với các cự li khác nhau). (3- 4 lần)
- Giáo viên: Chia nhóm, làm mẫu kĩ thuật động tác (1 lần).
- Học sinh: Chạy 200m chậm chuyển sang chạy nhanh 400m; chạy 200m châm
chuyển sang chạy tăng tốc 400m và chạy 3/ 4 sức (lặp lại). Tập theo sự điều khiển
của nhóm trưởng. (2- 3 lần)
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi qua các lần chạy nhắc nhở và sửa sai kỹ thuât bài
tập cho học sinh.
* Biện pháp 3: Chạy bền với kĩ thuật hoàn chỉnh.
- Giáo viên: Chia nhóm cùng sức khỏe cho lớp ôn tập một số kỹ thuật bài tập bổ trợ
theo sự điều khiển của lớp trưởng.
+ Chạy bước nhỏ: 2 lần x 15m
+ Chạy nâng cao đùi: 2 lần x 15m
+ Chạy đạp sau: 2 lần x 15m
- Học sinh: Chạy bền 1000m- 1500m theo sự điều khiển của giáo viên): 1- 2 lần
- Giáo viên: Chia nhóm cùng sức khoẻ và giới tính cho học sinh thực hiện, theo dõi
và sửa sai kĩ thuật.
3. Một số bài tập phát triển thể lực:
Để giúp học sinh có đủ thể lực tập luyện nâng cao kĩ thuật động tác trong
chạy bền tôi đã thực hiện một số bài tập như sau:
* Bài tập 1: Bài tập làm dẻo khớp hông.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Đứng hai chân rộng bằng vai, hai tay chống vào hông. Lớp trưởng điều
khiển 4 lần x 8n làm 2 tổ.
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
* Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân, bằng 2 chân.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Nam thực hiện đứng lên ngồi xuống (20- 25 lần x 2 tổ), nữ thực hiện
đứng lên ngồi xuống (15- 20 lần x 2 tổ).
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.

* Bài tập 3: Chạy tại chỗ.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Chạy tại chỗ kết hợp đánh tay. (1- 2 phút)
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện.
* Bài tập 4: Nhảy dây cá nhân.
- Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện
- Học sinh: Thực hiện động tác nhảy dây hai chân nhịp đơn
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện.
9


* Bài tập 5: Trò chơi “Hai lần hít vào, hai lần thở ra”.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Chạy tại chỗ, lớp trưởng điều khiển 2 tổ x 5 phút.
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần chơi nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
* Bài tập 6: Trò chơi “Chạy dích dắc tiếp sức”.
- Giáo viên: Chia tổ cho học sinh thực hiện
- Học sinh: Lớp trưởng điều khiển 2- 3 lần x 3 phút.
- Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở và sửa sai cho học sinh.
4. Cách thức tập luyện.
a/ Bước đầu : Dạy cho các em một số động tác bài tập khởi động : Chạy nhẹ
nhàng một vòng sân sau đó đi vào đội hình vòng tròn vừa đi vừa tập một số động
tác khởi động ( Tay-lườn- vặn mình-lưng bụng), động tác chân đứng tại chỗ khởi
động.
+ Tiếp đó tiến hành dạy cho các em một số động tác bổ trợ: Chạy bước nhỏ,
chạy nâng cao đùi, chạy gót chân chạm mông. Những động tác này các em đứng tại
chỗ tập tới khi động tác đã được thành thạo.
+ Cho các em chạy bước nhỏ di động 5m, tiếp tục nâng cao đùi 5m kết hợp
động tác đá lăng chân sau:15m. Tập chạy tăng tốc từ 20 - 25m (2-3 lần), tập chạy
biến tốc 50m nhanh, 50m chậm (2 lần). Các động tác được tập bổ trợ chuyền vật từ

4 đến 6 em (1 đợt). Hết mỗi đợt chạy phải nhận xét nhắc nhở và sửa kỹ thuật cho
các em, rút kinh nghiệm cho từng em để lần sau tập tốt hơn. Có thể vừa nói cần mô
phỏng thị phạm lại kĩ thuật chậm để các em quan sát lần sau tập tốt hơn.
b/ Bước 2 : Dạy cho các em kỹ thuật xuất phát cao- chạy lao : Trước tiên phân
tích và làm mẫu xong. Tiến hành cho các em tập (4 em/lượt). Trong giai đoạn này
cần chú ý sửa tư thế xuất phát, góc độ chạy lao sao cho phù hợp. Khi các em đã
thực hiện tương đối tốt kỹ thuật này, tiếp tục tiến hành bước tiếp theo.
c/ Bước 3 : Tiếp tục dạy cho các em kỹ thuật giai đoạn chạy giữa quãng.
Thường dạy các em trên cơ sở lý thuyết kết hợp mô phỏng kỹ thuật chậm chỉ ra
tranh vẽ. Giúp các em hiểu sâu hơn và vận dụng tốt vào luyện tập thực hành, tiến
hành cho các em luyện tập theo nhóm (4-5 em/đợt). Giai đoạn này cần chú ý sửa tư
thế bước chạy đặc biệt đạp sau thẳng, cách đánh tay.
+ Tập chạy biến tốc 50 - 60m : Nhằm giúp các em thay đổi tốc độ khi cần thiết
và phản xạ nhanh trong khi chạy.
+ Tập chạy đường vòng : ở giai đoạn này hướng dẫn các em cố gắng duy trì tần
số bước chạy, hít thở sâu không nên vượt bạn ở đường vòng, nên vượt ở đường
thẳng, phân phối sức hợp lý trên toàn bộ cự ly khi đã vượt được rồi nên bám sát
vạch vôi bên trong đường chạy.
+ Tiếp theo hướng dẫn các em chạy hạ thấp trọng tâm : Động tác này thường
dạy dưới dạng trò chơi (chạy qua vật chuẩn rồi chạy về hàng). Giúp cho các em
tăng sức chịu đựng của đôi chân.
10


Tập chạy 100m; 200 -400m; 600-800m và 1000m - 1500m. Cần phải đưa ra
chỉ tiêu cho các em tập tăng dần.
Ví dụ : Chạy 2 vòng sân (mỗi vòng 200m) đến 3-4-5-7 vòng sân. Luôn chú ý
nhắc nhở các em thời kì "cực điểm" thường xuất hiện mệt mỏi ở giai đoạn chạy
giữa khoảng 200m-300m đầu. Đó là hiện tượng sinh lý bình thường (hô hấp lần 1)
mà khi chạy bền học sinh thường sợ nhất, các em hay nản chí thường muốn bỏ

cuộc. Nên động viên các em cố gắng duy trì tần số bước chạy không sợ ngất, đến
giai đoạn sau sẽ đỡ dần (hô hấp lần 2)
- Ngoài những phương pháp luyện tập nêu trên, cần áp dụng thêm các dụng cụ
luyện tập được trang bị và các dụng cụ tự làm vào kết hợp cho học sinh luyện tâp
như: sử dụng các thanh chắn làm chướng ngại vật, dây cao su, vật nặng buộc chân,
để nâng cao và tăng sức chịu đựng cho học sinh.
- Với những hình thức tập luyện phong phú, phương pháp tập đơn giản, nếu có ý
thức giữ gìn và nâng cao sức khoẻ bất kì học sinh nào cũng có thể tập được. Điểm
khó ở đây là cần hướng cho học sinh luyện tập một cách kiên trì theo sức khoẻ cả ở
trên lớp cũng như ở nhà.
Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao, nhưng thông qua các giờ dạy tôi có thể
thấy học sinh đã có ý thức tích cực luyện tập không còn các biểu hiện chạy cắt
vòng, chạy bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu, khi chơi trò chơi phát triển sức
bền thì các em tham gia rất nhiệt tình. Việc được luyện tập bằng các phương pháp
khác nhau giữa các tiết học đã rèn luyện, cần chú trọng rèn cho học sinh ý chí quyết
tâm và nghị lực của bản thân vươn lên trong tập luyện.
IV. KIỂM NGHIỆM ĐỀ TÀI.
1. Kết quả thực hiện đề tài:
- Qua việc khảo nghiệm (xem xét và đánh giá qua ứng dụng, thử thách trong
thực tế), tôi nhận thấy các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả thi (có thể
thực hiện được) không chỉ với trường THCS Nguyệt Ấn, mà còn có thể áp dụng
đối với nhiều trường THCS trong huyện nhà. Có thể dạy trong năm học này và áp
dụng dạy trong nhiều năm học tiếp theo.
- Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một quá trình
tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. Tác động của quá trình dạy học bao
gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều kiện từ thực trạng đời sống kinh tế, cơ sở vật
chất, trình độ nhận thức của học sinh, phương pháp cũng như trình độ giảng dạy
của giáo viên, chương trình sách giáo khoa ... Từ đó sản phẩm (kết quả học tập của
học sinh) được nâng cao, tiếp tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của quá
trình giáo dục. Kết quả học tập của học sinh đối với môn Thể dục phải được thể

hiện ở việc phát triển toàn diện của học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Những kinh nghiệm nêu trong đề tài đã phát huy rất tốt khả năng luyện tập,
hoàn thiện kĩ thuật và nâng cao thành tích cho học sinh trong việc học kĩ thuật chạy
11


bền nói riêng và học tập bộ môn Điền Kinh nói chung. Qua áp dụng đề tài này, học
sinh được rèn luyện củng cố kĩ thuật một cách vững chắc, kết quả học tập luôn
được nâng cao. Từ chỗ học sinh không thích, hoặc lo sợ khi học kĩ thuật chạy bền,
lúng túng trong việc thực hiện các giai đoạn, thì nay hầu hết học sinh rất tự tin, biết
phối hợp các giai đoạn thành thạo, rất muốn thích học bộ môn.
2. Kiểm nghiệm:
Qua thực tiễn ứng dụng những giải pháp trên vào thực tế giảng dạy ở trường
THCS Nguyệt Ấn tôi đã thu được kết quả như sau:
So sánh sau khi thực hiện đề tài kết quả thu được như sau:

TT

Họ và tên

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Bùi Hoàng Anh
Lê Chí Cường
Phạm Văn Đạt
Bùi Trang Nhung
Lê Thị Lệ
Quách Công Hiếu
Phạm Tiến Duẩn
Lê Thị Phương
Phạm Thị Thúy
Hà Thị Tuyết
Lê Viết Tùng
Phạm Xuân Toàn
Lương Anh Tuấn
Bùi Văn Quyền

Lê Thị Tuyết
Phạm Tiến Dũng
Nguyễn Hữu Chung
Đỗ Trường An
Bùi Thị Duyên
Trương Thị Liên
Bùi Trung Kiên
Trần Đức Thiện
Bùi Thị Thuận
Bùi Thị Thủy
Bùi Minh Tú

Năm Giới
sinh tính
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000

2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000

Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nam
Nam
Nam
Nữ
Nữ

Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nam

Thành
tích trước
Cự ly
khi áp
(m)
dụng đề
tài

1500
5 05”06
1500
4’97”09
1500
5’02”03
800
3’02”07
800
3’01”06
1500
5’07”05
1500
4’96”07
800
2’98”05

800
3’03”04
800
2’98”04
1500
5’03”09
1500
5’02”05
1500
4’93”06
1500
5’04”06
800
3’05”03
1500
5’07”08
1500
4’82”01
1500
5’01”03
800
3’01”02
800
2’92”05
1500
4’92”00
1500
4’81”02
800
2’87”01

800
3’03”07
1500
5’09”02

Kết quả
sau khi
áp dụng
đề tài

Hiệu quả
áp dụng
thu được
đề tài

5’00”01
4’87”07
4’92”01
2’91”05
2’91”04
5’00”03
4’85”04
2’88”03
2’97”02
2’85”03
4’94”01
4’92”03
4’87”04
4’94”05
2’94”01

4’95”05
4’75”00
4’94”02
2’89”01
2’82”03
4’82”00
4’75”01
2’72”00
2’83”05
4’98”01

0’05”05
0’10”02
0’10”02
0’11”02
0’10”02
0’07”02
0’11”03
0’10”02
0’06”02
0’13”01
0’09”08
0’10”02
0’06”02
0’10”02
0’11”02
0’12”03
0’07”01
0’07”01
0’12”01

0’10”02
0’10”00
0’06”01
0’15”01
0’20”02
0’11”01

12


26
27
28
29
30
31
32
33
34
35

Phạm Cao Tuấn
Triệu Phương Uyên
Lê Hồng Đăng
Bùi Văn Nam
Bùi Thị Hậu
Lê Thị lan Anh
Quách Thị Phương
Bùi Gia Khiêm
Lê Tuấn Linh

Bùi Đức Thiện

2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000
2000

Nam
Nữ
Nam
Nam
Nữ
Nữ
Nữ
Nam
Nam
Nam

1500
800
1500
1500
800
800

800
1500
1500
1500

4’91”05
2’90”04
5’00”06
4’89”03
2’98”05
2’96”07
2’88”05
4’95”02
5’02”04
4’85”01

4’80”03
2’75”02
4’92”05
4’81”01
2’82”03
2’81”02
2’71”03
4’78”02
4’91”03
4’76”00

0’11”02
0’15”02
0’08”01

0’08”02
0’16”02
0’15”05
0’17”02
0’17”00
0’11”01
0’09”01

Sau khi đưa vào áp dụng đề tài “Một số kinh nghiệm giảng dạy phát huy tính
tích cực cho học sinh lớp 9 trong nội dung chạy bền”, nhiều năm học sinh trường
THCS Nguyệt Ấn đã phát huy tích cực trong học tập, tập luyện và đạt kết quả cao.
Cụ thể là:
- Năm học 2013 – 2014 , tổng số học sinh khối 9 là 145 em, trong đó đầu kỳ có
17 em học sinh yếu = 12%. Đến cuối kỳ 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên..
- Năm học 2014 - 2015, tổng số học sinh khối 9 là 140 em, trong đó đầu kì có 12
em học sinh yếu = 09 %. Đến cuối kì 100% học sinh đạt yêu cầu trở lên.
3. Kinh nghiệm rút ra:
3.1. Đối với nhà trường:
Cần có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường để tạo điều kiện về thời
gian, trang thiết bị, sân tập thể dục và đường chạy bền được nâng cấp.
3.2. Đối với giáo viên:
- Người giáo viên phải xác định đúng mục tiêu, yêu cầu của việc giảng dạy.
- Giáo viên phải xây dựng một chương trình giảng dạy và tập luyện phù hợp với
đối tượng học sinh.
- Dành thời gian tham khảo tài liệu, học hỏi đồng nghiệp.
- Tạo cho học sinh ý thức tự quản, tự giác, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một
cách công bằng, hợp lý như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của học
sinh.
- Tập trung luyện tập cho các em những kỹ năng cơ bản, phát huy tố chất, năng
khiếu bẩm sinh thành kỹ năng, kỹ xảo.

- Phải có sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường để tạo điều kiện về thời gian
cũng như trang thiết bị dạy học.
3.3. Đối với học sinh:
- Trước khi luyện tập cần phải khởi động kỹ, đầy đủ cho bài học chính để tránh
xảy ra chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Muốn tập luyện chạy bền tốt cần phải có sự cố gắng cao, nhưng không được tập
liều lĩnh, không tập bừa bãi, không tập quá sức.
13


- Phải có đường chạy tương đối tốt khi tập luyện.
- Thực hiện đầy đủ theo khối lượng, theo yêu cầu của từng bài tập .
- Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình luyện tập thể
lực đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức rèn luyện,
luyện tập của học sinh trong các giờ học.
- Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn luyện
thể lực thường xuyên.
- Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn luyện thể
lực giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn luyện thể
lực.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Một số kinh nghiệm giảng dạy phát huy tính tích cực cho học sinh lớp 9 trong
nội dung chạy bền, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy
bộ môn thể dục ở trường THCS Nguyệt Ấn mà tôi đã áp dụng. Song ngoài ra theo
tôi người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu thích bộ môn mình dạy, có
tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, giám nghĩ giám làm. Đặc biệt là có
kiến thức cùng với phương pháp giảng dạy bộ môn vững vàng, môn dạy mới được
nâng cao tôi đã áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong qua trình
giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn mình dạy.

Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng đường
khó khăn, vất vả. Mong rằng : Những người thầy phải thực sự là người thầy có tâm
huyết với nghề nghiệp. Hết lòng thương yêu học sinh. "Trò học tốt cần có thầy dạy
tốt". Có như vậy mới thực sự có chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh sau khi
học hết cấp THCS có đủ sức khoẻ và kiến thức vào cuộc sống. Đó phải chăng
chúng ta đã thực hiện được cái gọi là giáo dục kỹ thuật tổng hợp của "người thầy"
đào tạo ra những con người toàn diện có ích cho xã hội.
2. Đề xuất:
Phải có sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường để tạo điều kiện về thời
gian, sân tập, quy hoạch đường chạy cũng như thiết bị dạy học được nâng cấp.
Để nâng cao chất lượng giáo dục cụ thể theo đề tài này thì theo tôi việc trước
tiên cần sử dụng linh hoạt phương pháp và nội dung tổ chức tập luyện. Phụ trách
tập luyện các em trong các bươi tập phụ đạo, bồi dưỡng ngoại khóa cho các em, lên
lịch tập luyện, nội qui cụ thể.

14


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy và tập
luyện đối với học sinh THCS Nguyệt Ấn, rất mong được sự đóng góp của các thầy
cô giáo đồng nghiệp để công việc giảng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Nguyệt Ấn, ngày 15 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
(Tác giả ký và ghi rõ họ tên)

Bùi Văn Cư


15



×