Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT số vấn đề về dạy học địa lý địa PHƯƠNG ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.78 KB, 6 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG ĐỒNG THÁP
_______________________________________________

I. Mục đích, yêu cầu
Việc dạy và học địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp cho học sinh các cấp trong
tỉnh phải đạt được mục đích yêu cầu sau:
- Giúp cho cả giáo viên và học sinh bổ sung và nâng cao những kiến thức về
tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp mà trong Sách giáo
khoa Địa lý các cấp theo chương trình của Bộ GDĐT chưa có điều kiện đưa vào.
- Giúp cho cả giáo viên và học sinh có được các kiến thức về địa lý địa
phương của tỉnh nhà qua việc dạy học trên lớp, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương
ngoài thực địa, tạo điều kiện cho giáo viên và cả học sinh hiểu rõ thực tế địa phương
về những khó khăn và thuận lợi của tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội ở địa phương.
Qua đó giúp cho học sinh có ý thức tham gia cải tạo, xây dựng địa phương về những
nội dung có liên quan nêu trên, đồng thời bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp đối với quê
hương đất nước.
- Khi giáo viên khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương của tỉnh nhà, bước đầu
còn tập cho giáo viên làm quen với tính chất và công việc của công tác nghiên cứu
khoa học về địa lý địa phương. Là cơ sở để nhà trường, để giáo viên, học sinh đóng
góp vốn hiểu biết của mình về địa lý địa phương tỉnh nhà trong sản xuất, trong quản lý
xã hội ,trong phát triểnvà bảo vệ môi trường tự nhiên; đồng thời qua đó cũng phát triển
được tư duy khoa học, tư duy địa lý cho giáo viên và học sinh ở tỉnh Đồng Tháp.
- Cũng thông qua việc dạy học địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp sẽ giúp học
sinh phát triển được năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức của mình vào hoàn
cảnh, điều kiện địa lý của địa phương. Từ đó bồi dưỡng bước đầu cho học sinh về thế
giới quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và những kỹ năng thực tiễn.
II. Nội dung dạy học Địa lý địa phương Đồng Tháp trong tài liệu "Văn
hóa địa phương tỉnh Đồng Tháp"
1. Quan điểm chung khi xây dựng nội dung dạy học Địa lý địa phương tỉnh
Đồng Tháp
- Địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp là một bộ phận của địa lý cả nước, nó


giúp chúng ta tìm hiểu thực trạng tiềm năng cụ thể và đánh giá kiểm chứng lại các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh nhà với điều kiện chung
của cả nước.
- Yêu cầu về nội dung với mục đích là để giảng dạy và học tập trong các
trường phổ thông các cấp trong tỉnh, cụ thể là: Giáo viên và học sinh phải có khả năng
nhận biết, phân tích một số hiện tượng địa lý trong tỉnh nhà hoặc nơi mình đang sinh
sống:
+ Phải hiểu biết môi trường tự nhiên chung quanh và có khả năng nhận biết
mối quan hệ giữa khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1

1


+ Phải biết ứng dụng những kiến thức địa lý chung mà chương trình môn địa
lý đã trang bị, đồng thời biết đối chiếu so sánh địa lý của cả nước, địa lý các châu lục
với địa phương của tỉnh nhà, kể cả việc đọc các loại bản đồ địa lý địa phương.
2. Nội dung cụ thể
Xuất phát từ những yêu cầu về nội dung nêu trên, xác định nội dung dạy và
học cụ thể gồm 3 phần chính là điều kiện tự nhiên , dân cư và kinh tế.
2.1.Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên (Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên
tỉnh Đồng Tháp)
Đồng Tháp là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt
Nam; phía Bắc giáp tỉnh Prâyveng của Vương quốc Cam pu chia, phía Nam giáp tỉnh
Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ; Đông giáp tỉnh Long
An và tỉnh Tiền Giang. Có đường biên giới với Cam pu chia dài 48,7km. Các đơn vị
hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 09 huyện.
Đồng Tháp ở độ cao trung bình 01 -2 m so với mặt nước biển. Độ cao giảm
dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Sông Tiền chia cắt Đồng Tháp thành hai
khu vực: vùng phía Bắc sông Tiền và vùng phía Nam sông Tiền. Tỉnh có hệ thống

sông, ngòi, kênh, rạch chằng chịt; nhiều ao, hồ lớn. Sông chính là sông Tiền (một
nhánh của sông Mekong) chảy qua tỉnh với chiều dài 132 km. Dọc theo hai bên bờ
sông Tiền là hệ thống kênh rạch ngang dọc. Sông Hậu chảy ở phía Tây Nam tỉnh. Hệ
thống kênh rạch dẫn nước từ sông Tiền, sông Hậu vào vùng Đồng Tháp Mười.
Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa lũ kéo dài từ
khoảng tháng 7 đến tháng 11 (hết tháng 9 âl).
2.2. Về địa lý dân cư, giáo dục và y tế tỉnh Đồng Tháp(bài 2:Đặc điểm cơ
bản về dân số, giáo dục và y tế của tỉnh Đồng Tháp)
a. Dân số
Dân cư vừa là lực lượng sản xuất, vừa là nguồn tiêu thụ của cải vật chất là đại
diện của nền văn hóa và là cơ sở của tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương. Do đó
yêu cầu học sinh nắm được những nội dung chính sau: Số dân, sự tăng dân số và sự
phân bố dân cư; Cấu trúc dân số.
Qua đó giúp giáo viên và học sinh thấy rõ sự phát triển và sự phân bố dân cư
lao động của địa phương tỉnh Đồng Tháp, sức sản xuất và sức tiêu thụ chủ yếu để điều
khiển gia tăng dân số, sử dụng lao động và giải quyết vấn đề lao động của tỉnh nhà.
Đặc điểm dân số Đồng Tháp:
- Theo số liệu năm 2009, dân số của tỉnh là 1,67 triệu người (đứng thứ 4 và
đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước).
- Dân số của tỉnh tăng nhanh qua các thời kỳ, nhưng có xu hướng chậm lại
trong những năm gần đây. Dân cư Đồng Tháp phân bố không đều, tập trung ở các khu
đô thị và thưa thớt ở các huyện thượng nguồn sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười.
Đồng Tháp là tỉnh có dân số trẻ và nữ nhiều hơn nam. Trên địa bàn Đồng Tháp dân tộc
Kinh chiếm trên 99% dân số. Đồng Tháp là tỉnh có nhiều tôn giáo. Các tôn giáo chính:
Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo."
2

2



b. Giáo dục
Hệ thống giáo dục của tỉnh Đồng Tháp bao gồm đầy đủ các cấp học: mầm
non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và được quy hoạch phù hợp với
định hướng phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngoài ra, còn có 01 trường Đại học
(Đại học Đồng Tháp); 03 trường Cao đẳng (Cao đẳng Cộng đồng, Cao đẳng Nghề,
Cao đẳng Y tế) và nhiều trường Trung cấp.
c. Y tế
Tỉnh Đồng Tháp có mạng lưới y tế đồng bộ từ cơ sở đến cấp tỉnh gồm 168 cơ
sở khám chữa bệnh.
Đến năm 2010, toàn tỉnh có 08/12 huyện, thị xã, thành phố hoàn thành kế
hoạch đầu tư nâng cấp, xây dựng mới Trạm y tế theo chuẩn quốc gia về y tế.
2.3. Về địa lý kinh tế (03 bài)
Khi nói đến địa lý kinh tế địa phương là chúng ta đề cập đến thể tổng hợp
kinh tế tỉnh nhà theo các cấu trúc ngành như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, thương mại và du lịch, theo
từng nhóm ngành nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương
mại – dịch vụ và du lịch.
a. Địa lý nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm vị trí cao nhất trong nền kinh tế tỉnh nhà. Nông nghiệp có
vai trò rất quan trọng: cung cấp lương thực cho con người và phát triển chăn nuôi; đa
dạng hóa sản xuất.
Các cây trồng chính
- Cây lương thực: Lúa, ngô,…; được trồng nhiều nơi trong tỉnh.
- Cây công nghiệp: Đậu tương, mía: trồng nhiều ở Lấp Vò, Lai Vung, Thị xã
Sa-Đéc,… ; Vừng (mè): trồng nhiều ở Lấp Vò; Cói (lác): trồng nhiều ở Sa Đéc (đất bãi
bồi ven sông Tiền)… Cây ăn quả: Nhãn (Châu Thành), xoài (Huyện Cao Lãnh, Lai
Vung, Lấp Vò, Châu Thành…), quýt (Lai Vung),….
- Các vật nuôi chính: Lợn (heo) nuôi nhiều ở Sa Đéc; Cá tra, cá ba sa,… nuôi
nhiều ở Hồng Ngự, Tam Nông,…

b. Địa lý công nghiệp
Ngành công nghiệp đứng thứ 3 trong nền kinh tế tỉnh Đồng Tháp. Công
nghiệp có vai trò rất quan trọng:
- Cung cấp trang thiết bị, máy móc kỹ thuật...
- Tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm xã hội và xuất khẩu.
- Tạo việc làm cho người lao động.
- Thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa….
3

3


Các ngành công nghiệp chính của tỉnh Đồng Tháp:
- Công nghiệp chế biến: chế biến thủy sản, chế biến gạo, bánh phồng tôm,...
- Công nghiệp dệt chiếu, đóng xuồng,…
- Công nghiệp khai thác: khai thác đất sét sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất
gạch ngói và các sản phẩm gốm….
c. Địa lý các ngành dịch vụ
Tình hình phát triển của ngành thương mại tỉnh Đồng Tháp:
- Ngành Dịch vụ–Thương mại đứng thứ hai trong nền kinh tế.
- Hoạt động dịch vụ - thương mại không ngừng phát triển.
- Hàng xuất khẩu là gạo, thủy sản, bánh phồng tôm, sản phẩm may mặc,…và
nhập khẩu xăng dầu, phân bón,….
- Đang nâng cấp, mở rộng hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị...
- Tài nguyên du lịch chính của tỉnh : làng nghề, rừng tràm, những cánh đồng
sen,…. ; các công trình kiến trúc, di tích văn hoá - lịch sử.
- Các khu du lịch chính: khu du lịch Xẻo Quýt, Gáo Giồng ; khu di tích Gò
Tháp ; khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc ; vườn Quốc Gia Tràm Chim; Văn Thánh
Miếu, chùa Kiến An Cung; làng hoa Sa Đéc…
III. Phương pháp dạy học chủ yếu

1. Dạy địa lý địa phương trên lớp
Để các giờ dạy địa lý địa phương trên lớp đạt hiệu quả, những tài liệu sử dụng
phải được nghiên cứu đầy đủ, đảm bảo tính khoa học. Điều này rất cần thiết, vì thông
qua giờ dạy địa lý địa phương học sinh nắm vững một cách cụ thể nơi mình đang sinh
sống, học tập, hiểu được những thuận lợi, khó khăn của quê hương và có thái độ đúng
đắn trước thực tế đó.
Những giờ trên lớp về địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp trong chương trình
tiểu học rất ít. Song người giáo viên vẫn phải trình bày được những đặc điểm về điều
kiện địa lý tự nhiên nói chung và của từng thành phần tự nhiên, những đặc trưng về
dân cư, kinh tế - xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế và từng ngành kinh tế của địa
phương tỉnh nhà.
Kết hợp với những hoạt động thực hành, tham quan, khảo sát địa phương, giờ
học trên lớp phải hệ thống hóa được những điều mà học sinh đã biết một cách rời rạc,
lẻ tẻ để khái quát thành những vấn đề mang tính quy luật, giúp các em hiểu sâu sắc
hơn bản chất các sự vật, hiện tượng địa lý ở địa phương mình.
Để gắn những kiến thức địa lý địa phương Đồng Tháp vào nội dung bài giảng
được tốt, giáo viên phải xuất phát từ những kiến thức cụ thể của sách giáo khoa, của
tài liệu văn hóa địa phương và nội dung khoa học của bài giảng, nếu không sẽ dẫn đến
4

4


sự liên hệ với địa lý địa phương tỉnh nhà một cách gượng ép, chủ quan, thiếu khoa học
và không tác dụng.
2. Dạy địa lý địa phương ngoài lớp
Song song với việc dạy trên lớp, có thể dạy địa lý địa phương ở ngoài lớp với
các hình thức thực hành ngoài trời (hay ở trong trường), tham quan, cấm trại. Để giúp
học sinh có những hiểu biết cụ thể về quê hương mình và gây được sự say mê hứng
thú cho các em qua môn học địa lý địa phương, giáo viên nên hướng việc dạy ngoài

trời vào một số nội dung sau:
- Tìm hiểu các đặc điểm về tự nhiên, môi trường ở địa phương nơi trường
đóng, hoặc nơi học sinh cư trú…
- Tìm hiểu các vấn đề về sử dụng và bảo vệ đất, rừng, nước sạch và môi
trường ở địa phương.
- Tìm hiểu các vấn đề về dân cư và những khía cạnh xã hội ở địa phương:
phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, sản xuất, tình hình phát triển dân số…

- Tìm hiểu sự hoạt động của các ngành kinh tế chủ yếu ở địa phương.
IV. Những lưu ý khi dạy địa lý lớp 4 và lớp 5
1. Nói đến địa lý là nói đến bản đồ, lược đồ. Khi dạy địa lý, giáo viên thường
cung cấp kiến thức theo mục tiêu bài dạy, chỉ cho HS quan sát bản đồ theo yêu cầu bài
để kịp thời gian giảng dạy mà thôi. Chính vì thế đã dẫn đến rất nhiều HS khi lên trung
học vẫn không xác định được hướng đông, tây, đông bắc, tây nam… trên bản đồ, lược
đồ. Do đó, việc trước tiên khi dạy bài 1 của địa lý lớp 4, giáo viên nên dành thời gian
hướng dẫn HS xác định phương hướng khi xem bản đồ. Để HS dễ nhớ, có thể cho các
em đứng lên, dang thẳng hai tay, bản đồ treo trước mặt và cho HS biết hướng bản đồ:
phía trên là hướng bắc, phía dưới là hướng nam, về tay phải là hướng đông, về tay trái
là hướng tây. Cho các em lặp lại nhiều lần: “Trên: bắc, dưới: nam, phải: đông, trái:
tây” (có thể tổ chức trò chơi ở phần này). Kế tiếp là cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ.
Trên thực tế, giáo viên thường ít cho HS đọc tên bản đồ, lược đồ mà chỉ tập trung cho
các em chú ý quan sát ngay đối tượng cần tìm hiểu. Thực sự, việc cho HS đọc tên bản
đồ, lược đồ là việc rất quan trọng; nó chẳng những giúp các em xác định ngay trọng
tâm nội dung của bản đồ, lược đồ, mà quan trọng hơn là còn giúp các em tự tìm đúng
bản đồ, lược đồ để tra cứu trong thực tế khi cần thiết hay khi lên trung học. Cách chỉ
bản đồ, lược đồ cũng là kiến thức, kĩ năng địa lý. Nó rất cần cho HS khi trình bày một
vấn đề phải sử dụng lược đồ trong tương lai.
2. Ở lớp 5, khi học sang địa lý thế giới có sử dụng quả địa cầu, rất nhiều giáo
viên theo thói quen, đã quay quả địa cầu sai (như vậy là sai kiến thức địa lý). Thầy cô
phải quay quả địa cầu theo ngược chiều kim đồng hồ vì quả đất tự quay từ tây sang

đông. Giáo viên nhất thiết phải hướng dẫn HS điều này và tập các em quay quả địa cầu
cho chính xác. Ngoài việc xem lược đồ, bản đồ thì việc hướng dẫn HS tìm hiểu các
bảng số liệu, biểu đồ trong SGK cũng không kém phần quan trọng. Đa số giáo viên
thường chỉ cho HS đọc và trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của SGK mà chưa khai thác
hết bảng số liệu và biểu đồ. Chẳng hạn, nếu khai thác bảng số liệu về dân số và bảng
số liệu về diện tích của một nước hay một châu lục, giáo viên nên hướng dẫn HS biết
cách tính mật độ dân số và khi biết mật độ dân cao sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế,
5

5


môi trường… Hay khi xem biểu đồ khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo loại
hình vận tải, giáo viên có thể khai thác thêm đường ô tô được sử dụng quá nhiều dẫn
đến những tác hại gì về môi trường, giao thông… và theo các em, loại đường nào cần
phát triển nhiều hơn, nó có những ích lợi gì cho đời sống, cho môi trường… Như vậy,
chắc chắn tiết học sẽ rất sinh động và HS sẽ có thêm rất nhiều kiến thức bổ ích cũng
như tập cho các em cách suy luận từ những biểu đồ, bảng số liệu trong thực tế.
3. Các bài học trong sách Địa lý 4 và lớp 5 không có chú giải các từ ngữ khó
hiểu nhưng thực tế, có rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích cặn kẽ thì HS
mới có thể nắm vững được bài học như xích đạo, chí tuyến, ôn đới, nhiệt đới, hàn đới,
mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga… Rất nhiều thầy cô khi dạy thường hay
quên giải thích vì cứ nghĩ rằng các em đã biết, làm HS hiểu bài một cách mơ hồ và khi
lên các lớp trên lại càng “mù mờ” khi thầy cô ở trung học nhắc đến các từ này.
Với HS, tất cả những môn học mới đều khó. Vì thế, giáo viên lớp 4 và lớp 5
cần chú ý các điểm trên thì bài dạy mới có hiệu quả, HS mới học tốt hơn. Học tốt địa
lý 4 và lớp 5 sẽ là nền tảng vững chắc để các em học tốt địa lý trong suốt chương trình
trung học, cũng như trang bị cho các em vốn kiến thức về địa lý cần có trong cuộc
sống tương lai các em sau này.



6

6



×