Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

MỘT số vấn đề về dạy học địa lý địa PHƯƠNG ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.41 KB, 15 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DẠY
HỌC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG
ĐỒNG THÁP


I. Mục đích, yêu cầu
- Giúp cho cả giáo viên và học sinh bổ sung và nâng
cao những kiến thức về tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã
hội trong phạm vi tỉnh Đồng Tháp mà trong Sách giáo
khoa Địa lý các cấp theo chương trình của Bộ GDĐT
chưa có điều kiện đưa vào.
- Giúp cho cả giáo viên và học sinh có được các kiến
thức về địa lý địa phương của tỉnh nhà qua việc dạy học
trên lớp, khảo sát, nghiên cứu địa lý địa phương ngoài
thực địa, tạo điều kiện cho giáo viên và cả học sinh hiểu
rõ thực tế địa phương về những khó khăn và thuận lợi
của tự nhiên, dân cư và kinh tế - xã hội ở địa phương.


- Khi giáo viên khảo sát, nghiên cứu địa lý địa
phương của tỉnh nhà, bước đầu còn tập cho giáo
viên làm quen với tính chất và công việc của công
tác nghiên cứu khoa học về địa lý địa phương. Là
cơ sở để nhà trường, để giáo viên, học sinh đóng
góp vốn hiểu biết của mình về địa lý địa phương
tỉnh nhà trong sản xuất, trong quản lý xã hội ,trong
phát triển và bảo vệ môi trường tự nhiên; đồng thời
qua đó cũng phát triển được tư duy khoa học, tư
duy địa lý cho giáo viên và học sinh ở tỉnh Đồng
Tháp.



- Cũng thông qua việc dạy học địa lý địa
phương tỉnh Đồng Tháp sẽ giúp học sinh
phát triển được năng lực nhận thức và vận
dụng kiến thức của mình vào hoàn cảnh,
điều kiện địa lý của địa phương. Từ đó bồi
dưỡng bước đầu cho học sinh về thế giới
quan khoa học, phát triển năng lực trí tuệ và
những kỹ năng thực tiễn.


II. Nội dung dạy học Địa lý địa phương Đồng Tháp
trong tài liệu "Văn hóa địa phương tỉnh Đồng Tháp"
1. Quan điểm chung khi xây dựng nội dung dạy
học Địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp
- Địa lý địa phương tỉnh Đồng Tháp là một bộ
phận của địa lý cả nước, nó giúp chúng ta tìm
hiểu thực trạng tiềm năng cụ thể và đánh giá
kiểm chứng lại các điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh nhà
với điều kiện chung của cả nước.


- Yêu cầu về nội dung với mục đích là để giảng dạy
và học tập trong các trường phổ thông các cấp trong
tỉnh, cụ thể là: Giáo viên và học sinh phải có khả
năng nhận biết, phân tích một số hiện tượng địa lý
trong tỉnh nhà hoặc nơi mình đang sinh sống:
+ Phải hiểu biết môi trường tự nhiên chung quanh và
có khả năng nhận biết mối quan hệ giữa khai thác tài

nguyên và bảo vệ môi trường.
+ Phải biết ứng dụng những kiến thức địa lý chung
mà chương trình môn địa lý đã trang bị, đồng thời biết
đối chiếu so sánh địa lý của cả nước, địa lý các châu
lục với địa phương của tỉnh nhà, kể cả việc đọc các
loại bản đồ địa lý địa phương.


2. Nội dung cụ thể
Xuất phát từ những yêu cầu về nội dung nêu trên,
xác định nội dung dạy và học cụ thể gồm 3 phần
chính là điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.


2.1.Về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

(01 bài)

Bài 1: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên tỉnh Đồng
Tháp


2.2. Về địa lý dân cư, giáo dục và y tế tỉnh Đồng
Tháp (01bài)
Bài 2: Đặc điểm cơ bản về dân số, giáo dục và y tế
của tỉnh Đồng Tháp

a. Dân số
b. Giáo dục
c. Y tế



2.3. Về địa lý kinh tế (03 bài)
Bài 3: Địa lý nông nghiệp
Bài 4: Địa lý công nghiệp
Bài 5: Địa lý các ngành dịch vụ


III. Phương pháp dạy học chủ yếu
1. Dạy địa lý địa phương trên lớp
Để gắn những kiến thức địa lý địa phương
Đồng Tháp vào nội dung bài giảng được tốt,
giáo viên phải xuất phát từ những kiến thức cụ
thể của sách giáo khoa, của tài liệu văn hóa địa
phương và nội dung khoa học của bài giảng,
nếu không sẽ dẫn đến sự liên hệ với địa lý địa
phương tỉnh nhà một cách gượng ép, chủ quan,
thiếu khoa học và không tác dụng.


2. Dạy địa lý địa phương ngoài lớp
Song song với việc dạy trên lớp, có thể
dạy địa lý địa phương ở ngoài lớp với các
hình thức thực hành ngoài trời (hay ở trong
trường), tham quan, cấm trại. Để giúp học
sinh có những hiểu biết cụ thể về quê hương
mình và gây được sự say mê hứng thú cho
các em qua môn học địa lý địa phương.



IV. Những lưu ý khi dạy địa lý lớp 4 và lớp 5
1. Nói đến địa lý là nói đến bản đồ, lược đồ. khi
dạy bài 1 của địa lý lớp 4, giáo viên nên dành thời
gian hướng dẫn HS xác định phương hướng khi
xem bản đồ. Kế tiếp là cho HS đọc tên bản đồ,
lược đồ.


2. Ở lớp 5, khi học sang địa lý thế giới có sử
dụng quả địa cầu, rất nhiều giáo viên theo thói
quen, đã quay quả địa cầu sai (như vậy là sai
kiến thức địa lý). Thầy cô phải quay quả địa cầu
theo ngược chiều kim đồng hồ vì quả đất tự
quay từ tây sang đông. Giáo viên nhất thiết phải
hướng dẫn HS điều này và tập các em quay quả
địa cầu cho chính xác. Ngoài việc xem lược đồ,
bản đồ thì việc hướng dẫn HS tìm hiểu các bảng
số liệu, biểu đồ trong SGK cũng không kém
phần quan trọng.


3. Các bài học trong sách Địa lý 4 và lớp 5 không
có chú giải các từ ngữ khó hiểu nhưng thực tế, có
rất nhiều từ ngữ mà giáo viên cần phải giải thích
cặn kẽ thì HS mới có thể nắm vững được bài học
như: xích đạo, chí tuyến, ôn đới, nhiệt đới, hàn
đới, mật độ dân số, bồn địa, xa-van, rừng tai-ga…




×