Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lịch sử 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.38 KB, 10 trang )

BÀI 1: NHẬT BẢN
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị:
A. Thủ tiêu chế độ Mạc Phủ thành lập chính phủ mới
B. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân
C. Cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây
D. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ.
Câu 2. Trong cải cách về chính trị của Minh Trị , giai cấp nào được đề cao?
A.Tư sản
B.Địa chủ
C.Quý tộc
D.Quý tộc tư sản hóa
Câu 3. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay của ai?
A. Thiên Hoàng
B. Tư sản
C. Tướng quân
D. Thủ tướng
Câu 4. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật lâm vào khủng hoảng, suy yếu vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XVIII.
B. Cuối thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XIX.
D. Giữa thế kỉ XIX.
Câu 5. Ngoài Mĩ, còn những nước đế quốc nào bắt Nhật kí hiệp ước bất bình đẳng?
A. Anh, Pháp, Nga, Hà Lan.
B. Anh, Pháp, Đức, Áo.
C. Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Nga, Đức.
Câu 6. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX,
Nhật Bản đã:
A. Duy trì chế độ phong kiến
B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây


D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.
Câu 7. Ai là người tiến hành cuộc Duy tân ở Nhật?
A. Tướng quân
B. Minh Trị.
C. Tư sản công nghiệp.
D. Quý tộc, tư sản hóa.
Câu 8. Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao
B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ
C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục
D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.
Câu 9. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp nào giữ vai trò quan trọng?
A. Quý tộc tư sản hóa
B. Tư sản
C. Quý tộc phong kiến
D. Địa chủ
Câu 10. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?
A. Cộng hòa.
B. Quân chủ lập hiến
C. Quân chủ chuyên chế
D. Liên bang.
Câu 11. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, tình hình Nhật Bản như thế nào?
A.Chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng
B.Xuất hiện các công ty độc quyền
C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược
D.Phong trào đấu tranh chống chế độ Mạc Phủ diễn ra mạnh mẽ
Câu 12. Tại sao chủ nghĩa đế quốc Nhật là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến
A.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng giai cấp phong kiến vẫn còn nắm chính quyền



B.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến, tầng lớp
Samurai có ưu thế chính trị và chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự
C.Tiến lên chủ nghĩa tư bản nhưng quyền lực vẫn do tầng lớp quí tộc tư sản hóa nắm
D.Tầng lớp quí tộc Samurai có quyền lực tuyệt đối trong bộ máy nhà nước
Câu 13. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa vào thời gian nào?
A. Cuối thế kỉ XIX.
B. Giữa thế kỉ XIX.
C. Đầu thế kỉ XX.
D. Đầu thế kỉ XIX.
Câu 14. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?
A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải
C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.
D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.
Câu 15. Vai trò của các công ty độc quyền ở Nhật Bản?
A. Lũng đoạn về chính trị
B. Chi phối, lũng đoạn cả kinh tế lẫn chính trị.
C. Chi phối nền kinh tế.
D. Làm chủ tư liệu sản xuất trong xã hội
Câu 16. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa gắn liền với các cuộc chiến
tranh xâm lược:
A. Đài Loan, Trung Quốc, Pháp.
B. Đài Loan, Nga, Mĩ.
C. Nga, Đức, Trung Quốc.
D. Đài Loan, Trung Quốc, Nga.
Câu 17. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:
A. Sức mạnh quân sự.
B. Sức mạnh kinh tế.
C. Truyền thống văn hóa lâu đời.
D. Sức mạnh áp chế về chính trị

Câu 18. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 19. Sự bóc lột của giai cấp tư sản Nhật Bản đã dẫn đến hậu quả:
A. Phong trào đấu tranh của công nhân tăng.
B. Tư sản phương Tây tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản
C. Công nhân bỏ làm nên thiếu lao động
D. Công nhân Nhật Bản tìm cách ra nước ngoài
Câu 20. Chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản giữa thế kỉ XIX đứng trước nguy cơ và thử thách
nghiêm trọng là:
A. Nhân dân trong nước nổi dậy chống đối
B. Nhà Thanh - Trung Quốc chuẩn bị xâm lược
C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp ngày càng gay gắt.
D. Các nước tư bản dùng vũ lực đòi Nhật Bản phải mở cửa
Câu 21: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?
A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.
B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.
C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.
D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.
Câu 22. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?
A. Để duy trì chế độ phong kiến.


B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu
C. Để tiêu diệt Tướng quân.
D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.
Câu 23. Cải cách Minh Trị đã mang lại kết quả gì cho Nhật Bản?
A. Thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.

B. Trở thành nước tư bản chủ nghĩa đầu tiên ở Châu Á.
C. Xóa bỏ chế độ phong kiến
D. Câu a và b đúng.
Câu 24. Tính chất của cuộc Duy tân năm 1868 ở Nhật?
A. Cách mạng tư sản
B. Chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. Cách mạng tư sản không triệt để
Câu 25. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?
A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.
B. Chiến tranh phong kiến.
C. Chiến tranh đế quốc.
D. Tất cả các câu trên.
Câu 26. Tại sao gọi cải cách của Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?
A. Giai cấp tư sản chưa thật sự nắm quyền.
B. Nông dân được phép mua bản ruộng đất.
C. Liên minh quý tộc – tư sản nắm quyền.
D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.
BÀI 2: ẤN ĐỘ
Câu 1. Khẩu hiệu «Ấn Độ của người Ấn Độ » xuất hiện trong cuộc đấu tranh nào?
A. Phong trào đấu tranh đòi thả Ti-lắc
B. Khởi nghĩ Xi-pay
C. Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben –gan
D. Phong trào đấu tranh ôn hòa
Câu 2. Chủ trương của Đảng quốc đại là:
A. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh
B. Dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối
đấu tranh bằng bạo lực
C. Chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị trong đế
quốc Anh

D. Đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh
Câu 3. Sự kiện Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng Ấn Độ chứng tỏ:
A. Anh hoàn thành công cuộc chinh phục biến Ấn Độ thành thuộc địa của Anh
B. Bộc lộ rõ sự quy phục của giai cấp phong kiến Ấn Độ
C. Đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Ấn
Độ
D. A và B đúng
Câu 4. Đảng Quốc đại là đảng của giai cấp nào ?
A. Tư sản
B. Tiểu tư sản
C. Vô sản
D. Phong kiến
Câu 5. Ý nghĩa của việc thành lập đảng Quốc đại là :


A. Đánh dấu sự thắng lợi của giai cấp tư sản Ấn Độ trong phong trào đấu tranh giải phóng
dân tộc
B. Đánh dấu một giai đoạn mới – giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị
C. Đánh dấu bước ngoặt phong trào đấu tranh chống thực dân Anh đòi độc lập dân tộc
D. Đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
Câu 6. Nguyên nhân thất bại của cao trào cách mạng 1905 – 1908 ở Ấn Độ là :
A. Đảng Quốc đại thiếu quyết liệt trong các phong trào đấu tranh
B. Đảng Quốc đại chưa đoàn kết được nhân dân
C. Do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong nội bộ đảng Quốc đại
D. Sự chênh lệch về lực lượng
BÀI 3: TRUNG QUỐC
Câu 1. Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:
1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc
2. Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn
3. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc

4. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ
A. 1,2,3,4
B. 2,3,4,1
C. 2,3,4,1
D. 1,2,4,3
Câu 2. Cách mạng tân Hợi năm 1911 đã thực hiện những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
B. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược
C. Đánh đuổi đế quốc xâm lược
D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, giải quyết ruộng đất cho nông dân
Câu 3. Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh quyết định vấn đề gì?
A. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống
B. Tôn Trung Sơn nhường chức Đại Tổng thống cho Viên Thế Khải
C. Công nhận quyền bình đẳng và giải quyết ruộng đất cho nông dân
D. Tuyên bố xóa bỏ chế độ Mãn Thanh, Trung quốc trở thành nước cộng hòa
Câu 4. Ý nghĩa của cách mạng Tân Hơi ở Trung Quốc là:
A. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, tạo điều kiện cho CNTB phát triển
B. Lật đổ phong kiến tạo điều kiện cho CNTB phát triển
C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, thiết lập một triều đại mới tiến bộ hơn
D. Lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh, đánh đuổi chủ nghĩa đế quốc xâm lược
Câu 5. Tích chất của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?
A. Cách mạng dân chủ tư sản
B. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
C. Cách mạng vô sản
D. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triêt để
Câu 6. Hạn chế của cách mạng Tân Hợi năm 1911 là?
A. Chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược
B. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, chưa giải
quyết ruộng đất cho nông dân
C. Chưa tạo điều kiện cho CNTB phát triển

D. Chưa thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa đánh đuổi đế quốc xâm lược, giai cấp tư
sản chưa thật sự nắm quyền


BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
Câu 1. Vì sao phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam pu chia thất bại ?
A. Chưa có đảng lãnh đạo
B. Pháp rát mạnh
C. Chưa có sự đoàn kết cần thiết
D. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức
Câu 2. Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Cao nguyên Bô-lô-ven do ai lãnh đạo ?
A. Com-ma-đam, Ong-Kẹo
B. Pha-ca-đuốc
C. Pu-côm-bô
D. Si-vô-tha
Câu 3. Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây
C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân
D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng
dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây
Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược
A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu
B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi
C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào
D. Kinh tế của các nước Đông Nam á đang phát triển
Câu 5. Ý nào không phải là nội dung của cuộc cải cách ở Xiêm giữa thế kỉ XIX
A. Xóa bỏ chế độ nô lệ vì nợ
B. Mở cửa buôn bán với các nước phương Tây
C. Xóa bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân

D. Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật trong giảng
dạy, cử du học sinh đi học ở phương Tây
Câu 6. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược
A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu
B. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi
C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào
D. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển
Câu 7. Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân
Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
A.Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức
B.Sự chênh lệch về lực lượng
C.Các phong trào nổ ra tự phát, thiếu sự đoàn kết
D.Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết được nhân dân chống xâm lược
Câu 8. Vì sao trong điều kiện các nước Châu Á, Xiêm vẫn giữ được độc lập dân tộc?
A.Vua Rama IV, V tiến hành những cải cách tiến bộ, ngoại giao khôn khéo
B.Chính sách ngoại giao mềm dẻo của chính quyền
C. Lợi dụng vị trí nước « đệm »
D. Cắt một số vùng đất phụ thuộc cho Anh, Pháp để giữ vững độc lập
BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH


Câu 1. Nguyên nhân nào dẫn tới việc các nước Phương Tây đua nhau xâu xé Châu Phi ?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Có nhiều thi trường để buôn bán.
C. Nguồn nhân công dồi dào.
D. Sau khi xây dựng xong Kênh đào Xuy-ê
Câu 2. Nước thực dân đi đầu trong cuông cuộc xâm lược Châu Phi cuối thế kỉ XIX là:
A. Anh
B. Pháp
C. Tây Ban Nha

D. Đức
Câu 3. Năm 1823, Tổng thống Mơn-rô của Mĩ đề ra học thuyết gì?
A. Học thuyết “Cái gậy lớn”
B. Học thuyết “Châu Mĩ của ngừi Mĩ”
C. Học thuyết “Đại Đông Á”
D. Học thuyết Mơn –rô
Câu 4. Nội dung cơ bản của học thuyết Mơn-rô là:
A. Giúp đỡ các nước Mĩ Latinh phát triển kinh tế
B. Liên minh các nước ở Châu Mĩ
C. Gạt bỏ ảnh hưởng của các nước tư bản khác khỏi Châu Mĩ
D. Biến Mĩ Latinh thành « sân sau » của Mĩ
Câu 5. Châu Phi không là thuộc địa của quốc gia nào?
A. Anh
B. Pháp
C. Mĩ
D. Đức
BÀI 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
Câu 1. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914 -1918 ) là :
A. Thái tử Áo - Hung bị người Séc-bi ám sát
B. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa
C. Sự hiếu chiến, hung hãn của đế quốc Đức
D. Sự mâu thuẫn giữa Anh và Đức
Câu 2. Kết quả chiến tranh mà hai phe không ngờ tới là:
A. 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương.
B. Chi phí chiến tranh là 85 tỉ đô-la
C. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga
D. Nước Mĩ giàu lên nhanh chóng
Câu 3. Mĩ tham chiến cùng với phe Hiệp ước trong giai đoạn thứ hai của cuộc chiến mục
đích:
A. Giúp các nước đánh bại quân Đức

B. Chia lợi trong cuộc chiến sắp kết thúc
C. Tiêu diệt tên trùm chiến tranh Đức
D. Đòi lại quyền lợi cho các nước Anh, Pháp, Nga
Câu 4. Phe Liên minh được thành lập năm nào và bao gồm những nước nào?
A. 1881, Anh, Pháp, Nga
B. 1882, Đức, Áo – Hung, Itali
C. 1904, Anh, Đức, Italia


D. 1898 Pháp, Ao- Hung, Itali
Câu 5. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. Phi nghĩa thuộc về phe Liên minh
B. Phi nghĩa thuộc về phe Hiệp ước
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược, phi nghĩa
D. Chiến tranh xâm chiếm thuộc địa
Câu 6. Trước chiến tranh 1914-1918 mối quan hệ giữa các nước nào là căng thẳng nhất ?
A. Anh- Pháp
B. Pháp –Đức
C. Anh- Đức
D. Pháp- Nga
Câu 7. Ý nào sao đây không phải là kết cục giai đoạn thứ nhất (1914-1916) của Chiến tranh
thế giới thứ nhất
A. Bọn trùm công nghiệp chiến tranh giau lên nhanh chóng
B. Nhân dân lao động lâm vào cảnh khốn cùng; mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến
ngày càng gay gắt
C. Phong trào phản đối chiến tranh của quần chúng liên tục diễn ra
D. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công
Câu 8. Lí do Mĩ nhanh chóng trở thành lực lượng đứng đầu phe Hiệp ước:
A. Sức mạnh quân sự tuyệt đối của Mĩ
B. Mĩ tham gia chiến tranh khi cả 2 phe quá mỏi mệt, bị thiệt hại nhiều

C. Mĩ là nước đế quốc hùng mạnh nhất
D. Mĩ thấy cần phải kết thúc chiến tranh
BÀI 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA 1917
Câu 1. Cách mạng tháng Hai 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì ?
A. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập chính quyền mới
B. Đánh đổ chế độ Nga hoàng, tiếp tục tham gia chiến tranh
C. Cách mạng giành thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh
D. Giành lại ưu thế trong chiến tranh thế giới
Câu 2. Cách mạng tháng Mười Nga thành công ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc
Việt Nam như thế nào?
A. Tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam
B. Tác động đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành – người thanh niên yêu nước đang bôn ba
tìm đường cứu nước
C. Giúp cho cách mạng nước ta thoát khỏi thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh
đạo
D. Tháng 7/1920, Người đọc bản Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, từ đó người tin theo Lê-nin, đi theo con đường Cách mạng tháng Mười
Câu 3. Nguyên nhân xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách
mạng tháng Hai là:
A. Sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản
B. Giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc
nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhau
C. Do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng
D. Do đảng Bonsevich lãnh đạo cách mạng


Câu 4. Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là:
A. Cách mạng vô sản
B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
C. Cách mạng dân chủ tư sản chưa triệt để
D. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Câu 5. Trong Luận cương tháng Tư, Lê-nin đã lựa chon phương pháp đấu tranh nào để
chuyển chính quyền từ tay của giai cấp tư sản sang giai cấp vô sản :
A. Đấu tranh vũ trang
B. Biện pháp hòa bình
C. Từ đấu tranh hòa bình chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
D. Đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang
Câu 6. Trong Địa hội Xô Viết toàn Nga lần II tại điện Xmô-nưi, không quyết định nội dung
nào sao đây :
A. Tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết do Lê-nin đứng đầu
B. Tuyên bố nước Nga Xô Viết chuyển sang thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
C. Thông qua sắc lệnh Hòa bình và sắc lệnh Ruộng đất
C. Thành lập Hồng quân để bảo vệ chính quyền Xô Viết
Câu 7. Ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là :
A. Đập tan ách áp bức bóc lột của chế độ phong kiến
B. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản
C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học quí báo cho phong trào cách mạng thế giới
D. Tạo tiền đề để Lê-nin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp vô sản
Câu 8. Ý nào sao đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới ?
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế nông nghiệp
B. Cho phép tư nhân được xây dựng những xí nghiệp nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước
C. Thương nhân được tự do buôn bán, phát hành dồng rúp
D. Ưu tiên phát triển nền kinh tế và tri thức
Câu 9. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa đối với nước Nga là :
A. Thay đổi nước Nga và tạo điều kiện tiến hành những cải cách tư sản
B. Thay đổi hoàn toàn đất nước và số phận của hàng triệu con người trên đất nước Nga
C. Thay đổi tình hình đất nước, lật đổ chế độ Nga hoàng
D. Thay đổi tình hình đất nước và hai chính quyền song song cùng tồn tại
BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1921 - 1941
Câu 1. Thực chất của chính sách Kinh tế mới ở nước Nga là:
A. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế

B. Thực hiện chế độ trưng thu lương thực thừa
C. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần do nhà nước kiểm soát
D. Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, thi hành chế độ lao động cưỡng bức
Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách Kinh tế mới
A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuh thuế lương thực
B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế
D. Thương nhân được tự do mua bán trao đổi, phát hành đồng rúp
Câu 3. Chủ trương của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô
viết là:


A. Bình đẳng về mọi mặt và quyền tự quyết của các dân tộc
B. Hợp tác xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
C. Cưỡng bức các dân tộc gia nhập Liên bang
C. Tự nguyện gia nhập, không miễn cưỡng
BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC
CHIẾN TRANH THÊ GIỚI (1918 – 1939)
Câu 1. Hội nghị Véc-xai – Oasinhton diễn ra trong hoàn cảnh:
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp kết thúc
B. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc
C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra quyết liệt
D. Chiến tranh thế giới thứ nhất bước sang giai đoạn thứ hai
Câu 2. Những nước đế quốc đạt được nhiều quyền lợi nhất trong trật tự Vec-xai – Oasinhton
là:
A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản, Italia
B. Anh, Pháp, Nga
C. Anh, Pháp, Mĩ
D. Anh, Pháp, Nga, Nhật, Italia
Câu 3. Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là:

A. Tàn phá nền kinh tế các nước tư bản
B. Đưa đến sự ra đời và lên cầm quyền của Chủ nghĩa phát xít
C. Đời sống giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng cơ cực
D. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng gay gắt
Câu 4. Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 là:
A. Thiếu lương thực, nguyên liệu trầm trọng
B. Khủng hoảng thừa
C. Thiếu vốn, nhân công lao động có trình độ kĩ thuật cao
D. Là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử kinh tế tư bản chủ nghĩa
Câu 5. Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Véc-xai – Oasinhton là:
A. Phân chia quyền lợi giữa các nước tư bản thắng trận
B. Qui định những điều khoản bồi thường đối với các nước bại trận
C. Thành lập tổ chức Hội quốc liên
D. Thông qua kế hoạch tấn công nước Nga Xã hội chủ nghĩa
BÀI 12: NƯỚC ĐỨC GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 - 1939
Câu 1. Chủ nghĩa phát xít là gì?
A. Nền chuyên chính độc tài khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu
chiến nhất
B. Chế độ độc tài tư bản phản động
C. Chế độ độc tài, phân biệt chủng tộc, chống cộng sản
D. Nền chuyên chính khủng bố công khai, đứng đầu là Hit-le
Câu 2. Nguyên nhân đảng Quốc xã lên cầm quyền ở Đức:
A. Giai cấp tư sản cầm quyền ở Đức bất lực đối với cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1923
B. Giai cấp tư sản ủng hộ Hit-le
C. Đảng Cộng sản, đảng Xã hội dân chủ thiếu kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít
D. Đảng Quốc xã có lực lượng mạnh, đứng đấu là Hit-le
Câu 3. Ngành công nghiệp được chú trọng ở Đức thời kì 1933 – 1939 là:


A. Công nghiệp quân sự

B. Công nghiệp nặng
C. Công nghiệp nhẹ
D. Công nghiệp đường sắt, đóng tàu
Câu 4. Nguyên nhân Đức trở thành lò lửa chiến tranh ở Châu Âu là:
A. Tính hiếu chiến của giới cầm quyền Đức
B. Kinh tế phát triển nhất Châu Âu nhưng có ít thuộc địa
C. Tài quân sự của Hit-le
D. Lãnh thổ Đức rộng lớn, tiềm lực quân sự mạnh
Câu 5. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động đến nước Đức:
A. Kinh tế nước Đức bị tàn phá nghiêm trọng
B. Sản xuất công nghiệp giảm 48%, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt
C. Sản xuất công nghiệp giảm 47%, 5 triệu người thất nghiệp
D. Đức mất 1/8 diện tích lãnh thổ, 1/12 dân số, 1/3 mỏ sắt
Câu 6. Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời thể hiện:
A. Hít-le thật sự nắm quyền ở Đức
B. Tính độc tài phát xít
C. Tài quân sự tuyệt vời của Hít-le
D. Sự bất lực của giới tư sản cầm quyền ở Đức



×