Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

vật liệu kính trong xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 40 trang )

BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA XÂY DỰNG

VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Đề tài :

VẬT LIỆU KÍNH

GVHD:

Cô Nguyễn Thanh Bảo Nghi

SVTH:

Nhóm 2
Nhóm trưởng: Phạm Minh Hùng

Ngày nộp: 21/ 03/ 2017


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................................3
NỘI DUNG......................................................................................................................................4
1. Sơ lược về lịch sử ngành sản xuất thủy tinh.............................................................................4
2. Giới thiệu về kính........................................................................................................................5
2.1. Khái niệm ..........................................................................................................................5
2.2. Các tính chất đặc trưng ........................................................................................................5
3. Nguyên tắc chế tạo kính ............................................................................................................6
4. Phân loại kính............................................................................................................................11


4.1. Một số cách phân loại kính..................................................................................................11
4.2. Một số loại kính thông dụng................................................................................................11
5. Ứng dụng kính trong xây dựng................................................................................................13
5.1. Kính dùng trong kết cấu nhà...............................................................................................14
5.1.1. Kính làm cửa..............................................................................................................14
5.1.2. Kính làm vách ngăn ..................................................................................................14
5.1.3. Kính làm tường, kết cấu bao che ...............................................................................15
5.1.3.1. Hệ mặt dựng vách nhôm kính Stick..................................................................16
5.1.3.2. Hệ vách kính mặt dựng Unitized.......................................................................19
5.1.3.3. Hệ mặt dựng kính Spider...................................................................................20
5.1.3.4. Hệ mặt dựng kính Semi.....................................................................................22
5.1.3.5. Ưu & Nhược điểm của hệ vách kính.................................................................23
5.1.4. Kính làm mái..............................................................................................................24
5.1.4.1. Mái kính cường lực là gì ?.................................................................................24
Nhóm 2 - XD15

2


5.1.4.2. Cấu Tạo của mái kính cường lực......................................................................25
5.1.4.3.Ưu điểm của mái kính cường lực.......................................................................27
5.1.5. Kính làm sàn..............................................................................................................28
5.2. Kính trong trang trí,làm đẹp...............................................................................................29
5.2.1. Kính làm các đồ gia dụng, nội thất ...........................................................................30
5.2.2. Kính trang trí .............................................................................................................30
6. Ưu nhược điểm của kính nói chung và kính cường lực nói riêng.........................................31
6.1. Ưu điểm .............................................................................................................................31
6.2. Nhược điểm .......................................................................................................................32
6.3. Kính cường lực...................................................................................................................32
6.3.1. Ưu điểm .....................................................................................................................33

6.3.2. Nhược điểm ...............................................................................................................34
7. Những tiêu chí khi chọn kính xây dựng..................................................................................34
8. Tái chế........................................................................................................................................37
KẾT LUẬN....................................................................................................................................38

Nhóm 2 - XD15

3


LỜI MỞ ĐẦU
Sự ra đời của kính, một vật liệu trong suốt, là một sự kiện lớn lao, là cuộc cách mạng về
vật liệu nhân tạo. Trước khi có kính, người ta làm những tấm gương bằng đồng, những mặt đồng
được đánh bóng để phản chiếu hình ảnh. Những hình soi vào gương đồng đâu có phản ánh đúng
sự thực vì lúc nào cũng có màu vàng. Những cửa sổ, cửa đi thì dán bằng giấy trắng trên khung gỗ,
nó rất mỏng manh, không ngăn được gió rét. Kính ra đời, một vật liệu xây dựng tạo nên sự huy
hoàng cho ngôi nhà từ ngoài vào trong. Các cửa đi, cửa sổ có kính trong suốt đưa ánh sáng vào
nhà, đưa hình ảnh thiên nhiên vào và ở trong nhà, những tủ kính, những chùm đèn pha lê càng
làm cho nội thất thêm lộng lẫy. Trong nhà thờ đạo Giatô, người ta đã trang trí cửa sổ bằng những
tranh kính màu nêu sự tích của Chúa và các vị Thánh. Cửa sổ hoa hồng hình tròn có đường kính
lớn ở mặt trước Nhà thờ thường làm bằng kính màu rất lộng lẫy. Trong các chùa Việt Nam cũng
thường có mảng kính màu đỏ đặt trên mái ngói ở khu vực Thiên Hương hoặc Thượng Ðiện tạo
nên một vùng sáng hồng làm tăng tính chất huyền bí thiêng liêng của chốn thờ Phật.

Nhóm 2 - XD15

4


NỘI DUNG

1. Sơ lược về lịch sử ngành sản xuất thủy tinh

Hình ảnh thổi thủy tinh thế kỷ 9

Việc sản xuất thủy tinh lần đầu tiên hiện còn lưu được chứng tích là ở Ai Cập khoảng năm
2000 trước công nguyên, Trong thế kỷ 1 trước công Nguyên kỹ thuật thổi thủy tinh đã phát triển
và những thứ trước kia là hiếm và có giá trị đã trở thành bình thường. Trong thời kỳ đế quốc La
Mã đế chế La Mã rất nhiều loại hình thủy tinh đã được tạo ra, chủ yếu là các loại bình và chai lọ.
Các đồ vật làm từ thủy tinh từ thế kỷ 7 và thế kỷ 8 đã được tìm thấy trên đảo Torcello gần
Venice. Các loại hình này là liên kết quan trọng giữa thời La Mã và sự quan trọng sau này của
thành phố đó trong việc sản xuất thủy tinh. Khoảng năm 1000 sau Công nguyên, một đột phá
quan trọng trong kỹ thuật đã được tạo ra ở Bắc Âu khi thủy tinh sô đa được thay thế bằng thủy
tinh làm từ các nguyên liệu có sẵn hơn: bồ tạt thu được từ tro gỗ. Từ thời điểm này trở đi, thủy
tinh ở khu vực phía bắc châu Âu có sự sai khác rõ nét với thủy tinh ở khu vực Địa Trung Hải, là
khu vực mà sô đa vẫn được sử dụng chủ yếu.
Thế kỷ 11 được cho là nổi bật, tại Đức, phương pháp mới chế tạo thủy tinh tấm đã ra đời
bằng các quả cầu để thổi, sau đó chuyển nó sang thành các hình trụ tạo hình, cắt chúng khi đang
còn nóng và sau đó dát phẳng thành tấm. Kỹ thuật này đã được hoàn thiện vào thế kỷ 13 ở
Vênidơ.
Nhóm 2 - XD15

5


Trung tâm sản xuất thủy tinh từ thế kỷ 14 là Vênidơ, ở đó người ta đã phát triển nhiều
công nghệ mới để sản xuất thủy tinh và trở thành trung tâm xuất khẩu có lãi các đồ đựng thức ăn,
gương và nhiều đồ xa xỉ khác

Sản xuất thủy tinh Crown


Công nghệ thủy tinh Crown đã được sử dụng cho đến giữa những năm 1800. Trong công
nghệ này, ống thổi thủy tinh có thể xoay tròn khoảng 9 pound (khối lượng) (4 kg) thủy tinh lỏng
tại phần cuối của ống cho đến khi nó được làm phẳng thành đĩa đường kính khoảng 5 ft (1,5 m).
Phương pháp ống xy lanh được phát kiến bởi William J. Blenko trong những năm đầu của thập
niên 1900.

2. Giới thiệu về kính
2.1. Khái niệm
Thủy tinh, đôi khi trong dân gian còn được gọi là kính hay kiếng, là một chất rắn vô định
hình đồng nhất, có gốc silicát, thường được pha trộn thêm các tạp chất để có tính chất theo ý
muốn.
2.2. Các tính chất đặc trưng
Trong dạng thuần khiết và ở điều kiện bình thường, thủy tinh là một chất trong suốt, tương
đối cứng, khó mài mòn, rất trơ hóa học và không hoạt động xét về phương diện sinh học, có thể
tạo thành với bề mặt rất nhẵn và trơn. Tuy nhiên, thủy tinh rất dễ gãy hay vỡ thành các mảnh
nhọn và sắc dưới tác dụng của lực hay nhiệt một cách đột ngột. Tính chất này có thể giảm nhẹ
Nhóm 2 - XD15

6


hay thay đổi bằng cách thêm một số chất bổ sung vào thành phần khi nấu thủy tinh hay xử lý
nhiệt.
Thủy tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thủy tinh không cháy,không hút ẩm và
không bị a xít ăn mòn.
- Tính chất quang học: Là tính chất cơ bản của kính. Kính silicat thường cho tất cả những
phần quang phổ nhìn thấy được đi qua và thực tế không cho tia tử ngoại và hồng ngoại đi qua.khi
thay đổi thành phần và màu sắc của kính có thể điều chỉnhđược mức độ cho ánh sang xuyên qua.
- Khối lượng riêng: Thường là 2500kg/m³.
- Cường độ nén cao: (700-1000 kG/cm²) ,cường độ kéo thấp (35-85kG/cm²).

- Nhiệt độ nóng chảy: Như mọi chất rắn vô định hình, thủy tinh không có nhiệt độ nóng
chảy nhất định. Natri nói chung được thêm vào để hạ nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Sự bổ
sung sô đa hay bồ tạt đôi khi còn hạ nhiệt độ nóng chảy xuống thấp hơn.
- Độ dẫn nhiệt: Thủy tinh dẫn nhiệt rất kém
- Độ dẫn điện: Thủy tinh dẫn điện bằng các ion, vì vậy điều đó phụ thuộc vào sự điện ly
của các hợp chất trong thủy tinh và độ linh động của các ion trong đó, tức là phụ thuộc vào thành
phần hóa học của thủy tinh và nhiệt độ.
- Kính có khả năng gia công cơ học: Cưa, cắt được bằng dao có đầu kim cương ,mài nhẵn
đánh bóng được,ở trạng thái dẻo có thể tạo hình ,thổi,kéo thành tấm ,ống,sợi.
3. Nguyên tắc chế tạo kính
Nguyên liệu chính là thạch anh, đá vôi, sô đa, sunfat natri. Nguyên liệu được nấu trong các
lò nấu thủy tinh cho đến nhiệt độ 1500°C.
Nhiệt độ 800-900°C là nhiệt độ hình thành silicat.Vào cuối giai đoạn hình thánh silicat
(1150-1200°C) khối thủy tinh trở thành trong suốt nhưng vẫn chứa nhiều bọt khí, việc tách bọt
khí kết thúc ở 1400-1500°C. Cuối giai đoạn này thủy tinh hoàn toàn tách hết khí và nó trở thành
đồng nhất.để có độ dẻo tạo hình cần thiết phải hạ nhiệt độ xuống đến 200-300°C.
Nhóm 2 - XD15

7


Việc chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái thủy tinh là 1 quá trình thuận nghịch.khi để
trong không khí và ở nhiệt độ cao cấu trúc vô định hình của 1 số loại thủy tinh có thể chuyển sang
kết tinh.
*Quy trình nhào nặn nên thủy tinh: Các chuyên gia ghi lại 10 bước của quy trình sản
xuất thủy tinh, trong đó việc chuẩn bị và pha chế nguyên liệu khá phức tạp.
Việc đầu tiên phải làm trong quy trình
sản xuất thủy tinh là chuẩn bị nguyên liệu cát
silica (cát thạch anh). Cát phải sạch và không
lẫn sắt, để thủy tinh trong hơn, vì sắt lẫn trong

cát làm cho thủy tinh có màu xanh lục. Nếu
không thể tìm thấy cát không có lẫn sắt, người
thợ có thể điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của
thủy tinh bằng việc bổ sung thêm hóa chất
mangan điôxít.
Bước thứ hai trong quy trình là bổ sung
natri cacbonat (Na2CO3) và Canxi ôxít (CaO)
vào cát. Natri cacbonat (soda) làm hạ thấp nhiệt
độ xuống mức cần thiết để chế tạo thủy tinh.
Tuy nhiên, chất này khiến thủy tinh có thể bị
thấm nước. Vì vậy, canxi ôxít hoặc vôi sống
được bổ sung vào để khắc phục nhược điểm đó.
Ôxít trong magiê và hoặc nhôm cũng có thể
được bổ sung, giúp thủy tinh bền hơn. Thông
thường, các chất phụ gia này chiếm tối đa
khoảng 26% đến 30% hợp chất thủy tinh.

Tiếp theo, các chất hóa học khác được
Nhóm 2 - XD15

8


bổ sung để cải thiện tính năng của thủy tinh tùy
theo mục đích sử dụng. Đối với thủy tinh dùng
để trang trí, hợp chất bổ sung thêm là chì ôxít,
tạo sự lấp lánh cho thủy tinh pha lê, đồng thời
tạo độ mềm dẻo giúp dễ dàng cắt gọt và hạ thấp
mức nhiệt nóng chảy. Đối với thủy tinh dùng
làm mắt kính, người sử dụng thường bổ sung

thêm lantan ôxít, vì nó có tính khúc xạ và sắt có
trong hợp chất này giúp hấp thụ nhiệt.
Chất hóa học tạo màu được bổ sung theo
ý muốn. Như nói ở trên, mùn sắt trong cát
thạch anh làm cho thủy tinh có màu xanh lục.
Vì thế, ôxít sắt hoặc ôxít đồng được bổ sung để
tăng độ xanh của thủy tinh. Hợp chất lưu huỳnh
tác dụng tạo màu vàng, màu hổ phách, nâu nhạt
hoặc thậm chí màu đen, phụ thuộc vào định
lượng cácbon hoặc sắt bổ sung.
Tiếp theo, hỗn hợp được đổ vào nồi nấu
kim loại hoặc thùng chứa chịu nhiệt.

Hỗn hợp được nung nóng chảy để tạo
thành chất lỏng. Để chế tạo thủy tinh thạch anh,
Nhóm 2 - XD15

9


hỗn hợp được nung trong lò luyện bằng ga. Đối
với các loại thủy tinh đặc biệt khác, người làm
cần sử dụng nồi nung hay lò nung điện. Nhiệt
độ nung đối với cát thạch anh không có phụ gia
là 2.300 độ C, đối với cát có thêm natri cácbon
(soda) là 1.500 độ C.
Hỗn hợp được làm đồng nhất và loại bỏ
bong bóng (bọt tăm) trong hỗn hợp thủy tinh
lỏng. Người ta khuấy đều hỗn hợp để độ đặc
đồng đều, và cho thêm các chất hóa học như là

natri sunfat, natri clorít hay antimon ôxít.

Thủy tinh nóng chảy được tạo hình bằng
nhiều cách. Thứ nhất, rót thủy tinh nóng chảy
vào khuôn và để nguội. Đây là phương pháp
của người Ai Cập, và là cách chế tạo thấu kính
ngày nay.
Thứ hai, thủy tinh nóng chảy được dồn
vào một đầu của ống rỗng, sau đó vừa xoay ống
vừa thổi hơi vào ống. Thủy tinh được tạo hình
bởi không khí thổi vào trong ống, trọng lực kéo
thủy tinh nóng chảy ở đầu ống xuống vào giúp
tạo hình.
Thứ ba, thủy tinh nóng chảy rót vào
bình chứa thiếc tan chảy để tạo thành giá đỡ và
thổi thủy tinh bằng khí nitơ nén để tạo hình và
Nhóm 2 - XD15

10


đánh bóng. Thủy tinh chế tạo theo phương pháp
này gọi là thủy tinh đánh bóng. Đây là cách chế
tạo các tấm kính từ những năm 1950.

Trước khi hoàn tất, thủy tinh được làm nguội.

Thủy tinh được đun nóng để tăng cường độ
bền. Quá trình này gọi là tôi luyện, giúp loại bỏ
các điểm tụ có thể sinh ra trong quá trình làm

nguội thủy tinh. Một khi quá trình này hoàn
thiện, thì thủy tinh được phủ lớp mạ ngoài, cán
mỏng hoặc xử lý bằng các phương pháp khác
để tăng cường độ bền và dẻo dai.

Nhóm 2 - XD15

11


4. Phân loại kính
4.1. Một số cách phân loại kính
Có thể phân loại kính như sau:
-Theo cường độ chịu lực: Kính thường và kính cường lực
+Kính thường: Có cạnh sắc nhọn, có thể gia công khoan, khoét, cắt được, dùng ở những
nơi không yêu cầu độ an toàn cao cũng như độ cách âm, cách nhiệt.
+Kính cương lực: Có độ bền gấp 4-5 lần kính thường, do bề mặt kính được ép lại làm cho
các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành liên kết bền vững hơn, giúp cho
kính chịu được rung chấn, sức gió lớn và va đập mạnh. Có khả năng chịu được sốc nhiệt cao gấp
3 lần so với kính thường. Nhiệt độ thay đổi đột ngột khoảng 50°C đủ để làm kính thường vỡ
nhưng kính cường lực có thể chịu được sự thay đổi đột ngột lên tới 150°C. Kính cường lực
không thể gia công khoan, khoét, cắt. Khi vỡ tạo thành các mảnh nhỏ, khó gây sát thương, dùng
khi đòi hỏi hệ số an toàn cao và chịu lực, kính cường lực được ứng dụng trong các hạng mục
như: Lan can cầu thang kính, vách kính, cửa thủy lực
-Theo mức độ truyền ánh sáng (khả năng cho ánh sáng đi qua): kính trong suốt, kính trong
mờ, kính mờ đục, kính phản quang, gương.
-Theo mục đích sử dụng: kính lấy sáng, kính lấy sáng kết hợp cách âm - cách nhiệt, kính
trang trí (kính màu, kính sơn, tranh kính...), kính làm vật dụng (mặt bàn, mặt tủ...).
-Theo cấu tạo và công nghệ: kính thường, kính dán an toàn (hai tấm kính dán với nhau
bằng một loại keo trong suốt đặc biệt, khi vỡ không bị phá huỷ hình dáng bề mặt, tránh gây sát

thương), kính cường lực (còn gọi là kính tempered, kính tôi - được tôi ở nhiệt độ cao để làm tăng
khả năng chịu lực); kính hộp (có 2 - 3 lớp kính đặt song song trong một hệ khung, giữa các lớp
kính là chân không hoặc khí trơ để làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt).
Nhóm 2 - XD15

12


4.2. Một số loại kính thông dụng:
+ Kính trắng 4, 5, 6, 8, 10, 12mm.., Đây là loại kính được nhiều người lựa chọn nhất do
giá rẻ, khả năng lấy sáng cao nhưng đối với biệt thự trung cư cao tầng hay cao ốc thì dùng loại
kính này không hợp do khả năng chịu lực kém dẫn tới không an toàn cho người sử dụng. Thương
hiệu kính trắng được đánh giá là tốt nhất hiện nay là sản phẩm của công ty kính Việt Nhật (VFG),
Chu

Lai.
+ Kính dán ép 2 lớp: Hay còn gọi là kính dán an toàn. Kính này được sản xuất dựa trên

nguồn nguyên liệu kính trắng hoặc màu tùy theo sự lựa chọn của khách hàng. Kính sau khi được
rửa sạch bằng máy được ép lại với nhau trong hệ thống lò ủ nhiệt và hút chân không. Ở giữa 2 lớp
kính này có lớp phim PVC liên kết; sau khi được ép và hút chân không lớp phim này nóng chảy
ra tạo lực liên kết giữa 2 lớp kính tăng cường khả năng chịu lực của kính.
Nếu có vỡ nó cũng không bị tung ra như kính thường mà 2 lớp kính vẫn ép chặt lại với
nhau hạn chế gây nguy hiểm cho con người. Đây là loại kính được nhiều người lựa chọn sử dụng
nhất sau kính trắng 5mm do tính an toàn cao, giá thành hợp lý.
+ Kính cường lực

Đây là loại kính có khả năng chịu lực cao nhất trong tất cả các loại kính trên. Với nguyên
liệu là kính thường sau khi được đưa vào hệ thống nung ở nhiệt độ cao sau đó cho làm lạnh đột
ngột; kính bất ngờ bị giảm nhiệt độ nên biến đổi cấu trúc phân tử khiến cho kính có khả năng chịu

nhiệt và chịu lực cao hơn kính thường gấp nhiều lần và khi vỡ thì tạo thành những hạt nhỏ ít cạnh
sắc như hạt ngô hạn chế sát thương. Tuy nhiên không phải loại kính cường lực nào cũng giống
nhau mà còn phụ thuộc vào công nghệ của nhà sản xuất nên chất lượng cường lực của các đơn vị
khác nhau thường khác nhau.
Loại kính này ứng dụng rộng rãi trong việc lắp dựng nhà cao tầng, biệt thự cao cấp hay tại
các công trình muốn ngăn ngừa khả năng xâm nhập trái phép.
Ngoài ra để tăng tính an toàn cao hơn người sử dụng còn có thể kết hợp giữa kính an toàn,
cường lực với kính hộp trân không để tại thàng kính an toàn cường lực hộp trân không. (Ví
dụ: 13.38CL x 9 x 12CL (Kính an toán cường lực 12.38, ke nhôm cách âm cách nhiệt 9mm và
cường lực 12mm).
+ Kính hộp chân không
Nhóm 2 - XD15

13


Đây là một loại kính cao cấp được sản xuất bằng sự kết hợp giữa nguyên liệu kính trắng,
kính màu, kính an toàn hoặc kính cường lực.
Quy trình sản xuất như sau: Kính sau khi được rửa sạch được ép vào giữa 2 lớp kính 1
lớp ngưỡng nhôm. Xung quanh lớp ngưỡng nhôm có đục lỗ, trong lõi có chứa hạt hút ẩm khi
nhiệt độ bên trong và bên ngoài căn nhà có sự trênh lệch hạt hút ẩm có tác dụng hút hết hơi ẩm
duy trì độ sáng bóng cho kính, ở ngoài lớp kính hộp được bôi 1 lớp keo có tác dụng liên kết kính
và tăng cường độ kín cho kính tránh không khi hay nước xâm nhập.
Ở giữa 2 lớp kính được bơm thêm 1 lớp khí Argon có tác dụng tăng cường khả năng cách
âm cách nhiệt cho cửa. Loại kính này cũng được sản xuất theo yêu cầu của chủ đầu tư, có thể lựa
chọn kính nguyên liệu là kính cường lực, kính dán an toàn hay kính đơn. Nhưng thường có 2 loại
được sử dụng nhiều nhất là : 5 x 9 x 5mm (Kính 5mm + ngưỡng nhôm 9mm + 1 lớp kính 5mm)
hay 5 x 6 x 5mm (Kính 5mm + ngưỡng nhôm 6mm + 1 lớp kính 5mm). Loại kính này ứng dụng
thích hợp các trung tâm thương mại, Biệt thự cao cấp, Tòa nhà cao tầng dùng vách kính dựng, các
công trình muốn hạn chế tiếng ồn và cách âm cách nhiệt cao.Với đặc tính ưu việt của mình, lượng

người sử dụng loại này ngày càng tăng cao.

5. Ứng dụng kính trong xây dựng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều chủng loại kính xây dựng, cả sản xuất trong nước và
cả kính nhập khẩu. Mỗi loại có những đặc tính kỹ thuật khác nhau, giá thành khác nhau (phụ
thuộc cả vào nhà sản xuất). Các loại kính đặc biệt sản xuất bằng công nghệ hiện đại với những ưu
điểm nổi trội không còn là độc quyền của những công trình lớn, công trình đặc biệt hay những toà
nhà cao tầng nữa. Các loại kính này đi vào từng công trình nhỏ, cả với khối lượng thi công cũng
nhỏ.
Ở nước ta, trong những năm gần đây vật liệu kính mới được sử dụng rộng rãi và các kiến
trúc sư mới nghiên cứu ứng dụng cho hình thức kiến trúc và các hiệu quả khác cho công năng,
thẩm mỹ kiến trúc. Trước đó kính đa phần chỉ được sử dụng làm cửa để lấy sáng. Nguyên do là
yếu tố kinh tế và công nghệ. Mặc dù vật liệu sản xuất kính có gốc từ silicat, không phải là một
loại nguyên liệu quý hiếm nhưng giá thành của kính vẫn cao do yếu tố công nghệ, nhất là đối với
những loại kính đặc biệt như kính cường lực. Bên cạnh đó sự nhập khẩu và làm chủ công nghệ
của ta cũng chậm cùng với công nghệ xây dựng và cả nền kinh tế nói chung. Cũng không thể
không nhắc tới yếu tố song hành - chính là sự phát triển của kiến trúc. Một nền kiến trúc mới, một
Nhóm 2 - XD15

14


diện mạo kiến trúc mới đòi hỏi những công nghệ và vật liệu mới, cũng như những yếu tố này tác
động ngược lại cho kiến trúc phát triển.
Hiện nay, kính là một loại vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Các kiến
trúc sư tận dụng tối đa những ưu điểm cả công năng và thẩm mỹ do kính mang lại. Không dừng
lại ở việc kính dùng lấy sáng cho cửa, mà kính có mặt ở khắp nơi trong công trình, trong các bộ
phận kiến trúc với nhiều cách thức và vai trò khác nhau, với những hiệu quả khác nhau.
So với nền kiến trúc hiện đại thế giới, chúng ta cách một quãng xa, nhưng không phủ nhận
rằng kính đang góp phần làm thay đổi diện mạo kiến trúc Việt Nam - đặc biệt là ở các đô thị.

5.1. Kính dùng trong kết cấu nhà
5.1.1. Kính làm cửa
Kính là một thành phần trong cấu tạo cửa sổ, cửa đi. Tuy nhiên hiện nay có nhiều loại cửa
khác có thể kết hợp với kính ngoài cửa gỗ truyền thống như cửa nhựa - kính, cửa nhôm kính, cửa
thép - kính... Và bản thân kính cùng các phụ kiện riêng cũng có thể trở thành cửa, không phụ
thuộc vào các vật liệu và kết cấu cửa truyền thống (cửa kính có khuôn, cái cửa...).

5.1.2. Kính làm vách ngăn:
Kính hiện nay được dùng làm vách ngăn rất phổ biến nhờ ưu điểm chống ồn, ngăn mùi...
tạo thành không gian riêng mà vẫn không bị che khuất, có thể nhìn ra ngoài, hoặc từ ngoài nhìn
vào. Trong những không gian lớn (như văn phòng), vách ngăn kính còn là một cách lấy sáng
xuyên phòng và tạo hiệu quả sâu cho không gian kiến trúc, nội thất. Kính làm vách ngăn có thể
Nhóm 2 - XD15

15


dùng hệ khung (gỗ, nhôm, thép...) nhưng cũng có thể độc lập hoàn toàn với kính cường lực cùng
các phụ kiện kính.
Kính cũng được làm vách ngăn khu tắm phổ biến trong nhà vệ sinh (cabin tắm đứng).
Vách kính trong trường hợp này rất ưu điểm vì chịu nước, trong suốt không làm chật không gian,
và kết cấu vách ngăn hầu như không chiếm diện tích trên mặt bằng.

5.1.3. Kính làm tường, kết cấu bao che
Rất nhiều công trình cao ốc đã và đang xây dựng gần đây không có tường bao và... cửa sổ.
Bởi đơn giản toàn bộ mặt đứng công trình đã được bọc một hệ khung kính (liền cửa sổ) thay cho
tường bao che truyền thống. Ngoài ra, kính còn được làm nhiều loại kết cấu bao che khác như
buồng thang máy, lan can kính, thậm chí cả... hàng rào.

Nhóm 2 - XD15


16


*Các hệ vách kính mặt dựng
Vách kính mặt dựng hay còn gọi là mặt dựng nhôm kính là thay thế cho các bức tường thô
sơ bao che quanh tòa nhà, văn phòng, hệ thống showrom, trung tâm mua sắm… tạo nét sang
trọng, đẳng cấp với tính thẩm mỹ cao. Đặc biệt là nhờ độ trong của kính tạo không gian đẹp, mở
rộng tầm nhìn. Hiện nay trên thị trường có 4 hệ vách kính mặt dựng thông dụng.
5.1.3.1. Hệ mặt dựng vách nhôm kính Stick
Được sử dụng thông dụng, phổ biến nhất hiện nay với tính chất nguyên liệu có nhiều sẵn
trên thị trường nên rất dễ mua, việc lắp đặt hết sức đơn giản dễ dàng có thể lắp đặt với các dụng
cụ phù hợp. Là mặt dựng phù hợp với tất cả các tòa nhà bới bề mặt bên ngoài đặc biệt là các tòa
nhà có lối kiến trúc phức tạp đòi hỏi kỹ thuật và có nhiều điểm nối.

Nhóm 2 - XD15

17


Cấu tạo:
Cũng như các vách kính mặt dựng khác hệ mặt dựng kính Stick có cấu tạo từ khung nhôm,
kính và các phụ kiện:
Khung nhôm bao gồm 3 dạng là khung nhôm đứng, ngăng và nắp gài:


Khung nhôm đứng chuẩn dùng cho mặt dựng có kích thước 50.8m x 90mm có gờ 10mm
hoặc 18mm dày 2.3mm ngoài ra có thể thay thế thanh đứng các dạng khung khác như nhôm
hộp 45mm x 100mm x 1.3mm, khung 50.8 x 80mm x 1.8mm hoặc dạng lớn hơn như 120mm
hoặc 150mm tuỳ theo độ cao tầng của công trình.




Khung nhôm ngang đúng chuẩn 40mm x 50mm x 2.5mm có gờ 10mm hoặc 18mm, thanh
ngang cũng có thể thay thế bằng các dạng thanh ngang có kích thước lớn hơn chiều rộng như
60mm x 50mm x 2.3mm hoặc bằng các thanh đứng



Khung nhôm nắp gài, gồm 2 thành phần đế và nắp, nắp gài có quy cách 25mm x 50mm x
1.2, đế là phần gắn trực tiếp vào bề mặt dựng sau khi đã lắp kính, có thể gắn thanh ngang và
thanh dọc hoặc không tuỳ yêu cầu thiết kế thiết.

Nhóm 2 - XD15

18


Kính: mặt dựng nhôm kính hệ Stick thường được sử dụng kính ghép 2 lớp phản quang,
ngoài ra còn có thể sử dụng hầu hết các loại kính từ đơn 8, 10, 12mm , kính ghép 10.38, 11.28,
12.38mm
Ngoài ra, bất cứ một hệ vách kính nào cũng có các phụ kiện đi kèm
Đặc điểm của hệ Stick


Khả năng tạo hình linh hoạt cho bề mặt, như gấp khúc, lượn sóng, uốn cong



Cho phép thi công các công trình có độ phức tạp cao như bề mặt góc cạnh, không đồng

nhất



Linh động trong việc thi công và cung ứng vật liệu



Không co ngót, cong vênh và chống thấm tuyệt đối



Khả năng cách âm, cách nhiệt cao



Đáp ứng yêu cầu cao về mặt kỹ thuật
Phân loại mặt dựng kính Stick
Có 3 dạng là:
- Vách kính mặt dựng lộ đố (lộ đố ngang và lộ đố dọc): Dạng kết cấu này có ưu điểm tạo

vẻ ngoài chắc chắn cho công trình. Với nhôm hệ sơn tĩnh điện, khách hàng có thể thoải mái lựa
chọn các gam màu khác nhau cho các đố ngoài, từ đó tạo vẻ sang trọng và bền đẹp cho toàn bộ
công trình.
- Vách kính mặt dựng giấu đố: Kết cấu này có ưu điểm nổi trội là không bị chia ô bởi các
đố ngang và đố dọc nên bề mặt bên ngoài của công trình là một tấm kính khổng lồ, được ngăn
cách bởi đường chỉ nhỏ. Điều này không chỉ thuận lợi trong việc trang trí những ô kính có màu
sắc khác nhau mà còn tạo ra không gian rộng lớn, ngoài ra còn phù hợp để đặt màn hình quảng
cáo điện tử lớn.
- Vách kính mặt dựng kết hợp giấu đố và lộ đố: Kết cấu này tạo điểm nhấn bằng những

đường kẻ dọc hoặc kẻ ngang trên bề mặt ngoài của toàn bộ công trình. Việc kết hợp giữa các đố
ngang với đố dọc sẽ tạo ra nét độc đáo mang tính thẩm mỹ cao.
Nhóm 2 - XD15

19


Ứng dụng
Hệ mặt dựng nhôm kính Stick rất thông dụng vì vậy thường được ứng dụng trong các vách
kính mặt dựng của các tòa nhà cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, trung tâm hành chính….
5.1.3.2. Hệ vách kính mặt dựng Unitized
Ra đời sau mặt dựng Stick, nhưng hệ mặt dựng Unitized được coi là một phát minh bước
tiến mới trong ngành mặt dựng bởi nó khắc phục được hầu hết các nhược điểm của hệ Stick đồng
thời cải tiến với nhiều ưu điểm vượt trội. Dòng sản phẩm này được sản xuất, gia công, hoàn thiện
các phần nhỏ được gọi là các tấm modul ngay từ trong nhà máy, sau đó được chuyển đến công
trình để lắp dựng và hoàn thiện tổng thể.

Cấu tạo:
- Khung nhôm unitized: gồm 4 dạng thanh nhôm thành từ âm và dương, thanh ngang âm
và dương, kích thước bề rộng của thanh nhôm từ 150 – 250mm, độ dày trung bình từ 3-7mm.

Nhóm 2 - XD15

20


- Kính hộp unitized: đa phần kính sử dụng cho mặt dựng hệ nhôm này là kính hộp dày
19mm-28mm, thành phần kính hộp gồm 1 lớp kính bên trong, lớp nẹp khung ở giữa và lớp kính
bên ngoài, lớp kính bên ngoài có thể là kính phản quang hoặc kính cường lực hoặc bán cường lực.
- Phụ kiện: keo silicon, phát dẫn và phát liên kết, là các thành phần rời được dùng khi lắp

ráp tại công trình.
Đặc điểm:


Chịu được áp lực gió lớn ở độ từ 80m-800m.



Thi công dễ dàng nhanh chóng, rút ngắn tiến độ, đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của các
công trình đòi hỏi tiến độ gấp.



Được kiểm soát được chặt chẽ về chất lượng sản phẩm ngay tại nhà máy sản xuất.



Tiến hành lắp đặt được ngay cả trong điều kiện thời tiết không thuận lợi



Tính ổn định cao, khả năng chống bám tốt.



Khả năng phản quang và phản nhiệt tốt.



Khả năng giảm tiếng ồn đến 90%.




Bề mặt có tính thẩm mỹ cao
Ứng dụng:
Là sản phẩm kỹ thuật cao trong xây dựng, được dùng cho các toà nhà có yêu cầu đặc biệt,

như chống ồn, cách âm hay cách nhiệt tuyệt đối. Dùng làm vách kính mặt dựng cao cấp đối với
các toà nhà cao ốc có độ cao trên 20 tầng, các công trình có bề mặt trên 1000m2 hoặc các thiết kế
có độ thông tầng trên 6m.
5.1.3.3. Hệ mặt dựng kính Spider
Là dòng sản phẩm không sử dụng khung, các mặt kính thành phần được kết nối với
nhay chủ yếu qua các chốt giữ kính để tạo thành các điểm liên kết và kết nối chúng lại. Với việc
không sử dụng khung hệ mặt dựng Spider tạo sự sang trọng đẳng cấp khác biệt cho công trình,
riêng tầm nhìn và yếu tố “view” thì khó có giải pháp nào tối ưu hơn hệ mặt dựng kính chân nhện.

Nhóm 2 - XD15

21


Cấu tạo:
Vì dòng sản phẩm không sử dụng khung nên cấu tạo của nó khác biệt với các hệ mặt dựng kính
khác là không có thành phần khung nhôm cao cấp. Cấu tạo của mặt kính Spider chỉ bao gồm:
- Phần kính: sử dụng các loại kính cao cấp như cường lực an toàn, kính bán cường
lực, kính dán an toàn, kính hộp cách âm cách nhiệt….
- Spider kết cấu
- Các phụ kiện: keo kết cấu, keo phủ chống thấm và chống oxi hóa, bộ nối, bulong….
Đặc điểm:



Kết cấu nhẹ, khả năng tạo hình linh hoạt cho bề mặt, như gấp khúc, lượn sóng, uốn cong.



Đáp ứng sự sáng tạo trong thiết kế kiến trúc



Không có khung bao nên tạo được tầm nhìn rộng cho công trình.



Đảm bảo thu được hầu hết ánh sáng tự nhiên lọt vào trên tất cả các mặt.
Ứng dụng:
Dùng làm vách kính mặt dựng thay cho tường bê tông đơn điệu của các tòa nhà lớn, siêu

thị, trung tâm thương mại, cao ốc, showroom… Ngoài ra còn có thể tạo nên các liên kết cho mái
kính, sàn kính, trần kính.
Nhóm 2 - XD15

22


5.1.3.4. Hệ mặt dựng kính Semi

Còn được gọi là hệ bán lắp ghép Semi. Hệ mặt dựng Semi không phổ biến tại thị trường
nhôm kính Việt Nam do chi phí đầu tư cho hệ này khá đắt đỏ, nhưng ngược lại hệ lại có đảm bảo
độ an toàn tuyệt đối và cực kỳ chắc chắn nên thường được sử dụng cho các tòa nhà có khoảng
cách giữa các tầng quá lớn vì vậy mà thường áp dụng cho những công trình lớn và phức tạp mới

sử dụng đến hệ này.
Hệ Semi được lắp đặt theo thứ tự: dầu tiên là gắn các thanh nhôm dọc theo tòa nhà bởi bản
mã và ốc vít sau đó ghép các khung nhôm kính vào các thanh dọc đã được lắp trước bằng ốc vít
kết cấu và cuối cùng là ghép các sập nhôm che kín các đường nối.

Nhóm 2 - XD15

23


Do quá trình lắp đặt tỉ mỉ lại đòi hỏi kỹ thuật rất cao, số lượng nhân công tham gia lắp đặt
phải lớn nên thời gian thi công thường kéo dài, chi phí rất lớn.

5.1.3.5. Ưu & Nhược điểm của hệ vách kính
* Nhược điểm:
- Khi thiết kế một số nhà cao tầng, do sử dụng quá nhiều tường kính, vách kính làm cho
khả năng tản nhiệt ở tường phòng kém, điều này đã biến căn phòng trở thành một buồng giữ
nhiệt, vì vậy phải sử dụng điều hòa để làm cho nhiệt độ trong phòng hạ xuống, như vậy sẽ làm
tiêu tốn rất nhiều điện năng.
Đồng thời, do tính phản quang của loại tường kính rất lớn, khiến cho độ ô nhiễm ánh sáng
phản quang trong thành phố trở nên phổ biến, gây ra nhiều nguy hiểm đối với an toàn giao thông
và còn có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân.
* Ưu điểm:
- Loại tường này không chỉ toàn làm bằng kính, nó có khung làm bằng thép nhẹ, loại tường
này sử dụng các miếng thép mỏng làm vật liệu chủ yếu, cấu kiện được tạo thành sau khi cán lạnh,
tổ hợp xong có thể chế tạo thành hệ thống giá đỡ VD: lan can kính, có khả năng chịu được ngoại
lực tương đối tốt, hiệu quả cách âm, cách nhiệt cao. Hiện nay, loại vật liệu này đang được sử
dụng rộng rãi ở các nước Châu Âu. Tuy nhiên tường kính không phải không còn chỗ sử dụng.
Nếu sử dụng hợp lí thì vẫn có thể ứng dụng trong một số vị trí thích hợp của kiến trúc hoặc
vẫn có thể bố trí hợp lý trong quần thể kiến trúc, đem lại hiệu quả bất ngờ trong việc làm nổi bật

kiến trúc của công trình.

Nhóm 2 - XD15

24


5.1.4. Kính làm mái
Kính làm mái được sử dụng nhiều trong các thể loại công trình do ưu điểm lấy sáng và
ngăn được mưa. Mái nhà kính có thể sử dụng ở những diện tích lớn, không gian rộng như sân
trong, sân thượng, phòng công cộng... cho tới những diện tích nhỏ hơn như mái sảnh, mái tum,
mái giếng trời... trong nhà ở gia đình.

5.1.4.1. Mái kính cường lực là gì ?
Mái kính là lựa chọn tốt nhất cho việc trang trí ngoại thất. Mái kính có tác dụng che chắn,
giúp lấy ánh sáng tự nhiên, mái kính cường lực có thể sử dụng ở những nơi có diện tích lớn,
không gian rộng như mái sảnh chính cho đến những diện tích nhỏ như ban công, mái hiên, mái
tum, giếng trời... mang lại sự sang trọng, tính thẩm mỹ cao, độ an toàn cao, tạo nên một không
gian rộng rãi khi sử dụng.

Nhóm 2 - XD15

25


×