Tải bản đầy đủ (.docx) (89 trang)

Biện pháp thi công hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.04 KB, 89 trang )

Biện pháp thi công Sơn-Bả Mastic
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 05/05/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG.
Hạng mục: Sơn, bả matit.
Đơn vị thi công: Công Ty A
I. Cơ sở lập biện pháp thi công:
– Hồ sơ công trình.
– Các tiêu chuẩn kỹ thuật TCVN.
– Điều kiện và năng lực của công ty.
– Qua công tác khảo sát hiện trường.
– Căn cứ đặc điểm chung của gói thầu.
1- Khái quát:
– Quy mô công trình: Kết cấu……..,diện tích mặt sàn xây dựng……m2.
– Khối lượng sơn,bả khoảng … m2.
– Vị trí công trình:
2- Đặc điểm gói thầu:
Sau khi nghiên cứu hồ sơ công trình và khảo sát thực tế tại hiện trường, chúng tôi rút ra
những đặc điểm chính của công trình như sau:
– Điều kiện thi công :……………., phải đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống
cháy nổ.
– Để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình, chúng tôi lập biện pháp thi công chi tiết
trong thuyết minh biện pháp thi công.
3- Kết luận:
Chúng tôi có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, lành nghề trong lĩnh vực thi công
sơn, bả matit.Sử dụng công nghệ sơn, bả của Mỹ(Thiết bị của hãng Graco)tiên tiến, hiện
đại.Chúng tôi tự tin khẳng định mình có đủ năng lực và kinh nghiệm để thi công gói thầu
này.
II. Biện pháp tổ chức thi công chung.



1- Quản lý chung của công ty:
Tất cả mọi hoạt động của các đội thi công trên công trường được đặt dưới sự giám sát,
kiểm tra chặt chẽ của công ty.Tiến độ, biện pháp thi công, ATLĐ được công ty phê duyệt
trước khi thi công.Công ty cử cán bộ theo dõi, kiểm tra thực tế quá trình thi công và cùng
ban chỉ huy công trường giải quyết những vướng mắc, phát sinh với bên giao thầu và
TVGS.
2- Tổ chức thi công tại hiện trường:
– Gồm ban chỉ huy công trường và các cán bộ giúp việc chỉ đạo thi công.
– Chỉ huy trưởng công trường đại diện cho công ty tại công trường.Có trách nhiệm điều
hành đội thi công.Điều tiết về tiến độ, quan hệ với bên giao thầu để giải quyết những vấn đề
liên quan đến việc thi công.
– Đội ngũ công nhân lành nghề có tay nghề cao, đủ số lượng tham gia thi công.Bao gồm tổ
vận hành máy phun sơn, bả matit và đội công nhân hoàn thiện bề mặt theo máy.
– Bố trí số lượng máy phun sơn, bả matit hiệu Graco (Công nghệ Mỹ) tại công trường phù
hợp với yêu cầu tiến độ.
3- Biện pháp kiểm soát chất lượng.
3.1. Vật liệu sơn,bả đưa vào công trình:
– Phải được kiểm tra kỹ về nhãn mác, xuất xứ, số lượng và chất lượng theo thiết kế được
duyệt.
3.2.Các quy phạm kỹ thuật áp dụng:
– Chúng tôi cam kết thi công đúng yêu cầu kỹ thuật như hồ sơ thiết kế được duyệt, các quy
phạm và TCVN hiện hành.
III. Biện pháp thi công chi tiết.
1- Công tác chuẩn bị:
– Nghiên cứu kỹ hồ sơ và hiện trường để có phương án thi công tối ưu nhất.
– Nhận mặt bằng thi công từ bên giao thầu.Kiểm tra kỹ lưỡng công tác ATLĐ.
– Tiến hành tập kết vật liệu đến chân công trình.Mời bên giao thầu và TVGS kiểm tra chất
lượng, chủng loại. Phân rải vật liệu trên công trường để thuận tiện cho việc thi công và tổ
chức bảo quản tốt.

– Tập kết nhân công, máy móc tại công trường, sẵn sàng thi công.


2- Trình tự thi công:
– Vệ sinh bề mặt tường trước khi bả matit.Mặt tường mới phải có đủ thời gian khô hoàn
toàn và bảo dưỡng từ 21-28 ngày.Độ ẩm tường phải<16%.Dùng máy chà nhám đánh sạch
bề mặt tường để loại bỏ các tạp chất, đồng thời tạo độ phẳng tương đối cho bề mặt
tường.Máy chà nhám với ưu điểm làm sạch mặt tường đồng đều, rút ngắn thời gian thi
công, tiết kiệm nhân công do đó mang lại hiệu quả cao.
– Tiến hành bả lớp 1: Máy phun matit của hãng Graco (Mỹ) với tốc độ và áp lực cao sẽ
nhanh chóng phun 1 lớp matit mỏng, đều lên toàn bộ bề mặt tường.(Trong điều kiện tốt
nhất, với 10 nhân công hoàn thiện và 1 máy phun matit có thể hoàn thành 720m2 / 1 giờ,
tương đương 5.760 m2/8hvới chất lượng cao.Khối lượng hoàn thành sẽ tăng tỉ lệ thuận với
việc tăng số nhân công hoàn thiện theo máy).
– Sau 24h giờ tiến hành bả lớp 2.
– Để khô bề mặt tường đã bả sau 24h ,tiến hành ráp nhẵn bề mặt tường bằng máy chà
nhám trước khi sơn lót.Máy chà nhám với độ mịn cao sẽ tạo bề mặt mịn màng cho lớp
matit.
– Từ 1-2 tiếng sau khi sơn lót thì tiến hành sơn mầu.Các lớp sơn mầu sơn cách nhau từ 2-3
tiếng.
– Máy phun sơn của hãng Graco (Mỹ) với tốc độ và áp lực cao ( lên tới 3300 psi )sẽ nhanh
chóng phun 1 lớp sơn đều, đẹp lên mặt tường.Với máy phun matit và các loại sơn nhãn
hiệu Graco- HTX 2030, trong 1 phút có thể phun tới 11 lit sơn.
Lưu ý:Tuân thủ chặt chẽ quy trình,quy phạm kỹ thuật.
IV. Biện pháp ATLĐ,ANTT,PCCC Và môi trường.
1- Vệ sinh môi trường – An Ninh Trật Tự.
– Việc ăn ở của công nhân tại công trường phải đảm bảo vệ sinh chung.
– Đăng ký tạm trú tại CA Phường nơi thi công công trình cho tất cả cán bộ,công nhân của
đội thi công để thuận lợi cho việc quản lý,đảm bảo ANTT chung.
2- An Toàn Lao Động.

a. Tất cả công nhân làm việc trên công trường đều có đủ điều kiện sau:
-Đủ tuổi lao động theo quy định của pháp luật.
-Là công nhân của công ty.
-Đủ điều kiện về sức khỏe để lao động.


-Được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.
-Đã được học về công tác ATLĐ.
b. Đối với từng công việc:
-Trước khi tiến hành phải kiểm tra kỹ lưỡng về độ an toàn.Đảm bảo không để xảy ra sai sót.
c. Đối với máy móc:
-Kiểm tra kỹ máy móc trước khi vận hành.Làm tốt công tác bảo dưỡng,sửa chữa thường
xuyên trong thời gian thi công.Vận hành máy đúng quy trình.
d. Công tác phòng chống cháy nổ:
-Giáo dục ý thức phòng chống cháy nổ trên công trường.Nghiêm cấm mang những chất dễ
gây cháy nổ vào công trường.
Trên đây là toàn bộ những biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công cơ bản nhất mà chúng
tôi dự kiến áp dụng trong quá trình thi công.Với trình độ và kinh nghiệm của cán bộ,với tay
nghề cao của công nhân,với trang bị máy móc hiện đại và khả năng hoàn thành công việc
đã được kiểm chứng.Chúng tôi khẳng định rằng,nếu được lựa chọn giao thầu,chúng tôi sẽ
hoàn thành và bàn giao một công trình hoàn thiện sơn,bả đảm bảo chất lượng,có tính mỹ
thuật cao và đúng tiến độ.

Cách lát gạch ốp tường
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 01/04/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

Cách lát gạch ốp tường
Lát gạch ốp tường là một công việc khó, mất thời gian. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn
cách lát để bạn có thể tự mình trang trí cho bếp hoặc phòng tắm như ý muốn.

Bước 1: Bạn cần có
• 3 que gỗ mềm
• 1 cái búa
• 1 cái thước thủy cân bằng
• Gạch
• Bột matit dùng cho gạch lát
• 1 cái bay
• Cái căn gạch
• 1 máy cắt gạch
• 1 miếng bọt biển
Bước 2: Làm thước đo


Bạn đặt một tấm ván lót lên sàn nhà. Xếp một hàng gạch dọc theo tấm ván và chèn
các miếng căn gạch vào. Đánh dấu vị trí của mỗi viên gạch trên tấm ván. Thước đo
của bạn đã hoàn thành.
Bước 3: Đánh dấu hàng ngang
Bí quyết để thành công của hầu hết các công việc chính là có một kế hoạch tốt. Bạn
giữ thanh đo áp sát vào tường, dựng thẳng đứng từ chỗ bạn muốn bắt đầu lát gạch.
Hãy chừa lại khoảng 3mm dưới chân tường.
Đánh dấu lên bức tường vị trí hàng gạch ngang từ phía ngoài cùng, sau đó sử dụng
thước thủy cân bằng để đo lại lần cuối cho chính xác.
Bước 4: Đánh dấu hàng dọc
Bạn làm tương tự các bước như đánh dấu hàng ngang, bạn đặt thanh đo vào nơi
mà mỗi hàng gạch dọc sẽ bắt đầu. Nếu còn thừa lại một khoảng rất hẹp ở góc, đổi
thước đo về đơn vị nửa viên gạch để có được đánh dấu chuẩn nhất. Sau khi đánh
dấu xong, bạn dùng thước thủy cân bằng đo lại lần cuối. Đánh dấu xong vị trí hàng
dọc và hàng ngang, chúng ta chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 5: Lát gạch
Bạn dùng một cái bay để trát lớp kết dính lên mặt tường, bắt đầu từ góc bên phải,

nơi đặt hai thanh ván lót đánh dấu hàng dọc, hàng ngang và có diện tích khoảng 1
mét vuông. Hãy sử dụng bay có hình răng cưa.
Đặt tấm gạch đầu tiên lên tường, lắc nhẹ để cố định gạch vào vị trí. Đặt viên gạch
thứ hai sang bên cạnh, lắc nhẹ, và chèn một cái căn gạch vào giữa hai tấm gạch để
tạo khe trát vữa. Nếu có chất kết dính bám trên gạch, hãy dùng miếng bọt biển lau
sạch.
Bạn tiếp tục đặt các viên gạch khác lên, căn chỉnh các viên gạch cho thẳng
hàng. Trát đều chất kết dính lên tường và đặt gạch lên cho đến hết. Cuối cùng, bạn
đã có một khoảng rộng tường được lát gạch hoàn toàn.
Lau sạch hết chất kết dính dư thừa từ các cạnh và trên gạch. Sau đó, bạn tháo bỏ
các miếng căn gạch và ván lót ra ngoài.
Bước 6: Tấm gạch ở mép
Thật đáng tiếc là không có bức tường nào hoàn toàn thẳng, vì vậy bạn cần phải cắt
một vài tấm gạch. Đặt tấm gạch lên tường, đo và đánh dấu các vị trí cần cắt bỏ.
Bạn đeo kính bảo hộ vào, sau đó đặt viên gạch vào máy và cắt, hãy nhớ đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng máy cắt gạch từ nhà sản xuất.
Trát một lớp chất kết dính vào mặt sau gạch và đặt tấm gạch lên tường, lắc nhẹ cho
gạch cố định. Cuối cùng, bạn đo, cắt và sửa chữa cho đến khi thấy hài lòng. Bạn
cần đợi khoảng 24 giờ để cho chất kết dính cứng lại.
Bước 7: Phun vữa


Đọc kỹ hướng dẫn cách trộn vữa lỏng của nhà sản xuất. Sau 24 giờ, bạn dùng bay
trát vữa lỏng lên tất cả các khe gạch, nén vữa thành hàng thẳng trên khe sẽ giúp
tránh thấm nước và trông chuyên nghiệp hơn. Dùng miếng bọt biển lau sạch hết chỗ
vữa thừa. Cuối cùng, dùng một miếng vải sạch để đánh bóng gạch.

Hướng dẫn xây tường gạch
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 14/03/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận


A.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

“AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT”, kiểm tra lại cố định của giàn giáo, vị trí thao tác, lưới bảo hộ khi
lên cao, bao che phía trên khi thao tác phía dưới trong khi các bộ phận khác đang làm việc
bên trên. Nói chung, tuyệt đối tuân thủ ATLĐ theo quy định chung của nội quy công trường.
Trước khi xây, cần kiểm tra các đường tim, trục tường và cao độ chuẩn theo bản vẽ quy
định. Chuẩn bị đầy đủ các vật liệu, dụng cụ, tưới ướt gạch trước, ngay khi vận chuyển gạch
phải chọn trước những viên gạch có góc cạnh cân đối, sắp xếp gạch nhẹ nhàng, không làm
sứt vỡ các góc cạnh.
Đối với vữa, có khi tường trong và ngoài dùng vữa có mác khác nhau, cho nên phải nói rõ
cho những người vận chuyển vữa biết để khỏi bị nhầm lẫn.
B.

YÊU CẦU VÀ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC:

Do ý nghĩa và đặc thù của công tác xây nên khi xây cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
1. Khối xây phải đông đặc và vững chắc:
Tức là phải bảo đảm sau khi xây xong, mọi bộ phận xây phải trở thành một khối hoàn chỉnh,
trong đó các viên gạch phải được gắn thật chặt với nhau, không còn khe hở hay có thể
bong rời ra được. Muốn vậy phải trộn vữa thật đều và dẻo dính, đúng liều lượng, và sử
dụng dúng chỗ, đúng quy tắc. Mạch vữa phải no đầy và đúng độ dày cần thiết, vì vữa chịu
nén kém hơn gạch rất nhiều , nếu mạch vữa dày quá thì sẽ làm giảm sức chịu nén của khối
xây, nếu mỏng quá thì cũng không đủ sức gắn chặt các viên gạch với nhai. Trung bình mạch
vữa có độ dày từ 8-12mm.
Trong khi xây, không được chèn nhiều gạch vỡ, gạch vụn, nhất là ở những bộ phận chịu
sức nén nhiều (trừ trường hợp thật cần thiết), vì chèn nhiều thì phải tăng vữa nhiều, khối
xây s4 yếu đi. Đồng thời, các viên gạch cần nhúng nước, rửa sạch bụi bặm, đất, cát trước

khi xây, để bảo đảm cho chúng có thể bám chặt vào vữa và gắn chắc với nhau.
2. Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên ăn dây, dưới ăn mí”


“trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trêncủa viêngạch phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng
thường cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây có thể rúng động theo mặt
ngang, khi bị võng cũng dễ phát hiện.
“dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch phải thẳng đều với cạnh trên của viên
gạch ở lớp dưới.
3. Khi xây phải biết chọn gạch. Khi cầm viên gạch trong tay cần phải xoay viên gạch xem
mặt nào cân đối, vuông vắn thì đặt phía ngoài. Những thợ nề lâu năm có kinh nghiệm,
thường mỗi lần nhặt một viên gạch là nhanh trí chú ý ngay hai viên xây tiếp theo, định trước
là sẽ đặt viên nào ở vị trí nào. Vì vậy họ nhặt gạch rất chính xác, xây tườg rất đều và đẹp.
4. Khi xây viên gạch phải đặt thật bằng phẳng, rải vữa đều, không nên một bên dày, một bên
mỏng làm cho viên gạch bị nghiêng. Nếu tạo thành thói quen như vậy, thì mặt tường xây
xong sẽ bị gù hoặc trũng, có trường hợp tường tuy thẳng đứng nhưng mặt tường gồ ghề.
Khi xây xong một viên gạch phải ngắm xem nó có bằng phẳng không, mặt gạch có thẳng
theo dây không, nếu cao hơn, thấp hơn hoặc thò ra, thụt vào quá nhiều thì phải điều chỉnh
ngay.
C.

KIỂM TRA SAU KHI XÂY XONG:

– Cặp thước hồ dài 2m lên mặt tường;
– Quả dọi;
– Thước ke để kiểm tra tường xây.
Sai lệch cho
STT Hạng mục

phép

khối xây gạch

Ghi chú

(mm)

1

Sai lệch đường tim

3

2

Độ thẳng đứng của tường:

5

Các mạch vữa cá
biệt:

+ Mỗi tầng;

20
– nhỏ nhất không

+ Toàn bộ chiều cao

dưới 6mm;



– lớn nhất không quá
15mm

Độ bằng phẳng của mặt tường:
3

– nhỏ nhất không
3

dưới 6mm;

2

– lớn nhất không quá

+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô

15mm

Trong phạm vi chiều
Độ thẳng của mạch nằm
ngang:
4

+ Xây gạch không tô
+ Xây gạch có tô

dài 10m:

5
7

– nhỏ nhất không
dưới 6mm;
– lớn nhất không quá
15mm

D.

VỆ SINH SAU KHI XÂY XONG:

Sau khi xây xong phải làm sạch mặt tường ngay, dù trong khi xây, người thợ dùng bay cạo
vữa lòi ra ngoài mạch gạch, nhưng mặt tường vẫn rất không sạch, mà còn rơi rớt lại vữa
thừa. Sau khi xây xong một tầng giàn giáo cần dùng chổi quét sạch mặt tường. Nếu không
kịp thời làm sạch mặt tường, thì vữa còn rơi rớt trên mặt tường sẽ đông cứng, về sau rất
khó làm sạch, gây khó khăn cho việc trát và trang trí sau này.

Cách xây tường gạch
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 06/03/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

Cách xây tường gạch
Bạn muốn xây một bức tường nhỏ ở cuối sân hoặc xung quanh ngôi nhà, đây là
công việc khó và tốn nhiều thời gian, vì vậy chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách
xây một bức tường.
Bạn cần có


• Xi măng

• Cát và vôi để trộn vữa
• Gạch
• Thùng hoặc xô
• Bay của thợ nề
Bước 1: Chuẩn bị
Chất lượng của bức tường phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của móng. Bạn sẽ
cần khoảng 65 viên gạch cho một mét vuông tường, nhưng nếu bức tường của bạn
cao hơn 725mm, bạn cần phải xây tường dày gấp đôi, vì vậy, bạn cũng sẽ cần phải
tăng gấp đôi số lượng gạch
Bước 2: Trộn vữa
Sau khi chuẩn bị gạch xong, bạn bắt đầu trộn vữa. Vữa sau khi trộn cần phải được
sử dụng ngay trong vòng hai giờ.
Bước 3: Xây tường gạch
Bạn bắt đầu xây từ phía ngoài hai đầu tường vào trong. Đặt hai viên gạch ở hai đầu,
dùng dây nối giữa hai viên gạch để làm dây dẫn. Sau đó, bạn dùng bay để lấy vữa
đổ dọc theo móng, đặt gạch lên trên vữa, bạn có thể xếp gạch theo bất kì mô hình
nào bạn thích. Với những viên gạch tiếp theo, bạn trát vữa vào hai đầu gạch và đặt
xếp vào cạnh những viên gạch trước đó. Dùng bay bỏ đi phần vữa dư thừa từ các
cạnh của viên gạch, dùng thước thủy cân bằng để kiểm tra xem các viên gạch đã
khít và thẳng chưa.
Bước 4: Sự câu gạch
Sự câu gạch nói đến mô hình xây của những viên gạch. Tất cả các viên gạch được
xây trên một đoạn vữa dài có thế khiến bức tường trở nên yếu ớt. Nếu bạn xây một
bức tường dày hai lớp gạch, bạn cần đặt gạch ngang để giữ cho tường được vững
chắc. Có hai cách xây giúp bạn có được bức tường thật chắc chắn là kiểu xây
flamăng và mạch xây kiểu Anh.

Hướng dẫn thi công vật liệu Ốp, Lát
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 11/01/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận


Công tác ốp là sự tạo ra lớp che phủ cho kết cấu nằm trong mặt phẳng đứng bằng
gạch lát và tấm lát.
Nếu lát sử dụng gạch lát và tấm lát thì không cần đề cập đến khái niệm trải phủ và
dán nữa. Nếu lát sử dụng nghĩa hẹp chỉ nói về sự gắn các viên gạch lát để tạo thành
lớp che phủ bề mặt kết cấu nằm ngang thì phải đưa thêm hai khái niệm là trải hoặc
phủ và dán để dùng cho khi tạo ra lớp phủ bằng tấm lát.


Phân biệt tấm lát hay tấm ốp khác với dạng viên vì tấm lát, tấm ốp có kích thước
rộng dạng tấm hoặc có khi ở dạng cuộn như thảm cao su, thảm nhựa, thảm len, dạ.
Các dạng lát, ốp : gạch viên , sàn gỗ păckê, thanh , tấm gỗ mỏng , viên đá, các dạng
tấm trải hữu cơ hoặc kim loại.
a. Kiểm tra khâu chuẩn bị

1. Chuẩn bị lớp nền
Lớp nền cho công tác ốp được chuẩn bị như công tác trát, bả, láng đã nêu trên. Cần
lưu tâm kiểm tra các chi tiết cần đặt dưới lớp lát , ốp, tránh phải đục, rỡ mặt lát khi
đã lát, ốp xong.
Kiểm tra độ vuông vức của phòng được lát bằng cách so sánh giữa độ dài hai
đường chéo của phòng. Nếu phòng có kích thước bình hành hay hình thang, lựa
chọn giải pháp khắc phục bằng cách giữ cho hai trục song song với cạnh tường
vuông góc ở tâm phòng, thừa thiếu dồn vào mép. Công tác lát, ốp chỉ tiến hành khi
mọi việc thuộc phần trát tường, trát trần, lắp cửa, sơn cửa, quét vôi đã xong.
2. Kiểm tra vật liệu lát, ốp
Gạch và tấm dùng lát, ốp phải theo đúng chủng loại, số lượng và chất lượng theo
đúng các yêu cầu của bộ hồ sơ mời thầu và văn bản duyệt , chấp nhận cho sử dụng
của chủ nhiệm dự án .
Vật liệu phải có catalogues giao kèm với hàng hoá. Trong catalogues phải có các
tính năng kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng.

Vật liệu phải được cất chứa theo đúng yêu cầu về độ cao chất hàng, độ chống thấm,
chống nước, bao bì . Những hộp chứa gạch lát, gỗ lát hay bao ngoài cuộn thảm phải
phù hợp với vật liệu chứa bên trong. Đặc biệt những bao chứa vữa khô, bột đá, cần
bảo quản chống ẩm theo chế độ bảo quản xi măng.
Vật liệu không phù hợp, không được lưu giữ ở nơi thi công.
Quá trình vận chuyển từ kho ra nơi thi công cần hết sức cẩn thận, tránh va đập hoặc
bị ướt.
Cần kiểm tra hoa văn và màu sắc các viên lát cho cả gian phòng hay khu vực lát ốp
cho phù hợp trước khi tiến hành công tác.
Phần chuẩn bị vật liệu hồ, vữa giống như chuẩn bị cho công tác trát, láng, đã nói
trên và cũng được tuân thủ nghiêm ngặt
Các vật liệu nhựa, keo dán cần đựng trong những hộp, chai, lọ kín để không bị biến
tính khi bảo quản. Lọ keo, nhựa hoặc có các chất bay hơi đã mở , sau khi lấy ra,
phải đóng lại cho chặt trong quá trình sử dụng, tránh bị bay hơi, thay đổi chất lượng.


Những vật liệu dễ cháy như nhựa dán, xăng và các dung môi tẩy rửa như diluăng,
axêtôn cũng như vật liệu thảm len, dạ , gỗ cần chú ý chống gần ngọn lửa ( nhất là
khi hút thuốc lá, thuốc lào ) .
b. Các yêu cầu kỹ thuật của công tác lát, ốp

Mặt lát, ốp phải phẳng. Kiểm tra bằng thước tầm 2 mét, khe hở giữa mặt lát và cạnh
thước không quá 3 mm.
Mặt lát có thể ngang bằng thuỷ chuẩn nhưng khi thiết kế yêu cầu phải tạo độ dốc
theo yêu cầu.
Vữa lót dưới viên gạch lát , ốp bằng vữa phải đầy kín mặt dưới của viên gạch.
Mạch lát phải theo đúng yêu cầu thiết kế về đường mạch, hình dáng , chiều rộng
khe.
Sau khi lát, ốp, mạch giữa viên gạch phải được lấp đầy bằng xi măng nguyên chất
trộn nước đủ dẻo thành dạng hồ.

Mạch dán các loại tấm phải theo đúng các yêu cầu của thiết kế. Nếu thiết kế không
có yêu cầu cụ thể thì mạch dán thảm phải thật khít , không có gờ, không nổi cộm.
Mạch lát đá phải khít, màu sắc hai viên đá liền nhau hài hoà về vân đá cũng như
màu sắc.
Hoa văn trong lát, ốp, phải đúng theo thiết kế về ghép hình kỷ hà hoặc màu sắc.
Mặt lát, ốp phải liên kết chặt với lớp nền. Phải tạo độ bám dính giữa nền và lớp lát,
ốp. Lớp lát, ốp, không được bong, rộp.
Mặt lát , ốp phải sạch sẽ, không bị dây bẩn xi măng hay các chất làm bẩn khác.
Mặt lát, ốp phải được bảo dưỡng , bảo quản ngay sau khi thi công xong để đạt chất
lượng yêu cầu.
c. Kiểm tra trong quá trình thi công

Kiểm tra tình trạng mặt nền để lát, ốp. Cần tưới nước để mặt nền đủ ẩm với các lớp
lát dùng vữa có xi măng, để nền không hút nhanh nước trong vữa lót. Kiểm tra độ
bằng phẳng của nền.
Kiểm tra cao trình lớp nền và vạch cữ để kiểm tra cao trình hoàn chỉnh. Cữ này vạch
trên cao trình hoàn chỉnh khoảng 20 cm để khi lát , cữ, mốc này không bị che khuất.
Với nền lát thảm, lát tấm lớn, cần tạo nhám bằng cách băm những lỗ nhỏ.
Làm sạch bằng cách quét bằng chổi quét mềm. Mặt lát các loại tấm cần khô ráo,
sạch sẽ giúp cho nhựa dán bám chắc.
Mặt nền không được dây dầu mỡ, cát, bụi.
Không được trộn vữa ngay trên nền sắp lát.


Xếp thử gạch để chọn hoa văn và áng chừng cách lát hoa văn, nhất là khi có đường
hoa văn viền.
Lát trước những viên góc đường viền làm cữ khống chế chiều rộng của mạch.
Không lát những viên cữ, mạch sẽ đuổi nhau và sẽ có hiện tượng nhai mạch ( mạch
của hai hàng lát liền nhau không thẳng hàng).
Tạo độ bắt dính cho lớp ốp cũng bằng cách băm mặt nền hình thành những lỗ nhỏ

lấm tấm do đánh búa. Khi ốp trên nền gỗ phải đóng đinh bằng đồng tạo độ bám cho
vữa. Đinh cách nhau không quá 50 mm. Nếu cần thiết, dùng dây đồng đường kính
1,5 mm buộc nối các dầu đinh để giữ vữa. Chiều cao đầu đinh bằng 2/3 chiều dày
lớp vữa ốp.
Khi ốp đá cần xếp các viên đá để lựa chọn cho khớp màu sắc, khe mạch. Lát những
viên đá có kích thước lớn và nặng trên 5 kg, viên đá cần gắn vào mặt nền bằng móc
kim loại hoặc hệ đinh vít, bulông. Khoảng trống giữa mặt sau viên lát và mặt nền
phải nhồi đầy vữa xi măng cát. Mạch cũng phải nhồi lấp kín bằng hồ xi măng nguyên
chất.
Chiều dày vữa lót dưới viên gạch lát, ốp không quá mỏng nhưng cũng không được
quá dày. Chiều dày vữa lát nên là 15 mm, chiều dày lớp ốp nên là 10 mm. Mạch lát
và ốp phải nhồi đầy hồ xi măng nguyên chất và khi nhồi xong, phải dùng vải mềm
lau sạch ngay mặt gạch, tránh để mặt gạch bị bẩn, có màu như mốc do xi măng
bám tạo nên.
Lát tấm có kích thước lớn, chú ý để lớp keo đủ dính theo yêu cầu của thiết kế và
đáp ứng các yêu cầu ghi trong bộ hồ sơ mời thầu.
Phải bảo quản bề mặt vừa lát , ốp xong cho đến khi lấp kín mạch bằng vữa xi măng.
Không va chạm mạnh lên mặt lát, ốp trong những ngày vừa hoàn thành công tác lát
ốp để xi măng đóng rắn , đủ sức chịu lực.

Cách lát gạch nền
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 01/01/2012
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

Cách lát gạch nền
Lát sàn nhà là một công việc phức tạp, nhưng nếu bạn làm theo hướng dẫn sau của
chúng tôi, bạn có thể dễ dàng có được một nền nhà ưng ý.
Bước 1: Bạn cần có
• Gạch lát nền
• Cái căn gạch

• Chất kết dính
• Bút chì


• Vữa lỏng
• Máy cắt gạch
• Cái bay
• Sơn bịt lỗ hổng sàn
• Miếng vải ẩm
Bước 2: Lắp gạch
Trước tiên, bạn đánh dấu lấy điểm giữa của tất cả các bức tường, sau đó, từ các
điểm, bạn dùng phấn kẻ lấy đường chéo vào vị trí giữa căn phòng. Bạn đặt gạch
dọc theo đường kẻ để căn gạch lát cho chuẩn. Cách này sẽ giúp bạn dùng được
những tấm gạch nguyên nhiều nhất, tránh được việc phải cắt gạch cho vào những
chỗ thiếu cạnh tường.
Bước 3: Cho chất kết dính vào
Đổ một mét vuông chất kết dính vào một góc của đường phấn kẻ chéo.
Lưu ý: Sử dụng bay có hình răng cưa để chất kết dính có thể được dàn đều trên sàn
nhà.
Bước 4: Đặt gạch lên
Khi lát gạch nền, bạn cần lát từ giữa phòng ra đến ngoài, đi theo đường kẻ phấn
Sau khi đặt gạch lên chất kết dính, bạn cài các miếng căn gạch vào cạnh, tiếp tục
cho đến khi bạn lát được khoảng nửa phòng. Cuối cùng, bạn làm tương tự với bên
còn lại.
Bước 5: Lấp chỗ khuyết
Bây giờ, bạn cắt gạch để lấp vào những chỗ khuyết. Hãy sử dụng máy cắt gạch để
cắt gạch cho đúng kích thước.
Lưu ý: Trước khi cắt, bạn phải chắc chắn mình đã chừa lại một khoảng cho vữa vào.
Nếu bạn cần cắt hình vòm cửa hoặc hình khối khác, bạn cần tô hình khối lên trên
gạch.

Bước 6: Trát vữa
Sau khi gạch đã ôm lấy sàn nhà chắc chắn, hãy chuẩn bị vữa lỏng. Bạn trát vữa lên
các khe cạnh của gạch, đảm bảo các khe đều được lấp đầy. Sau đó, dùng bay nén
một đường thẳng dọc các khe để chống thấm nước và tạo độ chuyên nghiệp
hơn. Trước khi vữa khô, dùng miếng bọt biển lau sạch chỗ vữa thừa. Cuối cùng,
dùng vải lau để đánh bóng gạch.

Kỹ thuật chống thấm sàn WC, nhà tắm
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 04/12/2011
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận


Nguyên tắc chống thấm cho sàn khu dùng nước như: sàn WC,
sàn nhà tắm, sàn khu bếp …về nguyên tắc làm tương tự
như chống thấm cho sàn mái bê tông, tuy nhiên chúng ta
cũng nên biết các bước cụ thể như sau:
Chống thấm sàn mới

Các bước tiến hành như sau:
– Chọn thành phần bê tông.
– Gia cường bề mặt.
– Đánh dốc bằng xi măng:cát
– Đặt ống thoát nước.
– Lát gạch trang trí.
Chống thấm sàn sửa chữa

Sàn khu nước sửa chữa có nghĩa là sàn đang sử dụng, nay bị thấm mái sửa chữa.
Về nguyên tắc giải pháp kỹ thuật thực hiện cũng giống như cho chống thấm mái sửa
chữa, nhưng không có lớp chống nóng phía trên.
Các bước tiến hành gồm có:

– Rỡ bỏ tất cả những gì có trên mặt bê tông sàn, kể cả nếu có lớp sơn chống thấm
cũng phải cạo bỏ.
– Cọ rửa sạch mặt bê tông sàn. Trám vá chỗ rỗ, vết nứt bằng vữ xi măng cát.
– Quét 2-3 nước sơn chống thấm. Ở đây quét sơn chống thấm là bắt buộc phải làm.
– Đặt ống thoát nước.
– Lát gạch trang trí.

Hướng dẫn chi tiết lợp ngói
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 28/04/2011
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

1. Hướng dẫn sử dụng ngói 22:

a. Mục đích:
Hướng dẫn này quy định cách thực hiện ngói 22 viên/m2 (N01), nhằm đảm bảo viên
ngói dược lợp đúng yêu cầu thiết kế như: chống mưa, nắng, gió, có độ bền, tính
thẩm mỹ và tiết kiệm thời gian trong quá trình lắp đặt Ngói.
b. Phạm vi áp dụng: (Hướng dẫn này áp dụng cho tất cả các loại mái nhà)
c. Mô tả:
c.1: Tổng quan:


– Ngói 22 lợp theo kiểu không thẳng hàng được mô tả như hình 1.
– Mỗi hàng lợp xen kẻ 01 viên ngói demi trái và phải như hình 1
c.2: Các thông số kỹ thuật về ngói:
Xem hình 2

Kích thước ngói

Kích thước sau khi lợp


335(mm) x
212(mm)

265(mm) x
171(mm)

Định lượng cho 1 m2

22 (viên/m2)

Trọng lượng viên

1,9 (kg/viên)

Trọng lượng 1 m2

42 kg/m2

Trọng lượng 1 m2 ở trạng
thái bảo hòa

45 kg/m2

d. Hướng dẫn lợp ngói:
d.1: Các thông số kết cấu mái:
d.1.1: Vật liệu sử dụng cho kết cấu mái:
– Kết cấu mái bằng thép hình
– Kết cấu mái bằng gỗ
– Kết cấu mái bằng cách đúc bê tông, sau đó lợp hoặc dán ngói

d.1.2: Chọn góc nghiêng (α) cho mái:
– Thông thường chọn góc nghiêng (α) (hình 3) của mái ≥ 25o. Những góc nghiêng
thông dụng hiện nay thường có số chẵn như: 25o , 30o , 35o , 40o , 45o , 50o , 60o ,


70o , 75o
– Đối những góc α ≥ 60o bắt buộc phải cột dây vào những lổ ở dưới viên ngói.
– Có thể chọn mái với góc bất kì trong khoảng 25o ÷ 75o
d.1.3: Khoảng cách từ đỉnh đến cây mè đầu tiên (f)
– Khoảng cách từ đỉnh đến cây mè đầu tiên (f) phụ thuộc vào góc nghiêng (α) của
mái, chiều cao cây mè (A), chiều rộng viên ngói nóc, kết cấu viên ngói nóc và loại
ngói lợp cho mái. (Xem hình 3)
– Ở đây chỉ tính chiều cao cây mè phổ biến hiện nay A = (30 ÷ 40)mm
– Sau khi có α tra bảng sau để chọn f
α (độ)

25o ÷ 29o 30o ÷ 39o 40o ÷ 54o 55o ÷ 59o 60o ÷ 63o 64o ÷ 67o 70o ÷ 75o

f (mm) 40

35

30

20

0 ÷ 15

0 ÷ 10


0

d.1.4: Khoảng cách giữa 2 cây mè liên tiếp nhau: (hay gọi là bước mè, kí hiệu L)
– Đối với ngói 22 bước mè L = 265 ± 2 mm
d.1.5: Chọn chiều cao cây mè cuối: (B):
– Để Ngói 22 được lợp đúng như đã nêu ở phần 1 (mục đích của hướng dẫn lợp
ngói) thì tất các viên ngói sau khi lợp phải tạo với cầu phong một góc
nghiêng ß=6,3o (=6o18′) (hình 4). Góc nghiêngß phụ thuộc vào bước mè L và chiều cao
viên ngói (cố định theo nhà sản xuất 29 mm).
– Muốn viên ngói 22 lợp đúng góc ß=6,3o cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tính bước mè cuối L2
– Sau khi chọn góc nghiêng (α) và khoảng cách (f) của mái ta đo được khoảng cách từ cây mè
đầu tiên đến cây mè cuối của mái L1 (hình 2) ta tính được khoảng cách bước mè cuối L2 (hình
2) như sau:L2=L1 – n*L

Trong đó:
L1 là khoảng cách từ cây mè đầu tiên đến cây mè cuối của mái
L2 là bước mè cuối
L là bước mè lợp ngói (không tính bước mè cuối)
n là số nguyên dương nhận được từ tỉ số L1 /L
(VD:sau khi đo ta có L1=2.880 mm, và chọn bước lợp L = 265 mm. Ta có tỉ số L1 /L =
2.880/ 265 = 10.86 mm. Vậy ta có n = 10.)
– Hiệu chỉnh kích thước mè L (như đã nói ở trên) để L2 nằm trong khoảng từ
150 (mm) ÷ 215 (mm). nếu chưa lắp rui (hay cầu phong) thì ưu tiên chọn kích thước
từ 200 (mm) ÷ 215 (mm) nhằm để tránh phần lỗ cột dây ở mặt dưới viên ngói và
đảm bảo trọng tâm viên ngói nghiêng vào cây mè thứ 2 (cây mè kế cuối).


Bước 2: Tính kích thước B
– Sau khi có L2 áp dụng công thức sau để tính B:

B = A + L2 *tg(6,3o) = A +
L2 *(0,11)
Lưu ý:Khi tính B nếu ra số lẻ ta làm tròn theo cận trên ví dụ sau:
ta tính được B=16,2 mm thì làm tròn 16,5 mm và B=16,7 mm thì ta làm tròn 17 mm
BẢNG TÍNH SẴN CHO MỘT SỐ CHIỀU DÀI L2
L2 (mm)

150

200

205

210

215

B – A = L2*(0,107) (mm)

16,5

21,5

22

22,5

23

d.2: Lợp ngói:

Viên ngói đầu tiên phải đặt ở bên trái của mái ngói, cách mép ngoài của kèo là 30
mm (xem hình 6).
Lợp lần lượt từ trái sang phải.
– Lợp ngói từ dưới lên trên và phải kiểm tra độ thẳng hàng bằng dây.
– Do kiểu lợp không thẳng hàng nên mỗi hàng xen kẽ Ngói demi (hình 1).
– Khổng để ngói mẻ, bể, bám bụi, bám mùn cưa ,… v.v trước và sau khi lợp. Vì khi
mẻ, bể, bám bụi … sẽ tạo môi trường ẩm ướt, đây là môi trường lý tưởng cho rong,
rêu phát triển.

2. Hướng dẫn sử dụng ngói 10:
Có 2 phương pháp lợp ngói như sau:
+ Lợp theo kiểu thẳng hàng:
+ Lợp theo kiểu không thẳng hàng:

• Lợp không thẳng hàng dùng phụ thêm Ngói 10 viên nửa viên ký hiệu N13-2-1
* Các phương pháp sử dụng vật liệu cho kết cấu mái:
– Kết cấu mái bằng thép.
– Kết cấu mái bằng gỗ.
– Kết cấu mái đổ bê tông, sau đó dán ngói.
* Các thông số về viên ngói và lắp đặt:
* Các thông số về ngói:
Kích thước ngói

435(mm) x 324(mm)

Kích thước sau khi
lợp

340(mm) x 280(mm)


Định lượng cho 1m2

10 (viên/m2)


Trọng lượng viên

3,8 (kg/viên)

+ Cách lắp đăt (xem hình H2 & H3):

+ Quan hệ giữa các thông số:
– Bước lợp (L) và góc nghiêng (ß) (ß là góc nghiêng giữa viên ngói và cầu phong)
Trong đó: H = 32 mm là chiều dày viên ngói qui ước (xem hình H4):
Bảng 1

Các thông số lựa chọn L và b.

L (mm)

325

330

335

340

b (độ)


5°39’2’’

5°33’53’’

5°28’53”

5°24’2”

– Khoảng cách mè (L1) và chiều cao cây mè cuối cùng (A) phụ thuộc vào góc
nghiêng ß và chiều cao cây mè B (xem hình H5):
– Phụ thuộc vào kích thước mái nhà sẽ có khoảng cách L1 phù hợp theo bảng 2
Bảng 2

Kích thước A-B =L1*tgb
L1
(mm) 270

280

290

300

310

320

330

340


b
=5°24’
2”

25,5 26,5 27,4 28,4 29,3 30,3 31,2 32,2

b=
5°28’5
3”

25,9 26,9 27,8 28,8 29,8 30,7 31,7 32,6

b
=5°33’
53’’

26,3 27,3 28,3 29,2 30,2 31,2 32,2 33,1

b
=5°39’
2’’

26,7 27,7 28,7 29,7 30,7 31,7 32,7 33,7


Ví dụ: Sau khi tính toán, người thiết kế mái nhà có : 1/ Bước lợp là L= 335 (mm), tra bảng 1 ta
được ß = 5o28’53” ; 2/ Chiều cao cây mè là B = 40(mm), khoảng cách mè cuối cùng: L1 = 300
(mm)
Tra bảng 2 ta có:

+ Chiều cao cây mè cuối cùng: A – B = 28,8 <=> A = 40 + 28,8 = 68,8 (mm).
– Góc nghiêng mái (a)và khoảng cách cây mè đầu tiên (f) (xem hình H6):

Bảng 3

Các thông số lựa chọn a và f

a(độ)

30

35

40

45

50

55

60

f (mm)

30

25

20


15

10

5

0

Ví dụ: Chọn góc nghiêng mái lợp a = 35o. Tra bảng 3 ta có khoảng cách cây mè đầu tiên f =
25(mm).
– Lỗ bắt vít hoặc đóng đinh có đường kính Þ4 dùng để tăng cường giữ viên ngói chặt trên cây
mè (xem hình H7).
– Vít hoặc đinh bắt vào cây mè có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 4mm và có chiều dài 40 mm
và phải có đệm làm kính ở đầu vít.

Viên ngói đầu tiên phải đặt ở bên trái của mái ngói, cách mép ngoài của kèo là 30mm (xem hình
vẽ H3).
Thứ tự lợp :
2. Lợp ngói từ dưới lên trên.
3. Lợp lần lượt từ trái sang phải.
4. Cứ cách 10 lớp ngói thì kiểm tra độ thẳng hàng bằng dây dọi.

Hướng dẫn tô tường
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 09/04/2011
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

MỤC ĐÍCH VÀ TẦM QUAN TRỌNG:
Bề mặt bên ngoài của ngôi nhà được hoàn thiện bằng cách tô các loại vữa hoặc ốp các loại đá
hoặc gạch hoa, các hình trang trí … Còn bên trong, ngoài những hình thức trên người ta cùng

sơn, ghép gỗ, giấy tường … gần đây còn sử dụng nhiều các loại vật liệu chất dẻo với kích thước
lớn, cho phép nâng cao nhiều về năng suất lao động và hạ giá thành xây dựng.
Lớp vữa được tô lên tường sau khi khô cứng sẽ có tác dụng giữ cách nhiệt, cách âm, chống
cháy và bảo vệ các kết cấu bằng gỗ của ngôi nhà không bị mục hỏng. Sau khi tô vữa thì có thể
sơn, với các màu sắc khác nhau, làm cho các gian phòng thoáng đẹp và sạch sẽ. Nếu vữa được


pha trộn cẩn thận và đúng phương pháp thì lớp vữa tô sẽ rất bền, có thể giữ được hàng trăm
năm.
Thành phần vữa cement cho 1m3 vữa:

Mác vữa

Mác
cement

Cement
(kg)

Cát (1)

100

500

300

910




400

325

900



300

380

860

75

500

215

980



400

255

953




300

323

910

B.

CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:

Trước khi tô tường gạch cần phải sửa trước những chỗ lồi, lõm, cạo rêu, đất bám ở mặt tường
và bố trí giàn giáo. Giàn giáo thường được bố trí từ góc ra ngoài, từ 6m đến 10m cho đủ dây
chuyền hoạt động. Ở chân tường hoặc trên giàn giáo phải lót ván hứng vữa.
Tất cả những dụng cụ cần thiết phải mang ra chỗ tô để vào vị trí nhất định để lúc làm không phải
tìm kiếm. Chỗ tô phải có thùng tưới tường trước khi tô. Tô đến đoạn nào phải tưới cho đoạn ấy
ướt và sạch, khi đã tưới nước rồi nhưng đến khi tô, nếu chỗ tô bị khô thì phải tưới nước lại rồi
mới tô tiếp.
Công tác ghém:
Để có cơ sở làm mặt tường được phẳng đều thì trước khi tô phải làm sẳn các mốc ghém ở trên
và dưới cả bốn góc chỗ bức tường định tô.
Trước khi làm mốc ghém phải xem lại bức tường có thẳng hay không để làm mốc ghém được
phẳng đều.
Người tô lấy vữa tô lên ngọn tường từ góc bên nọ đến góc bên kia làm thành hai mốc trước. Mỗi
mốc ghém vuông có cạnh 10cm, chiều dày vừa bằng lớp tô.
Trường hợp tường có chỗ lồi ra (không đục bạt đi được) hoặc tường, trụ bị xây lả thì phải dựa
vào chỗ lồi ra mà làm mốc (dày độ 5mm) rối chiếu kích thước chỗ mốc này làm những mốc khác
ở các cạnh để tô cho bằng phẳng.

Khi tô những chỗ có cửa thì căn cứ vào mặt khuôn cửa mà căng dây làm mốc ghém cho ăn
phẳng với cửa.
C.

THỰC HÀNH TÔ VỮA:

Khi đã làm các mố cghém, người cán và người xoa vì chưa có việc làm ngay nên có thế cứ tiếp
tục việc sửa tường và tưới ướt tường.


Tô phía trên trước, phía dưới sau, tô từ góc tô ra, tô nhát sau phải liền mí với nhát trước, mặt
vữa chỗ giáp mí phải bằng phẳng. Khi tô lớp lót được một khoảng vừa tầm thước cán mà thấy
vữa đã se mặt, vừa khô thì quay lại lấy vữa tô tiếp lớp thứ hai cho cả hai lớp vữa dày vừa bằng
mặt mốc ghém đã làm.
Lúc tô nên chừa các mốc ghém lại và cố gắng tô mặt tường cho phẳng để người cán không phải
sửa chữa nhiều.
Tô xong nửa trên của bức tường rồi mới tô nửa dưới, hoặc có tổ chuyên tô trên và có tổ đồng
thời tô dưới, tuỳ theo mặt tô rộng hẹp mà bố trí cho hợp lý. Những tổ tô trên nên có tô trước độ
5-6m, tổ dưới mới tô đuổi theo.
Cán thước:
Sau khi đã tô xong lớp thứ hai đủ một tầm thước, thấy mặt vữa se mặt thì người cán lấy thước
dựa trên các mốc ghém cán thành hai đường cữ dọc làm chuẩn bị để cán cho mặt tường được
phẳng. Khi cán xong, gạt sạch vữa ở thước, rà lại mặt tô một lần nữa xm chỗ nào còn lõm thì bù
thêm vữa, chỗ nào lồi thì gạt vữa đi cho mặt tô phẳng đều.
Cứ thế cán xong đoạn này, tiếp tục chuyển sang đoạn khác. Khi cán sang đoạn khách, lúc rà
thước phải đưa một phần hai thước sang chỗ cán trước để rà cho các đoạn tô cùng nằm trên
một mặt phẳng.
Xoa nhẵn:
Sau khi cán thước xong, thì người thợ bắt tay vào xoa, xoa từ trên xoa xuống, xoa những chỗ
giáp mí trước cho đều. Khi xoa chỗ nào khô thì thêm nước vào, chỗ nào ướt quá thì không nên

xoa ép dễ bị rạn nứt. Cứ thế xoa hết chỗ này loang dần đến chỗ khác làm cho mặt tường được
phẳng, mịn, đều.
Bảo dưỡng:
Phun nước để giữ cho tường luôn ẩm ướt ít nhất 03 ngày (bắt đầu tưới nước khi lớp hồ tô bắt
đầu khô cứng).

Chống ẩm mốc cho nhà đẹp
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 12/03/2011
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

Trong điều kiện môi trường, khí hậu đặc thù của Việt Nam, nhà của bạn không thể tránh khỏi
việc bị ẩm mốc nếu bạn chưa có cách phòng chống đúng cách.
– Do bản chất của hồ vữa xi măng xốp, mền, nên tính hấp thụ nước tự nhiên cao, và cứ theo
nguyên tắc “bấc đèn dầu”, hồ vữa hút nước và lan theo mạch lên trên, cho đến khi không thể hút
lên được nữa, thông thường chúng làm ẩm chân tường khoảng 50cm đến 1mét, kể từ cốt nền
ẩm, và lớp hồ vữa này càng cũ thì độ thấm càng mạnh.
– Do khi xây, người thợ xây cầm viên gạch theo chiều đứng, đắp vữa lên đầu viên gạch và gạt
vữa thành hình tháp rồi đặt viên gạch lên tường đã trải sẵn lớp hồ, thao tác này đã gây ra những
chỗ thiếu vữa, đôi khi tạo ra những cái lỗ thậm chí thông sang bên kia tường.


– Do không được đánh giá đúng tính quan trọng của việc chống thấm, nên không được tính đến
trong thiết kế và hiển nhiên không có biện pháp thi công chống thấm ngay trước khi hoàn thiện
công trình.
– Do điều kiện thời tiết nồm, độ ẩm cao khiến nhà bạn bị hiện tượng “chảy mồ hôi” dẫn đến việc
ẩm mốc cho nhà. Cụ thể là trong các ngôi nhà có nền men, kính đều bị ướt và trơn trượt, quần
áo giặt rất lâu khô, chăn màn khi sờ vào đều có cảm giác dính ướt. Nếu trời ẩm hơn nữa, các
bức tường sơn cũng ướt nhẫy, cầu thang đá granito sẽ trơn trượt, rất dễ bị ngã.
Hướng khắc phục cho từng trường hợp cụ thể
– Chống ẩm cho nền nhà:

Lúc dự định làm nhà, từ bề mặt sàn, bạn nên bảo thợ đào sâu xuống khoảng 15 cm, rải đá răm
lên, dùng xi măng trát phẳng, để khô. Sau đó, bạn vẩy lên mặt sàn 1 lớp nhựa đường, rồi phủ
lên một lớp giấy dầu. Làm như vậy nhiều lần. Chờ cho nhựa đường kết dính các tấm giấy dầu
lại, bạn hãy trát xi măng hoặc lát đá hoa lên. Cách này sẽ ngăn không cho sàn nhà bị ẩm.
Một phương pháp hiệu quả khác để chống nồm là dùng các giải pháp cấu tạo thích hợp để giải
quyết kỹ yêu cầu cách nhiệt nhằm nâng nhiệt độ mặt sàn cao hơn nhiệt độ điểm sương của
không khí một cách nhanh chóng, tức thời, đồng thời cách lượng nước được mao dẫn từ lòng
đất lên, thoát được nước ngưng tụ trong kết cấu sàn. Có thể tham khảo một số giải pháp như
sau:
Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp cát khô dày 200 – 300 mm, có thêm lớp bi tum cao su, xi
măng – cát vàng cách nước ngưng tụ, do đó kết cấu sàn có khả năng chống nồm hiệu quả hơn.
Mặt sàn bằng bê tông lưới thép mặt granito 400 x 400 x 20 mm. Sàn nhà được cách nhiệt bằng
lớp xỉ lò cao dạng hạt có γ = 700 – 900 kg/m3; λ = 0,15 – 0,19 kcal/m.h.0C, dày 100 mm.
Sàn nhà được cách nhiệt bằng lớp gạch rỗng 4 lỗ chữ nhật có γ = 715kg/m3; độ rỗng > 48%;
kích thước 300 x 200 x 105 mm; cách nước mao dẫn từ lòng đất công trình lên bằng lớp xi
măng – cát vàng, mác > 75, dày 400 mm và lớp bi tum cao su.
– Chống ẩm cho đồ dùng trong nhà:
Cách chống ẩm đơn giản nhất cho đồ gia dụng là sử dụng liên tục, đồ điện tử khi sử dụng sẽ
phát nhiệt và không bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong không khí. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng
chúng trong thời điểm quá ẩm thấp, dẫn dễ gây chập mạch điện. Hoặc bạn có thể để chúng
trong chế độ standby, phương pháp này phù hợp với các sản phẩm điện tử gia dụng phổ biến
như tivi, dàn máy, các đầu đĩa bởi kích thước lớn và có chế độ standby.
Không gian trong nhà bị mưa tạt, tường thấm gây ẩm thấp có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng
hoạt động của các đồ dùng, nhất là đồ điện, điện tử. Hiện trên thị trường có một số loại thiết bị
hút ẩm, phổ biến nhất là tủ hút ẩm. Đây là loại tủ sử dụng điện 220 – 240 V, có thể tích từ 20 –
500 lít do Đài Loan và Trung Quốc sản xuất. Thiết bị này có ưu điểm lớn là luôn giữ được độ ẩm
ổn định trong tủ, rất thích hợp cho bảo quản đồ điện tử.


Tủ hút ẩm dạng này có thiết bị sấy tự động ở bên trong theo nguyên lý van đóng mở 2 chiều. Khi

bật điện thì bộ phận làm khô sẽ đóng 2 van thông với bên trong tủ, tạm thời không cho không khí
trong tủ vào bộ phận làm khô. Đồng thời các van này cũng mở cửa thông giữa bộ phận làm khô
và bên ngoài để đẩy không khí ẩm ra ngoài. Không khí ẩm trong bộ phận làm khô được đẩy ra
ngoài bởi những hạt chống ẩm (làm bằng hóa chất đặc biệt an toàn cho nguồn điện) được sấy
khô. Sau khi những hạt chống ẩm đã khô, hai van đổi chiều của bộ phận làm khô sẽ mở thông
với bên trong tủ và đóng kín với bên ngoài. Không khí ẩm trong tủ sẽ được hấp thụ bởi các hạt
chống ẩm. Toàn bộ quá trình được điều khiển tự động bởi bộ nhớ và IC thời gian…
– Chống ẩm mốc cho tường:
Khi tường bị ẩm mốc, bạn có thể áp dụng biện pháp cắt nước mạch hồ vữa chân tường, các
bước xử lý tuần tự thực hiện như sau: Đục tạo rãnh, quét một lớp vữa gốc xi măng, đây là loại
vữa có tính năng độc đáo, nó có thể phát triển ninh kết trong các mao dẫn, các khe hở nhỏ, nhờ
sự kích hoạt của nước, hay hơi ẩm. Sau đó trám lại bằng một hỗn hợp vữa, cát, xi măng được
trộn thêm một liều lượng phụ gia nhất định, tạo nên một loại vữa có cường độ mà nước không
có khả năng thẩm thấu qua được.
Loại vữa hỗn hợp trên được trát trực tiếp lên bề mặt tưòng gạch, nhằm loại bỏ hoàn toàn những
chỗ rỗng do thiếu vữa, nó đảm bảo rằng bề mặt đã bược phủ kín, có độ dầy khoảng 0,5cm.
Quét 1 lớp vật liệu chống thấm gốc xi măng (công nghệ phát triển mạng tinh thể), nhằm củng cố
và đảm bảo rằng: độ bền của hạng mục xử lý là vĩnh cửu.
Tô vữa hoàn thiện, phục hồi lại mới như lúc ban đầu.

Hướng dẫn thi công xây tường gạch block
Posted by Nguyễn Minh Tâm on 01/02/2011
Posted in: Phần hoàn thiện. Để lại bình luận

Đầu tiên phải xây ở góc trước sau đó mới xây phần còn lại của bức tường. Bạn phải mất nhiều
thời gian kiểm tra kỹ càng những viên gạch đầu tiên ở các góc này, về chiều dọc, chiều ngàng,
về độ thẳng đứng,… Điều này rất quan trọng vì đây là cơ sở gắn kết những block còn lại trên
bức tường dài để bảo đảm tường vững chắc, đẹp, thẳng hàng.
Chuẩn bị xây
– Trước khi xây cả một bức tường, chúng ta luôn bắt đầu từ hai góc và việc chuẩn bị xây cũng

xuất phát từ góc các bức tường. Bạn phải định vị chuẩn các block đầu tiên ở hai góc bằng cách
dùng dây căng, thước,… trên hình vẽ ta dùng các miếng gỗ làm cữ định vị bức tường.
– Định vị chính xác các block ở góc tường là yêu cầu bắt buộc để có thể xây các block còn lại
tạo lên một bức tường thẳng đẹp, đạt yêu cầu kỹ thuật.


– Dùng dây rọi để xác định độ vuông góc của điểm góc bức tường với mặt đất. Sau đó dùng
dây căng giữa hai điểm góc đó làm cơ sở đề đặt những block khác ở giữa. Dây căng đảm bảo
khoảng cách 2mm để không vướng víu khi thực hiện.
– Bạn có thể xác định chính xác số lượng block cho hàng xây đầu tiên bằng cách đặt các
block không vữa lên móng bức tường. Không được dùng vữa để làm việc này. Bạn có thể dùng
nguyên cả một block hoặc cắt (chặt) chúng ra nếu thấy cần. Bạn phải để trống mạch vữa hoặc
dùng gỗ dán giả vữa, độ dày từ 3 đến 8mm, giữa các block. Đây là độ dày của lớp vữa khi xây.
– Sau khi thử xong, bạn rỡ bỏ hàng block đó ra và chuẩn bị cho việc xây bằng vữa thực cho
hàng gạch đầu tiên.
Tiến hành xây
– Bắt đầu xây ở các điểm góc như đã xác định ở trên.
– Trải vữa với chiều dày khoảng 1cm đều lên móng tường. Có thể trải vữa cho vài block một
lượt. Lấy bay xây trải vữa, tạo một lớp “gân” ở giữa khối vữa để khi đặt gạch lên nó sẽ được trải
đều ra các mép gạch và tránh được lãng phí vương vãi ra ngoài, đồng thời tạo ra chân đinh đính
chặt vào lỗ các block.
– Đầu tiên phải xây ở góc trước sau đó mới xây phần còn lại của bức tường. Bạn phải mất
nhiều thời gian kiểm tra kỹ càng những block đầu tiên ở các góc này, về chiều dọc, chiều ngàng,
về độ thẳng đứng,… Điều này rất quan trọng vì đây là cơ sở gắn kết những block còn lại trên
bức tường dài để bảo đảm tường vững chắc, đẹp, thẳng hàng.
– Bạn luôn phải tuận thủ cách làm này cho các góc khác ở các bức tường khác. Bạn xây định vị
vài block cho muỗi hướng xây. Buộc dây vào hai viên gạch ở hai góc (ở hàng gạch đầu tiên) và
kéo căng chúng làm mốc để xây những viên còn lại trên bức tường.



– Tiếp tục trải vữa lên để xây các hàng tiếp theo. Lấy bay miết các mạch vữa và định vị các
block đúng vị trí.
– Độ dày cách mạch vữa khoảng từ 3 đến 8 mm. Nếu cần điều chỉnh khoảng cách bạn có thể
điều chỉnh thêm mạch vữa một cách linh động nhưng không nên quá nhiều.
– Có thể dùng đột, búa, bay xây để cắt (chặt) các block khi cần thiết như hình vẽ. Trước tiên
hãy vẽ một đường xác định vết cắt rồi dùng đột, búa để cắt. Nếu bạn chưa thực hiện bao giờ thì
cũng hơi khó nhưng chẳng bao lâu bạn sẽ nhanh chóng thành thục thao tác này.
– Sau khi xây được vài block (4, 5 block) bạn dùng Li vô hoặc thước để kiểm tra sự thẳng hàng
của các block như hình minh họa.

– Sau khi kiểm tra thấy các block vẫn chưa thẳng hàng hoặc còn sai lệch, lúc này vữa vẫn chưa
bị khô, bạn có thể dùng bay xây, dao xây, búa cao su,… để điều chỉnh cho ưng ý. Khi vữa đã
khô bạn đừng bao giờ tìm cách điều chỉnh các block.
– Luôn luôn xây ở góc trước tiên và xây trước lên vài hàng như hình vẽ, sau đó mới dùng dây
căng để xây phần còn lại của bức tường.


×