Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

đề thi giáo viên CN giỏi thpt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.95 KB, 5 trang )

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC

HỘI THI GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM LỚP GIỎI CẤP TỈNH

NĂM HỌC 2015 – 2016
Đề thi GVCN giỏi THPT (bài thi hiểu biết)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề)
Ngày thi: 09/12/2015

Câu 1 (2,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng trong các câu hỏi sau:
1) Mỗi lớp ở các cấp THCS và THPT (được quy định trong Điều lệ trường trung
học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, Ban hành
kèm theo thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo) có không quá bao nhiêu học sinh:
A. 40
B. 45
C. 35
D. 42
2) Một học sinh đạt Điểm trung bình các môn học cả năm là 8,5; trong đó điểm
trung bình môn Toán là 8,2; không có môn học nào điểm trung bình dưới 6,5 nhưng
riêng môn Thể dục đánh giá xếp loại loại Chưa đạt (CĐ). Theo quy chế đánh giá, xếp
loại học sinh ban hành kèm theo thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì kết quả xếp loại học lực trong cả năm học của học
sinh đó được xếp loại nào?
A. Giỏi
B. Khá
C. Trung bình
D. Yếu
3) Theo hướng dẫn sử dụng “Sổ gọi tên và ghi điểm”, cách sửa chữa điểm sai


nào sau đây là đúng qui định:
A. Khi sửa chữa dùng mực đỏ gạch chéo điểm cũ, ghi điểm mới vào phía trên,
bên trái vị trí ghi điểm cũ.
B. Khi sửa chữa dùng mực đỏ gạch chéo điểm cũ, ghi điểm mới vào phía trên,
bên phải vị trí ghi điểm cũ.
C. Khi sửa chữa dùng mực đỏ gạch ngang điểm cũ, ghi điểm mới vào phía trên,
bên trái vị trí ghi điểm cũ.
D. Khi sửa chữa dùng mực đỏ gạch ngang điểm cũ, ghi điểm mới vào phía trên,
bên phải vị trí ghi điểm cũ.

1


4) Theo quy chế đánh giá, xếp loại học sinh ban hành kèm theo thông tư
58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Một học
sinh có kết quả xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu thì học sinh đó:
A. Phải kiểm tra lại một số môn học hay môn đánh giá bằng nhận xét trong hè.
B. Phải kiểm tra lại một số môn học hay môn đánh giá bằng nhận xét và rèn luyện
hạnh kiểm trong hè.
C. Không được lên lớp.
D. Phải kiểm tra lại một số môn học hay môn đánh giá bằng nhận xét và có giấy
xác nhận của địa phương về rèn luyện hạnh kiểm trong hè.
Câu 2 (3,0 điểm).
Anh (chị) hãy trình bày trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm được quy định tại
Điều 20, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo, ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học
sinh trung học phổ thông?
Câu 3 (2,0 điểm).
Anh (chị) hãy nêu các hành vi học sinh không được làm được quy định tại Điều
41, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và

Đào tạo, ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường
phổ thông có nhiều cấp học.
Câu 4 (3,0 điểm).
Công tác tổ chức lớp học rất quan trọng. Bằng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn,
anh (chị) hãy trình bày việc thực hiện công tác này ở lớp chủ nhiệm của mình? Cho ví
dụ minh họa?
=========Hết=========
(Đề thi có 02 trang)

2


HƯỚNG DẪN CHẤM
bài thi hiểu biết GVCN giỏi THPT

Câu 1 (2,0 điểm). Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm.
1.
B
2. C
3. D
4. C
Câu 2 (3,0 điểm).
Điều 20. Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm (Thông tư số 58/2011/TTBGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban hành Quy chế
đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông).
1. Kiểm tra sổ gọi tên và ghi điểm của lớp; giúp Hiệu trưởng theo dõi việc kiểm
tra cho điểm, mức nhận xét theo quy định của Quy chế này.
2. Tính điểm trung bình các môn học theo học kỳ, cả năm học; xác nhận việc sửa
chữa điểm, sửa chữa mức nhận xét của giáo viên bộ môn trong sổ gọi tên và ghi điểm,
trong học bạ.
3. Đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực từng học kỳ, cả năm học của học sinh.

Lập danh sách học sinh đề nghị cho lên lớp, không được lên lớp; học sinh được công
nhận là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến; học sinh phải kiểm tra lại các môn học, học
sinh phải rèn luyện về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè.
4. Lập danh sách học sinh đề nghị khen thưởng cuối học kỳ, cuối năm học.
5. Ghi vào sổ gọi tên và ghi điểm và vào học bạ các nội dung sau đây:
a) Kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm và học lực của học sinh;
b) Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp, công nhận học sinh giỏi, học
sinh tiên tiến học kỳ, cả năm học, được lên lớp sau khi kiểm tra lại hoặc rèn luyện hạnh
kiểm trong kỳ nghỉ hè;
c) Nhận xét đánh giá kết quả rèn luyện toàn diện của học sinh trong đó có học
sinh có năng khiếu các môn học đánh giá bằng nhận xét.
6. Phối hợp với Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh và Ban Đại diện cha mẹ học sinh của lớp để tổ chức các hoạt động
giáo dục học sinh.
(Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm).
Điều 41. Các hành vi học sinh không được làm được quy định trong Điều lệ
Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều
cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên
của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3


3. Làm việc khác; sử dụng điện thoại di động hoặc máy nghe nhạc trong giờ học; hút
thuốc, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động
giáo dục.
4. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

5. Lưu hành, sử dụng các ấn phẩm độc hại, đồi truỵ; đưa thông tin không lành
mạnh lên mạng; chơi các trò chơi mang tính kích động bạo lực, tình dục; tham gia các tệ
nạn xã hội.
(Mỗi ý đúng cho 0,4 điểm)
Câu 4 (3,0 điểm): Công tác tổ chức lớp học rất quan trọng. Bằng lý luận và kinh
nghiệm thực tiễn, anh (chị) hãy trình bày việc thực hiện công tác này ở lớp chủ nhiệm
của mình? Cho ví dụ minh họa?
Phần lý luận (Nêu cơ bản được các nội dung sau cho 1,5 điểm) : Trước hết cần
xác định giáo viên chủ nhiệm là người thực hiện 2 chức năng chủ yếu là Chức năng giáo
dục (là nhà giáo dục trực tiếp với tập thể và từng học sinh trong lớp) và Chức năng quản
lý (là nhà quản lý với lớp chủ nhiệm).
- Là nhà giáo dục: GVCN bảo đảm phối hợp các hoạt động giáo dục trên lớp và
giáo dục ngoài giờ lên lớp, thực thi các nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với mỗi học
sinh; xây dựng lớp học trở thành một tập thể học sinh, tức là tạo lập một môi trường
giáo dục và phương tiện tác động đảm bảo được hiệu quả giáo dục toàn diện nhân cách
học sinh.
- Là nhà quản lý: GVCN phải nắm vững tình hình, đặc điểm, hoàn cảnh của mỗi
học sinh trong lớp; tổ chức bộ máy quản lý lớp theo cơ cấu hợp lý và đảm bảo cho bộ
máy này hoạt động có hiệu quả; chỉ đạo các hoạt động của lớp theo kế hoạch chung của
nhà trường; đánh giá sự tiến bộ của học sinh trong kỳ, năm học ....
Do đó cần:
1- Tìm hiểu, phân loại, nắm vững tình hình lớp: thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh,
yếu.
- Hoàn cảnh và những vấn đề tác động đến từng HS lớp để có phương pháp GD
phù hợp.
- Hiểu đặc điểm từng HS về trình độ nhận thức, năng lực hoạt động, nguyện
vọng, quan hệ bạn bè và xã hội ... Nắm được kết quả chất lượng năm học trước của từng
em.
- Phân loại đối tượng HS, phát hiện ra HS cá biệt để GV có biện pháp giáo dục
phù hợp.

2- Nắm vững chỉ đạo của ngành, kế hoạch của nhà trường, lập các kế hoạch công
tác, tổ chức thực hiện các kế hoạch đó.
4


3- Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp, quản lý lớp học thành một tập thể tự quản, phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong ban cán sự lớp.
4- Tổ chức các hoạt động học tập của lớp. Đề ra nội qui và những hình thức khen
thưởng, kỉ luật dựa trên nội qui của nhà trường (có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn).
5- Theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá thường xuyên quá trình học tập và rèn
luyện của học sinh.
(Trong từng tuần phải có tuyên dương cả vật chất và mặt tinh thần, phê bình kịp
thời, nghiêm minh đối với những HS có khuyết điểm).
6- Phối hợp với gia đình học sinh, các GVBM, các đoàn thể để tiếp nhận thông
tin, uốn nắn kịp thời những vi phạm.
Phần thực tiễn (Trình bày được các kinh nghiệm có tính thực tế và có VD
minh họa về công tác tổ chức ở lớp chủ nhiệm cho 1,5 điểm).
Ghi chú: Điểm toàn bài là tổng điểm của tất cả các câu sau khi đã làm tròn
đến 0,5 theo qui định.

5



×