Tải bản đầy đủ (.docx) (124 trang)

“Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo thông tư 03 công chức chuyên viên” phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 124 trang )

“Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT theo thông tư 03 công chứcchuyên viên”. Phần 1
Bài 1: Cơ bản về _máy tính và mạng máy tính..........................................
1.1. Thiết bị _phần cứng...............................................................................
1.1.1. Khái niệm về _máy vi tính, máy tính cá nhân...................................................
1.1.2. Các thiết bị _di động............................................................................................
1.1.3. _Một số _thuật ngữ _phần cứng thông dụng...................................................
1.1.4. Các thành phần cơ bản của máy tính...............................................................
1.1.5. Các phương tiện lưu trữ _dữ _liệu...................................................................
1.1.6. Các thiết bị _nhập dữ _liệu chuẩn....................................................................
1.1.7. Các thiết bị _xuất dữ _liệu chuẩn.....................................................................
1.1.8. Một số _cổng mở _rộng thường dùng...............................................................
1.1.9. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

1.2. Phần mềm máy tính.............................................................................
1.2.1. Khái niệm và vai trò của phần mềm.................................................................
1.2.2. Phần mềm hệ _điều hành...................................................................................
1.2.3. Phần mềm _ứng dụng........................................................................................
1.2.4. Quy trình phát triển phần mềm........................................................................
1.2.5. Khái niệm và vai trò của phần mềm nguồn mở...............................................
1.2.6. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

1.3. Hiệu năng máy tính.............................................................................
1.3.1. Một số _khái niệm về _hiệu năng máy tính......................................................
1.3.2. Các yếu tố _ảnh hưởng tới hiệu năng...............................................................
1.3.3. Câu hỏi - Bài _tập thực hành............................................................................

1.4. Mạng máy tính và truyền thông.........................................................
1.4.1. Khái niệm và vai trò của mạng máy tính.........................................................
1.4.2. Một _số _khái niệm về _truyền dữ _liệu..........................................................
1.4.3. Phân biệt phương tiện truyền thông – truyền dẫn..........................................
1.4.4. Phân loại mạng máy tính...................................................................................


1.4.5. Khái niệm upload-download dữ _liệu..............................................................


1.4.6. Phân biệt dịch vụ _và phương thức kết nối Internet......................................
1.4.7. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 2: _Ứng dụng của công nghệ _thông tin – truyền thông..................
2.1. _Ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và giáo dục...........
2.1.1. Internet trong hành chính công........................................................................
2.1.2. Internet trong giáo dục......................................................................................
2.1.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

2.2. _Một số _ứng dụng trong truyền thông.............................................
2.2.1. Ý nghĩa và vai trò của thư điện tử _(Email)....................................................
2.2.2. Thế _nào là SMS và IM?...................................................................................
2.2.3. Ý nghĩa và vai trò dịch vụ _VoIP......................................................................
2.2.4. Một số _khái niệm về _mạng xã hội..................................................................
2.2.5. Phân loại website................................................................................................
2.2.6. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 3: An toàn lao động và bảo vệ _môi trường trong CNTT-TT.........
3.1. An toàn lao _động................................................................................
3.1.1. Một số _vấn đề _về _sức khoẻ _liên quan tới tin học......................................
3.1.2. Sử _dụng máy tính đúng cách và hiệu quả......................................................
3.1.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

3.2. Bảo vệ _môi trường.............................................................................
3.2.1. Vai trò của việc tái sử _dụng các bộ _phận máy tính.....................................
3.2.2. Tiết kiệm năng lượng khi dùng máy tính.........................................................
3.2.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................


Bài 4: An toàn thông tin khi sử _dụng máy tính......................................
4.1. Kiểm soát truy nhập và đảm bảo an toàn dữ _liệu...........................
4.1.1. Tại sao cần bảo mật thông tin người dùng.......................................................
4.1.2. Một số _vấn đề _khi _giao dịch trực tuyến......................................................
4.1.3. Khái niệm và tác dụng của tường lửa...............................................................
4.1.4. Một số _phương pháp bảo vệ _dữ _liệu máy tính...........................................
4.1.5. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

4.2. Phần mềm độc hại...............................................................................


4.2.1. Một số _thuật ngữ _thường dùng.....................................................................
4.2.2. Cách phòng, chống phần mềm độc hại.............................................................
4.2.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 5: Pháp luật trong sử _dụng công nghệ _thông _tin.........................
5.1. Bản quyền phần mềm..........................................................................
5.1.1. Tại sao cần tôn trọng bản quyền tác giả...........................................................
5.1.2. Một số _khái niệm về _phần mềm bản quyền..................................................
5.1.3. Cách thức phân phối phần mềm.......................................................................

5.2. Bảo vệ _dữ _liệu...................................................................................
5.2.1. Tại sao cần bảo vệ _dữ _liệu..............................................................................
5.2.2. Quy định về _bảo vệ _dữ _liệu trong luật pháp Việt Nam.............................
5.2.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 1: Các _hiểu biết cơ bản khi làm việc với máy tính..........................
1.1. Một số _lưu ý khi sử _dụng máy tính................................................
1.1.1. Các thao tác khởi động máy tính......................................................................

1.1.2. Các thao tác khi làm việc với phần mềm _ứng dụng......................................
1.1.3. Một số _quy tắc an toàn khi sử _dụng..............................................................
1.1.4. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

1.2. Sử _dụng máy tính cơ bản..................................................................
1.2.1. Đăng nhập hệ _thống.........................................................................................
1.2.2. Lưu trữ _dữ _liệu an toàn khi sử _dụng..........................................................
1.2.3. Thao tác gõ bàn phím đúng cách......................................................................
- Một số _phím chức năng thường dùng....................................................................
1.2.4. Một số _thao tác với con trỏ _chuột..................................................................
1.2.5. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 2: Làm việc với hệ _điều hành............................................................
2.1. Giao diện làm việc của hệ _thống.......................................................
2.1.1. Vai trò của màn hình chính (desktop)..............................................................
2.1.2. Thiết lập giao diện làm việc...............................................................................
2.1.3. Cài đặt và gỡ _bỏ _phần mềm _ứng dụng........................................................
2.1.4. Sử _dụng trợ _giúp của hệ _điều hành.............................................................


2.1.5. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

2.2. Làm việc với _cửa sổ _và biểu tượng trên hệ _thống.......................
2.2.1. Khái niệm và chức năng của biểu tượng..........................................................
_Icon của thư mục.......................................................................................................
Icon _ổ _đĩa của hệ _thống..........................................................................................
_Icon của thùng rác.....................................................................................................
Icon của tập tin.............................................................................................................
_Icon của các _ứng dụng LibreOffice........................................................................
2.2.2. Các thao tác thường dùng với biểu tượng........................................................

2.2.3. Vai trò và chức năng của cửa sổ _ứng dụng....................................................
2.2.4. Các thao _tác thường dùng với cửa sổ _ứng dụng..........................................
2.2.5. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 3: Quản lý thư mục và tập tin.............................................................
3.1. Thư mục và tập tin..............................................................................
3.1.1. Thế _nào là một tập tin, phân loại tập tin........................................................
3.1.2. Một số _đặc trưng cơ bản của tập tin...............................................................
3.1.3. Khái niệm về _thư mục và cấu trúc phân cấp.................................................
3.1.4. Các thiết bị _lưu trữ _dữ _liệu phổ _biến........................................................

3.2. Quản lý thông tin của thư mục và tập tin..........................................
3.2.1. Xem thông tin của thư mục, tập tin..................................................................
3.2.2. Cách thức tổ _chức, hiển thị _thư mục.............................................................
3.2.3. Các thao tác trên thư mục, tập tin....................................................................
3.2.4. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

3.3. Quản lý nội dung của thư mục...........................................................
3.3.1. Tạo mới thư mục _và cấu trúc thư mục...........................................................
3.3.2. Tạo mới tập tin thông qua phần mềm _ứng dụng...........................................
3.3.3. Tổ _chức tập tin và thư mục hiệu quả..............................................................
3.3.4. Trạng thái của tập tin và thư mục....................................................................
3.3.5. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

3.4. Quản lý sao chép, di chuyển tập tin và thư mục...............................
3.4.1. Lựa chọn một hoặc nhiều tập tin và thư mục..................................................


3.4.2. Sao chép các tập tin và thư mục........................................................................
3.4.3. Di chuyển tập tin và thư mục............................................................................

3.4.4. Chia sẻ _tập tin và thư mục trên mạng LAN...................................................

3.5. Quản lý xoá, khôi phục tập tin và thư mục.......................................
3.5.1. Thao tác xoá và khôi phục tập tin, thư mục....................................................
3.5.2. Dọn dẹp rác của hệ _thống................................................................................
3.5.3. Câu hỏi - Bài tập thực _hành............................................................................

3.6. Quản lý tìm kiếm tập tin và thư mục.................................................
3.6.1. Sử _dụng công cụ _tìm kiếm.............................................................................
3.6.3. Tìm kiếm nâng cao sử _dụng kí tự _đại diện...................................................
3.6.4. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

Bài 4: Phần mềm tiện ích của hệ _thống..................................................
4.1. Phần mềm nén và giải nén..................................................................
4.1.1. Thế _nào là nén và giải nén dữ _liệu?..............................................................
4.1.2. Thao tác nén và giải nén tập tin........................................................................
4.1.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

4.2. Phần mềm diệt virus và an ninh mạng..............................................
4.2.1. Một số _phần mềm thông dụng.........................................................................
4.2.2. Thực hiện quét hệ _thống để _phát hiện mã độc.............................................
4.2.3. Thao tác cập nhật phần mềm............................................................................
4.2.4. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

4.3. Chuyển đổi định dạng tập tin.............................................................
4.3.1. Chuyển đổi định dạng các tập tin văn bản.......................................................
4.3.2. Chuyển đổi định dạng các tập tin âm thanh....................................................
4.3.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................

4.4. Đa phương tiện.....................................................................................

4.4.1. Thế _nào là truyền thông đa phương tiện........................................................
4.4.2. Một số _tiện ích xử _lý và thao tác trên _ảnh số.............................................
4.4.3. Một số _tiện ích dành cho đa phương tiện.......................................................
4.4.4. Câu hỏi - Bài tập thực hành..............................................................................


a. Thực hành xem _ảnh từ _Album và upload lên Internet...................
Bài 5: Sử _dụng bộ _gõ tiếng Việt.............................................................
5.1. Một số _khái niệm cơ bản...................................................................
5.1.1. Khái niệm về _bộ _mã tiếng Việt Unicode, TCVN..........................................
5.1.2. Khái niệm về _font chữ, một số _font chữ _Việt thường dùng......................
5.1.3. Cách thức gõ tiếng Việt....................................................................................
5.1.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành............................................................................

5.2. Cài đặt các tiện ích tiếng Việt..........................................................._
5.2.1. Sử _dụng tiện ích có sẵn trong hệ _điều hành...............................................
5.2.2. Cài đặt và sử _dụng phần mềm ngoài............................................................
5.2.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành............................................................................

5.3. Chuyển đổi font chữ _Việt................................................................_
5.3.1. Xử _lý sự _không thống nhất về _font chữ....................................................
5.3.2. Sử _dụng phần mềm chuyển đổi font chữ......................................................
5.3.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành............................................................................

5.4. Tài liệu đa ngôn ngữ.........................................................................._
5.4.1. Chuyển đổi bàn phím đa ngôn ngữ.................................................................
5.4.2. Lưu trữ _văn bản đa ngôn ngữ.......................................................................
5.4.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành............................................................................

Bài 6: Sử _dụng máy in............................................................................_

6.1. Lựa chọn máy in phù hợp................................................................._
6.1.1. Thiết lập máy in mặc định trên hệ _thống.....................................................
6.1.2. _Chia sẻ _máy in trong mạng..........................................................................
6.1.3. Câu hỏi - Bài tập thực hành............................................................................

6.2. Thao tác in.........................................................................................._
6.2.1. Cách thức in tài liệu từ _ứng dụng.................................................................
6.2.2. Khái niệm hàng đợi in......................................................................................
6.2.3. Quản lý tiến trình trong hàng đợi in...............................................................
6.2.4. Câu hỏi _- Bài tập thực hành..........................................................................


CHƯƠNG 1: HIỂU BIẾT VỀ CNTT CƠ BẢN
Bài 1: Cơ bản về máy tính và mạng máy tính
Sau khi hoàn thành bài này, bạn có thể nắm được:


Khái niệm cơ bản về máy tính và mạng máy tính.



Các thành phần phần cứng trên máy tính.



Khái niệm về phần mềm và dịch vụ kết nội mạng trên máy
tính

1.1. Thiết bị phần cứng
1.1.1. Khái niệm về máy vi tính, máy tính cá nhân

a/ Khái niệm
* Máy vi tính
Máy tính, còn được gọi là máy vi tính hay máy điện toán, là những thiết bị hay hệ
thống dùng để tính toán hay kiểm soát các hoạt động mà có thể biểu diễn dưới dạng số
hay quy luật lôgic.

Hình 1.1: Máy tính cá nhân
Máy tính được lắp ghép bởi các thành phần có thể thực hiện các chức năng đơn
giản đã định nghĩa trước. Quá trình tác động tương hỗ phức tạp của các thành phần này
tạo cho máy tính một khả năng xử lý thông tin. Nếu được thiết lập chính xác (thông
thường bởi các chương trình máy tính đã được lập trình) máy tính có thể mô phỏng lại
một số khía cạnh của một vấn đề hay của một hệ thống. Trong trường hợp này, khi được
cung cấp một bộ dữ liệu thích hợp nó có thể tự động giải quyết vấn đề hay dự đoán trước


sự thay đổi của hệ thống. Khoa học nghiên cứu về lý thuyết, thiết kế và ứng dụng của
máy tính được gọi là khoa học máy tính, hay khoa học điện toán.
Từ "máy tính" (computers), đầu tiên, được dùng cho những người tính toán số
học, có hoặc không có sự trợ giúp của máy móc, nhưng hiện nay nó hoàn toàn có nghĩa là
một loại máy móc. Đầu tiên máy tính chỉ giải các bài toán số học, nhưng máy tính hiện
đại làm được nhiều hơn thế.
Đến những năm 1990, khái niệm máy tính đã thực sự tách rời khỏi khái niệm điện
toán và trở thành một ngành khoa học riêng biệt với nhiều lĩnh vực đa dạng và khái niệm
hơn hẳn ngành điện toán thông thường và được gọi là công nghệ thông tin. Tuy vậy đến
ngày nay, một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm điện toán và công nghệ
thông tin.
* Máy tính cá nhân:
Thuật ngữ máy tính cá nhân nêu trên được phổ biến bởi tạp chí Byte, cũng như
Máy tính Apple, vào cuối thập niên 1970 đầu thập niên 1980, và sau đó là IBM với máy
tính cá nhân IBM.

Máy tính cá nhân (tiếng Anh: Personal Computer, viết tắt là PC) là một loại máy
vi tính nhỏ với giá cả, kích thước và sự tương thích của nó khiến nó hữu dụng cho từng
cá nhân. Những máy tính cá nhân còn được gọi là máy tính gia đình.
b/ Phân biệt máy để bàn, máy xách tay, máy tính bảng.
* Máy tính để bàn – PC:
Máy tính để bàn thường có các bộ phận như: Thùng máy (hay còn được gọi là case
máy), màn hình, bàn phím, chuột. Đặc điểm của máy tính bàn là:
- Tiện lợi: Giá thành rẻ, cấu hình dễ thay đổi, nâng cấp và giá thành sửa chữa thấp, việc
sử dụng đơn giản.
- Hạn chế: Thiết bị thường cồng kềnh, không thuận tiện trong quá trình di chuyển.


Hình 1.2: Các bộ phận
thường có của máy tính để bàn
* Máy tính xách tay - Laptop:
Có chức năng tương tự như máy tính để bàn, tuy nhiên kích thước nhỏ hơn. Đặc
điểm chính của máy tính xách tay là:
- Tiện lợi: Dễ dàng mang theo khi di chuyển, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không
cần có điện lưới bằng cách dùng pin.
- Hạn chế: Để có thể sử dụng pin thì cần phải mang theo sạc pin, thời gian sử dụng tuỳ
vào từng loại pin và độ bền của pin; Chi phí mua sắm thường cao, thiết bị sửa chữa, thay
thế có giá thành đắt, linh kiện thường khó tìm.


* Máy tính bảng – Tablet:
Đây là một dạng biến thể giữa máy tính và điện thoại thông minh, giống như tấm
bảng được sử dụng cho học sinh trong các lớp học. Việc điều khiển và nhập dữ liệu sử
dụng màn hình cảm ứng có trên thiết bị. Đặc điểm của thiết bị máy tính bảng:
- Tiện lợi: Thiết bị thường nhỏ gọn, nhẹ và mỏng; pin có thể sử dụng lâu hơn máy laptop,
việc sử dụng và thao tác đơn giản, tiện lợi trên màn hình cảm ứng của thiết bị.

- Hạn chế: Các bộ phận của máy tính bảng thường được thiết kế theo khối, đồng bộ, nên
nếu cần sửa chữa hay thay thế linh kiện thường có giá thành đắt, khó tìm thiết bị. Phần
mềm hệ điều hành cũng có khác biệt với máy tính bàn và laptop, nói chung khác hẳn về
kiểu dáng và cách sử dụng.

Hình 1.4: Máy tính
bảng IPad của Apple

1.1.2. Các thiết bị di động
Thiết bị di động cầm tay là bất cứ thiết bị điện thoại nhỏ vừa lòng bàn tay của
người sử dụng và có thể mạng theo người. Tuỳ theo nhu cầu sử dụng, người dùng có thể
sử dụng một thiết bị cầm tay như điện thoại di động để có thể gửi và nhận tin nhắn văn
bản hoặc âm thanh, hay một máy tính xách tay. Nhiều thiết bị cầm tay cũng cho phép sao
chép hay tải các tập tin nhạc, sách điện tử từ trên mạng.
* Thiết bị điện thoại thông minh – Smartphone
Các thiết bị điện thoại di động hiện nay khá tinh vi, ngoài các dịch vụ điện thoại
như thông thường, các thiết bị còn được tích hợp thêm các tính năng mới nâng cao như:
• Phát và nghe nhạc
• Chụp hình và quay video
• Gửi tin nhắn văn bản, tin nhắn đa phương tiện (MMS)


Nhắn tin vô tuyến
• Nhận và gửi thư điện tử
• Truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi
• Hệ thống định vị toàn cầu (GPS)


Hình 1.5: Điện thoại thông
minh

Tuỳ theo từng loại tài khoản mà bạn đăng ký sử dụng hay loại điện thoại di động
bạn đang dùng, mà các dịch vụ bạn có thể lựa chọn cũng khác nhau. Ví dụ, một người
làm nghề môi giới bất động sản có thể lựa chọn một chiếc điện thoại di động đồng thời là
thiết bị hỗ trợ cá nhân số để không chỉ xử lý khối lượng lớn cuộc gọi mà còn để cập nhật
các thông tin trực tiếp từ Internet liên quan tới công việc của họ. Tất cả các loại điện thoại
di động đều được gắn một con chip cho phép nó cung cấp những dịch vụ phù hợp với
dòng máy đó, mặc dù không phải tất cả các dịch vụ có thể kích hoạt trên tài khoản đó. Ở
phần lớn các thiết bị smartphone, người sử dụng có thể kích hoạt các dịch vụ thông qua
bàn phím của thiết bị.

1.1.3. Một số thuật ngữ phần cứng thông dụng
Khối hệ thống thường là bộ phận quan trọng và đắt tiền nhất trong hệ thống máy
tính. Trong khối hệ thống có nhiều thiết bị riêng biệt thực hiện các chức năng khác nhau,
nếu một trong các thiết bị này hỏng thì thường sẽ phải thay thể thiết bị đó. Nguồn điện
cung cấp cho nó cũng được đặt trong hộp có bảo vệ. Dưới đây sẽ giới thiệu và mô tả các
thiết bị chính cấu thành lên một hệ thống máy tính.
* Thiết bị điều khiển trung tâm (Central Processing Unit - CPU): Có thể được xem như
một phần tử cốt lõi nhất của máy vi tính. Nhiệm vụ chính của CPU là xử lý các chương
trình vi tính và dữ kiện. CPU có nhiều kiểu dáng khác nhau, có thể là một thiết bị chip
đơn giản hay cũng có thể được ráp sẵn trong các bộ mạch với hàng trăm con chip khác.
CPU là một mạch xử lý dữ liệu theo chương trình được thiết lập trước. Nó là một mạch


tích hợp phức tạp gồm hàng triệu transitor trên một bảng mạch nhỏ. Bộ xử lý trung tâm
bao gồm Khối điều khiển và Khối tính toán.
- Khối điều khiển: Là thành phần của CPU có nhiệm vụ thông dịch các lệnh của chương
trình và điều khiển hoạt động xử lí, được điều tiết chính xác bởi xung nhịp đồng hồ hệ
thống. Mạch xung nhịp đồng hồ hệ thống dùng để đồng bộ các thao tác xử lí trong và
ngoài CPU theo các khoảng thời gian không đổi. Khoảng thời gian chờ giữa hai xung gọi
là chu kỳ xung nhịp. Tốc độ theo đó xung nhịp hệ thống tạo ra các xung tín hiệu chuẩn

thời gian gọi là tốc độ xung nhịp – tốc độ đồng hồ tính bằng triệu đơn vị mỗi giây (Mhz).
- Khối tính toán: Chức năng là thực hiện các phép toán số học và logic sau đó trả
lại kết quả cho các thanh ghi hoặc bộ nhớ.
* Thiết bị ngoại vi: Là tên chung nói đến một số loại thiết bị bên ngoài thùng máy được
gắn kết với máy tính với tính năng nhập xuất (IO) hoặc mở rộng khả năng lưu trữ (như
một dạng bộ nhớ phụ). Thiết bị ngoại vi của máy tính có thể là:
• Thiết bị cấu thành lên máy tính và không thể thiếu được ở một số loại máy tính.
• Thiết bị có mục đích mở rộng tính năng hoặc khả năng của máy tính.
* Phân loại:
- Thiết bị lưu trữ: Khái niệm này được sử dụng để chỉ các cấu kiện máy tính, thiết bị và
các phương tiện ghi/chứa dữ liệu cho phép lưu trữ dữ liệu số sử dụng trong tính toán
trong một khoảng thời gian nhất định. Lưu trữ dữ liệu đóng một trong các chức năng
chính của tính toán hiện đại: lưu giữ thông tin. Bên cạnh đó, thiết bị lưu trữ còn được
dùng để chỉ tới các phương tiện từ tính có dung lượng lớn như đĩa cứng, băng từ; các
phương tiện quang học như đĩa quang (Optical Disk), CD, DVD, BlueRay; và các
phương thức khác có tốc độ thấp hơn RAM nhưng có khả năng lưu trữ lâu hơn RAM.
Trước đây bộ nhớ thường được gọi là lưu trữ sơ cấp hoặc bộ nhớ trong và lưu trữ được
gọi là lưu trữ thứ cấp hoặc bộ nhớ ngoài.
- Thiết bị xuất/nhập dữ liệu: Loại thiết bị này cho phép người dùng giao tiếp với máy
tính. Có 3 loại thiết bị nhập xuất dữ liệu thường được sử dụng:
• Gửi thông tin đến máy tính (như bàn phím, chuột, máy quét, máy quét)
• Hiển thị hoặc truyền thông tin đi từ máy tính (như màn hình, máy in, loa)
• Dùng trao đổi thông tin giữa các máy tính với nhau (modem, thiết bị mạng)
Như vậy có thể coi bất cứ thiết bị gì được sử dụng để đưa thông tin vào máy tính
thì được gọi chung là thiết bị đầu vào, hay thiết bị nhập dữ liệu. Còn các thiết bị có chức
năng hiển thị thông tin từ máy tính gửi đi đều có thể gọi là thiết bị xuất dữ liệu hay thiết
bị đầu ra. Khái niệm này cũng đúng với cả những thiết bị được gắn trong (cài đặt bên
trong máy tính) và bên ngoài máy tính (kết nối từ ngoài tới máy tính).
- Thiết bị mạng và truyền thông: Đây là khái niệm dùng để chỉ các thiết bị được sử dụng
để kết nối máy tính tới hệ thống mạng cục bộ hoặc mạng Internet. Những thiết bị loại này



có nhiệm vụ vận chuyển dữ liệu từ thiết bị máy tính nguồn đến thiết bị đích thông qua
môi trường truyền dẫn. Môi trường truyền dữ liệu có thể là: đường truyền có dây dẫn,
môi trường truyền không dây. Các thiết bị truyền thông bao gồm:

Hình 1.6: Card mạng máy tính





Hình 1.7: Thiết bị repeater

Card mạng (Network Interface Card – NIC): đây có thể là thiết bị phần cứng được
tích hợp trực tiếp trên các bản mạch của máy tính hoặc là các thiết bị ngoài. Card
mạng có nhiệm vụ mã hoá dữ liệu truyền đi và giải mã dữ liệu nhận đựợc thông
qua môi trường mạng. Để Card mạng có thể hoạt động được thì chúng cần có trình
điều khiển (driver thiết bị), trình điều khiển có trên đĩa CD kèm theo Card mạng
hoặc trên đĩa cài đặt Mainboard nếu card mạng Onboard.
• Repeater: Trong một mạng LAN, giới hạn của cáp mạng là 100m (cho loại cáp
mạng CAT 5 UTP – là cáp được dùng phổ biến nhất), bởi tín hiệu bị suy hao trên
đường truyền nên không thể đi xa hơn. Vì vậy, để có thể kết nối các thiết bị ở xa
hơn, mạng cần các thiết bị để khuếch đại và định thời lại tín hiệu, giúp tín hiệu có
thể truyền dẫn đi xa hơn giới hạn này. Repeater là một thiết bị ở lớp 1 (Physical
Layer) trong mô hình OSI. Repeater có vai trò khuếch đại tín hiệu vật lý ở đầu vào
và cung cấp năng lượng cho tín hiệu ở đầu ra để có thể đến được những chặng
đường tiếp theo trong mạng. Điện tín, điện thoại, truyền thông tin qua sợi quang…
và các nhu cầu truyền tín hiệu đi xa đều cần sử dụng Repeater.






Hub: Hub được coi là một Repeater có nhiều cổng. Một Hub có từ 4 đến 24 cổng
và có thể còn nhiều hơn. Trong phần lớn các trường hợp, Hub được sử dụng trong
các mạng 10BASE-T hay 100BASE-T. Khi cấu hình mạng là hình sao (Star
topology), Hub đóng vai trò là trung tâm của mạng. Với một Hub, khi thông tin
vào từ một cổng và sẽ được đưa đến tất cả các cổng khác.



Hình 1.8: Thiết bị Switch

Switch, hay còn gọi là thiết bị chuyển mạch, là một thiết bị dùng để kết nối các
đoạn mạng với nhau theo mô hình mạng hình sao (star). Theo mô hình này, switch
đóng vai trò là thiết bị trung tâm, tất cả các máy tính đều được nối về đây. Switch
đóng vai trò là thiết bị nhận tín hiệu vật lý, chuyển đổi thành dữ liệu, từ một cổng,
kiểm tra địa chỉ đích rồi gửi tới một cổng tương ứng.
• Modem (viết tắt từ modulator and demodulator) là một thiết bị điều chế sóng tín
hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã
tín hiệu số. Đây là thiết bị được sử dụng để chuyển đổi tín hiệu từ đường dây điện
thoại (tín hiệu liên tục) sang tín hiệu mạng (tín hiệu rời rạc), dùng để kết nối máy
tính tới Internet. Modem thường được phân loại bằng lượng dữ liệu truyền nhận
trong một khoảng thời gian, thường được tính bằng đơn vị bit trên giây, hoặc
"bps".
* Kết nối các thiết bị ngoại vi: Để kết nối một thiết bị ngoại vi với máy tính, ta cần có:
dây kết nối và cổng kết nối phù hợp với thiết bị đó, sau đó cần có phần mềm nhận dạng
thiết bị và cài đặt phần mềm để điều khiển thiết bị đúng cách.
Bất cứ thiết bị nào có thể dùng tương tác với máy tính đều có dây kết nối với máy

tính. Đầu dây nối thể hiện kiểu kết nối ta cần để có thể nối được thiết bị với loại cổng
tương ứng trên máy tính. Trong một số trường hợp, ta có thể cần cáp phụ để điều chỉnh
tương thích với một loại dây nối sao cho phù hợp với cổng nối trên máy tính. Dưới đây là
một số loại cổng kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính:
• Cổng song song: Những cổng này thường được dùng để kết nối với máy in, tuy
nhiên giờ được thay thế bằng cổng USB hoặc Ethernet.
• Cổng nối tiếp: Thường được dùng để kết nối chuột máy tính hoặc modem. Loại
kết nối này cũng có thể được thay thế bằng kết nối USB hoặc Firewire ở tất cả lĩnh



vực tiêu dùng và trong hầu hết ứng dụng thương mại. Tuy nhiên các cổng kết nối
này vẫn còn được dùng phổ biến ở các thiết bị công nghiệp chuyên dụng.
• Cổng giao diện hệ thống máy tính nhỏ (SCSI): Thường được dùng để kết nối thiết
bị đòi hỏi tốc độ truyền dữ liệu cao, như ổ cứng, ổ CD-DVD, sau này được thay
bằng kết nối kiểu SATA (Seriam Advanced Technology Attachment) vì công nghệ
này có hiệu quả cao mà không đòi hỏi nhiều về việc truyền dữ liệu.
• Cổng USB: Hỗ trợ các hệ thống plug-and-play khi hệ điều hành nhận các thiết bị
mới dưới dạng cắm vào và hiển thị thông tin ngày khi nó phát hiện ra thiết bị.
• Cổng kết nối mạng: Những cổng này trông như giắc đường dây điện thoại và có
thể kết nối với máy tính khác trong một hệ thống mạng, với mode, hoặc trực tiếp
với Internet.

1.1.4. Các thành phần cơ bản của máy tính
* Bộ xử lý trung tâm (còn gọi là CPU): Bộ xử lý thường được coi như là bộ não của máy
tính vì các lệnh từ chương trình phần mềm và nhập dữ liệu đầu vào từ người sử dụng đều
được nó nhận và xử lý. CPU được thiết kế riêng với sự chú trọng vào hiệu năng và tiết
kiệm năng lượng, chúng có thể thay đổi tốc độ làm việc tuỳ theo yêu cầu của hệ thống.
Để hạ giá thành sản phẩm, một số máy tính xách tay cũng sử dụng các bộ xử lý của máy
tính cá nhân để bàn (thường rất ít).

Mỗi dòng hay loại CPU xử lý thông tin và câu lệnh với tốc độ khác nhau, được đo
bằng đơn vị MegaHertz (MHz) hoặc GigaHertz (GHz). Hertz (Hz) được sử dụng để đo
tốc độ xung nhịp bên trong máy tính về tần suất hay số vòng xoay mỗi giây. MHz tương
đương với hàng triệu vòng xoay mỗi giây, còn GHz tương đương với hàng tỷ vòng xoay
mỗi giây.
Trong các hệ thống máy tính đời mới hiện nay còn được trang bị các bộ vi xử lý
lõi kép hay lõi tứ, có chứa hai hay bốn chip vi xử lý. Những chip này phối hợp với nhau
sẽ chạy nhanh hơn một con chip đơn, và cho tốc độ xử lý cao hơn.
* Phân biệt bộ nhớ động (RAM) và bộ nhớ chỉ đọc (ROM):
+ Bộ nhớ động: hay còn gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên (Random Access Memory,
viết tắt là RAM). Bộ nhớ RAM được đặt trong khối hệ thống và là một loại bộ nhớ điện
tử nơi máy tính lưu giữ bản sao các chương trình và dữ liệu. Máy tính dùng RAM để lưu
trữ tạm thời những phần mềm mà người dùng đang chạy và dữ liệu tạo ra trong phần
mềm ấy, còn được biết đến là RAM hệ thống. RAM có đặc điểm “không ổn định”, do chỉ
làm việc khi máy tính bật và thông tin biến mất khi tắt máy tính. Do đó, các chương trình
phần mềm phải thường trú ở đĩa cứng hoặc đĩa quang. Từ đó, máy tính có thể tải chương
trình và tập tin vào bộ nhớ khi chương trình chạy và xoá khỏi bộ nhớ khi chương trình
hoặc tập tin được đóng lại.


Hìn
h 1.9: RAM máy tính
Tốc độ của RAM được đo bằng nano giây (ns); mỗi nano giây tương đương với
một phần tỷ của giây, là quãng thời gian một yêu cầu được đưa ra cho đến khi hoàn tất
(còn được gọi là thời gian truy cập). Một nano giây là khoảng thời gian cực ngắn, một
máy tính có thể thực hiện một khối lượng nhiệm vụ khổng lồ trong thời gian 10 nano
giây.
Chip RAM được dùng trong card đồ hoạ, có thể gia tăng tốc độ hiển thị hình ảnh
trên màn hình. RAM còn được dùng để nhớ đệm thông tin gửi đến máy tính. Nó tăng tốc
độ in và cho phép máy tính thực hiện các thao tác khác trong khi tài liệu đang được in (cơ

chế đa nhiệm – multi-tasking).
+ Bộ nhớ chỉ đọc (ROM): Bộ nhớ chỉ đọc (tiếng Anh: Read-Only Memory - ROM) là
một loại thiết bị lưu trữ dùng trong máy tính và các thiết bị khác. Nó có tên như vậy vì
không dễ để ghi thông tin lên nó, cần phải có cơ chế đặc biệt mới có thể lưu trữ các thông
tin trên ROM. ROM chỉ cho phép đọc dữ liệu từ chúng tuy nhiên tất cả các loại ROM đều
cho phép ghi dữ liệu ít nhất một lần, hoặc khi sản xuất lần đầu hoặc trong bước lập trình.
Một số loại ROM cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần. Không giống như RAM, thông
tin trên ROM vẫn được duy trì dù nguồn điện cấp không còn.

Hình 1.10: ROM máy tính
Phân loại ROM:


- PROM (Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng các mối nối (cầu chì có thể làm đứt bằng mạch điện). Nó thuộc dạng WORM (Write-Once-Read-Many).
Chương trình nằm trong PROM có thể lập trình được bằng những thiết bị đặc biệt. Loại
ROM này chỉ có thể lập trình được một lần.
- EPROM (Erasable Programmable Read-Only Memory): Được chế tạo bằng nguyên tắc
phân cực tĩnh điện. Loại ROM này có thể bị xóa bằng tia cực tím và ghi lại thông qua
thiết bị ghi EPROM.
- EAROM (Electrically Alterable Read-Only Memory): Loại ROM này có thể thay đổi
từng bit một lần. Tuy nhiên quá trình viết khá chậm và sử dụng điện thế không chuẩn.
Việc viết lại EAROM không được thực hiện thường xuyên.
- EEPROM (Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory): Được tạo bằng
công nghệ bán dẫn. Nội dung của ROM này có thể viết vào và xóa (bằng điện).
* Các đơn vị đo dung lượng (KB, MB, GB):
Đối với hệ thống máy tính dùng để lưu trữ thông tin, máy cần cài chip bộ nhớ. Bộ
nhớ được đo bằng đơn vị bits và bytes. Bit là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất mà máy tính sử
dụng, có thể mang một trong hai giá trị 0 hoặc 1. Một nhóm 8bits tạo thành 1byte. Đơn vị
đo lường dữ liệu nhỏ nhất mà con người sử dụng là một ký tự chữ cái hoặc chữ số ('a' đến
'z', hoặc '0' đến '9') cần nguyên một byte trong bộ nhớ máy tính để biển hiện.

Bảng quy đổi đơn vị đo dung lượng thường dùng:
1 Kilobyte (KB)
= 1.024 bytes
1 Megabyte (MB) = 1.024 KB
1 Gigabyte (GB) = 1.024 MB
1 Terabyte (TB)
= 1.024 GB
1 Petabyte (PB)
= 1.024 TB
Toàn bộ việc xử lý dữ liệu trong máy tình đòi hỏi việc sử dụng kết hợp nhiều byte.
Mỗi tập tin máy tính sử dụng có kích thước khác nhau, có thể tăng tuỳ thuộc vào khối
lượng nội dung và cách thức sử dụng nội dung đó. Ví dụ, kích thước của một tập tin dữ
liệu sẽ tăng hoặc giảm dựa trên việc tập tin đó lưu trữ những thao tác gì như: canh lề giữa
cho tiêu đề, đặt định dạng chữ in đậm, tính một công thức, hay chèn một hình ảnh. Tập
tin càng lớn thì càng cần nhiều bộ nhớ để xử lý và lưu trữ thông tin trong đó. Thậm chí
một tập tin không được lưu trữ trên máy tính thì máy vẫn cần bộ nhớ để có thể xử lý nó,
thể hiện ở dung lượng của RAM càng lớn thì khả năng lưu trữ dữ liệu càng lớn, tốc độ xử
lý càng nhanh.

1.1.5. Các phương tiện lưu trữ dữ liệu
a/ Hệ thống lưu trữ là gì?
Hệ thống lưu trữ là tập hợp tất cả tài nguyên trong một tổ chức, sử dụng cho mục
đích lưu trữ dữ liệu của hệ thống. Nó bao gồm:


Các thiết bị lưu trữ, như băng từ, đĩa CD, các ổ đĩa cứng trong các máy chủ và các
tủ đĩa ngoài.
• Các phần mềm quản lý, điều khiển hay cung cấp những tính năng phụ trợ như sao
chép (copy), sao lưu dự phòng (backup)…cho các thiết bị lưu trữ.
• Các giao thức và thiết bị hỗ trợ việc kết nối và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị lưu

trữ.
Việc phân loại dữ liệu có thể dựa trên mức độ bảo vệ dữ liệu, các yêu cầu về hiệu
suất truy cập, tần suất sử dụng hoặc các yêu cầu khác. Số tầng càng cao thì thiết bị sử
dụng càng đỡ tốn kém. Vì công việc phân loại có thể phức tạp và đòi hỏi phải thực hiện
liên tục, nhiều nhà cung cấp đã đưa ra những phần mềm tự động phân loại dựa trên
những tiêu chí do doanh nghiệp đưa ra.
b/ Đĩa cứng trong


c/ Đĩa cứng ngoài
d/ Các loại đĩa quang (CD, DVD)
* Cấu tạo của đĩa CD-ROM:

Hình 1.11: Đĩa CD-ROM
Khác với đĩa mềm và đĩa cứng hoạt động bằng phương pháp nhiễm từ, đĩa CD
hoạt động bằng phương pháp quang học. Nó được sản xuất bằng cách người ta tạo từng
mẫu pit và land lên trên những đường chỉ polycarbonate của đĩa. CD không được phân
chia thành những track đồng tâm và sector như đĩa từ. Mà thay vào đó CD được ghi dưới
dạng những track có đường xoắn ốc liên tục nhau chạy dài từ trục đến lớp ngoài cùng.
Trong suốt quá trình hoạt động, CD sẽ sử dụng chùm tia laser và máy dò laser để
cảm nhận được sự hiện diện hoặc sự vắng mặt của pit. Cặp laser/ máy dò sẽ được gắn lên
trên bộ phận quay, làm bộ phận sẽ theo dấu các track xoắn ốc của đĩa CD. Chùm tia laser
sẽ chiếu lên mặt bên dưới của đĩa CD, nơi đây sẽ được phủ một lớp nhựa trong dày
khoảng 1mm trước khi nó chiếu lên bề mặt phản xạ. Khi chùm laser chiếu sáng vào land,


ánh sáng sẽ được phản xạ về hướng một máy dò và sẽ tạo ra một tín hiệu xuất rất mạnh.
Khi chùm tia laser chiếu sáng vào pit, ánh sáng sẽ vượt ra ngoài tiêu cự, kết quả là hầu
hết năng lượng đến của tia laser sẽ được tán xạ ra mọi hướng và vì đó có rất ít tín hiệu
xuất sẽ được một máy dò tạo ra. Việc biến đổi từ pit sang land và ngược lại sẽ ứng với

hai nút tín hiệu đó là có hoặc không có pit hoặc land. Tín hiệu ánh sáng tương tự do máy
do máy dò trả về sẽ được giải mã. Quá trình giải mã là cần thiết để chuyển chuỗi các pit
và land thành những thông tin nhị phân có ý nghĩa.

Hình 1.12: Đầu đọc đĩa CD - DVD Rom

Hình 1.13: Thiết bị nhớ USB
Một đĩa CD-ROM có thể lưu trữ 79 phút dữ liệu. Tuy nhiên, có nhiều đĩa CDROM đã giới hạn con số này đến mức 60 phút bởi vì 14 phút dữ liệu cuối cùng sẽ được
mã hóa ở phần ngoài không gian đĩa 50mm ngoài cùng, phần đĩa này là phần rất khó sản
xuất và rất khó giữ sạch trong khi sử dụng. Với 60 phút chúng ta có 270000 khối dữ liệu,
một khối có 2048 byte dữ liệu thì dung lượng đĩa sẽ là 553 MB. Nếu chúng ta sử dụng
hết 79 phút thì sẽ có 681MB. Hầu hết các đĩa CD-ROM đều được sản xuất với dung
lượng từ 700MB-750MB, DVD dung lượng 4,7GB đến vài trăm GB. Kích thước của


chúng có hai loại: 3,25 inches và 5,25 inches. Cách thức bảo quản và sử dụng đĩa CDDVD:
• Không nên bẻ cong đĩa
• Không đốt nóng đĩa
• Không làm trầy xước bề mặt đĩa
• Không sử dụng hoá chất
trên bề mặt đĩa
e/ Thiết bị thẻ nhớ, ổ nhớ di động
Các hệ thống lưu trữ di động có thể gồm các thẻ nhớ, que nhớ, hoặc ổ nhớ USB.
Có thể bao gồm cả ổ cứng ngoài có cơ chế hoạt động tương tự các loại thiết bị lưu trữ di
động khác. Lợi thế của các loại thiết bị này là tính lưu động, dung lượng lưu trữ khá lớn,
có khả năng chia sẻ dữ liệu. Ổ USB flash (ổ cứng di động USB, ổ cứng gắn nhanh cổng
USB), là thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng bộ nhớ flash (một dạng IC nhớ hỗ trợ cắm nóng,
tháo lắp nhanh) tích hợp với giao tiếp USB (Universal Serial Bus). Chúng có kích thước
nhỏ, nhẹ, có thể tháo lắp và ghi lại được. Dung lượng của các ổ USB flash trên thị trường
hiện nay có thể lên đến 256 GB và còn có thể lên nữa trong tương lai. Ví dụ: hiện nay

phần lớn mọi người sử dụng thẻ nhớ trong máy chụp hình để lưu các bức hình hoặc các
đoạn video, thẻ nhớ nhỏ, do đó rất dễ mạng theo nhưng lại có khả năng lưu trữ khối
lượng dữ liệu lớn; việc lưu trữ dữ liệu hay sao chép các tập tin từ máy tính này sang máy
tính khác cũng thường sử dụng các thiết bị thẻ nhớ USB.
f/ Đơn vị đo thường dùng
- Đơn vị đo dung lượng lưu trữ:
Đơn vị nhỏ nhất để biểu diễn thông tin gọi là bit. Một bit tương ứng với một sự
kiện có 1 trong 2 trạng thái. Ví dụ: Một mạch đèn có 2 trạng thái là:
- Tắt (off) khi mạch điện qua công tắc là hở.
- Mở (On) khi mạch điện qua công tắc là đóng.
Số học nhị phân sử dụng hai ký số 0 và 1 để biểu diễn các số. Vì khả năng sử dụng
hai số 0 và 1 là như nhau nên một chỉ thị gồm một chữ số nhị phân có thể xem như là đơn
vị chứa thông tin nhỏ nhất - bit là chữ viết tắt của Binary digital.
Các đơn vị đo dung lượng lưu trữ thường dùng như:
Tên gọi
Ký hiệu
Giá trị
Byte
B
8 bit
KiloByte
KB
210 B = 1024 Byte
MegaByte
MB
220 B
GigaByte
GB
230 B
TeraByte

TB
240 B
- Tốc độ quay của đĩa cứng: thường được ký hiệu bằng rpm (viết tắt của từ tiếng Anh:
revolutions per minute) số vòng quay trong một phút. Tốc độ quay càng cao thì ổ càng
làm việc nhanh do chúng thực hiện đọc/ghi nhanh hơn, thời gian tìm kiếm thấp.


Các tốc độ quay thông dụng thường là:
• 3.600 rpm: Tốc độ của các ổ đĩa cứng đĩa thế hệ trước.
• 4.200 rpm: Thường sử dụng với các máy tính xách tay mức giá trung bình và thấp
trong thời điểm 2007.
• 5.400 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng 3,5" sản xuất cách đây 2-3 năm; với
các ổ đĩa cứng 2,5" cho các máy tính xách tay hiện nay đã chuyển sang tốc độ
5400 rpm để đáp ứng nhu cầu đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn.
• 7.200 rpm: Thông dụng với các ổ đĩa cứng sản xuất trong thời gian hiện tại (2007)
• 10.000 rpm, 15.000 rpm: Thường sử dụng cho các ổ đĩa cứng trong các máy tính
cá nhân cao cấp, máy trạm và các máy chủ có sử dụng giao tiếp SCSI.
g/ Lưu trữ dữ liệu trên mạng là gì?
Lưu trữ dữ liệu trên mạng đó là việc sử dụng các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến
để lưu trữ các tập tin tài liệu, song song với việc lưu trữ dữ liệu trên máy tính cục bộ.
Việc này cho phép người sử dụng có thể lưu trữ các tập tin có dung lượng lớn trên môi
trường mạng và có thể truy xuất đến dữ liệu đó từ bất kì đâu với kết nối Internet. Hiện
nay có rất nhiều các dịch vụ trực tuyến hỗ trợ thao tác này, nguời dùng cần đăng ký một
tài khoản, tuỳ theo dịch vụ cần dùng, đó có thể là tài khoản miễn phí hay phải trả phí cho
nhu cầu sử dụng và dung lượng lưu trữ. Sau khi có được tài khoản truy cập, người dùng
sử dụng các chức năng của hệ thống để có thể tải lên các tập tin và tổ chức thành các thư
mục lưu trữ trên kho dữ liệu trực tuyến. Bên cạnh đó, người dùng có thể thực hiện chia sẻ
các tập tin đó với người dùng khác thông qua các đường liên kết do hệ thống tự động tạo
ra. Việc này cực kì hữu ích khi mà hiện nay các tài khoản email của cá nhân như Gmail,
Yahoo mail, MSN...chỉ cho phép người dùng gửi kèm các tập tin có dung lượng giới hạn,

thì cách lưu trữ dữ liệu là một giải pháp phù hợp và kinh tế. Bên cạnh đó, dung lượng mà
người sử dụng được cấp bởi các dịch vụ lưu trữ trực tuyến thường khá lớn, có thể lên tới
hàng chục GB, điều này giúp giảm đáng kể nhu cầu lưu trữ dữ liệu của người dùng, thay
vì phải mua các thiết bị lưu trữ dữ liệu ngoài như USB, ổ cứng di động...
Một số các dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến được sử dụng phổ biến hiện nay:
• Google Drive (5GB miễn phí)
• Microsoft SkyDrive (7GB miễn phí)
• Yahoo! Box (5GB miễn phí)
• DropBox với 10GB miễn phí
ngoài ra còn có các dịch vụ chia sẻ như RapidShare, YouSendIt, MediaFire, v.v...

1.1.6. Các thiết bị nhập dữ liệu chuẩn
* Bàn phím


Hình 1.14: Bàn phím máy tính
Là thiết bị chính giúp người sử dụng giao tiếp và điều khiển hệ thống máy tính.
Bàn phím có thiết kế nhiều ngôn ngữ, cách bố trí, hình dáng và các phím chức năng khác
nhau. Về hình dáng, bàn phím là sự sắp đặt các nút, hay phím. Một bàn phím thông
thường có các ký tự được khắc hoặc in trên phím; với đa số bàn phím, mỗi lần nhấn một
phím tương ứng với một ký hiệu được tạo ra. Tuy nhiên, để tạo ra một số ký tự cần phải
nhấn và giữ vài phím cùng lúc hoặc liên tục; các phím khác không tạo ra bất kỳ ký hiệu
nào, thay vào đó tác động đến hành vi của máy tính hoặc của chính bàn phím. Thông
thường một bàn phím có từ 83 đến 105 phím và chúng được chia bốn nhóm phím: phím
dùng soạn thảo, phím chức năng, các phím số và nhóm phím điều khiển màn hình. Bàn
phím được nối với máy tính thông qua cổng PS/2 và USB hoặc thông qua kết nối không
dây Bluetooth.
* Chuột máy tính
Đây là thiết bị trợ giúp người sử dụng thao tác với máy tính, nó có hình dáng
giống chuột. Chúng thường sử dụng trên các giao diện đồ hoạ. Được nối với máy tính

qua cổng PS/2, COM hay USB. Chuột máy tính phân loại theo nguyên lý hoạt động có
hai loại chính: Chuột bi và chuột quang.
+ Chuột bi: Chuột bi là chuột sử dụng nguyên lý xác định chiều lăn của một viên bi khi
thay đổi, khi di chuyển chuột để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ trên màn hình
máy tính. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chuột bi có dây bao gồm:



Hình 1.15: Chuột máy tính


Viên bi được đặt tại đáy chuột, có khả năng tiếp xúc với bề mặt bằng phẳng nơi
chuột tiếp xúc. Viên bi có thể lăn tự do theo các chiều khác nhau.
• Hai thanh lăn trong bố trí tiếp xúc với viên bi. Bất kỳ sự di chuyển của viên bi
theo phương nào đều được quy đổi chuyển động theo hai phương và làm quay hai
thanh lăn này. Tại các đầu thanh lăn có các đĩa đục lỗ đồng trục với thanh lăn dùng
để xác định sự quay của thanh lăn.
• Hai bộ cảm biến ánh sáng (phát và thu) để xác định chiều quay, tốc độ quay tại các
đĩa đục lỗ trên thanh lăn.
• Mạch phân tích và chuyển đổi tín hiệu. Dây dẫn và đầu cắm theo kiểu giao tiếp
của chuột truyền kết quả điều khiển về máy tính.


Hình 1.16: Chuột quang máy tính
+ Chuột quang: Chuột quang là một loại chuột vi tính được sử dụng phổ biến nhất trên
thế giới hiện nay. Chuột quang hoạt động trên nguyên lý phát hiện phản xạ thay đổi của
ánh sáng (hoặc Lade) phát ra từ một nguồn cấp để xác định sự thay đổi toạ độ của con trỏ
trên màn hình máy tính. Ưu điểm của chuột quang:
• Độ phân giải đạt được cao hơn nên cho kết quả chính xác hơn so với chuột bi nếu
sử dụng trên chất liệu mặt phẳng di chuột hợp lý (hoặc các bàn di chuyên dụng).

• Điều khiển dễ dàng hơn do không sử dụng bi.
• Trọng lượng nhẹ hơn chuột bi.
Nhược điểm của chuột quang thường là sự kén chọn mặt phẳng làm việc hoặc bàn
di chuột, trên một số chuột quang không thể làm việc trên kính. Những nhược điểm này
sẽ dần được khắc phục về thiết kế khi chuột quang sử dụng công nghệ Lade.
Ngày nay chuột quang và các loại chuột khác đang dần thay thế chuột bi do chúng
có nhiều ưu điểm và khắc phục các nhược điểm của chuột bi thường thấy ở trên.


* Bảng chạm (Touchpad):
Thiết bị cảm ứng cho phép người sử dụng có thể dùng tay để di chuyển chuột khắp
màn hình. Thiết bị này phổ biến trên các máy laptop, notebook, và hoàn toàn có thể mua
rời để dùng cho máy để bàn. Bảng cảm ứng có 2 nút hoạt động tương tự như chuột trái và
phải của chuột máy tính.
• Để di chuyển con trỏ chuột khắp màn hình, chỉ cần đặt ngón tay vào điểm bất ký
trên bảng cảm ứng và trượt ngón tay trên đố theo hướng bạn muốn di chuyển con
trỏ chuột.
• Để lựa chọn một đối tượng, di chuyển chuột đến đối tượng đó rồi gõ một lần lên
bảng cảm ứng hoặc nhấp phím bên trái ở phía dưới bảng cảm ứng.
• Để kích hoạt một đối tượng, đặt con trỏ chuột vào đối tượng rồi gõ 2 lần liên tục
vào bảng cảm ứng hoặc nhấp đúp vào nút bên trái dưới bảng cảm ứng.
• Để kéo một đối tượng, đặt chuột vào đối tượng, nhấn phím Ctrl rồi di tay trên bảng
cảm ứng tới vị trí mong muốn.



Hình 1.17: Touchpad trên máy tính
xách tay

Để hiển thị menu rút gọn, đặt trỏ chuột vào đối tượng rồi nhấp nút phải dưới bảng

cảm ứng.
* Bút chạm (Stylus): là một thiết bị trỏ dùng để giao tiếp với bảng cảm ứng, nó có cấu tạo
chỉ là nhựa hoặc vỏ kim loại để tạo tính thẩm mĩ. Vì thế, người dùng có thể dùng bất cứ
thứ gì, miễn là có sự va chạm trên bề mặt của thiết bị cảm ứng như máy tính bảng, điện
thoại cảm ứng.
* Cần điều khiển (Joystick):



Hình 1.18: Cần điều khiển Joystick
Cần điều khiển là một thiết bị đầu vào bao gồm một cần có thể xoay quanh một
trục và thông báo giá trị góc hoặc hướng của mình cho các thiết bị mà nó kiểm soát. Cần
điều khiển, còn được gọi là cột kiểm soát, là thiết bị điều khiển chính trong buồng lái của
các máy bay dân sự và quân sự. Nó thường có công tắc bổ sung để kiểm soát các khía
cạnh khác nhau của máy bay. Cần điều khiển thường được sử dụng để điều khiển trò chơi
video, và thường có một hoặc nhiều nút nhấn mà trạng thái của nó được gửi tới và xử lý
trên máy tính. Một dạng phổ biến khác của các phím điều khiển được sử dụng trên game
console hiện đại là cần analog. Cần điều khiển cũng được sử dụng cho các máy móc như
cần cẩu, xe tải, xe không người lái dưới nước, xe lăn, camera giám sát. Một mô hình thu
nhỏ của cần điều khiển chính là nút điều hướng được thiết kế trên các thiết bị điện thoại
di động, khi đó, các thao tác của người sử dụng trên nút điều khiển sẽ được thu giữ và gửi
về trung tâm xử lý.
* Máy ghi hình trực tiếp (webcam)
Webcam (viết ghép từ Website camera, viết tắt là wc) là loại thiết bị ghi hình kỹ
thuật số được kết nối với máy vi tính để truyền trực tiếp hình ảnh nó ghi được lên một
website nào đó, hay đến một máy tính khác nào đó thông qua mạng Internet. Về cơ bản,
webcam giống như máy ảnh kỹ thuật số nhưng khác ở chỗ các chức năng chính của nó do
phần mềm cài đặt trên máy tính điều khiển và xử lý. Thiết bị này thường được sử dụng
tích hợp vào các phần mềm cho phép người dùng gửi tin nhắn trực tuyến như: Yahoo,
Facebook, Hangouts...

Ngày nay, nhiều webcam còn có thể dùng để quay phim, chụp ảnh rồi lưu vào máy
vi tính, hoặc dùng trong công tác an ninh như truyền hình ảnh nó ghi được đến trung tâm
kiểm soát từ xa.
* Máy ảnh kỹ thuật số


×