Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

ECOMMERCE MANUAL VIETNAMESE c4 v1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (942.39 KB, 33 trang )

Chương 4

BÀI GIẢNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CHƯƠNG 4

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

1/ 33


Chương 4

MỤC LỤC
Mục tiêu ........................................................................................................................................................ 4
Từ khóa ......................................................................................................................................................... 4
Nội dung ....................................................................................................................................................... 4
Các mô hình kinh doanh B2C ................................................................................................................... 4
Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (E – Tailer) ................................................................................................ 4
Nhà cung cấp cộng đồng (Community Provider) ................................................................................. 8
Nhà cung cấp nội dung (Content Provider)........................................................................................... 9
Cổng thông tin (Portal) ......................................................................................................................... 9
Khu vực dịch vụ .................................................................................................................................. 10
Nhà môi giới giao dịch (Transaction Broker) ..................................................................................... 11
Dịch vụ tài chính trực tuyến ................................................................................................................ 11
Ngân hàng trực tuyến (online banking) .............................................................................................. 11
Dịch vụ bảo hiểm trực tuyến (online insurance service)..................................................................... 12
Dịch vụ bất động sản trực tuyến (online real estate service) .............................................................. 12
Dịch vụ du lịch trực tuyến (online travel service)............................................................................... 12
Dịch vụ tìm việc trực tuyến (online career service) ............................................................................ 13
Nhà tạo thị trường (Market Creator) ................................................................................................... 15
Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider) ........................................................................................... 15


Các mô hình kinh doanh B2B ................................................................................................................. 16
Quy trình chuỗi cung ứng ................................................................................................................. 17
Net Marketplaces ................................................................................................................................ 22
Nhà phân phối điện tử (E – Distributor) ............................................................................................. 23
Nhà cung ứng điện tử (E – procurement)............................................................................................ 24
Trao đổi hàng hóa (Exchange) ............................................................................................................ 25
Liên minh công nghiệp (Industry Consortia) ...................................................................................... 26
Mạng lưới công nghiệp tư nhân (Private Industrial Network) ............................................................ 28
Ảnh hưởng của TMĐT đến hoạt động kinh doanh ................................................................................. 28
Chiến lược kinh doanh TMĐT................................................................................................................ 30
Tóm tắt ........................................................................................................................................................ 30
Các mô hình kinh doanh B2C ................................................................................................................. 30
Các mô hình kinh doanh B2B ................................................................................................................. 32
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

2/ 33


Chương 4
Ảnh hưởng của TMĐT đến hoạt động kinh doanh ................................................................................. 33
Câu hỏi ........................................................................................................................................................ 33
Dự án........................................................................................................................................................... 33

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

3/ 33


Chương 4


Mục tiêu
 Mô tả các mô hình kinh doanh B2C.
 Mô tả các mô hình kinh doanh B2B.

Từ khóa
Nội dung
Không có một cách chính xác để phân loại các mô hình kinh doanh, có rất nhiều mô
hình kinh doanh thương mại điện tử, và ngày càng nhiều mô hình đang được phát
minh ra mỗi ngày. Số lượng các mô hình như vậy chỉ bị giới hạn bởi trí tưởng tượng
của con người, và danh sách các mô hình kinh doanh khác nhau chắc chắn là không
đầy đủ. Vì vậy, cách tiếp cận của giáo trình này là phân loại mô hình kinh doanh
theo sự khác nhau trong B2C và B2B.
Các mô hình kinh doanh B2C
Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (E – Tailer)
Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer) là các cửa hàng bán lẻ trực tuyến, có các kích
cỡ khác nhau, từ khổng lồ như Amazon tới các cửa hàng địa phương nhỏ bé có các
trang Web TMĐT. Cửa hàng bán lẻ trực tuyến tương tự như dạng cửa hàng bricksand-mortar, ngoại trừ khách hàng chỉ có thể kết nối với Internet hoặc sử dụng điện
thoại thông minh của họ để đặt hàng. Một số Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer)
được gọi là bricks-and-clicks là công ty con hoặc chi nhánh của các cửa hàng vật lý
và thực hiện buôn bán các sản phẩm cùng loại thông qua thương mại điện tử. Ví dụ
như Walmart và Staples.
Tuy nhiên, có các Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer) là các cửa hàng bán lẻ chỉ
được hoạt động trong thế giới ảo (virtual merchant), mà không có bất kỳ cửa hàng
vật lý nào. Amazon, Blue Nile, và Bluefly là những ví dụ của loại này.
Một số biến thể khác của Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer), chẳng hạn như các
phiên bản trực tuyến của trung tâm thương mại trực tuyến (e – mall), và nhà sản xuất
trực tiếp bán hàng trực tuyến (manufacturer – direct sale online) cũng tồn tại.
Các mô hình doanh thu của Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer) dựa trên sản phẩm,
mà khách hàng trả tiền cho việc mua một mặt hàng cụ thể.
Tuy nhiên, lĩnh vực Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer) là cực kỳ cạnh tranh. Bởi

vì rào cản gia nhập (tổng chi phí gia nhập vào một thị trường mới) vào thị trường
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

4/ 33


Chương 4

Cửa hàng bán lẻ trực tuyến (e – tailer) là thấp. Để một cửa hàng bán lẻ trực tuyến
không có thương hiệu hay kinh nghiệm đạt được lợi nhuận và còn sống sót là rất khó
khăn vì có nhiều đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Các công ty cố gắng tiếp cận với mọi loại khách hàng trực tuyến có khả năng cạn
kiệt nguồn tài nguyên của mình một cách nhanh chóng. Vì vậy, cần phải phát triển
một chiến lược ngách (niche strategy) để xác định rõ thị trường mục tiêu của doanh
nghiệp và nhu cầu của thị trường, nhằm chuẩn bị tốt nhất để tạo ra lợi nhuận. Luôn
giữ chi phí thấp, khả năng lựa chọn đa dạng, và kiểm soát tốt hàng tồn kho là chìa
khóa để thành công trong Cửa hàng bán lẻ trực tuyến.
Tầm nhìn bán lẻ trực tuyến
Internet đã tạo ra một địa điểm hoàn toàn mới cho các công ty bán đa kênh omni –
channel (những công ty bán sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau và tích hợp
các cửa hàng vật lý của họ với trang web của họ và nền tảng điện thoại di động),
Internet cũng đã hỗ trợ sự phát triển của các công ty chỉ kinh doanh trực tuyến. Bán
lẻ trực tuyến đã thực sự trở thành những kênh bán lẻ phát triển nhanh nhất và năng
động nhất trong ý nghĩa của sự đổi mới kênh thương mại. Web đã tạo ra một thị
trường mới cho hàng triệu người tiêu dùng mua sắm một cách thuận tiện. Internet và
Web đã tiếp tục cung cấp những cơ hội mới cho các doanh nghiệp mới sử dụng mô
hình kinh doanh mới và các sản phẩm trực tuyến mới. Đồng thời, các kênh trực
tuyến có thể xung đột với kênh khác, chẳng hạn như lực lượng bán hàng trực tiếp,
các cửa hàng vật lý, và đặt hàng qua thư, nhưng những xung đột đa kênh này có thể
được quản lý và biến thành một sức mạnh của doanh nghiệp.

Mô hình thương gia ảo (virtual merchant)
Mô hình thương gia ảo là kênh thương mại điện tử của công ty mà gần như tất cả
doanh thu của họ tạo ra được là từ bán hàng trực tuyến. Mô hình thương gia ảo phải
đối mặt với những thách thức chiến lược. Họ phải nhanh chóng xây dựng doanh
nghiệp và xây dựng thương hiệu, trong một kênh hoàn toàn mới và đối mặt với nhiều
đối thủ cạnh tranh.
Các công ty này thường không có bất kỳ cửa hàng vật lý nào nên họ không phải chịu
các chi phí liên quan đến việc phát triển và duy trì các cửa hàng vật lý, nhưng họ
phải đối mặt với chi phí lớn trong việc xây dựng và duy trì một hệ thống thương mại
điện tử, xây dựng một cơ sở hạ tầng thực hiện đơn hàng, và phát triển một thương
hiệu. Giống như tất cả các công ty bán lẻ, lợi nhuận gộp của họ (chênh lệch giữa giá
bán lẻ hàng hóa bán ra và giá vốn hàng cho người bán lẻ) là thấp. Do đó, Mô hình
thương gia ảo phải có các hoạt động đạt được hiệu quả cao để bảo toàn lợi nhuận,
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

5/ 33


Chương 4

trong khi xây dựng một tên thương hiệu càng nhanh càng tốt để thu hút các khách
hàng đủ để trang trải chi phí hoạt động của mình. Hầu hết Mô hình thương gia ảo áp
dụng chiến lược chi phí thấp và thuận tiện, cùng với quá trình thực hiện cực kỳ hiệu
quả để đảm bảo khách hàng nhận được những gì mà họ đặt hàng càng nhanh càng
tốt.
Mô hình bricks – and – clicks
Mô hình bricks – and – clicks, hay còn được gọi là Mô hình omni – channel, là các
công ty ngoài một mạng lưới các cửa hàng vật lý giữ vai trò là một kênh bán lẻ chính
của họ, còn có các dịch vụ trực tuyến. Ví dụ như Walmart, Macy, Sears, JCPenney,
Staples, OfficeMax, Costco, Target, và các thương hiệu tên tuổi khác.

Mô hình bricks – and – clicks bên cạnh việc phải đối mặt với chi phí cao của các cửa
hàng vật lý và đội ngũ nhân viên bán hàng lớn, họ cũng có nhiều lợi thế ở một thương
hiệu, một cơ sở khách hàng tầm cỡ quốc gia, nhà kho, quy mô lớn (cho phép họ sử
dụng cơ chế đòn bẩy với các nhà cung cấp), và một đội ngũ nhân viên được đào tạo.
Chi phí thu hút khách hàng là ít tốn kém hơn vì họ có thương hiệu của mình, nhưng
các công ty loại này phải đối mặt với thách thức trong việc điều phối giá và xử lý lợi
nhuận của việc mua trên các kênh truyền hình, kênh thương mại điện tử với việc
mụa tại các cửa hàng bán lẻ của họ. Tuy nhiên, những công ty bán lẻ theo Mô hình
bricks – and – clicks có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên lợi nhuận rất thấp
và đã đầu tư mạnh vào hệ thống kiểm soát thu mua và hàng tồn kho để kiểm soát chi
phí, và điều phối lợi nhuận từ nhiều địa điểm..
Thách thức lớn nhất của những công ty bán lẻ theo Mô hình bricks – and – clicks là
tận dụng thế mạnh và tài sản của họ trong hoạt động thương mại điện tử, xây dựng
một hệ thống thương mại điện tử đáng tin cậy, thuê đội ngũ nhân viên mới có tay
nghề cao, và xây dựng các hệ thống đặt hàng (order system) và giao hàng (fulfillment
system) nhanh.
Mô hình thương gia bán hàng qua danh mục (catalog merchant)
Mô hình thương gia bán hàng qua danh mục là các công ty đã được thành lập và hoạt
động trong việc bán hàng qua danh mục truyền thống kết hợp với khả năng giao dịch
trên thương mại điện tử. Ví dụ như Lands’ End, L.L.Bean, CDW Corp., PC
Connection.
Thương gia bán hàng qua danh mục phải đối mặt với chi phí rất cao cho việc in ấn
và gửi đi hàng triệu catalogue mỗi năm. Mô hình thương gia bán hàng qua danh mục
phát triển bằng cách tập trung các trung tâm giao hàng và các trung tâm hỗ trợ khách
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

6/ 33


Chương 4


hàng lại, nâng cao chất lượng phục vụ, và hoàn thành xuất sắc việc giao hàng với
các công ty chuyển phát nhanh.
Thương gia bán hàng qua danh mục được lợi thế duy nhất bởi vì họ đã có hệ thống
đặt hàng và giao hàng rất hiệu quả. Tuy nhiên, họ phải đối mặt với nhiều thách thức
tương tự như các cửa hàng Mô hình bricks – and – clicks là phải tận dụng tài sản và
năng lực hiện có của họ vào một môi trường công nghệ mới, xây dựng một hệ thống
thương mại điện tử đáng tin cậy, và thuê nhân viên mới.
Mô hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng (manufacturer – direct)
Mô hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng (manufacturer – direct) là nhà sản xuất hoặc
đơn hoặc đa kênh bán trực tiếp cho người tiêu dùng trực tuyến mà không cần thông
qua các nhà bán lẻ. Ví dụ là các nhà sản xuất thiết bị máy tính như Apple, Dell, Sony,
và Hewlett-Packard, và các nhà sản xuất may mặc, như Ralph Lauren, Nike, Under
Armour, Carter, Tory Burch, Deckers, Kate Spade, Jones. Phần lớn các nhà sản xuất
hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods) thường không bán
lẻ trực tuyến.
Mô hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng đôi khi phải đối mặt với những thách thức
xung đột kênh. Xung đột kênh xảy ra khi các nhà bán lẻ của sản phẩm phải cạnh
tranh trực tiếp về giá cả và tiền tệ của hàng tồn kho với các nhà sản xuất không phải
tốn chi phí để duy trì hàng tồn kho, cửa hàng vật lý, hoặc nhân viên bán hàng. Mô
hình nhà sản xuất trực tiếp bán hàng còn phải đối mặt với nhiều thách thức như tìm
kiếm khách hàng, không có kinh nghiệm tiếp thị trực tiếp, nhanh chóng đáp ứng đơn
đặt hàng trực tuyến, xây dựng hệ thống giao hàng nhanh, phối hợp chuỗi cung ứng
của doanh nghiệp với thị trường nhu cầu.
Các chủ đề của bán lẻ trực tuyến
Con đường dẫn đến thành công trong bất kỳ hình thức bán lẻ trực tuyến nào là đạt
được một vị trí trung tâm của thị trường thương mại điện tử nhằm thu hút một số
lượng lớn người mua sắm, có giá sản phẩm cao vừa đủ để trang trải các chi phí của
hàng hóa cũng như chi phí tiếp thị, phát triển hệ thống quản lý hàng tồn kho và quản
lý giao hàng hiệu quả cao để công ty có thể cung cấp hàng hóa với chi phí thấp hơn

đối thủ cạnh tranh mà vẫn tạo ra lợi nhuận. Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử
đã không làm theo những ý tưởng cơ bản mà thực hiện hạ giá thấp hơn tổng chi phí
của hàng hóa và các hoạt động, không phát triển để các quy trình kinh doanh có hiệu
quả, không thu hút một lượng Audience đủ lớn để cho các trang web của họ và chi
tiêu quá nhiều cho việc tìm kiếm khách hàng và tiếp thị quảng cáo.
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

7/ 33


Chương 4

Việc xóa bỏ đã không xảy ra và các trung gian bán lẻ đã không biến mất khi có bán
lẻ trực tuyến. Mô hình thương gia truyền thống (với cửa hàng vật lý và có thể kết
hợp kênh thương mại điện tử) vẫn tồn tại và tiếp tục duy trì lượng khách hàng truyền
thống bên cạnh Mô hình thương gia ảo. Các nhà sản xuất (trừ các nhà sản xuất hàng
hóa kỹ thuật số) đã sử dụng trang web như là một nguồn thông tin, hướng người tiêu
dùng đến các kênh bán lẻ truyền thống để thực hiện các giao dịch.
Tích hợp môi trường mua sắm bằng việc kết hợp cửa hàng vật lý, danh mục hàng
hóa (catalog), và trải nghiệm mua sắm trực tuyến là một vấn đề của bán lẻ trực tuyến.
Khách hàng muốn mua sắm bất cứ nơi nào họ muốn, sử dụng bất kỳ thiết bị nào, và
bất cứ lúc nào. Các nhà bán lẻ phải có hệ thống giao hàng, quản lý hàng tồn kho,
quản lý chuỗi cung ứng, và năng lực khác được áp dụng trực tiếp vào các kênh trực
tuyến. Để thành công trực tuyến, các nhà bán lẻ cần phải mở rộng thương hiệu của
họ, cung cấp ưu đãi cho người tiêu dùng sử dụng các kênh trực tuyến, tránh xung
đột kênh và xây dựng chiến dịch quảng cáo sử dụng công cụ tìm kiếm trực tuyến
như Google, Yahoo và Bing, và các trang web so sánh mua sắm.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại thông qua mạng xã hội (social commerce),
tiếp thị dựa vào địa điểm (local marketing), và thương mại di động (mobile
commerce) là các chủ đề của thương mại điện tử.

Nhà cung cấp cộng đồng (Community Provider)
Nhà cung cấp cộng đồng tạo ra một môi trường trực tuyến, nơi mọi người có cùng
sở thích có thể giao dịch (mua và bán hàng hoá), chia sẻ các quan tâm, hình ảnh, âm
thanh, video; có thể giao tiếp với những người cùng chí hướng, nhận được thông tin
về mối quan tâm; và thậm chí tưởng tượng ra các hình đại diện cá nhân trên mạng
trực tuyến gọi là Avatar. Các trang web mạng xã hội Facebook, LinkedIn, Twitter
và Pinterest, và hàng trăm, trang web nhỏ hơn khác đều cung cấp cho người dùng
các công cụ và dịch vụ xây dựng cộng đồng.
Các giá trị đề xuất cơ bản của các nhà cung cấp cộng đồng là tạo ra trang web nhanh
chóng, thuận tiện, một cửa mà người sử dụng có thể tập trung vào mối quan tâm và
lợi ích quan trọng nhất của họ, chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, và tìm hiểu thêm về
các mối quan tâm riêng của họ. Nhà cung cấp cộng đồng thường dựa trên một mô
hình doanh thu lai bao gồm phí thuê bao, doanh thu bán hàng, phí giao dịch, phí liên
kết, và lệ phí quảng cáo từ các công ty khác để thu hút một đối tượng khách hàng.
Cộng đồng là các hoạt động trực tuyến phát triển nhanh nhất. Trong khi rất nhiều
các trang web cộng đồng đã có một thời gian khó khăn để có lợi nhuận, nhiều trang
web cộng đồng đã thành công theo thời gian, với quảng cáo như là nguồn chính của
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

8/ 33


Chương 4

họ về doanh thu. Cả hai trang web mạng xã hội rất lớn như Facebook, Twitter, và
LinkedIn, cũng như các trang web thích hợp với nhiều đối tượng chuyên dụng nhỏ,
rất lý tưởng tiếp thị và quảng cáo. Nhiều trang web cộng đồng truyền thống như The
Well, iVillage, và WebMD (cung cấp thông tin y tế cho các thành viên) thấy rằng bề
rộng và chiều sâu của kiến thức tại một trang web là một yếu tố quan trọng. Thành
viên cộng đồng thường xuyên yêu cầu kiến thức, hướng dẫn và tư vấn. Thiếu những

người giàu kinh nghiệm có thể cản trở nghiêm trọng sự phát triển của một cộng đồng,
vì vậy cần có các nhu cầu hỗ trợ và các nhà quản lý để giữ cho các cuộc thảo luận
về khóa học và các vấn đề liên quan.
Nhà cung cấp nội dung (Content Provider)
Nhà cung cấp nội dung phân phối các nội dung thông tin, chẳng hạn như video kỹ
thuật số, âm nhạc, hình ảnh, văn bản, và tác phẩm nghệ thuật. Nhà cung cấp nội dung
có doanh thu thông qua một loạt các mô hình doanh thu khác nhau, bao gồm quảng
cáo, phí thuê bao, và bán hàng kỹ thuật số. Ví dụ như các trang báo Wall Street
Journal, Harvard Business Review.
Dĩ nhiên không phải tất cả Nhà cung cấp nội dung đều thu phí, có một số nhà Nhà
cung cấp nội dung cung cấp miền phí như CNN, CIO…nhưng họ đòi hỏi khách hàng
phải đăng ký làm thành viên (member). Các Nhà cung cấp nội dung kiểu này thường
có doanh thu thông qua quảng cáo hay khuyến mãi trực tuyến với các đối tác hoặc
có thể cung cấp các nội dung miễn phí (free content) chỉ giới hạn với tiêu đề và nội
dung tóm tắt, đòi hỏi phải trả tiền để có nội dung cao cấp (premium content) với đầy
đủ thông tin, hình ảnh, video.
Nói chung, chìa khóa để trở thành một nhà cung cấp nội dung thành công là sở hữu
nội dung. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp nội dung, không sở hữu nội dung nhưng
tổ hợp (tổng hợp) và sau đó phân phối nội dung được sản xuất bởi những người khác.
Syndication là một biến thể chính của mô hình nhà cung cấp nội dung tiêu chuẩn.
Tập hợp (Aggregator), là người thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sau
đó thêm giá trị cho các thông tin mà thông qua các dịch vụ sau tập hợp, là biến thể
khác. Ví dụ như Shopzilla, Websosanh.
Cổng thông tin (Portal)
Cổng thông tin như Yahoo, MSN và AOL phục vụ người sử dụng các công cụ tìm
kiếm mạnh mẽ cũng như một gói tích hợp các nội dung và dịch vụ tất cả ở một nơi,
chẳng hạn như tin tức, e-mail, tin nhắn tức thời, lịch, mua sắm, tải nhạc, video, và
nhiều hơn nữa,. Cổng thông tin không bán, hoặc có vẻ như không bán, bất cứ điều
gì trực tiếp mà có thể hiện rằng cổng thông tin là thiên vị.
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh


9/ 33


Chương 4

Cổng thông tin tạo ra doanh thu chủ yếu bằng cách thu phí quảng cáo cho vị trí đặt
quảng cáo, thu phí giới thiệu cho khách hàng để hướng dẫn khách hàng tham chiếu
đến các trang web khác, và tính phí cho các dịch vụ cao cấp.
Năm trang web hàng đầu (Google, Microsoft (Bing), Yahoo, Ask, và AOL) đạt hơn
95% lưu lượng truy cập công cụ tìm kiếm bởi vì họ được nhận biết như là các thương
hiệu cao cấp. Họ là những người đầu tiên xuất hiện trên mạng và do đó có lợi thế
người đi đầu, được khách hàng tin tưởng là một nhà cung cấp đáng tin cậy. Bằng
cách chiếm một lượng lớn khách hàng trong phân khúc của mình, người đi đầu có
thể cung cấp cho khách hàng của mình các ý tưởng, các tiêu chuẩn, và các kinh
nghiệm.
Yahoo, AOL, và các cổng thông tin khác được coi là cổng thông tin ngang
(horizontal portal) vì họ xác định thị trường của họ bao gồm tất cả những người sử
dụng Internet. Cổng thông tin dọc (vertical portal), đôi khi được gọi là vortals, nhằm
cung cấp các dịch vụ tương tự như cổng thông tin ngang, nhưng đều tập trung xung
quanh một chủ đề cụ thể hoặc phân khúc thị trường. Ví dụ, Sailnet tập trung và cung
cấp tin tức, các bài báo, các nhóm thảo luận, e-mail miễn phí, và một cửa hàng bán
lẻ vào cộng đồng thuyền của thế giới.
Khu vực dịch vụ
Khu vực dịch vụ thông thường chiếm phần lớn nhất và phát triển nhanh nhất trong
hầu hết các nền kinh tế. Các nhóm ngành dịch vụ chủ yếu là tài chính, bảo hiểm, bất
động sản, du lịch, dịch vụ chuyên nghiệp như pháp lý, kế toán, dịch vụ kinh doanh,
dịch vụ y tế, và dịch vụ giáo dục. Dịch vụ kinh doanh bao gồm các hoạt động như
tư vấn, quảng cáo và tiếp thị, và xử lý thông tin.
Trong các nhóm ngành công nghiệp dịch vụ, các công ty có thể được tiếp tục phân

loại thành những người liên quan đến môi giới giao dịch (làm trung gian để tạo điều
kiện giao dịch) và những người có liên quan đến việc cung cấp một dịch vụ trung
gian (hands – on service). Trong ngành công nghiệp dịch vụ, cơ hội của Internet
tham gia cung cấp một dịch vụ trung gian là rất cao. Ví dụ như các bác sĩ và nha sĩ
không thể điều trị bệnh nhân thông qua Internet. Tuy nhiên, Internet có thể hỗ trợ
các dịch vụ của họ bằng cách cung cấp cho người khách hàng thông tin, kiến thức
và các kênh thông tin liên lạc. Do đó, các ngành công nghiệp dịch vụ thường cung
cấp giá trị cho khách hàng thông qua dịch vụ xử lý một lượng lớn thông tin và sử
dụng một lực lượng lao động có tay nghề cao, được đào tạo chuyên nghiệp.
Các dịch vụ khác nhau về khả năng cá nhân hóa (personalization) và khả năng tùy
biến (customization). Một số dịch vụ, chẳng hạn như các dịch vụ pháp lý, y tế, kế
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

10/ 33


Chương 4

toán, yêu cầu khả năng cá nhân hóa rất cao để điều chỉnh dịch vụ phù hợp với các
nhu cầu của một cá nhân hoặc một đối tượng. Ngược lại, chẳng hạn như dịch vụ tài
chính, có những lợi ích từ khả năng tùy biến bằng cách cho phép các cá nhân lựa
chọn một lựa chọn trong danh sách các lựa chọn. Khả năng của Internet và công
nghệ thương mại điện tử để thực hiện cá nhân hóa và tùy biến hóa dịch vụ, hoặc các
thành phần của dịch vụ, là một nhân tố chính giúp các dịch vụ thương mại điện tử
phát triển cực kỳ nhanh chóng.
Nhà môi giới giao dịch (Transaction Broker)
Nhà môi giới giao dịch (Transaction Broker) xử lý các giao dịch cho khách hàng mà
bình thường phải xử lý trực tiếp thông qua con người, qua điện thoại, hoặc qua thư
tín. Các ngành công nghiệp sử dụng mô hình này là các dịch vụ tài chính, dịch vụ
du lịch, dịch vụ tìm việc. Giá trị chủ yếu của môi giới giao dịch là tiết kiệm tiền và

thời gian. Ngoài ra, hầu hết các nhà môi giới giao dịch cung cấp thông tin và ý kiến
kịp thời.
Mô hình doanh thu của nhà môi giới là thông qua chi phí môi giới mỗi giao dịch. Cơ
hội thị trường cho các nhà môi giới giao dịch trực tuyến là rất lớn trong các lĩnh vực
nhưng có những lo ngại về vấn đề bảo mật thông tin cá nhân và mất kiểm soát thông
tin tài chính cá nhân cũng làm ảnh hưởng đến thị trường. Do đó, thách thức đối với
các nhà môi giới trực tuyến để vượt qua nỗi sợ của người tiêu dùng bằng cách nhấn
mạnh các biện pháp an ninh bảo mật thông tin.
Dịch vụ tài chính trực tuyến
Khảo sát cho thấy người tiêu dùng bị thu hút vào các trang web tài chính bởi vì họ
muốn tiết kiệm thời gian và truy cập thông tin chứ không phải là tiết kiệm tiền. Hầu
hết người tiêu dùng trực tuyến sử dụng các trang web dịch vụ tài chính cho quản lý
tài chính tầm thường, chẳng hạn như kiểm tra số dư tài khoản hiện có, và thanh toán
hóa đơn, hầu hết trong số đó đã được hoàn thành ngoại tuyến (offline). Hơn nữa,
người tiêu dùng trực tuyến chuyển sang khả năng phức tạp hơn như sử dụng các
công cụ quản lý tài chính cá nhân, thanh toán vốn vay, và xem xét đề nghị từ
tổ chức tài chính trực tuyến. Số lượng người sử dụng các thiết bị di động cho dịch
vụ tài chính nhu cầu cũng tăng cao.
Ngân hàng trực tuyến (online banking)
Phần lớn các ngân hàng trên thế giới đã cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho
khách hàng của họ. Ngân hàng di động (mobile banking) trở thành một kênh giao
dịch ngân hàng quan trọng cho mọi lứa tuổi. Các hoạt động chính trên ngân hàng
trực tuyến là kiểm tra số dư (balance) và kiểm tra sao kê (statement), xem các giao
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

11/ 33


Chương 4


dịch gần đây, chuyển tiền từ một tài khoản khác, trả tiền hóa đơn. Các hoạt động
trên ngân hàng trực tuyến giúp tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng
nhưng các vấn đề về an toàn bảo mật ngân hàng trực tuyến là một thách thức lớn đối
với ngân hàng trực tuyến.
Dịch vụ bảo hiểm trực tuyến (online insurance service)
Ngành công nghiệp bảo hiểm là một phần quan trọng của khu vực dịch vụ tài chính.
Nó có bốn phân khúc chính là ô tô, cuộc sống, sức khỏe, tài sản và thương vong. Sản
phẩm bảo hiểm có thể rất phức tạp nên một chính sách bảo hiểm trong bất kỳ phân
khúc nào rất nhạy cảm về thông tin, thường đòi hỏi phải kiểm tra các thông tin cá
nhân đầy đủ, và có đầy đủ kinh nghiệm và dữ liệu để định giá bảo hiểm chính xác.
Bảo hiểm trực tuyến đã rất thành công trong việc thu hút những người tiêu dùng
đang tìm kiếm và mua bảo hiểm để có được mức giá và các điều khoản của chính
sách bảo hiểm phù hợp; gần như tất cả các công ty bảo hiểm lớn hiện nay cung cấp
các trang Web có khả năng báo giá và bán bảo hiểm trực tuyến. Thậm chí, nếu người
tiêu dùng không thực sự mua bảo hiểm trực tuyến, Internet đã được chứng minh để
có một ảnh hưởng mạnh mẽ của người tiêu dùng quyết định bảo hiểm bằng cách
giảm đáng kể chi phí tìm kiếm và thay đổi quá trình so sánh giá cả.
Dịch vụ bất động sản trực tuyến (online real estate service)
Dịch vụ bất động sản khác với các loại dịch vụ tài chính trực tuyến, vì không thể
hoàn thành một giao dịch bất động sản trực tuyến trên Internet. Rõ ràng, tác động
chủ yếu của các trang web bất động sản là ảnh hưởng trong việc quyết định ngoại
tuyến. Internet đã trở thành một phương pháp hấp dẫn cho các chuyên gia bất động
sản, nhà xây dựng, quản lý tài sản và chủ sở hữu và các nhà cung cấp dịch vụ phụ
trợ giao tiếp và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
Các dịch vụ chính được cung cấp bởi các trang web bất động sản là một danh sách
các nhà có sẵn. Ví dụ realtor.com mô tả chi tiết tài sản, hình ảnh, chuyến tham quan
ảo với góc nhìn 360 độ, tính toán mức vay, báo cáo thẩm định tài sản, thông tin
trường học, hàng xóm, tỷ lệ tội phạm trong khu vực,…
Dịch vụ du lịch trực tuyến (online travel service)
Dịch vụ du lịch là một dịch vụ lý tưởng cho Internet, và do đó mô hình kinh doanh

thương mại điện tử làm việc tốt cho sản phẩm này. Du lịch là một sản phẩm thông
tin chuyên sâu đòi hỏi phải nghiên cứu người tiêu dùng đáng kể. Đi du lịch yêu cầu
phải lập kế hoạch, tìm kiếm, so sánh giá cả, đặt chỗ, và thanh toán; đây là các hoạt
động có thể được thực hiện trực tuyến.
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

12/ 33


Chương 4

Có bốn mảng lớn trong thị trường du lịch gồm bán vé máy bay, đặt phòng khách
sạn, thuê xe hơi, và các gói du lịch. Những nhà cung cấp các sản phẩm như khách
sạn, hàng không, xe hơi cho thuê, phòng nghỉ, du lịch và hướng dẫn viên thường bị
phân mảnh và thường có công suất dư thừa. Vì vậy, nhà cung cấp luôn luôn tìm kiếm
khách hàng để lắp đầy các phòng bỏ trống và thuê xe nhàn rỗi, nhà cung cấp sẽ giảm
giá và sẵn sàng quảng cáo trên các trang web có thể thu hút hàng triệu người tiêu
dùng. Các loại hàng hóa như vé máy bay, xe hơi, phòng khách sạn, gói du lịch có
thể dễ dàng mô tả đặc điểm sản phẩm thông qua một trang web với các thông tin,
hình ảnh minh họa, các chuyến du lịch ảo 360 độ có khả năng tương tác để người
tiêu dùng cảm thấy như họ biết những gì họ đang mua, làm cho họ thoải mái thực
hiện các giao dịch trực tuyến.
Các đại lý du lịch trực tuyến như Expedia, Travelocity có cơ hội cung cấp giải pháp
đặt phòng trực tuyến phối hợp (Corporate Online Booking Solution - COBS) có khả
năng cung cấp vé máy bay, khách sạn, trung tâm hội nghị, và các dịch vụ cho thuê ô
tô tại một trang web duy nhất.
Dịch vụ tìm việc trực tuyến (online career service)
Dịch vụ tìm việc trực tuyến (online career service) cung cấp miễn phí việc đăng hồ
sơ (resume) của các ứng viên tìm việc, đồng thời thu phí việc đăng danh sách các vị
trí tuyển dụng của các công ty. Ví dụ như Monster, CareerBuilder, Indeed,

Glassdoor.
Các trang web dịch vụ tìm việc có nhiều nguồn doanh thu khác nhau từ cung cấp
dịch vụ gia tăng cho người sử dụng đến thu phí từ các nhà cung cấp dịch vụ liên
quan. Dịch vụ tìm việc trực tuyến cung cấp một phương tiện hiệu quả và chi phíhiệu quả bằng cách liên kết người sử dụng lao động và người lao động tiềm năng,
trong khi giảm tổng thời gian tuyển dụng. Tuyển dụng trực tuyến cho phép người
tìm việc dễ dàng xây dựng, cập nhật và phân phối các hồ sơ của họ đồng thời với
việc thu thập thông tin về người sử dụng lao động tiềm năng và tiến hành tìm kiếm
việc làm.
Quá trình tuyển dụng là một quá trình kinh doanh đòi hỏi nhiều thông tin có liên
quan đến việc khám phá những kỹ năng và yêu cầu mức lương của các cá nhân và
kết hợp chúng với các công việc có sẵn. Để thực hiện kết hợp này, trong thời gian
đầu không cần phải gặp mặt nhau để trao đổi tương tác. Trước khi có Internet, việc
tìm kiếm và chia sẻ thông tin này đã được thực hiện bởi các mạng lưới của bạn bè,
người quen, chủ cũ, và người thân, hoặc hồ sơ của các công ty săn đầu người. Internet
đã tự động thực hiện việc tìm kiếm và chia sẻ thông tin, giảm thời gian tìm kiếm và
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

13/ 33


Chương 4

chi phí cho tất cả các bên. Đối với nhà tuyển dụng, các danh sách công việc đăng
trực tuyến giúp mở rộng phạm vi địa lý của tìm kiếm ứng viên của họ, với chi phí
thấp hơn, và kết quả là quyết định tuyển dụng nhanh hơn. Đối với người tìm việc,
các trang web trực tuyến được phổ biến không chỉ giúp hồ sơ xin việc có thể được
phổ biến rộng rãi đến các nhà tuyển dụng mà còn có một loạt các dịch vụ tìm việc
khác có liên quan.
Các dịch vụ tìm việc trực tuyến cung cấp các dịch vụ bao gồm đánh giá kỹ năng,
bảng câu hỏi đánh giá cá nhân, quản lý tài khoản cá nhân cho người tìm việc, đánh

giá văn hóa tổ chức, các công cụ tìm kiếm việc làm, chặn người sử dụng lao động
(ngăn chặn người sử dụng lao động của bạn nhìn thấy thông báo của bạn), chặn nhân
viên (ngăn cản nhân viên của bạn nhìn thấy danh sách của bạn nếu bạn là người sử
dụng lao động của họ), và thông báo e-mail. Các trang web trực tuyến cũng cung
cấp một số dịch vụ giáo dục như tư vấn cách viết sơ yếu lý lịch, chuẩn bị kỹ năng
phần mềm, và các mẹo phỏng vấn.
Các chức năng quan trọng nhất của các trang web tuyển dụng trực tuyến không chỉ
là năng lực kết nối người sử dụng lao động với người tìm việc thực sự phù hợp, mà
còn là khả năng của họ để thiết lập giá cả và các điều khoản trên thị trường lao động,
cũng như đánh giá xu hướng của thị trường lao động. Các trang web tuyển dụng trực
tuyến xác định mức lương cho cả người sử dụng lao động và người tìm việc và phân
loại các bộ kỹ năng cần thiết để đạt được những mức lương tương ứng. Trong ý
nghĩa này, các trang web tuyển dụng trực tuyến là chợ trực tuyến có khả năng thiết
lập các điều khoản thương mại tại các thị trường lao động.
Xu hướng của nền công nghiệp dịch vụ tìm việc trực tuyến là sử dụng mạng xã hội.
LinkedIn, có lẽ là mạng xã hội định hướng kinh doanh nổi tiếng nhất, với hơn 310
triệu thành viên đại diện cho hơn 170 ngành nghề khác nhau ở hơn 200 nước tại thời
điểm tháng Chín năm 2014. LinkedIn được sử dụng bởi người sử dụng lao động để
tiến hành tìm kiếm các ứng viên tiềm năng có thể không được chủ động công việc
tìm kiếm việc làm. LinkedIn cung cấp một tính năng gọi là LinkedIn Talent Solutions
bao gồm các công cụ giúp các nhà tuyển dụng của công ty tìm thấy "Tài năng thụ
động" (là những người không tích cực tìm kiếm một công việc mới), cũng như tùy
chỉnh hồ sơ công ty được thiết kế đặc biệt cho việc tuyển dụng. CareerBuilder cung
cấp một công việc phù hợp với ứng dụng trên Facebook cho phép người sử dụng
nhận được danh sách cập nhật liên tục dựa trên các thông tin tìm thấy trong hồ sơ
của họ. Các trang web mạng xã hội cũng đang được các hãng dùng để "kiểm tra"
trên nền tảng của các ứng viên.
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

14/ 33



Chương 4

Xu hướng thứ hai là điện thoại di động. Hầu hết trang web của Dịch vụ tìm việc trực
tuyến đều có trang web di động, cũng như các ứng dụng di động cho phép người tìm
việc tạo ra và tải hồ sơ lên, tìm kiếm công việc theo từ khóa, vị trí, và công ty, công
việc e-mail, duyệt và áp dụng, và nhiều hơn nữa. Ứng dụng của LinkedIn, ví dụ,
cũng có thể giới thiệu việc làm trên cơ sở dữ liệu bạn cung cấp trên trang hồ sơ của
bạn.
Nhà tạo thị trường (Market Creator)
Nhà tạo thị trường xây dựng một môi trường kỹ thuật số, trong đó người mua và
người bán có thể gặp nhau, hiển thị và tìm kiếm sản phẩm và dịch vụ, và thiết lập
giá cho các sản phẩm. Ví dụ như eBay tạo ra mội mô hình kinh doanh đấu giá trực
tuyến giúp người mua và người bán gặp nhau, thỏa thuận giá cả và giao dịch buôn
bán. eBay thu phí giao dịch và phần trăm hoa hồng dựa trên giá bán.
Người mua và người bán của Nhà môi giới giao dịch là các đại lý thực hiện các giao
dịch cho các khách hàng của họ. Ngược lại, người mua và người bán là đại lý của
chính mình trên Nhà tạo thị trường.
Mô hình doanh thu của Nhà tạo thị trường là thu tỷ lệ phần trăm hoa hồng
(commission) dựa vào giá bán hàng và các khoản phí khác.
Uber, Airbnb, và Lyft là một ví dụ về mô hình Nhà tạo thị trường. Các công ty trong
nền kinh tế chia sẻ (sharing economy)1 là những người tạo thị trường bằng việc phát
triển nền tảng trực tuyến cho phép mọi người bán các dịch vụ, chẳng hạn như dịch
vụ vận chuyển hoặc dịch vụ cho thuê phòng trống, trong một thị trường mà hoạt
động dựa vào điện toán đám mây và dựa trên web hoặc ứng dụng điện thoại thông
minh để thực hiện giao dịch. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng, mặc dù được gọi là
các công ty nền kinh tế chia sẻ hoặc nền kinh tế mạng lưới, các công ty này không
chia sẻ nguồn lực thực tế. Người sử dụng các dịch vụ hoặc phải bán một cái gì đó
hoặc phải mua một cái gì đó, và các công ty tạo ra lợi nhuận bằng cách thu phí chiết

khấu cho mỗi giao dịch.
Nhà cung cấp dịch vụ (Service Provider)
Nhà cung cấp dịch vụ cung cấp các dịch vụ trực tuyến, ví dụ như Google đã đi đầu
trong việc cung cấp các ứng dụng trực tuyến như Google Maps, Google Docs và
Gmail. Một số dịch vụ trực tuyến được cung cấp như dịch vụ lữu trữ thông tin, dịch
vụ kế toán, dịch vụ lập kế hoạch tài chính, dịch vụ lập kế hoạch kỳ nghỉ,…

1

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

15/ 33


Chương 4

Giá trị đề xuất của Nhà cung cấp dịch vụ là cung cấp giá trị, thuận tiện, tiết kiệm
thời gian, và các giải pháp chi phí thấp khi so sánh với các nhà cung cấp dịch vụ
truyền thống cho người tiêu dùng.
Mô hình doanh thu của Nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến là lệ phí, hoặc thuê bao
hàng tháng, hoặc tạo ra doanh thu từ các nguồn khác, chẳng hạn như thông qua quảng
cáo và bằng cách thu thập thông tin cá nhân hữu ích trong tiếp thị trực tiếp.
Các mô hình kinh doanh B2B
Quá trình tiến hành thương mại giữa các công ty kinh doanh là phức tạp và đòi hỏi
can thiệp đáng kể của con người, và do đó, tiêu thụ nguồn lực đáng kể. Một số công
ty ước tính rằng chi phí trung bình cho mỗi đơn đặt hàng của công ty cho các sản
phẩm hỗ trợ là $100 cho việc quản trị. Chi phí hành chính bao gồm giấy, phê duyệt
quyết định mua hàng, thời gian sử dụng điện thoại và máy fax để tìm kiếm sản phẩm
và sắp xếp cho việc mua bán, sắp xếp cho vận chuyển và tiếp nhận hàng hoá. Trong
tổng thể nền kinh tế, điều này có nghĩa là hàng nghìn tỷ USD mỗi năm được chi tiêu

thêm cho quá trình đấu thầu hàng hóa mà có tiềm năng có thể tự động hóa được.
Nếu chỉ là một phần của thương mại giữa các hãng được tự động hóa, và các bộ phận
của toàn bộ quá trình mua sắm hỗ trợ của Internet, nghĩa là hàng nghìn tỷ USD có
thể được sử dụng hiệu quả hơn, giá tiêu dùng có khả năng sẽ giảm, năng suất sẽ tăng
lên, và sức mạnh kinh tế của các quốc gia sẽ mở rộng. Đây là cơ hội của thương mại
điện tử B2B. Thách thức của thương mại điện tử B2B là thay đổi mô hình và hệ
thống mua sắm đang hiện có, và thiết kế và triển khai thực hiện giải pháp B2B kỹ
thuật số mới.
Các chuỗi cung ứng là một hệ thống phức tạp của các tổ chức, con người, quy trình
kinh doanh, công nghệ, thông tin, tất cả đều cần phải làm việc với nhau để sản xuất
sản phẩm có hiệu quả.
Thị trường dọc (vertical market) là một trong đó cung cấp chuyên môn và các sản
phẩm cho ngành công nghiệp cụ thể, chẳng hạn như xe ô tô.
Ngược lại, thị trường ngang (horizontal market) phục vụ cho nhiều ngành công
nghiệp khác nhau.
Trang web thương mại điện tử B2B có lẽ là hình thức đơn giản nhất và dễ dàng nhất
để hiểu của thương mại điện tử B2B, bởi vì họ là thư mục chỉ trực tuyến các sản
phẩm được cung cấp cho thị trường bởi một nhà cung cấp duy nhất. Thuộc sở hữu
của các nhà cung cấp, họ là những giải pháp bên bán và thiên về người bán vì họ chỉ
hiển thị các sản phẩm được cung cấp bởi một nhà cung cấp duy nhất.
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

16/ 33


Chương 4

Trang web thương mại điện tử B2B là một sự kế thừa của hệ thống nhập lệnh tự
động, nhưng có hai sự khác biệt quan trọng: (1) Internet ít tốn kém và phổ quát hơn
sẽ trở thành phương tiện truyền thông và chiếm chỗ của các mạng tư nhân, và (2)

Trang web thương mại điện tử B2B có xu hướng để phục vụ thị trường ngang-họ
mang các sản phẩm phục vụ cho một loạt các ngành công nghiệp.
Mạng lưới công nghiệp tư nhân (private industrial network) (đôi khi còn được gọi là
trao đổi kinh doanh tư nhân, hoặc PTX – Private Trading eXchange) là môi trường
truyền thông Internet dựa trên mở rộng cung ứng hàng hóa để bao gồm những cải
tiến hiệu quả chuỗi cung ứng và hợp tác thương mại thực sự. Mạng lưới công nghiệp
tư nhân cho phép các công ty mua và nhà cung cấp chính của họ chia sẻ thiết kế sản
phẩm và phát triển, tiếp thị, hàng tồn kho, kế hoạch sản xuất, và thông tin liên lạc
không có cấu trúc. Những hệ thống này cải thiện được chi phí dự toán và tăng tính
linh hoạt của các công ty công nghiệp lớn.
Mạng lưới công nghiệp tư nhân cũng có lợi ích đáng kể cho các nhà cung cấp. Tham
gia trong chuỗi cung ứng trực tiếp cho một công ty mua hàng công nghiệp lớn có thể
cho phép một nhà cung cấp tăng cả về doanh thu và lợi nhuận vì môi trường không
cạnh tranh, chỉ một vài nhà cung cấp có mặt trong mạng lưới công nghiệp tư nhân.
Mạng lưới công nghiệp tư nhân là hình thức phổ biến nhất của thương mại điện tử
B2B, và điều này sẽ tiếp tục trong tương lai gần.
Thương mại điện tử B2B hứa hẹn nhiều lợi ích chiến lược khi tham gia các công ty
công cả người mua và người bán. B2B có thể giúp chi phí hành chính thấp hơn, chi
phí tìm kiếm thấp hơn cho người mua, giảm chi phí hàng tồn kho bằng cách tăng sự
cạnh tranh giữa các nhà cung và giảm hàng tồn kho đến mức tối thiểu, chi phí giao
dịch thấp hơn bằng cách loại bỏ thủ tục giấy tờ và tự động hóa quy trình cung ứng,
tăng sản xuất linh hoạt bằng cách đảm bảo giao hàng của các bộ phận vào đúng thời
điểm, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách tăng sự hợp tác giữa người mua và
người bán, giảm thời gian chu kỳ phát triển sản phẩm bằng cách chia sẻ các thiết kế
và kế hoạch sản xuất với các nhà cung cấp, tăng cơ hội phối hợp với các nhà cung
cấp và nhà phân phối, tạo giá tính minh bạch cao, khả năng nhìn thấy giá mua và giá
bán thực tế trong một thị trường.
Quy trình chuỗi cung ứng

Quy trình chuỗi cung ứng bao gồm tìm kiếm các nhà cung cấp các sản phẩm cụ thể;

đánh giá điều kiện cả người bán và các sản phẩm họ bán; và thương lượng giá cả,
điều kiện tín dụng, yêu cầu ký quỹ, chất lượng, và lập kế hoạch giao hàng. Khi một
nhà cung cấp được xác định, các đơn đặt hàng được gửi cho người bán, người mua
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

17/ 33


Chương 4

gửi hóa đơn, hàng hóa được vận chuyển, và người mua sẽ gửi yêu cầu thanh toán.
Mỗi bước trong quá trình mua sắm bao gồm nhiều quy trình kinh doanh riêng biệt
và các hoạt động. Mỗi hoạt động phải được ghi lại trong các hệ thống thông tin của
người bán, người mua, và người gửi hàng. Thông thường, nhập dữ liệu này không
phải là tự động và liên quan đến một lượng lớn lao động chân tay, điện thoại, fax, email.

Các loại hình cung ứng hàng hóa
Đầu tiên, các công ty mua hàng của hai loại hàng hóa từ nhà cung cấp: (1) Hàng hóa
trực tiếp là hàng hoá tham gia vào quá trình sản xuất. Ví dụ, nhà sản xuất ô mua tấm
thép cho sản xuất thân xe. (2) Hàng hóa gián tiếp là tất cả các hàng hóa khác không
trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất. Ví dụ như vật tư văn phòng và các sản
phẩm bảo trì. Thường thì những hàng hóa này được gọi là MRO (Mainternance –
Repair – Operation) là sản phẩm hàng hóa để bảo dưỡng, sửa chữa, và hoạt động.
Thứ hai, các doanh nghiệp sử dụng hai phương pháp khác nhau để mua hàng: (1)
Cung ứng theo hợp đồng (Contract purchasing) liên quan đến văn bản thỏa thuận dài
hạn để mua các sản phẩm cụ thể, với thỏa thuận các điều khoản và chất lượng, có
thể gia hạn thời gian thực hiện. Nói chung, các công ty mua hàng trực tiếp sử dụng
các hợp đồng dài hạn. (2) Cung ứng theo thời điểm (Spot purchasing) liên quan đến
việc mua hàng dựa trên nhu cầu tức thời ở thị trường có nhiều nhà cung cấp. Nói
chung, các doanh nghiệp sử dụng cung ứng theo thời điểm cho hàng hóa gián tiếp,

mặc dù trong một số trường hợp, các công ty cũng sử dụng cung ứng theo thời điểm
cho hàng hóa trực tiếp.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – Electronic Data Interchange)
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

18/ 33


Chương 4

Trao đổi dữ liệu điện tử là một giao thức truyền thông được định nghĩa một cách
rộng rãi để trao đổi tài liệu giữa các máy tính sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật được
phát triển bởi các Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ (tiêu chuẩn ANSI X12) và các cơ
quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc (tiêu chuẩn EDIFACT). EDI được phát triển để
giảm chi phí, sự chậm trễ, và các lỗi cố hữu trong thực hiện các tài liệu trao đổi bằng
tay như đơn đặt hàng, vận chuyển tài liệu, bảng giá, thanh toán, và dữ liệu khách
hàng. EDI khác với một thông báo không có cấu trúc bởi vì thông điệp của nó được
tổ chức với các lĩnh vực riêng biệt cho mỗi phần thông tin quan trọng trong giao dịch
thương mại như ngày giao dịch, sản phẩm đã mua, số tiền, tên người gửi, địa chỉ và
tên người nhận.

Hiện nay EDI đã phát triển đến giai đoạn 3 để các nhà mua hàng không cần các đơn
vị thu mua vẫn có thể quản lý các nhà cung cấp. Dựa theo hợp đồng dài hạn đã ký
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

19/ 33


Chương 4


giữa hai bên mua và bán mà các nhà cung cấp (được lựa chọn) sử dụng EDI truy cập
trực tuyến vào kho hàng của công ty mua hàng để lựa chọn các loại sản phẩm mà
công ty mua hàng cần và giao hàng các công ty thu mua theo lịch trình đã xác định
Những hệ thống này yêu cầu chuẩn hóa các quy trình kinh doanh và dẫn đến việc tự
động hóa sản xuất, hậu cần, và nhiều quy trình tài chính. Các quá trình này mới cần
những mối quan hệ gần gũi hơn giữa nhà cung cấp và đối tác hậu cần (vận chuyển
vận tải biển và mặt đất), để đạt được mức độ chính xác hơn và linh hoạt hơn trong
kế hoạch giao hàng và quản lý hàng tồn kho. Mức độ chính xác mà nhà cung cấp dự
báo bằng hệ thống không bao giờ có thể đạt được về hiệu quả kinh tế như được thực
hiện bởi con người. Ví dụ, Walmart cung cấp cho các nhà cung cấp của họ khả năng
truy cập vào kho lưu trữ của họ, và các nhà cung cấp dự kiến mức độ tồn kho các
mặt hàng trên kệ với một mục tiêu được xác định trước.
EDI được xem như là một công nghệ cho phép cung cấp trao đổi thông tin kinh
doanh quan trọng giữa các ứng dụng máy tính hỗ trợ một loạt các quy trình kinh
doanh. EDI là một công nghệ quan trọng trong mạng lưới các ngành công nghiệp,
phù hợp để hỗ trợ thông tin liên lạc trong một tập hợp nhỏ các đối tác chiến lược và
có mối quan hệ thương mại trực tiếp lâu dài.
Chuỗi cung ứng đa tầng
Điều quan trọng là nhận ra rằng các công ty mua hàng ngàn hàng hóa từ hàng ngàn
nhà cung cấp khác nhau. Các nhà cung cấp, lần lượt, phải mua đầu vào từ các nhà
cung cấp của họ. Số lượng các nhà cung cấp mức thứ hai và mức thứ ba là rất lớn.
Phối hợp với nhau, chuỗi cung ứng đa tầng mở rộng này tạo thành một khía cạnh
quan trọng của cơ sở hạ tầng công nghiệp của nền kinh tế. Quá trình mua sắm liên
quan một số lượng rất lớn của các nhà cung cấp, mỗi người phải được phối hợp với
các nhu cầu sản xuất của người mua – công ty mua cuối cùng và phát sinh các khó
khăn để quản lý chuỗi cung ứng, hoặc thực hiện được chuỗi cung ứng đơn giản vì
kích thước và phạm vi của nó là rất lớn.

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh


20/ 33


Chương 4

Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) liên quan đến một loạt các hoạt động của các doanh
nghiệp và các ngành công nghiệp sử dụng để phối hợp các đối tác chủ chốt trong
quá trình mua sắm của họ. Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (SCM system) liên tục
liên kết các hoạt động mua, sản xuất, và di chuyển sản phẩm từ các nhà cung cấp
đến các công ty mua, cũng như tích hợp nhu cầu kinh doanh bằng cách nhập vào các
đơn đặt hàng trong quá trình này. Với một hệ thống SCM và bổ sung liên tục, hàng
tồn kho giảm đáng kể và chỉ bắt đầu sản xuất chỉ khi một đơn hàng được nhận.

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

21/ 33


Chương 4

Net Marketplaces
Các nhiều cách phân loại khác nhau về Net Marketplaces nhưng trong giáo trình này
sử dụng chức năng kinh doanh là yếu tố chính để phân loại.
Sử dụng hai chiều gồm (1) Mua hàng hóa gì: là loại hàng trực tiếp được sử dụng
trong sản xuất hay loại hàng hóa gián tiếp sử dụng để hỗ trợ sản xuất; và (2) Mua
hàng hóa như thế nào: là loại mua hàng theo hợp đồng (mua hàng diễn ra trong nhiều
năm theo hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp của nó) hay loại mua hàng theo
thời điểm (mua hàng bất ngờ và các nhà cung cấp vô danh và người mua không có
mối quan hệ hoặc không biết nhà cung cấp trước khi mua hàng). Sự giao nhau của
hai chiều tạo thành bốn loại Net Marketplace gồm nhà phân phối điện tử (e –

distributor), nhà cung ứng điện tử (e – procurement), trao đổi hàng hóa (exchange)
và liên minh công nghiệp (Industry Consortia).

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

22/ 33


Chương 4

Nhà phân phối điện tử (E – Distributor)
Nhà phân phối điện tử cung cấp một cửa hàng trực tuyến, đại diện cho các sản phẩm
của hàng ngàn nhà sản xuất trực tiếp. Nhà phân phối điện tử là thành phần trung gian
độc lập cung cấp một nguồn cung ứng duy nhất cho khách hàng trong ngành công
nghiệp để đặt mua hàng hóa gián tiếp (thường được gọi là MRO) tại một thời điểm
khi cần. Nhà phân phối điện tử kiếm tiền bằng cách tăng giá bán (markup) trên sản
phẩm mà họ phân phối.
Nhà phân phối điện tử hoạt động trong thị trường ngang vì họ phục vụ nhiều ngành
công nghiệp khác nhau với các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhà
phân phối điện tử có thể hoạt động trên thị trường công cộng (public market), nơi
mà bất cứ công ty nào có thể đặt hàng từ các catalog, hoặc ngược lại là trên thị trường
tư nhân (private market), nơi mà thành viên được giới hạn cho các doanh nghiệp đã
được lựa chọn.

Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

23/ 33


Chương 4


Nhà cung ứng điện tử (E – procurement)
Nhà cung ứng điện tử tạo ra và bán quyền truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số. Ví
dụ như Ariba2 tạo ra một phần mềm quản lý chuỗi giá trị (value chain management)
giúp các công ty lớn tổ chức quy trình cung ứng của họ bằng cách cung cấp các danh
mục trực tuyến có thể tùy chỉnh để các công ty liệt kê các hàng hóa mà họ cần mua
cho các công ty cung cấp hàng hóa. Ở phía người bán, Ariba giúp các nhà cung cấp
bán cho các khách hàng lớn bằng cách cung cấp các chức năng tạo danh mục hàng
hóa, quản lý vận chuyển, bảo hiểm hàng hóa và quản lý tài chính.
Nhà cung ứng dịch vụ B2B (B2B service provider) là các nhà cung ứng bán các dịch
vụ phục vụ kinh doanh cho các công ty khác. Họ cung cấp các hệ thống và các công
cụ phức tạp để quản lý chuỗi cung ứng nhằm giảm chi phí cung ứng cho các công
ty. Mô hình doanh thu của Nhà cung ứng dịch vụ B2B là phí giao dịch, phí dựa trên
số lượng các máy trạm sử dụng các dịch vụ, lệ phí cấp giấy phép hàng năm.
Nhà cung ứng điện tử là một trung gian thuộc độc lập mà kết nối hàng trăm nhà cung
cấp trực tuyến cung cấp hàng triệu linh kiện bảo trì và sửa chữa cho các công ty kinh
doanh. Các công ty kinh doanh phải nộp lệ phí khi muốn gia nhập hệ thống nhà cung
ứng điện tử. Mô hình kinh doanh nhà cung ứng điện tử kiếm tiền bằng cách thu phí

2

Xem thêm ở />
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

24/ 33


Chương 4

một tỷ lệ phần trăm của mỗi giao dịch, dịch vụ tư vấn và cấp giấy phép sử dụng phần

mềm, và lệ phí sử dụng mạng lưới.
Nhà cung ứng điện tử mở rộng mô hình kinh bằng cách bao gồm các danh mục trực
tuyến của hàng trăm nhà cung cấp và cung cấp chuỗi giá trị dịch vụ quản lý cho cả
người mua và người bán. Các dịch vụ Quản lý chuỗi giá trị (VCM) được cung cấp
bởi các Nhà cung ứng điện tử bao gồm tự động hóa toàn bộ quá trình mua sắm của
một công ty ở phía người mua và tự động hóa quy trình bán hàng của doanh nghiệp
về phía người bán. Đối với người mua, các Nhà cung ứng điện tử tự động hóa quy
trình đặt hàng, yêu cầu mua hàng, tìm nguồn cung ứng, thực thi quy tắc kinh doanh,
hóa đơn, và thanh toán. Đối với các nhà cung cấp, các công ty Nhà cung ứng điện tử
cung cấp tạo ra danh mục và quản lý nội dung, quản lý đơn đặt hàng, giao hàng, hóa
đơn, lô hàng, và sổ sách.

Trao đổi hàng hóa (Exchange)
Trao đổi hàng hóa là một thị trường kỹ thuật số độc lập, nơi người mua và người bán
có thể thực hiện các giao dịch thương mại. Trao đổi hàng hóa thường phục vụ cho
một ngành công nghiệp theo ngành dọc duy nhất như thép, polyme, hoặc nhôm, và
tập trung vào việc trao đổi đầu vào trực tiếp để sản xuất theo dạng hợp đồng hay thời
Bài giảng TMĐT – Phiên bản thử nghiệm của GV. Trần Tấn Chinh

25/ 33


×