Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bằng chứng phôi sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.83 KB, 3 trang )

Bằng chứng phôi sinh học
-

-

-

-

-

Như chúng ta đã biết bằng chứng tiến hóa là những dấu hiệu, trực tiếp
hay gián tiếp để chứng minh sự có thực của quá trình tiến hóa. Có 2
loại là bằng chứng trực tiếp và bằng chứng gián tiếp. Bằng chứng trực
tiếp có bằng chứng hóa thạch; bằng chứng gián tiếp bao gồm bằng
chứng giải phẫu học, bằng chứng phôi sinh học, bằng chứng địa lý sinh
vật học, bằng chứng tế bào học và hóa sinh học.
Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bằng chứng phôi sinh học với 3 nội
dung chinh là: sự giống nhau trong phát triển phôi thai, định luật phát
sinh sinh vật và các ví dụ minh họa
Trước tiên chúng ta tìm hiểu phần 1. Sự giống nhau trong phát triển
phôi thai. Đầu tiên chúng ta phân tích phôi của một số loài điển hình
như cá, gà, bò và người. Như chúng ta thấy trên hình, ở giai đoạn đầu
tiên của quá trình phát triển phôi. Ở cá, gà, bò, người chúng ta đều thấy
những nếp gấp này, các bạn có biết đó là gì k? đó chính là khe mang.
Vậy thì con người chúng ta cũng có khe mang các bạn ạ
(Hình mới) những khe mang này đối với cá sẽ tiếp tục phát triển lên
thành mang cá để thở dưới nước, các loài còn lại dần dần sẽ tiêu biến
mất. ví dụ con thằn lằn hay các loài động vật có xương sống trên cạn
nói chung, tại vị trí khe mang sẽ biến mất dần đi và đến giai đoạn phát
triển cuối cùng nó đã biến mất hoàn toàn. Ở lớp cá sụn khe mang k bị


thay thế bằng mang, nó vẫn là khe mang; ở lớp cá xương khe mang
phát triển thêm những tấm mang, những cung mang và bên ngoài có
nắp mang để đậy lại; ở động vật có vú trưởng thành khe mang biến mất
và chỉ còn lại các dấu vết như là vòi Ơstaki và ống tai. Vậy chúng ta
thấy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi ở các loài đều có
khe mang.
Tiếp theo, trong giai đoạn đầu phôi của cá, kỳ nhông, rùa, gà, thỏ và
người đều có đuôi nằm ở sau hậu môn gọi là đuôi sau hậu môn. Ở các
giai đoạn phát triển muộn của phôi, sự sai khác càng tăng. Ở phôi các
ĐVCXS đều qua giai đoạn có dây sống, dần dần phát triển thành cột
sống.


-

-

-

-

-

Trong khi ở phôi cá xuất hiện các vây bơi thì ở phôi thằn lằn, thỏ,
người lại xuất hiện các chi năm ngón.Đặc biệt, ở phôi người, phần hộp
sọ chứa não bộ rất phát triển còn đuôi thì tiêu biến.
Như vậy, sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các
nhóm phân loại khác nhau là một bằng chứng về nguồn gốc chung của
chúng. Những đặc điểm giống nhau đó càng nhiều và càng kéo dài
trong những giai đoạn phát triển muộn của phôi chứng tỏ quan hệ họ

hàng càng gần.
Tiếp theo là phần 2. Định luật phát sinh sinh vật
+ Hai nhà khoa học Đức là Muller và Haeckel đã phát biểu định luật
phát sinh sinh vật( 1886) : sự phát triển cá thể phản ánh một cách rút
gọn sự phát triển của loài.
+ Định luật này phản ánh quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển
chủng loại, có thể được vận dụng để xem xét mối quan hệ họ hàng giữa
các loài.
Cuối cùng là các ví dụ minh họa
Ví dụ đầu tiên là xương tai loài có vú và xương quai hàm loài bò sát.
+ Nghiên cứu phôi sinh học đối với xương tai loài có vú và xương quai
hàm loài bò sát cho thấy rằng, trong quá trình tiến hóa của chúng, các
xương tai giữa các loài có vú đã bắt nguồn và được biến đổi từ những
xương quai hàm loài bó sát.
Ví dụ thứ hai là chân ở phôi thai rắn
+ Nhiều loài rắn và các loài bò sát không chân khác, sự phát triển
những mầm chân được quan sát thấy trong quá trình phát triển phôi thai
và chỉ biến mất trước khi trứng nở.
Ví dụ tiếp theo là răng ở gà
+ Chúng ta biết rằng, chim phát triển từ những tổ tiên loài bò sát có
răng, mặc dù chim hiện đại không có răng. Do đó, có thể dự đoán khả
năng chim vẫn còn giữ chương trình di truyền và phát triển xác định sự
tăng trưởng răng.
+ Trong quá trình phát triển ở bò sát và đông vật có vú, men răng được
tạo ra từ mô biểu bì, trong khi chất răng (detin) hình thành răng được
tạo ra từ mô sâu hơn, gọi là lá phôi giữa. Tuy nhiên, ở chim lớp biểu bì
này phát triển binh thường thành mỏ chim.


-


-

+ Kollar và Fisher (1980) đã cấy một mảnh nhỏ của lá phôi giữa của
loài có vú vào lớp biểu mô bì hình thành mỏ gà. Thật thú vị là biểu bì
gà cất giấu men răng và định hướng phần là phôi giữa kề bên hình
thành răng. Như vậy, gà hoàn toàn chưa mất những gen xác định sự
phát triển răng.
Cuối cùng là ví dụ về sự phát triển phôi thai người
+ Phôi người phát triển qua các giai đoạn đầu tiên có đặc điểm hình
thái rất giống với phôi của các động vật có xương sống như cá, kỳ
nhông, rùa, chuột, lợn,… đặc biệt là phôi các loài khỉ vượn.
+ Phôi người từ 18-20 ngày đầu có các dấu vết khe mang như nhắc lại
tổ tiên là những động vật dưới nước, thở bằng mang ( phôi giống cá)
+ Tim lúc đầu chỉ có 1 tâm thất 1 tâm nhĩ như ở cá. Sau đó tâm nhĩ chia
làm 2 và cuối cùng mới thành tim 4 ngăn
+ Sau 1 tháng có thể thấy rõ não người gồm 5 phần sắp xếp giống não
cá. Tháng thứ 2 phôi người có đuôi dài, đuôi cũng phân đốt như ở cột
sống và tủy cũng đi tới tận mút đuôi
+ Từ tháng thứ 5, 6 có lông rậm và mềm, mịn bao phủ khắp mình trừ
môi, lòng bàn tay và gan bàn chân đến tháng thứ 7 thì rụng hết lông
+ Ở phôi người có vài đôi vú kèm theo tuyến sữa nhưng về sau chỉ có
đôi phát triển bình thường
+ Đến tháng thứ 7 các chi trong phôi người vẫn còn giống khỉ nhiều
hơn
Trong 1 số trường hợp phôi phát triển không bình thường dẫn tới hiện
tượng lại giống, lại tổ nghĩa là 1 số đặc tính của tổ tiên vốn đã mất đi
rất lâu nay được tái hiện lại




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×