Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Giải Pháp Nào Để Nâng Cao Chất Lượng Giáo Dục Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.15 KB, 15 trang )

GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC QUẢNG TRỊ
ThS HỒ SỸ ANH
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
(Nguyên PGD Trng tâm Công nghệ thông tin và ngoại ngữ tỉnh Quảng Trị)

Vượt qua muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, hơn 20 năm sau ngày lập lại tỉnh, Giáo dục
Quảng Trị đã phát triển vượt bậc cả về quy mô cũng như loại hình trường lớp, đáp ứng nhu
cầu học tập của con em và các tầng lớp nhân dân. Số lượng học sinh đến trường ngày càng
nhiều và chất lượng ngày càng được nâng cao. Là một tỉnh có thu nhập GDP thấp, nhưng giáo
dục phổ thông Quảng Trị luôn đứng ở vị trí trên trung bình của cả nước, cao hơn nhiều tỉnh,
thành phố có điều kiện kinh tế phát triển hơn.
Có được thành tích trên không chỉ là nỗ lực của Ngành Giáo dục tỉnh nhà, mà đó là kết
quả của truyền thống hiếu học, kết quả của sự chăm lo, đầu tư của toàn xã hội cho giáo dục.
Trong bài viết này, chúng tôi xin nêu lên: Những thành tựu, những bất cập và đề xuất giải
pháp nâng cao chất lượng giáo dục Quảng Trị.
I. Những thành tựu của Giáo dục Quảng Trị sau hơn 20 năm lập lại tỉnh.
1. Quy mô, loại hình trường lớp không ngừng phát triển, đội ngũ cán bộ, giáo viên
không ngừng lớn mạnh, đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều tầng lớp trong xã hội
Từ xuất phát điểm một tỉnh chỉ có 3 ngôi trường kiên cố, cao tầng ngày đầu tái lập tỉnh;
quy mô, mạng lưới trường, lớp học không đáp ứng được nhu cầu học tập của con em và các
tầng lớp nhân dân; đội ngũ cán bộ (CB), giáo viên (GV) vừa thiếu lại vừa yếu, đến nay, mạng
lưới trường lớp được quy hoạch phát triển khá hợp lý với đầy đủ các ngành học, bậc học.
Đến năm 2010, toàn ngành có 157 trường Mầm non, 162 trường Tiểu học, 111 trường
THCS, 17 trường cấp 1-2, 32 trường THPT, 10 trung tâm GDTX, 9 trung tâm KTTH-HN, 1
trường CĐSP, 4 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị,
130 trung tâm học tập cộng đồng ở các phường, xã, thị trấn.. Đặc biệt là mạng lưới các trường
tiểu học, THCS có ở tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, trường THPT với bình quân gần
4 trường/huyện, đáp ứng nhu cầu học tập của con em từ miền núi đến đồng bằng.
Phong trào thi đua xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật, xây dựng trường chuẩn quốc gia
đạt được những kết quả đáng tự hào. Tỉ lệ trường cao tầng, kiên cố trong toàn tỉnh đạt 73%. Tỉ


lệ trường học đạt chuẩn quốc gia ở các bậc học khá cao: Mầm non 41 trường (35%), Tiểu học


122 trường (75%), THCS 39 trường (30%) và THPT 3 trường (10%). Hệ thống phòng thực
hành, thí nghiệm được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, trong đó có 100% trường THPT, trường
THCS có phòng máy vi tính; hầu hết các trường Tiểu học, Mầm non trang bị máy tính phục
vụ công tác dạy học và quản lý.

Trường chuyên Lê Quý Đôn, nơi đào tạo nhân tài cho con em Quảng Trị
Về số lượng học sinh, đầu năm học 2010-2011, toàn ngành đã có 25.306 trẻ mẫu giáo,
mầm non, 56.426 học sinh tiểu học, 46.960 học sinh THCS và 34.264 học sinh THPT và
BTTHPT. Nếu như năm học 1989-1990, có 1100 học sinh dự thi tốt nghiệp THPT &
BTTHPT, thì đến năm học 2009-2010 có 11.312 học sinh dự thi (tăng 10 lần). Nếu tính cả
học sinh học ĐH, CĐ, trung cấp thì cứ 4 người dân có 1 người đi học.
Đội ngũ CB, GV không ngừng được bổ sung cả về số lượng và chất lượng. Nếu ngày
đầu lập lại tỉnh chỉ có có 5.374 CB, GV thì đến năm 2010, toàn tình có gần 12.777 (tăng hơn
7000 người). Về chất lượng đội ngũ, tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn cao ở tất cả các cấp
học, bậc học: Mầm non đạt chuẩn 97,7%, trong đó trên chuẩn: 44,6%; Tiểu học đạt chuẩn
97,76%, trong đó trên chuẩn: 56,8%; THCS đạt chuẩn 97,76%, trong đó trên chuẩn: 49,8%;
THPT đạt chuẩn 99,8%, trong đó trên chuẩn: 4,52%. Toàn ngành có 2 tiến sĩ, 114 thạc sĩ.
100% CB quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn.
Từ phong trào thi đua “Dạy tốt – Học tốt”, phong trào xây dựng nhà trường “Dân chủ Kỷ cương – Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương về
đạo đức, tự học và sáng tạo” đã xuất hiện nhiều tấm gương nhà giáo tiêu biểu, trong đó có 1


nhà giáo được Nhà nước phong tăng danh hiệu Anh hùng lao động, 1 nhà giáo được phong
tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 39 nhà giáo được phong tăng Nhà giáo ưu tú. Nhiều
thầy, cô giáo tâm huyết với nghề, với sự nghiệp “trồng người” cho quê hương, đang ngày đêm
bám lớp, bám trường, thắp sáng và khơi dậy truyền thống hiếu học, cần cù, sáng tạo cho con
em Quảng Trị.

2. Về chất lượng giáo dục(CLGD), đặc biệt là GD phổ thông được nâng cao
Song song với việc mở rộng quy mô trường, lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em,
ngành giáo dục Quảng Trị cũng đã đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng. Các giải pháp
mang lại hiệu quả cao, như: giải pháp chọn chủ đề cho từng năm học, giải pháp nâng cao
chất lượng đại trà tạo nền cho chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng mũi nhọn để kéo chất
lượng đại trà; giải pháp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ GV,
cán bộ quản lý; triển khai đổi mới phương pháp dạy và học; giải pháp GV giỏi ở các trường
thuận lợi tăng cường cho các trường vùng khó.v.v.
Chính nhờ những giải pháp trên mà CLGD từng bước được nâng lên. Năm 2007, 2008,
trong khi nhiều tỉnh, thành do tác động của cuộc vận động “hai không”, tỷ lệ tốt nghiệp từ
99% (năm 2006) rơi xuống dưới 50%, thì Quảng Trị có tỷ lệ tốt nghiệp (đợt 1) đạt từ 72-76%,
đến năm 2009 tỉ lệ đỗ tốt nghiệp tăng lên 82,77%, năm 2010 tỷ lệ tốt nghiệp đạt 96%. Trong
hơn 20 năm qua, đã có hàng chục ngàn em đạt giải học sinh giỏi (HSG) cấp tỉnh ở cả 3 cấp:
tiểu học, THCS và THPT. Số HSG quốc gia lớp 12 từ năm 2001-2010 là 269 em. Nhiều học
sinh đạt giải cao trong các kỳ thi giải Toán qua mạng Internet, trên máy tính Casio, thi
Olympic Toán tuổi thơ, thi điền kinh khu vực và quốc tế… Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các
trường ĐH, CĐ cao (trên 30% so với học sinh tốt nghiệp THPT). Một số em là thủ khoa ở các
trường đại học, tiêu biểu là em Võ Thị Mai Hương, học sinh trường chuyên Lê Quý Đôn, năm
2009, thủ khoa trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với tổng điểm 30/30. Năm 2010, Quảng Trị
xếp thứ 27/63 tỉnh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ, cao hơn nhiều tỉnh, thành có kinh tế phát
triển hơn như: Quảng Bình: 48/63, Khánh Hòa 33/63, TP Cần Thơ 34/63… Bên cạnh thành
tích chung, một số địa phương, trường học như thị xã Quảng Trị, thành phố Đông Hà, huyện
Hải Lăng, trường Chuyên Lê Quý Đôn, THPT thị xã Quảng Trị, THPT Đông Hà, Vĩnh Linh,
Hải Lăng, Triệu Phong, Cam Lộ, các trường THCS: Thị trấn Hải Lăng, Hải Phú (Hải Lăng),
Thành Cổ (TX Quảng Trị), Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Nguyễn Trãi (Đông Hà),


Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn (Vĩnh Linh), Trần Hưng Đạo (Cam Lộ), Triệu Đông (Triệu Phong)
trở thành những điểm sáng về chất lượng giáo dục. Trường Chuyên Lê Quý Đôn và trường
THPT TX Quảng Trị lọt vào top 200 trường THPT chất lượng cao của toàn quốc.

3. Về công tác phổ cập giáo dục, xây dựng xã hội học tập
Một trong những thành công lớn mà ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đạt được sau 20 năm
tái lập tỉnh là xây dựng được phong trào xã hội học tập, đặc biệt là đối với giáo dục vùng khó.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ được tỉnh Quảng Trị hoàn thành năm
1996, tỉnh thứ 3 của miền Nam đạt kết quả này.
Ngành Giáo dục xây dựng chương trình hành động: “Một nhà trường hai nhiệm vụ chính
trị”, tham mưu cho Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục THCS tỉnh và hướng dẫn các địa phương
triển khai thực hiện. Đến tháng 12/2005, tỉnh Quảng Trị hoàn thành phổ cập giáo dục bậc
THCS và tháng 10/2006 hoàn tất công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, góp phần
nâng cao mặt bằng dân trí, tạo tiền đề cho công tác phổ cập giáo dục bậc Trung học trong thời
gian tới. Hàng trăm trung tâm học tập cộng đồng được xây dựng và đi vào hoạt động, đáp ứng
được nhu cầu tập huấn, phổ biến kiến thức về khoa học kỹ thuật, cũng như pháp luật cho
người dân.
4. Về ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý
Là một tỉnh nghèo, nhưng không cam chịu tụt hậu, Sở GD&ĐT đã có bước đột phá
bằng quyết định thành lập Trung tâm tin học năm 1991 - đặt viên gạch đầu tiên cho CNTT của
tỉnh nhà. Với số máy tính ít ỏi, đội ngũ cán bộ tin học còn hạn chế, nhưng cũng đã có những
đóng góp nhất định cho ngành và cho tỉnh trong việc xây dựng phần mềm Quản lý thi, quản lý
hồ sơ liệt sĩ Quảng Trị, bồi dưỡng tin học cho cán bộ và nhân dân, bồi dưỡng HSG và nhiều
em đạt giải quốc gia về tin học giai đoạn 1991-1995.
Nhiều đề tài khoa học về ứng dụng CNTT đã được nghiên cứu và triển khai áp dụng,
mang lại hiệu quả cao. Đến nay, gần 95% CB, GV được học bồi dưỡng về ứng dụng CNTT
trong dạy học và quản lý.
Quảng Trị là một trong những tỉnh đầu tiên của cả nước xây dựng giải pháp tổng thể,
đồng bộ về quản lý trường học (QLTH). Từng bước triển khai mô hình Trường học điện tử,
đến nay đã có trên 40 trường áp dụng phần mềm QLTH trực tuyến, 4 huyện áp dụng phần


mềm quản lý phổ cập trực tuyến. Các phần mềm do Sở tự xây dựng đã mang lại hiệu quả cao
cho công tác quản lý, đồng thời tiết kiệm một nguồn ngân sách khá lớn (một số tỉnh phải bỏ ra

hàng tỷ đồng để mua phần mềm QLTH). Sở GD&ĐT phối hợp với Viettel trong việc kết nối
Mạng giáo dục, phối hợp với VNPT trong việc triển khai gói Internet ưu đãi cho giáo viên.
Cho đến nay toàn ngành đã có trên 4500 máy vi tính, nhiều thiết bị dạy học hiện đại và 100%
cơ sở giáo dục được kết nối Internet tốc độ cao.
II. Những bất cập của Giáo dục Quảng Trị hiện nay.
Những thành tựu mà ngành Giáo dục Quảng Trị đạt được ở trên chính là tiền đề, là điều kiện
quan trọng để phát triển trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, giáo dục tỉnh nhà cũng đang tiềm ẩn
nhiều bất cập, đó là:
1. Chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng, miền.
Trên cơ sở dữ liệu về tốt nghiệp THCS (2007), tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao
đẳng (2010), chúng tôi tổng hợp, tống kê bảng sau:
Huyện, Thị,
TP

TP Đông Hà
TX Q.Trị
Triệu Phong
Hải Lăng
Cam Lộ
Vĩnh Linh
Gio Linh
Hướng Hóa
Đakrông
CỘNG

Số HS
TNTH
CS
(2007)


Số HS
TN
THPT
(2010)

Tỷ lệ
TNT
HPT/
TNT
HCS

Số DT
ĐHC
Đ
(2010)

1886
777
2723
2465
1296
2071
2032
1204
685

1338
566
1734
1518

829
1315
1181
671
282

70.94
72.84
63.68
61.58
63.97
63.50
58.12
55.73
41.17

1278
499
1561
1331
694
998
994
539
160

3
3
1


18
9
12
10
10
2
3
1

15139

9434

62.32

8054

7

65

Số
trên
27
điểm

Số
trên
24
điểm


Số
trên
21
điể
m

Số
trên
12
điểm

Tỷ lệ số
>=12/Số
TN THCS

76
39
71
67
31
32
28
13
3

609
240
705
583

275
405
369
172
37

32.29
30.89
25.89
23.65
21.22
19.56
18.16
14.29
5.40

360 3395

22.43

Qua bảng số liệu này, chúng ta thấy chất lượng học sinh không đồng đều giữa các vùng.
Thành phố Đông Hà, Thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ cao hơn 4
huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông. Trong đó, huyện Đakrông tốt nghiệp
THPT với tỷ lệ 41,17% và đỗ vào ĐH, CĐ đạt 5.4% so với học sinh tốt nghiệp THCS. Học
sinh đạt điểm cao (từ 24 điểm trở lên ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Hướng Hóa, Đakrông
còn ít).


Các trường THPT trên địa bàn Đông Hà, Quảng Trị, Triệu Phong, Hải Lăng có quy mô và
chất lượng đồng đều, có thể cạnh tranh về chất lượng với nhau, còn Gio Linh, Vĩnh Linh,

Hướng Hóa, chất lượng giữa các trường chênh lệch nhau quá lớn, không có khả năng cạnh
tranh, làm hạn chế động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng.
Chỉ tiêu tuyển sinh THPT một số vùng lớn dẫn đến tuyển cả những học sinh yếu, kém vào
học THPT. Chẳng hạn, trường THPT Cam Lộ có học sinh thi Toán, Văn dưới 2 điểm vẫn
trúng tuyển. Chất lượng đầu vào thấp là một trở lực lớn cho các trường THPT.
2. Chất lượng môn ngoại ngữ của học sinh Quảng Trị còn thấp
Chất lượng ngoại ngữ của học sinh Quảng Trị còn thấp thể hiện ở các khía cạnh sau: Thứ
nhất, Quảng trị chỉ học 1 ngoại ngữ duy nhất (tiếng Anh), trong khi đó nhiều tỉnh, thành phố
học từ 2 đến 3 ngoại ngữ. Thứ hai, điểm thi môn tiếng Anh thấp hơn các môn học khác trong
6 môn thi tốt nghiệp. Thứ ba, tỷ lệ học sinh khi khối D trong các kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ
thấp, năm 2009, Quảng Trị có 8% học sinh dự thi khối D, trong khi đó các tỉnh khác như
Thừa Thiên Huế: 17%, Tiền Giang 15%, Bà Rịa Vũng tàu (21%) và Tp Hồ Chí Minh (23%).
Chất lượng ngoại ngữ Quảng Trị thấp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nhận thức của học
sinh và phụ huynh cho rằng ngoại ngữ chưa cần, vào đại học rồi mới học ngoại ngữ cũng chưa
muộn, trước mắt cần tập trung vào các môn thi đại học. Phong trào học ngoại ngữ của xã hội
những năm gần đây lắng xuống. Nếu như sau ngày lập tỉnh, cán bộ, thanh niên, học sinh đua
nhau học ngoại ngữ trình độ A, B, C , thì hiện nay đa số cán bộ, học viên tại chức, sinh viên ra
trường chuẩn bị xin việc làm… đua nhau dự thi để lấy chứng chỉ. Không học, mà chỉ cần thi
để có chứng chỉ ngoại ngữ, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến phong trào học ngoại ngữ
của xã hội mà còn ảnh hu7o3ng đến việc học ngoại ngữ ở nhà trường.
3. Ngành giáo dục chưa có giải pháp mạnh đối với học sinh yếu, kém..
Một thực tế hiện nay không riêng gì Quảng Trị mà ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả
nước, đó là học sinh có sự phân hóa mạnh. Bên cạnh một số học sinh khá, giỏi, thì một bộ
phận không nhỏ học sinh yếu, kém (kỳ thi tuyển sinh THPT tỉnh Quảng Trị năm học 20072008, môn Toán có 150 điểm 10 nhưng đã có tới 547 điểm 0). Những học sinh này chủ yếu
sống ở các vùng khó khăn, đời sống thấp, một số học sinh ở thành phố, thị xã do ảnh hưởng
của trò chơi điện tử, tệ nạn xã hội, mà dẫn đến học yếu, nguy cơ bỏ học cao.


Sở đã chỉ đạo các trường tăng cường phụ đạo học sinh yếu, kém, tuy nhiên vẫn chưa có
giải pháp mạnh và hiệu quả. Hằng năm, có hàng chục học sinh yếu, kém, cá biệt của Quảng

Trị phải vào học ở các trường dân lập Tp Hồ Chí Minh. Một số tỉnh, thành đã đưa ra giải pháp
tác động mạnh cho vấn đề này, như Tp Đà Nẵng tập hợp 300 em học sinh cá biệt, yếu kém về
học tập và đạo đức thăm trung tâm giáo dục lao động của thành phố, Tp Hà Nội tổ chức cho
những em đua xe thăm khoa cấp cứu ở bệnh viện để chứng kiến cảnh đau đớn do tai nạn, Tp
Hồ Chí Minh chủ trương cho các trường dân lập, thu hút các học sinh ham chơi, nhác học vào
học nội trú. Một số trường tư thục Tp Hồ Chí Minh đã có giải pháp tốt, kết quả tỷ lệ tốt
nghiệp THPT hằng năm đạt 100% và trúng tuyển vào ĐH, CĐ gần 40%.
Hiện nay, một số địa phương trong tỉnh có tỷ lệ bỏ học cao, chủ yếu ở cấp THPT, xin
nêu một trường hợp cụ thể như sau: xã Hải Xuân (Hải Lăng) có 135 em bỏ học ở lứa tuổi 1521. Đây là một khó khăn không chỉ cho công tác phổ cập giáo dục bậc trung học mà còn làm
giảm chất lượng nguồn nhân lực Quảng Trị. Trao đổi với chúng tôi, một số phụ huynh cho
biết có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học:
Thứ nhất, do các em học tập yếu, hỏng kiến thức cơ bản,
Thứ hai, do học bán công nên đóng góp nhiều, gia đình khó khăn không đủ tiền.
Thứ ba, tỷ lệ tốt nghiệp một số trường THPT thấp, nên một số em đi học nhưng kết quả
không tốt nghiệp, vì vậy giải pháp đi học nghề sớm vẫn hiệu quả hơn.
4. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT và đỗ đại học, cao đẳng khá cao, song chưa tạo nên sức
bật lớn, xứng đáng với tiềm năng.
Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010, cả tỉnh có 7 học sinh trên 27 điểm
(trong đó có 2 em học trường Quốc học Huế). Trong khí đó trường THPT Phan Bội Châu Nghệ An (32 em 27 điểm trở lên), Chuyên Đại học Vinh (15 em 27 điểm). Sau 20 năm tách
tỉnh Bình Trị Thiên, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế có học sinh đạt giải quốc tế và vô địch
cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia”, nhưng Quảng Trị vẫn chưa có, đồng thời học sinh đạt
giải quốc gia của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế cao hơn Quảng Trị.
Qua đó chúng ta thấy sự tác động của ngành giáo dục, của gia đình đến khả năng tự học
và ý chí vươn lên của học sinh Quảng Trị chưa cao. Theo nghiên cứu mới đây của một số nhà
giáo dục thì những em có điểm thi đại học từ 27 điểm trở lên là những em có ý chí tự học rất
cao. Các trường cần tác động, KHUYếN KHÍCH tính tự học, độc lập, sáng tạo của học sinh.


Theo GS Viện sĩ Nguyễn cảnh Toàn thì “Phát huy nội lực người học quyết định chất lượng
học tập”. Theo John Hattie (nhà giáo dục Australia), đã đưa ra kết quả nghiên cứu (2003) về

thành tích học tập của học sinh do chính học sinh (50%), giáo viên (30%), nhà trường (510%), gia đình (5-10%), bạn bè (5-10%).
III. Đề xuất giài pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Trên cơ sở khẳng định thành tích đạt được, phân tích những bất cập hiện nay của giáo
dục Quảng Trị, chúng tôi xin đề xuất thêm một số giải pháp sau.
Thứ nhất, chú trọng đầu tư nguồn lực để nâng cao chất lượng cho các trường khó
khăn, để nâng cao chất lượng đại trà.
Sở GD&ĐT cần chú trọng đầu tư cho các trung tâm GDTX, các trường bán công nay
chuyển qua công lập tự chủ cả về cơ sở vật chất và đội ngũ, bởi vì những cơ sở giáo dục này
chủ yếu thu hút các học sinh học tập yếu, kém. Để hạn chế tình trạng bỏ học như hiện nay,
cần giảm sự đóng góp của phụ huynh đối với các cơ sở giáo dục này, do đa số học sinh yếu
là con em người dân lao động, đời sống thấp. Triển khai thí điểm học 2 buổi/ngày đối với
trường THCS, THPT theo chủ trương của Bộ, nhằm tăng cường bồi dưỡng kiến thức, phụ đạo
cho học sinh yếu, kém.
Tỉnh cần tạo điều kiện cho trường tư thục hoạt động để thu hút đối tượng học sinh yếu,
kém, học sinh cá biệt vào học như mô hình các trường tư thục thành phố Hồ Chí Minh. Mặt
khác, giảm chỉ tiêu tuyển sinh một số trường như Gio Linh, Cam Lộ để nâng cao điểm chuẩn,
làm động lực kéo chất lượng các trường THCS lên. Cần có giải pháp mạnh để phấn đấu
trường THPT Đông Hà, THPT Vĩnh Linh lọt vào top 200 trường THPT chất lượng cao của cả
nước.
Thứ hai, về dạy và học ngoại ngữ:
Triển khai thí điểm cho một số trường lớn học ngoại ngữ 2 (tiếng Thái, tiếng Trung
Quốc chẳng hạn), Sở cần phối hợp với Hội đồng Anh khảo sát trình độ của GV ngoại ngữ, từ
đó có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ cho họ. Triển khai mạnh mẽ việc dạy và học
ngoại ngữ đối với học sinh tiểu học. Để tạo môi trường giao tiếp cho học sinh, một số trường
lớn như Chuyên Lê Quý Đôn, THPT TX Quảng Trị, Đông Hà, … cần tổ chức các câu lạc bộ
tiếng Anh, làm nòng cốt để giao lưu với học sinh các trường xung quanh


Tỉnh cần xây dựng quỹ để hỗ trợ học sinh trong việc ra nước ngoài (Thái Lan chẳng hạn)
giao lưu với học sinh nước bạn, mời học sinh nước ngoài về giao lưu với học sinh Quảng Trị

(quỹ này có sự tài trợ của ngân sách, các doanh nghiệp và của phụ huynh học sinh ). Ngoại
ngữ chính là tiền đề cho hội nhập và phát triển, vì vậy không chỉ chú trọng đến việc học ngoại
ngữ trong trường học. mà cần tạo ra phong trào học ngoại ngữ trong xã hội, chấm dứt tình
trạng không học mà chỉ dự thi để lấy chứng chỉ như hiện nay.
Thứ ba, vấn đề phổ cập giáo dục bậc Trung học
Tỉnh cần xây dựng đề án Phổ cập giáo dục Trung học theo hướng Chính quyền và đoàn
thể các cấp tham gia nhiều hơn vào công tác phổ cập như huy động học sinh ra lớp (đặc biệt
đối với THPT), tham gia vào công tác điều tra, thống kê phổ cập. Ờ Tp Hồ Chí Minh cũng
như các tỉnh phía Nam, chính quyền thực hiện công tác phổ cập từ điều tra, huy động học sinh
đi học, ngành giáo dục chỉ tập trung cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tỉnh cần xây
dựng phương án phân luồng sau THCS, mở thêm trường dạy nghể để cho con em sau THCS,
sau THPT có nguyện vọng học nghề.
Thứ tư, giải pháp về đội ngũ
Trong hơn 20 năm qua, đội ngũ nhà giáo của Quảng Trị không ngừng lớn mạnh về số
lượng, chất lượng và tâm huyết với nghề. Trong điều kiện khó khăn, thiết thốn nhưng hàng
ngàn thầy cô đang bám trụ để dạy học ở các trường vùng núi, vùng sâu, vùng khó khăn. Hàng
ngàn thầy cô đã tích cực học tập nâng cao trình độ từ trung cấp lên cao đẳng, đại học, hàng
trăm người đã học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ). Tuy nhiên, đội ngũ nhà giáo chúng ta vẫn còn
những hạn chế, chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh về chất lượng giáo dục. Trình độ ngoại ngữ
nói chung của giáo viên còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu khoa học, nhất là phương
pháp giảng dạy và giáo dục học sinh còn rất ít. Giáo viên chúng ta hầu như rất ít tham gia viết
bài cho các báo, tạp chí của địa phương và trung ương. Một số giáo viên đã có trình độ thạc sĩ
nhưng trong giảng dạy chưa thực sự là giáo viên giỏi, để làm nòng cột cho trường học. Chúng
tôi xin đề xuất giải pháp như sau: Tăng cường tuyển sinh viên tốt nghiệp khá và giỏi, chẳng
hạn, có năm có 10 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi nhưng chỉ tuyển được 6 (do chưa có chỉ tiêu),
thì tỉnh nên tuyển hết, nếu chưa có chỉ tiêu thì tạm thời hợp đồng trong biên chế, đến khi có
chỉ tiêu thì tuyển chính thức. Đầu tư và hỗ trợ tối đa cho giáo viên trẻ học ngoại ngữ và học
lên sau đại học, giáo viên trẻ có năng lực nhưng thu nhập thấp, không đủ điều kiện kinh tế để



đi học. Sở GD&ĐT cần có tập san Giáo dục (như nhiều tỉnh, thành) để cán bộ giáo viên có
điều kiện tham gia viết bài, tham gia nghiên cứu để tiếp cận với một số hướng đi mới mà các
tỉnh, thành phố có điều kiện đang triển khai. Nâng cao đời sống của giáo viên, có chính sách
thu hút và đãi ngộ người tài, người thực sự tâm huyết với ngành.
Thứ năm, tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đồng thời xây dựng
CSDL về chất lượng học sinh toàn tỉnh, triển khai mô hình trường học điện tử.
Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng cần xây dựng hệ thống kiểm tra, đánh giá
chất lượng theo nhiều tiêu chí khác nhau và công bố công khai cho nhà trường và người dân
biết. Tạo ra một phong trào sâu rộng về nhận thức, hành động, giải pháp nâng cao chất lượng
giáo dục ở trong ngành cũng như toàn xã hội. Các đơn vị, trường học tự mình phải xây dựng
Văn hóa chất lượng, ”Dạy thật, học thật và thi thật”. Nếu một trường nào đó có kết quả thi tốt
nghiệp chẳng hạn khi cao, khi thấp, năm trước tỷ lệ tốt nghiệp trên 95%, rồi năm sau tỷ lệ đó
dưới 50%...là những trường chưa xây dựng văn hóa chất lượng.
Chúng ta cần có một cái nhìn hệ thống, liên thông từ Tiểu học lên THCS và THPT.
Giáo dục tiểu học là NỀN MÓNG, phải hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp của
học sinh ngay từ trường tiểu học, chú trọng đến sức khỏe, năng khiếu, nề nếp, tình yêu với gia
đình, bạn bè và thầy cô, rèn luyện trách nhiệm với cá nhân các em; đặt những nền tảng căn
bản cho trẻ một cách vững chắc về đọc, viết, tính toán và tìm hiểu về môi trường xung quanh
nhẹ nhàng, tự nhiên theo sở thích của trẻ. Ở cấp THCS, cần giúp học sinh phát triển những
phẩm chất có được từ tiểu học, làm việc và học tập có phương pháp, có suy luận, hướng học
sinh suy nghỉ độc lập, đúng đắn, tránh xu hướng bộc phát, lệch lạc, vì lứa tuổi 11-14 là lứa
tuổi có tâm, sinh lý thay đổi rất lớn. Đây là giai đoạn phải tập luyện cho học sinh hoàn thiện
các yếu tố căn bản về nhân cách, phương pháp học tập, tư duy độc lập để chuẩn bị tiếp nhận
một khối lượng nội dung giáo dục cao hơn, nặng hơn ở cuối chương trình phổ thông. Ở cấp
THPT, không còn thời gian để chú trọng nhiều vào nhân cách, phương pháp, năng khiếu và
kiến thức cơ bản như các bậc học, cấp học trước đó mà tập trung vào học tập, rèn luyện với
cường độ, tốc độ và yêu cầu cao hơn.
Trong giai đoạn tới, Sở GD&ĐT cũng như các trường học đẩy mạnh khai thác mạng
giáo dục, xây dựng trường học điện tử và chuyển dần các hệ thống quản lý hiện nay sang mô
hình cơ sở dữ liệu chung toàn tỉnh, giao diện thông qua Internet. Các nhà trường phải thực sự



coi Mạng giáo dục là một cơ hội làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức giảng
dạy, học tập và quản lý.
Sau hai mươi năm lập lại tỉnh, Quảng Trị đã có nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã
hội, và trong hành trình đi lên của mình, nhân dân Quảng Trị luôn tự hào về sự phát triển của
ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Đội ngũ các thầy, cô giáo chính là những người tiếp nối, thắp sáng
ngọn lửa quật cường, truyền thống hiếu học của người dân Quảng Trị. Với sự quan tâm của
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, chúng ta tin tưởng Ngành Giáo dục tỉnh nhà sẽ đóng góp
nhiều hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đaị hóa, đưa Quảng Trị trở thành một tỉnh
văn minh, giàu mạnh, hội nhập với khu vực và thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sở GD&ĐT Quảng Trị (2001), Lịch sử Giáo dục Quảng Trị, NXB Thuận Hóa, 2001
[2] Ths Hoàng Đức Thắm (2010), Tham luận đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần thứ
XIV năm 2010.
[3] ThS Hoàng Đức Thắm (2010), Phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam,
đội ngũ nhà giáo Quảng Trị nỗ lực, sáng tạo chăm lo phát triển sự nghiệp trồng người, bài viết
nhân ngày ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2010.
[4] GSVS Nguyễn Cảnh Toàn (2010), Tuyển sinh đại học như thế nào là tối ưu, Tạp chí
Trí tuệ số 55, 56 năm 2010.
[5] ThS Huỳnh Công Minh (2005), Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông
Tp Hồ Chí Minh, trả lời phóng vấn Báo Người lao động nhân dịp đầu năm 2005.
[6] ThS Hồ Sỹ Anh (2010), Nhìn lại 5 năm xét tốt nghiệp và tuyển sinh THPT tỉnh
Quảng Trị, Website ier.edu.vn, năm 2010.
---------------

MỜI ĐỌC THÊM:
BA BÍ MẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC CÓ ĐƯỢC NGƯỜI TÀI
Nguồn: />Tác giả: TS NGUYỄN XUÂN DIỆN
Bài đã được xuất bản.: 11/05/2010 06:00 GMT+7

Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các tiêu chí về học hàm học vị, nhưng thực
chất của các học hàm học vị đó ra sao thì không ai kiểm chứng được. Để chiêu dụ nhân
tài, các tỉnh thường đưa ra các ưu đãi như: cấp cho các căn hộ, trả lương ở mức cao, bổ
nhiệm cho chức vụ... Nhưng những người tài cao vẫn chỉ về rồi lại đi. Họ vấp phải một


môi trường làm việc cũ kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Họ không
muốn bị biến thành một công chức "sáng vác ô đi, tối vác về".
Trong đề bài kỳ thi Đình năm 1442, chính vua Lê Thái Tông yêu cầu các sĩ tử "hãy đem hết
hiểu biết của mình trả lời" cho mình về việc cầu hiền tài, chiêu hiền đãi sĩ. Thí sinh Nguyễn
Trực đã nói với nhà vua trong bài thi của mình rằng: "Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi
thì không gì bằng gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sỹ chính trực để họ đưa vua đi đúng
đường, đặt vua vào chỗ không lầm lỗi".
Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét
Nhà vua đã ra một đề bài như thế này: "Đức Thái tổ Cao hoàng đế ta lấy được thiên hạ, nhiều
phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai trúng tuyển. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay,
gắng sức trị nước, thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mở thăm thẳm. Sao người quân từ khó
tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy? Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ
đích thân xem xét". Xem thế đủ biết lòng vua chân thành là vậy!
Thí sinh Nguyễn Trực trả lời rằng: "Bệ hạ muốn quân tử tiến, tiểu nhân lùi thì không gì bằng
gần gũi bề tôi khí tiết, sử dụng kẻ sỹ chính trực để họ đưa vua đi đúng đường và đặt vua vào
chỗ không lầm lỗi". Rồi lại nói thẳng với nhà vua rằng: "Vua có nhân, không ai không có
nhân; Vua có nghĩa, không ai không có nghĩa; Vua chân chính, không ai không chân chính.
Trước hết, vua chân chính rồi cả nước sẽ bình yên". Lời một thí sinh nói với vua như thế! Rất
thẳng thắn!
Thí sinh Nguyễn Trực cho rằng đạo của người làm vua là tự mình chọn người tài. Song ông
cũng cho rằng: "tiến cử tài năng cho đất nước, lại là chức trách của bậc đại thần".
Ông cho rằng, nếu các đại thần mà "ngầm nuôi mưu gian ghen ghét hiền tài cất nhắc bè lũ.
Bản thân chúng đã chả ra gì, thì làm sao tiến cử được nhân tài! ...Người xưa có câu: Ai tiến cử
nhân tài, sẽ được ban thưởng mức cao nhất. Kẻ nào che lấp tài năng, phải bị trị tội nặng".

"Thần cho rằng: lừa dối bề trên, hãm hại hiền tài, lấy bọn theo mình làm giỏi, lấy bọn múa
mép làm tài, mua quan bán tước, hối lộ ngang nhiên, những việc như vậy, đâu phải vì nước
tiến cử nhân tài, vì vua lựa chọn bề tôi? Do vậy mà người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó
biết".


Ảnh tư liệu.
"Ôi, quân tử và tiểu nhân hoàn toàn trái ngược nhau. Đạo quân tử mạnh thì đạo tiểu nhân suy;
đạo quân tử suy thì đạo tiểu nhân mạnh. Như âm với dương, như ngày với đêm không thể
cùng song song vận hành; như nước với lửa, như thơm với thối, không thể cùng chứa trong
một rọ. Cho nên bậc bề trên, mỗi lúc dùng người phải bình tĩnh, phải chuyển tâm, phải thử
thách, phải thận trọng mới được".
"...Hãy nhớ ba điều Trí, Nhân, Dũng là đạt đức của thiên hạ. Không có Trí thì không thể hiểu
người; không có Nhân thì không thể chọn người; không có Dũng thì không thể dùng người.
Lấy Trí hiểu người thì có thể hiểu biết rõ ràng và đầy đủ tài năng của họ. Lấy Nhân chọn
người thì không bỏ người tài khi họ cùng khốn và chọn được người hết lòng trung thành. Lấy
Dũng dùng người thì tin dùng không nghi ngờ và chuyên tâm nghe hết mọi điều. Nếu có cả ba
điều Trí, Nhân, Dũng này thì lẽ dùng, bỏ rõ ràng, lòng yêu, ghét chính đáng. Đó chính là ý
nghĩa của câu 'Chỉ có người nhân mới biết yêu người, biết ghét người' vậy".
Lời phân tích của Nguyễn Trực thật trong sáng, thẳng thắn và bộc trực. Giữa thời quân chủ,
trong một bài văn của sĩ tử đi thi, (nếu đỗ thì sẽ bắt đầu bước lên hoạn lộ) mà có cơ hội để bộc
trực như vậy, đủ biết không khí chiêu hiền đãi sĩ, chuộng lời nói thẳng của người xưa như thế
nào!
Kỳ thi ấy (1442), vua lấy đỗ Nguyễn Trực (1417 - 1473) là Trạng nguyên. Và ông chính là vị
Trạng nguyên đầu tiên của triều Lê. Tấm bia ghi về khoa thi này là tấm bia đầu tiên ở Văn
Miếu được dựng năm 1484.
Nguyễn Trực cũng không phụ tấm lòng cầu hiền của nhà vua. Năm 1444 ông dẫn đầu đoàn sứ
bộ sang sứ nhà Minh. Giữa triều đình phương Bắc, Nguyễn Trực đã hoàn thành sứ mệnh bằng
kiến thức uyên bác, tài ứng đối nhạy bén, sắc sảo, sự vững vàng cứng cỏi và trên hết là ý thức
tự hào dân tộc rất chính đáng của mình, khiến vua tôi nhà Minh phải kiêng nể. Năm 1457 viên



sứ thần nhà Minh là Hoàng Gián sang ta. Lê Nhân Tông đã triệu Nguyễn Trực về triều để tiếp
sứ. Hoàng Gián vặn vẹo đủ điều, nhưng điều nào cũng được Nguyễn Trực giảng giải phân
minh, khiến cho vị "thiên sứ" nọ phải thán phục thốt lên "Quốc hữu nhân tài"(nước Việt có
nhân tài).
Tài năng và phẩm chất của Nguyễn Trực được Lê Thánh Tông đánh giá cao, cử ông làm Quốc
tử giám tế tửu (như chức Hiệu trưởng một đại học hoàng gia). Nguyễn Trực tham gia hiệu
đính, phê duyệt bộ "bách khoa toàn thư" của thời ấy: Thiên Nam dư hạ tập. Theo lệnh của Lê
Thánh Tông bộThiên Nam dư hạ tập biên soạn xong, phải mang đến tận nhà để Nguyễn Trực
phê duyệt mới được xuất bản.
Biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai
Trên văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) - khoa mà
Nguyễn Trực được đề ở vị trí đầu tiên, Hàn lâm viện Thừa chỉ Đông các Đại học sĩ Thân
Nhân Trung viết: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh
mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh
minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí
quốc gia làm công việc cần kíp".
Bài văn còn có đoạn: "Việc dựng tấm đá này có lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người
thiện lấy đó làm gắng, biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai, vừa là để rèn giũa danh tiết của kẻ
sĩ, vừa là để củng cố mệnh mạch nước nhà".
Như vậy, thông điệp mà người xưa gửi rất rõ ràng. Xác định nhân tài là "nguyên khí" của quốc
gia, có quan hệ đến sự hưng vong của thế nước. Vì vậy các bậc thánh đế minh vương luôn
luôn coi việc bồi dưỡng, kén chọn nhân tài, vun trồng nguyên khí quốc gia là việc cần thiết,
thường xuyên liên tục và đặt trong tình trạng cấp bách.
Việc chọn người tài, đưa vào các vị trí quan trọng của đất nước là quyết định của nguyên thủ
quốc gia. Nhưng việc tiến cử tài năng cho đất nước, lại là chức trách của những người đang
nắm những trọng trách trong các cơ quan quyền lực giúp việc cho nguyên thủ. Điều này cho
thấy, trách nhiệm của những người này là tìm kiếm người có năng lực để gánh vác việc nước
là vô cùng quan trọng. Nếu nguyên thủ quốc gia mà thành thực cầu hiền, muốn kén chọn nhân

tài, lại được các quan chức thuộc quyền tiến cử bằng sự minh bạch, sáng suốt, ngay thẳng và
không vụ lợi thì người tài sẽ xuất hiện, đem hết tâm sức cùng đưa thế nước đi lên. Nói như
Nguyễn Trực cách đây 568 năm thì những bậc hiền tài, kẻ sỹ khí tiết đó sẽ "đưa vua đi đúng
đường và đặt vua vào chỗ không lầm lỗi".


Nếu trong việc tiến cử người vào các chức vụ quan trọng mà có chuyện mua quan bán chức,
chạy chức chạy quyền, kéo bè kéo cánh, để bọn sâu mọt chui vào hàng ngũ quan chức thì sẽ
làm thế nước nguy nan, khiến nguyên thủ đi lạc đường và rơi vào lầm lỗi.
Khi có được hiền tài, thế nước sẽ mạnh. Ngược lại, khi kẻ tiểu nhân và dốt nát được trao
những trọng trách thì thế nước suy yếu vì những hành xử của họ. Và khi ấy nhân tài sẽ rũ áo
mà đi, quay lưng với thời cuộc, cho dù họ đã từng có những nỗ lực đóng góp trước đó. Họ đi
ẩn cư nơi rừng sâu núi thẳm, lánh tục tìm nhàn, ngâm thơ vịnh nguyệt, bạn cùng hạc nội mây
ngàn. Họ ẩn cư ngay giữa chốn phồn hoa đô hội, bằng sự im lặng, "giả điếc, giả câm" của
mình. Sự lãng phí không biết nói sao cho hết!
Hiểu xưa để biết nay, như lời người xưa "biết rõ dĩ vãng, rộng nhìn tương lai", thiết nghĩ
chúng ta nên phải tổ chức lại việc cầu hiền tài trong thời đại mới. Hiện nay, mặc dù đã có
nhiều tỉnh thành quyết tâm thực hiện việc chiêu hiền đãi sĩ, nhưng việc này chưa thực sự có
hiệu quả. Chưa có ai thống kê được các tỉnh thành đó đã đón được bao nhiêu nhân tài về làm
việc. Quan niệm về nhân tài hiện nay cũng chưa được đưa ra một cách thống nhất. Người ta
vẫn coi các sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các Đại học là những nhân tài, cần được trải thảm
đỏ đón về, mà không hiểu rằng việc có kết quả xuất sắc ấy, nhiều khi chỉ là "học gạo". Lại
cũng có những bạn trẻ tài năng than rằng, thảm đỏ có trải ra thật, nhưng bước lên đó lại đầy
chông gai.
Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh thường đưa ra các tiêu chí về học hàm học vị, nhưng thực chất
của các học hàm học vị đó ra sao thì không ai kiểm chứng được. Để chiêu dụ nhân tài, các tỉnh
thường đưa ra các ưu đãi như: cấp cho các căn hộ, trả lương ở mức cao, bổ nhiệm cho chức
vụ... Nhưng những người tài cao vẫn chỉ về rồi lại đi. Họ vấp phải một môi trường làm việc cũ
kỹ, không phát huy được trí lực của bản thân họ. Họ không muốn bị biến thành một công chức
"sáng vác ô đi, tối vác về". Họ lại ra đi! Vì nhà cửa, tiền lương, chức vụ không phải là cái mà

người tài bận tâm trước nhất!
Sao người tài khó biết và khó dùng vậy?


Ghi chú: Bài viết sử dụng bản dịch bài văn sách thi Đình của Nguyễn Trực, do TS.
Hoàng Văn Lâu (Hoàng Hưng) dịch, bài văn bia đề danh tiến sĩ khoa thi Nhâm Tuất, niên
hiệu Đại Bảo 3 (1442) do GS Ngô Đức Thọ và cộng sự dịch. Nhân đây xin trân trọng cám ơn
các dịch giả!

Nguyễn Từ sưu tầm, giới thiệu



×