Tải bản đầy đủ (.pdf) (224 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn thi tốt nghiệp chẩn đoán hình ảnh chuyên khoa 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 224 trang )

Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

CÂU HỎI THI TỐT NGHIỆP

Câu 1: Trình bày các hình cản quang bất thường trên phim chụp HTN KCB thẳng và
nghiêng?
Câu 2: Trình bày các loại thuốc cản quang tan trong nước, cách dùng thuốc trong chụp
UIV?
Câu 3: Thuốc cản quang tan trong nước: tai biến và các biện pháp xử trí tai biến?
Câu 4: Chuẩn bị bệnh nhân, chống chỉ định, kỹ thuật chụp niệu đồ tĩnh mạch (UIV)?
Câu 5: Trình bày các dấu hiệu hình ảnh trên phim chụp HTN KCB, UIV và siêu âm của
sỏi niệu quản?
Câu 6: Hãy trình bày CĐHA u máu gan?
Câu 7: Hãy trình bày CĐHA tăng sản thể nốt khu trú và u tuyến tế bào gan?
Câu 8: Hãy trình bày chẩn đoán hình ảnh ung thư tế bào gan?
Câu 9: Hãy trình bày CĐHA di căn gan?
Câu 10: Hãy trình bày CĐHA áp xe gan?
Câu 11: Hãy trình bày CĐHA ký sinh trùng gan và đường mật?
Câu 12: Hãy trình bày chẩn đoán siêu âm hội chứng chứng tắc ngã ba đường mật và
phân tích vai trò của CHT trong bệnh cảnh này?
Câu 13: Hãy trình bày chẩn đoán siêu âm sỏi túi mật và các biến chứng? Phân tích vai
trò của chụp CLVT trong bệnh cảnh này?
Câu 14: Chẩn đoán siêu âm bệnh lý xơ gan? Nêu các phương pháp CĐHA cần bổ sung
và tại sao?
Câu 15: Chẩn đoán siêu âm u túi mật? Nêu các phương pháp bổ sung sau siêu âm?
Câu 16: Chẩn đoán siêu âm sỏi đường mật? Nêu các phương pháp CĐHA bổ sung sau
siêu âm?

1




CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 17: Chẩn đoán siêu âm tắc mật thấp vùng đầu tụy? Trình bày các phương pháp
CĐHA bổ sung sau siêu âm?
Câu 18: Chẩn đoán siêu âm hội chứng đau hố chậu phải có sốt? Trình bày các phương
pháp CĐHA bổ sung sau siêu âm?
Câu 19: Hãy trình bày CĐHA chấn thương gan?
Câu 20: Hãy trình bày CĐHA hội chứng tắc ruột?
Câu 21: Trình bày kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh CLVT của ung thư biểu mô tụy
ngoại tiết?
Câu 22: Trình bày đặc điểm hình ảnh siêu âm của u nang tuyến thanh dịch và u nang
tuyến nhày của tụy, nêu chẩn đoán phân biệt hai loại u nang này?
Câu 23: Trình bày một số đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, đặc điểm hình ảnh CLVT và
phân loại mức độ nặng của VTC?
Câu 24: Hãy trình bày CĐHA các biến chứng của VTC?
Câu 25: Trình bày kỹ thuật chụp và đặc điểm hình ảnh CLVT của ung thư biểu mô đại
tràng?
Câu 26: Các dấu hiệu lao HTN trên phim chụp HTN, UIV?
Câu 27: Các dấu hiệu của u bàng quang trên phim chụp UIV – chụp bàng quang ngược
dòng và siêu âm?
Câu 28: Trình bày các dấu hiệu CLVT ung thư thận?
Câu 29: Trình bày các dấu hiệu CLVT ung thư bàng quang?
Câu 30: Chẩn đoán hình ảnh sa lồi niệu quản trên siêu âm?

Câu 31: Hãy trình bày hội chứng phế nang. Nêu ý nghĩa lâm sàng của hội chứng này?
Câu 32: Hãy trình bày hội chứng phế quản. Nêu vai trò chụp CLVT trong chẩn đoán hội
chứng này?
Câu 33: Chẩn đoán X quang các thể lao phổi. Nêu vai trò của chụp CLVT trong chẩn
đoán các thể lao phổi?

2


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 34: Hãy trình bày hội chứng trung thất. Nêu vai trò của chụp CLVT trong chẩn đoán
hội chứng này?
Câu 35: Hãy trình bày hội chứng nhu mô phổi. Nêu ý nghĩa lâm sàng của hội chứng
này?
Câu 36: Hãy trình bày hội chứng tổ chức kẽ của phổi. Nêu vai trò của chụp CLVT trong
chẩn đoán hội chứng này?
Câu 37: Hãy trình bày hội chứng màng phổi và nêu vai trò của siêu âm, CLVT trong
chẩn đoán hội chứng này?
Câu 38: Hãy trình bày hội chứng thành ngực. Nêu vai trò của siêu âm và CLVT trong
chẩn đoán hội chứng này?
Câu 39: Hãy trình bày hội chứng mạch máu phổi. Nêu vai trò của CLVT đa dãy đầu dò
trong chẩn đoán hội chứng này?
Câu 40: Hãy trình bày giải phẫu X-quang màng phổi, thùy và phân thùy phổi (Vẽ hình
minh họa). Xác định thùy và phân thùy phổi trên phim chụp CLVT?

Câu 41: Trình bày ý nghĩa các hình mờ của nhu mô phổi. Nêu vai trò của chụp CLVT
trong chẩn đoán hình mờ này?
Câu 42: Trình bày các dấu hiệu định vị tổn thương nhu mô phổi và trung thất. Nêu ý
nghĩa lâm sàng từng dấu hiệu?
Câu 43: Chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát thể trung tâm trên phim X-quang lồng
ngực chuẩn. Nêu vai trò của CLVT trong chẩn đoán loại U phổi này?
Câu 44: Chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát thể ngoại vi trên phim X-quang lồng ngực
chuẩn. Nêu vai trò của CLVT trong chẩn đoán loại U phổi này?
Câu 45: Chẩn đoán U phổi thứ phát trên phim X-quang lồng ngực chuẩn. Nêu vai trò
của chụp CLVT trong chẩn đoán bệnh?
Câu 46: Chẩn đoán hình ảnh viêm phổi thùy. Chẩn đoán phân biệt?
Câu 47: Chẩn đoán áp xe phổi trên phim X-quang lồng ngực chuẩn. Nêu vai trò của
CLVT trong chẩn đoán bệnh này?

3


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 48: CĐHA giãn phế nang trên phim X-quang lồng ngực chuẩn. Nêu vai trò của
CLVT trong chẩn đoán bệnh này?
Câu 49: CĐHA giãn phế quản trên phim X-quang lồng ngực chuẩn. Nêu vai trò của
CLVT trong chẩn đoán bệnh này?
Câu 50: Trình bày cách phân tích hình ảnh, phân tích các dấu hiệu bất thường và các bẫy
hình ảnh trên phim X quang phổi chuẩn?

Câu 51: Chẩn đoán sa lồi niệu quản trên X-quang không chẩn bị, UIV và chụp bàng
quang?
Câu 52: Chẩn đoán siêu âm và UIV bất thường thận hình móng ngựa?
Câu 53: Trình bày các dấu hiệu hình ảnh của HTN, UIV, CLVT trong chẩn đoán sỏi tiết
niệu cao?
Câu 54: Trình bày các dấu hiệu u thận ác tính trên phim chụp HTN, UIV và siêu âm?
Câu 55: Trình bày các dấu hiệu chấn thương thận trên phim chụp HTN, UIV và siêu âm?
Câu 56: Nêu các chỉ định chính của các phương pháp X-quang, Siêu âm, CLVT, CHT
trong bệnh lý cơ quang vận động, ý nghĩa chẩn đoán trong các chỉ định?
Câu 57: Nêu các dấu hiệu tổn thương xương trên phim X-quang thường qui và ý nghĩa
chẩn đoán?
Câu 58: Nêu các dấu hiệu tổn thương khớp trên phim X-quang thường qui và ý nghĩa
chẩn đoán? Vẽ hình minh họa.
Câu 59: Viêm xương tủy: chẩn đoán X-quang qua các giai đoạn? (chẩn đoán xác định,
các thể lâm sàng)? Vẽ hình minh họa.
Câu 60: Viêm xương tủy: chẩn đoán phân biệt? Nêu các phương pháp chẩn đoán bổ
sung.
Câu 61: Lao khớp háng: chẩn đoán X-quang (chẩn đoán xác định, giai đoạn, phân biệt)?
Nêu các phương pháp chẩn đoán bổ sung. Vẽ hình minh họa.
Câu 62: Viêm đĩa đệm đốt sống do lao: chẩn đoán X-quang (chẩn đoán xác định, giai
đoạn, phân biệt)? Vẽ hình minh họa.
Câu 63: Viêm cột sống dính khớp: chẩn đoán X-quang? Vẽ hình minh họa.
4


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp


Chẩn đoán hình ảnh

Câu 64: Viêm khớp dạng thấp: trình bày các tổn thương trên X-quang và các phương
pháp CĐHA bổ sung?
Câu 65: U xương: Chẩn đoán X-quang phân biệt u xương ác tính với u xương lành tính?
Nêu các phương pháp chẩn đoán hình ảnh bổ sung?
Câu 66: Chẩn đoán X-quang các u xương: u sụn, u xương sụn (chồi xương), u dạng
xương?
Câu 67: Chẩn đoán X-quang các u xương: u xơ không vôi hóa, nang xương? Vẽ hình
minh họa.
Câu 68: Chẩn đoán u tế bào khổng lồ? Vẽ hình minh họa.
Câu 69: Chẩn đoán các u xương: sác côm xương, ung thư di căn xương? Vẽ hình minh
họa.
Câu 70: Nêu các hình thái gãy xương, di lệch? Vẽ hình minh họa.
Câu 71: Gãy xương do vi chấn: định nghĩa, phân loại, nêu hình thái tổn thương, dấu hiệu
X quang?
Câu 72: Gãy cổ xương đùi: phân loại, chẩn đoán X-quang, các phương pháp chẩn đoán
bổ sung nếu cần.
Câu 73: Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi: chẩn đoán X-quang (chẩn đoán xác định,
giai đoạn, phân biệt)? Vẽ hình minh họa.
Câu 74: Thoái khớp: định nghĩa, tổn thương đại thể, hình ảnh X-quang?
Câu 75: Các phương pháp chẩn đoán loãng xương bằng X-quang thường qui?
Câu 76: Trình bày các dấu hiệu SA, UIV của các bất thường bẩm sinh của bể thận – niệu
quản: phân đôi đường bài xuất, hội chứng nối bể thận – niệu quản?
Câu 77: Trình bày các dấu hiệu hình ảnh của siêu âm, CLVT trong chẩn đoán u mạch cơ
mỡ thận, u tế bào lớn?
Câu 78: Trình bày dấu hiệu hình ảnh của siêu âm, UIV, CLVT trong chẩn đoán u niệu
quản?
Câu 79: Trình bày các dấu hiệu siêu âm có thể phát hiện được trong nhiễm khuẩn tiết
niệu cao cấp tính?

5


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 80: Hình ảnh và phân loại các tổn thương nang thận trên siêu âm, UIV, CLVT?
Câu 81: Kể tên và nêu ưu nhược điểm của các phương pháp thăm khám hình ảnh sọ
não?
Câu 82: Nêu và mô tả hình ảnh các tổn thương nguyên phát thường gặp trên CLVT trong
CTSN?
Câu 83: Nêu và mô tả đặc điểm hình ảnh các tổn thương thứ phát thường gặp trên CLVT
trong CTSN?
Câu 84: Nêu và mô tả đặc điểm hình ảnh nhồi máu não động mạch trên CLVT và nêu ưu
điểm của chụp CHT trong chẩn đoán bệnh lý này?
Câu 85: CĐHA nhồi máu não theo vùng cấp máu động mạch? Nêu các phương pháp
thăm khám xác định vị trí tắc hay hẹp mạch?
Câu 86: Mô tả kỹ thuật chụp CLVT, đặc điểm hình ảnh và nguyên nhân chảy máu
khoang dưới nhện không do chấn thương?
Câu 87: Mô tả đặc điểm hình ảnh và nguyên nhân chảy máu trong nhu mô não không do
chấn thương?
Câu 88: Mô tả đặc điểm hình ảnh chẩn đoán bệnh lý viêm áp xe các khoang màng não
và viêm áp xe não do vi khuẩn trên CLVT? Nêu vai trò CHT trong chẩn đoán áp xe não?
Câu 89: Chẩn đoán tổn thương não do ấu trùng sán lợn, viêm lao trên CLVT?
Câu 90: Mô tả đặc điểm hình ảnh tổn thương viêm não do Herpes và Toxoplasmose trên
CLVT? Nêu ưu điểm của CHT trong chẩn đoán bệnh lý này?

Câu 91: Trình bày các đặc điểm cần phân tích và ý nghĩa lâm sàng của đặc điểm này trên
chụp CLVT của u não?
Câu 92: Chẩn đoán u màng não, u dây thần kinh VIII trên CLVT? Nêu ưu điểm của
CHT trong chẩn đoán bệnh lý này?
Câu 93: Mô tả đặc điểm hình ảnh u tế bào thần kinh đệm (U tế bào hình sao nang lông, u
tế bào hình sao lan tỏa, u tế bào hình sao chuyển dạng và u nguyên bào thần kinh đệm)
trên CLVT? Nêu ưu điểm của CHT trong chẩn đoán u tế bào thần kinh đệm?

6


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 94: CĐHA tổn thương di căn não trên CLVT? Nêu ưu điểm của CHT trong chẩn
đoán di căn não?
Câu 95: Hình ảnh não thất và rãnh cuộn não bình thường trên CLVT? Đặc điểm hình
ảnh teo não trên CLVT?
Câu 96: Mô tả đặc điểm hình ảnh bệnh lý thoái hóa não tuổi già, thoái hóa do mạch máu,
Alzheimer, Parkinson và thoái hóa thứ phát trên CLVT?
Câu 97: Nêu các phương pháp thăm khám hình ảnh bệnh lý tủy và ống sống? Phân biệt
tổn thương trong và ngoài tủy trên CT và CHT?
Câu 98: CĐHA trên CHT tổn thương u màng não, u dây thần kinh trong ống sống?
Câu 99: Trình bày đặc điểm, nguyên nhân và CĐHA các thể của ứ nước não thất?
Câu 100: CĐHA thoái hóa đĩa đệm cột sống, thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và hẹp ống
sống?


7


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 1: TRÌNH BÀY CÁC HÌNH CẢN QUANG BẤT THƯỜNG TRÊN PHIM
HTN KCB THẲNG VÀ NGHIÊNG?
Các hình cản quang thuộc HTN:
- Vôi hóa mạch máu rốn thận, nhu mô thận, nang thận, thành bàng quang.
- Sỏi cản quang: đài bể thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo...
Các hình cản quang ngoài HTN:
+ Các hình cản quang thuộc ổ bụng:
- Sỏi túi mật, sỏi đường mật...
- Vôi hóa gan, vôi hóa thúi mật...
- Vôi hóa tụy, sỏi tụy...
- Vôi hóa tuyến thượng thận...
- Vôi hóa các ĐM: ĐM gan, ĐMCB, ĐM lách, ĐM thân tạng, ĐM chậu...
- Vôi hóa các hạch trong ổ bụng, hạch mạc treo...
- Sỏi phân trong ruột thừa
+ Các hình cản quang thuộc tiểu khung:
- Vôi hóa TM chậu trong tiểu khung.
- Vôi hóa thuộc cơ quan sinh dục: u xơ tử cung, u buồng trứng, TLT...

- Khi có nghi ngờ những hình ảnh cản quang không phải ở đường tiết niệu thì cần phải

chụp thêm một phim nghiêng: Sỏi thận thường thấy ở sau cột sống, còn lại do các
nguyên nhân khác thì ở trước cột sống.
- Nếu các trường hợp còn nghi ngờ chẩn đoán, có thể tiến hành chụp thêm một phim sau
vài giờ hoặc sau vài ngày hoặc các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

8


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 2: TRÌNH BÀY CÁC LOẠI THUỐC CẢN QUANG TAN TRONG NƯỚC,
CÁCH DÙNG THUỐC TRONG CHỤP UIV?
Các loại thuốc cả
Có nhiều loại thuốc cản quang, người ta chia làm 4 loại:
1. Thuốc đơn phân tử Ion hoá: Là loại thuốc có tỉ lệ giữa các nguyên tử iode và các phân
tử trong dung dịch là 1,5. Tỷ lệ số nhóm Carboxyles và số nguyên tử iode là 1/3, nên sự
nhiễm độc hoá chất cao, sự dung nạp thuốc kém.
Các thuốc thường dùng là: Diatrizoate, iothalamate, iodamite, mitrizoate... (VD
Telebrix)
2. Thuốc trùng hợp ion hoá: Có tỉ lệ nguyên tử iode trong dung dịch là 3, nên có độ
nhiễm độc thẩm thấu thấp hơn loại đơn phân tử. Tỉ lệ giữa Carboxyles và số nguyên tử
iode là 1/6 nên nhiễm độc cũng ít hơn, dung nạp tốt hơn.
VD Herxabrix.
3. Thuốc đơn phân tử không ion hoá: Thuốc này có độ nhiễm độc thẩm thấu tương tự
như loại trùng hợp ion hoá, số nguyên tử iode/ số nguyên tử trong dung dịch là 3, nhưng

không có nhóm Carboxyles và có 3-5 nhóm Hydroxyles, dung nạp tốt hơn loại trùng hợp
ion hoá.
Gồm các loại: Metrizamide, iohexol, jopamide, ioversol...
4. Các thuốc trùng hợp không ion hoá: Các thuốc này có độ thẩm thấu nhiễm độc ít, do tỉ
lệ giữa số nguyên tử và số phân tử trong dung dịch là 6. Không có nhóm Carboxyles mà
có 9-12 nhóm Hydroxyles.
Thuốc dung nạp tốt dung dịch hầu như là đẳng trương: VD Iodixanol, iotrolan...
Các thuốc cản quang không ion hoá có số nguyên tử iode và nhóm hydroxyles cao thì độ
dung nạp thuốc càng tốt và giảm tỉ lệ tác dụng phụ.
Nhược điểm: giá thành cao.


U

+ Chống chỉ định:
Không có chống chỉ định tuyệt đối, một số trường hợp cần cân nhắc và chú ý:
9


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Vô niệu, suy gan, suy tim mất bù.
- U tủy có protein Bence – Jonhes.
- Dị ứng mạnh với Iod, tiền sử dị ứng nặng.
- Mất nước nặng.

+ Hạn chế tai biến:
- Hỏi kỹ tiền sử:
+ Dị ứng: thuốc, đặc biệt các thuốc có chứa Iod.
+ Bệnh lý mạn tính: gan, thận, HA, ĐTĐ, u tủy…
- Chọn thuốc phù hợp với khả năng dung nạp.
- Trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc mà phải chụp:
+ Có thể điều trị cho bệnh nhân trước 3 ngày bằng kháng Histamin hoặc 10 mg
Corticoid ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
+ Luôn sẵn sang các dụng cụ cấp cứu cần thiết.
- Tiêm thuốc cản quang khi bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.
- Lưu kim, ống thông đến khi xét nghiệm kết thúc và kiểm tra an toàn mới rút kim nhằm
xử trí kịp thời nếu có tai biến.
- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện chống Shock.
- Nếu có tai biến: thông báo với bệnh nhân để đề phòng lần sau.
+ Dùng thuốc:
Thuốc cản quang tiêm đường tĩnh mạch tan trong nước bao gồm các loại đã nêu.
- Liều dùng tính theo mg I/kg cân nặng, thường vào khoảng 300-400mg Iode/kg cân
nặng, trên thực tế có thể dùng 1-1,5 ml thuốc cản quang/kg cân nặng với loại thuốc có
hàm lượng I 370mg/ml tức là khoảng 50-80 ml cho 1 người lớn. TE từ 1-2 ml/kg cân
nặng loại 370mg/ml.

10


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh


- Trước khi tiêm nên làm ấm ở nhiệt độ 37 độ C để làm giảm độ nhớt, hạn chế tác dụng
phụ.
- Đối với bệnh nhân suy thận nặng, cần dùng thuốc có độ thẩm thấu thấp, liều cao, sau
đó truyền ngay huyết thanh đẳng trương và Biacacbonat.
- Tiêm với tốc độ 10ml/s và nên giữ lưu kim trong suốt quá trình xét nghiệm.
- Nếu thấy dấu hiệu của tai biến thì dừng ngay để xử lý kịp thời.

Câu 3: THUỐC CẢN QUANG TAN TRONG NƯỚC: TAI BIẾN VÀ CÁC BIỆN
PHÁP XỬ TRÍ TAI BIẾN?
- Các tai biến bao gồm: phản ứng dị ứng (do cơ địa), phản ứng thần kinh (do lo lắng,
căng thẳng), phản ứng nhiễm độc (bệnh lý gan – thận – đái đường).
- Tai biến thường xảy ra trong 15 phút đầu tiên sau khi tiêm thuốc, tuy nhiên một số
trường hợp có thể xẩy ra shock muộn.
1. Phản ứ
- Biểu hiện: Buồn nôn, nôn, ngứa họng, ho, cảm giác nóng bừng.
- Xử trí:
+ Động viên, giải thích cho bệnh nhân.
+ Thở oxy và theo d i chặt.
+ Kích động nhiều: dia epam 5 – 10mg tiêm tĩnh mạch chậm.
2. Phản ứ

ịứ

- Biểu hiện: Nổi mẩn khu trú vùng tiêm, ngứa hoặc không, phù nổi mẩn...
- Xử trí:
+ Kháng Histamin.
+ Corticoid: dexamethazon 5mg, solumedrol 20mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch.
3. Phản ứng toàn thân nặng:
11



CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Biểu hiện:
HC hô hấp

HC toàn thể

Có dấu hiệu sốc tr y
mạch.
Thở nhanh, khó thở ra, co Ban đỏ ở mặt và toàn thân, Tím tái, lạnh toát mồ hôi,
thắt PQ, cơn hen PQ, cơn cảm giác nghẹt, sợ hãi, kích nhịp tim nhanh, HA hạ, cơn
ho rũ rượi...
động, nổi mẩn, rét run, đau vắng ý thức...
lưng.
- Xử trí:
+ Làm thông đường thở, cho thở oxy, cho nằm nơi thoáng mát. Hô hấp nhân tạo, thở
máy, mở khí quản, bóp tim ngoài lồng ngực.
+ Tiêm Corticoid tĩnh mạch 10 - 20mg.
+ Adrenalin tiêm dưới da 1mg, có thể tiêm nhắc lại lần 2 như trên nếu thấy cần thiết.
- Các điều trị bổ xung.
+ Phục hồi tuần hoàn bằng huyết thanh mặn, ngọt đẳng trương, huyết tương
(Plasma).
+ Hạ huyết áp: Truyền TM chậm thuốc chẳng hạn Dopamine, cần theo dõi liên tục

huyết áp trong khi truyền.
+ Chống toan máu bằng dd Natricarbonate (0,42%) theo dõi chặt thăng bằng kiềm
toan, điện giải đồ đề phòng hạ Kali máu.
+ Thiểu niệu: dùng lợi tiểu (Lasix).
+ Thông báo với bệnh nhân để phòng tránh lần sau.
Các biện pháp hạn chế

ế

- Hỏi kỹ tiền sử:
+ Dị ứng: thuốc, đặc biệt các thuốc có chứa Iod.
+ Bệnh lý mạn tính: gan, thận, HA, ĐTĐ, u tủy…
- Chọn thuốc phù hợp với khả năng dung nạp.
- Trường hợp nghi ngờ dị ứng thuốc mà phải chụp:
12


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

+ Có thể điều trị cho bệnh nhân trước 3 ngày bằng kháng Histamin hoặc 10 mg
Corticoid ở bệnh nhân có nguy cơ cao.
+ Luôn sẵn sang các dụng cụ cấp cứu cần thiết.
- Tiêm thuốc cản quang khi bệnh nhân nằm ở tư thế thoải mái.
- Lưu kim, ống thông đến khi xét nghiệm kết thúc và kiểm tra an toàn mới rút kim nhằm
xử trí kịp thời nếu có tai biến.

- Chuẩn bị đầy đủ thuốc, phương tiện chống Shock.
- Nếu có tai biến: thông báo với bệnh nhân để đề phòng lần sau.

Câu 4: CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN, CHỐNG CHỈ ĐỊNH, KỸ THUẬT CHỤP UIV?
1.

- Không dùng các thuốc điều trị có độ cản quang trước đó 3 ngày (viêm loét dạ dày).
- Không chụp các thuốc cản quang đường tiêu hóa trước 1 tuần.
- Không ăn các thức ăn sinh hơi trước vài ngày.
- Hạn chế uống nước: Không ăn uống trước chụp 3h.
- Bệnh nhân có thể dùng chế độ ăn nhẹ và uống thuốc nhuận tràng trước 2 ngày.
- Thụt tháo: tốt nhất là thụt tháo 2 lần (trước 1 ngày và trước khi chụp 2 giờ).
- Nếu không được chuẩn bị trước thì có thể thụt tháo trước khi chụp 2 giờ.
- Bù đủ nước và điện giải cho bn trước chụp.
- Có thể dùng kháng Histamin hoặc Corticoid điều trị cho bệnh nhân 3 ngày trước khi
chụp ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.
- Lựa chọn thuốc phù hợp với bên nhân, đặc biệt là bn có suy thận, suy gan, suy tim.
- Ngay trước khi chụp phải đi tiểu hết để đảm bảo bang quang hết nước tiểu.
- Giải thích kỹ về kỹ thuật và tác dụng phụ nếu có.

13


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh


2.

ỉ ị
Không có chống chỉ định tuyệt đối, một số trường hợp cần cân nhắc và chú ý:
- Vô niệu, suy gan, suy tim mất bù.
- U tủy có protein Bence – Jonhes.
- Dị ứng mạnh với Iod, tiền sử dị ứng nặng.
- Mất nước nặng.
- Đái tháo đường có suy thận.
- Suy thận và các nguyên nhân gây vô niệu.
- Mất cân bằng kiềm toan.
- Phụ nữ có thai: chỉ chụp nếu thật cần thiết và hạn chế số phim.
3. Kỹ
Chuẩn bị:



+ Thuốc:
- Là loại thuốc cản quang Iode tiêm tĩnh mạch.
- Đối với bệnh nhân suy thận nặng, cần dùng thuốc có độ thẩm thấu thấp, liều cao, sau
đó truyền ngay huyết thanh đẳng trương và Biacacbonat.
- Làm ấm thuốc ở 37o C để giảm độ nhớt, hạn chế tác dụng phụ.
+ Phương tiện cấp cứu chống Shock.
Kỹ thuật:
+ Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị:
- Định hướng trong quá trình thực hiện xét nghiệm.
- Phát hiện những cản quang bất thường của hệ tiết niệu.
+ Tiêm thuốc cản quang:
- Chọc và lưu kim tĩnh mạch để tiêm thuốc cản quang, nên lưu kim trong suốt quá trình
thực hiện.

14


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Tốc độ tiêm: 10ml/s.
- Liều tiêm: người lớn 1ml/kg, trẻ em 2ml/kg. Tương đương 400mgI/kg.
- Nếu thấy dấu hiệu tai biến thì ngừng ngay để xử lý kịp thời.
+ Chụp phim:
- Phim chụp thì nhu mô: Trong phút đầu sau tiêm, tốt nhất giây thứ 33 - 55.
- Thì bài tiết: Phút thứ 3 sau tiêm.
- Thì bài xuất: Phút thứ 5 đến 15 sau tiêm.
- Chụp thì nhu mô và thì bài tiết không nhất thiết lấy đến hết xương mu, có thể chỉ cần
chụp khu trú vùng thận.
- Nếu muốn chụp muộn hơn một chút ở phút thứ 15-> 25 tư thế đứng và khi bệnh nhân
đi tiểu để nghiên cứu sự thay đổi của thận và sự ứ đọng nước tiểu nếu có.
+ Một số kỹ thuật chụp đặc biệt:
- Chụp có ép: Nhằm thấy rõ BQ-NQ . (Chống chỉ định ở bệnh nhân cơn đau quặn thận
mới, có hội chứng tắc ở phim đầu, ngay sau chấn thương, phình động mạch chủ bụng).
- Chụp thì muộn:
Thời điểm 2-24h.
Đánh giá chức năng thận còn hay đã mất.
- Chụp bàng quang - Niệu quản khi đái:
Chụp tư thế đứng.
Nghiên cứu trào ngược bàng quang – niệu quản, hẹp niệu đạo…

- Chụp tư thế chếch: Xác định vị trí không gian của tổn thương.
- Chụp bàng quang:
Bóng chếch về phía chân 25 độ, nhằm tránh khớp mu trùng lên bang quang và bộc lộ
r được 2 lỗ niệu quản, gờ liên niệu quản.
- Chụp khuếch đại nhấp nháy: Để xem động học nước tiểu và tình trạng bít tắc nếu có.
15


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Cắt lớp cản quang nhu mô:
Tiêm liều cao, nhanh (50 -60 ml) thuốc cản quang, sau đó chụp ngay ỏ giây thứ 10
trở đi đến giây 60.
Giúp nhận định được u hay u nang nhờ ngấm thuốc đày thì nhu mô thực thụ của thận.

Câu 5: CÁC DẤU HIỆU HÌNH ẢNH TRÊN PHIM CHỤP HỆ TIẾT NIỆU
KHÔNG CHUẨN BỊ, UIV VÀ SIÊU ÂM CỦA SỎI NIỆU QUẢN?
1. Chụp h tiết ni u không chu n bị:
+ Dấu hiệu trực tiếp:
- Nốt cản quang đậm độ cao (tương đương xương) nằm trên đường đi của niệu quản.
- Hình dạng: tròn, bầu dục, hình đầu đạn…
- Bờ trơn nhẵn hoặc nham nhở. Sỏi Oxalat xù xì như long nhím.
- Chỉ thấy được sỏi có tính chất cản quang (80%) và kích thước trên 5mm.
+ Dấu hiệu gián tiếp:
- Giãn đường bài xuất trên vị trí sỏi.

- Bóng thận có thể to do ứ nước.
+ Chẩ đoá p â

ệt với:

+ Sỏi mật, tụy.
+ Sỏi phân trong ống tiêu hóa.
+Vôi hóa hạch giao cảm, hạch ổ bụng, Vôi hóa mạch máu.
2. Chụp UIV:
+ Dấu hiệu trục tiếp:
- Sỏi cản quang: Từ chỗ dễ nhìn trên chụp HTN không chuẩn bị trở nên khó nhìn trên
phim UIV: Sỏi là hình khuyết thuốc trong lòng niệu quản dạng đáy chén.
16


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Sỏi không cản quang: Là hình khuyết thuốc dạng đáy chén úp ngược.
+ Dấu hiệu gián tiếp:
- Phù nề quanh sỏi: Là viền sáng quanh sỏi do viêm phù nề ( hay gặp do sỏi ở vị trí lỗ đổ
của niệu quản vào bàng quang, có thể thấy ngay cả khi sỏi đã thoát ra ngoài < 24 giờ).
- Có thể thấy thận câm nếu bít tắc lâu ngày.
3. Siêu âm:
+ Dấu hiệu trực tiếp:
- Sỏi là hình tăng âm kèm bóng cản, nằm trong lòng niệu quản, dù sỏi đó có cản quang

hay không cản quang trên phim chụp HTN KCB.
- Nếu sỏi kích thước < 4mm thường không có bóng cản.
- Nếu sỏi nhỏ thì có thể nhìn thấy toàn bộ viên sỏi hình tròn hoặc bầu dục, nếu sỏi lớn thì
chỉ nhìn thấy bề mặt viên sỏi dạng vòng cung có bóng cản phía sau.
+ Dấu hiệu gián tiếp:
- Giãn đài bể thận phía trên vị trí tắc.
- Thận ứ nước: Thận to, nhu mô mỏng, đài bể thận giãn, biến dạng.
- Phù nề quanh sỏi: Viền giảm âm quanh sỏi.
- Thoát dịch ra ngoài, đôi tạo nên lớp dịch quanh thận. Hay gặp trong hội chứng tắc
nghẽn cấp.
- Nước tiều có thể không trong do máu hoặc mủ: Biểu hiện trống âm hoặc không.
+ Chẩ đoá p â

ệt:

- Các hình tăng âm trong lòng niệu quản không phải sỏi: máu cục, u, mủ.
- Dị dạng niệu quản: giãn trên chỗ hẹp.
- Hẹp niệu quản do nguyên nhân khác: hội chứng nối, U niệu quản, Lao, do mạch máu
trèn ép…

17


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh


+ Hạn chế của siêu âm:
- Khó khăn khi sỏi nhỏ.
-Quai ruột đầy hơi, chướng bụng (đạc biệt trong cơn đau quặn thận).
- Sỏi vùng ngang đoạn bụng (1/3 giữa).
- Bàng quang không có nước tiểu.

Câu 6: HÃY TRÌNH BÀY CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U MÁU GAN?
- Là khối U rất hay gặp, chiếm 4-7% dân số, có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường
được phát hiện ở lứa tuổi 30-50 tuổi, và chiếm ưu thế ở nữ.
- Hầu hết không có triệu chứng lâm sàng và được phát hiện tình cờ trên siêu âm hoặc
chụp CLVT.
- Biến chứng có thể là chảy máu trong khối U hoặc vỡ chảy máu trong ổ bụng, thường
gặp do chấn thương hoặc sinh thiết. Hầu như không có biến chứng ác tính hóa.
- U máu gồm hai loại: U máu dạng hang (hemangioma caverneux) và U máu dạng mao
mạch (Hemangioma capillaires).
- Điều trị: không cần một can thiệp nào khi không có biến chứng ngay cả với những U
máu lớn.
 Siêu âm:
T ểđể ì
- Phần lớn tăng âm đồng nhất hoặc dạng lấm chấm, kèm tăng âm phía sau khối. Một số ít
trường hợp giảm âm hoặc hỗn hợp âm.
- Ranh giới rõ, bờ đều. Có thể có nhiều thùy múi nếu khối lớn.
- Có thể có dải giảm âm tiếp tuyến với khối u nhưng không bao giờ có viền giảm âm
xung quanh khối.
- Kích thước thường < 4 cm, có thể > 10 cm.
- Số lượng thường đơn độc hoặc một vài khối.

18



CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Vị trí thường nằm ở ngoại vi sát bao gan, hoặc tiếp giáp với một tĩnh mạch gan.
T ểk ô để ì
- Bao gồm: có thể dưới dạng giảm âm, đồng âm hoặc âm không đều.
- U máu có thể giảm âm so với nhu mô gan xung quanh trong trường hợp gan nhiễm mỡ.
- Âm không đều trong trường hợp U máu có chảy máu hoặc vôi hóa.
- U máu thể hang: tổn thương là các hồ dịch nhỏ, thành dày tăng âm.
 H

LVT:
Trước êm uốc cả qu
- U máu giảm tỷ trọng, đồng nhất trừ một số trường hợp đặc biệt có những vùng xơ
không đồng nhất hoặc vôi hóa nhỏ trong U.
S u êm uốc cả qu
- U máu bắt thuốc sớm dạng chấm nốt ở vùng ngoại vi, sau đó hướng dần vào trung tâm
ở các thì tiếp theo và ngấm thuốc hoàn toàn vào phút thứ 3 đến phút thứ 6
- Lưu ý: ở tất cả các thì sau tiêm,U máu có các nốt bắt thuốc luôn cùng tỷ trọng với
mạch máu cùng thì.
-Đối với những U máu lớn có thể không bắt thuốc hoàn toàn khối.
-Hạn chế của CT trong chẩn đoán khối U máu ở gan là những trường hợp khối quá nhỏ
hoặc nhiều khối, U máu thể xơ hóa lúc đó tính chất bắt thuốc khó nhận định.
- Khoảng 5% di căn gan có hình ảnh CT giống U máu gan.
 MRI
- Khối giảm tín hiệu trên T1W, tăng tín hiệu đồng nhất trên T2W( là đặc điểm quan

trọng để phân biệt U máu gan với một số loại U khác).
- Sau tiêm thuốc( luôn thực hiện trên chuỗi xung T1W) có tính chất ngấm thuốc giống
CLVT.

19


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 7: TRÌNH BÀY CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH TĂNG SẢN THỂ NỐT KHU TRÚ
VÀ U TUYẾN TẾ BÀO GAN?
1. Tă sả
ể ố k
ú
- Là một tổn thương lành tính, ít gặp thường được phát hiện tình cờ.
- Các xét nghiệm sinh hóa gan đều bình thường.
- U có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều hơn ở trẻ em và Nữ nhiều hơn Nam.
- Thường là đơn độc tuy nhiên có khoảng 20% gặp ở dạng nhiều khối.
- Kích thước rất thay đổi, đa số trường hợp < 5cm, nhưng cũng có khối trên 10cm, thậm
trí 20cm. Khối thường có hình tròn hoặc nhiều thùy, giới hạn rõ và không có vỏ bọc.
Trên lát cắt qua khối thấy có những dải tổ chức xơ hình sao tỏa ra từ trung tâm chia khối
thành những khối nhỏ không hoàn toàn.
- Tiến triển thường lành tính, cho đến này chưa có thông báo Y văn nào về sự ác tính
hóa.
 Siêu âm:

Dấu hiệu trực tiếp:
+ Khối thường đồng âm hoặc chỉ tăng âm nhẹ so với nhu mô gan.
+ Có các dải sẹo xơ hóa giảm âm hình sao ở trung tâm.
+ Hình tròn hoặc bầu dục, bờ thùy múi.
+ Ranh giới không rõ, không có vỏ bao quanh.
+ Kích thước thay đổi, thường < 5cm
+ Thường một khối đơn độc.
+ Trên Doopler màu có thể thấy tín hiệu động mạch ở trung tâm khối, không có
shunt động - tĩnh mạch.
Dấu hiệu gián tiếp:
+ Đè đẩy các cấu trúc ống mạch trong gan.
+ Khối U lớn làm biến dạng bờ gan.
20


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

 H

LVT
Trước tiêm thuốc cản quang:
+ Khối đồng tỷ trọng, tăng hoặc giảm nhẹ so với nhu mô gan lành.
+ Sẹo xơ ở trung tâm giảm tỷ trọng.
Sau tiêm thuốc cản quang:
+ Khối biểu hiện tính chất giầu mạch máu bắt thuốc đồng nhất và tối đa ở thì động

mạch khoảng 30s sau khi tiêm.
+ Tiếp đến khối trở nên đồng tỷ trọng hoặc giảm tỷ trọng so với nhu mô gan lành
ở thì TMC.
+ Nếu chụp khu trú vào khối với tiêm TM nhanh đôi khi có thể thấy được mạch
máu nuôi dưỡng ở thì rất sớm, đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt với U
tuyến tế bào gan.
+ Thì muộn sẹo hình sao ngấm thuốc tăng tỷ trọng.
 H
ả MRI:
- Đồng tín hiệu trên T1W và T2W.
- Sẹo xơ trung tâm tăng tín hiệu trên T2W.
- Sự ngấm thuốc giống trên CT.
2. U tuyế ế bà
- Rất hiếm gặp ở trẻ dưới 15 tuổi.
- Nữ > Nam (9/1), có liên quan đến sử dụng thuốc tránh thai đường uống liều cao.
- Thường được phát hiện tình cờ hoặc khi có biến chứng chảy máu trong U hoặc chảy
máu trong ổ bụng do U vỡ.
- Tiến triển chậm có thể có chảy máu trong khối U gây đau bụng cấp và có thể có sốc.
- Nguy cơ ung thư hóa của u tuyến rất ít tuy nhiên nguyên tắc điều trị đối với U tuyến là
phẫu thuật để tránh biến chứng ác tính hóa.
 Siêu âm:
Dấu hệu trực tiếp:
21


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp


Chẩn đoán hình ảnh

+ Tăng âm, giảm âm hoặc đồng âm (ít phân biệt với nhu mô gan lành).
Khối < 3 cm: thường là khối giảm âm nhẹ đồng nhất.
Khối > 3 cm: thường không đồng nhất do họa tử, chảy máu.
+ Khối đặc, hình tròn hay bầu dục.
+ Giới hạn rõ, có vỏ, bờ đều.
+ Thường đơn độc.
+ Doopler: khẩu kính và tốc độ dòng chảy động mạch gan tăng, trên siêu âm cho
thấy sự phân bố mạch máu hướng tâm của khối U với vùng ngoại vi nhiều mạch máu
bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch. Trong khi vùng trung tâm khối thường có tín hiệu
tĩnh mạch. Tuy nhiên đôi khi không thấy tín hiệu mạch trong khối.
+ Trong trường hợp ứ đọng glycogene nhu mô gan sẽ tăng âm do ứ đọng glycose và
mỡ nên u tuyến gan trở nên giảm âm hơn so với nhu mô gan.
Dấu hiệu gián tiếp:
+ Đè đẩy cấu trúc ống mạch xung quanh.
+ Không xâm lấn.
 H

LVT
- Trước tiêm thuốc: + Khối giảm tỷ trọng so với nhu mô gan.
+ Đôi khi có những vùng tăng tỷ trọng tự nhiên tương ứng với tổn
thương chảy máu mới hoặc có những vùng giảm tỷ trọng tương ứng với mỡ.
- Sau tiêm: khối ngấm thuốc nhanh, mạnh ở thì động mạch sau đó trở nên đồng tỷ trọng
với nhu mô gan lành từ giây thứ 45-60. Khối thường đồng nhất, trừ khi có các vùng hoặc
các dải hoại tử chảy máu xơ hóa không bắt thuốc cản quang sớm.
 H
ả MRI
- Có tính chất ngấm thuốc tương tự như CLVT.
- Có thể thấy một số hình thái gợi ý u tuyến không biến chứng: vr xơ ngoại vi, tăng tín

hiệu vừa phải ở T1 tương ứng với ứ đọng mỡ và tăng tín hiệu ở T2 do giàu mạch.
- Khi có xuất huyết: tất cả vùng máu đều có tín hiệu cao.
22


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

Câu 8: HÃY TRÌNH BÀY CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH UNG THƯ TẾ BÀO GAN
(HCC)?
- HCC chiếm 95% khối U ác tính ở gan.
- Nam> Nữ, châu Á > châu Âu.
- 70-80% xuất hiện trên gan bệnh lý như viêm gan viruts, xơ gan do rượu.
- 20% phát triển trên gan lành liên quan đến thức ăn, hormone.
- Lâm sàng thường phát hiện muộn, tình cờ do chức năng gan được bù trừ rất nhiều, có
thể có một số triệu chứng không đặc hiệu như: đau HSP, sốt, vàng da, gầy sút, sờ thấy
khối.
- Chẩn đoán sớm cho bệnh nhân viêm gan mãn bằng siêu âm và xét nghiệm AFP định
kỳ, AFP tăng trong 60-70% các trường hợp HCC.
- Các thể: thể khối, thể thâm nhiễm lan tỏa và thể hỗn hợp.
 Siêu âm:
Thế khối và nhiều khối:
 Giai đoạn sớm:
- Khối nhỏ < 10 mm.
- Giảm âm, hình tròn hay bầu dục.
- Giới hạn không rõ.

- Cần kết hợp xét nghiệm AFP và các phương pháp chẩn đoán khác.
 Giai đoạn tiến triển:
- Tăng âm không đồng nhất, có thể có ổ giảm âm do hoại tử, hoặc tăng âm do chảy máu,
vôi hóa.
- Khối hình tròn hay bầu dục.
- Giới hạn không rõ, bờ không đều.
- Có viền giảm âm nhẹ quanh khối.
- Kích thước lớn có thể chiếm cả phân thùy hoặc thùy gan.
23


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Chẩn đoán hình ảnh

- Doppler: ít hiệu quả khi khối < 3 cm, tăng sinh mạch quanh khối u, tín hiệu động mạch
ở trong khối u, có thể gặp shunt động mạch gan – tĩnh mạch cửa.
- Hiệu ứng khối: đè đẩy các cấu trúc hình ống trong gan.
- Giãn đường mật khu trú phía trên khối u (ít gặp).
- Gan to bờ không đều.
- Huyết khối TMC, TM chủ.
Thể thâm nhiễm lan tỏa:
- Chiếm 10-20% khó phát hiện trên siêu âm.
- Biểu hiện là các nốt nhỏ tăng âm, ranh giới không rõ, rải rác khắp nhu mô gan làm gan
to lên không đều.
- Hình dạng, kích thước khó xác định, không rõ ràng.
- Có thẻ không thấy nốt mà chỉ biểu hiện bằng gan to.

Chẩ đoá sự lan rộng của khối U:
- Tắc tĩnh mạch cửa: biểu hiện là có nụ sùi vào trong lòng TMC, huyết khối TMC.
- Tắc tĩnh mạch gan và TMCD, thông đông-tĩnh mạch trong gan.
- Hạch rốn gan, dọc các mạch máu lớn.
- Di căn tuyến thượng thận…
 H

LVT
Trước tiêm thuốc cản quang:
- Khối thường giảm tỷ trọng, có thể đồng nhât hoặc không đồng nhất do hoại tử chảy
máu (tăng tỷ trọng tự nhiên).
- Có thể có vôi hóa nhỏ rải rác hoặc vôi hóa lớn.
Sau tiêm thuốc cản quang:
- Khối ngấm thuốc nhanh, mạnh thì động mạch.
- Thải thuốc thì tĩnh mạch cửa.
24


CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


Tài liệu ôn thi tốt nghiệp

Trường hợp HCC k ô

Chẩn đoán hình ảnh

đ ển hình:

- Cũng có thể trở nên đồng tỷ trọng hoặc vẫn tăng tỷ trọng nếu khối có nhiều tổ chức

liên kết giữ chất thuốc cản quang.
Hình ảnh lan rộng của khối U:
- Tắc tĩnh mạch cửa:
+ Là một bằng chứng quan trọng để chẩn đoán u tế bào gan ác tính trước một
khối u gan.
+ Thấy trực tiếp nụ sùi vào trong lòng tĩnh mạch cửa kèm theo giãn nhảnh tĩnh
mạch cửa thượng lưu.
+ Không thấy một nhánh TMC do bị bít tắc bởi huyết khối, dấu hiệu gián tiếp là
vùng gan được cấp máu bởi nhánh tĩnh mạch cửa tắc giảm tỷ trọng trước tiêm nhưng lại
tăng tỷ trọng thì động mạch do được cấp máu bởi động mạch gan.
- Thông động-tĩnh mạch: trên CT thấy cản quang đồng thời cả TMC và động mạch gan ở
thì động mạch hai nhánh mạch này có tỷ trọng tương đương nhau.
- Thâm nhiễm tĩnh mạch gan: hiếm gặp hơn. Có hình giảm tỷ trọng trong lòng TM gan
và giãn TM phía thượng lưu. Hội chứng Budd – Chiari có thể gặp do thâm nhiễm hay
chèn ép TM gan.
- Ngoài ra CLVT: cho phép phát hiện huyết khối TMCD, hạch rốn gan, dọc các mạch
máu lớn, có hay không tổn thương cơ hoành và các cơ quan lân cận, di căn…
 H
ả MRI
- Cho phép đánh giá mật độ tổ chức tốt hơn.
- Tín hiệu thấp ở T1 và cao ở T2.
- Có động học ngấm thuốc giống CT ở xung T1W sau tiêm.

:
- Khối tái tạo trong xơ gan.
- Adenoma, tăng sản thể nốt khu trú.
- Áp xe gan giai đoạn chưa hóa mủ.
25



CK1 CĐHA K17 (2012-2014)


×