Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Câu hỏi và đáp án ôn thi chẩn đoán hình ảnh phần cơ xương khớp chuyên khoa 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.21 KB, 31 trang )

Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Phần xương khớp
Câu 41. Chỉ định chính của các phương pháp: XQ, Siêu âm, CLVT, CHT trong
bệnh lý cơ quan vận động? Ý nghĩa chẩn đoán trong các chỉ định?
1.

X quang thường quy
- Chỉ định: trong tất cá các bệnh lý xương khớp.
- Ý nghĩa:
o Hình ảnh XQ cho phép phân biệt được mật độ của 4 nhóm cấu
o

trúc: xương, phần mềm, mỡ, không khí.
Đánh giá tổng quan tổn thương: biến dạng trục chi, cột sống, hình

o

thái toàn bộ khe khớp.
Nhược điểm: không bộc lộ được tổn thương nhỏ, nằm sâu, che lấp
bởi cấu trúc khác.

2.

3.

Siêu âm
- Chỉ định trong thăm khám phần mềm, thăm dò khớp
- Bộc lộ được cấu trúc phần mềm: áp xe, máu tụ, rách cơ, đứt gân, phì đại
bao hoạt dịch
- Bộc lộ được áp xe dưới màng xương.


CLVT
- Bộc lộ tổn thương nhỏ, nằm sâu, lan rộng ra phần mềm, xq thường khó
-

bộc lộ.
Tỷ trọng của tổn thương giúp đưa ra chản đoán xác dịnh: u mỡ, phình

-

mạch.
Tiêm thuốc cản quang vào ổ khớp, chụp CLVT cho phép đánh giá các
tổn thương của các cấu trúc sụn khớp, sụn chem., tổn thương bao khớp,

4.

gân…
CHT
- Chỉ định: khối u, viêm, tổn thương phần mềm, tổn thương khớp, gãy
-

xương vi sang chấn, di căn…
Khả năng bộc lộ tổn thương của nhiều thành phần giải phẫu khác nhau:

-

gân, cơ, dây chằng, đĩa đệm, bao khớp, xương xốp.
Tạo ảnh theo bất kí mặt phẳng không gian nào.
1



Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Câu 42. Dấu hiệu tổn thương xương trên XQ thường quy và y nghĩa chẩn
đoán, vẽ hình minh họa.
1. Thay đổi cấu trúc xương
1.1 Loãng xương


Biểu hiệu trên XQ bằng 3 dấu hiệu:



Mật độ xương giảm



Vỏ xương mỏng



Thớ xương xốp thưa




Nguyên nhân của loãng xương được chia làm hai nhóm:
Loãng xương lan tỏa:
+ đặc điểm: mật độ xương giảm do mất chất vôi, vỏ xương mỏng, ống tủy rộng ra,
mạng lưới xương xốp thưa và rõ nét.
+ Các hình ảnh này gặp ở tất cả các xương của cơ thể hoặc thấy ở một vùng giải

phẫu rộng lớn (toàn bộ chi, hai chi…).
+ Loãng xương lan tỏa gặp trong các bệnh mang tính chất hệ thống: rối loạn
chuyển hóa (bệnh còi xương), bất động lâu ngày, loạn dưỡng trong hội chứng
Sudeck



Loãng xương khu trú:
+ Biểu hiện hình loãng xương nằm giữa các cấu trúc xương bình thường.
+ Vùng loãng xương có mật độ giảm so với cấu trúc xương lân cận, vỏ xương
mỏng, các thơ xương thưa và mảnh
+ vùng ranh giới giữa phần loãng xương và xương lành có thể rõ trong các bệnh lí
viêm; hoặc mờ trong một số bệnh lí u xương, loạn dưỡng
2


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

+ Loãng xương khu trú thường là biểu hiện của bệnh lý tại chỗ: viêm, u xương,
khớp bất động lâu…
1.2 Tiêu xương


Tiêu hay khuyết xương: là hình ảnh mất cấu trúc xương tại một vùng.



Có thể gặp trong bệnh lý viêm xương, u xương, phình mạch gây mòn
xương…
Một hình tiêu xương cần phân tích những đặc điểm sau để hướng đến chẩn




đoán:


Mật độ tại vùng tiêu xương: đều hoặc không đều



Bờ viền: nhẵn hoặc nham nhở



Có phản ứng đặc xương xung quanh hay không



Ví dụ: hình tiêu xương có mật độ đều, bờ nhẵn, có viền đặc xương mảnh
xung quanh gợi ý tổn thương lành tính thường là u xương lành tính; viền đặc
xương dày gặp trong viêm xương; trường hợp bờ nham nhở, không có viền đặc
xương xung quanh, mật độ không đều gợi ý tổn thương u xương ác tính.
1.3 Mảnh xương chết



Là mảnh xương được bao quanh bởi một viền sang do tiêu xương.




Mảnh xương chết gặp trong viêm xương tủy.

1.4 Đặc xương


Biểu hiện:



Tăng đậm độ xương



Vỏ xương dày



Các thớ xương sát nhau nên kém rõ



Ý nghĩa bệnh lý: chia làm 2 nhóm
3


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37


đặc xương khu trú: ổ đặc xương có ranh giới với cấu trúc xương lành xung
quanh, ổ đặc xương có thể gặp trong bệnh lý viêm, u, chấn thương




Đặc xương lan tỏa: hình đặc xương biểu hiện ở nhiều xương, thường gặp
trong bệnh lý toàn thân như xương hóa đá, ngộ độc…
1.5 Phản ứng màng xương



Bình thường màng xương không thấy được trên phìm xq, chỉ nhìn thấy khi có
phản ứng màng xương hoặc bong màng xương



Biêu hiện bằng hình ảnh đường vôi hóa chạy song song với thân xương bồi
đắp thêm vào vỏ xương. Chẩn đoán phân biệt với bong màng xương



Phản ứng màng xương gặp trong bệnh lý viêm xương, sau chấn thương. Giai
đoạn muộn xương phản ứng sát nhập vào thân xương tạo hình ảnh phì đại thân
xương.



Biểu hiện bằng nhiều đường vôi hóa gặp trong sarcom Ewing (hình vỏ hành)
2. Thay đổi hình dạng xương
2.1 Phì đại xương




Thể tích xương tăng lên.



Trong trường hợp phì đại xương do phản ứng màng xương, đường kính
ngang của xương tăng lên, có nhiều lớp xương bồi đắp tạo hình vỏ hành.



Giai đoạn mạn tính, các lớp xương này gắn liền với vỏ xương tạo hình ảnh
vỏ xương dày và tăng mật độ
2.2 Mỏng xương



Xương giảm thể tích và mật độ,



Vỏ xương mỏng,



Ống tủy rộng ra.
2.3 Cong xương
4


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37



Trục xương không thẳng



Không mất tính chất liên tục của vỏ xương
Câu 43. Nêu các dấu hiệu tổn thương khớp trên XQ thường quy và ý nghĩa
chẩn đoán, vẽ hình minh họa.
1 Hẹp khe khớp



Chụp ở các tư thế nằm và đứng chịu lực để đánh giá. Khi khe khớp hẹp nhẹ
phải so sánh với bên đối diện.



Khe khớp hẹp toàn bộ: gặp trong viêm khớp



Hẹp khu trú: gặp trong bệnh lý thoái hóa khớp (hẹp ở vùng chịu lực).
2 Rộng khe khớp



Là hình ảnh giãn rộng khoảng cách hai đầu xương.




Nguyên nhân có thể găp là: tràn dịch khớp, phì đại sụn khớp, trật khớp, đứt
dây chằng.
3 Hình khuyết xương (ổ khuyết xương dưới sụn và bờ khớp).



Là các ổ khuyết nhỏ ở đầu xương.



Tùy theo vị trí, ổ khuyết xương được chia làm hai loại:



khuyết xương dưới sụn: ổ khuyết xương nằm ngay dưới mặt khớp, các ổ
khuyết này là hậu quả của bệnh lý viêm khớp, thoái khớp, thoát vị đĩa đệm…



Khuyết xương ở bờ khớp: Hình khuyết nằm ở vị trí bám của bao khớp vào
xương (vị trí viền sụn khớp). Các hình khuyết này là hậu quả của quá trình tiêu hủy
xương do phì đại bao hoạt dịch trong các bệnh lý viêm mạn tính bao hoạt dịch (vd:
viêm khớp dạng thấp).
4 Mỏ xương



Là hình ảnh vôi hóa cấu trúc bao khớp hoặc vị trí bám của các gân vào
xương tạo hình ảnh như mỏ chim, gặp phổ biến trong bệnh lý thoái khớp.

5


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37


Cầu xương là hình ảnh vôi hóa nối liền hai bờ khớp, gặp trong bệnh lý viêm
gây dính khớp.

5 Vôi hóa


Vôi hóa sụn khớp: hình ảnh vôi hóa nằm giữa khe khớp, có thể theo viền sụn
khớp, gặp trong bệnh vôi hóa sụn (chondrocalciose)



Vôi hóa bao hoạt dịch: các hình vôi hóa nằm phân bố theo phạm vi của bao
hoạt dịch. Thường gặp hình ảnh này trong một số bệnh lý khớp mạn tính dẫn đến
thoái hóa sinh xương sụn bao hoạt dịch (osteochondromatose)



Vôi hóa cạnh khớp: phần mềm, dây chằng.

Câu 44. Viêm xương tủy: XQ qua các giai đoạn (chẩn đoán xác định các thể
lâm sàng, các hình minh họa)
Viêm xương tủy là hiện tượng viêm xương trong đó vi khuẩn gây bệnh tới
xương qua đường máu.
Viêm xương tủy thường gặp ở tuổi thiếu niên với các triệu chứng lâm sàng

của hội chứng nhiễm khuẩn và đâu vùng chi bị tổn thương.
Vi khuẩn gây bệnh thường gặp là tụ cầu vàng.
Vị trí hay gặp là ở vùng hành xương dài gần gối xa khuỷu.
Hình ảnh XQ qua các giai đoạn:
1.

Giai đoạn đầu:
6


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Loãng xương nhẹ khu trú vùng tổn thương, đôi khi có phản ứng màng
xương nhẹ.
- Cộng hưởng từ: có khả năng phát hiện một số dấu hiệu giai đoạn sớm:
phù tủy xương, phản ứng màng xương, áp xe dưới màng xương.
- Siêu âm với đầu dò nông: phát hiện áp xe dưới màng xương.
Giai đoạn rõ (sau 3 – 5 tuần):
- Ổ tiêu xương có phản ứng đặc xương xung quanh.
- Phản ứng màng xương (hình lớp vôi hóa mỏng nằm dọc thân xương)
Giai đoạn muộn hơn:
- Ổ khuyết xương có viền đặc xương dày vây quanh.
- Mảnh xương chết
- Phản ứng màng xương hoặc phì đại thân xương
Các thể lâm sàng:
- Áp xe Brodie:
o Là một thể viêm xương tủy mạn tính, gặp ở người lớn.
o Vị trí đầu xương dài
o XQ: hình ảnh ổ khuyết xương có viền đặc xương xung quanh, ở
trung tâm có hình ảnh mảnh xương nhỏ biệt lập (mảnh xương

chết)
- Thể tiêu hủy xương:
o Thường gặp ở xương ngắn và dẹt như xương sườn, xương sọ,
xương chậu.
o Hình ảnh tiêu xương còn các tổn thương khác kín đáo do quá
trình phá hủy xương mạnh hơn phản ứng đặc xương.
- Thể thông với ổ khớp:
o Vị trí tổn thương ở đầu xương, mủ vỡ vào ổ khớp gây viêm
xương – khớp mủ. LS rầm rộ
o XQ: tràn dịch ổ khớp (rộng khe khớp, ổ khớp mở, phồng bao
khớp) kèm hình hủy xương và phản ứng đặc xương ở một đầu
xương.
- Viêm xương tủy ở trẻ sơ sinh: tổn thương ở nhiều xương dài.
- Thể giả u:
o Do phản ứng đặc xương chiếm ưu thế nên các hình ổ mủ, mảnh
xương chết bị che lấp bởi hình ảnh phì đại và đặc xương giống
u.
-

2.

3.

4.

7


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37


Câu 46. Lao khớp háng: chẩn đoán XQ (chẩn đoán xác định, giai đoạn và
CĐPB). Nêu các phương pháp bổ sung, vẽ hình minh họa.
Chẩn đoán xác định:
-

-

Lao khớp háng tổn thương trước tiên ở khe khớp gây nên phá hủy sụn
khớp, tạo các ổ khuyết xương dưới sụn do hoại tử bã đậu, phá hủy
xương và áp xe phần mềm cạnh khớp.
Hình ảnh XQ của lao khớp háng:
o Hẹp khe khớp do sụn khớp bị phá hủy.
o Bờ khớp không đều, có các ổ khuyết xương dưới sụn.
o Có hình ảnh loãng xương cạnh khe khớp.
o Có phản ứng đặc xương nhẹ vùng quanh các ổ khuyết xương.
o Mờ ổ khớp do áp xe phần mềm, ở giai đoạn ổn định để lại hình
ảnh vôi hóa.

Chẩn đoán giai đoạn:
-

-

Giai đoạn I: hình ảnh tổn thương trên phim thường quy còn khá kín
đáo:
o Hẹp khe khớp nhẹ, đường viền của đầu xương trong bao hoạt
dịch mờ, không rõ nét.
o Loãng xương vùng chỏm xương đùi và xương chậu quanh khe
khớp bị tổn thương.
Giai đoạn II: hình ảnh tổn thương khá rõ

o Hẹp khe khớp với tính chất của viêm (hẹp đồng đều).
o Đường viền của khe khớp nham nhở
o Ổ khuyết xương dưới sụn.
o Phản ứng đặc xương nhẹ quanh các ổ khuyết xương.
8


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37
-

-

Giai đoạn III: hình ảnh phá hủy các cấu trúc của khớp rõ, khớp bị biến
dạng nhiều.
o Chỏm khớp bị phá hủy, biến dạng.
o Bờ khớp nham nhở, hiện tượng phá huỷ xương thấy cả ở phía
chỏm xương đùi và ổ cối, có thể gây thủng ổ cối.
o Trật khớp háng
Giai đoạn IV: Giai đoạn ổn định để lại các di chứng.
o Dính khớp háng, có các thớ xương nối liền hai bờ khớp của khe
khớp.
o Tổ chức xương quanh khớp có mật độ đặc trở lại.
o Vôi hoá các tổn thương áp xe phần mềm cũ.

Chẩn đoán phân biệt:


Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi.




Thoái hoá khớp: Hẹp khớp khu trú ở vị trí tỳ đè, hình mỏ xương.



Viêm cột sống dính khớp: hay gặp ở nam giới tuổi khoảng 30, có tính chất
gia đình, tổn thương ở nhiều khớp (cột sống, khớp cùng chậu, khớp háng)



Viêm mủ khớp háng: lâm sàng rầm rộ, chọc hút dịch khớp làm xét nghiệm
vi khuẩn.

Các phương pháp chẩn đoán bổ xung:
1

Siêu âm: Tìm hình tràn dịch khớp háng, định hướng chọc dịch ổ khớp

2

CLVT: đánh giá chi tiết tổn thương xương và phần mềm, độ lan rộng của ap xe,
định hướng cho các thủ thuật can thiệp.
9


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37
3

CHT: tốt ở giai đoạn đầu của bệnh do đánh giá đựơc phù xương ở giai đoạn sớm,
ngoài ra cộng hưởng từ đánh giá tốt tổn thương khớp và phần mềm quanh khớp.

Câu 47. Viêm đĩa đệm đốt sống do lao CĐ XQ (xác định, giai đoạn, phân biệt).
Vẽ hình minh họa.
Lao cột sống còn gọi là viêm đĩa đệm cột sống do lao hay bệnh Pott
Chẩn đoán Xq lao cột sống:
Dựa theo hình ảnh Xq, viêm đĩa đệm cột sống do lao có thể chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn I:



Khe khớp hẹp nhẹ



Loãng xương khu trú



Bờ khớp không đều
Giai đoạn II:



Khe khớp hẹp rõ



Bề mặt khớp bị phá huỷ, không đều, có các ổ khuyết xương dưới mặt
khớp tương ứng với các ổ hoại tử bã đậu trên giải phẫu bệnh
Xung quanh các ổ khuyết xương dưới sụn có hình phản ứng đặc xương




nhẹ


Biến dạng đốt sống nhẹ, thường là xẹp hình chêm do thân đốt sống bị phá
huỷ vì tổn thương phải chịu lực ép của trọng lực cơ thể



Có thể thấy áp xe lạnh biểu hiện bằng đám mờ hình thoi nằm sát cột sống
Giai đoạn III:



Thân đốt sống bị phá huỷ nhiều gây biến dạng cột sống: gù, gập góc.

10


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37


Có thể thấy hình ảnh trượt thân đốt sống gây hẹp ống tuỷ và có các biểu
hiện của chèn ép tuỷ gây liệt trên lâm sàng



áp xe lạnh cạnh cột sống
Giai đoạn ổn định:




Để lại di chứng tuỳ theo tổn thương đã có



Các tổn thương áp xe lạnh để lại hình ảnh di chứng là hình vôi hoá phần
mềm cạnh cột sống.



Có thể thấy hình ảnh dính khớp
Tuỳ theo vị trí tổn thương, hình ảnh viêm đĩa đệm cột sống do lao có một số đặc
điểm riêng:



Lao CS cổ: áp xe lạnh biểu hiện bằng hình bóng mờ trước cột sống rộng ra,
thấy rõ trên phim chụp cột sống cổ nghiêng.



Lao cột sống ngực: ổ áp xe lạnh biểu hiện bằng bóng mờ hình thoi đẩy lệch
đường cạnh cột sống. Khi thân đốt sống bị biến dạng nhiều gây xẹp đốt sống, các
xương sườn hội tụ vào vùng tổn thương taọ hình ảnh giống hình nan hoa bánh xe
hay chân nhện




Lao CSTL: áp xe lạnh cạnh cột sống có thể lan theo cơ đái chậu đến tụ ở hố
chậu có khi tới tận bẹn.

Chẩn đoán phân biệt:
11


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

ở trẻ nhỏ:


Biến dạng cột sống bẩm sinh: dị tật nửa thân đốt sống, dính cột sống...



Hư điểm cốt hoá thân đốt sống: bệnh gù đau thiếu niên Scheuermann (biến
dạng nhiều thân đốt sống liên tiếp, cột sống gù tròn)



Viêm đĩa đệm cột sống do các vi khuẩn khác: là một dạng của viêm xương
tuỷ, biểu hiện lâm sàng thường rầm rộ, khe khớp thường bình thường, chọc vào
vùng đĩa đệm là thủ thuật cần thiết để xác định chẩn đoán, tìm vi khuẩn làm kháng
sinh đồ
ở người lớn:



VCS mạn tính dính khớp.




Thoái khớp



Xẹp thân đốt sống do ung thư di căn, chấn thương cột sống
Trong trường hợp tổn thương kín đáo, các phương pháp thăm dò khác như xạ hình
xương, chụp CLVT, chụp CHT có khả năng phát hiện, bộc lộ rõ hơn các tổn
thương.
Câu 48. Viêm cột sống dính khớp: CD Xquang, vẽ hình minh họa.
-

Viêm cột sống dính khớp là bệnh lý mạn tính thường gặp trong nhóm

-

bệnh viêm khớp do thấp.
Tuổi: thanh niên, chủ yếu gặp ở nam
Yếu tố kháng nguyên phù hợp tổ chức HLA B27 được coi là một yếu

-

tố cơ địa quan trọng trong bệnh lý này.
Vị trí: tổn thương khớp lớn: khớp háng, khớp cùng chậu, khớp gối, cột
sống.

Hình ảnh X quang:
-


Viêm khớp cùng chậu hai bên: 4 giai đoạn:
o I: khớp hẹp, diện khớp mờ.
12


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

II: khe khớp cùng chậu hẹp, bờ khớp nham nhở.
III: khe khớp hẹp nhiều, có chỗ dính
IV: khe khớp bị dính hoàn toàn, không còn nhìn thấy khe khớp.
Viêm khớp háng: hẹp khe khớp đồng đều. Ở giai đoạn dính khớp có
o
o
o

-

-

các dải xơ và sau đó là vôi hóa nối liền cấu trúc hai bờ khớp.
Hình ảnh cột sống:
o Bờ trước thân đốt sống phẳng (bình thường cong lõm), các góc
o
o
o

ở bờ thân đốt sống vuông.
Hình cầu xương nối hai bờ thân đốt sống.
Viêm khớp liên mỏm

Vôi hóa dây chằng liên gai kèm dính khớp liên mỏm tạo hình

o

dải đặc xương chạy song song
Viêm ở các vị trí bám gân: tạo hình ảnh bờ xương không đều
tại các vị trí: ụ ngồi, bờ sau xương gót.

Câu 49. Viêm khớp dạng thấp: trình bày các tổn thương trên XQ và các phương
pháp bổ sung.
-

-

Là bệnh lý viêm khớp mạn tính thường gặp gây ảnh hưởng đến khả
năng lao động của người bệnh và là một vấn đề lớn của xã hội.
Hình ảnh XQ trong bệnh lý viêm khớp dạng thấp thường đến muộn
hơn các triệu chứng lâm sàng. Các tổn thương được thấy trên XQ thể
hiện các cáu trúc của xương đã bị phá hủy nhiều.
Vị trí: tổn thương thường thấy ở các khớp nhỏ vùng cổ bàn tay.

Hình ảnh tổn thương:
-

Loãng xương vùng cạnh khớp, nhất là vùng cổ - bàn tay.
Hẹp khe khớp ở các khớp nhỏ (khớp cổ tay, khớp bàn ngón, khớp
ngón gần)
Ổ khuyết xương dưới sụn và khuyết ở bờ khớp.
Phì đại phần mềm bà bao hoạt dịch tạo bóng mờ hình thoi ở các khớp
ngón tay.

Ở giai đoạn nặng có thể thấy hình ảnh biến dạng nặng nề của các khớp
bàn – ngón và khớp ngón gần tạo hình ảnh bàn tay gió thổi, ngón táy
lưng lạc đà.
13


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Các phương pháp bổ sung:
-

-

CLVT: ít sử dụng
Siêu âm:
o Đánh giá biểu hiện mô mềm của viêm khớp dạng thấp.
o Viêm bao hoạt dịch, viêm bao gân thường thấy ở giai đoạn
sớm: dày, giảm âm, tăng sinh mạch.
o Dịch khớp
o Hướng dẫn trong tiêm corticoid.
CHT: phát hiện tổn thương ở giai đoạn sớm
o Dịch khớp
o Viêm cấp tính màng hoạt dịch, bao gân: dày, ngấm thuốc mạnh
sau tiêm
o Phù xương
o Hình khuyết xương dưới sụn, mòn xương

Câu 50. XQ chẩn đoán phân biệt U ác và lành tính? Các phương pháp chẩn
đoán hình ảnh bổ sung.
Phân biệt u xương lành tính và ác tính:

U xương lành tính

U xương ác tính

Đặc điểm:

Đặc điểm:

Phát triển chậm

Phát triển nhanh

Ranh giới rõ

Giới hạn không rõ

Không phá vỡ vỏ xương mà

Phá vỡ vỏ xương

đẩy lồi vỏ (DH thổi vỏ)

Xâm lấn phần mềm

Có viền đặc xương mảnh xung
quanh

Không có viền đặc xương
xung quanh


Không di căn

Có thể dicăn

Có thể xuất phát từ: tổ chức tạo

Nguyên phát hoặc thứ phát

xương, sụn, tổ chức liên kết của
xương.

Một số u xương ác tính:
Nguyên phát: Sarcome xương
14


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Một số u xương lành tính: nang (osteome sarcome), sarcoma sụn,
xương (kyste essential), u xương sụn sarcome Ewing
(chồi xương- osteochondrome), u sụn
(chondrome), u xương (ostéome), u

Thứ phát: Di căn xương

dạng xương (ostéome ostéoide), nang Biểu hiện xương trong một số
phình mạch (kyste anevrysmal), u xơ bệnh lý:
không

vôi


hóa

non U tương bào (bệnh Kahler),
ossifiant), u xơ sụn nhày (fibrome Lymphome, Bệnh bạch cầu cấp
chondromyxoide),

(fibrome

u

nguyên

bào

xương (ostéoblastome), u nguyên bào
sụn (chondroblastome), u tổ chức bào
X (histocytose X), u tế bào khổng lồ
(giant cell tumor), u máu (angiome).

- Cộng hưởng từ: vai trò đánh giá u về kích thước, vị trí, mức độ xâm lấn các
cấu trúc xung quanh. Đánh giá liên quan u với vỏ xương, khoang tủy, xác định
thành phần của u như mô mềm, nang dịch, máu, xâm lấn, liên quan, mạch máu,
thần kinh.
Câu 51. X Quang các u xương: U sụn, U xương sụn, U dạng xương. Ve hình
minh họa.
1.

U xương sụn: Là một u xương lành tính rất hay gặp.




Tuổi: thiếu niên



Vị trí u: cổ xương dài



Đặc điểm tổn thương:



Hình chồi xương vùng cổ xương dài, có vỏ liên tục với vỏ xương lành và
xương xốp bên trong liên tục với cấu trúc xương của cổ xương.

15


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Chồi xương cũng có thể có cấu trúc sụn tăng trưởng ở đầu, trong trường



hợp này chồi xương có thể phát triển cùng với cơ thể cho đến hết tuổi trưởng thành
đến khi không còn sụn tăng trưởng nữa.
Chồi xương đa số là lành tính, có một tỷ lệ rất nhỏ có thể thoái triển trở




thành ác tính thành sarcom sụn

2.

U sụn (chondrome)

Nếu u sụn nằm trong ống tủy được gọi là u nội sụn (enchondrome)
Tuổi: gặp ở trẻ em nhưng do u lành nên thường được phát hiện ở tuổi 10



đến 30


Vị trí: hay gặp ở các xương nhỏ ở bàn tay (40-50% các trường hợp),
ngoài ra có thể gặp ở xương đùi, chày, cánh tay, cẳng tay.



Đặc điểm tổn thương:



Hình khuyết xương bên trong có những chấm vôi hóa- là hình ảnh đặc
trưng của u sụn.




Bờ đều, có thể có nhiều cung



Có dấu hiệu thổi vỏ
- Chẩn đoán phân biệt: lao xương nhỏ ở bàn tay (spina ventosa): có bờ không đều,
nhiều gai xương nhỏ

16


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

3.

U dạng xương (ostéo osteoid)
Lâm sàng điển hình: đau nhiều về đêm nhất là nửa đêm gần sang, giảm



đau đặc hiệu bằng các thuốc thuộc nhóm aspirin


Tuổi: thiếu niên.



Vị trí: vỏ xương dài, hay gặp nhất ở vùng cổ xương, sau đó đến cung sau
đốt sống




Đặc điểm tổn thương:



Hình dày vỏ xương khu trú



Không kèm theo phản ứng màng xương



Trong vùng dày vỏ xương có thể thấy được hình ảnh ổ khuyết xương nhỏ
đường kính dưới 10mm, ở giữa có chấm vôi hóa nhỏ.



Do mật độ vùng vỏ xương dày rất cao và ổ khuyết xương thì nhỏ nên
hình ảnh ổ khuyết xương thường bị che lấp, vì vậy những trường hợp chẩn đoán
khó nên kết hợp chụp CLVT.



U dạng xương có thể tiến triển thành tổ chức xương bình thường và khi
đó bệnh nhân hết đau.




Điều trị u dạng xương bằng nội khoa không kết quả thì khoan mở thông ổ
khuyết xương làm giảm áp.

17


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37



Câu 52. Chẩn đoán các u xương: U xơ không cốt hóa, nang xương. Vẽ hình
minh họa.
1.

U xơ không cốt hóa:
- Tuổi: thiếu niên, 70% gặp ở lứa tuổi 10-20
- Không có triệu chứng lâm sàng nên thường được phát hiện tình cờ
-

hoặc do chấn thương gây gãy xương bệnh lý.
Vị trí: ở vỏ của cổ xương dài, dấu hiệu tổn thương nằm trong vỏ
xương là tư thế chụp tiếp tuyến với tổn thương thấy góc tiếp xúc giữa

-

tổn thương với vỏ xương là góc tù.
Đặc điểm tổn thương:

a.


Ổ khuyết xương nằm trong vỏ xương

b.

Bờ rõ

c.

Có viền đặc xương xung quanh

d.

Có thể có vách ngăn

e.

Có dấu hiệu thổi vỏ

f.

Không có phản ứng màng xương

18


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

2.

Nang xương (kyste osseux essentiel)




Tuổi: thiếu niên



Vị trí: trong ống tủy vùng cổ xương dài, hay gặp nhất ở cổ xương cánh tay



Đặc điểm tổn thương:



Hình khuyết xương, bờ đều, nhẵn



Có viền đặc xương mảnh xung quanh



Vỏ xương mỏng bị đẩy phồng (DH thổi vỏ)



Không có phản ứng màng xương
Nang xương gồm:
+ Nang xương nguyên phát thường không có triệu chứng lâm sàng, phát hiện tình

cờ hoặc đến khám do biến chứng gãy xương: đặc điểm của gãy xương ở vị trí có
nang xương là có mảnh gãy nhỏ (hình ảnh mảnh xương rơi)- dấu hiệu này thể hiện
tính chất dịch loãng ở trong nang, không có tổ chức đặc trong nang xương.
+ Hình ảnh nang xương ở vùng xương hàm lại có bản chất là các tế bào men răng
nên được gọi là nang men răng.
+ Ngoài ra, nang xương có thể do ký sinh trùng, gặp ở các vùng có yếu tố dịch tễ.

19


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Câu 53. CĐ các u xương: U tế bào khổng lồ, u nguyên bào sụn, u nguyên bào
xương.
U tế bào khổng lồ (Giant cell tumor)

1.


Tuổi: gặp ở người trưởng thành (u gặp sau khi liền sụn tăng trưởng)



Vị trí: ở chỏm xương dài, sát mặt khớp, vị trí hay gặp nhất là vùng gối, cổ tay,
đầu trên xương cánh tay
Đặc điểm tổn thương:





Ổ khuyết xương có vách ngăn mỏng tạo hình bọt xà phòng



Vỏ xương mỏng bị phồng ra (DH thổi vỏ)



Không có viền đặc xương xung quanh, không có phản ứng màng xương



Có thể thoái triển trở thành ác tính: khi đó u phá vỡ vỏ xương, xâm lấn phần
mềm

2.

U nguyên bào xương (osteoblastoma)



Tuổi: ở người trẻ tuổi, 90% gặp ở tuổi 6-30



Có thể thoái triển thành ác tính



Vị trí: ở đốt sống trong đó điển hình là cung sau đốt sống, ở xương dài 30%,

ngoài ra có thể gặp ở các xương nhỏ khác



Đặc điểm tổn thương:
20


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37


Hình khuyết xương đường kính >1,5 cm



Bờ rõ



Có viền đặc xương xung quanh



Có dấu hiệu thổi vỏ



Nếu u nhỏ < 10mm thì được xếp là u dạng xương – osteome osteoide




Vôi hóa nhanh sau điều trị tia xạ
3.

U nguyên bào sụn (chondroblastome)



Tuổi: ở trẻ chưa liền sụn tiếp hợp



Vị trí: hay gặp nhất ở chỏm xương đùi, xương cánh tay



Đặc điểm tổn thương:



Hình khuyết xương



Có viển đặc xương xung quanh



Bên trong có các nốt vôi hóa


Câu 54. CĐ các u xương: sarcoma xương, Sarcoma sụn. Vẽ hình minh họa.
1. Sac côm xương (osteome sarcome)
Tuổi: thiếu niên hoặc trẻ tuổi, ở châu âu còn gặp ở người già trên cơ sở bệnh



Paget


Vị trí u: hiển hình ở cổ xương dài



Đặc điểm tổn thương:

21


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Có 3 dạng: dạng đặc xương, tiêu xương và hỗn hợp. Cả 3 thể đều có đặc



điểm chung là


Bờ không đều, nham nhở




Ranh giới không rõ với vùng xương lành



Phá vỡ vỏ, xâm lấn phần mềm



Bong màng xương tạo góc Codmann

2. Sarcoma sụn (chondrome sarcome)


Tuổi: trung niên, trên 40 tuổi



Vị trí: có 2 thể


Sarcom sụn nguyên phát: u nằm trong cổ xương dài, có thể là u nội sụn thoái
triển



Sarcom sụn thứ phát: xuất phát trên cơ sở chồi xương thoái hóa, u phát triển
ngoài thân xương




Đặc điểm tổn thương:



Sarcom sụn nguyên phát:
-

Hình ổ khuyết xương ở cổ xương dài
Giai đoạn sớm có thể thấy bờ rõ nét với viền đặc xương mỏng xung

-

quanh, không liên tục.
Giai đoạn muộn hơn: phá vỡ vỏ, bờ nham nhở, không có viền đặc
xương xung quanh, xâm lấn vào phần mềm. Mật độ khối u không đều,
có các chấm vôi hóa nằm rải rác trong vùng tiêu xương
22


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Sarcom sụn thứ phát:



-

Xuất phát từ chồi xương
Hình khối lớn, xâm lấn vào phần mềm

Mật độ không đều
Có các chấm vôi hóa
Bờ tiếp giáp với xương nham nhở
Trên lâm sàng biểu hiện bệnh nhân đã có chồi xương sưng đau nhanh

Câu 55. CĐ các U xương: Sarcoma Ewing, K di căn xương. Vẽ hình minh họa.
1.

Sarcom Ewing



Tuổi: thiếu niên



Vị trí tổn thương: thân xương dài gặp ở trẻ nhỏ, ở các xương dẹt gặp ở trẻ
lớn hơn
Đặc điểm tổn thương:



Dày vỏ xương kèm phản ứng màng xương hình nhiều lớp tạo thành hình vỏ



hành


Vùng tiếp giáp với xương lành có hình ảnh bong màng xương tạo góc Codmann




Có các ổ tiêu xương ở giai đoạn muộn



Xâm lấn phần mềm bởi các thớ xương nhỏ mọc vuông góc với thân xương, bề
mặt không đều
2.

Di căn xương



Tuổi: gặp ở người nhiều tuổi



Các u hay gặp di căn xương: K tiền liệt tuyến, K phổi, K vú…



Vị trí: ở vùng xương giàu mạch máu: cột sống, xương chậu, xương dài…



Đặc điểm tổn thương:




Có các dạng tiêu xương, đặc xương hỗn hợp nhưng đều có đặc điểm của u xương
ác tính: bờ không rõ, không có viền đặc xương xung quanh, ranh giới giữa u và
xương lành không rõ



Di căn đặc xương: hình ảnh đốt sống ngà (hình đặc xương toàn bộ đốt sống)
23


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Câu 56. CĐ chấn thương xương trên phim XQ thường quy: các hình thái gãy
xương, di lệch, vẽ hình minh họa.
Gãy xương là tình trạng mất liên tục cấu trúc xương, theo nguyên nhân được chia
thành các nhóm:
Gãy xương do chấn thương
Gãy xương do bệnh lý: u, loãng xương
Gãy xương do vi sang chấn hay còn gọi là gãy xương mệt mỏi
Các hình thái gãy xương
-

1.


Gãy xương dài:
Gãy xương là sự mất liên tục của xương, biểu hiện trên XQ là đường sang làm gián
đoạn xương. Các đường gãy được chia làm nhiều loại:




Đường gãy ngang: đường gãy vuông góc với trục thân xương



Đường gãy chéo: đường gãy tạo góc nhọn với trục thân xương



Đường gãy xoắn: gãy xương kèm theo xoắn vặn xương



Gãy nhiều mảnh: là loại gãy phức tạp, có mảnh rời khỏi thân xương



Gãy cành tươi: gặp ở trẻ em, đường gãy không biểu hiện bằng mất lên tục
các cấu trúc xương mà biểu hiện bằng các hình ảnh kín đáo, gập góc nhẹ vỏ xương,
đường đặc xương mảnh tương ứng với vị trí gập góc của vỏ xương.
Gãy bong hay giật đứt: gặp ở các vị trí bám của gân, dây chằng, bao khớp



vào xương. Lực kéo mạnh từ các cấu trúc này làm bong một mẩu xương khỏi thân
xương


Gãy xương bệnh lý : gãy thứ phát sau một bệnh lý của xương như loãng

xương, u xương, viêm xương mạn tính…



Gãy xương xốp:

24


Nội trú chẩn đoán hình ảnh 37

Thường không thấy được rõ ràng đường gãy trên phim xq, chẩn đoán thường dựa
vào sự biến dạng của xương, biến dạng và mất liên tục của các bè xương


Gãy xương ở trẻ em:



Gãy cành tươi



Gãy bong sụn tiếp: đường gãy có thể song song hoặc cắt ngang qua sụn tiếp.
Các tổn thương này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của chi, phân loại dựa vào
Salter Harris:



Loại 1: trượt điểm cốt hóa do bong sụn tiếp theo đường ngang




Loại 2: Có thêm đường gãy tạo mảnh xương dính với chỏm xương bị
tách sụn tiếp



Loại 3: có thêm đường gãy thông với ổ khớp



Loại 4: có đường gãy xuyên qua sụn tiếp, thông với ổ khớp (Hình vẽ).



Gãy xương do vi sang chấn: là hình thái gãy xương kín đáo, thường gặp ở
các xương chịu lực của cơ thể như xương bàn chân, cổ chân, xương chày…



Gãy xương do vi sang chấn không phải lúc nào cũng thấy rõ trên phim.



Gãy xương do vi sang chấn gặp trong hai bệnh cảnh:



Do loãng xương: các đường gãy nhỏ kèm mất liên tục vỏ xương, hay gặp ở

các xương chậu, đùi.
25


×