Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Dề tài: TÌM HIỂU VỀ MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN MONITOR OMNI II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ
KHOA ĐIỆN TỬ THIẾT BỊ Y TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN

MONITOR OMNI II

Giáo viên hướng dẫn : Th.S CÙ TIẾN DŨNG
Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN THUẦN
Lớp : ĐIỆN TỬ THIẾT BỊ Y TẾ
Khố : 39 _ HỆ CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 06 năm 2016


BỘ Y TẾ

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ
KHOA ĐIỆN TỬ THIẾT BỊ Y TẾ

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ MÁY THEO DÕI BỆNH NHÂN

MONITOR OMNI II

Giáo viên hướng dẫn : Th.S CÙ TIẾN DŨNG
Sinh viên thực hiện: LÊ VĂN THUẦN
Lớp : ĐIỆN TỬ THIẾT BỊ Y TẾ


Khố : 39 _ HỆ CHÍNH QUY

Hà Nội, tháng 06 năm 2016


MỞ ĐẦU

Máy theo dõi bệnh nhân là thiết bị theo dõi tổng hợp, đồng thời thu thập được nhiều
tham số sự sống của cơ thể con người. Máy cho phép ghi lại trạng thái của bệnh nhân một
cách liên tục và tự động phân tích kết quả đo, từ đó đưa ra được những cảnh báo kịp thời
cho bác sỹ. Máy theo dõi bệnh nhân là một thiết bị dễ dàng sử dụngvì có giao diện hết sức
thân thiện thơng qua tính năng màn hình tiếp xúc và các phím chức năng đơn giản, máy
thường được sử dụng chủ yếu triong các khoa hồi sức cấp cứu, trong phòng mổ.
Bài báo cáo thực tập tốt nghiệp Máy theo dõi bệnh nhân OMNI II đưa ra cấu tạo, vạn
hành chung và các đặc điểm cơ bản của máy theo dõi bệnh nhân. Đồng thời đưa ra các
khái niệm cơ bản thiết thực nhất để giúp cho người trực tiếp sử dụng thiết bị có kiến thức
để vận hành và bảo quản, khai thác tối đa tính năng, tác dụng của máyvà xử lý một số lỗi
thường gặp nhằm nâng cao thời gian sử dụng của thiết bị.
Nội dung bài báo cáo thực gồm 4 phần chính: trong chương 1 là phần giới thiệu về cơ
sở thực tập; chương 2 là phần giới thiệu tổng quan về hệ thống theo dõi bệnh nhân;
chương 3 giới thiệu về máy theo dõi bệnh nhân OMNI II và chương 4 là cách sử dụng
cũng như các lỗi thường gặp
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo
khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, cơ
các anh chị và các bạn cùng khóa. Em xin tiếp thu những đóng góp ý kiến quý báu đó để
bài báo cáo thực tập của em ngày càng được hoàn thiện hơn.

Em xin trân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 06/2016



LỜI CẢM ƠN

“Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ,
giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác”
Kính thưa ban giám hiệu nhà trường.
Kính thưa các thầy cô giáo trong Khoa Điện Tử Thiết Bị Y Tế, cùng tồn thể các thầy
cơ giáo bộ mơn.
Kính thưa các anh chị kỹ thuật viên trong Phịng Vật Tư Thiết Bị của bệnh viện
Huyết Học Truyền Máu Trung Ương.
Sau gần 3 năm học tập và rèn luyện dưới mái trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Thiết
Bị Y Tế . Được sự dìu dắt, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ trong trường em rất lấy lịng
cảm ơn. Mặc dù biết phía trước cịn nhiều khó khăn, thử thách. Nhưng em vẫn tin tưởng
rằng: “ với hành trang là kiến thức và kinh nghiệm mà thầy cô đã trang bị cho chúng em
trong thời gian qua” và cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, em tin mình sẽ vượt
qua những khó khăn đó.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường
Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Thiết Bị Y Tế nói chung và các thầy cơ giáo trong khoa Điện
Tử TBYT nói riêng.
Em xin gửi lời cảm ơn các anh chị kỹ thuật viên trong Phòng Vật Tư Thiết Bị của
bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn
thành thời gian thực tập tại bệnh viện. Trong thời gian thực tập tại Phòng Vật Tư khó
tránh khỏi những sai xót mong tất cả các anh chị kỹ thuật viên trong phòng bỏ qua cho
em.
Và em cũng xin chân thành cám ơn Th.S Cù Tiến Dũng ( phó phịng vật tư) đã nhiệt
tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Cuối cùng em xin chúc tất cả các thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và tất cả các bạn
luôn “ Mạnh khỏe, hạnh phúc và gặt hái thật nhiều thành công trên con đường sự


nghiệp”
Em xin trân thành cảm ơn!


NHẬT KÝ THỰC TẬP

Trong thời gian thực tập tại Phòng Vật Tư Thiết Bị Y Tế trong bệnh viện Huyết Học –
Truyền Máu TW từ ngày 21/03 đến ngày 13/05/2016 bản thân em được thực tập những
công việc như sau:

Thời gian

Địa điểm

Cơng việc

1

21/03 _ 25/03

Phịng vật tư
và phịng đào
tạo của bệnh
viện

Gặp gỡ các cán bộ và anh chị em kỹ thuật viên
trong phòng vật tư, giao ban và được phân chia
nội dung, công việc thực tập.

2


28/03 _ 09/04 Tổ thiết bị y tế Hỗ trợ các anh trong việc lau dọn vệ sinh các
thiết bị máy móc trong các phịng, các khoa.

STT

3

4

5

11/04 _ 23/04

Tổ cơ điện

25/04 _ 06/05 Tổ thiết bị y tế

09/05 _ 13/05

Phòng vật tư

Phụ giúp các anh kỹ thuật viên trong tổ bảo
dưỡng điều hòa, bảo dưỡng quạt thơng gió,
thay mới một số bóng đèn dưới hầm để xe và
trong kho lạnh, thay thế một số quạt trần ở các
phòng bệnh nhân và dưới sảnh của bệnh viện.
Hỗ trợ các anh kỹ thuật viên trong tổ vận
chuyển và lắp đặt một số thiết bị như máy ly
tâm lạnh, máy sinh hóa, máy đếm tế bào,và

một số thiết bị khác ở khu điều trị cao cấp.
Trực đêm cùng với các anh kỹ thuật viên trong
phòng.
Hỗ trợ các anh kỹ thuật viên bảo dưỡng tủ lạnh
và thay thế relay trong bảng điều khiển của tủ
lạnh trong kho máu. Phụ các anh kỹ thuật viên
trong tổ cơ điện bảo dưỡng điều hòa. Tham gia
phụ giúp các anh trong tổ thiết bị trong đợt
viện tổ chức hiến máu tình nguyện tại Bệnh
viện huyện Đông Anh


KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

TBYT: Thiết Bị Y Tế
BMS : Bedside Monitor System SPO2
ECG: Electrocardiogram TEMP: Temperature
HR: Heart Rate – Nhịp Tim
ECG: Electrocardiogram – điện tâm đồ
RESP: Respiration – hô hấp
SpO2: Saturation of Peripheral Oxygen - Nồng độ Oxi trong máu
BP: Blood Pressure – huyết áp
TEMP: Temperature – nhiệt độ
NIBP: Non-Invasive Blood Pressure – huyết áp gián tiếp
EtCO2: (End tidal carbon dioxide) End-tidal CO2
INSP CO2: (Inspired minimum CO2) Lượng CO2 tối thiểu hít vào
AWRR: (Air-way respiration rate) tỷ lệ hơ hấp
BARO: (Barometric Pressure) áp suất khí quyển
SYS: Huyết áp tâm thu
DIA : Huyết áp DIASTAZA

PULSE: Nhịp đập (mạch)
C.O : Cung lượng tim.
ASY ---- (Asystole) suy tim
FIB ---- (Fibrillation) Rung nhĩ


VTA ---- (Ventricular tachycardia) nhịp nhanh thấ
ROT ---- R ON T
RUN ---- (Ventricular Run) thất loạn
TPT ---- (Ventricular Triplet) thất ba
CPT ---- (Ventricular Couplet) thất cặp đôi
VPB ---- (Ventricular prematare beat) thất đập sớ
BGM ---- (Bigeminy) mạch nhịp đôi
TGM ---- (Trigeminy) mạch dội ba
TAC ---- (Tachycardia) Tim nhịp nhanh
BRD ---- (Bradycardia) Tim nhịp chậm
MIS ---- (Miss beat) Lỡ nhịp tim


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Tên bệnh viện và vị trí địa lý
Tên tiếng Việt: Viện Huyết học - Truyền máu Trung Ương
Tên tiếng Anh: National Institute of Hematology and Blood Transfusion
Viết tắt (theo tiếng Anh): NIHBT
- Trụ sở (hiện tại): Yên Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội.
- Ðiện thoại: (04) 37.821.895
- Fax: (04) 38.685.582
- Email:
- Website:

1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
- Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương được thành lập ngày 8/3/2004 theo quyết
định số 31/2004/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Tiền thân của Viện là Viện Huyết học - Truyền máu thuộc Bệnh viện Bạch Mai được
thành lập ngày 31/12/1984 theo quyết định số 1531/BYT - QÐ của Bộ Y tế trên cơ sở là
khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Bạch Mai.
- Viện đã được Bộ Y tế phê duyệt chức năng, nhiệm vụ tại Quyết định số 1261/QĐBYT, ngày 09 tháng 4 năm 2004 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành Điều lệ Tổ chức và
hoạt động của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.


Các chức năng, nhiệm vụ chính:
1. Khám, cấp cứu, điều trị các bệnh máu và cơ quan tạo máu.
2. Thu gom, sàng lọc, sản xuất, cung cấp máu và các chế phẩm máu.
3. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học Huyết học – Truyền máu.
4. Đào tạo cán bộ chuyên khoa Huyết học – Truyền máu.


5. Chỉ đạo chuyên khoa Huyết học - Truyền máu trong toàn quốc.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, tập thể Viện Huyết học - Truyền máu TW đã
đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân,
xứng đáng là Viện chuyên khoa đầu ngành, ngang tầm với khu vực và quốc tế.
- Về lĩnh vực Huyết học: Viện luôn đi tắt đón đầu, chủ động cập nhật, áp dụng các kỹ
thuật xét nghiệm chuyên sâu và những tiến bộ của y học thế giới. Đặc biệt, Viện đã trở
thành một trong những trung tâm ghép tế bào gốc hiệu quả, chất lượng trên cả nước và
đến năm 2014 đã thực hiện được 147 ca ghép tế bào gốc.
Bên cạnh đó, Viện khơng ngừng cải tiến qui trình khám, chữa bệnh; Quan tâm, nâng
cao điều kiện sinh hoạt của người bệnh, người nhà bệnh nhân; Tổ chức tốt các phong trào
thi đua sáng tạo nhằm nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh. Vì thế, số lượng
bệnh nhân đến Viện ngày càng tăng: Năm 2014, bệnh nhân đến khám là 80.314 lượt (gấp

21,68 lần so với năm 2004), điều trị nội trú là 22.472 lượt (gấp 6,69 lần so với năm 2004).
Do kết quả điều trị tốt và chi phí chỉ bằng chưa đến 50% của nước ngồi nên nhiều bệnh
nhân đã, đang và sắp đi điều trị tại nước ngoài đã trở về hoặc ở lại để điều trị tại Viện.
- Về lĩnh vực Truyền máu: Viện đã khởi xướng và tổ chức nhiều sự kiện hiến máu
lớn, có sức lan tỏa mạnh mẽ, thu hút đơng đảo người dân tham gia. Trong đó nổi bật nhất
là "Lễ hội Xuân hồng” và chương trình "Hành trình Đỏ”. Tính riêng năm 2014, Viện đã
thu được 210.851 đơn vị máu, tăng gấp 5,77 lần so với năm 2004, tỷ lệ máu tình nguyện
năm 2004 mới chiếm 32%, năm 2014 đã tăng lên 98,18%, cơ bản đảm bảo đủ máu cho
cấp cứu, điều trị và dự phịng thảm họa.
Ngồi ra, Viện cịn thực hiện rất tốt các chương trình, dự án, công tác đối ngoại, đào
tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức các hội nghị - hội thảo toàn quốc và quốc tế …
Với những thành tích đã đạt được, Viện đã vinh dự được trao tặng nhiều danh hiệu
cao quý của Đảng, Nhà nước: Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Nhiều Bằng
khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các cấp ….; GS. TS. Nguyễn Anh Trí - Viện
trưởng là "Anh hùng lao động” trong thời kỳ đổi mới và được vinh danh trong chương
trình "Vinh quang Việt Nam”.
1.3. Cơ cấu tổ chức.
Bệnh viện Huyết Học – Truyền Máu Trung Ương được chia làm 4 khối cơ sở:


-

Khối Quản lý, chức năng.
+ Phòng tổ chức cán bộ .
+ Phịng kế hoạch tổng hợp.
+ Phịng tài chính kế tốn .
+ Phịng hành chính quản trị.
+ Tổ bảo vệ.
+ Tổ lái xe Phòng vật tư thiết bị y tế.
+ Ban quản lý và kiểm tra chất lượng.

+ Phòng điều dưỡng và kỹ thuật viên .
+ Phòng Quản lý các chương trình dự án và Đối ngoại.
+ Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo.
+ Phịng cơng nghệ thơng tin .

-

Các khoa Truyền máu.
+ Khoa Vận động và tổ chức hiến máu.
+ Khoa Hiến máu và các thành phần máu.
+ Khoa Xét nghiệm sàng lọc máu .
+ Khoa Điều chế các thành phần máu.
+ Khoa Lưu trữ và phân phối máu .

-

Các khoa Lâm sàng.

+ Khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú.


+ Trung tâm điều trị Hemophilia .
+ Trung tâm Thalassemia .
+ Trung tâm Tế bào gốc .
+ Khoa bệnh máu tổng hợp 1.
+ Khoa bệnh máu tổng hợp 2 .
+ Khoa bệnh máu trẻ em .
+ Khoa điều trị hoá chất .
+ Khoa Dinh dưỡng .


-

Các khoa cận lâm sàng.

+ Khoa Huyết thanh học nhóm máu.
+ Khoa Tế bào - tổ chức học .
+ Khoa Đơng máu.
+ Khoa Sinh hố .
+ Khoa Vi sinh .
+ Khoa Di truyền và sinh học phân tử.
+ Khoa Miễn dịch .
+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dị chức năng.
+ Khoa Dược .
+ Khoa Chống nhiễm khuẩn.
1.4. Tổng quan các trang thiết bị trong bệnh viện.
1.4.1. Khối truyền máu.


a.

Khoa hiến máu.

-

Máy lắc máu toàn phần: HEMOMIX2 _ DELCON(Italia)

-

Máy tách các thành phần máu:


+ TRIMA ACCEL _ TERUMO BCT
+ UPP _ HEMONETIC MCS+
+ FENWAL _ AmicusTM Separator
+ COMTEC 1
+ NIGALE _ XGL XCF 3000
-

Máy lắc tiểu cầu cỡ nhỏ: HELME

b.

Khoa điều chế các thành phần máu.

-

Máy ly tâm lạnh: SORVALL RC 12 BP

-

Máy hàn dây túi máu:

+ T – SEAL II ( TERUMO)
+ TSCD – II (TERUMO)
-

Máy ép các thành phần máu tự động: GIOTTO _ DELCON

-

Tủ lạnh giữ máu toàn phần: INCUBATOR _ SANYO (Nhật)


-

Máy lắc tiểu cầu: WESPR ( Platelet Agitator)

-

Máy làm lạnh huyết tương:

+ EBAC Air Blaster ( -700C)
+ OPRON ( -350C)
-

Máy cách thủy

+ Memmet ( DIN12876_3_K1; DIN EN60529IP20)


+ JSR (JSWB-22T) ; PRECISION
-

Máy hút chân không: FUJI IMPULSE ( V300_100)

c.

Khoa điều chế các thành phần máu.

-

Máy tự động xếp mẫu: ROCHE


-

Máy ly tâm:

+ Hettich (ROTINA4200)
+ Kubota
+ Thermo ( P = 1700W _ Legeend XT)
-

Máy đo hồng cầu mẫu: OLYMPUS _ Model: PK-7300

-

Tủ hood: ESCO ( Airstream) _ Model: AC2_4S1&AC2_6S1)

-

Máy rửa bán tự động: PW40 _ BIORAD

-

Hệ thống xét nghiệm ARCHITEC ( gồm 3 modul)

+ Phân phối mẫu: Robot RSH
+ Xét nghiệm sinh hóa: Architect C160000
+ Xét nghiệm miễn dịch: T2000Sr
-

Dàn máy xét nghiệm LAB:


+ Microlab Start ( IVD) _ Hamilt HN
+ Cobas Ampliprep
+ Cobas Tagman
-

Dàn máy xét nghiệm Elisa tự động: EVOLIS

-

Máy xét nghiệm viêm gan A, B: VITROS 3600

-

Máy xét nghiệm HIV: Proc Peix SP


d.

Khoa lưu trữ và phân phối máu

-

Máy làm lạnh huyết tương nhanh:

+ EBAC Air Blaster ( -700C)
+ OPRON _ DF UP 657 AE ( -350C)
-

Tủ bảo quản hồng cầu: EMOTEC LUX 700 (2-80C)


-

Máy lắc tiểu cầu cỡ lớn : PC4200i _ HELME

-

Nhà lạnh (50C) bảo quản hồng cầu

-

Nhà lạnh (-250C) bảo quản huyết tương

1.4.2. Khối xét nghiệm
a.

Khoa sinh hóa

BECKMAN COULTETR (gồm những model: OLYMPUS AU 640, AU680,
AU2700, Unicel 800)
-

Snibe

-

IMMULITE 2000

-


Xét nghiệm điện giải: SIEMENS _ PAPIPPOINT 400

-

Quy trình rủa các xét nghiệm Elisa: BIORAD

-

Xét nghiệm nước tiểu: DIALAB

-

Máy ly tâm:LEGEND XT _ THEMO

b.

Khoa đông máu

-

Máy đo đọ quánh của máu: Medirox

-

Máy ngưng tập tiểu cầu: CHRONO _ LOG (ACL _ Acustar)

-

Máy xét nghiệm đông máu tự động: ACLTOP 500 ( 700-700)


-

SATAGO


c.

Khoa tế bào

-

Máy xét nghiệm máu lắng: STARRSED INVERSA

-

Máy phân tích tế bào tự động:

+ ADVIA Atolide _ SIEMENS
+ ADVIA 2120i
-

Máy nhuộm tự động huyết học: Thermo Secientific Gemini AS

-

Máy nhuộm máu: XBIO GENEX _ Xmart rx Elite

1.4.3. Khối cận lâm sàng
a.


Khoa huyết thanh học

-

Máy ly tâm: KUBATO 2420

-

Máy làm đơng huyết tương: Barkey Plasmatheren

-

Máy định nhóm máu: HAGISTER _ MATRI $

b.

Khoa miễn dịch

-

Máy điện di huyết sắc tố: HYDRASYS _ Capillays ( sibea)

-

Máy xét nghiệm Hemoglobin ( HGB) bất thường:
ULTRA2 _ TRINITY Biotech

-

Máy phân tích bằng phương pháp dịng chảy ( gồm 2 modul)


+ NAVIOS _ BACKMAN COULTER
+ BD FACSCANTO II
c.

Khoa vi sinh

-

Máy xét nghiệm HIV: ROCHE 411

-

Máy định dạng khuẩn: VITECH


-

Máy tự động lấy mẫu: BAXTEC

-

Tủ lạnh bảo quản: hồng cầu, huyết tương

-

Máy lắc tiểu cầu( 220C) HELME

d.


Khoa chuẩn đoán hình ảnh và thăm dị chức năng.

-

Máy X-Quang

-

Máy siêu âm

-

Máy chụp C_T

-

Máy nội soi

e.

Khoa dược

-

Tủ bảo quản dung dịch

-

Tủ chứa thuốc


f.

Khoa chống nhiễm khuẩn

-

Nồi hấp: CLG _ 40LDVP

-

Tủ sấy: memmert – HL – 321

-

Tủ sấy: TriFECTin

 Ngồi ra khoa cịn dung một số loại máy khác:
+ Máy sấy khô lam kính
+ Kính hiển vi
1.4.4. Khối lâm sàng
-

Bơm tiêm điện: TE331 _ TERUMO

-

Máy theo dõi bệnh nhân: BM6310M, 5130M _ NIHON KOHDEN

-


Máy ghi song điện tim 6 cần: Cadiofax _ NIHON KOHDEN


-

Máy khí rung: CAMMI

-

Máy truyền dịch: TE135 _ TERUMO

-

Máy hút đờm dãi: CD 2800


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG MONITOR ĐA THÔNG SỐ

2.1. Giới thiệu hệ thống Monitor đa thông số.
Các thiết bị theo dõi tại giường có các cấu hình khác nhau phụ thuộc vào các nhà sản
xuất. Chúng được thiết kế để theo dõi các thông số khác nhau nhưng đặc tính chung giữa
tất cả các máy đó là khả năng theo dõi liên tục và cung cáp sự hiển thị rõ nét đường sóng
ECG và nhịp tim. Một số thiết bị còn bao gồm khả năng theo dõi áp suất, nhiệt độ, nhịp
thở, nồng độ oxi bão hòa SpO2, …

Hình 2.1: Sơ đồ khối máy theo dõi bệnh nhân
Sự xuất hiện của các máy vi tính đã đánh dấu sự mở đầu của một hướng phát triển cơ
bản mới trong các hệ thống theo dõi bệnh nhân. Những hệ thống như vậy có một khối
CPU chính có khả năng tổng hợp, ghi nhận bản chất của nguồn tín hiệu và xử lý chúng
một cách thích hợp. Phần cứng chịu trách nhiệm cho việc phân tích tín hiệu sinh lý, hiển

thị thông tin và tương tác với người sử dụng trên thực tế là một tập hợp các khối phần sụn
được thực hiện dưới chương trình vi tính. Phần sụn đem lại cho hệ thống tính chất của nó
các cơng tắc, nút, núm xoay,và đồng hồ đo được thay thế bằng màn hình cảm ứng. Hình
(2.2) minh họa sơ đồ khối của chung của một Bedside monitor


Trong đó:
ECG: Electrocardiogram – điện tâm đồ
RESP: Respiration – hơ hấp
SpO2: Nồng độ Oxi trong máu BP: Blood Pressure – huyết áp
TEMP: Temperature – nhiệt độ
NIBP: Non-Invasive Blood Pressure – huyết áp gián tiếp
Khối đầu vào gồm có 3 khối chính là: ECG/RESP, khối SpO2/BP/TEMP, khối NIBP.

Hình 2.2. Sơ đồ khối của máy theo dõi bệnh nhân tại giường
2.2. Chức năng của monitor đa thơng số.
 Hiển thị tín hiệu điện tim.
Thực hiện đo một kênh tín hiệu ECG và đường sóng hơ hấp( RESP) hình 2.3 . Các
mạch trở kháng cao và các bộ hãm khí bảo vệ các bộ khuếch đại đầu vào khỏi sốc tim và
các tín hiệu nhiễu tần số cao từ các điện cực gắn trên người bệnh nhân. Các mạch đầu vào
của khối này được cách ly với các mạch còn lại bằng các bộ nối quang và máy biến thế.
Khối này nhận một kênh tín hiệu ECG từ các đạo trình 3 điện cực hoặc 5 điện cực. Phụ


thuộc vào cài đặt phần mềm mà bộ chọn đạo trình ở khối này chọn đạo trình phù hợp từ 3
đến 5 điện cực đặt trên người bệnh nhân. Mạch xử lý đường sóng hơ hấp có khả năng đo
trở kháng của các tín hiệu đầu vào. Sự thay đổi trở kháng của các tín hiệu đầu vào gây ra
sự thay đổi điện áp của tín hiệu đầu ra và dựa vào sự thay đổi điện áp này máy tính ra số
nhịp thở của bệnh nhân.
 Hiển thị tín hiệu SPO2

Khối này được dùng để đo một kênh đường sóng huyết áp, một kênh đường sóng
nhiệt độ và giá trị của SpO2. Các mạch đầu vào trên bảng này được cách ly khỏi các mạch
còn lại bằng các bộ nối quang và máy biến thế. Thường ở trên khối này có một cơng tắc
ngầm dùng để cài đặt các thơng số cần đo trong khối. Trong mạch xử lý nhiệt độ, tín hiệu
đầu vào từ các thermistor được lọc qua bộ lọc thông thấp để loại bỏ nhiễu tần sô cao. Bộ
ghép kênh sau đó sử dụng đồng thời điện áp tham chiếu 270C, điện áp định cỡ cho 370C
và tín hiệu nhiệt độ cơ thể từ các thermistor.
 Hiển thị tín hiệu huyết áp
Sau khi tín hiệu nhận từ đầu đo huyết áp, khối này khuếch đại các tín hiệu đầu vào
rồi sau đó cho qua các bộ lọc và đau vào bộ ghép kênh. Các tín hiệu từ bộ ghép kênh sau
đó được đưa vào bảng mạch mẹ để xử lý tiếp. Trong khối này có một bộ điều khiển van
an toàn để kiểm tra trạng thái của van an toàn. Van an toàn được thiết kế sao cho nó tự
động làm giảm bớt áp suất của Cuff khi áp suất này vượt quá 300mmHg. Van này giúp
bảo vệ bệnh nhân trong trường hợp mạch an tồn khơng dừng tăng áp suất của cuff khi áp
suất đã đạt đến 300mmHg.
2.3. Cơ sở lý thuyết của hệ thống Monitor đa thông số.
a) Phép đo nhịp tim(HR)
Nhịp tim được xác định là số lần tim đập trong một phút. Việc theo dõi nhịp tim là để
xác định xem là tim đập nhanh hay chậm. nhịp tim lấy được từ sự khuếch đại xung ECG
và đo bằng cách lấy trung bình hay khoảng thời gian tức thì giữa 2 đỉnh R liền nhau. Dải
đo từ 0-300 nhịp/phút. Các điện cực ECG ngực hay chi được sử dụng là các cảm biến. Đo
nhịp tim gồm có phép đo trung bình, phép đo tức thì
b) Phép đo nhịp mạch
Nhịp mạch được xác định là số lần máu được đẩy vào trong động mạch. Theo dõi
thông số nhịp mạch là để biết xem tim có đẩy được máu đi lên động mạch hay khơng. Để


đo nhịp mạch người ta sử dụng một transducer điện quang thích hợp để đặt lên ngón tay
hay dái tai. Tín hiệu từ tế bào quang học được khuếch đại và được lọc và khoảng thời gian
được đo giữa hai xung liên tục. Dải đo từ 0-250bpm.

Theo dõi xung ngoại vi có ích hơn và độc lập hơn so với việc tính nhịp tim từ đường
điện tim trong trường hợp tắc tim bởi vì nó có thể ngay lập tức chỉ ra sự ngừng lưu thông
máu trong các chi. Thêm vào đó các Transducer điện quang rất dễ dùng so với ba điện
cực điện tim. Biên độ của tín hiệu thu được bằng phương pháp này cũng đủ lớn để so
sánh với tín hiệu điện tim và do đó nó cho ra tỉ lệ tín hiệu – nhiễu tốt hơn. Tuy nhiên, kĩ
thuật này chịu ảnh hưởng khá lớn của các tác nhân nhiễu do chuyển động.
c) Phép đo huyết áp.
Huyết áp là một thông số phổ biến và hiệu quả nhất trong y tế để thực hành sinh lý.
Thực hiện xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của áp suất máu trong mỗi chu kì
nhịp tim, bổ xung thêm thông tin về các thông số sinh lý, hỗ trợ cho việc chẩn đoán để
đánh giá điều kiện củ mạch máu và một vài khía cạnh về hoạt động của tim. Có nhiều
phương phương pháp đo huyết áp khác nhau, nhưng phân ra làm 2 loại: đo huyết áp theo
phương pháp trực tiếp và đo huyết áp theo phương pháp gián tiếp.






Đo huyết áp theo phương pháp trực tiếp IBP:
Đo huyết áp theo phương pháp gián tiếp NIBP
Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp KorotKoff:
Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp dịch pha:
Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp Rheographic:

Hình 2.3: Phương pháp đo huyết áp gián tiếp theo Rheographic

 Tự động đo huyết áp theo phương pháp dao động kế:
 Tự động đo huyết áp sử dụng phương pháp hiệu ứng siêu âm Doppler:



d) Phép đo nhiệt độ.
Các cảm biến được sử dụng thơng dụng trọng các thiết bị đo nhiệt độ đó là các điện trở
nhiệt. Sự thay đổi giá trị điện trở theo nhiệt độ được xác định bằng mạch cầu và được hiển
thị bằng một nhiệt kế. Dải đo nhiệt độ cho cơ thể người thường từ 30 – 420C.
e) Phép đo nhịp thở
Các đầu dò thường được sử dụng trong việc đo nhịp thở bao gồm các điện trở nhiệt
được đặt ở trước mũi, các vi mạch hoặc là các đầu dị khơng cố định được đặt quanh ngực
bệnh nhân. Trở kháng của các điện cực và tín hiệu được lấy từ việc xác định CO2. Tín
hiệu nhịp thở được lấy từ bất kì một đầu dị nào được đem khuếch đại và trong khoảng
thời gian này sẽ thực hiện đo giữa hai xung kế tiếp nhau. Dải đo thường 0 – 50
(nhịp/phút). Gồm có 2 phương pháp điện trở nhiệt và trở kháng phổi.
f) Phương pháp CO2.
Xác định nồng độ CO2 trong khí thở ra là một cách khác để xác định nhịp thở. Việc xác
định dựa vào các tia hồng ngoại được hấp thụ từ các khí. Các bộ lọc cần thiết được sử
dụng để tập trung các khí đặc biệt như: CO2, CO, N2O trong thành phần khí thở ra, các
khí hiếm và khí đa nguyên tử sẽ không hấp thụ tia hồng ngoại. Khi cho các tia hồng ngoại
đi qua khí thở ra có chưa một hàm lượng CO2 thị một phần năng lượng của tia hồng
ngoại được hấp thụ bởi khí này. Các bộ cảm nhận sẽ nhận biết được sự suy giảm năng
lượng của tia và thực hiện chuyển đổi thành tín hiệu điện. Tín hiệu này sẽ được sử dụng
để tính nhịp thở trung bình.
Trong các phương pháp phân tích hấp thụ hồng ngoại, có 2 phương pháp đo CO2 là:
sidestream, mainstream.
g) Ghi tín hiệu điện tim ECG.
 Ghi tín hiệu điện tim:
Điện tim ECG là các hoạt động điện của tim được tạo ra bởi q trình co bóp của cơ tim.
Việc theo dõi điện tim ECG nhằm kiểm tra một số chức năng của tim là rất quan trọng
trong việc theo dõi tình trạng của bệnh nhân trong suốt quá trình gây mê bệnh nhân
trong phịng mổ. Việc theo dõi ECG được sử dụng để tính nhịp tim, phân tích chứng tạo
nhịp, phát hiện chức năng tạo nhịp và chứng thiếu máu. Tín hiệu điện tim được lấy trên da

bệnh nhân thông qua hệ thống điện cực ECG và cáp nối. Số điện cực có thể là 3,5 hay 12


điện cực tuỳ theo loại máy. Càng nhiều điện cực thì thơng tin đo được càng chính xác.
Tuy nhiên hầu hết các Bedside thường sử dụng cáp điện tim tiêu chuẩn 3 hoặc 5 điện
cực.Vị trí đặt điện cực trên người bệnh nhân tuỳ thuộc vào số điện cực của cáp điện tim.
Với hệ thống 3 điện cực ( 3 đạo trình ) các điện cực này sẽ được gắn ở R/RA( right
arm), L/LA ( left arm), F/LL( left leg) của bệnh nhân. Đối với cáp điện tim 5 điện cực thì
thêm các vị trí C/V(chest) và N/RL(right leg). Số lượng đạo trình phụ thuộc vào số điện
cực.
Các điện cực ECG gắn trên da bệnh nhân để thu nhận các tín hiệu điện ECG và được nối
với một mạch đầu vào của monitor bằng các dây dẫn/ cáp. Các tín hiệu ECG thu được sẽ
được khuếch đại và xử lý bởi modul hoặc khối đo ECG và sau đó dữ liệu được chuyển tới
BSM và hiển thị dạng sóng ECG trên màn hình.

Hình 2.4: Các đạo trình chuẩn.

Hình 2.5: Các đạo trình đơn cực.


Hình 2.6: Các đạo trình trước ngực
Nếu sử dụng cáp điện tim 12 cực ta sẽ đo được dạng sóng của 12 đạo trình trên. Nếu sử
dụng cáp của 3 hoặc 5 bộ điện cực có dạng 3 hoặc 6 đạo trình.
Các điện cực ECG gắn trên da bệnh nhân để thu nhận các tín hiệu điện ECG và được kết
nối với một mạch đầu vào của monitor bằng các dây dẫn/ cáp. Mạch đầu vào bao gồm
mạch cách ly và mạch bảo vệ. Mạch cách ly có chức năng cách ly bệnh nhân khỏi các
dịng điện nguy hiểm có thể phát ra trong q trình thu tín hiệu ECG và mạch bảo vệ để
tránh monitor không bị phá hỏng bởi các điện áp cao có thể xuất hiện trong quá trình khử
rung tim bệnh nhân. Bộ khuếch đại ECG gồm bộ tiền khuếch đại và bộ khuếch đại điều
khiển. Các tín hiệu ECG thu được ban đầu có biên độ rất nhỏ sẽ được khuếch đại vi sai có

hệ số khuếch đại rất lớn. Bộ khuếch đại này có trở kháng đầu vào lớn và tỉ số Mode chung
CMRR cao. Bộ khuếch đại điều khiển sẽ khuếch đại các tín hiệu ECG tới một biên độ đủ
lớn và truyền tín hiệu ECG này tới bộ chuyển đổi AD và khối xử lý trung tâm, sơ đồ khối
được mô tả như hình dưới.

Hình 2.7: Sơ đồ khối của việc thu nhận và xử lý tín hiệu ECG


 Nhiễu tín hiệu điện tim
Các loại nhiễu:








Nhiễu từ các nguồn bên ngồi cơ thể bệnh nhân:
Các nguồn tĩnh điện
Kích thích điện từ
Nhiễu xảy ra ở gần các dây mang dòng điện xoay chiều
Nhiễu tần số radio(>100hz).
Nhiễu từ bệnh nhân: Điện cơ học (EMG)
Nhiễu do sự tiếp xúc giữa điện cực và bệnh nhân
Các điện cực ghi không hoạt động như một vật dẫn thụ động.
Phương pháp loại bỏ nhiễu tần số 50Hz.
Sử dụng bộ khuếch đại thuật toán để khuếch đại tín hiệu ECG. Bộ khuếch đại này cho
đầu vào khác nhau có thể khuếch đại tín hiệu ECG nhỏ ( <4mV), loại bỏ thành phần một
chiều, nhiễu tần số cao và tần số 50Hz.


Hình 2.8: Tín hiệu điện tim đặc trưng.
Tín hiệu điện tim là tín hiệu điện được tạo bởi nhịp tim mà có thể được sử dụng làm
cơng cụ chuẩn đốn các chức năng của tim. Có dải đo 0.5 – 4 mV và dải tần số 0.0.1 –
250Hz. Tín hiệu ECG đặc trưng cơ bản là PQRS và T
Có rất nhiều nhân tố được đưa vào trong thiết kế bộ khuếch đại ECG, như nhiễu tần số,
nhiễu tập trung, nhiễu do các thiết bị điện và các nguồn khác. Quan trọng nhất là nhiễu
tần số 50Hz, do sử dụng bộ lọc thơng dải có thể dễ dàng loại bỏ cả nhiễu một chiều và
nhiễu tần số cao.
Để đạt các yêu cầu của bộ khuếch đại ECG như được nói trên, cần thiết kế một mạch
tầng bao gồm một bộ khuếch đại vi sai ( bộ khuếch đại đo), một bộ lọc thông thấp, một
bộ lọc thông cao và một tầng khuếch đại. Tùy theo yêu cầu của các tầng này là dựa trên
sự suy giảm nhiễu. Ví dụ, trong chuỗi tầng sau nhiễu đầu ra là:


×