Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

<Full>Kỹ Thuât nuôi trồng - nhân giống nấm mộc nhĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.24 KB, 18 trang )

Phụ lục 1

QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NẤM MỘC NHĨ
Phần I: THÔNG TIN CHUNG
1.
2.
3.

Cơ quan tác giả: Công ty cổ phần sản xuất và phát triển nấm Việt Nam
Nguồn gốc xuất xứ: Từ kết quả dự án Ứng dụng KHCN nâng cao năng lực sản
xuất giống nấm tại Hà Tĩnh”
Phạm vi áp dụng: Trên cả nước
Phần II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT
I. Giới thiệu chung về Nấm mộc nhĩ

Nấm Mộc nhĩ có tên khoa học Auricularia spp. Loài đang trồng phổ biến nhất là
Mộc nhĩ lông (Auricularia polytricha), quả thể nấm to, màu nâu đậm, thịt dày, được thị
trường ưa chuộng.
* Đặc điểm chính của giống Nấm Mộc nhĩ Au
Quả thể mộc nhĩ có hình dạng như tai người, màu nâu sẫm đến đen, mọc trên
các thân cây mục. Thịt nấm có kết cấu giai, mền, tương đối cứng và giòn khi phơi
khô.
Nhiệt độ nuôi sợi thích hợp: 25- 30°c. Nhiệt độ ra quả thể thích hợp: 20 - 28°c.
Thời gian thu hái quả thể kéo dài 20 - 30 ngày, có thể thu hái 2 - 3 lần.
II. Quy trình nhân giống Nấm Mộc nhĩ cấp 1
1. Nguyên liệu: công thức định lượng cho 1 lít môi trường nhân giống
Agar:
Glucose:

20 g
15 g



Khoai tây:

200 g

Cám gạo:

30 g

Cám ngô:
KH2PO4

30 g
lg

MgS04:

0,5 g

2. Tiến hành
(1) Lọc nước chiết cám ngô, cám gạo
Dụng cụ: nồi, bếp ga, cốc thủy tinh 1 lít, ống đong 100ml, rổ nhựa đường kính
25 - 30 cm, vải xô kích thước 1 m x 1 m được gấp làm 4 lần.
Tiến hành: toàn bộ cám gạo và bột ngô hòa vào 300 ml nước ấm 40°c (pha 100
ml nước sôi với 200 ml nước lạnh), lót vải xô đã được gấp thành 4 lần vào rổ nhựa,
đặt rổ nhựa lên cốc thủy tinh, tiến hành đồ hỗn hợp trên vào rổ nhựa lót vải xô, để yên


(4)


(5)
(6)
(7)

trong vòng 20 phút, sau đó lấy dịch lọc trong bên dưới cốc thủy tinh, loại bỏ phần bã
cốm. Lọc lại 1-2 lần để nước cám không còn vẩn đục là dùng được.
(2) Chuẩn bị nước chiết khoai tây
Khoai tây gọt vỏ rửa sạch cắt thành từng lát dày 1 , 5 - 2 cm, cho vào nồi, bổ sung
500 ml nước, đun sôi (10 - 15 phút) đến khi khoai nhừ nhưng không bị nát tung ra là
được. Tiến hành lọc như lọc nước chiết cám lấy dịch nước trong.
(3) Trộn 2 dịch chiết trên với nhau, bổ sung nước cho đủ 800 ml.
Cho 20 g agar vào dịch đã lọc, chú ý vừa cho agar vừa khuấy đều hỗn dịch để
agar tan đều, không bị vón cục, sau đó đun sôi cho tan agar. Khi môi trường sôi vặn
nhỏ lửa, vớt bỏ bọt.
Cân 15 g đường glucose + 1 g KH 2PO4 +0,5 g MgS04 vào cốc thủy tinh, bổ sung
200 ml nước, khuấy tan hoàn toàn và đổ vào môi trường đã vớt sạch bọt đang sôi. Tiếp
tục đun cho đến khi môi trường sôi lại, vớt bỏ bọt khí. Để môỉ trường sôi lại trong 1-2
phút là được.
Đổ môi trường vào ống nghiệm (kích thước 2 X 22 cm) mỗi ống đổ 15 ml sao cho đủ
khoảng 1/5 thể tích ống nghiệm. Một lít môi trường đổ được khoảng 50 - 60 ống
nghiệm. Khi đổ không làm dịch bám vào thành ống nghiệm
Làm nút bông cho từng ống nghiệm
Dùng nilon chịu nhiệt bọc phần đầu nút bông của ống nghiệm thành từng bó từ 5-7
ống. Sau đó xếp vào giỏ inox của nồi hấp đem đi hấp
Hấp khử trùng bằng nồi hấp áp lực Autoclave BK 75
Trước khi hấp phải kiểm tra:
- Kiểm tra lượng nước trong nồi hấp bằng cách nhìn ống thủy, lượng nước trong ống
thủy ít nhất phải đạt nửa già ống;
- Kiểm tra đồng hồ đặt áp suất;
- Kiểm tra các van xả ari, van sườn, van xả đóng, van sườn mở.

- Hấp môi trường ở chế độ áp suaats0,7 – 0,9 atm trong khoảng thời gian 80 phút (kẻ
từ khi đạt được áp suất). trong quá trình hấp cần xả van 30 phút/lân cho đến khi hết
nước đọng, chú ý xả từ từ tránh làm bật nút bông của ống nghiệm và làm tràn môi
trường trong ống nghiệm ra nồi hấp.
(8) Sau khi hấp xong thì đặt ống nghiệm nằm nghiêng khoảng 15° sao cho thạch cách
nút bông 1,5 cm mà đáy ống nghiệm không quá dày thạch. Dùng quạt để làm nguội
hoặc để nguội tự nhiên, để yên thạch nghiêng trong thời gian 24 giờ.
Để thạch đông lại và hơi nước trong ống nghiệm bay hơi bớt làm khô mặt thạch.
Sau đó ta bó thành bó để trong phòng vô trùng và sử dụng dần.
(9) Cấy giống: 1 ống giống gốc cấy được 3 0 - 4 0 ống giống cấp 1.
Nguyên vật liệu:
- Giống gốc: giống gốc có hệ sợi khỏe, đúng độ tuổi, không bị nhiễm bệnh, ít


sợi khi sinh, màu đồng nhất.
- Môi trường đã khử trùng
- Box cấy vô trùng
- Bộ dụng cụ cấy vô trùng: khay inox, que cấy, đèn cồn, bình tam giác 250ml
đựng cồn 90°, khăn bông thấm cồn 70°
Tiến hành:
- Mặc bảo hộ lao động
- Vệ sinh tay, box cấy, dụng cụ cấy, ống giống gốc bằng cồn 70°
- Tiến hành cấy: chia nhỏ giống gốc bằng que cấy, lấy 1 miếng giống gốc kích
thước 4 mm x 4 ram cấy chuyển sang môi trường mới, đặt miếng giống gốc vào chính
giữa mặt thạch trong ống nghiệm. Chú ý thao tác cấy phải nhanh chóng, miệng ống
nghiệm luôn để cạnh ngọn lửa đèn cồn trong bán kính 20 cm. Cấy xong đưa ống
giống ra khỏi box cấy, ghi kí hiệu giống, ngày cấy giống trên thành phía ngoài ống
nghiệm.
- Đặt ống giống vào rổ nhựa hoặc khay đựng theo chiều thẳng đứng rồi chuyển
sang phòng nuôi sợi.

(10) Nuôi sợi: để rổ hoặc khay đựng ống nghiệm lên giá trong phòng nuôi sợi;
duy trì nhiệt độ trong phòng vô trùng khoảng 26 - 28°c trong suốt quá trình nuôi sợi.
Thời gian nuôi sợi từ 10 -12 ngày.
(11) Giống nấm cấp 1: sau khi cấy 2-3 ngày phải kiểm tra thường xuyên để loại
bỏ các Ống giống bị nhiễm khuẩn, nhiễm mốc, chùn sợi hoặc những ống phát triển
kém hơn so với các ống khác. Chọn lấy ống hệ sợi sinh trưởng khỏe, đều đặn, không
sâu bệnh làm giống nhân giống cấp 2.
3. Tiêu chuẩn giống Nấm Mộc nhĩ cấp 1
Giống nấm cấp 1 đạt yêu cầu phải đảm bảo các điều kiện sau: sợi nấm mọc kín
bề mặt thạch, hệ sợi có màu trắng đồng nhất, hệ sợi dày, mượt, không nhiễm bệnh.
Giống Nấm Mộc nhĩ cấp 1 dùng để cấy chuyển sang giống cấp 2 tốt nhất khi hệ
sợi đã mọc kín ống nghiệm khoảng 3-4 ngày.
Bảo quản giống: giống cấp 1 sau khi mọc kín ống nghiệm nếu không sử dụng
ngay thì cần được bảo quản bằng cách chọn lọc những ống giống đảm bảo chất
lượng, gói trong giấy đã khử trùng, bảo quản ờ nhiệt độ 15 - 20°c, Trong thời gian bảo
quản phải kiểm tra thường xuyên để loại bỏ những ống có hiện tượng hỏng, tránh lây
lan.
SƠ ĐỒ TÓM TẮT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NẤM MỘC NHĨ CẤP 1
Bột ngô, cám gạo


Hòa vào 300ml nước ấm
Lọc lấy dich chiết

Khoai tây gọt vỏ, thái lát mỏng 1,5 cm
Bổ sung 500ml nước; Đun sôi 10-15 phút
Lọc lấy dịch chiết
Trộn hai dịch chiết với nhau, bổ sung nước cho đủ 800ml
Bổ sung 20 agar

Đun sôi, vớt bỏ bọt

Đun sôi, vớt bỏ bọt
15g glucose+ 1g KH2PO4+0,5g MgSO4
Bổ sung 200ml nước, khuấy tan hoàn tan
Đổ thạch vào ống nghiệm, làm nút bông, hấp khử trùng môi trường, đặt thạch nghiêng.
Cấy giống
Nuôi sợi
Chọn nhiễm
Giống nấm đạt tiêu chuẩn
Sau 24 giờ

Ghi kí hiệu giống, ngày cấy
Nhiệt độ trong phòng vô trùng khoảng 26-28oC
Chuẩn bị phòng cấy, dụng cụ cấy, giống cấy
2-3 ngày kiểm tra 1 lần


III. Quy trình nhân giống nấm mộc nhĩ cấp 2
1. Nguyên vật liệu: thóc hạt (thóc tẻ), KH2PO4, MgS04, chai thuỷ tinh dung tích 600
ml, bột nhẹ cao cấp, nilon chịu nhiệt, chun nịt, bông nút, giấy báo (hấp).
2. Tiến hành
(1) Chọn loại thóc tốt, cùng chủng loại.
(2) Ngâm thóc: từ 10 -12 giờ, đãi sạch trấu, thóc lửng, sỏi, cát.
(3) Luộc thóc: đổ nước theo tỉ lệ 3 nước : 2 thóc; đun đến sôi lăn tăn; thỉnh
thoảng đảo đều từ trên xuống dưới; sau khi sôi 30 - 40 phút thì kiểm tra thấy tỉ lệ hạt
thóc đã tách phần vỏ chiêm 60 - 70 %, thóc chín đều, lõi không sống, hạt thóc không


bị nát, không dính vào nhau là được. Đổ thóc ra rổ tre sạch, tãi mỏng và cho quạt thổi

trực tiếp để bay hơi nóng càng nhanh càng tốt, đến độ ẩm 60 - 62 % thi tiến hành phối
trộn phụ gia. Trung bình lkg thóc khô sau khi luộc được 1,55 - 1,6 kg thóc luộc.
(4) Phối trộn phụ gia và đóng chai:
99 kg thóc tẻ + 20 g KH2PO4 + 50 g MgS04 + 1 kg bột nhẹ cao cấp
Đong thóc vào chai thủy tinh hoặc chai nhựa thể tích 600ml đã được rửa sạch
và để khô. Mỗi chai đóng 300 g thóc luộc, làm nút bông, đậy nắp nhựa.
(5) Hấp khử trùng: hấp chai đã đóng nguyên liệu ở áp suất 1,2 - l,5atm thời
gian 120 phút. Sau khi hấp khử trùng đưa chai nguyên liệu chưa cấy vào phòng sạch
để chờ nguội.
Kiểm tra nguyên liệu trước khi sử dụng cấy giống:
- Kiểm tra màu sắc nguyên liệu: nguyên liệu có màu vàng tự nhiên của thóc
chín, không bị đen;
- Kiểm tra mùi nguyên liệu: có mùi thơm ngọt đặc trưng;
- Kiểm tra độ tơi xốp của nguyên liệu: nguyên liệu không bị vón cục, mà tơi
xốp, hạt thóc săn không bị chảy nước.
(6) Cấy giống: 1 ống nghiệm giống cấp 1 cấy sang 2-3 chai giống cấp 2. Sau
khi cấy xong ghi kí hiệu giống và ngày cấy giống ở bên ngoài chai.
(7) Nuôi sợi: các chai đã cấy giống được chuyển sang phòng nuôi thông
thoáng, nhiệt độ 260 - 28°c, thời gian nuôi sợi từ 20 - 25 ngày.
(8) Kiểm tra giống nấm cấp 2: tiến hành chọn nhiễm ngày thứ 4 đến ngày thứ
10, loại các chai bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc, co sợi hoặc sợi phát triển yếu hơn
so với những chai giống khác. Dùng đèn 60 w để soi nhiễm.
Giống kín đáy chai 3-4 ngày đưa ra nuôi trồng là tốt nhất, Giống đạt tiêu chuẩn phải
có màu trắng đồng nhất, không nhiễm bệnh.
3. Tiêu chuẩn giống Nấm Mộc nhĩ cấp 2
Giống Mộc nhĩ cấp 2 sau khi mọc kín nguyên liệu khoảng 2-3 ngày mới bắt đầu
sử dụng, giống còn non có màu trắng đồng nhất, khi trưởng thành có đốm màu hơi
nâu hồng. Khi vận chuyển cần nhẹ nhàng, không xếp sát nhau quá để tránh va đập,
không đóng kín trong thùng mà phải có khe thông hơi. Giống không sử dụng luôn
phải bảo quân ở nhiệt độ 15 - 20°c.



SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG NẤM MỘC NHĨ CẤP 2

Thóc tẻ chất lượng tốt
Ngâm loại bỏ hạt lép
Luộc thóc trong 40 phút

Gạt bỏ nước, đổ ra rổ tre làm bay hơi nhanh trước quạt
Trộn hai dịch chiết với nhau, bổ sung nước cho đủ 800ml
Phối trộn phụ gia:99 kg thóc luộc + 1kg CaCO3+20gmgSO4+50g KH2PO4
Đóng chai thủy tinh hoặc chai nhưạ thể tích 600ml
Hấp nguyên liệu ở áp suất 1,2-1,5 Atm trong 20 phút


Cấy giống
Nuôi sợi
Chọn nhiễm
Giống nấm C2 đạt tiêu chuẩn
Để nguội trong phòng vô trùng

Ghi kí hiệu giống, ngày cấy
Nhiệt độ trong phòng vô trùng khoảng 26-28oC
Chuẩn bị phòng cấy, dụng cụ cấy, giống cấy cấp 1
4-10 ngày kiểm tra giống cấp 2


IV. Quy trình nhân giống Nấm Mộc nhĩ cấp 3
1. Nguyên vật liệu: que sẵn khô, bột nhẹ cao cấp, cám gạo, bột ngô


Túi nilon chịu nhiệt, chun nịt, bông nút, cổ nhựa, nắp nhựa
2. Tiến hành
(1) Que sắn có kích thước: dài 12 - 15cm, rộng lcm, dày 0,4 - 0,5 cm, khô
không ẩm, không mốc.
(2) Ngâm nước vôi: hoà nước vôi có pH = 12, ngâm que sắn chìm trong nước
vôi từ 1 2 - 1 6 giờ.
(3) Luộc que sắn sôi trong 1 0 - 1 5 phút sau đó đổ ra để bay hơi nước và trộn
dinh dưỡng bổ sung theo công thức:
95 % que sắn + 3 % cám ngô + 2 % cánvgạo + 1 % bột nhẹ CaC03
Khi trộn xong độ ẩm nguyên liệu từ 55 - 60 %.
Đóng túi: không nên đóng chặt quá sẽ làm rách túi.
(5) Hấp khử trùng thời gian 120 phút ở áp suất 1 , 3 - 1,5 atm
(6) Cấy giống: 1 chai giống cấp 2 cấy sang 25 - 30 túi que sắn; cấy xong ghi ký
hiệu ngày, tháng cấy; Chú ý cần lắc bịch cho các hạt giống cấp 2 rơi đều trên túi que
sắn.
(7) Nuôi sợi: phòng nuôi cần thoáng mát, sạch sẽ, nhiệt độ từ 26 - 28°c
(8) Chọn nhiễm: tiến hành chọn nhiễm ngày thứ 3 đến ngày thứ 10, loại các túi
bị nhiễm khuẩn, nhiễm nấm mốc, co sợi hoặc sợi phát triển yếu hơn so với những chai
giống khác. Dùng đèn 60 w để soi nhiễm.
3. Tiêu chuẩn giống Nấm Mộc nhĩ cấp 3
Giống Mộc nhĩ cấp 3 sau khi mọc kín nguyên liệu khoảng 7 - 1 0 ngày mới bắt
đầu sử dụng, giống còn non có màu trắng đồng nhất, khi trưởng thành có đốm màu
hơi nâu hồng. Khi vận chuyển cần nhẹ nhàng, không xếp sát nhau quá để tránh trầy
sướt và dập nát sợi nấm, không đóng kín trong thùng mà phải có khe thông hơi. Giống
không sử dụng luôn phải bảo quản nơi sạch, thoáng mát.
Quá trình sử dụng giống Mộc nhĩ trên thân que săn không nên dùng giống non,
tốt nhất vào khoảng 20 - 25 ngày, khi sợi nấm mọc trắng kín que sắn.


SƠ ĐỒ TÓM TẮT

QUI TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NẤM MỘC NHĨ CẤP 3
Que sắn chất lượng tốt
Ngâm nước vôi trongPH 12-13
Luộc thóc trong 40 phút

Gạt bỏ nước, đổ ra rổ tre làm bay hơi nhanh trước quạt 1-2 phút
Phối trộn phụ gia:95 % que sắn + 3% cám gạo, 1% bột nhẹ
Đóng túi kích thước 15cm x 28cm
Hấp nguyên liệu ở áp suất 1,2-1,5 Atm trong 20 phút
Cấy giống
Nuôi sợi
Giống nấm C3 đạt tiêu chuẩn
Để nguội trong phòng vô trùng

Ghi kí hiệu giống, ngày cấy
Nhiệt độ trong phòng vô trùng khoảng 26-28oC
Chuẩn bị phòng cấy, dụng cụ cấy, giống cấy cấp 1
4-10 ngày kiểm tra giống cấp 2


Phụ lục 2
QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG NẤM MỘC NHĨ
Phần I: THÔNG TIN CHUNG
1.
2.
3.
4.

A.


Cơ quan tác giả: Công ty cổ phần sản xuất và phát triển nấm Việt Nam
Nguồn gốc xuất xứ: Từ kết quả dự án Ứng dụng KHCN nâng cao năng lực sản
xuất giống nấm tại Hà Tĩnh”
Phạm vi áp dụng: Trên cả nước
Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất Nấm Mộc nhĩ trên
mùn cưa
Phần II: QUY TRÌNH KỸ THUẬT
TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN MÙN CƯA


I. Thời vụ
Đối với các tỉnh phía Bắc Mộc nhĩ trồng trên mùn cưa được trồng 2 đợt năm:
vào tháng 2, 3, 4 và tháng 9, 10, 11 dương lịch hàng năm. Tránh những tháng quá
nóng như tháng 5, 6, 7, 8 hoặc quá lạnh như tháng 12, 1. Các tỉnh phía Nam trồng
quanh năm.
II. Nguyên liệu
Mộc nhĩ có thể mọc trên nhiều loại mùn cưa khác nhau, tốt nhất là mùn cưa cây
cao su, mùn keo, mùn bồ đề, gỗ mít, mùn cưa các loại gỗ tạp không có tinh dầu.
Không dùng mùn cưa đã bị mốc, mùn cưa các loại cây gỗ cứng như đinh, lim.
Mùn cưa mới có thể dùng ngay nếu dùng dần phải phơi khô đóng bao hoặc phối
trộn thêm phân vô cơ ủ bảo quản dài ngày chong mốc, chống mùn hoá làm mất dinh
dưỡng.
Phụ gia: phân đạm urê, phân lân, vôi bột, MgSCh, bột nhẹ (CaC03)
III. Tiến hành
1. Tạo ẩm, phối trộn nguyên liệu, đóng túi
Đổ nguyên liệu ra nền sạch, sau đó dùng bình ô doa tưới đều nước vôi trong (hòa
tan 3,5 - 4 kg vôi bột trong 1000 lít nước sạch), vừa tưới, vừa đảo (với tỷ lệ 1 kg
nguyên liệu : 1,2 lít nước). Sau khi tưới đủ nước, dùng xẻng đảo đều từ 3 - 4 lần rồi ủ
thành đống, che đậy bằng nilon để cơ chất ngấm đủ nước. Thời gian ủ khoảng từ 2 - 4
ngày.

Phối trộn nguyên liệu theo tỷ lệ:

Mùn cưa đã tạo ẩm: 100kg
Cám gạo hoặc thóc nghiền mịn: 4-5 kg

MgSO4: 150 g
KH2PO4: 50 g

Bột nhẹ (CaCo3): 1kg
Trộn thật đều nguyên liệu với bột nhẹ, cám, các phụ gia khác kiểm tra độ ẩm đạt
60 - 65 %, tiến hành đóng túi nilon (loại túi p.p chịu nhiệt) kích thước 19 x 37 cm.
Bịch nấm có hình dạng một khúc gỗ cao 20 - 22 cm, trọng lượng 1,3 - 1,4 kg/ bịch, có
cổ nút và nút bông, cấy giống bằng giống trên que sắn phải dùi một lỗ ở giữa bịch
nấm.
2. Khử trùng bịch nguyên liệu
Bịch nguyên liệu mùn cưa trồng Mộc nhĩ phải được hấp khử trùng diệt trừ các
sợi nấm dại và bào tử nấm dại có trong môi trường
- Có hai cách khử trùng nguyên liệu


Khử trùng bằng nồi hơi công nghiệp, áp lực 1,2 - 1,3 atm / 3 giờ.
Khử trùng bằng lò thủ công không áp lực trong 10-12 giờ.
(hình vẽ)

a. Cửa lò đốt củi hoặc than
d. Khoang xếp bịch mùn cưa
b. Chảo gang 1,2 - 1 , 3 m (đường kính)
e. Vỉ tre cách thủy
c. Cửa lò hấp
- Mỗi mẻ hấp có thể hấp được từ 700 - 800 bịch mùn cưa, tùy theo thể tích của

buồng hấp nhỏ hay lớn.
3. Cấy giống
* Yêu cầu đối với phòng cấy: phòng cấy phải sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi
cấy phải thanh trùng phòng cấy bằng cách phun Foocmol (0,5%) hoặc đốt lưu huỳnh
rồi đóng kín cửa từ 12 -24 giờ. Mở cửa để sau 24 giờ cho bay hết mùi mới được vào
cấy.
Dụng cụ cấy: Hộp cấy bằng gỗ hoặc inox, khay cấy, panh cấy, đèn cồn, lọ đựng
cồn, bông thấm cồn để vệ sinh.
Tiêu chuẩn giống: sử dụng nguồn giống Nấm Mộc nhĩ Au cấp 3 được sản xuất
trên nguyên liệu que sắn có tuổi giống khoảng 20-21 ngày, sợi nấm có màu trắng đồng
nhất mọc bao kín các que sắn.
Thao tác cấy: dùng panh vô trùng kẹp nhẹ từng que giống chuyển sang các lỗ
đã dùi từ trước trọng bịch mùn cưa. Mỗi bịch mùn cưa cấy một que giông, đầu trên
của que giống sát với bề mặt mùn cưa là vừa phải.
Hình vẽ: Bịch nguyên liệu đã cấy giống nấm

a. Giống nấm mộc nhĩ bằng hạt cấy trên bề mặt (cách 1)
b. Cơ chất tổng hợp
c. Giống Mộc nhĩ que sắn cấy sâu trong bịch (cách 2)
d. Nút bông


4. Ươm bịch – Nuôi sợi
Sau khi cấy giống xong, chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm sợi. Phòng nuôi
phải sạch sẽ, thoáng mát; giàn giá nên có 5 - 7 tầng, mỗi tầng cách nhau 50 - 60 cm.
Nhiệt độ phòng nuôi từ 24 - 26°c, độ ẩm không khí từ 65 - 70%, ánh sáng yếu hoặc
nuôi trong phòng tối.
Trong thời gian nuôi sợi tuyệt đối không được tưới nước, hạn chế vận chuyển
bịch nhiều lần (nếu vận chuyển nhiều sợi nấm dễ bị tổn thương), cần thường xuyên
kiểm tra và loại bỏ bịch nhiễm ra khỏi khu vực nuôi để tránh lây lan sang bịch khác.

Thời gian nuôi sợi kéo dài khoảng 20 - 25 ngày.
5. Rạch bịch, treo bịch và chăm sóc quả thể
Khi sợi Mộc nhĩ mọc kín đáy bịch, chuyển sang khu vực chăm sóc. Bỏ cổ nút,
buộc miệng bịch bằng dây chun. Dùng dao sắc 8 - 10 vết rạch dài 3 - 4 cm, sâu 1-2
mm quanh bịch.
Khi Mộc nhĩ bắt đầu mọc, tưới nước và giữ ẩm liên tục. Mỗi ngày tưới 2-3 lần.
Cách tưới tốt nhất là dùng bình bơm và phun sương lên mặt bịch nấm. Hạt nước nhỏ,
đều sẽ tạo ẩm cho cả khu vực và ngấm dần qua vết rạch để vào trong bịch. Lượng
nước tưới nhiều hay ít phụ thuộc vào thời tiết và khả năng ra nấm. Về nguyên tắc, thời
tiết khô hanh, độ ẩm không khí thấp, phải tưới thường xuyên hơn.
Ngược lại, trong điều kiện không thuận lợi; nấm ra thưa, việc tưới nước cần vừa
phải.
Khu vực nhà nuôi trồng cần kín gió nhưng cũng cần có ánh sáng. Luôn phải giữ
độ ẩm trong phòng đạt trên 80 % để Mộc nhĩ không bị khô héo.
Thời gian thu hoạch kéo dài 30 - 35 ngày. Khoảng 1 5 - 2 0 ngày thu hái một lứa.
Khi kết thúc một đợt thu hái phải dọn sạch các bịch hỏng và làm vệ sinh khu vực nuôi
trồng.
6. Thu hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản
Khi Mộc nhĩ đã đạt kích thước đủ lớn ta tiến hành thu hái. Khi hái ta hái tất cả
cụm nấm trên bịch. Chọn thời gian khô ráo, ngừng tưới nước 4-5 ngày để Mộc nhĩ hơi
se khô trên bịch, trảỉ bạt ở dưới nền, dùng hai tay vuốt từ trên xuống để các cụm nấm
rời khỏi bịch. Thao tác cần nhẹ nhàng tránh dập nát cánh Mộc nhĩ. Sau khi thu hái lứa
1 nếu bịch nấm còn rắn chắc, sợi nấm trong bịch còn màu trắng ta tiếp tục chăm sóc
như ban đầu để thu tiếp lứa thứ 2, lứa thứ 3.
Mộc nhĩ thu hái xong, cắt sạch phần gốc có bám mùn cưa. sấy hoặc phơi, khi
phơi nên phơi trên giàn bằng tre, nứa để Mộc nhĩ khô dần. Độ ẩm của Mộc nhĩ khô từ
12 - 13 %. Trung bình 9 - 10 kg Mộc nhĩ tươi được 1 kg Mộc nhĩ khô.
Bảo quản Mộc nhĩ khô trong bao nilon và bao dứa để tránh ẩm mốc.



SƠ ĐỒ TÓM TẮT
QUI TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN MÙN CƯA
Tạo ẩm phối trộn nguyên liệu, đóng túi
Khử trùng bịch nguyên liệu
Cấy giống
1 chai cấp cấy cho 25-30 bịch nguyên liệu
Chăm sóc thu hái nấm
Nhiệt độ 24-26 độ C

Nhiệt độ 24-26 độ C


Ươm bịch mùn cưa đã cấy
giống

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG MỘC NHĨ TRÊN GỖ
I. Thời vụ: Ở các tỉnh phía Bắc có thể trồng Mộc nhĩ từ tháng 3 tới tháng 8
dương lịch hàng năm. Ở phía Nam có thể trồng quanh năm.
II. Nguyên vật liệu
Có thể trồng Mộc nhĩ trên các loại gỗ mềm, xốp, không độc và có nhựa mủ
trắng càng tốt như: gỗ cao su, mít, ngái, so đũa, sung, si, đa, bồ đề, trẩu,....
Gỗ trồng Mộc nhĩ phải chặt từ cây tươi còn vỏ có đường kính từ 5 cm tới 30cm
nhưng tốt nhất là đường kính từ 8 - 15 cm, dài 1,0 -1,2 m; nhúng 2 đầu gỗ vào nước vôi
B.


đặc ngập khoảng 5cm và quét nước vôi vào những chỗ đầu cành hoặc vò bị xây xước
để chống nấm dại xâm nhập vào thân gỗ.
Sau khi cắt khúc tuỳ từng loại gỗ vỏ mỏng hoặc dày ta phải để gỗ ráo nhựa từ 7
ngày đến 15 ngày bằng cách xếp gỗ nơi thoáng mát, tránh mưa nắng.

III. Tiến hành
1. Đục lỗ - cấy giống nấm
Sau khi xếp, phơi cho gỗ ráo nhựa, dùng búa đục lỗ thành hàng trên thân gỗ.
Mỗi lỗ cách nhau 1 0 - 1 2 c m ; s â u 2 , 0 - 3 , 0 cm. Các hàng lỗ cách nhau 7 - 8 cm và các
lỗ so le nhau.
Lưu ý các lỗ cần cách mép đầu khúc gỗ 5 - 7 cm. Nhặt các phơi gỗ bật ra để cắt
thành các miếng mỏng lmm để đậy lên miệng lỗ sau khi cấy giống.
* Cấy giống nấm
Dùng tay bẻ miếng giống vừa bằng lỗ giống, mỗi lỗ tra giống gần đầy miệng lỗ.
Dùng miếng phơi gỗ cắt mỏng đậy lên miệng lỗ, hoà xi măng đặc quét lên các mặt lỗ
đã được đậy phơi gỗ. Xi măng bịt kín có tác dụng giữ cho giống không bị khô, chống
các loại nấm mốc khác và chống kiến hoặc gián ăn giống nấm.
Chú ý khi bẻ và cấy giống nấm không được vò nát giống hoặc bóp mạnh làm
dập giống nấm.
2. Xếp ủ gỗ nuôi sợi
Sau khi cấy giống, vận chuyển gỗ xếp nhẹ nhàng vào nhà ươm gỗ nuôi sợi cho
sợi nấm mọc sâu vào thân gỗ.
Nhà ươm phài sạch sẽ, thoát nước, xếp cách mặt nền 15 - 20 cm. cỏ thể xếp gỗ
theo kiểu nằm lượt ngang, lượt dọc, các khúc gỗ xếp sát nhau, khối gỗ cao tối đa là
1,5 m hoặc xếp gỗ đứng tròn đường kính đống < 2 m.
Trên các đống gỗ phải phủ bao tải hoặc cỏ gianh, cành lá cây, ngoài cùng phủ 1
lớp nilon để tránh nước mưa hoặc nắng chiếu làm khô gỗ.
Hàng ngày tưới lên lớp áo phủ và nền để giữ ẩm cho gỗ (tuyệt đối không tưới
trực tiếp vào gỗ).
Cứ 15 ngày tiến hành đảo gỗ 1 lần, đảo từ trên xuống dưới, trong ra ngoài để sợi
nấm mọc đều vào trong thớ gỗ. Có thể kiểm tra sợi nấm bằng cách lấy 1 khúc gỗ cưa
ngang qua lỗ cấy giống, nếu sợi nấm ăn vào gỗ có màu vàng ngà là tốt, nếu gỗ có màu
đen là giống mọc kém.
Thời gian ủ gỗ nuôi sợi kéo dài 30 - 40 ngày tuỳ theo loại gỗ mềm hoặc gỗ cứng
3. Ra giàn gỗ - chăm sóc, thu hái

Kết thúc giai đoạn nuôi sợi ta xếp gỗ ra giàn ở nơi khác hoặc tại chỗ để chăm
sóc, thu hái.


Xếp gỗ từ đống ủ ra giàn có thể xếp gỗ kiểu chữ A (kiểu giá súng) hoặc xếp
nghiêng đều. Các khúc gỗ cách nhau 8 - 10 cm. Bố trí các luống gỗ hợp lý để tiện
chăm sóc và thu hái nấm.
Hạng ngày tưới ẩm 2 - 3 lần, che chắn gió để cánh nấm không bị khô, trên cánh
nấm luôn có nước đọng như giọt sương đảm bảo cho nấm đủ nước, cánh nấm dày
đều.
Sau khi ra giàn, chăm sóc 7 - 10 ngày cánh Mộc nhĩ phát triển hết cỡ ta tiến
hành thu hái, cánh to hái trước, cắt sạch chân và đem phơi.
Mỗi lứa Mộc nhĩ kéo đài 15 - 20 ngày. Sau 1 lứa ta dùng cật nứa, bàn chải cạo
vệ sinh các gốc nấm, các quả thể nhỏ bị chết, đảo đầu gỗ và chăm sóc tiếp.
Sau 3 - 4 lứa khi thấy cánh nấm nhỏ, mỏng là do dinh dưỡng ở trong thân gỗ bị
giảm. Ta ngừng tưới nước để gỗ khô tại chỗ hoặc xếp ủ như ban đầu từ 18 - 20 ngày
để sợi mọc tiếp vào trong thân gỗ và tích luỹ dinh dưỡng, sau đó chăm sóc thu hái như
ban đầu.
Thời gian thu hái tới khi gỗ mục nát hoặc thời tiết chuyển sang mùa lạnh thì
Mộc nhĩ ngừng mọc, Nếu gỗ còn chắc ta có thể xếp gỗ vào nơi ẩm để năm sau đưa ra
chăm sóc thu hái tiểp.
4. Thu hái - Sơ chế - Bảo quản
Mộc nhĩ sau khi thu hái cần rửa sạch và cắt chân nấm hết phần gốc có đính vỏ
gỗ, tạp chất. Phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm 12 -13 %
Bảo quản nấm khô trong bao nilon và bao dứa chống ẩm.

SƠ ĐỒ TÓM TẮT
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG NẤM MỘC NHĨ TRÊN GỖ

Chọn gỗ, xử lý gỗ


Đục sóc
lỗ, cấy
Chăm
thu giống
hái nấm
Xếp ủ gỗ, nuôi sợi

1 chai cấp cấy cho 25-30 bịch
nguyên
liệu
Nhiệt độ
24-26 độ C



×