Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại (TT NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (655.52 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

LOẠI HÌNH TỰ SỰ
TRONG VĂN HỌC DÂN TỘC THÁI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
Mã số: ĐH2015-TN07-01

Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Hải Anh

Thái Nguyên, tháng 2 năm 2017


i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

TT

1

Đơn vị công tác và
Nội dung nghiên cứu
lĩnh vực chuyên môn
cụ thể được giao


Đơn vị công tác: Khoa Khoa
học cơ bản, trường Đại học
NCS. Nguyễn Thị Hải Công nghệ thông tin và Truyền
Chủ nhiệm đề tài
Anh
thông
Họ và tên

Ghi chú

Chuyên môn: Ngữ văn

ThS. Vương Thị Yến

2

Đơn vị công tác: Phòng KHCN&HTQT, trường Đại học
Công nghệ Thông tin và Thư ký hành chính đề
tài
Truyền thông
Chuyên môn: Toán

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

TT

Tên đơn vị
trong và ngoài nước

1


Khoa Ngữ văn - Trường Phối hợp nghiên cứu, trao TS. Đào Thủy Nguyên –
ĐHSP - ĐHTN
đổi chuyên môn
Chủ nhiệm khoa

2

Hội Văn học nghệ thuật
Cung cấp tư liệu, trao đổi Nhà văn Cao Duy Sơn –
các dân tộc thiểu số Việt
chuyên môn
Phó Chủ tịch Hội
Nam

3

Hội Văn học nghệ thuật
tỉnh Sơn La

Nội dung phối hợp nghiên Họ và tên
cứu
người đại diện đơn vị

Cung cấp tài liệu, trao đổi Trần Đại Tạo – Chủ tịch
chuyên môn
Hội

Ghi chú



ii

MỤC LỤC

MỤC LỤC......................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................................. iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài.............................................................. 1
1.1.Thể loại truyện (truyện ngắn, truyện vừa) ......................................................................... 1
1.2. Thể loại truyện thơ, tiểu thuyết và trường ca .................................................................... 1
2. Tính cấp thiết ............................................................................................................................ 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................................. 1
4. Cách tiếp cận ............................................................................................................................. 1
5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................................... 1
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 1
7. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................. 2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.1. Môi trường địa - văn hóa của dân tộc Thái ở Việt Nam ........................................................ 2
1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn gốc lịch sử dân tộc .................................................. 2
1.1.2. Đặc trưng văn hóa dân tộc ............................................................................................. 2
1.2. Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái ........................................................................... 3
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về loại hình tự sự ..................................................................... 3
1.2.2. Khái quát về loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại ...................... 4
Chương 2. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG LOẠI HÌNH TỰ SỰ VĂN HỌC DÂN
TỘC THÁI ........................................................................................................................................ 4
2.1. Cảm hứng sử thi ..................................................................................................................... 4
2.1.1. Đề tài gắn với những sự kiện lớn lao có ý nghĩa đối với toàn cộng đồng...................... 4
2.1.2. Con người “hoàn tất” trong cảm hứng sử thi ................................................................. 4
2.1.3. Sự rạn nứt trong quan niệm về hiện thực chiến tranh .................................................... 5

2.2. Cảm hứng thế sự .................................................................................................................... 5
2.2.1. Trạng thái xã hội với những khiếm khuyết, băng hoại về nhân cách và lối sống .......... 5
2.2.2. Những “khoảng tối” nơi công quyền ............................................................................. 5
2.2.3. Nỗi trăn trở sinh thái thời hiện đại ................................................................................. 5
Chương 3. CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG LOẠI
HÌNH TỰ SỰ VĂN HỌC DÂN TỘC THÁI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI ............................................. 6
3.1. Cốt truyện trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái........................................................... 6
3.1.1. Cốt truyện tuyến tính ..................................................................................................... 6
3.1.2. Cốt truyện khung ........................................................................................................... 6


iii

3.1.3. Cốt truyện gấp khúc ....................................................................................................... 7
3.1.4. Cốt truyện tâm lí ............................................................................................................ 7
3.2. Nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái ............................................................. 7
3.2.1. Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái ....................................... 7
3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái ................... 8
3.3. Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái .............................. 8
3.3.1. Lời văn đậm chất trữ tình, giàu giá trị biểu cảm ............................................................ 8
4.2.2. Lời văn mộc mạc, tự nhiên ............................................................................................ 9
4.2.3. Lời văn mang tính trào lộng, châm biếm ....................................................................... 9
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 10


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTr


:

Cốt truyện

ĐTNT

:

Độc thoại nội tâm

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

LHTS

:

Loại hình tự sự

LLVH

:

Lí luận văn học

NVCN


:

Nhân vật chức năng

NVLH

:

Nhân vật loại hình

TPTS

:

Tác phẩm tự sự

VHDG

:

Văn học dân gian

VHHĐ

:

Văn học hiện đại



v

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại.
- Mã số: ĐH2015-TN07-01.
- Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hải Anh.
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện:2015 – 2016.
2. Mục tiêu
Qua việc nghiên cứu về loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại, đề tài
nhằm làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, tính kế thừa, phát huy và phát triển các giá
trị truyền thống của loại hình tự sự văn học dân tộc Thái; phác họa diện mạo của loại hình tự sự
trong nền văn học Thái; đồng thời, góp phần khẳng định, tôn vinh giá trị của loại hình tự sự văn học
dân tộc Thái trong nền văn học các dân tộc thiểu số nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
3. Tính mới và sáng tạo
- Lần đầu tiên, đề tài đã đem đến cho người đọc một cái nhìn hệ thống, một bức tranh khái
quát và cụ thể về loại hình tự sự văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại, chỉ ra cho người đọc thấy
được bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học dẫn tới sự ra đời của bộ phận văn học này.
- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về môi trường địa – văn hóa, đề tài đã nhận
diện và chỉ ra được sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố này tới sự hình thành nhân cách, bản lĩnh
sáng tạo nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Thái ở Việt Nam
- Bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm chung của loại hình, đề tài cũng đã thể hiện được
những đặc trưng riêng của từng thể loại trong loại hình.
- Đề tài đã chỉ ra được tính kế thừa trong việc phát huy bản sắc dân tộc của văn học Thái
hiện đại - một yếu tố rất quan trọng làm nên giá trị, bản sắc của nền văn học mỗi dân tộc.

4. Kết quả nghiên cứu
- Đề tài đã chỉ ra được diện mạo của loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái, qua đó, góp
một cái nhìn tổng quan, hệ thống về loại hình văn học này trong văn học dân tộc Thái;
- Đề tài đã chỉ ra được tính kế thừa trong việc phát huy bản sắc dân tộc của văn học Thái
hiện đại - một yếu tố rất quan trọng làm nên giá trị, bản sắc của nền văn học mỗi dân tộc. Trên cơ
sở lựa chọn và phân tích những vấn đề cơ bản về cảm hứng nghệ thuật, cốt truyện, nhân vật và
ngôn ngữ, đề tài đã chỉ ra những yếu tố bảo lưu bền vững, tính kế thừa và phát huy những giá trị
văn hóa, văn học cổ truyền của loại hình tự sự hiện đại;
- Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về môi trường địa – văn hóa, đề tài đã nhận diện
và chỉ ra được sự ảnh hưởng, tác động của yếu tố này tới sự hình thành nhân cách, bản lĩnh sáng tạo
nghệ thuật cũng như truyền thống văn hóa, văn học của dân tộc Thái ở Việt Nam;
- Bên cạnh việc chỉ ra những đặc điểm chung của loại hình, đề tài cũng đã thể hiện được
những đặc trưng riêng của từng thể loại trong loại hình.


vi

5. Sản phẩm
Ba bài báo đăng trên tạp chí trong nước:
[1]. Nguyễn Thị Hải Anh (2015), “Văn xuôi hiện đại dân tộc Thái trên hành trình phát triển và hội
nhập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 11 (525), tr. 91-98.
[2]. Nguyễn Thị Hải Anh (2016), ”Một khía cạnh cuộc sống và con người miền núi qua văn xuôi
hiện đại dân tộc Thái”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 7 (533), tr.90-96.
[3]. Nguyễn Thị Hải Anh (2016), ”Hình tượng người anh hùng trong loại hình tự sự văn học dân tộc
Thái”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, Số 6 (168), tr.35-41.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả
nghiên cứu
- Phương thức chuyển giao: thông qua các bài báo trên tạp chí chuyên ngành (02 bài trên tạp
chí Nghiên cứu văn học; 01 bài trên tạp chí Văn hóa dân gian).
- Địa chỉ ứng dụng:

+ Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu giảng dạy hoặc tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy về văn học dân tộc Thái
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy về văn học dân tộc thiểu số.
- Tác động và lợi ích mang lại:
+ Cung cấp một cái nhìn hệ thống, chỉnh thể về loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái;
+ Cơ sở cho việc khẳng định, tôn vinh và khuyến khích sự phát triển của nền văn học dân tộc Thái;
+ Góp phần vào việc bảo tồn và phát huy vốn văn hoá văn học của các dân tộc thiểu số.

Ngày 15 tháng 03 năm 2017
Cơ quan chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

Nguyễn Thị Hải Anh


vii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information
Project title: Narrative forms in Thai ethnic group’s literature in modern era.
Code number: ĐH2015-TN07-01
Coordinator: Nguyen Thi Hai Anh.
Implementing institution: College of Information and Communication Technology, Thai
Nguyen University.
Duration: from 2015 to 2016
2. Objective(s)
By studying the narrative forms in the Thai ethnic group’s literature in modern era, the
project aims to clarify the characteristics of the content and art, inheritance, promotion and

development of traditional values of the narrative forms in Thai ethnic group’s literature; to sketch
the its face in Thai’s literature; meanwhile, to contribute to affirm, to honor the value of narrative
forms in Thai ethnic’s literature in ethnic minorities’ literature in particular and in Vietnam
literature in general.
3. The Novelty and creativeness
- It’s the first time that the project has given readers a systematic insight into as well as a
generalized and specific picture of narrative forms in Thai ethnic group’s literature in modern era;
and the project also has shown the reader the historical, social, cultural, literary setting leading to
the birth of this form of literature.
- By clarifying the basic issues about geographic-cultural environment, the desertation has
pointed out the effects and the impacts of this factor to the formation of the personality, artistic
creativity capacity as well as cultural and literary tradition of Thai ethnic group in Vietnam.
- Besides pointing out the common characteristics of its kind, the dissertation has figured out
the distinctive characteristics of each category in this kind.
The dessertation has pointed out the inheritance in promoting the national cachet of modern Thai
literature - a crucially important factor making up the value, the cachet of each ethnic group’s literature.
4. Research results
- The project has figured out its face in Thai ethnic group’s literature, thereby, contributed a
systematic overview of this type of literature in the Thai literature;
- The project has figured out the inheritance in promoting the national cachet of modern Thai
literature - a very important factor making up the value and the cachet of each ethnic group’s
literature. On the basis of selection and analysis of the basics of artistic inspiration, plot, character and
language, the project has pointed out sustainable maintaining factors, inheritance and promotion of
cultural values, traditional literature of modern narrative forms;
- On the basis of clarifying the fundamental issues about the geographic-culture environment, the
project has identified and pointed out its effects and the impacts to the formation of personality, creative
skill and spirit for arts as well as cultural and literature tradition of Thai ethnic group in Vietnam;
- In addition to pointing out the common characteristics of this form, the project has also
demonstrated its own features of each genre in this form.



viii

5. Products
Three scientific papers have been published in domestic journals.
[1] Nguyen Thi Hai Anh (2015), “Thai ethnic group’s Modern Prose on the journey to development
and integration”, Journal of Literary Studies, No. 11 (525), pp. 91-98.
[2] Nguyen Thi Hai Anh (2016), “An aspect of human life and the mountainous people through
Thai ethnic group’s Modern Prose”, Journal of Literary Studies, No. 7 (533), pp. 90- 96.
[3] Nguyen Thi Hai Anh (2016), “The image of heroes in narrative forms in Thai ethnic group’s
literature”, Journal of Folklore, No. 6 (168), pp. 35-41.
6. Mode of transfer, applicable addresses, effects and benefits of the research results
- Mode of transfer: The research results can be transferred via the published papers on
specialized journals (02 papers in Journal of Literary Studies; 01 paper in Journal of Folklore
Culture).
- Applicable Address:
+ The results of the research can be used as teaching materials or reference in the research
and teaching of Thai ethnic group’s literature
+ The results of the research can be used as a reference in the research and teaching of the
ethnic minorities’ literature.
- The effects and benefits:
+ To provide a holistic and systematic insight into narrative forms in the Thai ethnic
group’s literature;
+ To be the basis to assert, honor and encourage the development of the Thai ethnic
group’s literature;
+ To contribute to the preservation and promotion of the ethnic minorities’ culture and literature.
.


1


MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài
1.1.Thể loại truyện (truyện ngắn, truyện vừa)
Cho đến nay, truyện (bao gồm cả truyện ngắn và truyện vừa) là thể loại có nhiều thành tựu
và nhận được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu hơn cả. Trong đó, chủ yếu là các bài
viết bàn về một tác giả, tác phẩm cụ thể. Trong số các nhà văn hiện đại dân tộc Thái, La Quán
Miên là tác giả nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà phê bình, nghiên cứu nhất.
1.2. Thể loại truyện thơ, tiểu thuyết và trường ca
Đây là ba thể loại ít được bàn đến. Bởi vậy, tư liệu mà chúng tôi tập hợp được còn rất mỏng.
Đặc biệt, chúng tôi chưa ghi nhận được một bài nghiên cứu nào về trường ca.
2. Tính cấp thiết
2.1. Nghiên cứu về văn học thiểu số là một việc làm phù hợp và thiết thực nhằm góp phần
thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước trong xây dựng, phát triển văn học nghệ
thuật các dân tộc thiểu số.
2.2. Trong nền văn học dân tộc Thái, tự sự là một trong những loại hình văn học kết tinh được
nhiều thành tựu.
Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống về loại hình tự
sự trong nền văn học Thái.
2.3. Việc nghiên cứu loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái theo hướng tiếp cận hệ thống
và mang tính chỉnh thể là hướng tiếp cận cần thiết trong việc tìm hiểu về văn học Thái.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đề tài đi sâu làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, tính kế thừa, phát huy và
phát triển các giá trị truyền thống của LHTS văn học dân tộc Thái; phác họa diện mạo của LHTS
trong nền văn học Thái
- Góp phần khẳng định, tôn vinh giá trị của văn học dân tộc Thái trong nền văn học các
DTTS nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
4. Cách tiếp cận
Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trên quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp hệ thống hóa
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
6.1. Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm thuộc LHTS VHHĐ dân tộc Thái.
6.2. Phạm vi nghiên cứu
6.2.1.Phạm vi tư liệu nghiên cứu


2

- Các tác phẩm thuộc LHTS trong VHHĐ dân tộc Thái, bao gồm các tổng tập, tuyển tập, hợp
tuyển, truyện cổ đã xuất bản.
- Các bài viết, công trình nghiên cứu về LHTS trong văn học viết dân tộc Thái nói riêng và của
văn học các DTTS nói chung.
- Một số tác phẩm, tác giả tiêu biểu của các dân tộc khác làm cơ sở cho việc đối chiếu,
so sánh làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của LHTS trong văn học dân tộc Thái.
6.2.2. Phạm vi vấn đề nghiên cứu
- Chúng tôi giới hạn phạm vi vấn đề nghiên cứu qua 4 thể loại: truyện (truyện ngắn và
truyện vừa), tiểu thuyết, trường ca và truyện thơ.
7. Nội dung nghiên cứu
Phần Nội dung của đề tài được triển khai thành ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
Chương 3. Cốt truyện, nhân vật và lời văn nghệ thuật trong loại hình tự sự văn học dân
tộc Thái


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Môi trường địa - văn hóa của dân tộc Thái ở Việt Nam
1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên và nguồn gốc lịch sử dân tộc
1.1.1.1. Đặc điểm địa lí tự nhiên
Sống trong một vùng địa lí tự nhiên khắc nghiệt, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình,
đồng bào các DTTS Tây Bắc, trong đó có người Thái, đã sớm biết cách chung sống hài hòa với tự
nhiên, khai thác các nguồn lợi từ nó để phục vụ cho cuộc sống. Ở chiều ngược lại, những đặc điểm
riêng về địa lí tự nhiên của vùng cũng để lại những dấu ấn đậm nét và ảnh hưởng lớn đến tập quán
cư trú, canh tác, lối sống và văn hóa tộc người.
1.1.1.2. Nguồn gốc lịch sử dân tộc
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và những ghi chép trong các tập sử thi của
người Thái thì họ là cư dân cổ của vùng Tây Nam và Vân Nam (Trung Quốc).
Ở Việt Nam, người Thái phân chia thành hai ngành: Thái Đen [Tay (Thay) Đăm] và Thái
Trắng [Tay (Thay) Khao hay Đón].
Từ rất lâu, nhóm Thái Đen đã theo nếp cũ coi mình thuộc dòng tộc mẹ, mang biểu tượng
rồng ở nước kết hợp với dòng tộc cha mang biểu tượng chim én ở cạn (núi). Người Thái Trắng coi
mình thuộc dòng dõi mẹ - chim - cạn (núi) kết hợp với cha - rồng - nước. Dân số của cộng đồng
người Thái là 1.550.423 người.
1.1.2. Đặc trưng văn hóa dân tộc
1.1.2.1. Văn hóa vật chất
- Hoạt động kinh tế


3

Người Thái sống trong các cách đồng thung lũng lòng chảo của vùng núi cao miền nhiệt đới
gió mùa ẩm ướt phía Tây và Tây Bắc Bắc Bộ. Trải qua hàng ngàn năm khai thác thiên nhiên ở địa
hình này, họ đã tạo được hệ sinh thái nhân văn thường được gọi là “văn hóa thung lũng”.
- Ẩm thực Thái

Đối với người Thái, nếp là lương thực chính. Hiện nay, người Thái đã bắt đầu có thói quen
ăn tẻ. Người Thái ưa dùng đồ nướng. Trong các món ăn của người Thái, cá có một vị trí quan
trọng. Ngoài ra, khi nói tới phong tục ẩm thực của người Thái không thể không nhắc tới rượu.
- Nhà ở: Theo truyền thống xưa thì người Thái ở nhà sàn.
- Trang phục
Trang phục của họ phân biệt theo giới, thường ngày với lễ phục, khi chết và để tang, lúc đi
làm ở ngoài đồng, nương rừng với khi ở nhà, mừa nóng bức với những tháng đông lạnh giá trong
năm và hai độ tuổi – chưa thành niên với khi đã trưởng thành và đến lúc nhắm mắt xuôi tay.
- Ngôn ngữ
Người Thái có ngôn ngữ và văn tự riêng. Ngôn ngữ của dân tộc này thuộc hệ ngôn ngữ Thái
– Ka đai (tức hệ ngôn ngữ Nam – Thái), bắt nguồn từ hệ chữ Sanscrit (Ấn Độ).
1.1.2.2. Về văn hóa tinh thần
- Tín ngưỡng, tôn giáo
Khác với nhiều dân tộc khác trên dải đất hình chữ S này, người Thái không chịu ảnh hưởng
của Phật giáo hay các tôn giáo ngoại lai khác. Bên cạnh trạng thái tôn giáo nguyên thủy “vạn vật hữu
linh”, xưa nay, “dân tộc này vẫn tin và thờ một lực lượng siêu nhiên mà thuật ngữ Thái gọi là “phi”.
- Tục lệ cưới hỏi, tang ma
Nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân của người Thái là ngoại hôn dòng họ. Theo phong tục
truyền thống, người Thái có tục ở rể.
- Văn học, nghệ thuật
Luồng văn học dân gian cổ của đồng bào Thái được lưu truyền lại nhờ phương thức truyền
miệng và ghi chép thành văn. Cho đến nay, dân tộc này còn lưu trữ được cả một kho tàng văn học
dân gian phong phú và độc đáo, bao gồm gần như đầy đủ tất cả các thể loại như thần thoại, truyền
thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện thơ, tục ngữ, câu đố, truyện cười,…trong đó, có nhiều tác
phẩm lớn đã được giới thiệu rộng rãi và được nhiều bạn đọc trên cả nước yêu mến đón nhận như
Xống chụ xon xao, Quam tô mương,…
1.2. Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái
1.2.1. Một số vấn đề lí thuyết về loại hình tự sự
1.2.1.1. Vấn đề phân loại trong văn học và khái niệm “loại hình tự sự”
Về mặt thuật ngữ, “tự sự” là khái niệm được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ, espos có nghĩa là

lời nói, lời kể. Về phương diện thể loại văn học, trên cơ sở phương thức phản ánh tự sự đã hình
thành loại hình tự sự.
Theo quan điểm này, trong luận án, khái niệm “loại hình” được dùng tương đương với khái
niệm “loại”, mang ý nghĩa là cấp độ phân chia cao nhất trong một bộ phận văn học.
1.2.1.2. Các yếu tố cơ bản của cấu trúc tác phẩm tự sự
Các thành phần cơ bản của tác phẩm tự sự: bao gồm cốt truyện, nhân vật và người kể chuyện.kể chu


4

1.2.2. Khái quát về loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại
Sau hành trình nửa thế kỷ, đến nay, loại hình văn học này đã tập hợp được một lực lượng
sáng tác khá đông đảo gồm hàng chục tác giả như Sa Phong Ba, La Quán Miên, Cầm Hùng, Vi
Hợi, Kha Thị Thường,…và khá đầy đủ các thể loại như truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, truyện
thơ và trường ca.
Trên cơ sở của sự phát triển phong phú, đa dạng về diện, lượng và bước đầu khẳng định về
chất, nội dung phản ánh của văn xuôi dân tộc Thái thời kỳ hiện đại cũng ngày càng được mở rộng.
Về mặt nghệ thuật, bên cạnh những đặc điểm như: sự ảnh hưởng đậm nét của văn học
dân gian, sự ngắn gọn và sự linh hoạt trong cách kể, cách tả và dựng truyện, các nhà văn dân
tộc Thái cũng đã có sự tìm tòi, thử nghiệm, đổi mới trong sáng tác và bước đầu đã đạt được
những thành công nhất định.

Tiểu kết
Ở Việt Nam, Thái là một trong những dân tộc có lịch sử định cư và phát triển lâu đời. Cư trú
trên một địa bàn rộng, trọng yếu, với số dân đông thứ hai trong số các DTTS anh em, có đời sống
kinh tế xã hội khá phát triển, dân tộc Thái luôn giữ một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Trải qua lịch sử hàng ngàn năm, người
Thái cũng đã sớm định hình và xây dựng được một nền văn hóa phong phú với nhiều nét đặc trưng
riêng. So với nhiều DTTS anh em khác, người Thái có quyền tự hào về một nền văn học, bao gồm
cả dân gian và hiện đại, với diện mạo phong phú và đa dạng, đặc biệt là LHTS. LHTS trong VHHĐ

dân tộc Thái đã có sự phát triển khá đồng đều về lượng và chất. Sau hơn nửa thế kỉ phát triển, loại
hình văn học này đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển chung của nền văn học
Việt Nam. Với những thành tựu và đóng góp đó, LHTS của văn học Thái thời kì hiện đại đã bước
đầu nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, mức độ và diện nghiên cứu chưa
sâu, chưa đồng đều giữ các thể loại.

Chương 2. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT TRONG LOẠI HÌNH TỰ SỰ VĂN HỌC DÂN
TỘC THÁI
2.1. Cảm hứng sử thi
2.1.1. Đề tài gắn với những sự kiện lớn lao có ý nghĩa đối với toàn cộng đồng
Nếu như trong quá khứ, các cuộc chiến tranh của người Thái được tiến hành chủ yếu là
nhằm giải quyết vấn đề giành đất định cư, phát triển và mở rộng địa bàn cư trú thì trong thế kỉ XX,
những cuộc chiến tranh của họ lại được tiến hành với mục đích là bảo vệ đất nước, bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân. Đó là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Khi
chiến tranh đã lùi về quá khứ, đồng bào Thái lại sát cánh cùng nhân dân cả nước khắc phục hậu quả
chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới. Bên cạnh đó, các vấn đề lớn liên quan đến các dân tộc vùng
cao nói chung và bà con dân tộc Thái nói riêng như việc tổ chức kháng chiến chống thực dân xâm
lăng; chuyện dời bản dời mường của bà con đến các vùng đất tái định cư để lấy đất xây dựng các
công trình thủy điện; chuyện xây dựng và phát triển các nông trường chăn nuôi, sản xuất lớn theo mô
hình hợp tác xã sau chiến tranh; chuyện trồng cây gây rừng hay đổi mới phương thức làm ăn đã được
các nhà văn phản ánh kịp thời.
2.1.2. Con người “hoàn tất” trong cảm hứng sử thi
Họ là những nhân vật ạnh hùng của thời đại anh hùng và là trung tâm quy tụ mọi mối dây
liên hệ trong một cộng đồng.


5

Các nhân vật, hình tượng trong các tác phẩm mang cảm hứng sử thi, tuy thuộc nhiều tầng lớp,
lứa tuổi, thành phần khác nhau song đều mang trong mình những phẩm chất anh hùng, đều thể hiện

tầm vóc lớn lao, kết tụ sức mạnh, ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng. Xuất phát từ cơ
sở của hiện thực, song vẻ đẹp cả về thể chất lẫn tinh thần của những nhân vật này đã được lí tưởng
hóa. Đây cũng chính là tính lãng mạn lịch sử trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các tác phẩm
mang cảm hứng sử thi. Vẻ đẹp của nhân vật, không chỉ mang ý nghĩa tự thân, mà còn chứa đựng
trong nó ước mơ, khát vọng, lí tưởng và niềm tin của con người về sức mạnh dân tộc. Điều này thể
hiện nhân sinh quan tích cực mang chất nhân văn cao đẹp trong các tác phẩm văn học Thái.
2.1.3. Sự rạn nứt trong quan niệm về hiện thực chiến tranh
Bên cạnh chất sử thi hoành tráng và âm hưởng hào hùng, nhiều tác phẩm tự sự dân tộc Thái
còn có những trang viết thấm đẫm nỗi đau, nước mắt và máu của của những người con, những bản
làng Thái oằn mình dưới gót giầy xâm lăng. Nói cách khác, văn xuôi dân tộc Thái đã xuất hiện
những dấu hiệu rạn nứt của cảm hứng sử thi trong quan niệm hiện thực về chiến tranh.
2.2. Cảm hứng thế sự
2.2.1. Trạng thái xã hội với những khiếm khuyết, băng hoại về nhân cách và lối sống
Người Thái luôn coi trọng những con người có đạo đức, có hành vi, lối sống chuẩn mực,
giản dị và lành mạnh. Trải qua lịch sử lâu dài, các phẩm chất đó tạo thành những giá trị văn hóa cốt
lõi và những quy định ứng xử hài hòa, tốt đẹp giữa con người với con người trong xã hội. Tuy
nhiên, trên thực tế, ở nhiều lúc, nhiều nơi, những giá trị ấy đang có nguy cơ bị mai một, phá vỡ do
những tác động không thuận chiều từ môi trường xã hội và từ chính những dục vọng đen tối của
con người. Điều này đã được các nhà văn Thái phản ánh qua các tác phẩm như Cơn lốc đen (Cầm
Hùng), Sương rơi từ núi ((Kha Thị Thường), Lão trộm lợn rừng, Ma suối (La Quán Miên),…
Có thể nói, sức mạnh của đồng tiền có thể giúp thay đổi cuộc sống của con người theo chiều
hướng tích cực, nhưng cũng có thể là nguyên nhân nhấn chìm con người trong đau khổ, là nguyên
nhân khiến con người tự đánh mất chính mình. Nó chính là con dao hai lưỡi mà nếu không biết sử
dụng, chính mình lại làm cho mình bị thương. Sự cám dỗ của đồng tiền không chừa một ai và ai
cũng có thể bị nó làm cho méo mó, biến dạng về nhân cách. Sự mất mát, những cái giá quá đắt mà
những người nông dân, những con người vốn bình thường lương thiện phải trả cho cho lòng tham,
sự mù quáng đối với đồng tiền của họ khiến chúng ta không khỏi xót xa. Đây chính là bài học nhân
sinh thấm thía mà các nhà văn Thái đã giúp độc giả nhận ra khi theo dõi những trang văn của họ.
2.2.2. Những “khoảng tối” nơi công quyền
Các nhà văn đã giúp chúng ta phân tích, mổ xẻ và tìm ra sự thực về căn bệnh nan y của xã

hội: nạn tham nhũng và sự suy thoái đạo đức cán bộ. Bức tranh hiện thực về công quyền với nhiều
mảng màu u tối có thể khiến ai đó bi quan, nhưng thực sự, đó là một việc làm cần thiết. Bởi, nếu có
né tránh, sự thực vẫn không thay đổi. Một khối ung sẽ chỉ thêm nguy hiểm nếu chúng ta không
dũng cảm cắt bỏ nó. Do vậy, hướng vào cái xấu, phê phán nó cũng là một cách để góp phần làm
cho cuộc sống này tốt đẹp hơn. Đó mới chính là cái tâm của người cầm bút.
2.2.3. Nỗi trăn trở sinh thái thời hiện đại
Trong sáng tác của các nhà văn hiện đại dân tộc Thái, môtíp báo thù của tự nhiên là vấn đề
được đề cập đến trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt hơn, quy luật nhân quả báo ứng này không chỉ
được biểu hiện trực tiếp qua những trường hợp cụ thể mà nó còn trở thành nỗi ám ảnh tâm linh đối
với những kẻ gây tội ác. Nói cách khác, sự báo ứng đó không phải chỉ là sự báo ứng mang tính chất
hữu hình, vật chất của tự nhiên mà nó còn là sự báo ứng mang màu sắc tâm linh huyền bí.


6

Tiểu kết
Trong số rất nhiều những vấn đề của cuộc sống, LHTS trong văn học dân tộc Thái đặc
biệt quan tâm và tập trung thể hiện các vấn đề thuộc về thế sự nhân sinh thông qua hai nguồn
cảm hứng nổi bật, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển thể loại của loại hình là cảm hứng sử
thi và cảm hứng thế sự.
Nguồn cảm hứng sử thi của LHTS dân tộc Thái mang tính bảo lưu bền vững những đặc điểm
chung mang tính phổ quát trong việc lựa chọn đề tài phản ánh, tư tưởng chủ đề và xây dựng hình
tượng con người mang tầm vóc thời đại/ Bên cạnh đó, ở các TPTS hiện đại, cảm hứng sử thi đã có
những dấu hiệu bị rạn nứt trong quan niệm hiện thực về chiến tranh.
Trong nguồn cảm hứng thế sự, các nhà văn Thái quan tâm và tập trung phản ánh, làm nổi
rõ những mảng màu xám trong hiện thực cuộc sống. Mảng màu tối trong bức tranh về cuộc sống
và xã hội này đã phản ánh hiện thực; mặt khác, thể hiện rõ quan niệm và thói quen tư duy truyền
thống của tộc người. Bày tỏ niềm suy tư, trăn trở trước thay đổi không thuận chiều của cuộc
sống, đó là cách các nhà văn dân tộc Thái thể hiện trách nhiệm, lương tâm của người cầm bút,
đồng thời cũng là những yếu tố làm nên chiều sâu nhân văn trong các sáng tác của loại hình.

Chương 3
CỐT TRUYỆN, NHÂN VẬT VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT TRONG LOẠI HÌNH TỰ SỰ
VĂN HỌC DÂN TỘC THÁI THỜI KÌ HIỆN ĐẠI
3.1. Cốt truyện trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
3.1.1. Cốt truyện tuyến tính
Đây là kiểu CTr đặc biệt phổ biến trong hầu hết các các tác phẩm thuộc loại hình tự sự của
văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại. Trong số các nhà văn Thái thời kỳ hiện đại, không có tác giả
nào không chịu ảnh hưởng của kiểu kết cấu này.
Cách trần thuật theo trật tự thời gian tuyến tính và kiểu kết thúc có hậu trên đã đem lại những
hiệu quả nghệ thuật nhất định cho LHTS trong văn học dân tộc Thái thời kỳ hiện đại. Cách trần
thuật này, một mặt, giúp cho độc giả dễ theo dõi, nắm bắt nội dung, ý nghĩa của truyện, dễ hình
dung ra nhân vật và giúp họ hiểu rõ hơn tâm hồn của con người miền núi, mặt khác, phần nào thể
hiện ý thức và tư duy nghệ thuật hướng về truyền thống của các nhà văn hiện đại. Bên cạnh những
ưu điểm, cách tổ chức và xây dựng CTr theo lối truyền thống cũng bộc lộ những hạn chế nhất định.
Cách tổ chức CTr này đã khiến cho các nhân vật bị giản đơn về tính cách, “hiệu quả thẩm mỹ từ sự
so le giữa diễn biến CTr với trật tự trần thuật đã không được tận dụng”.
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt là, trong khi vẫn đảm bảo những quy luật vận động thời gian
(tuyến tính) cũng như số lượng và đặc điểm phân tuyến của nhân vật (tính đơn tuyến), một số tác
phẩm, bao gồm cả dân gian và hiện đại, lại có xu hướng phá vỡ kết cấu truyền thống thường thấy
của thể loại. Đó là kiểu kết thúc không có hậu/kết thúc bi kịch. Ngoài kiểu kết thúc không có hậu, ở
một số tác phẩm, một số nhà văn còn khéo sắp đặt tình huống truyện để tạo ra một kết thúc bất ngờ
và đặt nhân vật của mình vào những tình huống độc đáo, giàu tính kịch. Về điểm này, trong số các
nhà văn Thái, Sa Phong Ba là người có khả năng và thành công hơn cả, với các tác phẩm Cú điện
thoại bỏ ngỏ, Gói quà bí mật,…
Sự mở rộng và những nỗ lực cách tân này giúp các TPTS của văn học dân tộc Thái có khả năng tái
hiện cuộc sống một cách đầy đặn hơn, đồng thời, góp phần thể hiện rõ cảm hứng sáng tác trong tác phẩm.
3.1.2. Cốt truyện khung
Kết cấu lồng ghép của kiểu cốt truyện khung trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái được
biểu hiện khá đa dạng. Có khi mạch tự sự rẽ ngang khi nhắc đến một nhân vật, khi nhân vật hồi



7

tưởng lại quá khứ, cũng có khi một chi tiết trong truyện lại gợi lên một câu chuyện khác, chuyện
này nối tiếp chuyện kia…Tính cấp độ của kiểu cấu trúc này cũng tồn tại ở những cấp độ khác nhau.
Có khi truyện lồng truyện chỉ vắn tắt một vài dòng, có khi dài một vài trang và cũng có khi truyện
lồng có tính chất độc lập tương đối, có thể tách ra thành một truyện riêng. Dạng cấu trúc trần thuật
này, một mặt, giúp nhà văn mở rộng dung lượng phản ánh hiện thực, mặt khác, cũng tạo ra những
lớp ý nghĩa mới cho các tác phẩm.
3.1.3. Cốt truyện gấp khúc
Ở kiểu cốt truyện này, quan hệ nhân quả không còn được duy trì, trật tự “thời gian bị đảo
ngược và nhảy cóc trong mạch tự sự, nhiều đoạn hồi cố được đan xen, tạo nên tính đồng hiện ngẫu
nhiên và lỏng lẻo của cốt truyện”
Trên thực tế, có một điều đáng lưu ý là, kết cấu đảo ngược thời gian trần thuật hay kĩ
thuật đồng hiện thời gian của kiểu CTr gấp khúc không phải chỉ có ở nghệ thuật tự sự hiện
đại. Khảo sát thể loại truyện thơ của VHDG dân tộc Thái, chúng tôi cũng tìm thấy một số
biểu hiện của kiểu CTr này ở một số tác phẩm như Tạo Hoàng Tiu và nàng công chúa, Kẻn
Kéo,… Rõ ràng, trước khi có một nền văn học viết thực sự cùng với sự xâm nhập, ảnh hưởng
của văn học nước ngoài, bản thân nền VHDG Thái, trong sự giao lưu, tiếp biến với nền
VHDG của người Kinh và các dân tộc khác, cũng đã có những tìm tòi và có cách thể hiện
riêng cho những sáng tác văn học của mình. Điều này, không chỉ tạo nên tính chất mới mẻ,
sự hấp dẫn cho những sáng tác văn học cổ mà còn giúp mở rộng biên độ trần thuật và phạm
vi phản ánh hiện thực của tác phẩm.
Tuy nhiên, cũng cần phải thấy một thực tế là, mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi
nhận song những sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật của kiểu CTr gấp khúc trong các sáng tác thuộc
LHTS văn học dân tộc Thái cũng mới chỉ dừng lại ở bước đầu đổi mới. Còn phải mất một chặng đường
khá dài nữa, những tác phẩm văn học của người Thái “mới chạm đến hiện tượng thủ tiêu quan hệ nhân
quả một cách cực đoan trong các truyện dòng ý thức, truyện hồi tưởng phân tích.
3.1.4. Cốt truyện tâm lí
Đối với nền văn xuôi non trẻ của dân tộc Thái, đây vẫn là một kiểu CTr còn tương đối mới mẻ.

Tuy nhiên, với khả năng sáng tạo, trách nhiệm của người cầm bút đối với nền văn học dân tộc và sự ảnh
hưởng từ văn học Việt, một số nhà văn dân tộc Thái cũng đã có những nỗ lực cách tân và đạt được một
số thành công bước đầu. Đó là trường hợp của La Quán Miên trong Thầy mo ra đi và những cuốn sách
cổ, Trăng ở bản đồi; Cầm Hùng trong Cửa hàng dược trong nghĩa trang, Từ một pô ảnh; Kha Thị
Thường với một loạt truyện ngắn Những mùa hoa nở, Ngày biết tuổi, Phong lan nở trái mùa, Ảo ảnh,
Khuôn mặt tình yêu,… Trong đó, Kha Thị Thường là người có nhiều đổi mới và thành công hơn cả.
3.2. Nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
3.2.1. Thế giới nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
Khảo sát hệ thống nhân vật trong loại hình, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, xét về mặt cấu trúc, hệ thống nhân vật được chia ra làm hai loại cơ bản. Đó là nhân
vật loại hình và nhân vật chức năng. Hai loại nhân vật này có mặt trong rất nhiều tác phẩm, thuộc
nhiều thể loại và xuyên suốt quá trình sáng tác, từ dân gian đến hiện đại.
Thứ hai, thế giới nhân vật được phân chia thành hai tuyến đối lập rõ rệt: tốt - xấu, thiện - ác,
chính nghĩa - phi nghĩa
Thứ ba, nhân vật có xu hướng biến đổi từ nhân vật đơn thanh, đơn cực sang nhân vật đa
thanh, đa diện; chú trọng miêu tả tâm lí nhân vật.


8

3.1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
3.1.2.1. Khắc họa nhân vật qua yếu tố ngoại hình
Trong loại hình tự sự văn học dân gian và văn học hiện đại dân tộc Thái, việc miêu tả ngoại
hình nhân vật mang một số đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, ngoại hình nhân vật thường được miêu tả trong thế đối sánh với thiên nhiên, nghĩa
là lấy thiên nhiên làm thước đo, chuẩn mực cho con người. Thủ pháp nghệ thuật thường được dùng
khi miêu tả ngoại hình nhân vật là thủ pháp so sánh, liên tưởng.
Thứ hai, việc miêu tả ngoại hình được chú trọng tập trung vào các nhân vật chính diện,
những con người mang vẻ đẹp lí tưởng cả về ngoại hình lẫn nhân cách và tài năng, đặc biệt ở văn
học dân gian. Trong đó, vẻ đẹp của ngoại hình góp phần tô điểm, bổ sung và hoàn thiện vẻ đẹp của

con người..
Thứ ba, xét về tính chất, tuy mức độ đậm nhạt khác nhau song nhìn chung, vẻ đẹp
ngoại hình của nhân vật thường mang tính ước lệ, thiếu tính cụ thể và ít nhiều mang tính công
thức, khuôn mẫu.
3.1.2.2. Khắc họa nhân vật qua hành động
Khảo sát các tác phẩm thuộc loại hình, chúng tôi nhận thấy, hành vi chức năng là kiểu hành
vi cơ bản, nổi bật và xuyên suốt ở hầu hết các nhân vật. Bên cạnh những nhân vật mang kiểu hành
vi chức năng, một số nhà văn hiện đại cũng đã cố gắng tìm tòi, quan tâm thể hiện và xem hành
động như là một phương diện quan trọng để tạo ấn tượng hoặc khắc họa một cách chân thực, sinh
động và có hiệu quả tính cách, bản chất nhân vật.
3.1.2.3. Khắc họa nhân vật qua thế giới nội tâm
Theo kết quả khảo sát của tác giả luận án, số lần xuất hiện độc thoại nội tâm trong các tác
phẩm tự sự dân gian không nhiều.
So với tự sự dân gian, độc thoại nội tâm trong các tác phẩm tự sự trong văn học hiện đại dân
tộc Thái phong phú hơn về số lượng, về chức năng biểu đạt và khuynh hướng thể hiện, đa dạng hơn
về cấu trúc. Bằng việc sử dụng hợp lí các cấu trúc trong nghệ thuật độc thoại nội tâm, nhà văn đã
góp phần quan trọng vào việc khắc họa và làm nổi bật tính cách của nhân vật. Thông qua những
đoạn độc thoại nội tâm, quá trình ý thức, tự vấn lương tâm đầy dằn vặt mâu thuẫn để vươn lên tầm
nhận thức mới, khát vọng hoàn thiện nhân cách của nhân vật được bộc lộ một cách tự nhiên. Cũng
thông qua đó, độc giả có cơ hội được trải nghiệm và thấy được “con người bên trong” của nhân vật.
Tuy vậy, cũng cần phải thấy rằng, nghệ thuật độc thoại nội tâm ở đây mới chỉ là những thành công
bước đầu của các nhà văn dân tộc Thái.
3.3. Đặc điểm lời văn nghệ thuật trong loại hình tự sự văn học dân tộc Thái
3.3.1. Lời văn đậm chất trữ tình, giàu giá trị biểu cảm
Một đặc điểm nổi bật của loại hình văn học tự sự dân tộc Thái thời kì hiện đại là ngôn ngữ
kể chuyện rất giàu chất trữ tình và tính hình tượng. Đặc điểm này được tạo nên bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, đó là thói quen sử dụng lối ví von so sánh; Thứ hai, đó là khả năng vận dụng kho tàng
phương ngôn, thành ngữ, tục ngữ cổ và sự ảnh hưởng của ngôn ngữ dân ca. Thứ ba, đó là chất tâm
tình, ngôn ngữ độc thoại nội tâm hay ở các tác phẩm mang cốt truyện tâm lí ở tự sự hiện đại. Thứ
tư, đó là khả năng sử dụng các lớp từ vựng giàu tính tạo hình, biểu cảm của các nhà văn.

Qua những trang văn của các nhà văn dân tộc Thái, cuộc sống, con người và thiên nhiên miền
núi hiện lên không hề xa lạ, bí hiểm mà rất gần gũi, thơ mộng. Những tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc
đã được các nhà văn vận dụng, kế thừa và phát huy có hiệu quả trong các sáng tác hiện đại. Điều này,


9

một mặt, đã tạo nên sức hấp dẫn, gần gũi và bản sắc riêng của văn xuôi hiện đại dân tộc Thái; mặt
khác, thể hiện rõ ý thức dân tộc và tinh thần trách nhiệm của người cầm bút.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, các nhà văn dân tộc Thái cũng bộc lộ những
hạn chế nhất định trong việc vận dụng vốn ngôn ngữ dân tộc vào quá trình sáng tạo nghệ
thuật. Sự vận dụng nhiều khi quá đậm các yếu tố dân gian của các nhà văn trong sáng tác lại
là yếu tố cản trở sức sáng tạo nghệ thuật. Ở một khía cạnh khác, việc vận dụng dày đặc
những câu phương ngôn, tục ngữ cổ trong một số sáng tác của các nhà văn cũng làm giảm
tính chân thực, cụ thể của các tác phẩm hiện đại, đồng thời khiến cho những tác phẩm này,
đôi khi rơi vào tình trạng sáo mòn hoặc khiên cưỡng.
4.2.2. Lời văn mộc mạc, tự nhiên
Mang trong mình cốt cách, bản tính hồn nhiên, chân thật của người dân miền núi, do vậy
mà ngôn ngữ trong các sáng tác của các nhà văn Thái cũng hồn nhiên, mộc mạc và giản dị như
chính con người họ. Dường như, các nhà vãn dân tộc Thái không có ý thức phô diễn hay có ý
định làm xiếc với nghệ thuật ngôn từ. Bởi vậy, theo dõi những trang văn của họ từ cổ chí kim,
độc giả khó có thể tìm thấy trong đó thứ văn phong sắc sảo, hiểm hóc hay thâm thúy, cao siêu
với hàng loạt các điển tích, điển cố hàn lâm. Theo dõi nhiều trang văn, độc giả có cảm giác như
đang bước vào đời sống thực với những câu chuyện hết sức đời thường, gần gũi người dân
miền núi. Đó có thể là câu chuyện kể về một cuộc đi săn, những kỉ niệm thời thơ ấu của cậu
học trò miền núi, những khó khăn trong chuyện mở trường, mở lớp, đem cái chữ đến cho bà
con vùng cao của những thầy cô giáo miền xuôi lên miền ngược hay những tâm sự, khắc khoải
rất đời của người đàn bà đặt trái tim nhầm chỗ… Không lên gân, không có những kĩ xảo ngôn
từ phức tạp, tất cả đều hết sức giản dị, hồn hậu, nhiều khi như nghĩ gì nói đó.
Sự mộc mạc, giản dị và tự nhiên trong lời văn nghệ thuật của LHTS văn học dân tộc

Thái được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Trước hết, đó là việc sử dụng rộng rãi
khẩu ngữ dân gian, đem văn nói hòa trộn với văn viết tạo nên thứ ngôn ngữ văn chương hết sức
đời thường, dung dị. Bên cạnh việc làm “tươi” các trang viết bằng lớp từ ngữ bình dị, mang
đậm chất khẩu ngữ, các nhà văn dân tộc Thái cũng thường sử dụng những cấu trúc câu ngắn,
cấu trúc câu rút gọn hay những đoạn hội thoại ngắn. Ngôn ngữ trong cách kể, cách tả, cách
biểu đạt tình cảm của các nhà văn cũng hết sức ngắn gọn. Trong LHTS dân tộc Thái, rất hiếm
gặp những con số cụ thể, những cách diễn đạt chính xác biểu thị khoảng cách không gian,
chiều dài thời gian hay cách tính toán. Hầu hết đều là cách nói ước lượng, ví von hết sức đơn
giản và mang đậm tư duy trực quan của đồng bào.
Có thể nói, từ cách dùng từ, đặt câu, cách kể chuyện của nhà văn cho đến ngôn ngữ của nhân
vật đều hết sức giản dị, tự nhiên và nhiều khi thô mộc. Đặc điểm ngôn ngữ ấy thể hiện cái tâm chân
thật của người cầm bút miền núi.
4.2.3. Lời văn mang tính trào lộng, châm biếm
Trong nhiều tác phẩm thuộc loại hình, tiếng cười hài hước, châm biếm được sử dụng như
một phương thức nghệ thuật hiệu quả để phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. Tính trào lộng
và châm biếm trong lời văn nghệ thuật của LHTS dân tộc Thái được thể hiện qua lớp từ gọi tên, đặt
tên nhân vật, qua lối chơi chữ, cách nói ỡm ờ giễu nhại và qua lối nói ngược, lối nói tương phản.
Tiểu kết
LHTS trong văn học dân tộc Thái rất đa dạng về CTr, bao gồm: CTr đơn tuyến theo trục thời
gian, CTr khung, CTr gấp khúc và CTr tâm lí. Trong đó, CTr đơn tuyến theo trục thời gian là phổ
biến nhất. Sự đa dạng về CTr trên, một mặt, chứng tỏ sự dụng công tìm tòi, sáng tạo của các nhà
văn Thái, mặt khác, chứng tỏ khả năng biểu đạt phong phú của loại hình. Mỗi một kiểu CTr đều có
sự tiếp nối từ dân gian đến hiện đại. Điều này phần nào thể hiện sự ảnh hưởng, tiếp biến của


10

VHHĐ đối với VHDG truyền thống. Sự phân loại trên chỉ mang ý nghĩa tương đối. Bởi ở nhiều tác
phẩm, mô hình trần thuật luôn có sự đan xen giữa các kiểu CTr.
Thế giới nhân vật trong LHTS dân tộc Thái rất phong phú và đa dạng. Xét về mặt cấu

trúc, hệ thống nhân vật được chia ra làm hai loại cơ bản và được phân chia thành hai tuyến đối
lập rõ rệt: tốt - xấu, thiện - ác, chính nghĩa - phi nghĩa. Trong các tác phẩm của loại hình, nhân
vật có xu hướng biến đổi từ nhân vật đơn thanh, đơn cực sang nhân vật đa thanh, đa diện; chú
trọng miêu tả tâm lí nhân vật. Để khắc họa thành công tính cách, tâm lí nhân vật, các yếu tố
ngoại hình, hành động và thế giới nội tâm của nhân vật đã được các nhà văn chú ý khai thác và
mang lại hiệu quả cao.
Lời văn nghệ thuật trong LHTS văn học dân tộc Thái mang những đặc điểm cơ bản: đậm
chất trữ tình, giàu giá trị biểu cảm; mộc mạc, tự nhiên và mang tính trào lộng, châm biếm cao.
KẾT LUẬN
1. Ở Việt Nam, Thái là một trong những dân tộc có lịch sử định cư, phát triển lâu đời đồng
thời là dân tộc có vai trò quan trọng trong sự nghiệp kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất
nước. Người Thái cũng đã sớm định hình và xây dựng được một nền văn hóa phong phú với nhiều
nét đặc trưng riêng. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, những nét văn hóa đó vẫn luôn được bảo lưu,
gìn giữ và trở thành niềm tự hào của họ về truyền thống văn hóa tộc người, đồng thời để lại những
dấu ấn đậm nét trong các sáng tác văn chương cổ kim của dân tộc .
2. Dân tộc Thái có một nền văn học phát triển. Sự phát triển này được thể hiện rõ trên cả hai
phương diện lượng và chất, diện và điểm, đặc biệt là trong LHTS. LHTS trong VHHĐ dân tộc Thái đã
có sự phát triển khá đồng đều về lượng và chất. Sau hơn nửa thế kỉ vận động, phát triển, với những nỗ
lực của các nhà văn, LHTS trong VHHĐ dân tộc Thái không chỉ hòa nhập tốt mà còn khẳng định được
vị trí, vai trò quan trọng của mình trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại.
3. Xét về phương diện nội dung, các nhà văn thuộc LHTS trong văn học dân tộc Thái đặc
biệt quan tâm và tập trung tập trung thể hiện các vấn đề thuộc về thế sự nhân sinh thông qua hai
nguồn cảm hứng nổi bật, xuyên suốt toàn bộ quá trình phát triển thể loại của loại hình là cảm hứng
sử thi và cảm hứng thế sự.
Ở nguồn cảm hứng sử thi, các tác giả quan tâm và đặt lên hàng đầu những vấn đề lớn liên quan
đến số phận của cả dân tộc, cả cộng đồng. Đó là các nhiệm vụ xây dựng, củng cố, phát triển và mở rộng
bản mường, dân tộc, đấu tranh chống lại kẻ thù chung nhằm giữ vững những thành quả lao động và giá
trị văn hóa tộc người. Những trọng trách ấy được cộng đồng tin tưởng và đặt lên vai những người anh
hùng - những con người mang trong mình những phẩm chất anh hùng, thể hiện tầm vóc lớn lao, kết tụ
sức mạnh, ý chí cũng như phẩm chất chung của cả cộng đồng. Bên cạnh những yếu tố chung đó, do yêu

cầu của thời đại và do đặc trưng riêng của thể loại, những vấn đề trên lại mang những yếu tố đặc thù.
Điều này, một mặt, tạo nên sự tương đồng, giá trị phổ quát của các vấn đề được phản ánh và hình tượng
nhân vật, mặt khác, tạo ra những giá trị độc đáo của loại hình nói riêng và của văn học dân tộc Thái nói
chung so với các dân tộc khác, đặc biệt là trong việc lựa chọn xây dựng hình tượng con người thời đại.
Ở các TPTS hiện đại, cảm hứng sử thi đã có những dấu hiệu bị rạn nứt trong quan niệm hiện thực về
chiến tranh.
Ở nguồn cảm hứng thế sự, các nhà văn Thái quan tâm đến và tập trung phản ánh, làm nổi rõ
những mảng màu xám trong hiện thực cuộc sống. Mạch nguồn cảm hứng này được phát triển trên
tinh thần dân chủ và cảm hứng sự thật mang đậm tính thời đại. Trước sự băng hoại về môi trường
nhân cách trong xã hội hiện đại, người cầm bút không chỉ cần quan tâm đến việc nâng niu, gìn giữ
các giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc, lấy nó làm cơ sở nền tảng, làm chỗ dựa tinh thần vững chắc
cho con người trước những va đập của cuộc sống mà còn cần dũng cảm phanh phui, nhìn thẳng vào
những góc khuất của cuộc sống, mổ xẻ nó để tìm ra căn nguyên trầm kha của “cơn bạo bệnh” xã hội.


11

Xét cho cùng, đó chính là tiếng gọi khẩn thiết về lòng yêu thương con người. Trên thực tế, ở nguồn
cảm hứng thế sự, các nhà văn dân tộc Thái đã làm khá tốt nhiệm vụ trên. Điều này, một mặt, đem đến
cho chúng ta một cái nhìn đa chiều về hiện thực cuộc sống miền núi, mặt khác, tạo nên giá trị hiện
thực và chiều sâu nhân văn trong các tác phẩm của loại hình.
4. Cả ba phương diện nghệ thuật của loại hình là CTr, nhân vật và ngôn ngữ đều có sự kết
hợp khá hài hòa giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại, trong đó, về cơ bản, yếu tố truyền thống
đóng vai trò quan trọng.
LHTS trong văn học dân tộc Thái có đầy đủ các kiểu CTr: CTr đơn tuyến theo trục thời gian,
CTr khung, CTr gấp khúc và CTr tâm lí. Sự đa dạng trên, một mặt, chứng tỏ sự dụng công tìm tòi, sáng
tạo của các nhà văn Thái, sự phát triển của loại hình, mặt khác, mở rộng biên độ trần thuật và nâng cao
khả năng biểu đạt của các tác phẩm. Trong các mô hình CTr trên, CTr đơn tuyến theo trục thời gian là
phổ biến nhất. Sở dĩ như vậy là vì đây là mô hình CTr đơn giản, hiệu quả, phù hợp với thị hiếu và tầm
đón nhận của độc giả và tính minh bạch của chủ đề, đồng thời thể hiện tính bảo lưu bền vững và cả bảo

thủ của lối tư duy truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ, nếp cảm của người miền núi. Mỗi một kiểu CTr
đều có sự tiếp nối từ dân gian đến hiện đại. Trong đó, yếu tố truyền thống đóng vai trò chủ đạo. Tuy
nhiên, trong nhiều tác phẩm, các nhà văn cũng đã thể hiện rõ những nỗ lực cách tân, bứt phá nhằm đổi
mới và nâng cao khả năng biểu đạt của nghệ thuật tự sự. Sự phân loại các dạng CTr chỉ mang ý nghĩa
tương đối. Bởi ở nhiều tác phẩm, mô hình trần thuật luôn có sự đan xen giữa các kiểu CTr.
Về cơ bản, nghệ thuật xây dựng nhân vật của loại hình mang những đặc điểm cơ bản như:
NVLH và NVCN là hai kiểu nhân vật phổ biến; hệ thống nhân vật được phân chia thành hai tuyến
thiện/ác đối lập rõ rệt; nhân vật được chú trọng miêu tả qua hành động bên ngoài, yếu tố nội tâm ít
được quan tâm miêu tả nên nhân vật cũng thường thiếu đi những nét cá tính riêng. Tuy nhiên, cùng
với sự vận động, phát triển và hoàn thiện của các thể loại, thế giới tinh thần và tâm lí nhân vật được
quan tâm thể hiện nhiều hơn. Điều này không chỉ phá vỡ tính đơn thanh, đơn cực của nhân vật mà
còn khiến cho nhân vật hiện lên đa diện, đa thanh như quy luật vốn có của cuộc sống.
Về ngôn ngữ, sự xuất hiện và sử dụng với tần xuất cao các phương tiện, biện pháp nghệ thuật
như lối liên tưởng ví von, so sánh, ẩn dụ,… của các nhà văn góp phần đắc lực tạo nên chất trữ tình,
giá trị biểu cảm và tính hình tượng cao trong ngôn ngữ của loại hình. Bên cạnh đó, truyền thống
ngôn ngữ, dấu ấn văn hóa tộc người và những nỗ lực đổi mới của các nhà văn cũng được thể hiện ở
ngôn ngữ mộc mạc, tự nhiên và lớp ngôn từ mang tính trào lộng châm biếm cao.
5. Mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trên cả hai phương diện nội dung và nghệ
thuật song trên thực tế, không thể phủ nhận rằng, LHTS trong VHHĐ dân tộc Thái vẫn còn thiếu những
cây bút giàu khả năng sáng tạo và thực sự có tài năng. Những vấn đề mà các tác phẩm đề cập, nghệ thuật
biểu đạt mà các nhà văn sử dụng tuy đa dạng, phong phú song chưa chạm được đến đáy sâu nhân tâm,
chưa thật sự lay động được trái tim độc giả, chưa khiến cho họ thực sự bị chinh phục. Điều này có nghĩa
là, LHTS trong văn học hiên đại dân tộc Thái vẫn còn chưa có tác phẩm nào, chưa có hình tượng nhân vật
nào đạt đến “đỉnh”. So với VHDG, tự sự hiện đại dân tộc Thái đang bị “non” hơn, “lép” hơn. Đây là vấn
đề mang tính tất yếu bởi so với nền VHDG giàu truyền thống, tự sự hiện đại dân tộc Thái còn rất non trẻ.
Tuy nhiên, hạn chế này đồng thời cũng là thách thức và là bài toán đòi hỏi những người cầm bút cần phát
huy hơn nữa tinh thần trách nhiệm đối với nền văn học dân tộc.
6. Về mặt tổng thể, trên quan điểm tiếp cận lịch sử - hệ thống và góc nhìn thi pháp, đề tài
đã khắc họa một bức tranh tổng thể của LHTS trong văn học dân tộc Thái trên cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật. Ở mỗi một phương diện, đối với mỗi vấn đề cụ thể được đặt ra,

chúng tôi đều cố gắng xem xét, nghiên cứu và đã chỉ ra được tính liên tục, tính kế thừa và cả sự
tiếp biến, cách tân, đổi mới mang đặc trưng riêng của thể loại. Điều này không chỉ làm nổi bật
những đặc điểm chung của loại hình mà còn thể hiện được những đặc trưng riêng của từng thể
loại trong loại hình. Qua đó, độc giả cũng có thể nhìn thấy sự vận động, phát triển của loại hình


12

trong từng giai đoạn. Ở một mức độ nhất định, chúng tôi cũng đã cố gắng so sánh, đối chiếu để
tìm ra sự tương đồng và nét độc đáo riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật của
LHTS trong văn học dân tộc Thái so với LHTS của các dân tộc. Những kết quả nghiên cứu của
đề tài đã có ý nghĩa trong việc khẳng định vai trò và những đóng góp quan trọng của LHTS
trong sự phát triển của nền văn học dân tộc Thái nói riêng cũng như văn học các dân tộc nói
chung. Chúng tôi hi vọng, với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài sẽ góp một viên gạch
tinh thần tạo động lực cho sự phát triển của loại hình.
Do điều kiện về mặt thời gian và khuôn khổ đề tài, chúng tôi chỉ có thể bước đầu giải
quyết được một số vấn đề, một số góc độ của LHTS trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện
đại. Chúng tôi hi vọng, trong tương lai, loại hình văn học này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trên
diện rộng, đồng thời có cơ hội được quay trở lại với nhiều vấn đề còn chưa được trình bày về
loại hình như: nghiên cứu các thể loại khác của loại hình để có được cái nhìn toàn diện về bộ
phận văn học quan trọng này trong nền văn học dân tộc Thái; nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ
giữa nền loại hình tự sự dân gian dân tộc Thái ở Việt Nam với loại hình tự sự văn học dân gian
dân tộc Thái ở các quốc gia khác trong khu vực.


13

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH SO VỚI ĐĂNG KÝ TRONG THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
1. So sánh các kết quả đạt được với mục tiêu đề tài đặt ra
Theo thuyết minh đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Đại học được duyệt năm 2015 với tên

đề tài “Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại” Mã số ĐH2015-TN07-01, đề tài
đã đặt ra các mục tiêu như sau:
- Đi sâu làm rõ những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, tính kế thừa, phát huy và phát
triển các giá trị truyền thống của LHTS văn học dân tộc Thái; phác họa diện mạo của LHTS
trong nền văn học Thái
- Góp phần khẳng định, tôn vinh giá trị của văn học dân tộc Thái trong nền văn học các
DTTS nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
So sánh với các kết quả đạt được của đề tài:
- Đã làm rõ những đặc điểm về nội dung của loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời
kì hiện đại qua hai mạch nguồn cảm hứng chính là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự.
- Đã làm rõ những đặc điểm về nghệ thuật của loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái
thời kì hiện đại qua các vấn đề về cốt truyện, nhân vật và lời văn nghệ thuật.
- Trên cơ sở so sánh, đối chiếu với các tác phẩm cùng loại hình trong văn học dân gian và ở
một mức độ nhất định, với các tác phẩm cùng loại hình của các dân tộc khác trên cả hai phương
diện nội dung và nghệ thuật, đề tài đã làm rõ tính kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị truyền
thống của LHTS văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại; qua đó, phác họa diện mạo của LHTS trong
nền văn học Thái thời kì hiện đại.
- Việc phác họa thành công diện mạo của loại hình đã góp phần khẳng định, tôn vinh giá trị
của văn học dân tộc Thái trong nền văn học các DTTS nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung.
2. So sánh quá trình thực hiện đề tài với các nội dung đăng kí
Theo thuyết minh đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Đại học được duyệt năm 2015 với tên đề
tài “Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại” Mã số ĐH2015-TN07-01, đã đặt ra
các nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện như sau:

Các nội dung, công việc
thực hiện

STT

Sản phẩm


Thời gian
(bắt đầukết thúc)

Người thực hiện

Giai đoạn 1
- Thu thập, xử lí tư liệu (đọc, khảo Danh mục Tài liệu
01/2015
sát, thống kê, phân loại)
tham khảo

NCS Nguyễn Thị
Hải Anh

2

Xây dựng Thuyết minh đề tài

NCS Nguyễn Thị
Hải Anh

3

Báo cáo chuyên đề 1:
Nghiên cứu Khái quát về loại hình Khái quát về loại hình
2/2015 – NCS Nguyễn Thị
tự sự trong văn học dân tộc Thái tự sự trong văn học
05/2015
Hải Anh

thời kì hiện đại
dân tộc Thái thời kì
hiện đại

1

Bản Thuyết minh đề tài

1/2015


14

4

Báo cáo chuyên đề 2:
Nghiên cứu về Cảm hứng trân
Cảm hứng trân trọng, 6/2015 - NCS Nguyễn Thị
trọng, ngợi ca trong loại hình tự
ngợi ca trong loại hình tự 08/2015
Hải Anh
sự hiện đại dân tộc Thái
sự hiện đại dân tộc Thái

5

Báo cáo chuyên đề 3:
Nghiên cứu Cảm hứng phê phán Cảm hứng phê phán về
về hiện thực, cuộc sống và Cảm
hiện thực, cuộc sống

hứng chiêm nghiệm, triết lí trong
và Cảm hứng chiêm
loại hình tự sự hiện đại dân tộc nghiệm, triết lí trong
Thái
loại hình tự sự hiện
đại dân tộc Thái

9/2015 – NCS Nguyễn Thị
10/2015
Hải Anh

6

Viết bài báo thứ nhất

11/2015 – NCS Nguyễn Thị
12/2015
Hải Anh

Bài báo khoa học

Giai đoạn 2

7

Báo cáo chuyên đề 4:
Nghiên cứu Cốt truyện và yếu tố Cốt truyện và yếu tố
ngoài cốt truyện trong loại hình tự ngoài cốt truyện trong
sự hiện đại dân tộc Thái
loại hình tự sự hiện

đại dân tộc Thái

8

Nghiên cứu Nghệ thuật xây dựng
nhân vật và ngôn từ nghệ thuật
trong loại hình tự sự hiện đại dân
tộc Thái

11

Viết bài báo thứ hai

01/2016

Báo cáo chuyên đề 5:
Nghệ thuật xây dựng
nhân vật và ngôn từ
nghệ thuật trong loại
hình tự sự hiện đại dân
tộc Thái

02/2016 –
03/2016

Bài báo khoa học

04/2016 –
05/2016


- NCS Nguyễn
Thị Hải Anh

- NCS Nguyễn
Thị Hải Anh

- NCS Nguyễn
Thị Hải Anh

- Văn bản báo cáo tổng
- NCS Nguyễn
7/2016 –
kết
Thị Hải Anh
9/2016

13

- Viết báo cáo tổng kết đề tài

14

Chỉnh lí, in ấn, tổ chức nghiệm thu
Hồ sơ nghiệm thu
đề tài các cấp

- NCS Nguyễn
10/2016 –
Thị Hải Anh
12/2016


Căn cứ vào các nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện đã đăng kí trong thuyết minh,
chúng tôi tự nhận thấy đã hoàn thành đầy đủ các nội dung nghiên cứu đã đăng kí và tiến độ thực
hiện phù hợp với nội dung đăng kí. Nhìn chung, kết quả nghiên cứu là phong phú và đầy đủ đối với
một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học.


15

3. So sánh số lượng, chất lượng sản phẩm đạt được so với đăng kí
- Số lượng, chất lượng sản phẩm đăng kí
+ Số lượng sản phẩm đăng kí: 03 bài báo khoa học đăng tạp chí chuyên ngành trong nước được Hội
đồng chức danh Giáo sư nhà nước công nhận cho cho điểm đạt 1,0 điểm
+ Chất lượng sản phẩm đạt được so với đăng kí: đảm bảo chất lượng đúng theo đăng kí

ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong nền văn học hiện đại dân tộc Thái nói riêng, văn học các dân tộc thiểu số nói chung,
loại hình tự sự là một bộ phận văn học có vị trí quan trọng. Trải qua hơn nửa thế kỉ vận động và
phát triển, với những thành tựu đã đạt được, loại hình văn học này đã góp phần tạo nên một diện
mạo hoàn chỉnh, đa dạng, giàu bản sắc của văn học dân tộc Thái. Tuy nhiên, cho đến thời điểm
hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng quan, khái quát, hệ thống về các
phương diện nội dung và nghệ thuật của loại hình văn học này.
Lựa chọn vấn đề Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại làm đề tài
nghiên cứu, chúng tôi, một mặt, đã làm rõ những đặc điểm, thành tựu về nội dung và nghệ
thuật, tính kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị truyền thống của LHTS văn học dân tộc
Thái, qua đó, dựng lên diện mạo của loại hình; mặt khác, tô đậm những nét bản sắc mang đặc
thù vùng miền. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần khẳng định vị thế của loại hình
tự sự của văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại trong nền văn học dân tộc Thái nói riêng, văn
học các dân tộc thiểu số nói chung.

Vì vậy, đề tài Loại hình tự sự trong văn học dân tộc Thái thời kì hiện đại là một đề tài có
tính thời sự, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn.
Giải quyết được mục tiêu và nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của đề tài có thể
dùng làm có thể dùng làm tài liệu giảng dạy, tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy về
văn học dân tộc Thái nói riêng, văn học dân tộc thiểu số nói chung.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI
Kết quả nghiên cứu của đề tài là kết quả nghiên cứu mới, có giá trị khoa học và thực
tiễn. Chúng tôi đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu: làm rõ những đặc điểm về nội dung và
nghệ thuật, tính kế thừa, phát huy và phát triển các giá trị truyền thống của LHTS văn học dân
tộc Thái; phác họa diện mạo của LHTS trong nền văn học Thái; qua đó, góp phần khẳng định,
tôn vinh giá trị của LHTS văn học dân tộc Thái trong nền văn học các DTTS nói riêng và nền
văn học Việt Nam nói chung.
Đề tài được thực hiện đúng tiến độ trong hai năm. Các kết quả nghiên cứu được công bố 03
bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành uy tín, chất lượng trong nước.



×