Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Luan ve phuong phap hoc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.1 KB, 13 trang )

Bn ó Download quyn sỏch ny tusaconline-

Phửụng Phaựp Hoùc Taọp
Theo ngun t Bkitclub.net
Nhn xột phng phỏp hc tp(PPHT) ca sinh viờn v phn xut ý kin vi Giỏo Viờn.
1. V phớa sinh viờn :
thi u i hc l c 1 quỏ trỡnh cc kh. Do ú khi u i hc v c tr thnh 1 sinh viờn thc
th ai cng cm thy rt vui sng v hónh din. iu ny dn n 1 tỡnh trng thc t l sinh viờn ng
quờn trong chin thng, nht l cỏc sinh viờn nm nht, khi m cỏc mụn i cng l nhng mụn s
trng ca cỏc bn ph thụng. Hc nm nht d dng, cỏc bn s cho rng cỏc nm hc sau s chng
cú gỡ khú khn, c t t m hc. iu ú s kộo theo vic hc b tut dc nhng nm sau ú. Hc tr n
chim ht thi gian hc nhng mụn mi, v c nh th tr n mụn mi cng dn mụn c n mt lỳc
vic hc tr thnh gỏnh nng cho cỏc bn, lm tiờu tan nhng am mờ, nhng hoi bóo ca tng ngi
ó vch ra cho mỡnh khi mi bc vo trng.
Cú bn thỡ khụng ch quan nhng c cm cỳi hc, sỏch no cng rỏng c cho ht, mụn no cng rỏng
c tht nhiu, bit tht nhiu. Nh vy lm sao cú thi gian khỏi quỏt nhng kin thc ó hc, bin
nhng kin thc ú thnh vn cú ca mỡnh , lm sao cũn thi gian tỡm tũi nhng ng dng thc t
ca mt rng kin thc nh vy na.
Li cú bn quỏ ham mờ vi lnh vc m mỡnh eo ui lm cho vic hc cỏc mụn khỏc ch l i phú,
im s nhng mụn ú s khụng cao, nm khụng y cỏc mụn nn tng lm cho kin thc b hng,
nh cỏi cõn b lch v 1 bờn.
Theo em mt PPHT tt l hc i ụi vi hnh, hc nm kin thc nn tng bao quỏt, hnh cng
c nhng kin thc ó hc, bin kin thc ca thy thnh kin thc ca mỡnh. Bờn cnh vic hc trờn
nhng ti liu c bn m cỏc giỏo viờn ngh, cỏc bn nờn tham kho thờm cỏc sỏch khỏc cú liờn quan
cựng vi cỏc cụng ngh tiờn tin hin cú trờn th gii. Cỏc bn cú th hc thiờn v nhng mụn mỡnh
yờu thớch nhng nờn coi nhng mụn cũn li l nhng mụn h tr, gúp phn giỳp mỡnh hc tt hn
nhng mụn yờu thớch. Núi chung l nh th nhng tựy ngi s cú cỏch sp xp thi gian sao cho hp
lý, cú phong cỏch v phng phỏp lm vic sao cho nhanh chúng hiu qu.
Bờn cnh PPHT cp trờn cng cũn rt nhiu cỏch hc khỏc tt hn.
Cựng vi vic t hc l chớnh, cỏc bn nờn tp cỏch hc v lm vic theo nhúm. ễng b ta cú cõu 1
cõy lm chng nờn non, 3 cõy chm li nờn hũn nỳi cao .




Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
Thực tế hiện nay cho thấy các sinh viên Bách Khoa ra trường với khả năng làm việc độc lập rất cao,
khả năng tiếp thu kiến thức mới rất cao, khả năng chịu sức ép công việc rất cao nhưng khả năng phối
hợp làm việc nhóm lại không được cao cho lắm.
2. Về phía giáo viên :
Các thầy cô khoa CNTT nói riêng cũng như các thầy cô trong trường nói chung đều là những người rất
nhiệt tình, rất tâm huyết với sinh viên, luôn gần gũi và tận tình chỉ bảo. Nhiều thầy cô có phương pháp
giảng dạy rất thu hút sinh viên, kể cả sinh viên lớp chính khóa cũng như sinh viên các lớp khác.
Nhân dịp này em cũng muốn bày tỏ nguyện vọng của mình cũng như của phần đông các sinh viên khoa
CNTT như sau:
- Những giờ lên lớp, các thầy cô nên giành 1 phần thời gian nói tóm lược các phần quan trọng trong
sách cũng như trong tài liệu đi kèm. 1 phần thời gian để giải đáp thắc mắc cho sinh viên có đọc trước
bài ở nhà. 1 phần thời gian các giáo viên nêu lên các vấn đề nhằm kiểm tra sự hiểu bài của sinh viên và
cho phép các sinh viên nêu lên ý kiến nhận xét về vấn để đó. Các sinh viên có thể kết nhóm thảo luận
cùng tìm ra các lập luận chứng minh ý kiến của nhóm mình là đúng. Ý kiến quyết định đúng/sai cuối
cùng là của giáo viên, đồng thời chỉ ra những lập luận đúng và chưa đúng của các nhóm. Thời gian còn
lại giáo viên ra đề bài tập về nhà có thể theo nhóm hoặc theo cá nhân và những tài liệu cần đọc thêm.
- Phần kiểm tra đánh giá cũng nên dựa trên khả năng tổng quát, khả năng kết hợp, xâu chuỗi các kiến
thức đã học của sinh viên để vận dụng giải quyết vấn đề nào đó.
3. Kết luận :
Bài tham luận của em đến đây là hết. Em hy vọng sau buổi hội thảo hôm nay sẽ học hỏi thêm các
PPHT tốt của các bạn.
Em xin chúc các thầy các cô dồi dào sức khỏe. Em xin cảm ơn.
Lê Hùng Anh
BIẾT, HIỂU, NHỚ và QUÊN trong học tập
Quá trình chúng ta học một môn nào đó có thể xem gồm 4 giai đoạn: biết, hiểu, nhớ và quên.
1. Biết.
Khi bạn đã từng nghe, thấy, hay cảm giác một sự kiện nào đó, hoặc bạn có thể làm một việc gì đó, có

thể xem là bạn biết sự kiện hoặc công việc đó. Ví dụ: bạn có thể phát âm "a", tức bạn biết nói tiếng "a".
Con người khi mới sinh ra biết rất ít: khóc, cử động vô ý thức, …. Tuy nhiên, nếu không có những điều
ít ỏi này, con người không thể tồn tại và phát triển được. Tưởng tượng một em bé mới sinh không chịu
khóc, hoặc không có cử động nào, thật đáng lo!
Các môn học cũng vậy, mỗi môn đều có những điều cơ bản mà nếu không có chúng, môn học sẽ không
tồn tại. Ta gọi những điều này là tiên đề cuả môn học. Để học bất kì môn học nào, bạn đều phải biết
các tiên đề sinh ra môn đó. Như học hình học Ơclic bạn phải biết các tiên đề cuả hình học Ơclic. Sau
khi biết những tiên đề này, bạn sẽ tiếp tục biết những kiến thức khác cuả môn học.
2. Hiểu, nhớ.
Cần phân biệt rõ rằng, bạn biết 1 vấn đề, không hẳn là bạn hiểu hay nhớ vấn đề đó. Cũng như khi bạn
bắt đầu học nói, bạn có thể nói "ba", nhưng lúc đó bạn chưa hiểu "ba" nghiã là thế nào. Đồng thời, biết
không có nghiã là bạn đã nhớ. Nhắc tới các tiên đề cuả hình học Ơ-clic, tất cả chúng ta đều biết là có 5


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
tiên đề này, nhưng chúng ta không nhớ rõ từng tiên đề phát biểu ra sao. Để học một cách có hiệu quả,
ta cần phải hiểu và nhớ những gì chúng ta biết.
Có một số môn học, các bạn đánh giá không quan trọng, nên mục tiêu cuả bạn không phải là hiểu rõ
môn đó. Ví dụ như triết học hay những môn tương tự. Bạn vẫn biết và nhớ khi học môn này, nhưng trí
nhớ cuả bạn về những kiến thức thuộc môn này không lâu bền. Bạn chỉ nhớ đến khi bạn trả đủ những
gì bạn đã học cho thầy cô qua kì thi!
Việc nhớ không bền là do bạn không hiểu kiến thức đã học. Việc hiểu kiến thức quan trọng hơn nhớ rất
nhiều. Có một nhà bác học thậm chí không nhớ vận tốc cuả ánh sáng trong chân không, thế nhưng ông
ta vẫn là nhà bác học, do ông hiểu hầu hết các kiến thức đã học.
Làm thế nào để hiểu các kiến thức? Điều đó phụ thuộc một phần vào "ngộ tính" cuả bạn. Nhưng bạn
hãy nhớ rằng mỗi môn đều có những tiên đề sinh ra nó. Bất kì kiến thức nào (đúng) cuả môn học cũng
đều có thể chuyển về một chuỗi các tiên đề sau các bước suy luận hợp lí. Suy luận hợp lí như thế nào?
Bạn sẽ được học trong môn Logic toán!
Hiểu một kiến thức là quan trọng hơn nhớ nó, điều đó không có nghiã là bạn không cần phải nhớ kiến
thức đó. Tuy rằng bạn có thể tra tài liệu, sách vở để tìm được những gì bạn cần, nhưng nếu bạn đã nhớ

nó thì bạn sẽ tìm được nó nhanh hơn rất nhiều. Việc truy xuất dữ liệu trên RAM luôn nhanh hơn rất
nhiều lần so với truy xuất trên điã cứng. Nhớ kiến thức trong đầu giống như nạp nó vào RAM, và sách
vở, tài liệu chính là những điã cứng lưu dữ liệu! Để nhớ tốt, nếu không có năng khiếu bẩm sinh, bạn
không còn cách nào khác hơn là phải lặp đi lặp lại những gì bạn cần nhớ, sau khi đã hiểu nó, vì việc
nhớ mà không hiểu sẽ không bền.
3. Quên.
Có lẽ các bạn cho rằng tôi lẩm cẩm khi nói quên là một giai đoạn cuả việc học, nhưng theo tôi, quên là
một nghệ thuật, và sau khi có thể biết, hiểu và nhớ thì nghệ thuật quên là rất cần thiết.
Giả sử bạn cần đi một quãng đường khá dài khoảng vài chục km để làm một nhiệm vụ nào đó, nhiệm
vụ này không quy định thời gian phải hoàn thành. Bạn sẽ dùng phương tiện gì để đi khi không có xe
buýt, xe "dù", xe máy,…, nói chung là các loại xe cơ giới? Một số bạn sẽ bế tắc, nhưng một số bạn
khác sẽ tìm ra phương tiện khác để đi: ngưạ, bò, xế "điếc" (xe đạp),…. Nếu không có cả những phương
tiện này? Bế tắc ư? Không còn cách nào ư? Nếu bạn thực sự nghĩ vậy thì bạn phạm một lỗi rất lớn, bạn
quên một điều rất cơ bản: bạn còn có đôi chân! Với đôi chân cuả mình, bạn có thể đi đến bất kì đâu bạn
muốn đến, chỉ là bạn ngại không chịu đi thôi! Bạn đừng lo, "cứ đi, rồi sẽ tới" bạn ạ. Chẳng phải ngày
xưa đoàn quân cuả vua Quang Trung "tiến binh thần tốc" để chiếm lại kinh đô bằng đôi chân cuả họ đó
sao?
Khi bạn quên đôi chân cuả mình tức là bạn đã quên tiên đề cơ bản cuả môn học. Hãy luôn nhớ rằng tất
cả các kiến thức cuả môn học đều từ những tiên đề cuả môn đó mà ra. Quên những tiên đề này tức là
quên mất nguồn, bỏ mất gốc!
Việc quên những tiên đề này là do càng ngày bạn càng học được nhiều kiến thức hơn. Các kiến thức
mới sẽ là công cụ mạnh hơn để giúp bạn hiểu những kiến thức mới hơn nưã một cách dễ dàng hơn. Do
đó bạn có xu hướng sử dụng những công cụ này ngày càng nhiều hơn, và như trên đã nói, muốn nhớ
kiến thức nào thì phải lặp đi lặp lại kiến thức đó. Trong trường hợp này bạn chỉ lặp những kiến thức
mới, công cụ mạnh nên dần dần bạn sẽ quên những tiên đề cuả môn học, như là bạn đã quên các tiên đề
Ơclic vậy.
Nghệ thuật quên là ở chỗ bạn có thể quên công cụ mạnh, dùng một công cụ yếu hơn để giải quyết vấn
đề. Đôi khi dùng công cụ yếu hơn lại là một giải pháp tối ưu. Thực chất cuả nghệ thuật quên này chính
là nhớ kĩ hơn những gì cơ bản hơn.
Cuối cùng xin nhắc các bạn nhớ rằng "Bạn có thể đi bất kì đâu chỉ với đôi chân cuả bạn. Cứ đi, rồi sẽ

tới".


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
Nguyễn Trung Hiền
Phương pháp học các môn lí thuyết
- Đối với các môn khoa học tự nhiên:
Nói chung tất cả các môn tự nhiên đều yêu cầu người học phải nắm kĩ phần lí thuyết và phải làm bài
tập nhiều để có thể học tốt. Nếu đã nắm kĩ lí thuyết mà không làm bài tập thì khi thi sẽ gặp lúng túng
ngay, thường là không biết phải xử lí bài tập đó bằng những công cụ nào trong mớ lí thuyết đã học.
Ngược lại nếu chỉ quan tâm đến bài tập mà không nắm kĩ lí thuyết thì vô hình trung chúng ta đã tự biến
mình thành con vẹt, chỉ giải được những bài đã làm, khi gặp bài tập hơi khác một chút là lúng túng
ngay. Vậy để kết hợp tốt hai công việc trên, chúng ta phải làm gì?
Trước tiên, chúng ta phải học lí thuyết trước, vì có học lí thuyết mới có thể giải bài tập được. Việc học
lí thuyết không phải là chúng ta cầm quyển sách rồi học thuộc tất cả các công thức để đến khi làm bài
tập ta sẽ áp dụng cho nhanh. Như vậy là sai lầm! Đầu tiên và trên hết, chúng ta nên đến lớp để nghe
thầy cô giảng lí thuyết. Việc này cực kì quan trọng vì nó sẽ giúp chúng ta được 50% công việc học lí
thuyết. Một số bạn có khả năng tự học tốt thì chúng ta có thể tự nghiên cứu ở nhà, không cần đến lớp
mà vẫn có thể nắm vững phần này (thực tế đã có nhiều bạn dùng phương pháp này và vẫn đạt thành
tích cao). Nhưng tất nhiên, tự học phải mất nhiều thời gian hơn nghe người khác truyền đạt lại.
Khi đã nghe giảng bài xong không phải là chúng ta đã có thể nắm kĩ bài giảng đó, phần lớn là chúng ta
chỉ có thể nắm một phần nào đó, khoảng 70% (nếu có thể thì ta nên đọc trước bài ở nhà, sau khi nghe
giảng, tỉ lệ này sẽ tăng lên rõ rệt). Chúng ta không nên hoang mang vì 30% còn lại này. Khi chúng ta về
nhà chỉ cần xem lại những gì đã ghi trên lớp một lần, chú ý tập trung vào 30% đó thì vấn đề sẽ được
giải quyết, hoặc có thể nó sẽ được thông suốt khi chúng ta tiến hành làm bài tập. Sau khi coi lại bài
chưa hẳn chúng ta đã nhớ hết các công thức, vì thực tế là các công thức, nhất là môn lí, hoá, rất phức
tạp và khó nhớ ngay được. Nhưng ta không nên tập trung nhớ chúng, đó chỉ là việc làm vô ích.
Việc quan trọng tiếp theo là làm bài tập. Khi làm bài tập tất nhiên phải có dùng công thức trong lí
thuyết. Lúc này ta cứ việc mở tập để coi các công thức mà làm. Sau khi làm một số bài có sử dụng
công thức thì chắc chắn công thức đó sẽ tự nhiên được nhớ mà không cần phải học thuộc. Đến lúc thi

nếu có quên thì chỉ cần coi lại tập là yên tâm. Một số môn học, như các môn toán cao cấp thường có
tiết làm bài tập trên lớp. Các tiết này hết sức quan trọng. Lớp lí thuyết chúng ta có thể nghỉ nhưng lớp
bài tập thì thiết nghĩ ta nên đi học đầy đủ (việc này ngay chính các thầy dạy toán cũng khuyên nên làm
như vậy). Nhưng đi học các lớp này thường thì giáo viên sẽ giải bài trên bảng cho SV xem, SV chỉ việc
nghe và chép. Do đó, chúng ta phải xem trước bài tập ở nhà. Chúng ta không cần phải giải cũng được
nhưng ta phải cố suy nghĩ xem bài đó yêu cầu làm gì, có thể áp dụng những công thức nào. Nhiều bạn
không chuẩn bị ở nhà, đến khi lên lớp giáo viên giải tới bài nào cũng không biết, như vậy đi học cũng
vô ích. Sau khi đã làm 1 số bài trên lớp, chúng ta về nhà nên tìm những bài tương tự để làm. Ta không
nên làm hết bài trong sách, vì như thế cũng chẳng được gì. Mỗi dạng bài ta chỉ nên làm chừng 3 đến 4
bài, nhưng khi làm ta phải chú ý xem dạng bài đó yêu cầu làm gì, dùng công thức nào, làm thế nào để
tính cho nhanh (vì chúng ta thi trắc nghiệm chứ không thi viết, những môn thi viết chỉ chấm đáp số chứ
không chấm bước trung gian).
Một số môn học chỉ có tiết lí thuyết mà không có tiết bài tập. Các môn này đòi hỏi ta phải tự làm bài
tập, nhưng hầu hết các dạng bài giáo viên cũng đã cho ví dụ trên lớp, ta cứ theo đó mà làm. Nếu có
khúc mắc gì thì hỏi bạn bè ("Học thầy không tày học bạn" mà!), nếu bạn không giải quyết được thì
tranh thủ lúc giải lao hay hết tiết hỏi lại thầy là được.
Tóm lại, cái chính là ta có làm việc ở nhà, dù ít hay nhiều thi nó cũng mang lại kết quả tốt hơn không
làm gì cả.
Phan Đình Khôi


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
CÁC PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT:
1.Đặt mục tiêu cho việc học và thực hiện các mục tiêu đó ngay bây giờ:
-Khi bắt tay làm bất kì một chuyện nào,các bạn cần có ý thức rằng các bạn làm chuyện này với mục
đích gì,việc đó đem lại được lợi ích gì và lợi ích cho ai.Bởi lẽ chỉ khi ý thức được những điều này,các
bạn mới có được những động lực,những khích lệ cho chính bản thân mình.Chính bản thân nhà tỉ phú
thế giới Bill Gattes cũng đã khẳng định điều này:"Trong cuộc sống của mỗi người,sự rỗng tuếch là
đáng sợ hơn cả.Không có mục đích,họ cứ sống trôi nổi trong đời như mảnh giẻ rách trên những dòng
sông".

-Khi đã tìm được những mục đích cho riêng mình rồi,chúng ta nên đưa ra những mục tiêu ngắn
hạn,những mục tiêu cho từng thời kì,từng giai đoạn.Ví dụ như học kì này,mục tiêu của mình là đạt loại
giỏi,….Sau đó,lại phải chia nhỏ mục tiêu ra để từ đó,các bạn có thể lập được kế hoạch chi tiết.Ví dụ
như kế hoạch tuần này là làm xong bài tập lớn môn Lí Thuyết Thông Tin,xem kĩ chương 5 của môn
Cấu Trúc Dữ Liệu -Giải Thuật,….Nếu kĩ càng hơn,các bạn có thể dặt ra kế hoạch cho từng ngày,chia
thời gian tuỳ theo nhu cầu của từng công việc,…
-Tuy nhiên,điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải bắt tay vào thực hiện ngay(xin các bạn nhớ rằng là
:"ngay" ) những mục tiêu đã đề ra,bắt đầu từ những kế hoạch nhỏ,rồi lớn dần,….Có câu rằng :"Hành
động không tư tưởng là hành động điên rồ,tư tưởng không hành động là hành động thất bại.".Như vậy
chúng ta cần có mục tiêu rõ ràng và đồng thời cũng phải bắt tay vào thực hiện nó.
2.Không nản chí trước khó khăn và biết chấp nhận thực tế:
-Thực tế,cuộc đời luôn có khó khăn,cái quan trọng để đạt được thành công là các bạn phải biết vượt
qua khó khăn,đừng bao giờ nản chí trước những khó khăn ban đầu.Nếu bạn bắt đầu một công việc với
đầy ắp những lo sợ khó khăn,liệu bạn có thành công?Khó khăn thì có đấy,nhũng bạn hãy thử bắt tay
vào xem,rồi mọi khó khăn sẽ được giải quyết.Còn nếu chỉ biết đứng nhìn và lo sợ thì bạn sẽ đứng mãi ở
đó mà thôi.
-Cuộc sống đôi lúc sẽ không mỉm cười với các bạn,nhưng bạn hãy luôn mỉm cười với cuộc sống
nhé.Khi thất bại,nếu nói không buồn nghĩa là nói dối.Đúng,chúng ta buồn,nhưng hãy nhanh chóng gạt
nỗi buồn ấy đi,hãy nhìn thẳng vào vấn đề,phân tích những nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho lần
sau.Tục ngữ Việt Nam chẳng phải đã có câu :"Thất bại là mẹ thành công " đó sao?Và một điều quan
trọng nữa vào lúc này là ý chí .Ai trong các bạn có lẽ cũng đều biết nữ ca sĩ nổi tiếng Christina
Aguilera ,cô có một tâm niệm mà có lẽ là một tấm gương cho tất cả chúng ta: "Ngay cả trong những
này tồi tệ nhất,khi nghĩ rằng không còn con đường nào khác,có thể tôi đã khóc hoặc đau khổ nhưng tôi
cũng biết rằng có điều gì đó phải xảy ra bởi tôi sẽ không rút lui cho đén khi đạt được mục đích."
-Còn một vấn đề cũng không kém phần quan trọng là đôi khi chúng ta cần biết chấp nhận thực tế.Khi
bạn đã quen với những thành công hiện có,bất ngờ có một sự thất bại nặng nề đến vơi bạn,bạn sẽ không
dễ dàng chấp nhận nó.Bạn sẽ bị sốc,nhưng này,ai trong đời mà không có thất bại,nên những lúc này
bạn phải biết chấp nhận và cố gắng hơn.Chính những lúc này bạn cần nhìn lại bản thân,đừng đổ lỗi cho
hoàn cảnh hay một ai đó.Hãy nhìn thẳng vào vấn đề để nhận ra các điểm yếu của mình để khắc phục và
hãy phòng ngừa căn bệnh ảo tưởng.

3.Kiên nhẫn và chọn lưa phương pháp học phù hợp:
-Khi đã xác định mục tiêu,các bạn phải kiên nhẫn thực hiên nó.Các mục tiêu đó không thể thực hiện
một sớm một chiều,các bạn không được bỏ cuộc.Nếu cảm thấy quá nản,các bạn có thể thư giản và nên
nghĩ đến những mục tiêu đã đặt ra,đến những lợi ích của nó,và nhìn lại những cái bạn đã làm
được.Chính những cái đó sẽ giúp các bạn vượt qua được thời kì khó khăn này.
-Phương pháp học tập cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng.Phương pháp học tuỳ theo từng


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
hoàn cảnh ,tính cách,thói quen mỗi người mà mỗi người tự đặt ra cho riêng mình.Tuy nhiên nó cũng
cần có những nguyên tắc cơ bản.Ở đây,tôi xin trình bày một số nguyên tắc cơ bản sau:
+ siêng năng: là yếu tố đi đầu,bởi chỉ có gieo mới có gặt.Các bạn phải làm việc cật lực,các bạn mới có
được những thành công.
+ chọn lọc nguồn tài liệu:khi bắt đầu nghiên cứu một đề tài,tất yếu các bạn đều phải tham khảo tài
liệu,nhưng hiện nay với nguồn tài liệu bao la,các bạn cần xác định nên tham khảo những gì,ở những
phần nào.Tất nhiên,kiến thức nào cũng có lợi cho chúng ta nhưng khi học và nghiên cứu thời gian
chúng ta có hạn,chúng ta nên tham khảo những phần cần thiết trước,còn những phần còn lại khi có thời
gian chúng ta sẽ đọc thêm sau.
+ ý thức khi đọc tài liệu:chúng ta tham khảo tài liệu,đó là một điều tốt nhưng chính thái độ tham khảo
của chúng ta mới là yếu tố quyết định.Có một câu danh ngôn rằng:"Đọc sách để mà suy ngĩ,đừng đọc
sách để mà khỏi suy nghĩ.".Tôi nghĩ đây đúng là thái độ cần thiết cho tất cả chúng ta khi tam khảo bất
cứ nguồn tài liệu nào.Chính thái độ này giúp chúng ta nắm bắt được những điểm hay,điểm không hay
và từ đó chúng ta học hỏi và sáng tạo thêm.
+ cẩn thận:chúng ta cần rèn luyện đức tính này ngay trrong những việc hàng ngày.Không chỉ khi thi cử
chúng ta mới cần cẩn thận nhưng khi học với thái độ này kiến thức của các bạn sẽ sâu và rộng
hơn."Người thông minh đôi khi vội vã nhưng không làm điêu gì hấp tấp."Các bạn nghĩ sao về câu nói
này?
+ học hỏi kinh nghiệm của mọi người xung quanh:chính những kinh nghiệm này sẽ gisup các bạn tránh
được nhưng cái sai không đáng có và những hướng đi có lợi cho các bạn.Các bạn đừng ngại vì mình
không biết,hãy hỏi ngay những gì mình chưa rõ.

+ trung thực :thực ra trên nguyên tắc không có yếu tố này nhưng với suy nghĩ chủ quan,tôi xin đưa ra
thêm yếu tố này.Ngạn ngữ Anh có câu:"Của Cesjar thì hãy trả về cho Cesjar",như vậy có nghĩa là dù
bạn có lấy của người khác để trình bày ra như chính của bạn và được mọi người công nhận nhưng thiết
nghĩ lượng kiến thức đó mãi mãi vẫn không là của bạn.Và một khi đã có ý định sao chép,các bạn sẽ
không sáng tạo được cái mới và liệu lượng kiến thức ấy có tồn tại lâu trong bạn và sau này bạn có ứng
dụng được nhiều chăng?Ngược lại,nếu nghiên cứu một cách chân thật dù có thể không đạt được nhiều
thành công ngay lúc này nhưng lượng kiến thức ấy đã trở thành của bạn và sẽ giúp được bạn nhiều
trong tương lai.
II.CHIA SẺ KINH NGHIỆM BẢN THÂN:
Tôi,thực chất là một sinh viên bình thường như bao sinh viên khác,tôi cũng có nhiều khó khăn trong
học tập,từng thất bại,từng thành công,từng gặp may mắn và cũng từng gặp xui xẻo.Bản thân tôi cũng cố
gắng thực hiện nhưng phương pháp trên và cũng có nhưng thành công đáng kể.
Thành công gần đây nhất có thể nói là trong môn Cấu Trúc Dữ Liệu,thực ra hiện tại môn này tôi chưa
giỏi nhưng tôi đã vượt qua được tình trạng mà nhiều bạn mắc phải và cũng còn rất nhiều người chưa
vượt qua được.Ban đầu,tôi rất sợ môn này,tôi cảm thấy hơi nản chí.Tâm trạng này kéo dài khá
lâu,khoảng 6 tuần.Mỗi khi cầm sách lên,tôi không biết bắt đầu từ đâu,không biết đọc phần nào.Gần đến
ngày thi và tôi thực sự lo sợ,tôi cảm thấy mình nên bắt đầu và tôi thực sự bắt đầu,tôi đọc kĩ từng trang
sách,tôi bắt đầu hiểu nhưng vẫn bị sai cú pháp rất nhiều.Tôi chỉ dám viết trên giấy,không dám chạy trên
máy vì mỗi lần chạy trên máy bị báo lỗi rất nhiều.Lúc đó,tôi chưa tự tin lắm,đến trước ngày thi chừng 1
tuần,tôi cũng can đảm chạy thử trên máy,cũng kiên trí sửa lỗi và hỏi thăm bất kì ai mà tôi có thể
hỏi.Cuối cùng thi chương trình đầu tiên của tôi cũng chạy được,tôi thấy tự tin hơn và bây giờ tôi có thể
tự học được môn này,tuy còn nhiều khó khăn.Nhưng tôi tin là tôi sẽ còn tiến bộ nhiều trong môn này.
Còn một điều tôi muốn chia sẻ nữa là các bạn khi làm trắc nghiệm nên bỏ thói quen đọc lướt.Có rất
nhiều người và ngay cả bản thân tôi trước đây cũng mắc phải thói quen không tốt này.Tôi nhận ra sai
lầm này khá tình cờ,khi làm thi xong tôi còn dư khá nhiều giờ,tôi dò lại(nhưng cũng là đọc lướt)nhưng
vẫn dư giờ,tôi liền viết lại đề thi.Chính lúc này tôi mới đọc kĩ đề thi và tôi phát hiện ra mình sai khá


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
nhiều.Đây cũng là nguyên nhân nhiều sinh viên thi trắc nghiệm không biết mình sai ở chỗ nào mà điểm

lại thấp.Nhiều bạn sau khi thi xong cứ ngỡ là mình đúng hết nhưng điểm thì không như mình
nghĩ.Nhưng điều quan trọng hơn là nếu đọc lướt không chỉ có bao nhiêu đó tác hại mà khi đọc tài liệu
nếu chúng ta đọc lướt thì không thể nắm bắt nội dung kĩ được,như vậy chúng ta phải tốn nhiều thời
gian để đọc lại.
Đó chỉ là một vài kinh nghiệm của bản thân và các phương pháp học hẳn là còn nhiều yếu tố chủ
quan,nhưng tôi mong bài viết của tôi sẽ giúp các bạn thêm trong viejc học của mình.

Nỗ lực + Kinh nghiệm = Học tốt
Người ta thường nói "Có công mài sắt có ngày nên kim". Quả thật muốn học tốt ta phải nỗ lực nhiều.
Tuy nhiên nếu chỉ có nỗ lực thôi cũng chưa đủ, ta còn cần rút ra những bài học cho bản thân để có thể
học tốt hơn; sau đây là một số kinh nghiệm mà tôi có được trong quá trình học tập
Môi trường mới, cách học mới
Khi mới bước vào môi trường đại học ta cần cố gắng sớm thích nghi với phong cách học mới mà ở đó
vai trò của người thày chỉ dừng ở mức hướng dẫn, còn chính sinh viên phải là người làm việc thực sự.
Giảng viên sẽ không chỉ bảo cặn kẽ từng chỗ mà đòi hỏi sinh viên phải tự đọc; họ cũng không nói cho
ta biết phần nào sẽ thi, cần phải học nhiều mà chính ta cần phải xác định chỗ nào là trọng tâm cần đào
sâu. Ta cũng không cần phải nắm vững mọi khía cạnh của nội dung chương trình vì khối lượng kiến
thức được cung cấp là rất nhiều. Do đó ta phải cố gắng nắm bắt có hệ thống nội dung học. Tức là cần
nắm bắt những kiến thức tổng quát nhất rồi từ đó ta sẽ hiểu được những khái niệm chi tiết hơn. Mọi bài
toán hầu hết đều đã có giải thuật để giải quyết, ta chỉ cần hiểu rõ từng bước và làm theo. Cách đơn giản
nhất là làm nhiều bài tập và xoáy vào những điểm quan trọng.
Tận dụng thời gian rảnh
Sinh viên năm nhất, năm hai còn nhiều thời gian rảnh hãy trau dồi khả năng ngoại ngữ, một yêu cầu rất
quan trọng ngày nay. Ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh không những cần thiết cho quá trình đi làm hoặc
học tiếp lên cao hơn sau này, mà nó còn giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc đọc những tài liệu
chuyên ngành hay khi cần tìm kiếm thêm thông tin trên Internet. Ngoài ra nếu có khả năng hãy nên học
trước một số ngôn ngữ lập trình thông dụng như C, C++ hay Java... Việc sớm tiếp cận các kiến thức
nền tảng của lập trình có cấu trúc, lập trình hướng đối tượng sẽ giúp cho ta dễ dàng hơn khi phải học
các môn lập trình và viết các chương trình lớn sau này.
Nhiều sinh viên năm nhất, năm hai không ý thức được tầm quan trọng của các môn đại cương dẫn đến

việc bỏ quên việc học trên lớp. Có thể những môn học đó khô khan nhưng cũng giúp ích trong việc
luyện tập thói quen suy nghĩ và tạo nền tảng để học những môn chuyên ngành. Phải nhớ rằng trước khi
bước lên cao cần đảm bảo bệ đứng dưới chân là chắc chắn. Nhiều người bạn của tôi không coi trọng
việc này, họ thường bỏ giờ học trên lớp để đi chơi hay làm việc khác, dẫn đến việc phải học lại và
thường thì không theo kịp người khác khi bước vào giai đoạn chuyên ngành. Tuy nhiên nếu có khả
năng, có niềm say mê và sự chỉ bảo tận tình của giảng viên hay anh chị lớn thì việc theo đuổi một đề
tài, một hướng đi sẽ tạo ra bước nhảy lớn về khả năng của chính mình.
Hệ thống lại kiến thức
Phải biết hệ thống lại những kiến thức của từng môn, từng ngành học. Khi bắt đầu học một khái niệm
mới hãy quan tâm vì sao người ta lại đưa ra khái niệm đó và nó sẽ giải quyết vấn đề gì và giải quyết
đến đâu. Do đó hãy xác định bài toán cần giải quyết trước; với những kiến thức đã được học ta có thể
làm được gì, còn những điểm nào chưa làm được hãy liệt kê ra. Chính khi làm như vậy ta đã liên kết
được các kiến thức đã học và sẵn sàng để học tiếp những kiến thức mới.


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
Đặt ra câu hỏi, tham gia học nhóm, xác định những môn trọng tâm
Hãy luôn đặt ra những câu hỏi; nếu chưa hiểu chỗ nào cần sớm đào sâu tìm hiểu chỗ đó. Đừng chất
đống những câu hỏi để rồi đến một lúc nào đó ta không biết bắt đầu trả lời từ đâu. Nếu tự mình không
trả lời được hãy mạnh dạn hỏi bạn bè, thày cô. Có thể chỉ cần một vài gợi ý nhỏ hay một cách tiếp cận
mới của người khác ta sẽ tự mình trả lời câu hỏi hóc búa đang gặp phải.
Một cách học tốt khi học đại học là hãy học nhóm hay làm việc theo nhóm. Mạnh dạn trao đổi thẳng
thắn với bạn bè về cách giải của mình. Chính khi phải trình bày cách tiếp cận của ta với người khác sẽ
làm bộc lộ những điểm yếu trong cách giải quyết của mình. Đừng sớm chấp nhận một đáp án đơn giản
mà hãy cố suy nghĩ xem liệu câu trả lời như vậy có hợp lý không ? Cũng cần tạo ra không khí học
nhóm nghiêm túc, ai cũng phải làm việc hết mình bởi thường khi bạn bè ngồi lại với nhau thì thích nói
chuyện phiếm hơn là tập trung vào việc học.
Nên xác định trước những môn tối quan trọng của ngành học (điều này có thể biết được nhờ kinh
nghiệm của các anh chị đi trước hay qua thày cô) và tập trung học tốt những môn này. Ví dụ như trong
ngành Công nghệ thông tin, với những ai hứng thú với việc lập trình thì môn Cấu trúc dữ liệu và giải

thuật có thể được xem như là công cụ vàng giúp ta nâng cao khả năng lập trình. Thật vậy, ta thường
phải tự xây dựng cấu trúc dữ liệu và đặc tả về bài toán của riêng mình. Điều đặc biệt là một khi đã làm
tốt những điều này thì giải thuật để giải quyết bài toán tự nó sẽ hình thành.
Tự học, tự học và tự học
Điều quan trọng nhất là cần phải tự học bởi nó sẽ định hình một phong cách học tập nơi người học. Đại
học không những trang bị kiến thức về chuyên môn mà còn trang bị cho sinh viên "cách học" phù hợp
để có thể tự mình làm việc cũng như tự học sau này. Khi tự học ta sẽ phải tự nỗ lực bản thân, không ỷ
lại vào người khác và quan trọng hơn là giúp tạo cho ta một thói quen tốt khi làm việc cũng như trong
quá trình nhận thức . Sau đây là một số lời khuyên tốt mà tôi đã được đọc trên báo về cách thức tự học :
+ Không coi trọng việc làm giàu kiến thức bằng việc củng cố, gia cố và mài giũa ( cọ xát trong thực tế )
để làm sắc sảo kiến thức
+ Không coi trong những sản phẩm của nhận thức bằng việc tìm hiểu con đường đi tới nhận thức
(phương pháp tiếp cận chân lý).
+ Không coi trọng việc chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học bằng việc nắm bắt được bí quyết làm khoa
học .
+ Không coi trong việc rập theo khuôn mẫu bằng việc vượt ra ngoài khuôn mẫu cứng nhắc để sáng tạo.
Để kết thúc bài viết này, tôi xin đưa ra một câu nói của giáo sư Tạ Quang Bửu để chúng ta cùng suy
ngẫm : "Thói quen tự học sẽ giúp mỗi người trở thành chính mình, không là bản sao hay bóng mờ của
người khác. Đó cũng là một thành phần quan yếu của bản lĩnh cá nhân, thể hiện tinh hoa và bản sắc của
cá nhân đó".
Nguyễn Vũ Thiên Nga
Họ tên : Nguyễn Phan Quý Nhi
MSSV : 50101838
SV lớp : MT01KSTN
Bài viết :
Hiện tôi đang là SV năm thứ 3 của khoa Công nghệ thông tin. Nghĩa là tôi đã trải qua gần 3 năm học
tập ở trường. Tôi tự nhận thấy rằng mỗi năm học đối với tôi, ngoài những kiến thức học được, còn 1
chặng đường để học hỏi và cải thiện phương pháp học tập của mình.
Chính vì đây là hội thảo về phương pháp học nên tôi mới mạnh dạn đóng góp ý kiến. Bởi vì bản thân



Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
tôi chính là một bằng chứng sinh động cho việc học tập có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt hơn như
thế nào. Những ngày đầu tiên vào trường này, tôi rất hoang mang,lo sợ . Vì tôi biết rằng các bạn xung
quanh tôi đều là những người rất giỏi và chương trình học của trường rất khó, như tôi vẫn thường được
nói "Vào BK khó 1, ra khó 10 ". Mà vào đây được là quá sức tôi rồi, vì 1 phần là do may mắn.Lúc đó
tôi chỉ sợ rằng mình chẳng thể nào ra khỏi trường nỗi. Và sự thật quả là như thế. Giữa kỳ I tôi hỏng
mấy môn.Cuối kỳ I , tổng kết được có 6,4 .
Nhưng đến cuối năm I : 7,98 .
Học kỳ III : 8,48
Học kỳ IV 8,23
Rõ ràng là tôi đã có sự tiến bộ. Người ngoài dễ dàng nhìn thấy sự tăng tiến trên những con số. Riêng tôi
thấy một sự thay đổi bên trong,cụ thể là thái độ và phương pháp học tập của mình. Sau đây sẽ là những
điều tâm đắc nhất mà tôi rút ra được từ các bạn tôi và bản thân mình :
+ Chăm chỉ và tự giác : Đây là một điều kiện tiên quyết. Và cũng là điều đầu tiên tôi học hỏi được. Lúc
mới vào trường, tôi cứ giữ tư tưởng hồi phổ thông,không học một cách tự giác. Thấy không có người
thúc ép, tra bài hằng ngày nên về nhà tôi chẳng bao giờ học bài. Những môn không thích thì cúp hoc
thường xuyên. Thế là đến kỳ thi, tất cả dường như mới, phải vừa học lại vừa ôn. Như vậy đương nhiên
là chất lượng không tốt rồi.
Qua học kỳ sau, tôi may mắn được ở chung với 1 bạn cùng khoa. Bạn ấy học rất tự giác và chăm chỉ.
Cùng nhà cùng khoa, người ta học mà mình không học thấy cũng kỳ. Nên tôi bắt chước theo. Tôi chăm
chỉ. Và đến cuối kỳ, tuy chưa bằng ai nhưng so với chính mình thì cũng tiến bộ lắm rồi. Lúc đó mời
thấy khối lượng bài vở của khoa mình nhiều thật, không bỏ nhiều thời gian thì không thể nào quán
xuyến hết được.
Trước khi làm bài viết này tôi đã phỏng vấn các bạn rất giỏi trong lớp tôi, và dựa trên thời lượng học
hằng ngày của các bạn đó có thể khẳng định rằng đều rất chăm chỉ. Như vậy phải chăng có thể khái
quát rằng chăm chỉ chính là điều kiện tiên quyết để có thể học tốt ở trường chúng ta?
Tuy nhiên đó chỉ là điều kiện đầu tiên. Vì lúc ấy tôi đã chăm chỉ lắm rồi, hầu như dành hết thời gian mà
kết quả vẫn chưa tốt. Vậy còn thiếu điều gì ?
+ Tận dụng thời gian trên lớp tối đa và hiệu quả : Phải tuỳ trường hợp mà thực hiện điều này. Trường

hợp ở đây có thể là đặc thù môn học, hay đặc thù của giáo viên giảng dạy môn này. Nói chung là đừng
để trường hợp không hiểu gì sau mỗi buổi học xảy ra thường xuyên. Ngay lúc GV giảng xong mà có gì
chưa hiểu thì tranh thủ hỏi lại ngay trong buổi học. Hoặc có thể tranh luận với bạn bè để hiểu sâu sắc
vấn đề. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian.Bạn có thể giải quyết điều vướng mắc này bằng
cách tự về nhà xem lại. Nhưng nếu vấn đề quá mới mẽ, bạn chưa có vốn kiến thức nền tảng vững chắc
thì sẽ càng xem càng rối, đôi khi mày mò không chính xác.
Còn phải tuỳ vào giáo viên để thực hiện việc này. Có những GV giảng rất hệ thống, chỉ cần theo dõi
bài giảng bạn sẽ hiểu được vấn đề nên có thể không cần xem bài trước buổi . Nhưng có những giáo
viên khác chỉ xoáy sâu vào những chỗ thầy tâm đắc hay chỉ trả lời những thắc mắc của SV, nếu bạn
không xem bài trước thì vào lớp cứ như vịt nghe sấm, chẳng hiểu gì mấy chỉ tổ mất thời gian và nhức
đầu thêm. Sau đó về nhà phải học lại, nếu vẫn chưa hiểu thì chịu mù mờ vì chẳng có thầy để hỏi lại .
Các bạn SV mới thường có tình trạng ngại hỏi giảng viên và trao đổi với bạn bè. Đây sẽ là một thiệt
thòi rất lớn nếu các bạn không sửa đổi. Việc này chỉ khó khăn ở những lần đầu tiên. Khi đã quen, trao
đổi sẽ tạo hứng thú hơn nhiều trong học tập.
+ Nên ôn lại bài học ngay trong ngày : Vì lúc này vấn đề mới tiếp thu còn khá rõ trong đầu, những
khúc mắc lẫn những điều tâm đắc. Nếu bài học được ôn lại ngay, những điều mập mờ được làm rõ thì


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
bạn sẽ hiểu sâu sắc và nhớ vấn đề lâu hơn là cứ chờ đến hôm nào có môn đó mới đem ra học.
+Học nhóm : Đây cũng chỉ là một hình thức trao đổi với bạn bè nhưng được thực hiện có tổ chức hơn.
Nghe mấy thầy và các anh chị khoá trước khuyên nên năm nay chúng tôi mới thử thực hiện nhưng do
chưa có phương pháp hợp lí và cũng chưa quen nên tôi chưa biết kết quả như thế nào. Về việc học bài
mới, chúng tôi chia nhau lần lượt từng người sẽ nhận đọc trước một phần nào đó, ghi nhận lại ý chính,
những điều đáng chú ý,những chỗ khúc mắc rồi nói lại cho cả nhóm. Những người kia sẽ phải về đọc
lại và cùng nhau thảo luận.Tôi thấy rằng điều này đòi hỏi sự tích cực của mỗi cá nhân. Nếu không ai bỏ
công sức ra tìm hiểu sâu vấn đề, lên tập hợp chẳng có gì để trao đổi thì chỉ phí phạm thời gian.Nếu
trong mỗi buổi học, mỗi bạn đều có những điều hay ho để trao đổi với nhau thì thật sự rất hứng
thú.Riêng việc trao đổi bài tập thì thật sự rất hiệu quả. Để tiết kiệm thời gian tập trung, mỗi bạn đều
phải tự làm bài tập trước ở nhà, những bài không làm được hoặc làm thường sai đáp số mới nên để

dành lại làm chung.
Tuy nhiên chúng tôi thấy cách làm việc này chưa thật hiệu quả. Rất mong sự đóng góp thêm của thầy
cô và các bạn về vấn đề này.
+ Nên xen kẽ thêm vào những môn học nhẹ nhàng mà bạn yêu thích như một hình thức giải trí bổ ích
giữa những lúc học căng thẳng (như các phần mềm ứng dụng đồ hoạ, nghe nhạc tiếng Anh)
Trên đây là những phương pháp chung nhất, tôi nghĩ là ai cũng có thể thực hiện được không mấy khó
khăn. Tuy nhiên như vậy là chưa đủ. Mỗi người mỗi khác, tuỳ vào hoàn cảnh và bản thân mà tự tìm
cho mình 1 phương pháp phù hợp. Phương pháp của người khác chỉ nên để tham khảo mà thôi.

BÁO CÁO PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
Tôi tên là Võ Hoàng Tam, sinh viên K2000. Nhân dịp khoa CNTT tổ chức buổi hội thảo về "Phương
pháp học tập", tôi có một số ý kiến hy vọng được thảo luận với các bạn sinh viên các khoá. Trong bài
báo cáo này, tôi sẽ trình bày 5 nội dung sau:
1.) Đối với các bạn sinh viên năm hai, năm ba: Làm thế nào để thực hiện các bài tập lớn môn học và đồ
án một cách có hiệu quả, đặc biệt là giai đoạn viết báo cáo?
2.) Đối với các bạn sinh viên năm nhất: Liệu có cần học trước về Tin học không? Nếu cần thì học
những gì?
3.) Các sinh viên thường nghe "câu sấm" của những người đi trước: "học giỏi phổ thông chưa chắc học
giỏi ở đại học". Từ đó nảy sinh ra câu hỏi: Liệu thật sự có sự khác biệt nào trong phương pháp học tập
khi học đại học so với khi còn học ở phổ thông không?
4.) Cuối cùng là nêu ra một số thông tin mới mà tôi may mắn tiếp thu được thông qua một lớp ngoại
khóa : Creativity Methodologies For Problem Solving and Decision Making - Phương pháp luận sáng
tạo (PPLST) để giải quyết vấn đề và ra quyết định - của Trung tâm Sáng tạo Khoa học và Kỹ thuật Trường ĐH KHTN, do thầy Phan Dũng giảng dạy. Hy vọng chúng là những thông tin bổ ích.
5.) Nêu lên một số yếu tố giúp có kết quả tốt khi học đại học (5 yếu tố - theo ý kiến chủ quan của riêng
tôi)
Trước tiên, chúng ta bàn về cách làm bài tập lớn và đồ án hiệu quả: nên áp dụng phương pháp "hiện
thực sơ bộ": quá trình tìm hiểu đề tài, hiện thực chương trình phải thực hiện song song với việc viết báo
cáo. Có ý kiến cho rằng chưa hiện thực xong thì biết cái gì mà viết báo cáo? Chúng ta nên suy nghĩ
theo chiều ngược lại: nếu đồ án xong rồi thì bài báo cáo sẽ gồm những phần chính nào để chứng tỏ cho



Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
giám khảo rằng mình hiểu rõ đề tài. Thường một bài báo cáo gồm một số phần sau đây (theo phong
cách của riêng tôi, không chắc thực tập tốt nghiệp hoặc luận văn có theo quy định nào không): Sơ lược
về lãnh vực có liên quan mà đề bài đề cập đến, Phân tích đề bài và giới hạn thực hiện, Thiết kế các lớp,
các cấu trúc dữ liệu và hiện thực chương trình, Hướng mở rộng cho chương trình, Phụ lục… Khi chúng
ta đã định hình được các nội dung chính như vậy thì mỗi khi tiến hành một công việc của đồ án phải
ánh xạ nó với phần nào trong bài báo cáo của mình sau này, vào trong phần đó ghi chú sơ lược (ví dụ
phần khái niệm mở đầu đọc trong sách nào, trang mấy…). Như thế sẽ giúp tránh tình trạng phải đọc
một nội dung 2 lần, rất mất thời gian: một lần để hiểu và viết chương trình, lần sau muốn viết báo cáo
thì không nhớ nội dung đó ở sách nào, ở phần nào của sách. Hay là khi thiết kế các lớp để hiện thực
chương trình thì vào vẽ nháp trực tiếp trên file Word chứa báo cáo nháp, quá trình lập trình có sử dụng
thủ thuật nào thì ghi nhận lại, kẻo hôm sau chính ta đọc lại còn quên. Hoặc trong quá trình làm đồ án,
chợt xuất hiện một ý tưởng mới xứng đáng thì lập tức ghi chú vào phần "Các hướng mở rộng của đề
tài". Như thế tới kì hạn nộp báo cáo ta rất nhẹ. Nếu không chuẩn bị trước thì đa số sinh viên bị sa lầy:
sắp thi học kì rồi mà phải ngồi viết cái "báo cáo giấy" "dài dòng vô bổ" về cái mà mình đã hiện thực
được "trong thực tế". (Ví dụ cụ thể về Đồ án Hệ Thống số mà sinh viên năm ba đang làm: …). Để tiện
lợi hơn khi viết báo cáo, sinh viên nên có một số kỹ năng nhỏ (gõ phìm nhanh bằng 10 ngón, thao tác
Word: format đoạn văn, làm mục lục tự động…).
Kế tiếp, chúng ta đề cập các bạn sinh viên năm nhất, năm hai một chút: nếu có ý kiến cho rằng vào học
CNTT Bách khoa không cần học trước Tin học gì cả, trong quá trình học khoa sẽ chuẩn bị cho ta đủ cả,
thì các bạn phải cẩn thận. Theo tôi nghĩ "không cần học trước" tức là cho dù phổ thông bạn chưa tiếp
cận đến máy tính cũng được, nhưng khi vào đại học năm nhất, năm hai cho dù chương trình của ta chưa
có môn nào liên quan đến máy tính nhiều thì các bạn cũng phải tự đặt ra nhiệm vụ của mình là phải
tranh thủ cơ hội để tiếp thu càng nhiều kiến thức về tin học càng tốt. Bạn càng có kiến thức rộng thì
càng có lợi thế so với các bạn khác ở giai đoạn sau này khi phải làm nhiều bài tập lớn và đồ án. Chuẩn
bị càng sớm càng tốt. Và phải chuẩn bị. Chỉ có những cá nhân xuất sắc, ra trường có thứ hạng cao, mới
sống sót qua các kì bài tập lớn và đồ án liên tục trong khi luôn bị đặt ở thế "nước tới chân mới nhảy".
Thế thì tiếp thu kiến thức gì, thông qua phương tiện gì? Kiến thức cần phải học: mở rộng (ngôn ngữ C,
lập trình Hướng đối tượng theo C++ hay Java, Internet, Web, mail, HTML, FrontPage (web), Word,

Access(cơ sở dữ liệu). Kiến thức chung chung về CNTT thì có thể tham khảo qua sách báo về tin học.
Còn lập trình C++ hay Java từ beginner thì nên nhờ một bạn có kinh nghiệm hoặc tham gia một lớp
ngoại khoá trước đã để có kiến thức nền, sau này tự đọc sách dễ hơn.
Bây giờ, chúng ta cùng nhìn nhận lại cách học mà nhiều sinh viên vẫn thường "khuyên lẫn nhau", tự
khen lẫn nhau: "môn này dễ lắm, thầy dạy cả học kì nhưng ôn thi trong hai ngày là đủ đậu rồi …". Tôi
đưa ra con số phỏng đoán thế này: đối với một môn học bình thường thì có khoảng 70% số lượng sinh
viên trong lớp đi nghe giảng (các bạn không đi do nhiều lý do: giảng đường nhỏ, thầy giảng không hấp
dẫn, cho môn học là không quan trọng…), và cũng chỉ có khoảng 5% sinh viên trong lớp đọc lại bài
hôm đó và tự giác làm bài tập, số sinh viên còn lại cứ điệp khúc "ôn thi 2 ngày" (các con số trên có thể
rất chủ quan, nếu có điều kiện Đoàn Khoa CNTT nên tổ chức lấy thông tin để có thống kê chính xác).
Thế thì tại sao chúng ta không đọc bài để hiểu kĩ hơn, làm bài tập ở nhà. Có nhiều lý do: phải đi dạy
thêm, lý do sức khoẻ, mãi trò chuyện với các bạn cùng phòng trong Kí túc xá tới khuya nên "quên học
bài", chơi game, nghe nhạc… Nhưng dù bất cứ vì lý do nào thì phải nhìn nhận rằng phương pháp học
"ôn thi trong 2 ngày" của ta nghe có vẻ "tài giỏi" nhưng thật ra còn tệ hơn khi còn học ở phổ thông. Khi
xưa, thầy cô còn tạo áp lực khi kiểm tra bài vở nên ta còn ráng học một vài chữ để đỡ đòn. Còn hiện
tại, các giảng viên để cho sinh viên "tự do, chủ động hơn trong việc học", không kiểm tra bài, và sinh
viên cũng thật sự rất tự do trong việc học, "tức là khỏi học bài luôn", tới hồi thi ôn một lần cho khoẻ.
Phải chăng học đại học thật sự đòi hỏi ở ta nhiều hơn về khả năng tự học, nhưng do ta chủ quan, không
chịu nhận thức, không đổi mới tư tưởng nên cứ khoát tay "học đại học chả có gì là ghê ghớm cả". Do


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
có tư tưởng như vậy cho nên "kết quả học tập của chúng ta cũng chả có gì là ghê ghớm cả", ngoại trừ
một số trương hợp quá "xuất sắc" được ra trường sớm.
Cuối cùng, tôi trao đổi với các bạn một số thông tin về Creativity Methodology - Phương pháp luận
sáng tạo (PPLST): khoá học PPLST đề cập nhiều vấn đề: các nhược điểm của phương pháp suy nghĩ tự
nhiên, các phương pháp tích cực hoá tư duy, các nguyên tắc sáng tạo cơ bản, các quy luật phát triển của
hệ thống, mà cốt lõi là "Lý thuyết giải quyết các bài toán sáng chế" (TRIZ), do thầy Genkrik Altshuller
(nhà sáng chế, nhà viết truyện khoa học viễn tưởng người Nga) khởi xướng. Hiện nay, Creativity
Methodology đã được phổ biến ở Mỹ (có tổ chức dạy và cấp bằng đại học, cao học về ngành này), và

đã bắt đầu được chú ý đầu tư phát triển ở một số nước trong khu vực (Singapore, Malaysia, Hàn
Quốc…), hé mở cho nhân loại cánh cửa bước sang giai đoạn phát triển mới sau cuộc Cách mạng "Công
nghệ thông tin": đó là cuộc cách mạng trong "tư duy sáng tạo".
Mỗi người đều sở hữu một bộ óc nhưng việc sở hữu đó không đảm bảo ai cũng có lối suy nghĩ hiệu
quả. Một cách tự nhiên, con người thường giải quyết bài toán theo lối "thử và sai" trong khi cái không
gian để tìm lời giải cho bài toán vô cùng rộng lớn. Trong một số trường hợp, chúng ta phải trả giá đắt
cho những quyết định "thử và sai" như thế. PPLST, cụ thể là TRIZ, giúp chúng ta định hướng tốt hơn
trong quá trình tư duy tìm lời giải cho bài toán. PPLST giúp ta trong vài giây mà có phát ra hàng tỷ ý
tưởng (con số thật hấp dẫn) khi giải quyết các bài toán.
Thế thì tại sao việc giải quyết một bài toán, một vấn đề có áp dụng PPLST lại quan trọng như vậy? Đó
là bởi vì theo một cách nhìn nào đó thì có thể xem "cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần giải quyết" (chúng
ta xét một ví dụ nhỏ: …). Lúc này mới "cảm" được lời của Đức Phật "Cuộc đời là bể khổ": gặp nhiều
vấn đề quá, giải quyết không xong nên mới khổ như thế. Thế thì phương án giải quyết ra sao? Một cách
là bài trừ những mê muội, tạp niệm, "ai biểu tham danh lợi làm chi để đến khi thất bại thì than trời than
đất", ngồi thiền một chỗ có thể sẽ gặp ít vấn đề, chắc sẽ bớt khổ hơn. Tuy nhiên, với những công cụ mà
PPLST cung cấp, nếu như chúng ta vận dụng đúng thì hầu như luôn có khả năng giải quyết suôn sẽ mọi
vấn đề theo một cách tối ưu nhất. Và lúc đó có thể "cuộc đời là bể sướng".
Sau các cuộc cách mạng Nông nghiệp , Công nghiệp thì hiệu suất lao động của con người tăng lên rõ
rệt: hàng loạt công cụ máy móc, thiết bị ra đời giúp cho "đôi tay" của con người như "dài ra", "mạnh
ra" hiểu theo nghĩa bóng. Đến cuộc Cách mạng CNTT thì "tai và mắt" của con người "phát triển vượt
bậc", "nhìn xa nghe thấy xuyên lục địa" thông qua Internet… Tuy nhiên với sự bùng nổ công nghệ
thông tin như hiện nay, tình trạng "thắt cổ chai" về thông tin ở mỗi cá nhân là đương nhiên, "thông tin
tràn ngập trước mắt mọi người" nhưng bây giờ mới chúng ta mới phát hiện "khả năng tư duy" của ta
sao chậm quá, nhiều thông tin thế mà không tận dụng được, không biến thông tin thành tri thức của
riêng mình. Đây là lúc để "cái đầu" của con người cần được chú ý phát triển. Từ đây nảy sinh nhu cầu
tất yếu của thời đại mới: cuộc cách mạng "trong tư duy sáng tạo", làm sao để mỗi cá nhân loài người là
một thực thể tư duy sáng tạo (tư duy sáng tạo không là một cái gì đó cao siêu chỉ để phục vụ cho các
bài toán khoa học hay bài toán quy hoạnh vĩ mô của một tổ chức, một quốc gia, tư duy sáng tạo không
là sở hữu riêng của bất cứ ai, cũng không là đặc quyền của riêng bất cứ ai, mỗi người có quyền được
nâng cao khả năng tư duy của mình để giải quyết bài toán "sát sườn" cho cuộc sống của mình). Hiện

tại, các khoá Cao học của trường ĐH Bách Khoa có học môn "Phương pháp nghiên cứu khoa học", ít
nhiều cũng mang dáng dấp của PPLST. Nhưng nói chung môn học này chưa được chú trọng đúng mức
ở Việt Nam. Dân tộc ta đã bỏ lỡ cơ hội "chinh phục thế giới" về mặt tri thức sau cuộc kháng chiến
"thần thánh" chống Mỹ bởi vì thật sự PPLST đã được thầy Phan Dũng mang về Việt Nam từ năm 1977,
sớm hơn gần 20 năm trước khi nó được truyền bá vào nước Mỹ.
Cuối cùng, tôi đưa ra một số yếu tố có thể giúp có kết quả tốt khi học đại học:
1.)"Tự học": bất kể môn gì, dù khó hay dễ, cứ ngồi học miệt mài, đọc sách một lần không hiểu thì đọc
2 lần… chắc chắn cũng tới lúc thấy cái "triết lý" đằng sau môn học, như vậy thì sẽ nhớ rất lâu ("triết lý"
ở đây có thể đơn thuần chỉ mang tính chất thực dụng "học để thi": tức là học làm sao để miễn là khi


Bạn đã Download quyển sách này tusaconline-
nhắm mắt lại cũng biết môn học có những dạng bài tập gì, cách giải ra sao cho tối ưu, và tại sao có
cách giải đó), khi cảm nhận được cảm giác này thì khi thi đạt 8 hoặc 9 điểm là không khó.
2.)"Học hỏi bạn bè": về các môn đang học trong lớp, kinh nghiệm lập trình, kinh nghiệm học anh
văn… (có thể phân tích cụ thể thêm tại sao những sinh viên đầu khoá (năm 1, năm 2) "cần nhau" để
cùng có một khởi đầu tốt trên con đường đại học và tại sao những sinh viên ở giai đoạn cuối khoá (năm
3, năm 4) lại càng "cần nhau" hơn…)
3.)Đặt ra mục tiêu thật cụ thể: ví dụ học kì này phải đạt loại khá-giỏi trở lên và phải biết thêm ngôn ngữ
lập trình mới như Java hay VC hoặc công nghệ lập trình mạng, web , internet…, từ đó vạch kế hoạch
chi tiết để đạt đến mục tiêu đó (ví dụ trong một ngày, ngoài việc đối phó với bài vở thi cử trong lớp thì
vẫn chừa ra 30 phút học Java và 30 phút học Anh văn…), cứ theo kế hoạch mà làm thì "không thành
công thì cũng thành nhân". Kinh nghiệm của chị Nguyễn Đăng Kathy (khóa 97): kết hợp vừa tập thể
dục và vừa nghe AV (toefl 600 điểm).
4.) Tất nhiên nếu có kỹ năng sử dụng thời gian hợp lý thì càng tốt ( có thể minh hoạ bằng câu chuyện
"Những hòn đá cuội" được kèm theo ở cuối bài báo cáo này, trong phần tham khảo)5.) Hy vọng các
bạn tìm đến được PPLST và áp dụng thành công
Lời kết: Nói lúc nào cũng dễ hơn làm, "sức ỳ" ở mỗi người là rất lớn, các phương pháp trên bản thân
tôi vẫn chưa làm chủ được, nên điểm số qua các học kì thăng trầm như điệu nhạc. Hy vọng các bạn có
thể tự hoàn thiện phương pháp học tập của mình từ những sai lầm của người khác, nếu đợi đến khi

mình mắc sai lầm mới bắt đầu sửa chữa thì đôi khi là quá trễ bởi vì có những quyết định chỉ được ra
một lần, không có dịp may thứ hai.

Trường Đại Học Bach Khoa TpHCM
Khoa Công Nghệ Thông Tin
**********
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC
I . Mục đích của việc học có phương pháp :
Từ ngàn xưa , triết học luôn là một nền tảng vững chắc cho mọi sự tồn tại và phát triển của mọi sự vật
hiện tượng . Một quy luật muôn thưở của triết học là : " Không có gì tồn tại và phát triển một cách tự
nhiên … " . Trong việc học cũng vậy . Học không chỉ là đến lớp , giảng đường chỉ để nghe lại lời giảng
của giáo viên rồi lại đi về bởi nếu như vậy thì không có một sinh viên nào khác sinh viên nào cả . Mỗi
sinh viên đều có một phương pháp học tập riêng , có thể phù hợp hay không phù hợp. Khi đã có một
phương pháp học tập cho riêng mình thì chắc chắn rằng sinh viên đó sẽ học tập một cách tự tin , không
bị gò bó về mặt



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×