Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

DE CUONG ON TAP NGU VAN 8 KI 2 CHUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.43 KB, 37 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ II ( GV: NGUYỄN THỊ VÂN)
A. NỘI DUNG
I. Phần văn bản:
1.Nhớ rừng
2.Ông đồ
3.Quê hương
4.Khi con tu hú
5.Tức cảnh Pác Bó
6.Ngắm trăng.
7.Đi đường
8.Chiếu dời đô
9.Hịch tướng sĩ
10.Nước Đại Việt ta
11.Bàn luận về phép học.
12.Thuế máu.
13.Đi bộ ngao du.
14.Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục
* Yêu cầu: - Nắm được tên tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật cơ bản, ý nghĩa
văn bản, cảm thụ đoạn thơ.
II. Phần Tiếng Việt:
1. Câu nghi vấn.
2. Câu cầu khiến.
3. Câu cảm thán.
4. Câu trần thuật.
5. Câu phủ định
6. Hành động nói.
7.Hội thoại.
8. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Yêu cầu: - Nắm được các khái niệm, đặc điểm hình thức và chức năng , đặt câu, vận dụng vào làm
bài tập, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.
III. Phần Tập làm văn.


1. Văn bản thuyết minh. (trọng tâm là 2 dạng: TM về 1 pp cách làm và TM về một danh lam thắng
cảnh)
2. Văn bản nghị luận. (văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.)
* Yêu cầu:
- Nắm được đặc điểm của mỗi loại văn bản.
- Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
Phần I. Văn bản.
1.Lập bảng thống kê các văn bản, tác giả, thể loại, nội dung cơ bản theo mẫu dưới đây.
Tên vb Tác giả

Thể

1


Tt
1.

loại

Nội dung
Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc

Thơ

nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự

mới


do mãnh liệt bằng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn.

tám

Bài thơ đã khơi gợi niềm yêu nước thầm kín của người dân mất

chữ
Thơ

nước thuở ấy.
Là bài thơ ngũ ngôn bình dị mà cô đọng, đầy gợi cảm. Bài thơ

Ông

Vũ Đình mới

đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của " ông đồ" qua đó

đồ

Liên

ngũ

toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang

ngôn

tàn tạ và tiếc nhớ cảnh cũ người xưa của nhà thơ.


Nhớ

Thế Lữ

rừng

2.

3.

Quê

Tế Hanh Thơ

Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ Quê hương

mới

của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một

tám

làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn,

chữ

đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài.

hương


Bài thơ cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của
4.

Khi

Tố Hữu

con tu
5.

bát

cách mạng trong cảnh tù đày.
Là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa cho thấy tinh

cảnh

thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác hồ trong cuộc sống


Ngắm

Thơ

cách mạng đầy khó khăn gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm

Hồ Chí

thất


Minh

ngôn tứ

cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên

trăng
7.

tuyệt
Đường

Đi

luật

đường
8.

cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ


Tức
Pác

6.

nhà thơ.
Thơ lục

Là bài thơ lục bát giản dị ,thiết tha, thể hiện sâu sắc lòng yêu

nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả
trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm..
Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng
sâu sắc; từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời : vượt

Chiếu

Lí Công

Chiếu

qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đát nước độc lập,

dời đô

Uẩn

(Chữ

thống nhất, đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại

hán)

Việt đang trên đà lớn mạnh. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh
mẽ vì nói đúng được ý nguyện của nhân dân, có sự kết hợp hài
hòa giữa lí và tình.
Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong


9.
Hịch

Trần

Hịch

cuộc kháng chiến chống ngoại xâm,thể hiện qua lòng căm thù

2


10

tướng

Quốc

(Chữ

giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một



Tuấn

hán)

áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ

, sắc bén với lời văn thống thiết có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích

Nước
Đại

Nguyễn

Việt ta

Trãi

Cáo

Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước
ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong
tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là

11

Bàn

Nguyễn

luận

Thiếp

Tấu


phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Với cách lập luận chặt chẽ , bài văn giúp ta hiểu mục đích của
việc học là để làm người có đạo đức có tri thức góp phần làm

về

hưng thịnh đất nước, chứ không phải để cầu danh lợi. Muốn học

phép

tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn,

học

đặc biệt học phải đi đôi với hành.

12
Thuế

Nguyễn

Phóng

máu

Ái Quốc sự

Chính quyền thực dân đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ
thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong
các cuộc chiến tranh tàn khốc. Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần sự

thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút
sắc sảo. Đoạn trích Thuế máu có nhiều nhiều hình ảnh giàu giá
trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai, chua
chát.
Để chứng minh muốn ngao du cần phải đi bộ, bài Đi bộ ngao

13

14

Đi bộ Ru-xô

Tiểu

du lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lại rất sinh động do các

ngao

thuyết

lí lẽ và thực tiễn cuộc sống tác giả từng trải qua luôn bổ sung cho

du

nhau. Bài này còn thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị,

Ông

quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.
Là một lớp kịch trong vở "Trưởng giả học làm sang" của Mô-


Giuốc- Mô-li-e

Kịch

li-e được xây dựng hết sức sinh động, khắc họa tài tình tính cách

đanh

lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên

mặc lễ

tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

phục
Phần II. Tiếng Việt.
1. Kiểu câu (phân theo mục đích nói)
KCâu

Đặc điểm hình thức và chức năng

3


1. Câu

* Câu nghi vấn là câu:

nghi


- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ

vấn

lựa chọn).
-Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
* Có chức năng chính là dùng để hỏi. (người đối thoại trả lời)
-Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ

2. Câu

định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời (VD:
* Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay

cầu

ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...

khiến

* Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến
không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
VD:

3. Câu

* Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, biết bao, xiết bao, biết

cảm


chừng nào,...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ

thán

yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.

4. Câu

VD:
* Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm

trần

thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,..

thuật

- Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ
tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác).
* Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc
bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
* Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp.

5. Câu

VD:
* Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chưa, chẳng, đâu.....


phủ

*Câu phủ định dùng để :

định

- Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (Câu phủ định
miêu tả)
- Phản bác một ý kiến, một nhận định.(Câu phủ định bác bỏ).
VD:

2. Hành động nói
* Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định.
* Những kiểu hành động nói thường gặp là :

4


- Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? )
- Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa )
- Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé )
- Hành động hứa hẹn .(Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa )
- Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này )
* Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động
đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác (cách dùng gián tiếp)
3. Hội thoại.
*Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã
hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
- Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) .
- Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)

* Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt
lời
* Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào
lời người khác.
* Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
4. Lựa chọn trật tự từ trong câu.
* Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
* Trật tự từ trong câu có tác dụng :
1. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (như: Thứ bậc quan trọng
của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người nói,…)
2. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
3. Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
4. Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.
DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
CÁCH LÀM VĂN CẢM THỤ: Viết đoạn văn:
- B1: Câu luận điểm (chủ đề)
- B2: Cảm thụ về 2 mặt nội dung và nghệ thuật
- B3: Câu chốt luận điểm (chủ đề)
VD cụ thể: Dàn ý:
Bài 1: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.

5


Học sinh cảm nhận được:






Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: Tế Hanh đã trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ của mình về
làng quê miền biển thật cảm động... (0,25 điểm)
Nỗi nhớ ấy luôn thường trực trong ông, thể hiện qua cụm từ "luôn tưởng nhớ". Quê hương hiện
lên cụ thể với một loạt hình ảnh quen thuộc, gần gũi: Màu nước xanh, cá bạc, buồm vôi, con
thuyền...và "mùi nồng mặn" đặc trưng của quê hương làng chài... (1,0 điểm)
Tác giả sử dụng điệp từ "nhớ", phép liệt kê, kết hợp câu cảm thán, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
(mùi nồng mặn) góp phần làm nổi bật tình cảm trong sáng tha thiết của người con với quê
hương yêu dấu. Đoạn thơ như lời nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn, quê hương, đất nước...
(0,75 điểm)
- Câu chốt lđiểm: Qua đó, ta thấy Tế Hanh là người:…..

Bài 2: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ: (Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ
sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
- Câu luận điểm: Đoạn thơ trên thuộc khổ 2 trong bài “Quê hương của Tế Hanh, miêu tả sinh động
hình ảnh con thuyền và cánh buồm lúc ra khơi.
* Con thuyền:
- NT: so sánh (con tuấn mã), tính từ (hăng), động từ mạnh (phăng, vượt) => Diễn tả thật ấn tượng khí
thế băng tới dũng mãnh của con thuyền ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng
tráng đầy hấp dẫn. Bốn câu thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động
đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.
* Cánh buồm:
Hai câu thơ tiếp theo miêu tả cánh buồm căng rất đẹp, một vẻ đẹp lãng mạn với sự so sánh độc đáo
bất ngờ:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.

- NT: So sánh, ẩn dụ: Cánh buồm là h/ả biểu trưng cho hồn làng, tác giả lấy cái cụ thể để so sánh với
cái trưù tượng để nó cụ thể hơn.
=> H/ả cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ
mộng, đó chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính xác cái hình, vừa cảm
nhận được cái hồn của sự vật. Một so sánh thú vị, một liên tưởng giàu chất thơ. Cánh buồm đã thành
một hình ảnh ẩn dụ để biểu trưng cho hồn làng, khiến cho cái hồn làng ấy vốn trừu tượng trở thành
cái cụ thể, dễ cảm nhận như nó đang trải rộng ra trước mắt ta giống cánh buồm đang trương to để thâu
góp gió.
- Câu chốt lđiểm: Qua đó, ta thấy Tế Hanh là người:…..
Bài 3: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ: (Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ
sau và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
- Câu luận điểm: Bốn câu thơ trên thuộc khổ 3 trong bài “Quê hương của Tế Hanh rất đặc sắc, miêu
tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên biển sau chuyến ra khơi.

6


* Hình ảnh dân chài:
=> H/ả người dân làng chài hiện lên thật đẹp và khoẻ mạnh. Câu thơ đầu là tả thực, câu thơ sau là sự
sáng tạo độc đáo, gợi cảm, rất thú vị. Thể hiện người lao động làng chài, những đứa con của biển
khơi: nước da ngăm nhuộm nắng, nhuộm gió, thân hình vạm vỡ và thấm đậm vị mặn mòi, nồng tỏa vị
xa xăm của biển khơi. Đây là cái đẹp của nắng, gió và nước biển đã thấm sâu vào người họ, kết tụ
trong người dân chài bao mùi vị của biển khơi, tôi luyện cho thân hình rắn chắc, con người thêm dạn
dày, từng trải. Hai câu thơ đã chạm khắc rõ nét, tạc nên cái dáng vẻ riêng, một bức tượng đài về người
lao động đánh cá có tầm vóc phi thường, vừa chân thực vừa lãng mạn, họ mang vẻ đẹp và sự sống
nồng nhiệt của biển cả.

* H/ả con thuyền:
Hai câu thơ sau miêu tả chiếc thuyền nằm im trên bến sau khi vật lộn với sóng gió trở về cũng đầy
sáng tạo. Với NT nhân hoá con thuyền không chỉ đang nằm im trên bến mà đang mệt mỏi say sưa
lắng nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ của nó. Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn, một tâm hồn
rất tinh tế, nó như 1 sinh thể, như một phần của cuộc sống lao động của làng chài, gắn bó với làng
chài.
- Câu chốt lđiểm: Qua đó, ta thấy Tế Hanh là người:…..
Bài 4: Trình bày cảm nhận của em về tâm trạng của người tù cách mạng qua khổ thơ sau: (10 –
12 câu)
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Khi con tu hú ngoài trời cứ kêu!
* Hình thức: Trình bày đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu (10 – 12 câu), có đánh số câu
* Nội dung:
Mở đoạn: giới thiệu khái quát bài thơ, tác giả, dẫn dắt đến khổ 2: Tâm trạng bực bội, đâu khổ và niềm
khát khao tự do của nhà thơ.
Thân đoạn: Nêu được các nội dung sau








Tâm trạng của người tù cách mạng: đau khổ, ngột ngạt dược nhà thơ biêủ đạt trực tiếp
Bốn câu lục bát ngắt nhịp bất thường 6/2, 3/3, dùng hai câu cảm thán liên tiếp cùng với việc sử
dụng các động từ mạnh: đạp tan phòng, chết uất, các thán từ "Ôi, thôi, làm sao" đoạn thơ trở
thành tiếng kêu phẫn uất của người mát tự do.

Cùng với tiếng kêu ấy chính là tâm trạng bực bội, ngột ngạt muốn phá tan xiềng xích của
người tù cách mạng
Niềm khát khao tự do cháy bỏng của người tù muốn thoát ra khỏi từ ngục trở về với cuộc sống
tươi đẹp tự do bên ngoài. Cảnh bên ngoài dệp bao nhiêu rực rỡ bao nhiêu thì người tù càng đau
đớn sôi sục bấy nhiêu. Đó là ý chí bất khuất kiên cường của người tù.
Tiếng kêu của con chim tu hú là tiếng gọi thiết tha của tự do, của sự sống đầy quyến rũ với
người tù cách mạng trẻ tuổi.

Kết đoạn: Khái quát lại tâm trạng và niềm khát khao của người người tù.
Bài 5:
a) Chép theo trí nhớ phần dịch thơ bài "Ngắm trăng'' của Hồ Chí Minh

7


b) Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Thuộc tập thơ nào?
c) Nêu ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
a. Chép nguyên văn phần dịch thơ bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh:
"Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"
b. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Thuộc tập thơ: Nhật kí trong tù
c. Ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật: HS trình bày thành đoạn văn.




Ý nghĩa tư tưởng: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung

của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn, một
nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vừa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
Nghệ thuật: Thơ tứ tuyệt gỉản dị. hàm súc, phép đối, phép nhân hoá.

Bài 6:
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
a) Hai câu thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
(Tự làm)
b) Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về cách dùng từ "sang" trong câu thơ trên.
Hướng dẫn b) Về hình thức:




HS trình bày thành một đoạn văn.
Dùng từ ngữ chuẩn xác, câu văn đúng ngữ pháp.
Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.

Về nội dung: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng cần làm nổi bật những ý sau:
Sang: có nghĩa là sang trọng, giàu có.
Từ "sang" trong bài thơ có ý nghĩa là:




Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của những cuộc đời làm cách mạng lấy lí tưởng cứu
nước làm lẽ sống, không hề bị khó khăn, gian khổ thiếu thốn khuất phục.
Cái sang trọng giàu có của một nhà thơ luôn tìm thấy sự hoà hợp, tự tin, thư thái, trong sạch
với thiên nhiên đất nước.

Cái sang trọng, giàu có của người tự thấy mình hữu ích cho cách mạng cả trong gian khổ, thiếu
thốn

Qua đây thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng sự nghiệp cách mạng mà Người theo đuổi.

8


Bài 7:Trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ có câu thơ sau:
“Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”
1. Em hãy chép chính xác khổ thơ chứa câu thơ trên và nêu nội dung chính của khổ thơ đó?
2. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép. (đoạn văn T - P - H, từ 10 - 12 câu,
sử dụng câu nghi vấn không dùng với chức năng chính, câu chứa thán từ.
- Chép chính xác khổ thơ
- Nêu nội dung: Nỗi nhớ tiếc của con hổ về thời oanh liệt
- Về hình thức



Viết đúng hình thức đoạn văn T- P- H, đủ số câu (có đánh số thứ tự câu)
Có sử dụng câu nghi vấn không dúng với chức năng để hỏi, câu chứa thán từ (gạch chân)

- Về nội dung: học sinh nêu được các ý cơ bản sau: khổ thơ đã khắc họa bức tranh tứ bình tuyệt đẹp
qua đó nói lên tâm trang nhớ tiếc quá khứ của con hổ





Trước hết là nỗi nhớ khôn nguôi: nhớ suối, nhớ trăng, nhớ lúc say mồi, ung dung thỏa thích

bên bờ suối. (chú ý phân tích nghệ thuật ẩn dụ “đêm vàng bên bờ suối”)
Nỗi nhớ ngẩn ngơ man mác về những ngày mưa rừng. (chú ý phân tích điệp từ “ta”)
Kỉ niệm thứ ba đầy màu sắc và âm thanh nhưng tất cả đã lùi sâu vào dĩ vãng. Điệp từ “đâu” với
câu hỏi tu từ cất lên như một lời than nhớ tiếc, xót xa.
Nhớ đêm trăng, nhớ ngày mưa, nhớ bình minh, con hổ lại nhớ những chiều tà trong khoảnh
khắc hoàng hôn chờ đợi. Bức tranh thứ tư là cảnh sắc của buổi chiều dữ dội.

Giấc mơ huy hoàng của con hổ khép lại trong tiếng than u uất “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu”
đó cùng chính là tiếng thở dài của người dân Việt Nam mất nước khi đó.

Bài 8: Cho câu thơ:
“Đâu những bình minh cây xanh nắng gội?”
a. Chép tiếp 5 câu thơ để tạo thành một đoạn thơ hoàn chỉnh?
b. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Của ai?
c. Ý nghĩa của đoạn thơ đó là gì?
d. Đoạn thơ sử dụng loại câu nào? Để nêu hành động nói gì?
e. Viết đoạn văn (12 – 15 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên trong đó có sử dụng 1
câu phủ định 1 câu cảm thán.
a. Chép đầy đủ đúng 5 câu để tạo thành một đoạn thơ
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

9


Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
b. Đoạn thơ trích trong văn bản “Nhớ rừng” của Thế Lữ

Ý nghĩa của đoạn thơ: Nỗi nhớ cảnh bình minh, hoàng hôn của con hổ trong quá khứ và tâm trạng của

c. Đoạn thơ sử dụng câu nghi vấn. Hành động nói bộc lộ cảm xúc.
d. Hình thức



Viết đúng hình thức đoạn văn. Đủ số câu (12 – 15 câu)
Có sử dụng 1 câu cảm thán và một câu phủ định, gạch chân các câu đó

Về nội dung cần trình bày được các ý sau
- Cảnh bình minh:
Hổ như một chúa tể tàn bạo cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ
đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng. (0,5 điểm)
- Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả:
Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà
cũng là đối với hiện tại. Chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng
của một bạo chúa.
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng: Nền cảnh thuộc gam màu máu, gợi ra cảnh tượng chiến
trường sau một cuộc vật lộn tàn bạo. Đó là máu của mặt trời ánh tà dương lúc mặt trời hấp hối, dưới
cái nhìn kiêu ngạo của con mãnh thú, gợi được cái không gian đỏ máu của địch thủ mặt trời, vừa gợi
được vẻ bí hiểm của chốn diễn ra cuộc tranh chấp đẫm máu.
“Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật”, bức tứ bình cuối cùng
dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái
bóng của nó cơ hồ đã trùm kín cả vũ trụ ,tham vọng tỏ rõ cái oai linh của kẻ muốn thống trị cả vũ trụ
này! (1 điểm)
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? Tiếng than u uất bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ, nhớ cuộc sống tự do
của mình, nhớ những cảnh không bao giờ còn thấy nữa giấc mơ huy hoàng đã khép lại.
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp ngữ, câu hỏi tu từ, câu cảm thán, nhân hóa.


10


Phần III. TẬP LÀM VĂN
I. Văn thuyết minh: 2 dạng:
1. Thuyết minh về phương pháp, cách làm (đồ dùng, trò chơi, thí nghiệm)
=>Dàn ý chung:
MB: Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh
TB: 1. Nguồn gốc ra đời
2. Chuẩn bị nguyên vật liệu
3. Cách làm (quan trọng nhất)
4. Yêu cầu thành phẩm.
5. Giá trị văn hóa
KB: Cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh
Đề 1: Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em biết.





Mở bài: Giới thiệu khái quát về trò chơi mà em biết (0,5 điểm).
Thân bài: (4,0 điểm)
o Nguồn gốc trò chơi
o Số người chơi, dụng cụ chơi (giới thiệu rõ yêu cầu về số người tham gia cũng như yêu
cầu về dụng cụ).
o Cách chơi (luật chơi): Thế nào thì thắng, thế nào thì thua, thế nào là phạm luật.
o Yêu cầu đối với trò chơi.
o Ý nghĩa của trò chơi trong đời sống thể chất, tinh thần, ý nghĩa xã hội...
o Ý thức khôi phục các trò chơi dân gian.
Kết bài: Suy nghĩ sâu sắc về đối tượng thuyết minh (0,5 điểm)


Đề 2: Giới thiệu về một vật dụng hoặc một phương tiện của gia đình em?
a. Mở bài: Giới thiệu về vật dụng hoặc phương tiện gia đình.
b. Thân bài:
- Giới thiệu về hình dáng, cấu tạo.
- Nêu chất liệu, vật dụng phương tiện.
- Công dụng, cách sử dụng.
- Ý thức bảo quản vật dụng, phương tiện.
c. Kết bài: Vai trò vật dụng, phương tiện trong đời sống con người.
2. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
=>Dàn ý chung:

11


a) Mở bài. Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
b) Thân bài.
1. Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
2. Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
3. Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên
khác thú vị, độc đáo,…
4. Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và
cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan
đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,…).
c) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Đề 3: Tự hào về quê hương, chúng ta tự hào về những di tích, những ngôi đình, chùa.... gắn liền
với truyền thống lịch sử và văn hóa lâu đời của địa phương.
Bằng niềm tự hào đó, em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về một di tích lịch sử, văn
hóa hoặc đình, chùa... ở địa phương em trong dịp lễ hội đầu xuân. (Có thể chọn trong xã, huyện,
tỉnh)

Mở bài: Giới thiệu di tích (đối tượng thuyết minh)
Thân bài





Là một di tích lịch sử, văn hóa, đình, chùa.... ở địa phương (xã/huyện/tỉnh); thời điểm lễ hội
đầu xuân
Giới thiệu về nguồn gốc (nếu có), địa điểm, khuôn viên, kiến trúc, cảnh quan, các hoạt động lễ
hội vào dịp đầu xuân (có thể giới thiệu thêm vào lễ hội chính nếu ở thời điểm khác) v.v....
Giới thiệu sự gắn bó của di tích lịch sử (hoặc đình/chùa...) trong đời sống của nhân dân địa
phương; lòng tự hào của người viết ....
Bài viết kết hợp đưa số liệu, miêu tả, bình luận hợp lí dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy; lời
văn chính xác, biểu cảm.

Kết bài: ấn tượng, khẳng định được vị thế của di tích trong đời sống nhân dân địa phương và tình cảm
của người viết, lời mời gọi/nhắn nhủ...
Đề 4: Bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh làng quê
vùng biển. Em hãy viết bài văn thuyết minh làm sáng tỏ nội dung trên.
a) Yêu cầu về kĩ năng: Viết được bài văn thuyết minh về một tác phẩm làm sáng tỏ một nhận định;
xác định đúng đối tượng thuyết minh: bài thơ Quê hương – Tế Hanh;
sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
b) Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể có cách trình bày khác, nhưng cần đảm bảo được các ý sau:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm; giới thiệu khái quát bài thơ
* Thân bài:
– Xuất xứ bài thơ; thể loại; phương thức biểu đạt.
– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ:
+ Giá trị nội dung: Tình yêu quê hương, lòng thương nhớ quê hương của đứa con xa quê được thể
hiện qua những vần thơ đậm đà, ý vị;


12


+ Giá trị nghệ thuật: Bài thơ có 20 câu, sử dụng biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, lời thơ trong sáng,
hình ảnh thơ sáng tạo, cảm xúc nồng hậu thiết tha.
– Chứng minh nhận định: Bài thơ Quê hương của Tế Hanh đã tái hiện vẻ đẹp tươi sáng của bức tranh
làng quê vùng biển:
+ Hai câu đầu: Giới thiệu về làng quê đầy thương nhớ, tự hào (dẫn chứng, phân tích);
+ Sáu câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi của trai làng (dẫn chứng, phân tích);
+ Tám câu tiếp theo: Cảnh đoàn thuyền đánh cá khi trở về (dẫn chứng, phân tích);
– Vai trò của bài thơ trong nền văn học nước nhà:
+ Bài thơ là những câu hát yêu thương về cảnh sắc, bầu trời, dòng sông, con thuyền, cánh buồm…;
+ Bài thơ khiến ta cảm nhận được hồn thơ Tế Hanh, một tình yêu quê hương trong sáng, đằm thắm.
* Kết bài: Suy nghĩ và đánh giá của bản thân về nhận định của bài thơ Quê hương; liên hệ với bản
thân về vị trí của bài thơ trong nền Văn học của dân tộc
II. Văn nghị luận: (Văn nghị luận có sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)
Một số đề và dàn ý tham khảo
Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của
những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất
nước.
a) Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về lịch sử đấu tranh và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc ta.
- Trong sự nghiệp ấy, các vị anh hùng dân tộc, các vị vua anh minh có công lao rất lớn.
b) Thân bài.
- Vai trò của Lí Công Uẩn:
+ Thẳng thắn và cặn kẽ chỉ ra những hạn chế của viẹc định đô lâu ở Hoa Lư.
+ Khẳng định việc dời đô là tuân theo “mệnh trời” – đó là một cái nhìn thấu suốt lịch sử bằng tài năng
và bằng tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc.
+ Nhìn ra những thuận lợi mang tính dài lâu của nơi định đô mới.

- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:
+ Phân tích mục đích viết bài hịch của Trần Quốc Tuấn.
+ Tác dụng của những lời khích lệ của người tướng quân đối với binh sĩ và với vận mệnh quốc gia.
c) Kết bài.
Khẳng định lại vai trò của các vị vua anh minh, của các vị tướng soái đối với vận mệnh của dân tộc.
Bài văn tham khảo:
Có thễ nói dân tộc VN đã trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, đó là
1 truyền thống rất đáng tự hào. Đất nước sống đời thái bình, no ấm chính là nhờ
tài đức của các vị vua, các vị tướng sĩ văn võ song toàn như Lý Công Uẩn (tức vua
Lý Thái Tổ), Trần Quốc Tuấn (tức Hưng Đạo Vương). Họ là những người lãnh đạo
anh minh suốt đời vì vận mệnh của đất nước. Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" Lý
Công Uẫn và văn bản "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn chúng ta sẽ làm sáng
tỏ điều đó.

13


Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn là người thông minh nhân ái, có chí lớn
và lập được nhiều chiến công. Vì thế, khi Lê Ngọa Triều mất, ông được triều thần
tôn lên làm vua lấy niên hiệu là Thuận Thiên.
Lý Công Uẫn lên ngôi đã lập tức quyết định dời kinh đô Hoa Lư ra thành Đại La,
bởi nhà vua hiễu rõ Đại La chính là vùng đất mà nhân dân sẽ sống no ấm, đất
nước được hưng thịnh đời đời. Lý Công Uẩn quyết định như thế không phải theo ý
riêng mình mà chính là lo cho vận nước, hợp với lòng dân.
Người viết "Chiếu dời đô" bày tỏ mục đích dời đô là: "vân mệnh trời", "theo ý
dân", "thấy thuận thiên thì thay đổi", dời đến nơi "trung tâm trời đất", tiện hướng
"nhìn sông dựa núi",… "nơi đây là thánh địa". Đọc văn bản "chiếu dời đô" ta cảm
nhận Lý Công Uẩn không chỉ là 1 vị vua có tài mà còn có đức, ông xứng đáng là
vị vua anh minh bậc tiên đế muôn đời. Quyết định dời đô của ông là rất sáng
suốt bởi vì kinh đô Đại La đã vững mạnh suốt 200 năm, có nghĩa là nhân dân thái

bình, no ấm trong suốt thời gian đó (kinh đô Đại La_Thăng Long_chính là thủ đô
Hà Nội ngày nay, linh hồn của VN)
Thời kì nhân dân Đại Việt phải đương đầu với quân Nguyên_Mông hung hãn,
vị nguyên soái Trần Quốc Tuấn tức Hưng Đạo Vương đã 3 lần cầm quân đánh bại
quân xâm lược. Ông xứng đáng là 1 vị anh hùng của dân tộc.
Trước năm 1285, Trần Quốc Tuấn đã viết bài "Hịch tướng sĩ" với mục đích kêu
gọi tướng sĩ học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ đễ chuẩn bị đánh quân xâm
lược. Bài Hịch có sức thuyết phục rất cao bởi lập luận sắc bén, có tình có lý.
Trong bài Hịch Trần Quốc Tuấn sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ
của Trung Quốc đễ đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc
lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày
tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước.
Trần Quốc Tuấn đã phản ánh phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các
tướng sĩ. Vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan, rồi lật ngược vấn đề: Nếu tướng sĩ lo
học tập binh thư, rèn luyện võ nghệ thì mọi người được sử sách lưu danh.
Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước,
căm thù giặc của tất cả mọi người.Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu
đáo sự học làm người, nắm rõ "tam cương, ngũ thường". Ông xứng đáng là 1 tấm
gương để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà "Hịch tướng sĩ" của
Trần Quốc Tuấn xứng đáng là 1 "An thiên cỗ hùng văn", "tiếng kèn xung trận hào
hùng", mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ
quên công đức của ông.
Nói tóm lại, lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ
vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẫn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn
Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời đễ đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta

14


tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng

ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi
sinh của họ. Bác đã từng nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước". Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ "có tài mà
không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng
khó".
Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối
quan hệ giữa “học” và “hành”.
a) Mở bài.
- Khẳng định học đi đôi với hành là điều quan trọng trong phương pháp học tập.
- Khẳng định ý kiến của La Sơn Phu Tử khi bàn về phép học là đúng đắn.
b) Thân bài.
- Giải thích câu nói: +”Học” là gì? ‘’Hành” là gì?
=>Thế nào là “Học đi đôi với hành”?
- Để thực hiện câu nói trên cần phải làm gì?
+ Hiểu lí thuyết để ứng dụng vào cuộc sống có hiệu quả.
+ Học kiến thức để rèn giũa phẩm hạnh đạo đức từ các môn khoa học xã hội nhân văn, để ứng dụng
sáng tạo từ các môn khoa học tự nhiên.
- Tác dụng của việc học đi đôi với hành.
+ Khẳng định được con đường chiếm lĩnh tri thức là đúng đắn.
+ Phát huy được sự chủ động và sáng tạo trong học tập.
- Song song với việc thực hiện tốt những điều trên, cần phê phán thói học vẹt, học chay, lười học,…
c) Kết bài.
Khẳng định cách học đã nêu là hoàn toàn đúng đắn.
Bài văn tham khảo:
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận
về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho
gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu
Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí
thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và
“hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.

Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được
tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần
thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của
những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc
đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên,

15


“học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế,
nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu
vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học
nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi
vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh;
qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong
phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền
vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể
hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không
học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định
mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc
sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học.
Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học
ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi
tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có
những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ
lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa

con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo
lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu
danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn
đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước
mất nhà tan”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ
tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành
thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi
dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn
dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt
của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi
trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học
sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định
lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không
có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai
trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang

16


Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để
bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm
lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác
thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới
lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử
Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng
như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành”

và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em
phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt
cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt
vào thực tế.
Đề 3: Câu nói của M. Go-rơ-ki “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con
đường sống” gợi cho em những suy nghĩ gì?
a) Mở bài.
- Giới thiệu câu nói của Go-rơ-ki.
- Nêu ý nghĩa của câu nói.
b) Thân bài.
- Giải thích câu nói của Go-rơ-ki: Tại sao nói sách là nguồn kiến thức?
+ Sách lưu giữ tri thức của nhân loại hàng ngàn năm nay.
+ Sách là nguồn cung cấp kiến thức về mọi lĩnh vực vượt qua thời gian và không gian.
- Tại sao nói: Chỉ có sách mới là con đường sống?
+ Sách ở đây ý nói là sự học.
+ Cuộc sống luôn cần tri thức không chỉ để mở mang hiểu biết mà trước hết, nó giúp chúng ta có một
cái nghề chân chính để tồn tại.
+ Cuộc sống càng phát triển, người ta càng cần phải học tập nhiều hơn.
+ Nêu những tác dụng của sách.
- Bài học rút ra cho bản thân:
+ Phải yêu quý và trân trọng sách.
+ Phải coi trọng sự học và lựa chọn phương pháp học cho đúng đắn và hiệu quả.
c) Kết luận.
Khẳng định lại vai trò lớn lao của sách đối với nhân loại và đối với mỗi chúng ta.
Bài văn tham khảo:

17


Đã từ lâu sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc

sống hàng ngày của chúng ta . Sách là gì?(là một kho tàng huyền bí làm kích
thích sự tò mò của biết bao người....).Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta
cũng không thể thiếu sách được....Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm
đẹp cuộc sóng. Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu
sách...”
Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công,tri thức làm đẹp con
người” . Trong đời sống Xã hội hiện nay,nếu không có tri thức thì sao?Con người
có tồn tại và phát triển không?....
Sách báo,một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài
nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử .Sách có
sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì
vậy,cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng
tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại,nhiều
đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
Đến với sách,ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử
giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều
đại. Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ
văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc....
Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp
và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam
thắng cảnh,kì quan thế giới
Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta
biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân
nhân phẩm,đạo đức. Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu
ích mang lại niềm tin yêu...).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con
đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Do vậy,câu nói của M.Gorơ-ki rất đúng đắn...
Khi đọc sách, ta cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình. Mục
đích của chúng ta khi đọc sách là gì?(giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến

thức.....)
Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng
chỗ.Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi
không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê

18


Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của
sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu,trân trọng
và học hỏi.
Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng
nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài.Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ
có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người.Đó là con đường của ước mơ
và hy vong,biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn
thiện nhân cách của mình. Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối
tăm,dốt nát,mất tự do
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình.Sách rất quí nhưng
không tự đến với con

người mà con người phải tìm lấy sách để đọc. Ta phải

đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động,suy nghĩ,nghiền ngẫm.
Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi,nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn .
Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài ngươi.
Đề 4: Nghị luận Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
*) Yêu cầu về hình thức: (1 điểm)







Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
Phạm vi: trong lịch sử; thực tế học tập của thế hệ trẻ Việt Nam.
Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch
đẹp... (1 điểm)

*) Yêu cầu về nội dung: (4 điểm)
Đây là một dạng đề mở, HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần hướng tới một số nội
dung chính sau:
a) Mở bài: 0,5 điểm



Dẫn dắt, nêu vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
Có thể dẫn dắt lời thư của Bác Hồ: "Non sông Việt Nam... công học tập của các em" hoặc một
số câu khác có nội dung tương tự. (0,5 đ)

b) Thân bài: (3,0 điểm)
* Giải thích thế nào là tuổi trẻ?



Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên. Là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức
và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ XH tương lai.
Tuổi trẻ là những người chủ tương lại của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã

hội phát triển. Một trong những việc làm quan trọng nhất của tuổi trẻ chính là nhiệm vụ học
tập. (0,5 đ)

19


* Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước?





Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.
Vốn tri thức được học và nền tảng đạo đức được nhà trường giáo dục là quan trọng, cơ bản để
tiếp tục học cao, học rộng, đem ra thực hành trong cuộc sống khi trưởng thành.
Một thế hệ trẻ giỏi giang, có đạo đức hôm nay hứa hẹn có một lớp công dân tốt trong tương lai
gần. Do đó, việc học hôm nay là rất cần thiết.
Thế giới không ngừng phát triển, muốn "sánh vai các cường quốc" thì đất nước phải phát triển
về khoa học kĩ thuật, văn minh – điều đó do con người quyết định mà nguồn gốc sâu xa là từ
việc học tập, tu dưỡng thời trẻ. (1đ)

* Thực tế đã chứng minh, việc học tập của tuổi trẻ tác động lớn đến tương lai đất nước.
Những người có sự chăm chỉ học tập, rèn luyện khi còn trẻ thì sau này đều có những cống hiến quan
trọng cho đất nước:



Ngày xưa: những người tài như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,... từ thời trẻ đã
chăm chỉ luyện rèn, trưởng thành lập những chiến công làm rạng danh đất nước.
Ngày nay: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng. Các nhà khoa học xã hội có nhiều

đóng góp cho đất nước trong mọi lĩnh vực như nhà bác học Lương Định Của, tiến sĩ Tạ Quang
Bửu, anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa, ...

Từ xưa đến nay, thế hệ trẻ luôn là lực lượng tiên phong, xông pha vào những nơi gian khổ mà không
ngại gian khó, hi sinh.



Trong chiến tranh: (dẫn chứng)
Trong thời bình: (dẫn chứng)

Các thế hệ học sinh, sinh viên ngày nay cũng đang ra sức luyện tài, đã gặt hái được những thành công
trong học tập, nghiên cứu khoa học... đó sẽ là tiền đề quan trọng để đưa đất nước phát triển hơn trong
tương lai. (1đ)
* Làm thế nào để phát huy được vai trò của tuổi trẻ ?




Đảng và nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho việc đào tạo thế hệ trẻ.
Nhà trường phải đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ về tài, đức.
Mỗi người trẻ cần ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước,
phải chăm chỉ học hành, rèn luyện đạo đức... (0,5đ)

c) Kết bài: 0,5 điểm
Khẳng định tầm quan trọng của việc học tập, rèn luyện của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
Liên hệ bản thân, rút ra bài học...
Đề 5: Văn học và tình thương (cmr: VH của dân tộc ta luôn ca ngợi những ai biết “thương người
như thể thương thân” và nghiêm khắc phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước ng gặp hoạn nạn)
a) Mở bài.

Mối quan hệ giữa văn học và tình thương trong lịch sử văn học.
b) Thân bài.
- Tại sao văn học luôn gắn bó với tình thương?

20


+ Vì văn học là tâm hồn dân tộc.
+ Một trong những vẻ đẹp nhất của tâm hồn dân tộc ấy là tình thương yêu nhân loại.
- Văn học gắn bó với tình thương như thế nào?
+ Văn học nói lên nỗi đau khổ của mọi kiếp người.
+ Văn học nói lên sự cảm thông đối với nỗi đau của họ và gợi tình thương yêu trong mỗi tâm hồn
người đọc.
+ Văn học bồi dưỡng, làm đẹp tâm hồn con người.
c) Kết bài.
Tình yêu thương đã trở thành một phẩm chất và là thước đo cao quý của văn học. Nó cứu vớt, dìu
dắt, nâng niu con người trong hiện tại và trên đường đến tương lai.
Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn.
* Yêu cầu về hình thức:






Làm đúng kiểu bài: Văn nghị luận (kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả)
Nội dung: Vai trò của tuổi trẻ đối với tương lai của đất nước.
Phạm vi: Trong thực tế cuộc sống
Bài làm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, văn giàu hình ảnh; diễn đạt trôi chảy; trình bày sạch

đẹp...

1. Mở bài



Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có
hại cho con người, xã hội
Chúng ta hãy kiên quyết nói "Không!" với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài
1. Giải thích thế nào là tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội là những hành vi sai trái, không đúng với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp
luật, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tệ nạn xã hội là mối nguy hiểm, phá vỡ hệ thống xã hội văn minh,
tiến bộ, lành mạnh. Các tệ xã hội thường gặp là: Cờ bạc, hút thuốc lá, ma tuý....
2. Tại sao phải nói "không" với tệ nạn?
* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy... là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản
thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống...


Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:




Do bạn bè xâu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu.
Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động
đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm

cắp... Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.
Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

21


3. Tác hại cụ thể:
* Cờ bạc:






Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.
Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.
Mất nhiều thời gian, sức khoẻ, tiền bạc và sự nghiệp.
Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.
Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:






Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.
Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch...
Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những

người xung quanh.
Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông
người.

* Ma túy:





Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng
thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.
Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.
Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.
Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia
đình, sự nghiệp...

* Văn hóa phẩm độc hại:




Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có
những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu,
sống không mục đích.
Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy
tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

4. Giải pháp:






Từ những tệ nạn trên, bản thân mỗi người phải có ý chí, nghị lực trước sự cám dỗ của các tệ
nạn
Xã hội và đặc biệt các bậc phụ huynh thường xuyên quan tâm các em học sinh nhiều hơn Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại khôn lường của các tệ nạn
Tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử đối với người đã từng mắc lỗi.
Chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi các tệ nạn, vì một xã hội phát triển thì không có những tệ nạn
đó tồn tại, học sinh là những trụ cột đất nước sau này, đừng xa vào tệ nạn trước hết là làm hại
chính mình, sau nữa là gay nguy hại cho đất nước.

3. Kết bài

22





Tránh xa tệ nạn xã hội là cách tự bảo vệ bản thân vừa là cách khẳng định nhân cách, đạo đức
của mình, góp phần xây dựng nên một xã hội văn minh, trong sạch, lành mạnh.
Liên hệ bản thân

Đề 7: Tác dụng của sách đối với đời sống con người
A. Mở bài
- Vai trò của tri thức đối với loài người
- Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý

giá, người bạn tốt của con người .
B. Thân bài
* Giải thích : Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt bởi vì sách là nơi lưu giữ toàn bộ sản phẩm trí tuệ
của con người, giúp ích cho con người về nhiều mặt trong cuộc sống
* Chứng minh tác dụng của sách
- Sách giúp ta có kiến thức, mở rộng tầm hiểu biết , thu nhận thông tin một cách nhanh nhất+ DC
chứng minh
- Sách bồi dưỡng tinh thần , tình cảm cho chúng ta để chúng ta trở thành người tốt + DC
- Sách là người bạn động viên ,chia xẻ làm vơi đi nỗi buồn của ta + DC
* Tác hại của việc không đọc sách : Hạn hẹp về tầm hiểu biết tri thức, tâm hồn cằn cỗi
* Phương pháp đọc sách
- Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngãm ,suy nghĩ , ghi chép những điều bổ ích
- Thực hành , vận dụng những điều học được từ sách vào đời sống.
C. Kết bài
- Khẳng định sách là người bạn tốt
- Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách , phải yêu quý sách
Đề 8: Hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên một số bạn còn lười học, đi học không chuyên
cần.
A. Mở bài
Giới thiệu bài : Lười học là tình trạng phổ biến đối với học sinh hiện nay, nhất là học sinh vùng nông
thôn và vùng sâu xa
B. Thân bài
- Đất nước đang rất cần những người có tri thức để xây dựng đất nước
- Muốn có tri thức , học giỏi cần chăn học : kiên trì làm việc gì cũng thành công…
- Xung quanh ta có nhiều tấm gương chăm học học giỏi :…
- Thế mà một số bạn học sinh còn chểnh mảng trong học tập khiến thầy cô và cha mẹ lo buồn

23



- Các bạn ấy chưa thấy rằng bây giờ càng ham vui chơi thì sau này càng khó tìm được niềm vui trong
cuộc sống = > Vậy thì ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập
C. Kết bài :
- Liên hệ với bản thân
Đề 9: Hãy viết bài nghị luận với đề tài : Bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta
A. Mở bài : Giới thiệu về môi trường thiên nhiên: không khí, nước, cây xanh
B. Thân bài
- Bảo vệ bầu không khí trong lành
+ Tác hại của khói xả xe máy, ô tô… Tác hại của khí thải công nghiệp
- Bảo vệ nguồn nước sạch
+ Tác hại của việc xả rác làm bẩn nguồn nước sạch .Tác hại của việc thải chất thải công nghiệp
- Bảo vệ cây xanh Nếu rừng bị chặt phá thì :
+ Cây cối bị chết, chim thú bị huỷ diệt. Cây cối chết sông ngòi khô cạn
+ Khí hậu trái đất sẽ nóng lên ảnh hưởng đến sức khoẻ.Hiện tượng xói mòn lũ lụt thiệt hại đến sản
xuất
C. Kết bài . Mỗi chúng ta hãy có ý thức trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Đề 10: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ
thiết tha căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới
đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn
ở công học tập của các em.”
Hãy viết một văn bản nghị luận trình bày ý kiến của em về nội dung lời căn dặn của Bác.






Mở bài:

o Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc
đời của mỗi con người và của đất nước)
o Trích lại lời căn dặn của Bác
Thân bài:
o Thế nào là học tập? (HS có thể trình bày một số khía cạnh của vấn đề học tập như: Mục
đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)
o Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
 Tuổi trẻ là mầm non của đất nước
 Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
 Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
 Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo
Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….
 Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm
thường, đua đòi…
Kết bài:
o Khẳng định vấn đề nghị luận
o Nêu nhận thức, hành động bản thân

24


Đề 11: Go-rơ-ki nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới.” Em hãy giải thích và
chứng minh ý kiến trên.
Mở bài:
– Giới thiệu khái quát về vai trò, tầm quan trọng của sách đối với cuộc sống con người. – Trích dẫn
câu nói của M. Go-rơ-ki
Thân bài:
1. Giải thích:
– Sách là gì?
+ Sách là một trong những thành tựu văn minh kì diệu của con người về mọi phương diện.

+ Sách ghi lại những hiểu biết, những phát minh của con người từ xưa đến nay trên mọi phương
diện…
– Sách mở ra những chân trời mới:
+ Sách mở rộng hiểu biết về thế giới tự nhiên và vũ trụ, về loài người, về các dân tộc…
2. Chứng minh vai trò của sách trong đời sống:
– Sách cung cấp tri thức về khoa học kỹ thuật, văn hóa, lịch sử, địa lý,… (dẫn chứng)
– Sách đưa ta khám phá tri thức của toàn nhân loại, của các dân tộc khác nhau trên thế giới… (dẫn
chứng)
– Sách giúp ta rèn luyện nhân cách, nuôi dưỡng khát vọng, ước mơ… (dẫn chứng)
– Với tuổi học sinh: sách cung cấp kiến thức toàn diện về mọi môn học: văn, toán, lí, hóa,…
3. Cần có thái độ đúng đối với sách và việc đọc sách:
– Tạo thói quen lựa chọn sách, hứng thú đọc và học theo những sách có nội dung tốt.
– Học điều hay trong sách bên cạnh việc học trong thực tế.
Kết bài:
– Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của sách.
– Thái độ của bản thân đối với việc đọc sách.
Bài văn tham khảo
Sách là người bạn không thể thiếu được của con người, nhất là đối với học sinh sinh viên.
Ngày nay xã hội đã phát triển, con người đã có những cách tiếp cận khác nhau để đến với tri thức
nhưng sách vẫn vô cùng quan trọng, chính vì những ý nghĩa đó của sách, nhà văn M. Gorki từng nhận
định: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Sách đưa đến cho chúng ta nguồn tri thức vô tận, giúp chúng ta mở mang kiến thức và vốn hiểu
biết theo từng ngày. Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn có ý thức học tập, tìm hiểu khám
phá thế giới tự nhiên và xã hội. Những kinh nghiệm, suy nghĩ của con người được ghi chép, lưu giữ
lại để truyền cho muôn đời con cháu mai sau. Và vì vậy, sách trở thành một con đường quan trọng để
con người đến với tri thức. Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về
những vấn đề trong cuộc sống…
Tùy vào loại tri thức con người lưu giữ mà sách có nhiều loại: sách khoa học, sách nghệ thuật,
sách đời sống… Với tất cả những kiến thức trong dân gian cũng như trong khoa học được ghi chép lại
vào sách, khi con người đọc sách, sách sẽ cung cấp tri thức cho con người, con người biết được mọi

chuyện Đông, Tây, kim cổ, trên vũ trụ xa vời hay dưới lòng đất thẳm sâu. Đến với sách, ta sẽ được
“du lịch miễn phí” đến những quốc gia xa xôi, bay đến những vì sao, thám hiểm trong lòng biển.
Không chỉ thế, ta còn có thể ngược dòng lịch sử trở về quá khứ thậm chí bay vào thế giới viễn tưởng
để hình dung về cuộc sống trong tương lai. Kì diệu hơn, ta còn có thể thâm nhập vào thế giới vi mô
của sự vật hiện tượng để biết về nguồn gốc chung của cả vũ trụ… Khi chúng ta cầm cuốn sách trên
tay, giở từng trang sách để đọc, chúng ta nhận thấy rằng, mỗi trang sách không những chứa đựng
những thông tin mà qua đó sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi đọc sách,
người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Nếu Hoài Thanh viết trong “Ý nghĩa văn

25


×