Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

quản trị phần mềm công nghệ thông tin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 58 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Thế giới ngày nay đã có nhiều tiến bộ mạnh mẽ về công nghệ thông tin (CNTT) từ
một tiềm năng thông tin đã trở thành một tài nguyên thực sự, trở thành sản phẩm hàng
hoá trong xã hội tạo ra một sự thay đổi to lớn trong lực lượng sản xuất, cơ sở hạ tầng,
cấu trúc kinh tế, tính chất lao động và cả cách thức quản lý trong các lĩnh vực của xã
hội.
Trong những năm gần đây, nền CNTT nước ta cũng đã có phát triển trên mọi lĩnh
vực trong cuộc sống cũng như trong lĩnh vực quản lý xã hội khác. Với trình độ phát
triển như vậy việc ứng dụng CNTT vào các công việc hằng ngày được xem như là
điều bắt buộc tại. Tuy nhiên với việc phát triển một mạng lưới máy tính nhanh như
vậy đã gây ra những khó khăn nhất định trong việc quản lý các hệ thống mạng này.
Công việc quản lý hệ thống mạng có những yêu cầu đặt ra là làm sao để có thể tận
dụng tối đa các tài nguyên có trong hệ thống và tăng độ tin cậy đối với hệ thống. Do
đó, vấn đề quản trị mạng hiện nay là không thể thiếu được. Trong đó quản trị mạng
theo giao thức SNMP là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất.
Với những nhu cầu thiết thực như vậy, và để hiểu rõ hơn sự quan trọng của việc
quản lý hệ thống mạng, trong khóa luận thực tập tốt nghiệp tôi đã tiến hành tìm hiểu
về giao thức SNMP và tổ chức xây dựng chương trình mô phỏng giám sát lưu lượng
các cổng giao tiếp trong thiết bị mạng.
Nội dung của đồ án bao gồm 3 phần chính:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống quản lý mạng.
Chương 2: Giao thức quản lý mạng đơn giản.
Chương 3: Xây dựng chương trình mô phỏng giám sát lưu lượng các cổng giao tiếp
trong thiết bị mạng.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới thầy Th.s Phạm Văn Hiệp tạo mọi điều
kiện, giúp đỡ tôi có đủ khả năng để hoàn thành đồ án.


Thực Tập Tốt Nghiệp


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................... 1
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT & KÝ HIỆU ....................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG MẠNG .............................. 6
1. Giới thiệu chung về quản lý hệ thống mạng. ......................................................... 6
2. Các yêu cầu quản lý hệ thống mạng. ..................................................................... 7
3. Kiến trúc quản lý mạng .......................................................................................... 8
4. Cơ chế quản lý mạng .............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2. GIAO THỨC QUẢN LÝ MẠNG ĐƠN GIẢN .................................... 10
1. Sự ra đời và phát triển của SNMP ....................................................................... 10
2. Một số vấn đề cơ bản về SNMP ........................................................................... 11
3. SNMP Communities ............................................................................................. 16
4. Các phương thức của SNMP. ............................................................................... 17
4.1 GetRequest: ...................................................................................................... 18
4.2 GetNextRequest: .............................................................................................. 19
4.3 GetBulkRequest: ............................................................................................... 21
4.4 SetRequest: ...................................................................................................... 22
4.5 GetResponse: ................................................................................................... 23
4.6 Trap: ................................................................................................................. 26
4.7 Notification:...................................................................................................... 28
4.8 InformRequest:................................................................................................. 29
4.9 Report: .............................................................................................................. 29
5. Cấu trúc quản lý thông tin (SMI) ........................................................................ 29
5.1 Đặt tên OIDs ..................................................................................................... 30
5.2 Định nghĩa OIDs ................................................................................................ 31
5.3 Object Access.................................................................................................... 33
6. Cơ sở thông tin quản lý (MIB-II). ........................................................................ 33
SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp


Trang 2


Thực Tập Tốt Nghiệp

7. Cấu trúc bản tin SNMP ........................................................................................ 35
7.1 Cấu trúc của PDU GetRequest .......................................................................... 38
7.2 Cấu trúc của PDU GetResponse ........................................................................ 39
7.3 Cấu trúc của PDU: ............................................................................................. 40
7.4 Cấu trúc của PDU SetRequest ........................................................................... 41
7.5 Cấu trúc của PDU Trap ...................................................................................... 42
7.6 Cấu trúc Bulk PDU............................................................................................. 43
8. Tổng kết ................................................................................................................ 44
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ PHỎNG GIÁM SÁT LƯU
LƯỢNG CÁC CỔNG GIAO TIẾP TRONG THIẾT BỊ MẠNG. ............................. 45
1. Chuẩn bị lập trình SNMP .................................................................................... 45
2. Giới thiệu chương trình ADSL Router Traffic Monitor .................................... 47
3. Cách sử dụng chương trình ADSL Router Traffic Monitor .............................. 48
4. Mã nguồn SNMP Traffic Monitor. ...................................................................... 49
4.1 Ý tưởng thực hiện ............................................................................................ 49
4.2 Thiết kế giao diện ............................................................................................. 49
4.3 Các module chính trong chương trình .............................................................. 50
5. Đánh giá ................................................................................................................ 55
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp


Trang 3


Thực Tập Tốt Nghiệp

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT & KÝ HIỆU
ADSL
API
ASN.1
ATM
BGP
CCITT
CGI
CS-MARS
DNS
DSI
FTP
HTTP
IETF
IIOP
IOR
IOS
IOS
IP
MIB
NMS
RFC
RMON
SMTP
SMI

SNMP
SSH
UDP

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

:

Asymmetric Digital Subscriber Line.
Application Program Interfaces.
Abstract Syntax Notation 1.
Asynchronous Transfer Mode .
Border Gateway Protocol.
International Telegraph and Telephone Consultative Committee.
Common Gateway Interface.
Cisco Security Monitoring, Analysis, and Response System.
Domain Name Service.
Dynarnic Skeleton Invocation.
File Transfer Protocol.
HyperText Transfer Protocol.
Intemet Engineering Task Force.
Intemet Inter-ORB protocol.
Interoperable Object Reference.
International Organization for Standardization .
Internetworking Operating System .
Internet Protocol.
Management Information Base.
Network Management Station.
Request For Comments.
Remote Network Monitoring.
Simple Mail Transfer Protocol.
Structure of Management Information.
Simple Network Management Protocol.
Secure Shell.
User Datagram Protocol.


SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 4


Thực Tập Tốt Nghiệp

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên Hình

Trang

1

Hình 2-1: Mối quan hệ NMS và Agent

8

2

Hình 2.2 - Mô hình quản lý Manager - Agent

9

3

Hình 2.3 - Giám sát tài nguyên máy chủ


11

4

Hình 2.4 - Giám sát lưu lượng trên các port của switch, router

11

5

Hình 2.5 - Hệ thống cảnh báo sự cố tức thời

12

6

Hình 2-6: Mô hình phương thức của SNMP

14

7

Hình 2-7: Mô hình phương thức của lệnh GetRequest

14

8

Hình 2-8: Sơ đồ đường đi OID


16

9

Hình 2-9: Mô hình lấy thông tin của get-bulk

17

10

Hình 2-10: Mô hình lệnh SetRequest

19

11

Hình 2-11: Bảng các thông báo lỗi trong SNMPv1

20

12

Hình 2-12: Bảng các thông báo lỗi trong SNMPv2

22

13

Hình 2-13: Các thông báo lỗi trong SNMPv2


23

14

Hình 2-14: Bảng mô hình gửi Trap từ Agent

24

15

Hình 2-15: Sơ đồ cây các OIDs

27

16

Hình 2-16: Bảng dữ liệu MSI v1

29

17

Hình 2-17: Sơ đồ cây MIB - 2

31

18

Hình 2-18: Mô hình trao đổi dữ liệu giữa NMS và Agent


33

19

Hình 3-1: Thiết kế giao diện ADSL Router Traffic Monitor

48

20

Hình 3-2: Lấy thông tin thiết bị giám sát

49

21

Hình 3-3: Hiển thị danh sách các interface

52

22

Hình 3-4: Biểu đồ quét lưu lượng 1 interface

53

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp


Trang 5


Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG MẠNG
1. Giới thiệu chung về quản lý hệ thống mạng.
Sự phát triển và hội tụ mạng trong những năm gần đây đã tác động mạnh mẽ tới tất cả
các khía cạnh của mạng lưới, thậm chí cả về những nhận thức nền tảng và phương pháp
tiếp cận Quản lý mạng cũng là một trong những lĩnh vực đang có những sự thay đổi và
hoàn thiện mạnh mẽ trong cả nỗ lực tiêu chuẩn hoá của các tổ chức tiêu chuẩn lớn trên
thế giới và yêu cầu từ phía người sử dụng dịch vụ. Mặt khác các nhà khai thác mạng, nhà
cung cấp thiết bị và người sử dụng thường áp dụng các phương pháp chiến lược khác
nhau cho việc quản lý mạng và thiết bị của mình. Mỗi nhà cung cấp thiết bị thường đưa
ra giải pháp quản lý mạng riêng cho sản phẩm của mình. Trong bối cảnh hội tụ mạng
hiện nay, số lượng thiết bị và dịch vụ rất đa dạng và phức tạp đã tạo ra các thách thức lớn
trong vấn đề quản lý mạng.
Nhiệm vụ của quản lý mạng rất rõ ràng về mặt nguyên tắc chung, nhưng các bài toán
quản lý cụ thể lại có độ phức tạp rất lớn. Điều này xuất phát từ tính đa dạng của các hệ
thống thiết bị và các đặc tính quản lý của các loại thiết bị, và xa hơn nữa là chiến lược
quản lý phải phù hợp với kiến trúc mạng và đáp ứng yêu cầu của người sử dụng. Một loạt
các thiết bị điển hình cần được quản lý gồm: Máy tính cá nhân, máy trạm, server, máy vi
tính cỡ nhỏ, máy vi tính cỡ lớn, các thiết bị đầu cuối, thiết bị đo kiểm, máy điện thoại,
tổng đài điện thoại nội bộ, các thiết bị truyền hình, máy quay, modem, bộ ghép kênh, bộ
chuyển đổi giao thức, CSU/DSU, bộ ghép kênh thống kê, bộ ghép và giải gói, thiết bị
tương thích ISDN, card NIC, các bộ mã hoá và giải mã tín hiệu, thiết bị nén dữ liệu, các
gateway, các bộ xử lý front-end, các đường trung kế, DSC/DAC, các bộ lặp, bộ tái tạo tín
hiệu, các thiết bị chuyển mạch, các bridge, router và switch, tất cả mới chỉ là một phần
của danh sách các thiết bị sẽ phải được quản lý.
Toàn cảnh của bức tranh quản lý phải bao gồm quản lý các tài nguyên mạng cũng như

các tài nguyên dịch vụ, người sử dụng, các ứng dụng hệ thống, các cơ sở dữ liệu khác
nhau trong các loại môi trường ứng dụng. Về mặt kĩ thuật, tất cả thông tin trên được thu
thập, trao đổi và được kết hợp với hoạt động quản lý mạng dưới dạng các số liệu quản lý
bởi các kĩ thuật tương tự như các kĩ thuật sử dụng trong mạng truyền số liệu. Tuy nhiên
sự khác nhau căn bản giữa truyền thông số liệu và trao đổi thông tin quản lý là việc trao
đổi thông tin quản lý đòi hỏi các trường dữ liệu chuyên biệt, các giao thức truyền thông

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 6


Thực Tập Tốt Nghiệp

cũng như các mô hình thông tin chuyên biệt, các kỹ năng chuyên biệt để có thể thiết kế,
vận hành hệ thống quản lý cũng như biên dịch các thông tin quản lý về báo lỗi, hiện trạng
hệ thống, cấu hình và độ bảo mật.

2. Các yêu cầu quản lý hệ thống mạng.
Các cơ chế quản lý mạng được nhìn nhận từ hai góc độ, góc độ mạng chỉ ra hệ thống
quản lý nằm tại các mức cao của mô hình OSI và từ phía người điều hành quản lý hệ
thống mạng. Mặc dù cá rất nhiều quan điểm khác nhau về mô hình quản lý hệ thống
nhưng đều thống nhất bởi ba chức năng quản lý cơ bản gồm: giám sát, điều khiển và đưa
ra báo cáo tới người điều hành.
+ Chức năng giám sát có nhiệm vụ thu thập liên tục các thông tin về trạng thái của các tài
nguyên được quản lý sau đó chuyển các thông tin này dưới dạng các sự kiện và đưa ra
các cảnh báo khi các tham số của tài nguyên mạng được quản lý vượt quá ngưỡng cho
phép.
+ Chức năng quản lý có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu của người quản lý hoặc các ứng

dụng quản lý nhằm thay đổi trạng thái hay cấu hình của một tài nguyên được quản lý nào
đó.
+ Chức năng đưa ra báo cáo có nhiệm vụ chuyển đổi và hiển thị các báo cáo dưới dạng
mà người quản lí có thể đọc, đánh giá hoặc tìm kiếm, tra cứu thông tin được báo cáo.
Dưới góc độ của người điều hành quản lý mạng, một số yêu cầu cơ bản thường được đặt
ra gồm:
+ Khả năng giám sát và điều khiển mạng cũng như các thành phần của hệ thống
thiết bị từ đầu cuối đến đầu cuối.
+ Có thể truy nhập và cấu hình lại từ xa các tài nguyên được quản lý.
+ Dễ dàng trong việc cài đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống quản lý cũng như
các ứng dụng của nó.
+ Bảo mật hoạt động quản lý và truy nhập của người sử dụng, bảo mật truyền thông các
thông tin quản lý.

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 7


Thực Tập Tốt Nghiệp

+ Có khả năng đưa ra các báo cáo đầy đủ và rõ nghĩa về các thông tin quản lý.
+ Quản lý theo thời gian thực và hoạt động quản lý hàng ngày được thực hiện một cách
tự động.
+ Mềm dẻo trong việc nâng cấp hệ thống và có khả năng tương thích với nhiều công nghệ
khác nhau.
+ Có khả năng lưu trữ và khôi phục các thông tin quản lý.

3. Kiến trúc quản lý mạng

Quản lý mạng gồm một tập các chức năng để điều khiển, lập kế hoạch, liên kết,
triển khai và giám sát tài nguyên mạng. Quản lý mạng có thể được nhìn nhận như một
cấu trúc gồm nhiều lớp:
+ Quản lý kinh doanh: Quản lý khía cạnh kinh doanh của mạng ví dụ như: ngân
sách/ tài nguyên, kế hoạch và các thỏa thuận.
+ Quản lý dịch vụ: Quản lý các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng, ví dụ các dịch vụ
cung cấp bao gồm việc quản lý băng thông truy nhập, lưu trữ dữ liệu và các ứng dụng
cung cấp.
+ Quản lý mạng: Quản lý toàn bộ thiết bị mạng trong mạng.
+ Quản lý phần tử: Quản lý một tập hợp thiết bị mạng, ví dụ các bộ định tuyến truy nhập
hoặc các hệ thống quản lý thuê bao.
+ Quản lý phần tử mạng: Quản lý từng thiết bị đơn trong mạng, ví dụ bộ định tuyến,
chuyển mạch, Hub.
Quản lý mạng có thể chia thành hai chức năng cơ sở: truyền tải thông tin quản lý qua
hệ thống và quản lý các phần tử thông tin quản lý mạng. Các chức năng này gồm các
nhiệm vụ khác nhau như: Giám sát, cấu hình, sửa lỗi và lập kế hoạch được thực hiện bởi
nhà quản trị hoặc nhân viên quản lý mạng.

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 8


Thực Tập Tốt Nghiệp

4. Cơ chế quản lý mạng
Cơ chế quản lý mạng bao gồm cả các giao thức quản lý mạng, các giao thức quản lý
mạng cung cấp các cơ chế thu thập, thay đổi và truyền các dữ liệu quản lý mạng qua
mạng.

Các cơ chế giám sát nhằm để xác định các đặc tính của thiết bị mạng, tiến trình giám
sát bao gồm thu thập được và lưu trữ các tập con của dữ liệu đó. Dữ liệu thường được thu
thập thông qua polling hoặc tiến trình giám sát gồm các giao thức quản lýmạng.
Xử lý dữ liệu sau quá trình thu thập thông tin quản lý mạng là bước loại bỏ bớt các
thông tin dữ liệu không cần thiết đối với từng nhiệm vụ quản lý. Sự thể hiện các thông tin
quản lý cho người quản lý cho phép người quản lý nắm bắt hiệu quả nhất các tính năng
và đặc tính mạng cần quản lý. Một số kĩ thuật biểu diễn dữ liệu thường được sử dụng
dưới dạng ký tự, đồ thị hoặc lưu đồ (tĩnh hoặc động).
Tại thời điểm xử lý thông tin dữ liệu, rất nhiều các thông tin chưa kịp xử lý được lưu
trữ tại các vùng nhớ lưu trữ khác nhau. Các cơ chế dự phòng và cập nhật lưu trữ luôn
được xác định trước trong các cơ chế quản lý mạng nhằm tránh tối đa tổn thất dữ liệu.
Các phân tích thời gian thực luôn yêu cầu thời gian hỏi đáp tới các thiết bị quản lý
trong khoảng thời gian ngắn. Đây là điều kiện đánh đổi giữa số lượng đặc tính và thiết bị
mạng với lượng tài nguyên (khả năng tính toán, số lượng thiết bị tính toán, bộ nhớ, lưu
trữ) cần thiết để hỗ trợ các phân tích.
Thực hiện nhiệm vụ cấu hình chính là cài đặt các tham số trong một thiết bị mạng để
điều hành và điều khiển các phần tử. Các cơ chế cấu hình bao gồm truy nhập trực tiếp tới
các thiết bị, truy nhập từ xa và lấy các file cấu hình từ các thiết bị đó. Dữ liệu cấu hình
được thông qua các cách sau:
+ Các câu lệnh SET của SNMP
+ Truy nhập qua telnet và giao diện dòng lệnh
+ Truy nhập qua HTTP
+ Truy nhập qua kiến trúc CORBA
+ Sử dụng FTP/TFTP để lấy file cấu hình

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 9



Thực Tập Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 2. GIAO THỨC QUẢN LÝ MẠNG ĐƠN GIẢN
1. Sự ra đời và phát triển của SNMP
Giao thức Simple Netwok Management Protocol (SNMP) ra đời vào năm 1988 để đáp
ứng đòi hỏi cấp bách về một chuẩn chung cho quản trị mạng Internet. SNMP cung cấp
cho người dùng một tập các lệnh đơn giản nhất để có thể quản trị được các thiết bị từ xa.
Được phát triển từ giao thức Simple Gateway Monitoring Protocol (SGMP), SNMP đã
được mở rộng cho phù hợp với các yêu cầu của một hệ thống quản trị mạng đa dụng.
Ban đầu, SNMP chỉ được xem như là một giải pháp tạm thời cho việc quản trị các mạng
máy tính dựa trên nền TCP/IP trong khi chờ đợi chuyển hẳn sang một giao thức dựa trên
kiến trúc mạng của OSI.
Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng trên nền TCP/IP, nhất là từ năm
1990, đã khiến cho TCP/IP trở thành một giao thức truy nhập mạng de factor của thế
giới. Điều đó cũng khiến cho SNMP trở thành giao thức quản trị mạng được sử dụng
chính và không còn bị xem là một giải pháp tạm thời nữa [Stallings 96].
Các hoạt động và quy cách dữ liệu của SNMP được chỉ định dựa trên các tiêu chuẩn
được đưa ra trong các bộ RFC (Request For Comment) và hiện chúng vẫn đang được
phát triển. Trong số các RFC xây dựng nên chuẩn SNMP, có ba bộ tiêu chuẩn quan trọng
được dùng làm cơ sở cho SNMP.
Chúng là:


RFC 1156 - Cấu trúc và định danh của các thông tin quản trị của
internet

trên

nền


TCP/IP

(Structure

and

Identification

of

ManagementInformation for TCP/IP based internets).


RFC 1157 - A Simple Network Management Protocol (SNMP).



RFC 1213 – Cơ sở thông tin quản trị mạng cho Internet trên nền
TCP/IP

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 10


Thực Tập Tốt Nghiệp

Phiên bản đầu tiên của SNMP (SNMPv1) ra đời năm 1988 được quy định trong RFC

1157. Ở phiên bản đầu tiên này, tiêu chí của SNMP đúng như tên gọi của nó, đó là sự đơn
giản trong thực thi [Stallings 96] . Đó là lý do chính khiến cho tính bảo mật trong
SNMPv1 rất lỏng lẻo, phụ thuộc vào một xâu chia sẻ tương tự như mật khẩu ở dạng
thuần văn bản gọi là “commutitiy string”. Điều này cho phép tất cả các ứng dụng SNMP
nếu biết xâu này có thể truy cập thông tin quản trị trên thiết bị. Mặc dù chuẩn SNMPv1
đã thuộc về quá khứ (historical standard) nhưng hiện nay nó vẫn là phiên bản mà rất
nhiều các nhà sản xuất hỗ trợ. Phiên bản tiếp theo của SNMP là SNMPv2 hay SNMPv2c.
Được quy định trong RFC 3416, RFC 3417 và RFC 3418, SNMPv2 thêm các khuôn dạng
dữ liệu, các MIB và PDU mới, làm tăng khả năng cho giao thức.
Tuy nhiên hai phiên bản đầu tiên này của SNMP vẫn thiếu các tính năng bảo mật, xác
thực cần thiết nên vẫn có thể dễ dàng bị khai thác [Stallings 96] . SNMPv3 là phiên bản
cuối cùng, chủ yếu tăng cường bảo mật trong quản trị mạng [Stallings 98] . Phiên bản này
hỗ trợ giao thức xác thực mạnh và kênh giao tiếp được mã hóa giữa các thực thể được
quản trị. Năm 2002, phiên bản này được chuyển từ bản hảo sang thành chuẩn, bao gồm
các RFC 3410, RFC 3411, RFC 3412, RFC 3413, RFC 3414, RFC 3415, RFC 3416, RFC
3417, RFC 3418, và RFC 2576. Vì NMPv3 là chuẩn mới được công bố, do vậy chỉ có
một số hãng lớn như Cisco mới hỗ trợ SNMPv3. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao
của bảo mật trong quản trị mạng, sẽ có thêm ngày càng nhiều các hãng hỗ trợ SNMPv3
trong các sản phẩm của mình.

2. Một số vấn đề cơ bản về SNMP
Bản chất của SNMP là tập hợp một số lệnh đơn giản và các thông tin mà lệnh cần thu
thập để giúp người quản trị thu thập dữ liệu và thay đổi cấu hình của các thiết bị tương
thích với SNMP.
Ví dụ, SNMP có thể dùng để kiểm tra tốc độ hay ra lệnh shutdown một cổng Ethernet,
theo dõi nhiệt độ của switch và cảnh báo khi nó lên quá cao.…SNMP có thể quản trị rất
nhiều thiết bị, từ phần cứng đến phần mềm như Web server hay cơ sở dữ liệu, từ thiết bị
đắt tiền như router đến một số hub rẻ tiền, hay các hệ thống Unix, Window, các máy in,
nguồn điện… miễn là các thiết bị đó hỗ trợ SNMP. Các thiết bị được gọi là hỗ trợ hay


SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 11


Thực Tập Tốt Nghiệp

tương thích SNMP tức là nó được cài đặt một phần mềm để có thể thu thập một số thông
tin và trả lời các yêu cầu của người quản trị.
Trong SNMP có 3 vấn đề cần quan tâm: Manager, Agent và MIB (Management
Information Base). MIB là cơ sở dữ liệu dùng phục vụ cho Management và Agent.
Management là một server có chạy các chương trình có thể thực hiện một số chức
năng quản lý mạng. Management có thể xem như là NMS (Network Manager Stations).
NMS có khả năng thăm dò và thu thập các cảnh báo từ các Agent trong mạng. Các cảnh
báo của Agent là cách mà Agent báo với NMS khi có sự cố xảy ra . Cảnh báo của Agent
được gửi một cách không đồng bộ, không nằm trong việc trả lời truy vấn của NMS. MNS
dựa trên nề các thông tin trả lời của Agent để có các phương án giúp mạng hoạt động hiểu
quả hơn .
Agent là một phần trong các chương trình chạy trên các thiết bị mạng cần quản lý. Nó
có thể là một chương trình độc lập, hoặc được tích hợp vào hệ điều hành như IOS của
Cisco trên Router. Ngày nay, đa số các thiết bị mạng hoạt động tới lớp IP được cài đặt
SNMP agent. Các nhà sản xuất ngày càng muốn phát triển các agent trong các sản phẩm
của họ, công việc của người quản trị hệ thống mạng đơn giản hơn. Các Agent cung cấp
thông tin cho NMS bắng cách lưu trữ bằng cách lưu trữ các hoạt động khác nhau của thiết
bị.
Mỗi quan hệ giữa NMS và Agent được thể hiện như sơ đồ sau:

Hình 2-1: Mối quan hệ NMS và Agent
Không có sự hạn chế nào khi NMS gửi một câu truy vấn đồng thời agent gửi một

cảnh báo.
Quan điểm quản lý Manager - Agent cho rằng chức năng quan trọng nhất trong quản
lý là quan hệ giữa thực thể quản lý và thực thể bị quản lý. Điều này dựa trên mô hình
phản hồi. Manager sẽ yêu cầu từ Agent các thông tin quản lý đặc trưng và thực thể bị

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 12


Thực Tập Tốt Nghiệp

quản lý , thông qua Agent, sẽ được quản lý lại bằng thông tin chứa đầy đủ các yêu cầu.
Nếu thông tin yêu cầu phản hồi được sử dụng liên tục để tìm kiếm mỗi Agent và các đối
tượng bị quản lý tương ứng thì cơ chế này gọi là polling và lần đầu tiên được ứng dụng
để quản lý trong môi trường internet dựa trên giao thức quản lý mạng đơn giản SNMP.
Quản lý mạng
(Network Management station)

ỨNG DỤNG

ỨNG DỤNG

PHẦN MỀM QUẢN LÝ

- Đáp ứng các yêu cầu.
- Báo cáo các vấn đề nghiêm
trọng hoặc các sự kiện nghiêm
trọng xảy ra.


- Đọc và thay đổi cấu hình .
- Đọc và thay đổi trạng thái .
- Đọc hiệu suất hoặc thông tin
về thống kê lỗi.

AGENT
- Dữ liệu cấu hình .
- Các thông số trạng thái.
- Các thông số thống kê.

Hình 2.2 - Mô hình quản lý Manager - Agent
MIB: Không có sự hạn chế nào khi NMS gửi một truy vấn đồng thời Agent gửi một
cảnh báo. MIB có thể xem như là một cơ sở dữ liệu của các đối tượng quản lý mà Agent
lưu trữ được. Bất kỳ thông tin nào mà NMS có thể truy cập được đều được định nghĩa
trong MIB . Một Agent có thể có nhiều MIB nhưng tất cả các Agent đều có một loại MIB
gọi là MIB-II được định nghĩa trong RFC 1213. MIB-I là bản gốc của MIB nhưng ít
dùng khi MIB-II được đưa ra . Bất kỳ thiết bị nào hỗ trợ SNMP đều phải hỗ trợ MIB-II.

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 13


Thực Tập Tốt Nghiệp

MIB-II định nghĩa các tham số như tình trạng interface (tốc độ của interface, MTU, các
octet gửi, các octet nhận,…) hoặc các tham số gắng liền với hệ thống (định vị hệ thống,
thông tin liên lạc với hệ thống,…). Mục đích chính của MIB –II là cung cấp các thông tin

quản lý theo TCI/IP.
Để hiểu rõ hơn về giao thức quản lý mạng đơn giản, chúng ta sẽ đề cập đến 3 bài toán
phổ biến nhất trong các ứng dụng của SNMP, điều này sẽ cho các bạn thấy ứng dụng
SNMP giải bài toán đó trông như thế nào.
Bài toán thứ nhất : Giám sát tài nguyên máy chủ
+ Giả sử bạn có hàng ngàn máy chủ chạy các hệ điều hành (HĐH) khác nhau. Làm
thế nào có thể giám sát tài nguyên của tất cả máy chủ hàng ngày, hàng giờ để kịp thời
phát hiện các máy chủ sắp bị quá tải ? Giám sát tài nguyên máy chủ nghĩa là theo dõi tỷ
lệ chiếm dụng CPU, dung lượng còn lại của ổ cứng, tỷ lệ sử dụng bộ nhớ RAM, ….
+ Bạn không thể kết nối vào từng máy để xem vì số lượng máy nhiều và vì các HĐH
khác nhau có cách thức kiểm tra khác nhau.
+ Để giải quyết vấn đề này bạn có thể dùng một ứng dụng SNMP giám sát được máy
chủ, nó sẽ lấy được thông tin từ nhiều HĐH khác nhau. Ứng dụng này có thể trông giống
như hình dưới đây :

Hình 2.3 - Giám sát tài nguyên máy chủ

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 14


Thực Tập Tốt Nghiệp

Bài toán thứ hai : Giám sát lưu lượng trên các port của switch, router
+ Bạn có hàng ngàn thiết bị mạng (network devices) của nhiều hãng khác nhau, mỗi
thiết bị có nhiều port. Làm thế nào để giám sát lưu lượng đang truyền qua tất cả các port
của các thiết bị suốt 24/24, kịp thời phát hiện các port sắp quá tải ?
+ Bạn cũng không thể kết nối vào từng thiết bị để gõ lệnh lấy thông tin vì thiết bị của

các hãng khác nhau có lệnh khác nhau.
+ Để giải quyết vấn đề này bạn có thể dùng một ứng dụng SNMP giám sát lưu lượng,
nó sẽ lấy được thông tin lưu lượng đang truyền qua các thiết bị của nhiều hãng khác
nhau. Ứng dụng này có thể trông giống như hình dưới đây :

Hình 2.4 - Giám sát lưu lượng trên các port của switch, router
Bài toán thứ ba : Hệ thống tự động cảnh báo sự cố tức thời
+ Bạn có hàng ngàn thiết bị mạng và chúng có thể gặp nhiều vấn đề trong quá trình
hoạt động như : một port nào đó bị mất tín hiệu (port down), có ai đó đã cố kết nối (login)
vào thiết bị nhưng nhập sai username và password, thiết bị vừa mới bị khởi động lại
(restart), …. Làm thế nào để người quản trị biết được sự kiện khi nó vừa mới xảy ra ?
+ Vấn đề này khác với hai vấn đề ở trên. Ở trên là làm thế nào cập nhật liên tục một
số thông tin nào đó (biết trước sẽ lấy cái gì), còn ở đây là làm thế nào biết được cái gì xảy
ra (chưa biết cái gì sẽ đến).

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 15


Thực Tập Tốt Nghiệp

+ Để giải quyết bài toán này bạn có thể dùng ứng dụng thu thập sự kiện (event) và
cảnh báo (warning) bằng SNMP, nó sẽ nhận cảnh báo từ tất cả các thiết bị và hiện nó lên
màn hình hoặc gửi email cho người quản trị. Ứng dụng này có thể trông giống như hình
dưới đây :

Hình 2.5 - Hệ thống cảnh báo sự cố tức thời
3. SNMP Communities

SNMPv1 và SNMPv2 sử dụng khái niệm community để thiết lập sự tin tưởng giữa
manager và agent. Một agent được cấu hình với 3 mức: read-only, read-write, và trap.
Tên community có thể được xem như mật khẩu. Có 3 chuỗi community kiểm soát các
loại hoạt động khác nhau. Giống như tên của chúng, ta có thể thấy, chuỗi read-only chỉ
cho phép ta đọc giá trị của dữ liệu và không cho phép thay đổi các giá trị đó. Ví dụ, cho
phép đọc số gói dữ liệu truyền thông trên một cổng của router nhưng không cho phép ta
xóa hay thay đổi giá trị đó. Chuỗi read-write cho phép đọc và thay đổi giá trị dữ liệu.
Cuối cùng, chuỗi trap cho phép nhận traps từ agent.
Hầu hết các nhà sản xuất bán thiết bị của họ trong đó chuỗi community được
gán mặc định, thông thường public nghĩa là read-only và private là read-write. Chúng ta
nên thay đổi giá trị mặc định này trước khi sử dụng thiết bị để đảm bảo
tính bảo mật cho truyền thông SNMP giữa các thiết bị. Khi cấu hình một SNMP
agent, ta sẽ muốn cấu hình địa chỉ trap, là địa chỉ mà thiết bị sẽ gửi trap đến. Thêm
vào đó, do chuỗi community được gửi dạng bản rõ, ta nên cấu hình agent gửi một
chứng thực SNMP trap, khi có ai đó cố gắng truy vấn thông tin thiết bị sẽ không
biết được giá trị của chuỗi community nên không thể truy vấn thành công. Điều này giúp
tăng tính bảo mật hệ thống.

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 16


Thực Tập Tốt Nghiệp

Do bản chất của chuỗi community giống như mật khẩu vì thế ta nên áp dụng
các quy tắc đặt mật khẩu an toàn: từ không có trong từ điển, độ dài lớn, kết hợp kí
tự hoa, thường, đặc biệt… Như đã đề cập ở trên, chuỗi community được gửi dưới
dạng không mã hóa nên rất dễ để người khác biết được, do đó giao thức SNMPv3

đã có nhiều cải tiến nhằm tăng tính bảo mật cho hệ thống trong quá trình truyền
thông giữa các thiết bị SNMP.
Có nhiều cách để giảm nguy cơ bị tấn công. Sử dụng tường lửa hay bô lọc gói tin có thể
giảm thiểu cơ hội người khác gây hại đến hệ thống bằng cách tấn công
thông qua SNMP. Ví dụ, ta có thể cho phép truyền thông trên cổng UDP 161 (truy
vấn SNMP) trong mạng chỉ khi nó đến từ địa chỉ IP của máy NMS, tương tự với cổng
UDP 162 cho gói tin trap. Tường lửa không thể ngăn chặn 100% nguy cơ bị
tấn công, nó chỉ góp phần giảm thiểu nguy cơ bị tấn công cho hệ thống.
Điều quan trọng cần biết là một khi có người biết được chuỗi community read-write trên
các thiết bị, người này có thể chiếm quyền điều khiển các thiết bị (như thay đổi cấu hình
của router hay switch…). Có một cách để đảm bảo chuỗi community là sử dụng Virtual
Private Network (VPN) để đảm bảo dữ liệu được mã
hóa khi truyền. Một các khác là thay đổi chuỗi community thường xuyên (cách này
không khả thi trong môi trường mạng lớn). Một giải pháp đơn giản là viết một Perl
script để thay đổi chuỗi community trên thiết bị.
4. Các phương thức của SNMP.
Protocol Data Unit (PDU) là định dạng thông điệp mà manager và agent sử dụng để gửi
và nhận thông tin. Có một định dạng chuẩn PDU cho các phương thức của SNMP sau:

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 17


Thực Tập Tốt Nghiệp

Hình 2-6: Mô hình phương thức của SNMP
4.1 GetRequest:
GET được gửi từ NMS yêu cầu tới agent. Agent nhận yêu cầu và xử lý với khả năng tốt

nhất có thể. Nếu một thiết bị nào đó đang bận tải nặng, như router, nó không có khả năng
trả lời yêu cầu nên nó sẽ hủy lời yêu cầu này. Nếu agent tập hợp đủ thông tin cần thiết
cho lời yêu cầu, nó gửi lại cho NMS một ”get-response”:

Hình 2-7: Mô hình phương thức của lệnh GetRequest
Để agent hiểu được NMS cần tìm thông tin gì, nó dựa vào một mục trong ”get” là "
variable binding” hay varbind. Varbind là một danh sách các đối tượng của MIB mà
NMS muốn lấy từ agent. Agent hiểu câu hỏi theo dạng: OID=value để tìm thông tin trả
lời. Câu hỏi truy vấn cho trường hợp trong hình 2-7:
$ snmpget cisco.ora.com public .1.3.6.1.2.1.1.6.0

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 18


Thực Tập Tốt Nghiệp

system.sysLocation.0 = ""
Đây là một câu lệnh ”snmpget” trên Unix. ”cisco.ora.com” là tên của thiết bị, ”public”
là chuỗi chỉ đây là yêu cầu chỉ đọc (read-only), ”.1.3.6.1.2.1.1.6.0” là OID.
”.1.3.6.1.2.1.1” chỉ tới nhóm ”system” trong MIB. ”.6” chỉ tới một trường trong ”system”
là ”sysLocation”. Trong câu lệnh này ta muốn hỏi Cisco router rằng việc định vị hệ thống
đã được cài đặt chưa. Câu trả lời system.sysLocation.0 = "" tức là chưa cài đặt. Câu trả
lời của ”snmpget” theo dạng của varbind: OID=value. Còn phần cuối trong OID ở
”snmpget”; ”.0” nằm trong quy ước của MIB. Khi hỏi một đối tượng trong MIB ta cần
chỉ rõ 2 trường ”x.y’, ở đây là ”.6.0”. ”x” là OID thực tế của đối tượng. Còn ”.y” được
dùng trong các đối tượng có hướng như một bảng để hiểu hàng nào của bảng, với trường
hợp đối tượng vô hướng như trường hợp này ”y” = ”0”. Các hàng trong bảng được đánh

số từ số 1 trở đi.
Câu lệnh ”get” hữu ích trong việc truy vấn một đối tượng riêng lẻ trong MIB. Khi
muốn biết thông tin về nhiều đối tượng thì ”get” tốn khá nhiều thời gian. Câu lệnh getnext giải quyết được vấn đề này.

4.2 GetNextRequest:
get-next: đưa ra một dãy các lệnh để lấy thông tin từ một nhóm trong MIB. Agent sẽ
lần lượt trả lời tất cả các đối tượng có trong câu truy vấn của ”get-next” tương tự như
”get”, cho đến khi nào hết các đối tượng trong dãy. Ví dụ ta dùng lệnh
”snmpwalk”.”snmpwalk’ tương tự như ”snmpget’ nhưng không chỉ tới một đối tượng mà
chỉ tới một nhánh nào đó:
$snmpwalk cisco.ora.com public system
system.sysDescr.0 = "Cisco Internetwork Operating System Software
..IOS (tm) 2500 Software (C2500-I-L), Version 11.2(5), RELEASE
SOFTWARE (fc1)..Copyright (c) 1986-1997 by cisco Systems, Inc...
Compiled Mon 31-Mar-97 19:53 by ckralik"

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 19


Thực Tập Tốt Nghiệp

system.sysObjectID.0 = OID: enterprises.9.1.19
system.sysUpTime.0 = Timeticks: (27210723) 3 days, 3:35:07.23
system.sysContact.0 = ""
system.sysName.0 = "cisco.ora.com"
system.sysLocation.0 = ""
system.sysServices.0 = 6

Ở đây ta muốn lấy thông tin của nhóm ”system”, agent sẽ gửi trả toàn bộ thông tin của
”system” theo yêu cầu. Quá trình tìm nhóm ”system” trong MIB thực hiện theo cây từ
gốc, đến một nút nếu có nhiều nhánh thì chọn nhánh tìm theo chỉ số của nhánh từ nhỏ đến
lớn:

Hình 2-8: Sơ đồ đường đi OID

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 20


Thực Tập Tốt Nghiệp

4.3 GetBulkRequest:
"Get-bulk" được định nghĩa trong SNMPv2. Nó cho phép lấy thông tin quản lý từ nhiều
phần trong bảng. Dùng ”get” có thể làm được điều này. Tuy nhiên, kích thước của câu
hỏi có thể bị giới hạn bởi agent. Khi đó nếu nó không thể trả lời toàn bộ yêu cầu, nó gửi
trả một thông điệp lỗi mà không có dữ liệu. Với trường hợp dùng câu lệnh ”get-bulk”,
agent sẽ gửi càng nhiều trả lời nếu nó có thể. Do đó, việc trả lời một phần của yêu cầu là
có thể xảy ra. Hai trường cần khai báo trong ”get-bulk” là: ”nonrepeaters” và ”maxrepetitions”. ”nonrepeaters” báo cho agent biết N đối tượng đầu tiên có thể trả lời lại như
một câu lệnh ”get” đơn. ”max-repeaters” báo cho agent biết cần cố gắng tăng lên tối đa
M yêu cầu ”get-next” cho các đối tượng còn lại:

Hình 2-9: Mô hình lấy thông tin của get-bulk

$ snmpbulkget -v2c -B 1 3 linux.ora.com public sysDescr ifInOctets
ifOutOctets
system.sysDescr.0 = "Linux linux 2.2.5-15 #3 Thu May 27 19:33:18 EDT

1999 i686"
interfaces.ifTable.ifEntry.ifInOctets.1 = 70840
interfaces.ifTable.ifEntry.ifOutOctets.1 = 70840
interfaces.ifTable.ifEntry.ifInOctets.2 = 143548020
interfaces.ifTable.ifEntry.ifOutOctets.2 = 111725152
interfaces.ifTable.ifEntry.ifInOctets.3 = 0
interfaces.ifTable.ifEntry.ifOutOctets.3 = 0
SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 21


Thực Tập Tốt Nghiệp

Ở đây, ta hỏi về 3 varbind: sysDescr, ifInOctets, và ifOutOctets. Tổng số varbind
được tính theo công thức :
N + (M * R)
N: nonrepeater, tức số các đối tượng vô hướng.
M: max-repeatition.
R: số các đối tượng có hướng trong yêu cầu chỉ có sysDescr là vô hướng là N = 1
M có thể đặt cho là 3 , tức là 3 trường cho mỗi ifInOctets và ifOutOctets. Có 2 đối
tượng có hướng là ifInOctets và ifOutOctets là R = 2.
Tổng số có 1 + 3*2 = 7 varbind.

Còn trường ”–v2c” là do ”get-bulk” là câu lệnh của SNMPv2 nên sử dụng ”-v2c” để
chỉ rằng sử dụng PDU của SNMPv2. ”-B 1 3” là để đặt tham số N và M cho lệnh.

4.4 SetRequest:
Set: để thay đổi giá trị của một đối tượng hoặc thêm một hàng mới vào bảng. Đối

tượng này cần phải được định nghĩa trong MIB là ”read-write” hay ”write-only”. NMS có
thể dùng ”set’ để đặt giá trị cho nhiều đối tượng cùng một lúc:

Hình 2-10: Mô hình lệnh SetRequest
SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 22


Thực Tập Tốt Nghiệp

$ snmpget cisco.ora.com public system.sysLocation.0
system.sysLocation.0 = ""
$ snmpset cisco.ora.com private system.sysLocation.0 s "Atlanta, GA"
system.sysLocation.0 = "Atlanta, GA"
$ snmpget cisco.ora.com public system.sysLocation.0
system.sysLocation.0 = "Atlanta, GA"
Câu lệnh đầu là dùng ”get” để lấy giá trị hiện tại của ”system.sysLocation”. Trong câu
lệnh ”snmpset” các trường ”cisco.ora.com” và ”system.sysLocation.0” có ý nghĩa giống
với ”get”. ”private” để chỉ đối tượng ”read-write’, và đặt giá trị mới bằng: ”s "Atlanta,
GA"”. ”s” tức là đặt giá trị của ”system.sysLocation.0” thành string, và giá trị mới là
"Atlanta, GA" . Varbind này được định nghĩa trong RFC 1213 là kiểu string tối đa 255 ký
tự:
sysLocation OBJECT-TYPE
SYNTAX DisplayString (SIZE (0..255))
ACCESS read-write
STATUS mandatory
DESCRIPTION
"The physical location of this node (e.g., 'telephone closet,

3rd floor')."
::= { system 6 }
Có thể cài đặt nhiều đối tượng cùng lúc, tuy nhiên nếu có một hành động bị lỗi, toàn bộ
sẽ bị hủy bỏ.
4.5 GetResponse:
Error Response của get, get-next, get-bulk, set
Có nhiều loại lỗi báo lại từ agent:
- Với phiên bản SNMPv1 bao gồm các thông báo lỗi:

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 23


Thực Tập Tốt Nghiệp

Error Meseger SNMPv1

Mô tả

noError(0)

Không có lỗi.

tooBig(1)

Yêu cầu quá lớn để có thể dồn vào một câu trả lời.

noSuchName(2)


OID yêu cầu không tìm thấy, tức không tồn tại ở
agent.

badValue(3)”

Câu lệnh “set” dùng không đúng với các object
“read-write” hay “write-only.

readOnly(4)

Lỗi này ít dùng. Lỗi “noSuchName” tương đương
với lỗi này.

genErr(5)

Dùng cho tất cả các lỗi còn lại, không nằm trong các
lỗi trên

Hình 2-11: Bảng các thông báo lỗi trong SNMPv1

- Còn phiên bản SNMPv2 có các lỗi theo bảng dưới:
Error Meseger SNMPv2

Mô tả

noAccess(6)

Lỗi khi lệnh “set” cố gắng xâm nhập vào một
biến cấm xâm nhập. Khi đó, biến đó có trường

“ACCESS” là “not-accessible”

wrongType(7)

Lỗi xảy ra khi lệnh “set” đặt một kiểu dữ liệu
khác với kiểu định nghĩa sẵn của đối tượng. Ví dụ
khi “set” đặt giá trị kiểu string cho một đối tượng
kiểu số nguyên INTEGER

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 24


Thực Tập Tốt Nghiệp

wrongLength(8)

wrongEncoding(9)

Lỗi khi lệnh “set” đưa vào một giá trị có chiều dài
lớn hơn chiều dài tối đa của
đối tượng

Lỗi khi lệnh “set” sử dụng cách mã hóa khác với
cách đối tượng đã định nghĩa.

wrongValue(10)


Một biến được đặt một giá trị mà nó không hiểu.
Khi một biến theo kiểu liệt kê “enumeration”
được đặt một giá trị không theo kiểu liệt kê.

noCreation(11)

Lỗi khi cố đặt một giá trị cho một biến không tồn
tại hoặc tạo một biến không có trong MIB
inconsistentValue Một biến MIB ở trạng thái
không nhất quán, và nó không chấp nhận bất cứ
câu lệnh “set” nào.

inconsistentValue(12)

Một biến MIB ở trạng thái không nhất quán, và nó
không chấp nhận bất cứ câu lệnh “set” nào.

resourceUnavailable(13)

Không có tài nguyên hệ thống để thực hiện lệnh
“set”

commitFailed(14)

Đại diện cho tất cả các lỗi khi lệnh “set” thất bại

undoFailed(15)

Một lệnh “set” không thành công và agent không
thể phục hồi lại trạng thái trước khi lệnh “set” bắt đầu

thất bại.

SVTH : Nguyễn Anh Tuấn
GVHD: Th.s Phạm Văn Hiệp

Trang 25


×