Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Công Nghệ Thông Tin - Quy Trình Tạo Lập Dữ Liệu Số 3D (Số Hóa, Tạo Lập Metadata Cấu Trúc Trong, Metadata Mô Tả Dữ Liệu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.55 KB, 58 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THUYẾT MINH TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN xxx: 2017

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - QUY TRÌNH TẠO LẬP
DỮ LIỆU SỐ 3D (SỐ HÓA, TẠO LẬP METADATA
CẤU TRÚC TRONG, METADATA MÔ TẢ DỮ LIỆU)

Information technology - Process of creating 3D digital data (digitizating, creating
metadata for structure, description data)

HÀ NỘI - 2017


TCVN xxx: 2017

2


TCVN xxx: 2017

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH SỐ HÓA DỮ LIỆU 3D..............................................................7
1.1 Giới thiệu chung về quy trình số hóa 3D......................................................................................7
1.2 Tình hình trong nước và quốc tế...................................................................................................8


1.2.1 Tình hình trong nước.................................................................................................8
1.2.2 Tình hình trên thế giới.............................................................................................17
1.3 Kết luận.........................................................................................................................................19
CHƯƠNG 2. TIÊU CHUẨN SỐ HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC...............................20
2.1 Các tiêu chuẩn quốc tế.................................................................................................................20
2.1.1 Tiêu chuẩn ISO 13028 : 2010.................................................................................20
2.1.2 Tiêu chuẩn ISO/IEC 19775-1:2013........................................................................27
2.1.3 Tiêu chuẩn ISO 15489 :2001..................................................................................29
2.1.4 Tiêu chuẩn ISO 15489-2........................................................................................31
2.1.5 Tiêu chuẩn ISO 23081-1........................................................................................32
2.1.5 Tiêu chuẩn ISO 23081-2........................................................................................33
2.2 Các tiêu chuẩn Việt Nam.............................................................................................................37
2.2.1 TCVN 7420-1:2004 ...............................................................................................37
2.2.2 TCVN 7420-2:2004 ...............................................................................................38
2.2.3 TCVN 5453:2009 Thông tin và tư liệu. Từ vựng...................................................38
2.2.4 Quyết định số 176/QĐ-VTLTNN ngày 21/10/2011..............................................39
2.2.5

Thông tư của Bộ TTTT ban hành Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật
về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước:....................................41

2.3 Lựa chọn tiêu chuẩn.....................................................................................................................43
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN...........................................................................45
3.1 Cấu trúc tiêu chuẩn......................................................................................................................45
3.2 Đối chiếu với dữ liệu tham khảo.................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................57

3



TCVN xxx: 2017

MỞ ĐẦU
Với sự phát triển của CNTT và nhu cầu xử lý hình ảnh 3 chiều (3D) trong những thập kỷ
gần đây, vấn đề chuẩn hóa nói chung và chuẩn hóa trong quy trình xử lý số hóa 3D nói
riêng đã bắt đầu được quan tâm ở Việt Nam, chuẩn hoá đã được coi như là một yếu tố
quan trọng đảm bảo chất lượng, hiệu quả của bất cứ một lĩnh vực hoạt động nào. Công cụ
thực hiện sự chuẩn hóa là các quy chuẩn bao gồm: tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật, quy
phạm thực hành, và văn bản pháp quy. Với quan niệm như vậy, tiêu chuẩn là một trong
những yếu tố góp phần bảo đảm cho việc chuẩn hóa được thực hiện.
Lý do và mục đích xây dựng tiêu chuẩn.
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã liên tục ban hành và cập nhật các tiêu chuẩn liên quan
quy trình số hóa 3D.
ISO/IEC 19775-1:2013: Extensible 3D (X3D) Part 1: Architecture and base components;
ISO/TR 13028:2010 Information and documentation - Implementation guidelines for
digitization of records; ISO 23081-1:2006 Information and documentation - Records
management processes - Metadata for records - Part 1: Principles; ISO 23081-2:2009
Information and documentation - Managing metadata for records - Part 2: Conceptual
and implementation issues, là các tiêu chuẩn khá đầy đủ hướng dẫn thực hành về quy
trình số hóa 3D, tiêu chuẩn này hiện nay đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Tại Việt Nam, lĩnh vực số hóa 3D ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các lĩnh vực ứng dụng
mạnh mẽ là bảo tàng, thiết kế công trình, cơ khí, chế tạo máy, tài nguyên môi trường, địa
chất khoáng sản,… Số hóa 3D ở Việt Nam đang có nhu cầu lớn cho các Viện Bảo tàng.
Tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức số hóa 3D và ứng dụng công nghệ 3D vào bảo
quản các sưu tập hiện vật quý. Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (TMV) thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng phần mềm AVEVA Everything3D
để thiết kế 3D cho các dự án tài nguyên môi trường. Một số Đại học, Viện nghiên cứu,
doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước đã có những quy trình số hóa 3D của riêng
mình và cũng đã đưa vào kinh doanh. Do vậy việc xây dựng nên quy trình số hóa 3D theo

4



TCVN xxx: 2017

tiêu chuẩn quốc tế và có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam là điều cần thiết và cấp
bách. Tránh sau này các dữ liệu số hóa 3D không đồng bộ và không theo quy trình chung.
Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng: Cần có bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy
trình số hóa 3D để áp dụng tại Việt Nam.
Mục đích:
Xây dựng tiêu chuẩn áp dụng tại Việt Nam
Tiêu chuẩn này phải đưa ra được quy trình số hóa 3D, các yêu bước cần thiết cho 1 dự án
số hóa 3D, các yêu cầu bắt buộc cho mỗi bước trong quy trình để đảm bảo cho dữ liệu
sau khi số hóa 3D đồng bộ, kiểm soát được chất lượng, luồng công việc cũng như tiết
kiệm.
Sở cứ xây dựng tiêu chuẩn
Nhóm thực hiện đã xây dựng tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn ISO/IEC 19775-1:2013:
Extensible 3D (X3D) Part 1: Architecture and base components; ISO/TR 13028:2010
Information and documentation - Implementation guidelines for digitization of records;
ISO 23081-1:2006 Information and documentation - Records management processes Metadata for records - Part 1: Principles; ISO 23081-2:2009 Information and
documentation - Managing metadata for records - Part 2: Conceptual and
implementation issues. Đây cũng là dữ liệu đã được nhiều quốc gia sử dụng làm dữ liệu
gốc để xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia tương đương. Đây là một tiêu chuẩn hướng dẫn
rất đầy đủ về quy trình số hóa 3D. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm các quy trình
số hóa 3D của Web 3D Consortium và của hãng SIEMENS,…
Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn
Trên cơ sở rà soát các tiêu chuẩn Việt nam và quốc tế quy trình số hóa 3D, cũng như
tham khảo các phương pháp xây dựng các tiêu chuẩn/ qui chuẩn, nhóm đề tài khuyến
nghị xây dựng tiêu chuẩn này theo phương pháp áp dụng chọn lọc ISO/IEC 197751:2013: Extensible 3D (X3D) Part 1: Architecture and base components; ISO/TR
13028:2010 Information and documentation - Implementation guidelines for
digitization of records; ISO 23081-1:2006 Information and documentation - Records

5


TCVN xxx: 2017

management processes - Metadata for records - Part 1: Principles; ISO 230812:2009 Information and documentation - Managing metadata for records - Part 2:
Conceptual and implementation issues và các nội dung phù hợp điều kiện tại Việt
Nam, cũng như bố cục, trình bày lại theo quy định Tiêu chuẩn Quốc gia).

6


TCVN xxx: 2017

CHƯƠNG 1. QUY TRÌNH SỐ HÓA DỮ LIỆU 3D
1.1 Giới thiệu chung về quy trình số hóa 3D
Các năm gần đây, một trong các biện pháp quản lý đối tượng, vật thể quý hiếm đã được
nhắc đến là số hóa 3D, lưu trữ dữ liệu 3D và trong xã hội đã hình thành thị trường các
dịch vụ số hóa 3D và dữ liệu lưu trữ 3D.
Đối tượng số hóa 3D có nguồn gốc từ cuộc sống thực tế, các hiện vật bảo tàng, công trình
xây dựng, giao thông,…. Đối tượng số hóa 3D trở thành dữ liệu điện tử qua quá trình số
hóa 3D của đối tượng thực tế. Đây là quá trình chuyển các đối tượng thực tế truyền thống
như các vật thể, tư liệu lịch sử, mô hình công trình xây dựng, giao thông, các chi tiết chế
tạo máy … sang chuẩn dữ liệu 3D lưu trc trên các phương tiện điện tử và được các
phương tiện đó nhận biết được gọi là số hóa 3D và chúng trở thành dữ liệu số 3D.
Từ đó, về mặt lý thuyết, ta hiểu số hóa 3D là quá trình chuyển các đối tượng vật thể thực
tế 3 chiều truyền thống sang chuẩn dữ liệu trên máy tính và được máy tính nhận biết.
Để việc số hóa 3D được hiệu quả và chính xác thì việc áp dụng quy trình số hóa 3D theo
chuẩn là điều cần thiết.
Hình vẽ dưới đây mô tả thổng thể quy trình tạo lập dữ liệu và nội dung số, trong đó có số

hóa 3D. Hình vẽ cũng mô tả trích xuất dữ liệu đặc tả, dữ liệu đặc tả được sử dụng để mô
tả các đối tượng, các thông tin cần thiết để lưu trữ và số hóa 3D. Tất cả hình ảnh được số
hóa 3D nên được chỉ định dữ liệu đặc tả cho quá trình số hóa dữ liệu và hỗ trợ các quy
trình nghiệp vụ đang diễn ra. Các tổ chức, cơ quan có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể và để
tối đa hóa sự kế thừa các giá trị dữ liệu từ các hệ thống và thiết bị hiện có. Quy trình quản
lý dữ liệu đặc tả nên tối đa hóa tự động chụp dữ liệu đặc tả, giảm thiểu việc xử lý thủ
công. Bất kỳ việc sử dụng, áp dụng dữ liệu đặc tả nên được thực hiện có sự tham khảo
tiêu chuẩn ISO 23081-1: 2006.

7


TCVN xxx: 2017

Hình 1: Tổng thể quy trình tạo lập dữ liệu số

1.2 Tình hình trong nước và quốc tế
1.2.1 Tình hình trong nước
Lĩnh vực số hóa 3D đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Các lĩnh vực ứng dụng mạnh
mẽ là bảo tàng, tài nguyên môi trường, địa chất khoáng sản,…
Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức số hóa 3D và ứng dụng công nghệ 3D vào bảo quản
các sưu tập hiện vật quý mà bước đầu là 14 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại bảo
tàng. Quy trình thực hiện số hóa 3D được Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện qua 3 công
đoạn chính gồm: Số hóa 3D các hiện vật; Lập trung tâm dữ liệu để quản lý khai thác
thông tin hiện vật một cách thuận tiện, đảm bảo an toàn thông tin hiện vật đã được số hóa
3D; Tổ chức việc cung cấp thông tin của hiện vật đã được số hóa 3D phục vụ công tác
quản lý, nghiên cứu; Trưng bày ảo phục vụ khách tham quan tại bảo tàng hoặc thông qua
mạng internet và các phương tiện khác.. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện số hóa 3D,
8



TCVN xxx: 2017

để phù hợp với công nghệ, các bảo vật trên được chia thành 2 nhóm: Nhóm các hiện vật
thể khối (trong không gian 3 chiều), gồm các bảo vật như: Trống đồng Ngọc Lũ, Thạp
đồng Đào Thịnh, Trống đồng Hoàng Hạ, Cây đèn hình người quỳ, Tượng hai người cõng
nhau thổi khèn, Ấn đồng “Môn hạ sảnh ấn”, Bình gốm hoa lam, Trống đồng Cảnh Thịnh,
Bia Võ Cạnh, Mộ thuyền Việt Khê, Chuông Vân Bản và nhóm các hiện vật dạng phẳng
(trong không gian 2 chiều), gồm các bảo vật như: Cuốn Đường Kách Mệnh, Bút tích “Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, tác phẩm Ngục Trung nhật ký.
Việc số hóa 3D sẽ căn cứ vào kích thước các hiện vật để lựa chọn loại máy scan phù hợp
nhất. Ví dụ như, đối với nhóm các hiện vật dạng thể khối sẽ dùng máy scan 3D để quét
Laser 3D còn đối với nhóm hiện vật dạng 2 chiều sẽ sử dụng máy scan 2 chiều hoặc dùng
máy ảnh chuyên dụng. Sau khi số hóa 3D, các thông tin hiện vật sẽ được đưa vào bộ nhớ
của Server để lưu trữ, quản lý dữ liệu và tổ chức khai thác. Các thiết bị này phải đảm bảo
yêu cầu có bộ nhớ đủ lớn, được tính toán phù hợp với hiện tại và khả năng phát triển
trong khoảng 10 năm tới. Hiện nay, 14 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng đã được số hóa 3D
và đang hoàn thiện để nhập vào trung tâm dữ liệu. Trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ tiếp
tục số hóa 3D những nhóm hiện vật tiêu biểu khác. Trước hết ưu tiên số hóa 3D hiện vật
phục vụ cho các cuộc trưng bày chuyên đề, bổ sung thông tin hiện vật đã được số hóa 3D
cho phần trưng bày thường trực.
Số hóa 3D cũng là điểm nóng, số lượng dữ liệu cần số hóa 3D ngày 1 nhiều. Các doanh
nghiệp lớn trong lĩnh vực địa chất, xây dựng, giao thông, cầu đường cũng đã quan tâm tới
việc số hóa 3D. Ngoài ra còn có các đơn vị đặc thù như Bộ công an, quân đội, trường học
cũng đã bắt đầu vào việc tư vấn, lập dự toán cho một dự án số hóa 3D tổng thể bao gồm
cả phần mềm chuyên dụng cho đơn vị mình… để thực tập, mô phỏng các hình thế tác
chiến điện tử.
Ứng dụng công nghệ 3D trong gìn giữ và phát huy giá trị các bảo vật quốc gia: Nhằm gìn
giữ và phát huy tối đa giá trị di sản, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức số hóa và ứng
dụng công nghệ 3D vào bảo quản các sưu tập hiện vật quý mà bước đầu là 14 bảo vật

quốc gia đang được lưu giữ tại bảo tàng.

9


TCVN xxx: 2017

Ngày nay, các bảo tàng hàng đầu trên thế giới có bề dày lịch sử phát triển đã sớm tiếp
cận, ứng dụng một cách đồng bộ các thành tựu khoa học kỹ thuật trong tất cả các hoạt
động trưng bày và giới thiệu trưng bày. Trong đó, ứng dụng công nghệ 3D để phục vụ
cho việc quản lý lưu trữ, nghiên cứu khoa học và phục chế hiện vật luôn được chú trọng.
Công nghệ 3D không chỉ giúp khách tham quan có thể tương tác để xem thông tin chi
tiết, lịch sử các hiện vật và tư liệu trưng bày mà còn là công cụ hữu hiệu giúp các bảo
tàng quản lý các hiện vật một cách linh hoạt, thuận tiện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động quản lý di sản quốc gia. Khi xã hội ngày càng phát triển thì việc đưa công nghệ ứng
dụng vào mọi hoạt động là điều tất yếu. Việc ứng dụng công nghệ trong các công tác bảo
tồn, phát huy giá trị văn hóa lịch sử cũng là việc cần thiết phải đầu tư. Chính vì vậy, mục
đích của việc ứng dụng công nghệ 3D của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là nhằm xây dựng
bộ dữ liệu 3D về hiện vật một cách hệ thống, quy chuẩn và khoa học, phục vụ quản lý,
nghiên cứu một cách hiệu quả mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp đến hiện vật, không
làm ảnh hưởng đến hiện vật, từ đó làm sinh động, hấp dẫn hoạt động trưng bày phục vụ
khách tham quan tại bảo tàng hoặc thông qua mạng internet đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi cho các hoạt động trao đổi khoa học với các bảo tàng trong và ngoài nước, kết nối
thông tin nhanh chóng, hiệu quả, góp phần hiện đại hoá các khâu công tác bảo tàng.
Quy trình thực hiện số hóa được Bảo tàng Lịch sử quốc gia thực hiện qua 3 công đoạn
chính gồm: Số hóa các hiện vật; Lập trung tâm dữ liệu để quản lý khai thác thông tin hiện
vật một cách thuận tiện, đảm bảo an toàn thông tin hiện vật đã được số hóa; Tổ chức việc
cung cấp thông tin của hiện vật đã được số hóa phục vụ công tác quản lý, nghiên cứu;
Trưng bày ảo phục vụ khách tham quan tại bảo tàng hoặc thông qua mạng internet và các
phương tiện khác.. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện số hóa, để phù hợp với công

nghệ, các bảo vật trên được chia thành 2 nhóm: Nhóm các hiện vật thể khối (trong không
gian 3 chiều), gồm các bảo vật như: Trống đồng Ngọc Lũ, Thạp đồng Đào Thịnh, Trống
đồng Hoàng Hạ, Cây đèn hình người quỳ, Tượng hai người cõng nhau thổi khèn, Ấn
đồng “Môn hạ sảnh ấn”, Bình gốm hoa lam, Trống đồng Cảnh Thịnh, Bia Võ Cạnh, Mộ
thuyền Việt Khê, Chuông Vân Bản và nhóm các hiện vật dạng phẳng (trong không gian 2

10


TCVN xxx: 2017

chiều), gồm các bảo vật như: Cuốn Đường Kách Mệnh, Bút tích “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”, tác phẩm Ngục Trung nhật ký.
Việc số hóa sẽ căn cứ vào kích thước các hiện vật để lựa chọn loại máy scan phù hợp
nhất. Ví dụ như, đối với nhóm các hiện vật dạng thể khối sẽ dùng máy scan 3D để quét
Laser 3D còn đối với nhóm hiện vật dạng 2 chiều sẽ sử dụng máy scan 2 chiều hoặc dùng
máy ảnh chuyên dụng. Sau khi số hóa, các thông tin hiện vật sẽ được đưa vào bộ nhớ của
Server để lưu trữ, quản lý dữ liệu và tổ chức khai thác. Các thiết bị này phải đảm bảo yêu
cầu có bộ nhớ đủ lớn, được tính toán phù hợp với hiện tại và khả năng phát triển trong
khoảng 10 năm tới. Hiện nay, 14 bảo vật quốc gia tại Bảo tàng đã được số hóa và đang
hoàn thiện để nhập vào trung tâm dữ liệu. Trong thời gian tới, Bảo tàng sẽ tiếp tục số hóa
những nhóm hiện vật tiêu biểu khác. Trước hết ưu tiên số hóa 3D hiện vật phục vụ cho
các cuộc trưng bày chuyên đề, bổ sung thông tin hiện vật đã được số hóa 3D cho phần
trưng bày thường trực.
Bảo vật quốc gia là những hiện vật có giá trị đặc biệt quý hiếm, tiêu biểu của đất nước về
lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào gìn giữ và phát huy
giá trị các bảo vật nói chung cũng như hiện vật tại bảo tàng nói riêng đang tạo ra những
cơ hội mới để các bảo tàng trở nên hấp dẫn hơn, hiện đại hơn nhưng cũng đặt ra những
thách thức lớn bởi vì nhu cầu thưởng ngoạn những giá trị lịch sử, văn hóa của công chúng
ngày càng cao. Mặc dù chưa phải là nước phát triển mạnh về công nghệ nhưng Việt Nam

đã cho thấy sự nhanh nhạy trong việc ứng dụng công nghệ để bảo tồn di sản, quảng bá giá
trị lịch sử. Qua đó không chỉ người dân trong nước mà cả bạn bè quốc tế sẽ biết đến giá
trị di sản văn hóa Việt Nam một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Trong những năm qua, thành
công từ việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào nhiều dự án như: số hóa linh vật Việt,
xây dựng bảo tàng ảo tương tác 3D, trùng tu tháp Chăm…đã cho thấy hướng đi mới,
hoàn toàn đúng đắn của ngành văn hóa khi quyết định đưa công nghệ vào việc bảo tồn,
phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và di sản của đất nước.

11


TCVN xxx: 2017

Tại Việt nam hiện tại số ít đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước đưa ra các giải pháp
quy trình số hóa 3D của riêng họ. Do mục tiêu số hóa 3D khác nhau, mà có thể đặt ra các
bước số hóa 3D khác nhau phù hợp đối với từng cơ quan, tổ chức.
Qua khảo sát thực tế, tham khảo dữ liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dữ liệu quốc
tế, trang Web 3D Consortium và với yêu cầu phổ thông, quá trình thực hiện số hóa 3D và
lưu trữ dữ liệu 3D chỉ giản đơn có thể có 7 bước là:
Bước 1. Lên kế hoạch: gồm có lựa chọn phương pháp số hóa 3D và lựa chọn các thông
số kỹ thuật.
Việc lựa chọn phương pháp số hóa 3D là cần thiết tùy vào quy mô, nhu cầu của mỗi dự
án mà có những lựa chọn cho phù hợp. Điều này không những làm giảm chi phí mà còn
tối ưu được quy trình cũng như chất lượng và yêu cầu của dự án.
Xác định lựa chọn phương án số hóa 3D theo 2 phương án sau:
-

phương pháp số hóa 3D bán tự động dựa trên máy quét 3D 3D và các kỹ thuật thủ
công;


-

phương pháp số hóa 3D hoàn toàn tự động dựa trên máy quét 3D 3D và các phần
mềm ứng dụng xử lý đồ họa 3D;

Với phương pháp tiếp cận nào để số hóa 3D thì cũng cần áp dụng các mục sau::
-

phương pháp lựa chọn số hóa 3D nên được dự liệu;

-

quy trình kiểm soát chất lượng nên được thực hiện;

-

phương pháp số hóa 3D nên được thường xuyên xem xét lại cho phù hợp với yêu
cầu, phù hợp và hiệu quả chi phí cũng như pháp lý.

Bước 2. Chuẩn bị. Công việc bao gồm:
-

Chuẩn bị đối tượng số hóa

-

Thiết bị và phần mềm

-


Ứng dụng các kỹ thuật nâng cao

Chuẩn bị đối tượng số hóa 3D là quá trình mà các đối tượng gốc để số hóa 3D được kiểm
tra và chuẩn bị cho việc số hóa 3D. Hoạt động chuẩn bị và xử lý đối tượng gốc cần phải
12


TCVN xxx: 2017

được thực hiện. Mục đích của việc số hóa 3D là để tạo ra dữ liệu số một cách chuẩn xác
nhất với dữ liệu gốc. Vì thế cần phải đánh giá trạng thái của dữ liệu gốc, chuẩn hóa cũng
như áp dụng các phương pháp cần thiết để đạt được mục tiêu của dự án.
Những hình ảnh 3D đã được số hóa 3D sẽ được sử dụng như là bản sao dữ liệu 3D cho
các đối tượng gốc vì thế cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất có thể.

Bước 3. Quét dữ liệu 3D. Công việc bao gồm:
Biến đổi dữ liệu để lưu trữ (3D Serialization): Quá trình quét 3D là quá trình chụp ảnh
theo các góc nhìn các đối tượng gốc cần số hóa 3D. Quá trình này cần đảm bảo các yêu
cầu tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bộ hình ảnh 3D đầu ra. Quá trình quét được thực hiện lại
chỉ khi chất lượng hình ảnh 3D không đạt chất lượng hoặc đảm bảo chất lượng kiểm tra.
Nếu những hình ảnh số hóa 3D đòi hỏi phải quét lại thì sau đó hình ảnh 3D lại phải đánh
chỉ số và dữ liệu đặc tả. Quá trình lại được tiến hành thông qua kiểm soát chất lượng, và
đảm bảo chất lượng một lần nữa.
Các hoạt cụ thể gồm có:
- Kiểm soát chất lượng hoạt động máy quét 3D
- Các tiêu chí chất lượng cho hình ảnh 3D
- Dữ liệu đặc tả
- Xử lý lỗi quét dữ liệu 3D
Ở bước này cũng thực hiện trích xuất dữ liệu đặc tả đối tượng cơ bản như hình nón, hình
cầu, hình trụ,...


Bước 4. Xử lý dữ liệu 3D. Thực hiện phân tích, ghép nối, dựng hình từ các đám mây
điểm để tạo ra đối tượng số hóa 3D và làm lại những hình ảnh quét 3D không đạt yêu
cầu.
Bước này cũng thực hiện đánh bóng, tối ưu hóa và xử lý bề mặt (3D Shading, Optimizing
and Texturing). Thành phần xử lý bề mặt cung cấp phần mở rộng làm mịn và bổ sung các
khả năng cơ bản quy định cho đối tượng 3D. Sử dụng một số ứng dụng để xử lý, mô tả
13


TCVN xxx: 2017

tính chất bề mặt như các điểm dữ liệu trong một thể tích không gian, không phải là một
bề mặt phẳng. Những kết cấu hoạt động với ba chiều. Một kết cấu của loại này được gọi
là một kết cấu tích. Kết cấu tích là rất cần thiết cho các hiệu ứng dựng hình tiên tiến liên
quan đến sương mù và ánh sáng, cũng như nhu cầu của ngành công nghiệp cụ thể như
trực quan y tế và CAD.

Bước 5. Xử lý dung sai số hóa dữ liệu 3D.
Công việc bao gồm xử lý sai số cho phép theo tiêu chuẩn và yêu cầu quy định. Đồng thời,
đảm bảo chất lượng số hóa 3D theo đối tượng gốc.
Xử lý dung sai dữ liệu 3D đảm bảo các đặc điểm kỹ thuật hình học áp dụng cho một tính
năng hoàn chỉnh duy nhất, trừ khi một sửa đổi phù hợp được chỉ định. Khi các đặc điểm
kỹ thuật hình học đề cập đến các tính năng riêng của mình (tính năng tích hợp), một kết
nối với các tính năng trong sai số cho phép về mặt kích thước hình học được thiết lập để
dảm bảo chất lượng của dữ liệu số hóa 3D so với đối tượng số hóa 3D thực tế.

Bước 6. Lập chỉ mục và dữ liệu đặc tả
Công việc bao gồm lập chỉ mục để tra cứu và xử lý. Dữ liệu đặc tả hình ảnh 3D nên được
tạo ra tự động tại thời điểm quét vật thể 3D hoặc chụp ảnh kỹ thuật số 3D trực tiếp từ các

thiết bị số hóa 3D và nên tránh việc nhập dữ liệu thủ công được giao bất cứ nơi nào có
thể.
Ngoài các dữ liệu đặc tả thừa hưởng từ quá trình chụp và ghi lại để quản lý dữ liệu, hoặc
đánh chỉ số và tìm kiếm dữ liệu đặc tả, hình ảnh dữ liệu đặc tả 3D.
Bước 7. Hệ thống quản lý và lưu trữ dữ liệu 3D
Công việc bao gồm : lựa chọn định dạng tệp lưu trữ. Sau khi có các hình ảnh số hóa 3D,
cần xác định loại tệp dữ liệu (ví dụ như VRML hay XML,…) được sử dụng để lưu trữ dữ
liệu 3D trong hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu 3D. Một khi đã xác định
được định dạng tệp dữ liệu 3D thì các dữ liệu hình ảnh 3D đã đáp ứng tất cả yêu cầu kiểm

14


TCVN xxx: 2017

tra chất lượng, nó phải được đưa vào lưu trữ trong cơ sở dữ liệu 3D ngay lập tức để tránh
ảnh hưởng chất lượng hoặc bị can thiệp sai lệch tính trung thực của dữ liệu gốc.
Lựa chọn hệ thống quản lý: Cần lựa chọn hệ thống quản lý dữ liệu 3D tiên tiến và phù
hợp với sự phát triển công nghệ 3D tại thời điểm số hóa vật thể và lưu trữ dữ liệu 3D.
Trong trường hợp các hình ảnh số hóa 3D được sử dụng như dữ liệu hiện tại hoặc sẽ được
sử dụng trong quy trình hiện tại thì quy trình này nên được tích hợp với các thông tin
nghiệp vụ khác hoặc hệ thống quản lý dữ liệu điện tử.
Quản lý dữ liệu gốc: Dữ liệu nguồn không kỹ thuật số nên được quản lý một cách thích
hợp cho đến khi được đưa vào bảo quản.

15


TCVN xxx: 2017


Hình 2: Quy trình số hóa 3D

1. LÊN KẾ HOẠCH

Lựa chọn các phương
pháp số hóa
Lựa chọn các thông số
kỹ thuật
Dữ liệu đặc tả

2. CHUẨN BỊ

3. QUÉT DỮ LIỆU 3D

Chuẩn bị đối tượng số

Biến đổi dữ liệu để lưu

hóa

trữ (3D Serialization)

Thiết bị và phần mềm
Ứng dụng các kỹ thuật
nâng cao

Dữ liệu đặc tả

Dữ liệu
đặc tả


Dữ liệu đặc tả
đối tượng cơ bản

4. XỬ LÝ DỮ LIỆU 3D

Đánh bóng, tối ưu hóa

Trình diễn

và xử lý bề mặt (3D

(3D

Shading, Optimizing

Rendering)

and Texturing)
Dữ liệu đặc tả đối
tượng cơ bản

Dữ liệu đặc tả

Ghi nhật ký
5. XỬ LÝ DUNG SAI SỐ HÓA
7. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ LƯU TRỮ DỮ LIỆU 3D

Lựa chọn định


Lựa chọn hệ

dạng tệp lưu trữ

thống quản lý

6. LẬP CHỈ MỤC VÀ

DỮ LIỆU 3D

DỮ LIỆU ĐẶC TẢ

Dữ liệu đặc tả

Dữ liệu đặc tả

Đảm bảo
chất lượng

Dữ liệu đặc tả

Tiêu chuẩn, yêu cầu
Hình 2 - Quy trình số hóa 3D

16


TCVN xxx: 2017

1.2.2 Tình hình trên thế giới

Trên thế giới, lĩnh vực số hóa 3D đã phát triển mạnh mẽ và có thị trường lớn
trên thế giới, đặc biệt tại các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản,
Hàn Quốc,...
Trên thế giới, các lĩnh vực ứng dụng mạnh mẽ cũng là bảo tàng, thiết kế công
trình, cơ khí, chế tạo máy, tài nguyên môi trường, địa chất khoáng sản,… Các
Chính phủ trên thế giới có nhu cầu lớn về số hóa 3D, phục vụ phát triển kinh
tế xã hội
Các Đại học, Viện nghiên cứu cũng só hóa 3D cho thư viện, phòng thí
nghiệm, các nghiên cứu. Thị trường số lượng đối tượng số hóa 3D đang có
nhu cầu ngày càng nhiều.
Xét về quy trình, trên thế giới quy trình số hóa 3D đã và đang được áp dụng
theo các tiêu chuẩn quốc tế, chủ yếu do tổ chức Web 3D Consortium đề xuất,
trong đó quy định cụ thể cho từng bước, từng yêu cầu và từng tiêu chuẩn cho
các quá trình số hóa 3D.
Trong số hóa nói chung, tiêu chuẩn ISO / TR 13028: 2010: thiết lập các hướng
dẫn để tạo ra và duy trì các dữ liệu trong định dạng kỹ thuật số duy nhất, nơi
mà các đối tượng số hóa nguồn không kỹ thuật số, đã được số hóa bằng các kỹ
thuật số hóa 3D; thiết lập các hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc số hóa 3D
để đảm bảo độ tin cậy và độ tin cậy của dữ liệu và cho phép xem xét xử lý các
dữ liệu nguồn không kỹ thuật số; thiết lập các hướng dẫn thực hành tốt nhất
cho sự tin cậy của các dữ liệu số hóa 3D có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận
bằng chứng pháp lý và tầm quan trọng của các dữ liệu đó; thiết lập các hướng
dẫn thực hành tốt nhất cho việc tiếp cận các dữ liệu số hoá cho đến khi họ
được yêu cầu; xác định chiến lược để hỗ trợ trong việc tạo ra các dữ liệu số
hóa 3D phù hợp để duy trì lâu dài; và thiết lập các hướng dẫn thực hành tốt
nhất cho việc quản lý các dữ liệu nguồn không kỹ thuật số sau số hóa 3D.

17



TCVN xxx: 2017

ISO / TR 13028: 2010 được áp dụng để sử dụng trong việc thiết kế và tiến
hành số hóa 3D và gắn trách nhiệm của tất cả các tổ chức thực hiện số hóa 3D,
hoặc quá trình kinh doanh số hóa 3D, dự án số hóa 3D cho các mục đích quản
lý dữ liệu, như được nêu trong ISO 15489-1: 2001 và ISO / TR 15801: 2009.
ISO / TR 13028: 2010 không áp dụng cho: nắm bắt và quản lý dữ liệu kỹ thuật
số sinh; thông số kỹ thuật cho chụp kỹ thuật số của dữ liệu; thủ tục để ra quyết
định cuối cùng về bố trí dữ liệu; thông số kỹ thuật cho việc bảo tồn lâu dài của
dữ liệu kỹ thuật số; số hóa 3D hoặc có phần lưu trữ hiện có cho các mục đích
bảo quản.
AS / NZS ISO 13028: 2012 là một tiêu chuẩn của Úc - New Zealand. Đây là
một áp dụng giống hệt nhau của tiêu chuẩn ISO / TR 13028: 2010.
UNE-ISO/TR 13028:2011 - Tiêu chuẩn của Tây Ban Nha cũng dựa trên tiêu
chuẩn ISO / TR 13028: 2010.
Chính phủ Alberta cũng đưa ra quy trình số hóa “Digitization standard process
num A000015 xuất bản ngày 23-04-2013” được áp dụng cho tất cả các cơ
quan ban ngành, chỉnh phủ và doanh nghiệp của họ với 10 bước bắt buộc phải
sử dụng. Bên cạnh đó đi kèm theo các yêu cầu kỹ thuật cho tiêu chuẩn này
“Digitization Technical Requirements Standard A000013 xuất bản 14-072012”.
Trong quá trình số hóa, dữ liệu đặc tả được sử dụng để mô tả các đối tượng,
các thông tin cần thiết để lưu trữ và số hóa 3D. Tất cả hình ảnh được số hóa
3D nên được chỉ định dữ liệu đặc tả cho quá trình số hóa dữ liệu và hỗ trợ các
quy trình nghiệp vụ đang diễn ra. Các tổ chức, cơ quan có thể đưa ra các yêu
cầu cụ thể và để tối đa hóa sự kế thừa các giá trị dữ liệu từ các hệ thống và
thiết bị hiện có. Quy trình quản lý dữ liệu đặc tả nên tối đa hóa tự động chụp
dữ liệu đặc tả, giảm thiểu việc xử lý thủ công. Bất kỳ việc sử dụng, áp dụng dữ
liệu đặc tả nên được thực hiện có sự tham khảo tiêu chuẩn ISO 23081-1: 2006.

18



TCVN xxx: 2017

Tất cả vật thể được số hóa 3D nên được chỉ định dữ liệu đặc tả cho quá trình
số hóa dữ liệu và hỗ trợ các quy trình nghiệp vụ đang diễn ra. Các tổ chức, cơ
quan có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể và để tối đa hóa sự kế thừa các giá trị dữ
liệu từ các hệ thống và thiết bị hiện có. Quy trình quản lý dữ liệu đặc tả nên tối
đa hóa tự động quét dữ liệu 3D đặc tả, giảm thiểu việc xử lý thủ công. Bất kỳ
việc sử dụng, áp dụng dữ liệu đặc tả nên được thực hiện có sự tham khảo tiêu
chuẩn ISO 23081-1: 2006.

1.3 Kết luận
Số hóa 3D đã và đang bùng nổ, thị trường cho lĩnh vực này rất lớn và tiềm
năng. Các doanh nghiệp cũng như các cơ quan nhà nước, thư viện, trường đại
học… cũng đã có những giải pháp dịch vụ, quy trình cho việc số hóa 3D. Tuy
nhiên để hiệu quả và chuẩn xác thì việc xây dựng tiêu chuẩn quy trình số hóa
3D là việc làm cần thiết. Quy trình số hóa 3D cần tuân theo các tiêu chuẩn
quốc tế đồng thời cũng phải có những điều chỉnh nhất định để phù hợp với yêu
cầu cũng như hoàn cảnh tại Việt Nam.

19


TCVN xxx: 2017

CHƯƠNG 2. TIÊU CHUẨN SỐ HÓA TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
Trước khi đi vào xây dựng quy chuẩn cụ thể ở phần sau, trong phần này sẽ rà
soát các tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia về quy trình số hóa.
2.1 Các tiêu chuẩn quốc tế

Tiêu chuẩn hóa các chính sách và thủ tục quản lý dữ liệu đảm bảo rằng sự
quan tâm và bảo vệ thích hợp cho tất cả dữ liệu, và rằng các bằng chứng và
thông tin mà họ có thể được lấy ra một cách hiệu quả và hiệu quả hơn, sử
dụng các thông lệ và thủ tục tiêu chuẩn.
2.1.1 Tiêu chuẩn ISO 13028 : 2010
ISO / TR 13028 đã được chuẩn bị bởi Ủy ban kỹ thuật ISO / TC 46, Thông tin
và dữ liệu hướng dẫn, Tiểu ban SC 11, Lưu trữ / quản lý dữ liệu.
Báo cáo kỹ thuật này được dựa trên tiêu chuẩn S6 Lưu trữ dữ liệu của Lưu trữ
New Zealand: Tiêu chuẩn số hóa, được công bố vào tháng 01 năm 2006.
Báo cáo kỹ thuật này:
Thiết lập các hướng dẫn để tạo ra và duy trì các dữ liệu trong định dạng kỹ
thuật số duy nhất, nơi mà các bài báo gốc, hoặc dữ liệu nguồn không kỹ thuật
số khác, đã được sao chép bằng cách số hóa;
- Thiết lập hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc số hóa để đảm bảo độ tin
cậy và độ tin cậy của dữ liệu và cho phép xem xét xử lý các dữ liệu nguồn
không kỹ thuật số;
- Thiết lập hướng dẫn thực hành tốt nhất cho sự tin cậy của các dữ liệu số hóa
có thể ảnh hưởng đến việc chấp nhận bằng chứng pháp lý và trọng lượng của
các dữ liệu đó;
- Thiết lập hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc tiếp cận các dữ liệu số hoá
cho đến khi họ được yêu cầu;

20


TCVN xxx: 2017

- Xác định các chiến lược để hỗ trợ trong việc tạo ra các dữ liệu số hóa phù
hợp để duy trì lâu dài;
- Thiết lập hướng dẫn thực hành tốt nhất cho việc quản lý các dữ liệu nguồn

không kỹ thuật số sau số hóa.
Báo cáo kỹ thuật này được áp dụng để sử dụng trong việc thiết kế và tiến hành
số hóa trách nhiệm của tất cả các tổ chức thực hiện số hóa, hoặc quá trình kinh
doanh số hóa, dự án số hóa cho các mục đích quản lý dữ liệu, như được nêu
trong ISO 15489-1: 2001 và ISO / TR 15801: 2009.
Tiêu chuẩn bao gồm các nguyên tắc làm nền tảng và chi phối siêu dữ liệu quản
lý hồ sơ. Những nguyên tắc này áp dụng cho:
- Các hồ sơ và các siêu dữ liệu của chúng
- Tất cả các quá trình ảnh hưởng đến chúng
- Tất cả các hệ thống mà chúng cư trú
- Bất kỳ tổ chức có trách nhiệm quản lý chúng.
Quản lý siêu dữ liệu là một phần không thể tách rời của quản lý hồ sơ, phục vụ
một loạt các chức năng và mục đích. Trong bối cảnh quản lý hồ sơ, siêu dữ
liệu được định nghĩa là dữ liệu mô tả bối cảnh, nội dung và cấu trúc của hồ sơ
và quản lý chúng thông qua thời gian. Như vậy, siêu dữ liệu là thông tin có
cấu trúc hoặc bán cấu trúc cho phép sự sáng tạo, đăng ký, phân loại, truy cập,
bảo quản và huỷ bỏ các hồ sơ qua thời gian và giữa các lĩnh vực. Mỗi lĩnh vực
này đại diện cho một tài sản trí tuệ, hoạt động xã hội và tổ chức với một nhóm
đặc biệt hoặc hạn chế những người chia sẻ các giá trị và kiến thức nhất định.
Siêu dữ liệu quản lý hồ sơ có thể được sử dụng để xác định, xác thực và bối
cảnh hồ sơ và tác nhân, quy trình và hệ thống tạo, quản lý, duy trì và sử dụng
chúng và các chính sách chi phối chúng.
Ban đầu, siêu dữ liệu xác định bản ghi tại thời điểm nắm bắt, sửa chữa các bản
ghi trong bối cảnh kinh doanh và thiết lập kiểm soát quản lý trên nó. Trong sự
21


TCVN xxx: 2017

tồn tại của hồ sơ hoặc các tổ hợp của chúng, các lớp mới của siêu dữ liệu sẽ

được thêm vào vì mục đích sử dụng mới trong bối cảnh kinh doanh hoặc sử
dụng khác. Điều này có nghĩa là siêu dữ liệu tiếp tục tích luỹ, theo thời gian,
thông tin liên quan đến bối cảnh của quản lý hồ sơ và quy trình kinh doanh,
trong đó hồ sơ được sử dụng và liên quan đến thay đổi cấu trúc để ghi lại hoặc
xuất hiện của nó. Siêu dữ liệu có thể được nguồn gốc hoặc tái sử dụng bởi
nhiều hệ thống và đa mục đích. Siêu dữ liệu áp dụng cho các hồ sơ trong vòng
đời của chúng cũng có thể tiếp tục áp dụng khi chúng không còn được yêu cầu
cho mục đích kinh doanh hiện tại nhưng được giữ lại để nghiên cứu hoặc vì
các giá trị khác.
Siêu dữ liệu đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy, khả năng sử dụng và tính toàn
vẹn theo thời gian và cho phép quản lý và hiểu biết các đối tượng thông tin, dù
đây là vật lý, tương tự hoặc kỹ thuật số. Tuy nhiên, siêu dữ liệu cũng cần phải
được quản lý.
Quản lý hồ sơ luôn luôn liên quan đến việc quản lý siêu dữ liệu. Tuy nhiên,
môi trường kỹ thuật số đòi hỏi phải có một biểu hiện khác nhau của yêu cầu
truyền thống và cơ chế khác nhau để xác định, chụp, gán và sử dụng siêu dữ
liệu. Trong môi trường kỹ thuật số, hồ sơ có thẩm quyền luôn được đi kèm với
siêu dữ liệu xác định các đặc tính quan trọng của chúng. Những đặc điểm này
phải được ghi nhận một cách rõ ràng hơn là tiềm ẩn như trong một số quy
trình trên giấy. Trong môi trường kỹ thuật số, đó là điều cần thiết để đảm bảo
rằng việc tạo lập và nắm bắt các siêu dữ liệu quản lý hồ sơ được thực hiện
trong các hệ thống tạo lập, nắm bắt và quản lý hồ sơ. Ngược lại, môi trường
kỹ thuật số thể hiện những cơ hội mới để xác định và tạo ra siêu dữ liệu phản
ánh hồ sơ. Những hồ sơ này có thể là bằng chứng của các giao dịch hoặc bản
thân là các giao dịch.
Siêu dữ liệu hỗ trợ quản lý hồ sơ và kinh doanh có mục đích:

22



TCVN xxx: 2017

- Bảo vệ các hồ sơ làm bằng chứng và đảm bảo khả năng tiếp cận và khả năng
sử dụng của chúng thông qua thời gian;
- Tạo điều kiện cho khả năng hiểu hồ sơ;
- Hỗ trợ và đảm bảo giá trị bằng chứng của hồ sơ;
- Giúp đảm bảo tính xác thực, độ tin cậy và tính toàn vẹn của hồ sơ;
- Hỗ trợ và quản lý truy cập, bảo mật và quyền;
- Hỗ trợ phục hồi hiệu quả;
- Hỗ trợ chiến lược hoạt động tương tác bằng cách cho phép thu nhận các bản
ghi được tạo ra trong môi trường kỹ thuật và kinh doanh đa dạng;
- Cung cấp liên kết hợp lý giữa hồ sơ và bối cảnh sáng tạo chúng và duy trì
chúng dưới cách thức có cấu trúc, đáng tin cậy và có ý nghĩa;
- Hỗ trợ việc xác định các môi trường công nghệ, trong đó hồ sơ kỹ thuật số
được tạo ra hoặc nắm bắt và quản lý môi trường công nghệ, trong đó chúng
được duy trì theo thứ tự hồ sơ xác thực có thể được sao chép;
- Hỗ trợ hiệu quả và thành công di chuyển các bản ghi từ một môi trường này
đến môi trường khác.
Báo cáo kỹ thuật này là không áp dụng đối với:
a) khai thác và quản lý dữ liệu sinh-kỹ thuật số;
b) thông số kỹ thuật cho quét dữ liệu kỹ thuật số;

c) các thủ tục để ra quyết định cuối cùng về xác định giá trị dữ liệu;
d) thông số kỹ thuật cho việc bảo tồn lâu dài của dữ liệu kỹ thuật số;
e) số hóa của các tài lưu trữ hiện có cho các mục đích bảo quản.

Nội dung của tiêu chuẩn bao gồm các phần chính sau:
Dữ liệu bắt đầu bằng việc phân tích đánh giá các lợi ích cũng như rủi ro của
việc số hóa.
23



TCVN xxx: 2017

Có một số rủi ro liên quan đến việc thực hiện một quá trình số hóa:
-

tiết kiệm chi phí ngắn hạn có thể đến chi phí dài hạn trong việc duy trì
khả năng tiếp cận tới các hình ảnh kỹ thuật số theo thời gian;

-

tiêu chuẩn công nghệ và kỹ thuật được sử dụng để tạo ra hình ảnh kỹ
thuật số có thể ảnh hưởng đáng kể tuổi thọ và khả năng tái sử dụng các
hình ảnh trong tương lai;

Lên kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình số hóa.
Tất cả quá trình số hóa phải được lên kế hoạch, xác định phạm vi và ghi lại
dữ liệu. Các dữ liệu dự án bao gồm:
a) phạm vi định nghĩa: xác định rõ ràng nghiệp vụ, mục tiêu, quy mô, kích

thước và những hạn chế của dự án;
b) tuyên bố về mục đích và dự kiến sử dụng của các dữ liệu kỹ thuật số,
minh họa nếu cần thiết với các ví dụ;
c) tuyên bố về lợi ích, rủi ro: xác định rõ ràng về những lợi ích, rủi ro dự

kiến từ việc số hóa;
d) báo cáo kết quả nhu cầu và tác động của người dùng: ví dụ, làm thế

nào các dữ liệu số hoá sẽ được sử dụng truy cập và ảnh hưởng thế nào

người sử dụng;
e) tuyên bố về tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng: bao gồm định dạng, nén và dữ
liệu đặc tả;
f) thiết bị và các nguồn lực để hỗ trợ cho việc số hóa;
g) quy trình lập kế hoạch, kiểm soát và thực hiện việc số hóa, bao gồm cả

những người thực hiện trước, trong và sau khi số hóa;
h) quy trình kiểm soát chất lượng;
i) chiến lược cho việc tích hợp các hình ảnh số hóa vào quy trình làm việc

để hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ đang diễn ra;
24


TCVN xxx: 2017

j) chiến lược cho quản lý đối với các dữ liệu được số hóa và dữ liệu nguồn

không kỹ thuật số phải luôn sẵn sang khi được yêu cầu.
Song song với đó là việc xác định lựa chọn các giải pháp cũng như phần mềm
thiết bị cho phù hợp với yêu cầu và mục đích số hóa.
Quản lý dữ liệu số hóa
Suốt quá trình thực hiện các giai đoạn của một dự án số hóa, yêu cầu quản lý
dữ liệu phải được đưa vào để đảm bảo rằng nguồn dữ liệu ban đầu và các dữ
liệu số hóa là toàn vẹn và trong suốt. Quá trình này phải đảm bảo phù hợp với
tiêu chuẩn ISO 15489-1: 2001
Trong trường hợp các hình ảnh số hóa được sử dụng như dữ liệu hiện tại hoặc
sẽ được sử dụng trong quy trình hiện tại thì quy trình này nên được tích hợp
với các thông tin nghiệp vụ khác hoặc hệ thống quản lý dữ liệu điện tử.
Hai loại dữ liệu đặc tả nên được bắt buộc ghi lại:

-

dữ liệu đặc tả cụ thể cho các hình ảnh cụ thể và quá trình xử lý ảnh;

-

dữ liệu đặc tả về dữ liệu 3D công việc đang được giao dịch và đại lý
liên quan đến nghiệp vụ.Phần lớn các dữ liệu đặc tả này có thể đượctự
động sinh ra bởi các phần mềm và phần cứng được sử dụng để quản lý
quá trìnhsố hóa. Cần được giảm thiểu càng nhiều càng tốt việc xử lý thủ
công.

Dữ liệu đặc tả có thể được nhúng với các thông tin hành chính, các nguồn tài
nguyên tại thông tin tiêu đề, hoặc có thể được quản lý trong một hệ thống
riêng biệt,hoặc cả hai,nhưng trong cả hai trường hợp đó phải có một mối quan
hệ trực tiếp hoặc liên hệ giữa chúng; tức là khi dữ liệu đặc tả nằm trong một
hệ thống riêng biệt,nó cần phải có liên kết trực tiếp đến các dữ liệu 3D. Dữ
liệu đặc tả cũng có thể được đóng gói trong các định dạng hình ảnh.

25


×