Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân tích một số yếu tố của lạm phát ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế việt nam giai đạon 1986 2012 và tình hình kinh tế việt nam 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 75 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
――

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA
LẠM PHÁT ẢNH HƯỞNG TỚI TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 1986 – 2012 VÀ TÌNH HÌNH
KINH TẾ VIỆT NAM 2013
GVHD: Ths. LÊ TRUNG CANG
SVTH: TRẦN HOÀNG ĐỨC
LỚP:
Kinh tế học – K35

TP.HCM – 2013
SVTH: Trần Hoàng Đức

1


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang


Chương 1: GIỚI THIỆU
Trong bối cảnh bất ổn vĩ mô vẫn tiếp tục tích lũy và có dấu hiệu bùng phát vào
những tháng đầu năm 2013, lạm phát trở thành một trong bốn vấn đề gay gắt nhất liên quan
đến bình ổn vĩ mô (cùng với quản lý tỷ giá, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách).
Tuy nhiên nếu nhìn lại toàn cảnh quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam trong
hơn hai thập kỷ qua, thì lạm phát đặc biệt là các nhân tố quyết định lạm phát và những
biến động của lạm phát là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất ở Việt
Nam. Nguyên nhân của điều này rất rõ ràng vì lạm phát đã luôn là một trong những vấn
đề dai dẳng gây nhức nhối nhất, làm tổn thất nhất đối với nền kinh tế Việt Nam. Việt
Nam đã trải qua giai đoạn siêu lạm phát trong những năm 1980 và đầu những năm 1990
ngay khi bắt đầu những cải cách kinh tế đầu tiên. Ngoại trừ giai đoạn 2000-2003 khi lạm
phát thấp và ổn định ở mức 5% trở xuống, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam thường xuyên cao
hơn, lạm phát kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với lạm phát ở các nước láng
giềng. Hiểu rõ các nguyên nhân và hậu quả của những vấn đề này có ý nghĩa quan trọng
đối với việc đánh giá tác động của các chính sách vĩ mô đối với nền kinh tế.
Những sự kiện gần đây như việc Việt Nam gia nhập WTO, luồng vốn nước
ngoài đột ngột chảy mạnh vào Việt Nam trong hai năm 2007 – 2008, các vấn đề của thị
trường ngoại hối Việt Nam trong hai năm 2009 – 2010, cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới cũng như nguy cơ lạm phát tăng mạnh trở lại đã đặt ra nhiều thách thức mới cho
việc quản lý kinh tế vĩ mô, và đặc biệt trong việc kiểm soát lạm phát ở Việt Nam. Hàng
loạt những thay đổi trong môi trường vĩ mô và chính sách kinh tế trong những năm vừa
qua đã đặt ra yêu cần cần có một cách tiếp cận hệ thống, và toàn diện nhằm xác định
những nhân tố vĩ mô quyết định lạm phát trong bối cảnh mới của Việt Nam.
Mục tiêu chính của nền kinh tế Việt Nam trong những năm sắp tới là tiếp tục
ổn định vĩ mô, tăng trưởng kinh tế bền vững, tái cấu trúc nền kinh tế,...Nhưng bên cạnh
đó do chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng 2007 vừa qua nên việc tăng
trưởng kinh tế cũng gặp nhiều khó khăn . Điển hình cho năm 2012 vừa qua là vẫn còn
tồn đọng những bất ổn như lạm phát, nợ xấu, hàng tồn kho,…đó vẫn là vấn đề nan giải
mà nhà nước ta vẫn chưa giải quyết quyết thoả mãn từ khi còn sơ khai của nền kinh tế .
Mặc dù trên cơ sở là thế nhưng các yếu tố của lạm phát vẫn là những mô thức chủ chốt

góp phần lớn ảnh hưởng đến sự tồn vong của việc tăng trưởng của nền kinh tế Việt
Nam trong những năm vừa qua . Vì vậy chúng ta nên xét một cách độc lập và tập trung
hơn về hai vấn đề này . Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức
phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế. Do vậy vấn đề
lạm phát và ảnh hưởng của các yếu tố l ạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất

SVTH: Trần Hoàng Đức

2


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển
kinh tế hiện nay thì vấn đề này càng trở nên rất cần thiết.
Đối với một nhà kinh tế học nào cũng vậy, chúng tabiết rằng lạm phát và tăng
trưởng luôn là bạn động hành của nền kinh tế t hị trường. Trong thời đại hiện nay , lạm
phát vẫn đang là vần đề trung tâm và nhạy cảm của đời sống kinh tế xã hội ở các cấp
quốc gia và thế giới . Mối liên h ệ đó chính là kết quả bởi các chính sách vĩ mô củ a nhà
nước để tạo nên sự liên kết qua lại lẫn nhau , nhầm mục đích từ đó cân bằng các ảnh
hưởng tương tác đốivới bối cảnh chung của nền kinh tế thị trường khu vực và thế giới.
Lạm phát và tăng trưởng đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn
bộ các lĩnh vực hoạt động của chính phủ, các doanh nghiệp và cá nhân, các mối quan hệ
kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia, tác động đến tình hình xã hội trong khu vực
và trên thế giới với mức độ tuỳ thuộc vào vị thế kinh tế chính trị mà nước đó đảm nhận
trong khu vực và thế giới . Vì vậy nghiên cứu các yếu tố của lạm phát ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế nhầm tìm ra nguyên nhân , hệ quả và tìm cách khắc phục ảnh hưởng
của yếu tố lạm phát không chỉ riêng Việt Nam mà còn là mục tiêu của hầu hết các quốc

gia đangquan tâm và tìm hiểu. Vậy có phải chăng giữa lạm phát và tăng trưởng có mối
quan hệ ngược chiều và nếu thế chúng ta cần làm gì ? Liệu rằng việc tăng hay giảm các
yếu yếu tố lạm phát có lợi hay ảnh hưởng gì cho nền kinh tế hay không?
Trong nghiên cứu này, sử dụng phương pháp tiếp cận dựa trên các phân tích
định lượng nhằm xác định và tìm hiểu những nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt
Nam trong giai đoạn 1986 đến 2012. Những nghiên cứu đã có về lạm phát ở Việt Nam
tập trung chủ yếu vào các nhân tố “cầu kéo” của lạm phát và bỏ qua các nhân tố “chi phí
đẩy”. Nhân tố duy nhất từ phía cung được đưa vào các nghiên cứu này là giá quốc tế.
Đồng thời, một nhân tố quan trọng từ phía cầu chưa được nghiên cứu là vai trò của thâm
hụt ngân sách và nợ công đến lạm phát. Nghiên cứu này hi vọng sẽ đem đến cho những
thảo luận chính sách hiện nay ở Việt Nam một nghiên cứu vĩ mô đáng tin cậy với
phương pháp mang tính khoa học và dựa vào các bằng chứng thực nghiệm về các
nguyên nhân của lạm phát. Vì kiểm soát lạm phát là một trong những mối quan tâm hàng
đầu trong chính sách kinh tế vĩ mô của năm nay và năm tới, nghiên cứu hy vọng sẽ làm
rõ các vấn đề liên quan đến lạm phát và đóng góp vào quá trình xây dựng chính sách.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.
LẠM PHÁT
2.1.1. Khái niệm

SVTH: Trần Hoàng Đức

3


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang


Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có
sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.
Theo L.V.Chandeler, D.C.Cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng
định lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất.
Còn theo G.G.Mtrukhin lại cho rằng: Trong đời sống tổng mức giá cả tăng
trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá, và rút cuộc
dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của
đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phátchính là hình thức tràn trề tư bản một
cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu
nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các
ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.
Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế
học” đã được dịch ra tiếng Việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xảy ra khi mức
chung của giá cả chi phí tăng lên.
Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ” J.Bondin và M.Friendman lại
cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên.
M.Friedman nói “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ.
Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng
lên nhanh hơn so với sản xuất”.
Như vậy, tất cả những luận thuyết những quan điểm về lạm phát đã nêu trên
đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát.Và theo quan điểm của em
về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên; thì em nhận thấy ở một
khía cạnh nào đó của lạm phát là khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho
phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.
Lạm phátthường được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả
của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Giá cả của các loại
hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình. Chỉ số
giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của
nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ
phần trăm mức tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời

điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một
quả cầu và lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
2.1.2. Các quan điểm tiếp cận về lạm phát trong lịch sử kinh tế cận đại

SVTH: Trần Hoàng Đức

4


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Trong lịch sử tình trạng lạm phát được xem như xảy ra khi mà khối lượng
tiền tệ lưu thông quá dư thừa đối với nhu cầu của nền kinh tế. Vì vậy để nhận biết tình
trạng lạm phát các nhà kinh tế học đã đưa ra ba quan điểm sau:
2.1.2.1.

Quan điểm thứ nhất

Hiện tượng lạm phát xảy ra khi số tiền lưu thông trong thị trường so với lượng
tiện dự trữ của ngân hàng quá cao. Tuy quan điểm này đã lỗi thời so với thời đại ngày nay
nhưng chúng ta cũng cần xem xét đến vấn đề này. Vào khoảng nửa sau thế kỷ 19, khi chế
độ kim bản vị còn thịnh hành thì quan điểm lạm phát này là
quan điểm thông dụng.
Quan điểm này thì quá giản đơn bởi vì tỷ lệ để đảm bảo là một tiêu chuẩn quá
cứng nhắc. Vì trong thực tế có một số trường hợp tỷ lệ pháp định vẫn được coi trọng
mà lạm phát vẫn xảy ra.
2.1.2.2. Quan điểm thứ hai
Là một quan điểm đã được phổ biến rộng sau chiến tranh tranh thế giới thứ

nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 xảy ra. Quan điểm này được xem
là quan điểm tĩnh về lạm phát, từ quan điểm này mà người ta đã so sánh về hai mặt sau:



Khối hàng hoá và dịch vụ có thể bán buôn trên trị trường
Khối tiền tệ mà người dân có thể sử dụng để mua hàng.

Nếu hai mặt này có giá trị ngang nhau tính theo mức giá thì không có xảy ra
lạm phát . Vì khi có sự chênh lệch giữa hai mặt này nghĩa là có áp lực lạm phát xuất
hiện, nếu sự chênh lệch càng cao thì ảnh hưởng của lạm phát càng sâu sắc .Tuy quan
điểm này giúp hiểu rõ về hiện tượng lạm phá t nhưng không đưa ra nguyên nhân cụ thể
gây ra lạm phát . Chính vì vậy mà sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đã xuất
hiện một quan điểm mới hơn chỉ ra các rõ hơn về lạm phát.
2.1.2.3.

Quan điểm thứ ba

Xem xét về việc tăng cung tiề n vào nền kinh tế thị trường cần phân biệt biệt
hai giai đoạn:

Giai đoạn một: khi đó nền kinh tế chưa đạt mức toàn dụng . Ở giai đoạn này sự
cung tiền không dẫn đến lạm phát , nhưng tới một thời điểm nào đó xuất hiện sự đ ứng
im trong nền kinh tế. Khi đó chúng ta bước vào giai đoạn hai, giai đoạn cơ bản của nền
kinh tế đã toàn dụng.

Giai đoạn hai : ở giai đoạn này nếu chúng ta tiếp tục cung tiền vào nền kinh tế
thị trường . Thì lúc đấy nạn lạm phát sẽ ra và dấu hiệu là sự gia tăng giá cả các mặt
hàng, giá trị tiền tệ ngày càng mất đi.


SVTH: Trần Hoàng Đức

5


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

2.1.3. Một số công thức tính lạm phát
Nếu Pt là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại và Pt-1 là mức giá của kỳ
trước, thì tỷ lệ lạm phát của kỳ hiện tại sẽ là:


Tỷ lệ lạm phát = 100% ×

𝑃𝑃𝑡𝑡 −𝑃𝑃𝑡𝑡−1
𝑃𝑃𝑡𝑡−1

Ngoài ra còn có một số công thức khác như:



Tỷ lệ lạm phát = (log Pt - log Pt-1) x 100%
Hay nếu lấy thời điểm nào đó trước t làm gốc gọi là t 0. Vậy thì tỷ lệ lạm phát
của kỳ hiện tại được xác như sau:


GPt = 100% × (
Nếu:


𝑃𝑃𝑡𝑡

𝑃𝑃𝑡𝑡𝑡𝑡

− 1)

GPt = 0 thì không có lạm phát
GPt> 1 thì có lạm phát
GPt< 1 thì đang giảm phát

Hoặc ta có thể tính theo chỉ số giảm phát GDP, còn gọi là chỉ số điều chỉnh
GDP thường được ký hiệu là DGDP (GDP Deflator) là chỉ số tính theo phần trăm phản
ánh mức giá chung của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số
điều chỉnh GDP cho biết một đơn vị GDP điển hình của kỳ nghiên cứu có mức giá
bằng bao nhiêu phần trăm so với mức giá của năm cơ sở như sau:
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑛𝑛
𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷𝐷 = 100% ×
𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝐺𝑟𝑟
Về phương pháp tính ra tỷ lệ lạm phát, hai phương pháp thường được sử dụng là:


Căn cứ thời gian để đo ựs thay đổi giá cả của giỏ hàng hóa theo thời gian

Căn cứ thời gian và cơ cấu giỏ hàng hóa. Phương pháp này ít phổ biến hơn vì
còn phải tính toán sự thay đổi cơ cấu, nội dung giỏ hàng hóa.
2.1.4. Các chỉ số để đánh giá lạm phát
Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất về ch ỉ số lạm phát, vì giá trị
của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số,
cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo

phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
2.1.4.1.

Chỉ số giá sinh hoạt (CLI)

Là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập,
trong đó các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế

SVTH: Trần Hoàng Đức

6


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI có thể cao hơn hay thấp hơn so
với CLI dự tính. Điều này được xem như là sự thiên lệch trong phạm vi CPI. CLI có
thể được điều chỉnh bởi sự ngang giá sức mua để phản ánh những khác biệt trong giá
cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực.
2.1.4.2.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)

Dùng để đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi người tiêu dùng thông
thường một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi
theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường hay
được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do
những người lao động mong muốn có khoản chi trả tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ

lệ tăng của CPI. Đôi khi các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh
hoạt như là là kho ản chi trả định danh sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông
thường với một tỷ lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế.
2.1.4.3.

Chỉ số giá sản xuất (PPI)

Dùng để đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung
qua đại lý hoặc thuế doanh thu. Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể
sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng với những gì
người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng
trong PPI và bất kỳ sự tăng phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều
này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm phát được xem như là
CPI ngày mai dựa trên lạm phát PPI ngày hôm nay, mặc dù thành phần của các chỉ số là
khác nhau. Một trong những sự khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
2.1.4.4.

Chỉ số giá bán buôn (Wholesale Price Index)

Nhằm đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn một cách có lựa
chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
2.1.4.5.

Chỉ số giá hàng hóa

Dùng để đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn.
Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng hóa duy nhất được sử dụng là vàng.
2.1.4.6.

Chỉ số giảm phát GDP


Dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội. Nó là tỷ lệ của tổng giá
trị GDP giá thực tế (GDP danh nghĩa) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể
xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực. Nó là phép đo mức giá

SVTH: Trần Hoàng Đức

7


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các thành phần
của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân.
2.1.4.7. Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI)
Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo
Humphrey-Hawkins")ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market
Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước đo cơ bản về lạm phát của
mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".
2.1.5. Các mức độ lạm phát
2.1.5.1.

Thiểu phát

Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn
trong quản lý kinh tế vĩ mô. Một số tài liệu kinh tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3
đến 4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát.
2.1.5.2.


Lạm phát cao (lạm phát phi mã)

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi hai hoặc ba chữ số
một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát. Nhìn
chung thì lạm phát phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra những biến dạng kinh
tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá nhanh, cho nên mọi người chỉ
giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích
trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để
làm phương tiện thanh toán cho các giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải.
2.1.5.3.

Siêu lạm phát

Siêu lạm phát là tình tr ạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế
nghiêm trọng. Một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Không có
định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận. Có một số điều kiện cơ bản gây
ra siêu lạm phát. Thứ nhất, các hiện tượng này chỉ xuất hiện trong các hệ thống sử dụng
tiền pháp định. Thứ hai, nhiều cuộc siêu lạm phát có xu hướng xuất hiện trong thời gian
sau chiến tranh, nội chiến hoặc cách mạng, do sự căng thẳng về ngân sách chính phủ.
2.1.6. Các phản ứng tích cực
Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, James Tobin nhận định rằng lạm phát vừa
phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ “dầu bôi trơn” để miêu tả tác động tích cực
của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu

SVTH: Trần Hoàng Đức

8



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng
sản xuất. Việc làm được tạo thêm làm cho tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.
Ngoài ra lạm phát tích cực sẽ vừa là nhân tố bôi trơn giúp bộ máy kinh tế hoạt
động ở mức tối ưu nhất có thể; vừa có tác dụng tăng cường lòng tin, củng cố sự hưởng
ứng tự giác của người tiêu dùng đối với sự phát triển của hệ thống thị trường nội địa,
trong đó có thị trường vốn nói riêng.
2.1.7. Các phản ứng tiêu cực
2.1.7.1.

Đối với lạm phát dự kiến được

Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham
gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn
thất cho xã hội:
Chi phí mòn giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và
lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho
người ta giữ ít tiền hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến
ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ
những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải
hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.

Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp
sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm.

Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do
lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn

doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá
cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng
giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã
dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.

Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn
của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ:
trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh
nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa
thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.

Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo
trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy
các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.


SVTH: Trần Hoàng Đức

9


Khoá luận tốt nghiệp
2.1.7.2.

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Đối với lạm phát không dự kiến được

Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải
giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập

trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn
người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi
còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu
lạm phát nên tác động của nó rất lớn.
Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu
cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là
không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa
phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối
lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ
của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.
2.1.7.3.

Chỉ số nghèo khổ

Là chỉ số thể hiện mức nghèo của một hộ gia đình, khu vực hay một quốc gia.
Chỉ số này được tính dựa vào một chuẩn nghèo khổ nào đó, tùy theo điều kiện của từng
khu vực hay quốc gia mà có những chuẩn nghèo khổ khác nhau.
2.1.8. Các yếu tố dẫn đến lạm phát
Có 4 nguyên nhân chính sau :


Cung ứng tiền tệ và lạm phát



Chi tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát



Thâm hụt ngân sách và lạm phát




Lạm phát theo tỷ giá hối đoái

Tuy vậy nhưng chúng ta cần phân tích rõ hơn một trongnhững cơ sở nguồn
gốc gây nên lạm phát theo các nhân tốdưới đây:

2.1.8.1. Lạm phát do cầu kéo
Nhà kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn
dụng lao động(mức sản lượng tiềm năng ) thì sẽ sinh ra lạm phát. Trong khi đó, chủ
nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, con người có nhu cầu về
tiền mặt cao hơn dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó xảy ra lạm phát.

SVTH: Trần Hoàng Đức

10


Khoá luận tốt nghiệp
2.1.8.2.

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Lạm phát do cầu thay đổi

Được xem như là lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về
một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả
có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà
lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại

tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên gây ra lạm phát.
2.1.8.3.

Lạm phát do chi phí đẩy

Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp
tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản
phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
Đầu tư kém hiệu quả, khoản đầu tư này rất lớn xuất phát từ hai nguồn quan
trọng là ngân sách Nhà nước và tín d ụng. Nếu bị thất thoát lãng phí hoặc công trình
không phát huy tác dụng, dẫn đến một lượng tiền tạm thời bị thừa và đây là nguyên
nhân quang trọng dẫn đến lạm phát.
Thu chi qua hệ thống ngân hàng cho phép ch ủ tài khoản được ghi có tài khoản
trước và ghi nợ sau khi xử lý chứng từ thanh toán.
Chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu nhận vốn. Thực chất đây là một khoản
chi không góp phần tăng cung tiền ra thị trường, nhưng không có hàng hóa tương ứng.
Sự lãng phí quá mức trong tiêu dùng xã hội. Không biết tiết kiệm trong tiêu
dùng dẫn đến tiêu dùng vượt quá khả năng kinh tế và kéo cầu vượt quá cung nhiều
hàng hóa dịch vụ.
2.1.8.4.

Lạm phát do cơ cấu

Ngành kinh doanh có hiệu quảsẽ làm tăng tiền công danh nghĩa cho người lao
động. Nhưng nếu ngành kinh doanh không đạt hiệu quả, mà bên cạnh đó cũng không
thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Vì thế để đảm bảo
mức lợi nhuậnthì ngành kinh doanh kém hiệu quả ấy sẽ phải tăng giá thành sản phẩm.
Từ đó nảy sinh ra lạm phát.
2.1.8.5.


Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được
huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến
tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng.

SVTH: Trần Hoàng Đức

11


Khoá luận tốt nghiệp
2.1.8.6.

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Lạm phát do nhập khẩu

Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập
khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức
giá chung bị giá nhập khẩu lấn áp.
2.1.8.7.

Lạm phát tiền tệ

Do cung tiền tăng khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên
nhân gây ra lạm phát. Lạm phát loại này nguyên nhân là do lượng tiền trong nền kinh tế
quá nhiều vượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị
của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền
kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách nới lỏng tiền tệ. Làm cho áp

lực cung bị hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường và do đó sức ép lạm phát tăng lên.
2.1.8.8.

Lạm phát đẻ ra lạm phát

Khi nhận thấy có lạm phát cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá
tăng lên người dân tự suy nghĩ rằng đồng tiền không ổn định. Lúc đó giá cả sẽ tăng cao
tạo nên tâm lý dự trữ và đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại,làm tổng cầu trở nên cao hơn so
với tổng cung dẫn đến hàng hóa trở nên khan hiếm và kích thích giá cả tăng lên từ đó
gây ra lạm phát.
2.2.
Tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Khái niệm
Hiện nay, trên thế giới tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia
tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng
được so sánh theo các thời điểm gốc sẽ phản ánh tốc độ tăng trưởng. Đó là sự gia tăng
quy mô sản lượng kinh tế nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. Quy mô và tốc độ
tăng trưởng luôn đi song song trong nội dung khái niệm về tăng trưởng kinh tế.
2.2.2. Đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ
tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một giai đoạn.
Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ cần
so sánh.
K = Yt – Yo

SVTH: Trần Hoàng Đức

12



Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Y : GNP, GDP
Yt : GDP, GNP tại thời điểm t của kỳ thời gian phân tích
Yo: GDP, GNP tại thời điểm gốc của kỳ thời gian phân tích.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô
kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị phần trăm (%).
Biểu diễn bằngcông thức:
y = dY/Y × 100(%), trong đó Y là quy mô của nền kinh tế và y là tốc độ tăng trưởng.
Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc
độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng
GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông
thường tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.
2.2.3. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế trước Keynes
Để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế các nhà kinh tế học dùng các
mô hình kinh tế như:
 Mô hình David Ricardo (1772-1823) với luận điểm cơ bản là đất đai
sản xuất nông nghiệp là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Nhưng đất sản xuất lại có
giới hạn do đó người sản xuất phải mở rộng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi
nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm dẫn đến chí phí sản xuất lương thực, thực
phẩm cao, giá bán hàng hóa nong phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận
của nhà tư bản công nghiệp giảm. Mà lợi nhuận là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư
dẫn đến tăng trưởng. Như vậy, do giới hạn đất nông nghiệp dẫn đến xu hướng giảm lợi
nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng
trưởng kinh tế. Nhưng thực tế mức tăng trưởng ngày càng tăng cho thấy mô hình này
không giải thích được nguồn gốc của tăng trưởng.

 Mô hình hai khu vực tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai
khu vực nông nghiệp và công nhiệp trong đó chú trọng yếu tố chính là lao động, yếu tố
tăng năng suất do đầu tư và khoa học kỹ thuật tác động lên hai khu vực kinh tế. Tiêu
biểu cho mô hình hai khu vực là mô hình Lewis, Tân cổ điển và Harry T.Oshima.
 Mô hình Harrod-Domar nguồn gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn
được đưa vào sản xuất tăng lên.

SVTH: Trần Hoàng Đức

13


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

 Mô hình Robert Solow (1956) với luận điểm cơ bản là việc tăng vốn sản
xuất chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn mà không ảnh hưởng trong
dài hạn, tăng trưởng sẽ đạttrạng thái dừng. Một nền kinh tế có mức tiết kiệm cao hơn sẽ
có mức sản lượng cao hơn thì không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong dài hạn,
nghĩa tốc độ tăng trưởng kinh tế bằng không.
 Mô hình Kaldor thì tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phát triển kỹ thuật
hoặc trình độ công nghệ.
 Mô hình Sung Sang Parkcho rằng nguồn gốc tăng trưởng là tăng cường
vốn đầu tư quốc gia cho đầu tư con người.
 Mô hình Tân cổ điển với nguồn gốc của tăng trưởng tùy thuộc vào cách
thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L).
Trước Keynes, các học thuyết kinh tế học cổ điển và tân cổ điển vẫn chưa
phân biệt rõ ràng về tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa các trường phái
trên đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng trưởng kinh tế, ngoại

trừ nhà kinh tế học Schumpeter.
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô tiêu biểu của K eynes
là mô hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản là: giá cả cứng
nhắc và nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn gốc tăng
trưởng kinh tế là do lượng vốn đưa vào nền s ản xuất tăng lên. Từ đó, họ suy luận ra
được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang
trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ càng ngày càng không cân bằng.
Trong khi đó lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của mình
dựa trên hai giả thiết căn bản là: giá cả linh hoạt và nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng
lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế của họ cho thấy rằng : khi nền kinh tế đang ở
trạng thái tăng trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng
thì đó chỉ là nhất thời và nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng.
2.2.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes
Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Keynes được biết đến trong cuốn sách Lý
thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ do nhà xuất bản Đại học Glassgow ấn
hành năm 1936. Tác phẩm này là nền tảng cho sự phát triển của cả một ngành kinh tế
học và là công trình được nhắc đến và gây tranh cãi nhiều nhất đối với kinh tế học thế
kỷ XX. Công trình này có tính chất phê phán những quan điểm kinh tế trước đó, đặc
biệt là quan điểm cho rằng “bản thân cung sẽ tạo ra cầu của chính nó”. Trong cuốn sách
này, Keynes đã đưa ra những nhân tố xác định mức sản lượng và việc làm trong một
quốc gia. Tuy rằng cuốn sách này của Keynes đề cập không nhiều về chính sách kinh tế,

SVTH: Trần Hoàng Đức

14


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang


nhưng nó đã góp phần cung cấp một nền tảng lý thuyết cho các tác động mang tính
chính sách của chính phủ trong việc ngăn chặn cuộc “Đại suy thoái”. Nhằm để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các quốc gia trong những năm 30 của thế kỷ XIX.
Keynes cho rằng nền kinh tế không phải lúc nào cũng đạt đến mức sản lượng
tiềm năng nhờ cơ chế tự điều chỉnh như quan điểm của trường phái cổ điển và tân cổ
điển. Mà nền kinh tế chỉ có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng
nào đó dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người.
Khi mô tả nền kinh tế cũng giống như mô hình cổ điển, ông cho rằng có hai
đường tổng cung: một là phản ánh mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế;hai là
phản ánh khả năng thực tế. Và cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết phải ở mức
sản lượng tiềm năng; mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ
hơn mức sản lượng tiềm năng, nơi mà dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi
người. Vì thế nền kinh tế có thể đạt cân bằng dưới mức sản lượng tiềm năng (Yo

Vai trò của tổng cầu trong việc tăng sản lượng của nền kinh tế

Theo Keynes khi mức thu nhập thấp hơn mức tiêu dùng cần thiết có thể xuất
hiện tình trạng chi tiêu vượt quá thu nhập. Nhưng khi mức thu nhập tuyệt đối được
nâng lên thì sẽ có khuynh hướng nới rộng sự chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng.
Đặc biệt khi người ta đạt đến mức thoả mãn mức sống riêng cá nhân nào đó; thì họ sẽ
trích từ phần thu nhập tăng thêm cho tiêu dùng ít hơn, còn cho tiết kiệm nhiều hơn.
Đây là quy luật tâm lý cơ bản của bất cứ cộng đồng tiên tiến nào. Theo J.M.Keynes
khi việc làm tăng lên thì tổng thu nhập thực tế tăng lên, do vậy cũng làm tăng tiêu
dùng. Nhưng bên cạnh đó do quy luật tâm lý nêu trên nên sự gia tăng tiêu dùng nói
chung chậm hơn sự gia tăng thu nhập, và khoảng cách đó ngày càng gia tăng theo tốc
độ gia tăng thu nhập. Nói cách khác tiết kiệm có khuynh hướng gia tăng nhanh hơn.
Bên cạnh đó Keynes cũng cho rằng sự giảm sút tương đối của cầu trong tiêu dùng là
xu hướng của mọi xã hội tiên tiến. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng nền

kinh tế trì trệ, suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Mặt khác khi nghiên cứu tiêu dùng cho đầu tư của các doanh nghiệp, ông
cho rằng đầu tư đóng một vai trò quyết định đến quy mô việc làm và theo đó là tăng
trưởng kinh tế. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăngnhu cầu bổ sung
công nhân và tư liệu sản xuất. Chính những điều đó đã làm tăng cầu tiêu dùng, tăng
giá hàng hoá, tăng việc làm cho công nhân. Và tất cả điều đó làm cho thu nhập tăng
lên, tiếp nối theo việc tăng thu nhập đó lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Đây là
quá trình số nhân đầu tư: tăng đầu tư làm tăng thu nhập; tăng thu nhập làm tăng đầu tư
mới; tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới và làm nền kinh tế tăng trưởng.

SVTH: Trần Hoàng Đức

15


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Theo Keynes cùng với việc tăng lên của vốn đầu tư, thì hiệu quả giới hạn của
tư bản tương quan giữa thu hoạch tương lai của đầu tư và phí tổn đầu tư sẽ giảm sút.
Có hai nguyên nhân làm cho hiệu quả giới hạn của tư bản giảm sút. Thứ nhất, đầu tư
tăng sẽ làm tăng thêm khối lượng hàng hoá cung ra thị trường. Điều đó làm giảm giá
hàng hoá và kéo theo làm giảm thu nhập tương lai. Thứ hai, tăng cung hàng hoá sẽ
làm giá cung của tài sản tư bản tăng lên hay tăng phí tổn thay thế. Từ đó, làm cho thu
nhập tương lai giảm xuống.
Hơn nữa giữa đầu tư và lãi suất lại có quan hệ với nhau. Sự khuyến khích
đầu tư tuỳ thuộc một phần vào lãi suất. Người ta vẫn sẽ tiếp tục đầu tưcho đến khi
chừng nào hiệu quả giới hạn của tư bản lớn hơn lãi suất thị trường.
Như vậy đầu tư mới tăng lên dẫn đến việc làm gia tăng sẽ làm gia tăng thu

nhập và từ đó sẽ làm tăng tiêu dùng. Mặc khác do khuynh hướng tiêu dùng bị giới hạn
nên tiêu dùng tăng chậm hơn so với tăng thu nhập, còn tiết kiệm lại tăng nhanh hơn.
Điều này làm cho tiêu dùng giảm tương đối. Việc giảm tiêu dùng tương đối sẽ làm
giảm lượng cầu của mỗi cá nhân; từ lượng cầu giảm đó lại ảnh hưởng đến quy mô sản
xuất và đến tăng trưởng kinh tế. Để điều chỉnh sự thiếu hụt của cầu tiêu dùng cần phải
tăng chi phí đầu tư và tăng tiêu dùng sản xuất. Song khối lượng đầu tư lại phụ thuộc
vào ý muốn đầu tư cho tới khi nào hiệu quả giới hạn của tư bản giảm xuống bằng mức
lãi suất. Nhưng trong nền kinh tế hiệu suất tư bản có xu hướng giảm sút, còn lãi suất
cho vay có xu hướng ổn định; điều đó tác động đến đầu tư mới và khủng hoảng xuất
hiện dẫn đến nền kinh tế trở nên suy thoái.


Chính phủ đối với tăng trưởng kinh tế

Theo Keynes, để đảm bảo sự cân bằng kinh tế khắc phục thất nghiệp, khủng
hoảng và duy trì tăng trưởng kinh tế thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều
tiết; mà cần phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để tăng cầu có hiệu quả,
kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để bảo đảm việc làm và tăng thu nhập.
Theo ông chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng thông
qua các hoạt động: đầu tư nhà nước; hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ;
các hình thức khuyến khích tiêu dùng.
Về đầu tư nhà nước Keynes cho rằng ngân sách nhà nước là một công cụ hữu
hiệu trong việc kích thích đầu tư tư nhân cũng như tiêu dùng của nhà nước. Ông chủ
trương thông qua các đơn đặt hàng của nhà nước, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp
về tài chính, tín dụng sẽ tạo ra sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc quyền.
Về hệ thống tài chính tín dụng và lưu thông tiền tệ theo Keynes hệ thống tài
chính, tín dụng có vai trò quan trọng trong việc kích thích lòng tin, tính lạc quan và

SVTH: Trần Hoàng Đức


16


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

tích cực đầu tư của các nhà kinh doanh. Theo ông Nhà nước có thể đưa thêm tiền vào
lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng quy mô đầu
tư. Đồng thời để tăng hiệu quả tư bảnnên chủ trương thực hiện chính sá ch “lạm phát
có kiểm soát”,nhằm làm tăng giá cả hàng hoá nhờ đó các nhà kinh doanh thu được lợi
nhuận nhiều hơn (trong điều kiện chi phí sản xuất chưa thay đổi). Có thể nói đây là
một trong các động lực trực tiếp của các nhà sản xuất kinh doanh, góp phần vào tăng
trưởng kinh tế.
Về các hình thức tạo việc làm ông cho rằng để nâng cao tổng cầu và việc làm
cần mở rộng nhiều hình thức đầu tư. Bởi lẽ đầu tư vào lĩnh vực nào cũng tốt, khi có
đầu tư thì sẽ có nhiều việc làm và mang lại thu nhập. Như vậy, thông qua đầu tư có thể
tránh được khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp.
Về khuyến khích tiêu dùng để mở rộng tiêu dùng Keynes khuyến khích tiêu
dùng cá nhân đối với các nhà tư bản, tầng lớp giàu có cũng như đối với người nghèo.
Trên cơ sở lý thuyết của J .M.Keynes các nhà kinh tế học tiếp tục xây dựng
thành trường phái Keynes hay còn gọi là những người Keynes mới . Trường phái này
bao gồm ba trào lưu . Thứ nhất , những người theo trường phái Keynes ủng hộ các
nhóm độc quyền xâm lượ c, chạy đua vũ trang , quân phiệt hoá nền kinh tế . Thứ hai ,
những người theo trường phái Keynes tự do bảo vệ lợi ích độc quyền và không ủng hộ
chạy đua vũ trang . Thứ ba, những người theo trường phái Keynes lại biểu hiện lợi í ch
của giai cấp tư sản vừa và nhỏ, chống lại độc quyền.
Trường phái sau Keynes nghiên cứu rất nhiều các phạm trù khác nhau như:
đi sâu nghiên cứu về tiêu dùng, phân tích cácgiai đoạn lợi ích, nguyên nhân chu kỳ
kinh doanh, chính sách tài chính. Nhưng vị trí trung tâm trong lý thuyết của trường

phái “sau Keynes” là vấn đề tăng trưởng và phân phối, họ khẳng định nhịp độ tăng
trưởng sản xuất phụ thuộc vào việc phân phối thu nhập quốc dân, lượng thu nhập và
lượng tiết kiệm; còn tổng lượng tiết kiệm là tổng số tiết kiệm từ lương và lợi
nhuận.Những người “sau Keynes” lý giải rằng vì khuynh hướng tiết kiệm giữa những
người nhận tiền lương và những người nhận lợi nhuận có sự khác nhau, cho nên sự
thay đổi trong phân phối sẽ ảnh hưởng đến tổng lượng tiết kiệm. Mặc khác phân phối
thu nhập quốc dân lại là hàm số của sự tích luỹ tư bản. Mà tích luỹ tư bản xác định tỷ
suất lợi nhuận và phần lợi nhuận có được trong thu nhập quốc dân. Vì thế trường phái
sau Keynes chủ trương muốn tiếp tục hoàn thiện hơn về cơ chế điều chỉnh nền kinh tế
Tư bản chủ nghĩa . Các đại biểu của phái này cho rằng muốn nâng cao nhịp độ tăng
trưởng, thì cần phải phân phối lại thu nhập quốc dân theo hướng có lợi ích cho lợi
nhuận. Bởi lẽ nếu nâng cao tiền lương phù hợp với việc tăng năng suất lao động, sẽ
khắc phục được những khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hoá và là sự kích thích quan
trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

SVTH: Trần Hoàng Đức

17


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Ngoài ra những người sau Keynes ủng hộ chính sách thu nhập. Họ coi đó là
phương tiện đấu tranh chống lạm phát. Vì phương pháp truyền thống sử dụng chính
sáchtài chính, tiền tệ là không có hiệu quả. Họ muốn kết hợp chính sách thu nhập với
chính sách tăng trưởng kinh tế, và kể cả việc xác định chu kỳ và cơ cấu đầu tư. Đa số các
nhà kinh tế theo trường phái này ủng hộ sự cần thiết về việc tăng cường điều chỉnh kinh
tế của nhà nước, thực hiện tập trung hoá và xác định các mục tiêu chiến lược lâu dài.

2.2.5. Các nhân tố tăng trưởng kinh tế
Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đã phát hiện ra rằng động lực của phát
triển kinh tế phải được đi cùng trên bốn nhân tố của tăng trưởng kinh tế là: nguồn nhân
lực, nguồn tài nguyên, tư bản và công nghệ. Bốn nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia
và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng như:
 Nguồn nhân lực: chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến
thức và kỷ luật của đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế.
Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc
vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự. Các yếu tố
như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được
tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao
động tốt.
 Nguồn tài nguyên thiên nhiên: có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế
là một trong những yếu tố sản xuất cổ điển. Những tài nguyên quan trọng nhất là đất
đai, khoáng sản, đặc biệt là dầu mỏ, rừng và nguồn nước.
 Tư bản: là một trong những nhân tố sản xuất, tùy theo mức độ tư bản mà
người lao động được sử dụng những máy móc, thiết bị nhiều hay ít và tạo ra sản lượng
cao hay thấp. Để có được tư bản, phải thực hiện đầu tư nghĩa là hy sinh tiêu dùng cho
tương lai. Điều này đặc biệt quan trọng trong sự phát triển dài hạn, những quốc gia có
tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường có được sự tăng trưởng cao và bền vững.
 Công nghệ: trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng
không phải là sự sao chép giản đơn, là việc đơn thuần chỉ tăng thêm lao động và tư
bản, ngược lại, nó là quá trình không ngừng thay đổi công nghệ sản xuất. Công nghệ
sản xuất cho phép cùng một lượng lao động và tư bản có thể tạo ra sản lượng cao hơn,
nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn.
2.2.6. Hạn chế của các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế

SVTH: Trần Hoàng Đức


18


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Các chỉ tiêu đo lường mức tăng trưởng kinh tế được sử dụng làm thước đo
trình độ phát triển nền kinh tế một cách cụ thể, dễ hiểu và nó trở thành mục tiêu phấn
đấu của một chính phủ vì đó là tiêu chí đ ể người dân đánh giá hiệu quả điều hành đất
nước của một chính phủ.
Nhưng tăng trưởng kinh tế không phản ảnh được chính xác phúc lợi của các
nhóm dân cư khác nhau trong xã hội, chênh lệch giàu nghèo có thể tăng lên, chênh lệch
giữa nông thôn và thành thị có thể tăng cao và bất bình đẳng xã hội cũng có thể tăng.
Tăng trưởng có thể cao nhưng chất lượng cuộc sống có thể không tăng, môi trường có
thể bị hủy hoại, tài nguyên bị khai thác quá mức, cạn kiệt, nguồn lực có thể sử dụng
không hiệu quả, lãng phí.
2.3.

Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định. Lạm
phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh
tế. Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệkhế ước lẫn nhau. Lạm phát có
thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song
song với nhau. Tuy nhiên mức độ gắn kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế như thế
nào vẫn là vấn đề tranh cãi. Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát
có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định.
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính.Lạm phát chỉ tác
động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó. Ở mức dưới ngưỡng,

lạm không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương
như lý thuyết mà Kyenes đã đề cập.
Nhà kinh tế học Fisher (1993) là người đầu tiên nhiên cứu vấn đề này với kết
luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại hoặc thậm
chí mang tính đồng biến; và khi lạm phát ở mức cao thì mối quan hệ này trở nên nghịch
biến. Một số các nhà nghiên cứu khác sau này như Sarel (1996), Gosh và Phillips(1998),
Shan và Senhadji(2001) và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gằng tìm ra đặc điểm
đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác
nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ
có tắc động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng. Theo Sarel thì ngưỡng lạm
phát là 8%,Shan và Senhadji ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11 – 12%,
các nước công nghiệp khoảng 1 – 3%. Còn theo nghiên cứu của tác giả Khan(2005) đã
tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu.Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát
tối ưu đối với các nước vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3,2%. Gần đây là
nghiên cứu của nhà kinh tế học Paul Kruman, ông đưa ra những quan niệm mới dựa trên

SVTH: Trần Hoàng Đức

19


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

cơ sở lý luận của Milton Friedman . Ông đề nghị rằng lạm phát nên ở mức 3 đến 4%
nhằm kích thích sự phát triển của nền kinh tế thị trường – thương mại.
Các học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản
lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Nhưng thực tế vào khoảng 2005 – 2006 lạm
phát thế giới gia tăng còn có nhiều nguyên nhân khác , ngoài những nguyên nhân như

giá dầu mà còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng.
Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây phải chăng cũng
chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vuợt mức tiềm năng chăng? Theo đánh giá
của IMF(2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam, bắt đầu từ năm
2005 có dấu hiệu của sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng.
Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử
dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế cho rằng đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền
vững. Hay còn có cách gọi khác đó là giải pháp trong giai đoạn tăng trưởng bong bóng.
Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó
là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp. Căn cứ biện luận cho giải pháp này là:
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tình dự báo được nâng cao. Điều đó
giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả. Đối với người
tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế
do giá tăng. Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thưc chất. Hiện nay
các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng. Tuy nhiên
cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế; còn
điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn
lực, vốn và công nghệ kỹ thuật.
Trong thực tế không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không
tránh khỏi lạm phát. Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các
cuộc khủnh hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau. Tỷ lệ
lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hoá chung tăng lên mà tiền lương danh nghĩa của
các công nhân không tăng do đó tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi. Để tồn tại các
công nhân sẽtổ chức đấu tranh, bãi công đòi tăng lương và cho sản xuất trì trệ, đình
đốn khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.Khi nền
kinh tế găp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân sách và đó là điều kiện, nguyên
nhân gây ra lạm phát.

SVTH: Trần Hoàng Đức


20


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Khi lạm phát tăng cao gây ra hiện tượng siêu lạm phát làm cho đồng nội tệ
mất giá rất nhanh, theo duy lý khi đó người dân sẽ chủ trương bán nội tệ để mua ngoại
tệ nhiều hơn . Tệ nạn tham nhũng cũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình
trạng đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế và thuế không thu được gây ra tình trạng
thất thoát nguồn thu của nhà nước.
2.4.
Các nghiên cứu thực nghiệm
2.4.1. Các nghiên cứu thế giới
Lạm phát đã được nghiên cứu rất sâu trong các nghiên cứu lý thuyết cũng
như thực nghiệm cho từng nước cụ thể. Chúng ta không thể bắt đầu thảo luận về các
nhân tố quyết định lạm phát mà không nói đến các ý tưởng và các mô hình kinh điển
được xây dựng bởi các nhà kinh tế nổi tiếng. Lý thuyết về lạm phát hiện nay chủ yếu
dựa trên mô hình đường Phillips do Phillips (1958) và Lipsey (1950) phát triển dựa
trên giả định rẳng giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát có một mối quan hệ ổn định
và tỷ lệ nghịch. Từ những năm 1950 đến nay, mô hình đường Phillips đã được bổ sung
sửa đổi liên tục bởi hàng loạt các nhà kinh tế nổi tiếng như Friedman (1960), Phelps
(1967), Sargent (1971), Lucas (1972), Fischer (1977), Taylor (1979) Calvos (1983),
Gali và Gertler (1999), Woodford (2003) và Christiano, Eichenbaum và Evans (2005).
Trái ngược với quan điểm của trường phái Keynes rằng nền kinh tế thực rất
không ổn định và việc quản lý cung tiền hầu như không có tác động đến nền kinh tế
thực, trường phái tiền tệ (sáng lập bởi Milton Freidman) cho rằng nền kinh tế thực là khá
ổn định nhưng có thể bị bất ổn do những biến động trong cung tiền và vì vậy chính sách

tiền tệ có ý nghĩa quan trọng. Sự gia tăng không tính toán trước của cung tiền có thể do
việc in tiền quá mức nhằm tài trợ ngân sách hoặc cho khu vực tư nhân vay quá mức. Vì
vậy, mô hình về các tác nhân của lạm phát do một nhà kinh tế học tiền tệ xây dựng
thường phụ thuộc vào tốc độ tăng cung tiền, tốc độ tăng thu nhập và chi phí cơ hội của
việc giữ tiền. Lãi suất và lạm phát trong quá khứ là những biến đã được sử dụng để đo
lường chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
Tuy nhiên, cách tiếp cận của các nhà kinh tế học tiền tệ đến lạm phát xuất phát
từ các nước phát triển nơi hệ thống tài chính đã hoàn thiện và tồn tại rất ít các bế tắc về
cơ cấu như ở các nước đang phát triển. Cách tiếp cận cơ cấu đến các nhân tố quyết định
lạm phát coi các yếu tố cứng nhắc là nguyên nhân gây áp lực lạm phát. Những áp lực
lạm phát như vậy ở các nước đang phát triển có thể do các chính sách không phù hợp của
Chính phủ, chênh lệch về năng suất lao động ở các khu vực của nền kinh tế, việc tăng
lương, cung lương thực thực phẩm ít co giãn, các hạn chế về ngoại hối cũng như những
hạn chế về ngân sách. Những yếu tố cứng nhắc này dẫn đến việc giá cả và lạm phát tăng
lên (Akinboade et.al. 2004). Các nhà kinh tế học cơ cấu cũng đề cao các cú sốc thực đối

SVTH: Trần Hoàng Đức

21


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

với nền kinh tế, như sự gia tăng của giá hàng hóa nhập khẩu hay sự tăng lên đột ngột của
thâm hụt ngân sách là những nguyên nhân gây lạm phát. Họ gọi chúng là các nhân tố chi
phí đẩy tác động đến lạm phát vì về cơ bản những nhân tố này làm tăng chi phí sản xuất,
và gây áp lực tăng giá trong một bộ phận nhất định của nền kinh tế. Thông thường thì
những nhân tố như vậy sẽ làm tăng cung tiền và do đó lạm phát xuất phát từ một khu vực

của nền kinh tế sẽ lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế (Greene, 1989).
Bên cạnh hai cách tiếp cận của các nhà kinh tế học tiền tệ và kinh tế học cơ
cấu.Các nghiên cứu trong quá khứ về lạm phát còn đưa ra một cách tiếp cận thứ ba và có lẽ
đơn giản nhất trong việc nghiên cứu các nhân tố quyết định lạm phát, đó là cách tiếp cận
ngang bằng sức mua. Cách tiếp cận này xuất phát từ “Quy luật một giá” với nội dung là khi
không tính đến chi phí vận chuyển và các chi phí giao dịch khác, mối quan hệ giữa giá thế
giới và giá trong nước sẽ là𝑷𝑷 = 𝑬𝑬𝑷𝑷𝑾𝑾 trong đó E là tỷ giá giữa đồng ngoại tệ và đồng nội. tệ
Cách tiếp cận này gợi ý rằng lạm phát chịu ảnh hưởng hoặc gián tiếp từ giá
nhập khẩu cao hơn hoặc trực tiếp từ sự gia tăng của cầu trong nước. Phương trình này
ngụ ý rằng tỷ giá đóng vai trò nhất định trong việc quyết định mức giá, và mức chuyển
tỷ giá vào lạm phát cần phải được xem xét. Sự phá giá đồng nội tệ có thể trực tiếp tác
động lên giá trong nước của hàng hóa thương mại, nhưng cũng có thể gián tiếp tác
động vào mức giá chung nếu các quyết định về giá chịu ảnh hưởng của chi phí nhập
khẩu. Điều này đặc biệt đúng đối với những nước dựa vào việc nhập khẩu hàng hóa
trung gian phục vụ sản xuất hoặc có hiện tượng bị đô la hóa cao như Việt Nam.
Một nghiên cứu điển hình gần đây về các nhân tố quyết định lạm phát trong
một nền kinh tế nhỏ và mở thường sử dụng cả ba cách tiếp cận. Ví dụ như Chhibber
(1991), đã xây dựng mô hình lạm phát là trung bình gia quyền của lạm phát của hàng
hóa thương mại; lạm phát của hàng hóa phi thương mại và lạm phát của các hàng hóa
bị kiểm soát và áp dụng nó cho một loạt các nước Châu Phi. Lạm phát hàng hóa
thương mại được mô phỏng theo cách tiếp cận ngang giá sứa mua . Lạm phát hàng hóa
phi thương mại được mô phỏng dựa trên các nhân tố chi phí đẩy và cầu kéo của lạm
phát. Ngoài ra còn phải kể đến hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm khác như Lim và
Papi (1997) về lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ, Laryea và Sumaila (2001) về lạm phát ở
Tanzania, Akinboade và các đồng tác giả (2004) về mối quan hệ giữa lạm phát ở Nam
Phi với thị trường tiền tệ và thị trường lao động và thị trường ngoại hối, Lehayda
(2005) về lạm phát ở Ukraine hay Jongwanich và Park (2008) về các nhân tố quyết
định lạm phát ở 9 nước đang phát triển ở Châu Á (trong đó có Việt Nam). Các nghiên
cứu này chỉ ra rằng các nhân tố quyết định lạm phát ở các nước đang phát triển bao
gồm cung tiền, tỷ giá, các nhân tố chi phí đẩy và mang tính cơ cấu như việc định giá

theo độc quyền nhóm và áp lực đối với chi phí của việc tăng lương.
2.4.2. Các nghiên cứu lạm phát ở Việt Nam

SVTH: Trần Hoàng Đức

22


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Dựa theo những lý thuyết đã có về lạm phát, các nghiên cứu, các nghiên cứu
về lạm phát ở Việt Nam cũng kết hợp nhiều nhân tố từ cả phía chi phí đẩy và phía cầu
kéo của lạm phát nhằm giải thích những biến động của lạm phát. Tuy nhiên, do thiếu
số liệu hoặc do chủ ý của các tác giả, phần lớn các nghiên cứu đều bỏ qua các nhân tố
thuộc phía cung và tập chung chủ yếu vào các nhân tố thuộc phía cầu. Nhân tố cung
duy nhất được xem xét là các cú sốc từ quốc tế (giá của dầu và trong một vài trường
hợp giá của gạo). Những nghiên cứu gần đây về lạm phát ở Việt Nam xoay quanh các
nhân tố: CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu và giá gạo thế giới. Ví dụ
cho những nghiên cứu định lượng về lạm phát ở Việt Nam bao gồm Võ Trí Thành và
đồng tác giả (2001), IMF (2003), Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long (2005), IMF
(2006), Camen (2006), Goujon (2006), Nguyễn Thị Thùy Vinh và Fujita (2007),
Nguyễn Việt Hùng và Pfau (2008), Phạm Thế Anh (2008), Võ Văn Minh (2009) và
Phạm Thế Anh (2009).
Tổng quan các nghiên cứu đã có về các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt
Nam cho thấy:

Hầu hết các nghiên cứu chỉ lấy giá dầu quốc tế (và đôi khi giá gạo quốc tế) làm
đại diện cho các nhân tố cung, bỏ qua các nhân tố khác như chi phí sản xuất, giá đôn và

các yếu tố cứng nhắc khác.

Hầu hết các nghiên cứu (ngoại trừ Phạm Thế Anh (2009) với số liệu cập nhật
đến cuối năm 2008) đều lạc hậu về số liệu và do đó không tính đến những lần lạm phát
gia tăng gần đây cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007 vừa qua đã dẫn đến
một loạt những thay đổi trong môi trường và chính sách vĩ mô.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về vai trò của tiền tệ là trái ngược nhau có
thể là do các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, tần suất của số liệu khác nhau và phương
pháp ước lượng khác nhau.

Mặt khác, các nghiên cứu đều khá đồng nhất về vai trò quan trọng của lạm phát
trong quá khứ đối với lạm phát hiện tại và vai trò rất nhỏ của tỷ giá và giá cả quốc tế.

Chương 3: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
3.1.
Sơ lược tình hình kinh tế sau thời kỳ đổi mới 1986
3.1.1. Quá trình đổi mới
Sau thời kỳ đổi mới năm 1986 bộ máy nhà nước Việt Nam đã nhấn mạnh hơn
đến sự đổi mới toàn diện về mặt kinh tế. Nhưng thực tế v ẫn không khác lắm so với tư

SVTH: Trần Hoàng Đức

23


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang


duy đổi mới trước đó, và cụm từ “kinh tế thị trường” vẫn còn là điều xa lạ. Mặc dù đã
nhận thức ra được ảnh hưởng làm trì trệ kinh tế là do hệ thống giá cả không hợp lý (giá
cả thị trường cao gấp 5-10 lần giá nhà nước), hoặc của chế độ phân bổ chỉ tiêu định
lượng trong sản xuất và trong giao nộp sản phẩm, cũng như của chính sách không
khuyến khích kinh tế tư nhân. Nhưng các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc đó vẫn cho rằng
nhà nước có vai trò quyết định trong việc định giá và hoạch định kinh tế bằng chỉ tiêu.
Chính sách giá lương tiền trước (1986) và sau đại hội Đảng lần V I (1987) là nhằm vào
việc nâng giá, nâng lương trong khu vực quốc doanh và tăng khối lượng tiền tệ, từ đó
cố giữ giá và lương ở mức mới mà họ cho là hợp lý này. Chính sách tăng tín dụng, tăng
khối lượng tiền tệ để đáp ứng việc tăng giá, tăng lương đã tạo nên tình trạng lạm phát
phi mã chưa từng thấy ở Việt Nam kéo dài trong ba năm 1986-1988 (lạm phát từ 300500 % một năm), kinh tế đình đốn thêm, đồng lương của công nhân viên nhà nước mất
sức mua một cách thê thảm, một số người trong bộ máy nhà nước làm giàu nhanh
chóng, đặc biệt là qua việc tiếp tay với tư nhân đã được phép kinh doanh. Tình hình
trên gây thêm sức đẩy cho phong trào đòi đổi mới toàn diện.
Đến khoảng cuối năm 1988 thì một số nhà lãnh đạo Việt Nam đã thấy rằng
không thể không dùng thị trường để điều hành nền kinh tế. Nhận thức này đưa đến
quyết định chấp nhận giá cả tự do trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, ngoại tệ; và quyết
định xác lập tính tự chủ trong kinh doanh, xoá bỏ hoạch định kinh tế theo kiểu chỉ tiêu
định lượng và giao nộp sản phẩm. Sự thay đổi này đưa đến những chính sách cụ thể
như: ấn định lãi suất tiền gửi cao hơn tốc độ lạm phát, nhằm thu hút tiền gửi tiết kiệm
của dân; xoá bỏ cung ứng vốn theo kế hoạch cho các xí nghiệp và buộc xí nghiệp phải
vay vốn hoạt động; việc khoán trọn mảnh đất cho hộ nông dân và để họ tự do mua vật
tư sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường. Trên cơ sở đó nhà nước muốn lạm tiêu thì
phải vay mượn của dân thay vì phát hành tiền. Chỉ một thời gian ngắn giá cả được ổn
định hơn,qua đó thấy được bước nhảy quan trọng này.
Tổng quan từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện đường lối đổi mới
với ba trụ cột: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ
chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh
đóng vai trò ngày càng quan trọng, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một
cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Sau hơn hai mươi năm

kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, công cuộc đổi mới của Việt Nam đã đạt được những
thành tựu to lớn, nền kinh tế Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao
liên tục trong nhiều năm. Việc trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới và
cơ hội tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

SVTH: Trần Hoàng Đức

24


Khoá luận tốt nghiệp

GVHD: Thạc sĩ Lê Trung Cang

Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo hướng hiện đại.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra
khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật
doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng
định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt
các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam
như:luật đất đai, luật thuế, luật phá sản, luật môi trường, luật lao động và hàng trăm các
văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc
thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với việc xây dựng các bộ luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng
từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp,
nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế,
thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản

như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai…
Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo
môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực
cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001–2010 là một
quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành
chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tếđể tạo ra một thể chế năng động đáp ứng nhu
cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong hơn hai thập kỷ đổi mới
vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt
Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu
quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các
quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều
các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu
và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn
như du lịch, xuất khẩu lao động, kiều hối...
Trong hơn 20 năm đổi mới, GDP của Việt Nam đã tăng liên tục. Nếu như
trong giai đoạn đầu đổi mới (1986-1990), GDP chỉ tăng trưởng bình quân 3,9%/năm,
thì trong 5 năm tiếp theo (1991-1995) đã nâng lên đạt mức tăng bình quân 8,2%. Trong
giai đoạn 1996 – 2000 tốc độ tăng GDP của Việt Nam là 7,5% thấp hơn nửa đầu thập
niên 1990 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á. Từ năm 2001 đến
nay, tốc độ tăng GDP của Việt Nam luôn giữ ở mức cao và ổn định trong bối cảnh

SVTH: Trần Hoàng Đức

25


×