Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

NGHIÊN cứu sự tác ĐỘNG QUA lại GIỮA CON NGƯỜI và VÙNG RỪNG NGẬP mặn xã KIM hải, HUYỆN KIM sơn, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.22 KB, 82 trang )

MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học
cao ở vùng cửa sông ven biển nhiệt đới. Trong việc bảo vệ môi trường, rừng
ngập mặn được biết đến như là “lá phổi xanh” rất quan trọng đối với các
thành phố. Ngoài ra, rừng ngập mặn còn nhiều vai trò quan trọng, có tác dụng
phòng hộ trước gió và sóng biển, làm chậm dòng chảy và phát tán rộng nước
triều, hạn chế xâm nhập nước mặn và bảo vệ nước ngầm. RNM không những
là nơi cung cấp nhiều lâm sản có giá trị, mà còn là nơi sinh sống và ương
giống của nhiều loại thủy hải sản, chim nước, chim di cư và một số động vật
cạn như khỉ, cá sấu….
Đối với kinh tế - xã hội, rừng ngập mặn còn được khai thác dưới hình
thức du lịch sinh thái như rừng ngập mặn Cần Giờ, Xuân Thuỷ - Nam Định…
và còn cung cấp gỗ, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chất đốt…
Rừng ngập mặn có vai trò hết sức to lớn về sinh thái cũng như về mặt
kinh tế nhưng diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, môi trường rừng
ngày càng bị đe doạ. Năm 1943 cả nước có 408.500 ha rừng ngập mặn, đến
năm 2007 diện tích còn 209.741 ha. Như vậy, sau hơn 60 năm, rừng ngập
mặn nước ta đã bị suy giảm gần 1/3 diện tích. Bình quân mỗi năm mất khoảng
3.105,6ha rừng ngập mặn .
Sự thu hẹp về diện tích rừng ngập mặn là do nhiều nguyên nhân khác
nhau như: chuyển đổi đất rừng ngập mặn sang sản xuất nông nghiệp, sự huỷ
diệt của chất độc hoá học do chiến tranh, quá trình đô thị hoá, người dân tự ý
phá rừng làm đầm nuôi tôm, cua… trước tình trạng trên, đòi hòi phải có sự
gắn kết giữa hệ sinh thái RNM với phát triển bền vững nhằm duy trì phát huy
được hết những chức năng vốn có của rừng ngập mặn.

1




RNM ven biển huyện Kim Sơn được hình thành trên vùng châu thổ rộng
1300 ha của các cửa sông Đáy, sông Càn. Nơi đây và toàn bộ vùng đất phía
Nam vĩ tuyến 20 của Ninh Bình vinh dự được UNESCO công nhận là vùng
đệm và vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng với
hệ động thực vật đa dạng độc đáo điển hình của RNM. Giá trị nổi bật của khu
vực được thể hiện ở tính đa dạng sinh học cao, có các hoạt động kiến tạo địa
chất diễn ra mạnh mẽ tạo thành một môi trường sống của các loài động thực
vật đang bị đe dọa.
RNM ven biển huyện Kim Sơn chịu nhiều tác động về mặt tự nhiên cũng
như xã hội, trong đó có khu vực thuộc xã Kim Hải huyện Kim Sơn tỉnh Ninh
Bình. Cho đến nay các nghiên cứu trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên thường mang tính đơn lẻ, hoặc đứng trên quan điểm xã hội hoặc
đứng trên quan điểm sinh thái học. Vì vậy việc nghiên cứu mối tác động qua
lại giữa con người và hệ tự nhiên vùng rừng ngập mặn sẽ kết nối giữa sinh
thái học và xã hội học góp phần vào phát triển bền vững vùng rừng ngập mặn
này. Với những lý do trên, mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu sự
tác động qua lại giữa con người và vùng rừng ngập mặn xã Kim Hải,
huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình”.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1 Sinh thái nhân văn
Sinh thái học là khoa học nghiên cứu các quần thể, quần xã trong mối
tương tác và với môi trường xung quanh. Sau khi trở thành một bộ môn khoa
học thực thụ, sinh thái học đang cung cấp những cơ sở khoa học cơ bản nhất
cho sự ra đời và phát triển của các ngành khoa học mới xuất hiện trong những
năm gần đây trong đó có sinh thái nhân văn.Theo A.S.Boughey (1975) thì
sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu về phát triển của xã hội và quần thể

2



người trong mối tác động qua lại với nhau và với toàn bộ môi trường của
chúng. Một định nghĩa khác đơn giản hơn, bao quát những ý tưởng mà sinh
thái nhân văn đề cập đến là: sinh thái nhân văn là những nghiên cứu mối về
mối quan hệ giữa con người và với thế giới tự nhiên mà con người đang sống
(Rambo và Sajie,1994) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí,2001)[19].
Một số tác giả cho rằng những khủng hoảng môi trường gần đây không
phải luôn luôn là kết quả của sự tác động qua lại trực tiếp hoặc gián tiếp của
các quần thể người với tự nhiên, đôi khi rất phức tạp và không phải lúc nào
cũng làm rõ ngay được. Xã hội loài người cũng hết sức đa dạng, không thể
chỉ thấy một số tác động trong thời gian ngắn mà quy kết xem xét cho cả một
thời gian dài. Sinh thái nhân văn không phải là những nghiên cứu đi giải
quyết làm rõ những vấn đề này mà nó đi sâu tìm hiểu về nguồn gốc, chỉ ra
những mối quan hệ nhân quả nhằm cung cấp những kiến thức tổng hợp hơn
những vấn đề kĩ thuật để đề ra những giải pháp hợp lý mang tính khoa học
không chỉ cho thế hệ ngày nay mà cho cả những thế hệ mai sau sống trên
hành tinh này.
Giá trị của sinh thái nhân văn là ở chỗ, nó giúp con người thấy được
những mối quan hệ không được thừa nhận trước đây giữa con người và môi
trường. Nó giúp con người nhận thức sâu sắc về vị trí của con người trong thế
giới và suy nghĩ của con người về môi trường của họ.
Các hệ sinh thái là những hệ thống thống nhất không thể tách rời. Jan
Smuts là người đầu tiên đưa ra luận điểm “tiếp cận hệ thống”. Điều này làm
cơ sở cho các ngành khoa học trong nghiên cứu tổng hợp với yêu cầu nhất
thiết phải nghiên cứu kết hợp cả quần thể, quần xã và hệ sinh thái với sự tham
gia của nhiều ngành khoa học khác nhau cả tự nhiên và cả xã hội. Quan điểm
hệ thống cho rằng, một hệ thống được đặc trưng bằng các mối tác động qua

3



lại bên trong mỗi thành phần và giữa các thành phần với nhau. Các nhà sinh
thái học đã đón nhận và phát triển thành kĩ thuật phân tích hệ thống đang
được áp dụng rộng rãi trong các công trình nghiên cứu liên ngành mang tính
tổng hợp cao hiện nay.
Tiếp cận hệ thống cũng được áp dụng trong nghiên cứu sinh thái nhân
văn. Hệ sinh thái nhân văn bao gồm hệ thống xã hội và hệ sinh thái nông
nghiệp (hệ tự nhiên), trong đó các thành phần của hệ tự nhiên, hệ xã hội liên
quan đến nhau bởi các chức năng thông qua dòng năng lượng, vật chất và
thông tin.
Mối quan hệ giữa hệ xã hội và hệ sinh thái là mối quan hệ biện chứng mà
trong đó sự thay đổi của hệ thống này tiếp tục ảnh hưởng đến cơ cấu và chức
năng của hệ thống khác. Các hệ sinh thái cũng như các hệ xã hội đều không
phải là những hệ thống kín mà mỗi hệ thống luôn luôn có mối tác động qua
lại với các hệ thống kế cận và với các hệ thống cao hơn hoặc thấp
hơn(A.S.Boughey, 1975)[23]. Hệ sinh thái và hệ xã hội hướng tới tính thống
nhất theo thời gian mà mỗi thành phần trở nên thích nghi hơn với sự tác động,
ảnh hưởng bởi các thành phần khác.
Khái niệm sinh thái nhân văn được áp dụng vào một số nghiên cứu ở Việt
Nam từ năm 1989, tập trung vào 3 vấn đề cơ bản như sau (Lê Trọng Cúc và
cs, 1990)[26].
1. Các dòng năng lượng, vật chất thông tin chuyển từ hệ tự nhiên đến hệ
thống xã hội và từ hệ thống xã hội đến hệ tự nhiên như thế nào?
2. Hệ thống xã hội thích nghi và phản ứng như thế nào trước những thay
đổi trong hệ tự nhiên?
3. Những hoạt động của con người đã gây nên những tác động gì đối với
hệ tự nhiên?

4



Kết quả nghiên cứu hệ sinh thái nông nghiệp trung du miền Bắc Việt Nam
đã chứng minh giá trị của việc áp dụng sinh thái nhân văn trong quá trình
phân tích, tìm ra những mối quan hệ giữa các yếu tố xã hội và sinh thái (Lê
Trọng Cúc và cs, 1990)[26]. Các yếu tố xã hội như như thể chế, chính sách
ảnh hưởng rõ nét đến tài nguyên đất thông qua việc quản lý, sử dụng lại tài
nguyên này. Khi nguyên cứu sinh thái nhân văn tại các làng trồng lúa nước ở
đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, các nhà khoa học đã chỉ ra tác động của con
người đến hệ sinh thái: mật độ dân số cao ở vùng này gây áp lực lớn lên hệ
sinh thái nông nghiệp. Hoạt động của con người dẫn đến đa dạng loài, quần
xã, hệ sinh thấp ở vùng này. Những người nông dân quen sinh sống ở vùng
đồng bằng thâm canh lúa nước, khi chuyển lên định cư ở vùng đồng núi cũng
ứng dụng một phần nào phương thức canh tác ở vùng đồng bằng gây nên xói
mòn trầm trọng, tàn phá thiên nhiên mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn. Trong
khi đó, phương thức canh tác của đồng bào các dân tộc tỏ ra có hiệu quả
trong công việc chống xói mòn đất. Tri thức địa phương rất được chú trọng
trong các công trình nghiên cứu sinh thái nhân văn (Phan Thị Anh Đào,1998)
[5]. Sinh thái nhân văn dần trở thành một hướng mới trong nghiên cứu sinh
thái học ở Việt Nam. Những kết quả nghiên cứu sinh thái nhân văn bước đầu
đã có đóng góp ban đầu đối với công tác quản lý, quy hoạch, sử dụng hợp lý
một số hệ sinh thái ở nước ta. Nó biểu thị mối quan hệ tác động qua lại giữa
con người và môi trường. Chính vì lẽ đó, chúng tôi đã lấy lý thuyết sinh thái
nhân văn để làm cơ sở khoa học khi nghiên cứu luận văn này.
2.2. Những nghiên cứu về rừng ngập mặn
2.2.1 Trên thế giới
Đến nay rừng ngập mặn xuất hiện trên 75% bờ biển nhiệt đới và á nhiệt
đới trong khoảng từ 30 vĩ tuyến Nam đến 30 vĩ tuyến Bắc. rừng ngập mặn

5



có diện tích lớn nhất nằm trong vùng từ 10 o vĩ độ Bắc đến 10o vĩ độ Nam
(Twilley và cộng sự 1992).
Diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế ước tính khoảng 18 triệu ha, phân
bố 82 nước. Trong đó, ở khu vực Châu Á, rừng ngập mặn có khoảng 8,4 triệu
ha, chiếm tới 46% tổng diện tích rừng ngập mặn thế giới: riêng 7 nước Đông
Nam Á, diện tích rừng ngập mặn chiếm tới 36% tổng diện tích rừng ngập mặn
thế giới (Mark Spalding và cộng sự, 1997), (Trích dẫn từ Tô Văn Vượng,
2009)[22].
Từ lâu các ngành khoa học đã nghiên cứu về rừng ngập mặn trên nhiều
lĩnh vực khác nhau vì những giá trị to lớn mà rừng ngập mặn mang lại cho
con người cũng như cho sinh quyển. Trong đó các công trình nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào các vấn đề sau:
+ Nghiên cứu về các nhân tố sinh thái :
Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của
cây ngập mặn. Theo V.J.Chapman (1975) có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh
hưởng đến sự phát triển rừng ngập mặn là: nhiệt độ, thế nền đất bùn, sự bảo
vệ, độ mặn, thuỷ triểu, dòng hải lưu, biển nông [24].
Tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và đất
rừng ngập mặn ở vùng châu Á Thái Bình Dương cho rằng: hệ sinh thái rừng
ngập mặn trong khu vực này đã và đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc khai thác tài
nguyên rừng, đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi tiêu cực
đối với môi trường đất và nước. Các tổ chức này đã khuyến cáo các quốc gia
có rừng và đất ngập mặn, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục
tình trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn
bản pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn và nghiên cứu các biện

6



pháp kỹ thuật trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng kết hợp với việc xây dựng các
mô hình lâm ngư kết hợp.
Theo V.J Chapman (1975)[24], P.B.Tomlinson (1986)[30] cho rằng nhiệt
độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố rừng ngập
mặn. Cây ngập mặn sinh trưởng tốt ở môi trường có nhiệt độ ấm, nhiệt độ của
tháng lạnh nhất không dưới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không vượt quá
10oC.Trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai
trò cung cấp nguồn nước ngọt cho cây ngập mặn tăng trưởng và phát triển,
rừng ngập mặn sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa đầy đủ.
Trong các nhân tố sinh thái thì độ mặn là nhân tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến tăng trưởng, tỉ lệ sống, phân bố các loài. De Hann (1931) (trích
dẫn từ Aksornkoae, 1993)[23] cho rằng rừng ngập mặn tồn tại, phát triển ở
nơi có độ mặn từ 10 – 30 ‰ và các tác giả đã chia thực vật ngập mặn thành
hai nhóm: nhóm phát triển ở độ mặn từ 10 - 30‰ và nhóm phát triển ở độ
mặn từ 0 - 10‰ [34]. Hầu hết các cây ngập mặn đều sinh trưởng tốt ở môi
trường nước có độ mặn từ 25 – 50% độ mặn nước biển. Khi độ mặn càng
cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân và lá đều thấp
dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng
Trí,1999) [18].
Nhiều tác giả cho rằng đất là nhân tố chính giới hạn sự tăng trưởng và
phân bố cây ngập mặn (Gledhill, 1963; Gilioli và King, 1966; Clark và
Hannonn, 1976; S.Aksornkoae và cộng sự, 1985) (Trích dẫn Aksornkoae,
1993)[23]. Đất rừng ngập mặn là đất phù sa bồi tụ có độ muối cao, thiếu O 2,
giàu H2S, rừng ngập mặn thấp và cằn cỗi trên các bãi lầy có ít phù sa, nghèo
chất dinh dưỡng. A.Karim và cộng sự cho biết sự phát triển của thực vật ngập
mặn liên quan đến số lượng phù sa lắng đọng và cây đạt chiều cao cực đại ở
nơi có lớp đất phù sa dày.


7


+ Nghiên cứu về sinh trưởng cây ngập mặn
ở Phangnga (Thái lan) (J. Kongsanchai, 1984) nghiên cứu sự tăng trưởng
của Đước đôi trồng tại vùng khai thác mỏ thiếc ở các giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5, 6
năm tuổi và cây đạt chiều cao tương ứng là 0,71; 0,74; 1,23; 1,25; 1,27 và
1,93m [41].
S. Soemodiharjo và cộng sự (1996) nghiên cứu về tăng trưởng chiều
cao và đường kính thân của loài Đưng được trồng ở Inđonesia theo các tuổi
6, 11, 14, 18 và cho biết sự tăng trưởng hàng năm tương ứng là 0,7; 0,5;
0,6; 0,6cm [30].
+ Nghiên cứu về trồng rừng:
Hiểu rõ vai trò to lớn của rừng ngập mặt đối với kinh tế cũng như khí
hậu toàn cầu, vấn đề trồng và phục hồi rừng được chính phủ của nhiều
nước quan tâm và ban hành các chính sách về rừng ngập mặn, khuyến
khích trồng lại rừng.
Ở Indonesia trồng 4 loài cây chính đó là Đước đôi (Rhizophora stylosa
Griff), Đước vòi, đưng và vẹt dù (Bruguiera gymnorhizan(L.) Lamk). Vẹt dù
được trồng bằng cây con có bầu 3 – 4 tháng tuổi, có 3 – 4 lá và đước đôi,
đước vòi, đưng được trồng trực tiếp bằng trụ mầm (Soemodihardjo và cs,
1996)(44)
Ở Malaysia, từ năm 1987 – 1992 đã trồng được 4.300ha, loài cây chính
được trồng ở đây là đước đôi và đưng.
Ở Thái Lan, đước đôi và đưng cũng được coi là đối tượng chính để trồng
rừng ngập mặn vì cho than tốt, có nhiệt lượng cao. Đước đôi được trồng bằng
hai phương pháp: bằng trụ mầm và bằng cây con trong túi bầu đạt tỉ lệ sống
trên 80% (Aksornkoea, 1996). Còn đưng trồng từ trụ mầm có tỷ lệ sống trên
94% (S. Havannond, 1994).


8


Ấn Độ tập trung gồm 5 loài cây chính: mấm lưỡi đồng (Avicennia
offcinalis L.), mấm biển, đước đôi, đưng, bần chua (Sonneratia caseolaris)
cũng bằng hai phương pháp trồng trực tiếp từ trụ mầm và cây con trong các
túi bầu (có kích thước 4cm x 10cm). Các loài đước đôi, đưng và mấm biển
trồng với mật độ 1,5m x 1,5m.
+ Nghiên cứu về phân bố
Các nghiên cứu cho thấy rằng rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng cửa
sông, ven biển, vùng nước lợ, nước mặn và ảnh hưởng bởi thuỷ triều. Châu Á
là nơi có sự đa dạng nhất về số loài cây ngập mặn, với khoảng 70 loài, tiếp
đến là châu Phi khoảng 30 loài; châu Mỹ và vùng Caribe khoảng 11 loài. Các
loài cây ngập mặn phổ biến ở hầu khắp các vùng sinh thái là các loài thuộc
chi đước (Rhizophora), vẹt (Bruguiera) và trang (Kandelia).
Fran cois Blasco (1983), khi nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến phân
bố và sinh trưởng của các loài cây ngập mặn, cho rằng: ở vùng xích đạo hoặc
gần xích đạo, nơi có nhiệt độ không khí trung bình năm 26 – 270C, trong
một năm không có tháng nào nhiệt độ của nước biển ven bờ <20oC, là
những điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng của rừng ngập mặn. Nếu trong
năm có nhiều tháng có nhiệt độ của nước biển < 16oC thì sẽ không xuất
hiện rừng ngập mặn.
Theo tổ chức UNESCO (1979) và FAO (1982) khi nghiên cứu về rừng và
đất rừng ngập mặn ở vùng Châu Á Thái Bình Dương cho rằng: hệ sinh thái
rừng ngập mặn trong khu vực này đã và đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi
nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó nguyên nhân chính là do việc khai
thác tài nguyên rừng và đất rừng ngập mặn không hợp lý gây ra các biến đổi
tiêu cực đối với môi trường đất và nước. Các tổ chức này khuyến cáo các
quốc gia có rừng ngập mặn, cần phải có biện pháp hữu hiệu để khắc phục tình


9


trạng này bằng các giải pháp như: xây dựng các hệ thống chính sách, văn bản
pháp luật về quản lý sử dụng đất, rừng ngập mặn; nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật trồng, khoanh nuôi, chăm sóc và bảo vệ kết hợp xây dựng các mô
hình lâm ngư kết hợp.
+ Nghiên cứu liên quan đến sinh thái nhân văn
Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái có năng suất sinh học rất cao. Lá cây
ngập mặn, các loài tảo đã tạo cơ sở cho lưới thức ăn của các loài thuỷ sinh vật
trong hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nghiên cứu ở một trong những đảo ven bờ
tại Malaysia, cho thấy có 90% sản phẩm thuỷ sản sinh ra hoặc có nguồn gốc ở
vùng rừng ngập mặn và hai thành phần thức ăn chính của quần thể cá là động
vật đáy, mảnh vụn hữu cơ (N.A.Rao, 1987[29].
Vùng rừng ngập mặn là bãi ăn của nhiều loài tôm cá với nguồn thức ăn từ
mùn bã hữu cơ thực vật, sinh vật phù du và động vật không xương sống nhỏ.
Vùng rừng ngập mặn cũng là bãi đẻ cho nhiều loài thuỷ sản có giá trị kinh tế
cao như cá chẽm, tôm càng xanh, là nơi phóng trứng của sò huyết
(B.F.Clouhg và cs, 1993[26].
Ngoài việc cung cấp thức ăn và bãi đẻ, rừng ngập mặn còn có nhiều chức
năng sinh thái khác đối với nghề thuỷ sản ven biển như cung cấp nguyên liệu
làm dụng cụ đánh bắt, chống tác động của gió, bão. Hình thức nuôi bằng lồng
đã phát triển ở nhiều nơi với các đối tượng như cá bống mú, cá chẽm, cua.
Nuôi sò huyết được triển khai trên bãi bồi tiếp giáp với rừng ngập mặn. Các
hình thức nuôi quảng canh và thâm canh được tiến hành trong các ao, đầm.
Hình thức nuôi thâm canh chủ yếu là nuôi tôm sú ở các đầm ao bên trong
hoặc vùng tiếp giáp với rừng ngập mặn. Việc nuôi tôm sú hấp dẫn khá nhiều
người mặc dù phải đầu tư lớn nhưng cho lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc rủi ro

10



của nuôi tôm sú khá lớn, ví dụ như khi có dịch bệnh hay “hiện tượng nở hoa”
đột ngột của một số loài tảo (B.F.Clough và cs, 1993[80,5 - 59]).
Rừng ngập mặn có tác dụng làm giảm xói lở bờ biển, do hệ thống rễ phát
triển mạnh làm giảm tác động của gió, xoáy lốc, bão. Mặc dù chưa có những
minh chứng về mặt định lượng, nhưng những chứng cớ gián tiếp có khuynh
hướng hỗ trợ những kết luận này (L.S.Hamilton và S.C.Snedaker,1984);
B.F.Clough và cs, 1993). Ngoài ra rừng ngập mặn còn là nơi bảo tồn đa dạng
sinh học, giáo dục, giải trí (R.Kenchington, 1996); (C.P.Howe,1991) (Trích
dẫn từ Phan Thị Anh Đào, 1998)[5].
Thời gian gần đây, sự gia tăng dân số và xu thế phát triển kinh tế ở các
vùng ven biển đã gây hiện tựơng khai thác quá mức, xuống cấp, mất rừng
ngập mặn ở nhiều nơi trên thế giới. Những năm gần đây có nhiều nghiên cứu
tập trung vào sự tác động của các hoạt động của con người lên vùng rừng
ngập mặn. Việc sử dụng rừng ngập mặn hiện nay thường mang tính đơn lẻ và
phá huỷ môi trường trong quá trình khai thác để có được thu hoạch ở mức độ
cao hơn so với khả năng tái sinh của thiên nhiên.
Hình thức chuyển đổi mục đích sử dụng rừng ngập mặn phổ biến là làm
ao, đầm nuôi tôm, cá. Phát triển đô thị, cảng, khai thác mỏ và công nghiệp đã
gây mất rừng. việc chặt phá rừng ngập mặn bất hợp pháp cũng là nguyên
nhân của sự xuống cấp rừng ngập mặn trong nhiều năm qua( B.F.Clough và
cs, 1993 [26]; S.Aksornkoae, 1989)[69].
Ô nhiễm nước là một trong những ảnh hưởng trực tiếp đến rừng ngập mặn
do các hoạt động của con người. Ô nhiễm xảy ra ở những vùng rừng ngập
mặn gần các đô thị quan trọng ở Philippine. Tại Fiji, một vùng rừng ngập mặn
đã được sử dụng làm nơi xử lý nước thải ban đầu, dẫn đến hiện tượng tích bẩn
tại đây và hiện tượng san hô chết ở vùng kế cận. (Theo trích dẫn của Phan Thị
Anh Đào, 1998)[5].


11


Hệ sinh thái rừng ngập mặn có khả năng khôi phục cao khi bị thiệt hại ở
mức vẫn còn nguồn giống và sự cung cấp nước được đảm bảo. Những kết quả
đã đạt được trong việc nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn trên thế giới đã
được nhiều nhà khoa học công bố vào năm 1988 (C.Field (esd.),1998). Người
dân địa phương, các cộng đồng người dân ven biển tham gia tích cực vào các
dự án khôi phục rừng ngập mặn. Tuy nhiên, hầu hết các dự án này đều nằm
trong các chương trình do tổ chức phi chính phủ đảm nhiệm nên có một số
hạn chế nhất định về mặt hành chính, chính sách.
Ở mỗi nước có những quy định khác nhau về quản lý, khai thác đối với
từng loại rừng. Rừng Matang với diện tích 40.711 ha ở Malaysia được coi là
vùng rừng ngập mặn được quản lý tốt nhất trên thế giới. Về mặt hành chính,
các cán bộ lâm nghiệp huyện ở đây trực tiếp quản lý rừng ngập mặn này.
Rừng ngập mặn Matang được tỉa thưa 2 lần vào năm cây được 15 và 20 tuổi,
chu kì khai thác là 30 năm.
P.Kunstadter cho rằng nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội trong vùng
rừng ngập mặn rất khó khăn. Giữa các hệ sinh thái và các hệ kinh tế xã hội
không có ranh giới. So với hệ sinh thái, các thông tin về hệ kinh tế xã hội ít
hơn và hầu hết liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Những công trình nghiên cứu
kinh tế xã hội vùng rừng ngập mặn hầu hết chỉ tập trung vào việc sử dụng
rừng ngập mặn, nguyên nhân, hậu quả của việc mất rừng ngập mặn dưới tác
động của các hoạt động kinh tế. Riêng nghiên cứu của S.Aksornkoae và cs
năm 1984[23] tại các làng Had Sai Khao, Ko Lao thuộc tỉnh Ranong, Thái
Lan đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh khác nhau của tình hình kinh tế- xã
hội như di dân, học vấn, lao động, các hình thức khai thác tài nguyên, kinh tế
hộ gia đình. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ mô tả và nêu ra
một số vấn đề kinh tế - xã hội cần phải giải quyết, chứ chưa phân tích được
những mối quan hệ qua lại giữa các khía cạnh kinh tế - xã hội, cũng như mối

tương quan của chúng với các thành phần của hệ sinh thái.

12


2.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam có bờ biển kéo dài 3.260km với khí hậu nhiệt đới gió mùa là
điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây ngập mặn. hầu hết
các loài cây ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng ven biển và ở từng khu vực có
những đặc trưng riêng về địa hình, địa mạo nên có sự sai khác về số lượng,
thành phần loài cây ngập mặn. Nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng (1987)
cho thấy ở vùng rừng ngập mặn ở Việt Nam chia thành 4 khu lớn bao gồm:
- Khu vực 1: ven biển Đông Bắc từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Đồ Sơn
(Hải Phòng).
- Khu vực 2: ven biển đồng bằng Bắc Bộ từ Đồ Sơn đến Lạch Trường
(Thanh Hoá).
- Khu vực 3: ven biển miền Trung kéo dài từ Lạch Trường tới Vũng Tàu.
- Khu vực 4: ven biển Nam Bộ từ Vũng Tàu tới Hà Tiên.
Và trong mỗi vùng chia ra các tiểu vùng (Phan Nguyên Hồng, 1999)[10].
+ Nghiên cứu về phân loại, phân bố
Vũ Văn Cương là người đầu tiên có công trình nghiên cứu một cách hệ
thống về rừng ngập mặn ở Việt Nam trong trong luận án tiến sĩ của mình
(1964) về các quần xã thực vật ở rừng Sát thuộc vùng Sài Gòn – Vũng Tàu.
Tác giả đã chia thực vật ở đây thành 2 nhóm: nhóm thực vật nước mặn và
nhóm thực vật nước lợ.
Phùng Trung Ngân và Châu Quang Hiền (1987) đã đề cập đến 7 kiểu
thảm thực vật ngập mặn ở Việt Nam: Rừng Mấm hoặc Bần đơn thuần, rừng
Đước đơn thuần, rừng Dừa đước, rừng hỗn hợp vùng triều trung bình, rừng
Vẹt – Gía vùng đất cao, rừng Chà là – ráng đại và trảng thoái hoá [12].


13


Nguyễn Hoàng Trí (1999)[18], Phan Nguyên Hồng và cộng sự (1999)
[10] cho rằng đưng không có ở miền Bắc Việt Nam, chỉ có ở ven biển miền
Trung và Nam Bộ. Quần xã đưng tiên phong ở phía tây bán đảo Cam Ranh,
gặp ở phía trong quần xã mấm trắng, bần trắng trên đất ngập triều trung bình.
Cóc trắng gặp ở cả ba miền, trên vùng đất cao ngập triều không thường
xuyên, nền đất tương đối chặt. Vẹt đen không có ở miền Bắc, gặp ở vùng
nước lợ ở miền Nam. Trang phân bố từ Bắc vào Nam, chịu được biên độ nhiệt
khá khắc nghiệt, hiện trồng nhiều ở miền Bắc.
Ở Việt Nam khoảng 73% tổng diện tích đất ngập mặn ven biển tập trung ở
miền Nam Việt Nam (từ đèo Hải Vân tới mũi Cà Mau) với diện tích rừng
ngập mặn chiếm khoảng 70% diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam.
+ Nghiên cứu các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến phân bố, sinh trưởng
rừng ngập mặn:
Theo Thái Văn Trừng (1998)[21] có 3 nhóm nhân tố sinh thái phát sinh
rừng ngập mặn: thứ nhất là tính chất lý hoá của đất, thứ hai là cường độ và
thời gian ngập của thuỷ triều, thứ ba là độ mặn của nước.
Phan Nguyên Hồng đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lý sinh
khối… rừng ngập mặn trong luận án tiến sỹ khoa học “sinh thái thảm thực vật
rừng ngập mặn Việt Nam” (1991[8]).
-Số loài cây ngập mặn ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thước cây
bé nhiều hơn ở miền Nam vì có nhiệt độ thấp trong mùa đông.
-Vùng ít mưa, số lượng loài và kích thước cây giảm.
-Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt lớn thì vùng có chế
độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều.

14



-Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài và phân bố của thảm thực vật. loại rừng
này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ 10 – 25 ‰.
-Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thuỷ triều, độ mặn và đất đóng
vai trò quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật rừng ngập
mặn. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế
kiểu thảm thực vật này.
Nguyễn Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) đã tìm hiểu về ảnh
hưởng nhiệt độ thấp đến sinh trưởng của Trang, đâng, đước đôi, đưng ở
miền Bắc Việt Nam. Kết quả thí nghiệm cho thấy đưng và đước đôi sinh
trưởng bình thường vào mùa hè và mùa thu, nhưng đến mùa đông (nhiệt độ
< 11oC) thì loài này chết đi; trong khi đó trang và đang vẫn vượt qua mùa
đông giá rét [6].
Thí nghiệm về quang hợp trên đước đôi ở Cần Giờ ở thành phố Hồ Chí
Minh, Phan Nguyên Hồng và cộng sự cho thấy khi nhiệt độ không khí lên đến
42oC thì quá trình quang hợp bị đình trệ.
Mai Sỹ Tuấn (1995) đã nghiên cứu phản ứng sinh lý, sinh thái của mấm
biển con trồng thí nghiệm ở các độ mặn khác nhau trong nhà kính cho thấy
trong điều kiện thí nghiệm ở độ mặn nước biển 25‰ thì mấm biển có sinh
trưởng về đường kính và chiều cao giảm dần khi độ mặn nước biển tăng lên.
Cây mọc ở môi trường không có muối thì tỷ lệ sinh trưởng thấp nhất. Quá
trình quang hợp tỷ lệ nghịch với độ mặn của môi trường: độ mặn càng cao thì
quang hợp càng giảm nhưng cây ngập mặn vẫn duy trì năng suất quang hợp
dương ở các độ mặn thí nghiệm kể cả ở 150% độ mặn nước biển.

15


+ Nghiên cứu về sinh khối năng suất lượng rơi:

Công trình nghiên cứu đầu tiên về sinh trưởng và sinh khối rừng ngập
mặn ở Việt Nam đó là luận án phó tiến sỹ của Nguyễn Hoàng Trí (1986)[17].
Tác giả nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng đước đôi: rừng
già, rừng tái sinh tự nhiên và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau.
Nguyễn Hoàng Trí (1986) là người đầu tiên nghiên cứu về năng suất
lượng rơi của rừng Đước đôi tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau. Tác giả xác
định lượng rơi của rừng Đước đôi là khá cao 2,673g/m 2/ha, trong đó lượng
rơi của lá chiếm tỷ lệ cao nhất (79,71%) và lượng rơi vào mùa khô cao hơn
mùa mưa [17].
+Nghiên cứu về đất rừng ngập mặn:
Theo Ngô Đình Quế (2003) và cộng sự cho rằng: chất hữu cơ là một trong
những nhân tố quyết định đến sinh trưởng của rừng ngập mặn, nếu hàm lượng
chất hữu cơ trong đất ngập mặn thấp hơn 1% thì sinh trưởng xấu, nhưng nếu
quá cao, lớn hơn 15% thì cũng kìm hãm sinh trưởng của 5 cây và cũng có thể
làm cây trồng bị chết do môi trường đất bị ô nhiễm [13].
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học về đất ngập mặn ở Việt
Nam thì nước ta gồm các loại đất ngập mặn chính là:
-Đất ngập mặn không có phèn tiềm tàng.
-Đất ngập mặn phèn tiềm tàng.
- Đất ngập mặn than bùn phèn tiềm tàng.
Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp đã tiến hành xây dựng bản đồ đất
ở đồng bằng sông Cửu Long với tỷ lệ 1/250.000 và đã phân chia đất ngập
mặn thành 3 đơn vị chính là:

16


- Đất ngập mặn phần lớn dưới rừng ngập mặn (Gleyic – Salic –
Fluvisols)
- Đất phèn tiềm tàng nông dưới rừng ngập mặn (Salic-Proto-ThionicFluvisols, Sulfidic material 0-50cm)

- Đất phèn tiềm tàng sâu dưới rừng ngập mặn (Salic-Proto-ThionicFluvisols, Sulfidic material >50cm)
+ Nghiên cứu liên quan đến sinh thái nhân văn:
Trước cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 (1962 – 1971), Việt
Nam có khoảng 400.000ha rừng ngập mặn. Có nhiều nhà khoa Việt Nam
và thế giới đã tiến hành những nghiên cứu về hệ sinh thái rừng ngập mặn ở
Việt Nam.
Cây ngập mặn Việt Nam có nhiều công dụng. Có khoảng 30 loài cây cho
gỗ, củi và 14 loài cây cho tannin. Lá của 24 loài cây ngập mặn được dùng làm
phân xanh và khoảng 21 loài cây ngập mặn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh.
Nhiều loài cây ngập mặn cho mật hoa, người dân có thể tiến hành nuôi ong
trên quy mô nhỏ và vừa. Dừa nước cung cấp cho người dân một lượng nhựa
để nấu đường, cồn và một lượng lá đáng kể để lợp nhà, làm vách (Phan
Nguyên Hồng và cs, 1988 [7]; Trần Văn Ba (1996)[1].
Rừng ngập mặn cung cấp nơi ở, thức ăn cho một số loài chim di trú. Rừng
ngập mặn còn là nơi bảo tồn nguồn gen của một số loài động vật trên cạn.
Ngoài ra, rừng ngập mặn có chức năng sinh thái giúp điều hào khí hậu, hạn
chế xói lở, bảo vệ làng cá. Đặc biệt đối với các làng xã ven biển Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ Việt Nam, hệ sinh thái rừng ngập mặn góp phần đáng kể vào
việc bảo vệ đê biển (Phan Nguyên Hồng và cs, 1988[7], 1999[10]).
Một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy rừng ngập
mặn là nơi nuôi dưỡng chính cho ấu trùng của một số loài thuỷ sản có giá trị

17


(Phan Nguyên Hồng, 1997). Vũ Trung Tạng (1994)[15] đã đưa ra mô hình
mối quan hệ dinh dưỡng của thuỷ sinh vật một cách cụ thể hơn trong rừng
ngập mặn trên cơ sở xích thức ăn phế liệu. Phạm Đình Trọng (1996)[20] đã
đưa ra mô hình biểu diễn sự tham gia của động vật đáy vào chuỗi thức ăn phế
liệu với vai trò là vật tiêu thụ bậc một. Lượng rơi từ cây ngập mặn tham gia

vào xích thức ăn phế liệu này đã được nhiều nhà khoa học Việt Nam nghiên
cứu (Phan Nguyên Hồng, 1991[8]; Nguyễn Hoàng Trí, 1986[17].
Rừng ngập mặn Việt Nam đã bị suy thoái do nhiều nguyên nhân. Trong
cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ 2 có khoảng 40% diện tích rừng ngập
mặn bị phá huỷ. Đến những năm 80, rừng ngập mặn Việt Nam tiếp tục bị phá
huỷ do phong trào nuôi tôm phát triển mạnh. Không chỉ có diện tích rừng
ngập mặn bị giảm mà trữ lượng tôm, cá ở các vùng rừng ngập mặn và vùng
ven bờ cũng bị suy giảm trong những năm gần đây
Các đề tài nghiên cứu về nuôi trồng thuỷ sản, ảnh hưởng của nó đến môi
trường, xây dựng các mô hình lâm – ngư kết hợp, kĩ thuật nuôi thuỷ sản trong
vùng rừng ngập mặn được chú trọng. Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ đã
quan tâm hộ trợ vốn cho các hoạt động nghiên cứu cũng như sản xuất (Phan
Nguyên Hồng và cs, 1995)[9].
Ngoài việc phá rừng làm đầm nuôi tôm, còn có những hoạt động gây suy
giảm, thoái hoá hệ sinh thái rừng ngập mặn như: khai thác quá mức, chuyển
đổi rừng ngập mặn thành đất sản xuất nông nghiệp, làm đồng muối, khai thác
khoáng sản, đô thị hoá, mở rộng cảng, ô nhiễm môi trường.
Công tác phục hồi rừng ngập mặn đã được chính quyền các cấp, các nhà
khoa học và các tổ chức phi chính phủ quan tâm và đầu tư có hiệu quả. Vai
trò của các chính sách, sự đầu của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ
cũng như sự tham gia của người dân địa phương trong công tác phục hồi và

18


bảo vệ rừng ngập mặn đóng vai trò then chốt (Nguyễn Đình Cương,
1995[14]; Trịnh Thị Thu Hương, 1997; Lê Diên Dực, 1997, Phan Nguyên
Hồng và cs, 1999; Phan Nguyên Hồng, Trần Văn Ba, 1995). Các vấn đề kỹ
thuật trong công tác trồng rừng cũng được chứ trọng nghiên cứu nhằm nâng
cao hiệu quả khôi phục rừng (Trần Văn Ba, Phan Nguyên Hồng, 1994; Lê

Xuân Tuấn, 1999). Rừng ngập mặn được trồng lại nâng cao hiệu quả khả
năng phục hồi của hệ sinh thái đối với cảnh quan và sự đa dạng chức năng của
vùng ven biển và như vậy nó nâng cao khả năng phục hồi về mặt xã hội
(Nguyễn Hoàng Trí và cs, 1999).
Trong các đề tài nghiên cứu cơ bản, các dự án đầu tư, phát triển, thẩm
định dự án, một số khía cạnh kinh tế xã hội được các nhà khoa học đề cập
đến nhất là trong những năm gần đây. Trong các công trình thì nghiên cứu
của Phan Nguyên Hồng về tình hình kinh tế xã hội tại vùng rừng ngập mặn
thuộc huyện Ngọc Hiển, Cà Mau tương đối toàn diện (1997). Nghiên cứu này
đã đề cập đến hầu hết các khía cạnh liên quan đến tình hình kinh tế xã hội như
nhân khẩu, hình thức di cư, nghề nghiệp, buôn bán, nông nghiệp, lao động
thời vụ, tình hình học vấn, chăm sóc sức khoẻ, tục lệ, quản lý hành chính,
điều kiện kinh tế, sự giảm sút tài nguyên rừng ngập mặn và nguyên nhân của
nó. Nghiên cứu cũng phân tích một số tiến bộ ban đầu của những phương
thức nuôi tôm dựa trên các mô hình lâm – ngư kết hợp. Tuy nhiên, nghiên cứu
này cũng chưa phân tích được các mối tương quan của các yếu tố sinh thái,
cũng như xã hội.
Phan Thị Anh Đào là người đầu tiên có công trình nghiên cứu sinh thái
nhân văn tại một vùng rừng ngập mặn ở Việt Nam trong luận án tiến sỹ
“Nghiên cứu sinh thái nhân văn vùng rừng ngập mặn xã Tam Thôn Hiệp,
huyện Cần giờ, thành phố Hồ Chí Minh”. Trong công trình của mình, tác giả
đã phân tích các đặc điểm của hệ tự nhiên và hệ xã hội, nghiên cứu sự tương

19


tác giữa các thành phần của hệ sinh thái nhân văn khu vực xã Tam Thôn Hiệp
thông qua các dòng năng lượng, vật chất và thông tin, phân tích động thái của
hệ sinh thái nhân văn trong giai đoạn 1978-1998.
Từ các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới và ở Việt

Nam, có thể nhận thấy rừng ngập mặn có vai trò rất to lớn đối với phát triển
kinh tế xã hội và phòng hộ ven biển quốc gia. Trong những năm gần đây,
rừng ngập mặn bị suy giảm nghiêm trọng và hiện đang đứng trước những áp
lực lớn về phát triển kinh tế - gia tăng dân số. Các nghiên cứu tổng thể về các
vấn đề kinh tế - xã hội vùng rừng ngập mặn nói chung, cũng như việc kết nối
giữa hệ sinh thái và hệ xã hội trong các nghiên cứu về công tác quản lý và sử
dụng các hệ sinh thái còn rất hạn chế.
Trên cơ sở phân tích các tài liệu, luận văn này quan tâm đến việc xem
xét một cách tổng thể về hệ tự nhiên và hệ xã hội, mối quan hệ tác động
qua lại giữa hệ tự nhiên và xã hội của vùng rừng ngập mặn xã Kim Hải
huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình từ đó đưa ra các giải pháp trong công tác
quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên để rừng ngặp mặn phát triển xứng
với tầm giá trị của nó.
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU,
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn đánh giá các điều kiện sinh thái, kinh tế - xã hội, phân tích tác
động qua lại giữa các thành phần hệ tự nhiên và hệ xã hội vùng rừng ngập
mặn xã Kim Hải huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình làm cơ sở đề xuất giải
pháp, giải quyết các vấn đề trong công tác quản lý và sử dụng hợp lý tài
nguyên.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
- Vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Xã Kim Hải huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

20


3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Sự tác động qua lại giữa con người và vùng rừng ngập mặn.
4. TÓM TẮT CÁC LUẬN ĐIỂM CƠ BẢN

Luận văn nghiên cứu các nội dung:
- Nghiên cứu một số đặc điểm của hệ tự nhiên vùng rừng ngập mặn
xã Kim Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu một số đặc điểm của hệ xã hội xã Kim Hải, huyện Kim
Sơn, tỉnh Ninh Bình.
- Nghiên cứu sự tác động qua lại giữa con người và vùng rừng ngập
mặn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững rừng ngập mặn.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Lý thuyết sinh thái nhân văn được sử dụng làm cơ sở phương pháp luận
trong luận văn này. Các số liệu được thu thập và điều tra chủ yếu dựa trên cơ
sở của các phương pháp: đánh giá nhanh nông thôn (Rural rapid appraisal),
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân
5.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
5.1.1. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về hệ tự nhiên
Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan về:
- Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn, địa hình, thổ nhưỡng
- Số liệu thống kê, tài liệu về diện tích, thành phần loài, tăng trưởng của
rừng ngập mặn.
- Các tài liệu nghiên cứu về thành phần loài và biến động số lượng của
khu hệ thuỷ sinh và khu hệ động vật cạn.
5.1.2. Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp về hệ xã hội
Tiến hành thu thập các tài liệu có liên quan về :

21


- Số liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội của xã Kim Hải, huyện
Kim Sơn.
- Các tài liệu có liên quan đến tình hình hình kinh tế - xã hội, lịch sử hình

thành và phát triển xã Kim Hải, huyện Kim Sơn.
- Các số liệu, báo cáo có liên quan đến công tác phục hồi, bảo vệ và quản
lý rừng ngập mặn huyện Kim Sơn.
- Các tài liệu, văn bản pháp luật , dưới luật có liên quan đến tình hình
phát triển kinh tế xã hội, khôi phục và quản lý tài nguyên vùng rừng ngập
mặn.
5.2. Điều tra khảo sát trên thực địa
5.2.1. Điều tra, khảo sát hệ tự nhiên
Chúng tôi đã tiến hành điều tra số loài cây ngập mặn, các quần xã rừng
ngập mặn thường gặp, các loài thường được đánh bắt tại xã Kim Hải với sự
giúp đỡ của các chuyên gia. Đồng thời tiến hành điều tra về tài nguyên sinh
vật thuỷ sinh, động vật trên cạn và thẩm định những tài liệu có liên quan.
5.2.2. Điều tra hộ gia đình và các vấn đề cơ bản của hệ xã hội
Trên cơ sở phân tích sơ bộ các số liệu, tài liệu thứ cấp cơ bản đã thu nhập
được về tình hình kinh tế xã Kim Hải nói riêng và huyện Kim Sơn nói chung,
chúng tôi tiến hành khảo sát có tính thăm dò phù hợp với từng mục đích
nghiên cứu vấn đề
- Phỏng vấn hộ gia đình
- Phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ huyện về các vấn đề cơ bản trong quá
trình phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên
- Tiến hành phỏng vấn sâu những người dân lâu năm, người có kinh
nghiệm ở xã về các vấn đề có liên quan đến các hoạt động đánh bắt, nuôi
trồng thuỷ sản

22


23



Hình 1. Bản đồ rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn

24


×