Tải bản đầy đủ (.doc) (186 trang)

HOẠT ĐỘNG NHÂN đạo QUỐC tế của ủy BAN CHỮ THẬP đỏ QUỐC tế và tác ĐỘNG CHÍNH TRỊ của nó từ 1991 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.42 KB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HUYỀN

HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ CỦA ỦY BAN
CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ
CỦA NÓ TỪ 1991 ĐẾN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------------

PHẠM THỊ THU HUYỀN

HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ CỦA ỦY BAN
CHỮ THẬP ĐỎ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH TRỊ
CỦA NÓ TỪ 1991 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số:

62310201

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Hoàng Phước Hiệp


Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tác giả, có sự
hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn là PGS.TS Hoàng Phước Hiệp. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất cứ công trình nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho
việc phân tích, nhận xét và đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn
khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức
khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận, tác giả xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả khóa luận của mình.
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2016
Phạm Thị Thu Huyền

i


LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hoàng Phước
Hiệp, người thầy kính mến, vì đã hết lòng chỉ bảo, hướng dẫn và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án này.
Tác giả xin gửi lời tri ân sâu sắc tới các thầy, các cô, giảng viên của

Khoa Chính trị học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
Quốc gia Hà Nội đã tích cực giúp đỡ để tác giả được học tập, nghiên cứu và
hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp trong Khoa Quốc tế học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện về thời gian để tôi hoàn thành tốt luận án của mình.
Tác giả luận án

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………..…...i
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………….….ii
MỤC LỤC…………………………………………………………………...iii
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT……………………………………………………iv

iii


BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

ECHO


European Commission
Humanitarian Aid Office

Văn phòng trợ giúp
nhân đạo của Ủy
ban Châu Âu

2

ELN

National Liberty Army

Quân đội giải phóng
quốc gia

( Ejercito de Liberacion
Nacional)
3

ICRC

International Committee of the ICRC
Red Cross

4

ICCPR


5

ICESCR

6

IISS

International Institute for
Strategic Studies

Viện nghiên cứu
Chiến lược quốc tế

7

LTTE

Liberation Tiger of Tamil
Elam

Những con hổ giải
phóng Tamil ở Sri
Lanka

8

MHPS

Mental Health and

Psychosocial Support

Hỗ trợ sức khỏe tâm
thần và tâm lý xã
hội

9

NATO

North Atlantic Treaty
Organization

Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương

10

OXFAM

11

PRCS

International Covenant on
Civil and Political Rights

Công ước quốc tế
về quyền dân sự và
chính trị


International Covenant on
Công ước quốc tế
Economic, Social and Cultural về quyền kinh tế, xã
Rights
hội và văn hóa

Oxford Commitee for Famine Ủy ban Oxford về
Relief
xóa đói nghèo
Pakistan Red Cresent Society
iv

Hội Trăng lưỡi liềm


đỏ Pakistan
12

FAO

Food and Agriculture
Organization of the United
Nations

13

FARC

Revolution Armed Forces of

Colombia

Lực lượng vũ trang
cách mạng
Colombia

14

SMR

Standard Minimum Rule for
the Treatment of Prisoner

Quy tắc chuẩn tối
thiểu về đối xử với
tù nhân

15

UNICEF

The United Nations
Childrent’s Fund

Quỹ nhi đồng Liên
Hợp Quốc

16

UNHCR


United Nations High
Commissioner for Refugee

Cao ủy Liên Hợp
quốc về Người tị
nạn

17

UNAMIR

United Nations Assistance
Mission For Rwanda

Phái đoàn Liên hợp
quốc hỗ trợ cho
Rwanda

18

USAIDS

United States Agency for
International Development

Cơ quan phát triển
quốc tế Hoa Kỳ

19


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế
giới

20

WMA

World Medical Association

Hiệp hội Y khoa
Thế giới

21

WFP

United Nations World Food
Programme

Chương trình lương
thực thế giới

v

Tổ chức Nông

Lương của Liên
Hợp Quốc


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh các vấn đề nhân đạo quốc tế ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong quan hệ quốc tế, hợp tác quốc tế nhằm kết hợp và phát huy tốt
nguồn lực bên ngoài với nguồn lực trong nước để phát triển là điều cần thiết.
Bản chất của hoạt động nhân đạo mang tính nhân loại và nguyên tắc toàn cầu
là một nguyên tắc cơ bản được đề cao, nhằm gắn bó Hội chữ thập đỏ của mỗi
quốc gia với phong trào quốc tế. Hiện nay, ICRC có mạng lưới trải rộng trên
80 quốc gia, phân chia hoạt động ở các khu vực Châu Phi, Châu Mỹ, Châu ÁThái Bình Dương, Châu Âu và Trung Á, Trung Đông với các tình nguyện
viên của tổ chức luôn liên kết chặt chẽ với nhau giải quyết các vấn đề nhân
đạo quốc tế. Hiện nay, ICRC có 194 thành viên. ICRC mong muốn mở rộng
mạng lưới tại Đông Nam Á. Trong khi đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối
hợp với nhiều tổ chức nhân đạo trên thế giới thực hiện hoạt động nhân đạo ở
Việt Nam. Đối với ICRC, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã có mối quan hệ hợp
tác từ lâu, nhưng hiệu quả hợp tác chưa cao. Tháng 3 năm 2015, ICRC đã mở
văn phòng đại diện tại Hà Nội. Nâng cao hiệu quả hoạt động nhân đạo, tiếp
tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động nhân đạo, nhằm đẩy mạnh vị thế của Việt Nam trên trường
quốc tế thông qua các hợp tác quốc tế, đề tài về hoạt động nhân đạo của ICRC
và tác động chính trị của nó từ 1991 đến nay được lựa chọn nghiên cứu.
Hoạt động nhân đạo đã được Đảng và Nhà nước quan tâm bằng các chủ
trương chiến lược đúng đắn, kịp thời, chính sách cụ thể. Ngay ở giai đoạn đầu
của công cuộc đổi mới, Chỉ thị số 14-CT/TW, ngày 7 tháng 9 năm 1987 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
của công tác nhân đạo nhằm góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho nhân dân, góp phần thực hiện chính sách xã hội [23].

Những quan điểm, nhận thức về hoạt động nhân đạo tiếp tục được thể hiện
1


trong Chỉ thị 254/CT-TTg, ngày 16 tháng 5 năm 1994, của Thủ tướng Chính
phủ về việc các cấp chính quyền hỗ trợ và tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả
hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam: “Hoạt động nhân đạo góp phần
thiết thực giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, cùng Nhà nước thực
hiện chính sách xã hội và phát huy lòng nhân ái trong mọi tầng lớp nhân
dân.”[33]. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác nhân đạo
trong tình hình mới, Chỉ thị số 43-CT/TW, ngày 08 tháng 6 năm 2010 của
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác nhân đạo đã khẳng định “ Công tác nhân đạo là bộ
phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp
ủy Đảng, của cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nâng
cao nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối
với hoạt động nhân đạo”[24]. Trong những năm qua, Việt Nam đã thực hiện
tốt chỉ tiêu giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Như vậy,
việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này phù hợp với chủ trương và đường lối của
Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Việt Nam là một dân tộc văn hiến, các thế hệ người Việt Nam đã tạo
nên nhiều truyền thống quý báu, trong đó nổi bật là truyền thống yêu chuộng
hòa bình, nhân đạo và khoan dung. Quá trình phát triển hoạt động nhân đạo
của nước ta là một quá trình phát triển bền vững, trong đó, hạnh phúc của con
người là mục tiêu của mọi quá trình xã hội. Trong quá trình phát triển đó,
định hướng nhân văn xác định tất cả vì hạnh phúc của nhân dân đã góp phần
quan trọng vào sự ổn định xã hội, phát huy nhiều tiềm lực vật chất và tinh
thần của nhân dân cả nước. Đặc biệt, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhân
đạo đã định hướng nhân văn cho chính sách của Đảng và Nhà nước: “ Mỗi
con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm phần tốt ở trong

mỗi con người này nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó
là thái độ của người cách mạng. Lấy gương tốt, việc tốt để hàng ngày giáo
dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng đảng, xây dựng
2


các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”[18, tr.558].
Định hướng nhân đạo, tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, xây
dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện đã được thể hiện trong việc
thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức
xã hội của quần chúng, hoạt động vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, vì hạnh phúc của nhân dân. Các hoạt động
nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã thu được một số kết quả quan
trọng trong lĩnh vực phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi
trường và giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, hoạt động nhân
đạo quốc tế ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện. Vì vậy, việc
lựa chọn đề tài nghiên cứu này giúp khắc phục khoảng trống trong hoạt động
nhân đạo quốc tế của ICRC ở Việt Nam.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn như đã phân tích ở
trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài“ Hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC
và tác động chính trị của nó từ 1991 đến nay” làm đề tài nghiên cứu tiến sĩ
của mình.
Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về các
hoạt động nhân đạo của ICRC, đặc biệt góp phần điều chỉnh cơ chế nhằm
nâng cao hiệu quả hơn nữa hoạt động nhân đạo quốc tế và duy trì những giá
trị nhân đạo ở Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm rõ thực trạng hoạt động nhân đạo của ICRC và tác động chính
trị của nó từ năm 1991 đến nay.
Nhiệm vụ đề tài tập trung:

- Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nhân đạo quốc tế của
ICRC và tác động chính trị. Hoạt động nhân đạo quốc tế mang tính
thực tiễn cao, nhưng thực tiễn không thể tách rời với những lý thuyết

3


cơ bản. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận và thực
tiễn của hoạt động nhân đạo của ICRC.
- Phân tích thực trạng hoạt động nhân đạo của ICRC từ 1991 đến nay.
- Làm rõ các mô hình, sáng kiến, cách làm hiệu quả của hoạt động nhân
đạo góp phần đáp ứng yêu cầu thiết yếu của người dân do các xung đột
vũ trang quốc tế, hỗ trợ dịch bệnh, nghèo đói và do thiên tai gây ra.
- Đánh giá các thuận lợi và hạn chế trong hoạt động nhân đạo quốc tế
của ICRC
- Phân tích các tác động chính trị của hoạt động nhân đạo quốc tế của
ICRC khó khăn mà tình nguyện viên của Ủy ban Chữ thập đỏ phải đối
mặt nhằm đánh giá rủi ro khi triển khai hoạt động nhân đạo trên thực
tiễn
- Làm rõ mối quan hệ giữa ICRC và Việt Nam, đồng thời tác giả đưa ra
khuyến nghị nhằm tăng cường mối quan hệ này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối với công trình nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu của luận án
này là hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC và tác động chính trị của hoạt
động nhân đạo quốc tế của ICRC.
Hoạt động nhân đạo quốc tế được nghiên cứu trong đề tài bao gồm
các hỗ trợ nhân đạo trong xung đột vũ trang quốc tế, hỗ trợ nạn nhân sau
xung đột vũ trang quốc tế và hỗ trợ nhân đạo trong các trường hợp khác
như nghèo đói, thiên tai, dịch bệnh. Hoạt động nhân đạo của ICRC đang có

vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo hộ các nạn nhân trên thế giới, đáp
ứng tốt nhất hoạt động nhân đạo và nhu cầu của người dân khi khủng
hoảng nhân đạo xảy ra. Việc ra đời của ICRC cùng hoạt động nhân đạo của
ủy ban là minh chứng cho những nỗ lực của cộng đồng thế giới, nhằm giảm
thiểu những đau khổ và thiệt hại cho con người trong các cuộc khủng
hoảng nhân đạo.

4


Xét về nguồn gốc, hoạt động nhân đạo quốc tế xuất phát từ những tư
tưởng nhân đạo. Bên cạnh bản chất nhân đạo, hoạt động nhân đạo quốc tế có
những tác động chính trị trong quan hệ quốc tế. Thông qua ngoại giao nhân
đạo của mình, ICRC đã thiết lập mạng lưới nhân đạo rộng khắp toàn cầu, thúc
đẩy cộng đồng chung tay đóng góp, phát triển xã hội. Hoạt động nhân đạo
quốc tế của ICRC đảm bảo nguyên tắc độc lập, trung lập, nhưng ICRC có tác
động chính trị đến các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm tìm ra giải pháp
hiệu quả cho hoạt động nhân đạo. Hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế
chính trị, phản ánh lợi ích cộng đồng. Sự tồn tại và phát triển của các hoạt
động nhân đạo quốc tế đã phản ánh nỗ lực của ICRC trong việc bảo vệ quyền
con người thoát khỏi các khủng hoảng nhân đạo. Hoạt động nhân đạo quốc tế
của ICRC không thể chấm dứt khủng hoảng nhân đạo, nhưng có thể góp phần
làm giảm thiểu những hậu quả tàn nhẫn gây ra cho con người.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, đề tài “Hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC và tác
động chính trị từ 1991 đến nay” đã lấy việc chấm dứt chiến tranh lạnh làm
mốc mở đầu. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, trật tự thế giới tồn tại gần
nửa thế kỷ bị phá vỡ, một trật tự thế giới mới được hình thành với sự đa dạng
về lợi ích của các chủ thể quan hệ quốc tế, làm cho tình hình thế giới càng
thêm phức tạp. Có sự lựa chọn này, vì đây là một bước ngoặt của lịch sử,

đánh dấu sự bùng nổ trong quá trình pháp điển hóa pháp luật nhân đạo quốc tế
của ICRC. Thời điểm kết thúc nghiên cứu là năm 2016, trong giai đoạn từ
1991 đến 2016, cộng đồng thế giới đã chứng kiến sự tiến bộ đáng kể và phát
triển về vai trò của pháp luật quốc tế trong việc bảo vệ nhân đạo. Đây là giai
đoạn hoạt động nhân đạo quốc tế gia tăng có hiệu quả cả về chất và lượng.
Về mặt không gian, hoạt động nhân đạo của ICRC được tiến hành trên
phạm vi 80 quốc gia, trong đó có 8 văn phòng đại diện khu vực Châu Phi, 2
văn phòng đại diện ở Châu Mỹ, 2 văn phòng đại diện ở Châu Á-Thái Bình
5


Dương, 2 văn phòng đại diện ở Châu Âu, Trung Á và 6 văn phòng đại diện ở
Trung Đông. Như vậy, phạm vi hoạt động nhân đạo của ICRC rất rộng. Khi
nghiên cứu đề tài, tác giả lựa chọn một số nước trong khu vực chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất của khủng hoảng nhân đạo như Trung Đông, Châu Phi, Châu Á
làm minh chứng cho hoạt động nhân đạo của ICRC, như Syria, Afghanistan,
Israel, Indonesia...
Về nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu hoạt động nhân đạo quốc tế
của ICRC và tác động chính trị của hoạt động nhân đạo quốc tế từ năm 1991
đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở quán triệt quan điểm duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước, pháp luật, công tác đối ngoại, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước ta
về chính sách đối ngoại, về tình hình khu vực và thế giới. Trong quá trình
triển khai đề tài, các phương pháp nghiên cứu sau đây đã được sử dụng:
Phương pháp lịch sử để phân tích, đánh giá các hoạt động nhân đạo
quốc tế của ICRC. Mốc lịch sử năm 1991 là thời điểm so sánh hoạt động nhân
đạo của ICRC nên rất cần áp dụng phương pháp lịch sử để thấy được sự khác
nhau giữa thời điểm trước và sau năm 1991. Ngoài ra, người nghiên cứu cũng

dùng hai phương pháp nghiên cứu trên để đánh giá mối quan hệ giữa ICRC và
Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.
Phương pháp thống kê các số liệu liên quan đến thiệt hại của người dân
trong các cuộc xung đột vũ trang hay số liệu về nguồn lực hỗ trợ cho thiệt hại
cũng được người nghiên cứu sử dụng trong đề tài này.
Phương pháp tổng hợp và phân tích để nghiên cứu, lý giải vấn đề. Khi
nghiên cứu đề tài này, qua việc khảo sát tài liệu, tôi thấy rằng các hoạt động
nhân đạo cụ thể được ICRC đưa ra rất rõ ràng. Vì vậy, phương pháp tổng hợp,
thống kê và logic được sử dụng, nhằm khái quát hơn vấn đề, lĩnh vực hoạt
6


động nhân đạo, đưa ra cách đánh giá khoa học, khách quan đối với nhiệm vụ
của ICRC.
Các phương pháp chính trị quốc tế được sử dụng nhằm tìm hiểu tác
động chính trị trong hoạt động nhân đạo quốc tế. Đồng thời khẳng định vị trí,
vai trò của ICRC tác động đến quan hệ quốc tế.
Phương pháp chuyên gia với sự tham gia của các chuyên gia có uy
tín của các bộ, ngành và viện nghiên cứu, cơ sở giảng dạy để làm căn cứ
cho việc đánh giá sự việc, đề xuất giải pháp. Việc tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, các nhà khoa học làm việc trực tiếp của ICRC là nguồn cơ sở
quan trọng giúp người nghiên cứu hoàn thành tốt hơn bản luận án này.
Phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được những mặt được, chưa
được của hoạt động nhân đạo quốc tế, những điểm chung và khác biệt trong
mô hình tổ chức, phương thức hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo quốc tế
của ICRC ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần làm rõ quá trình
phát triển của vấn đề nghiên cứu trong một thời gian nhất định.
Phương pháp phân tích dự báo để rút ra những nhận xét, đánh giá về
tình hình hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC trên thế giới sẽ góp phần
quan trọng cho chiến lược của Việt Nam về lĩnh vực nhân đạo, phù hợp với

tình hình cụ thể ở nước ta.
5. Đóng góp của đề tài
Hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC đã trải qua quá trình hình thành
từ lâu trong lịch sử nhân loại đời, năm 1864, được xây dựng trên cơ sở Luật
nhân đạo quốc tế. Thực tiễn cho thấy, ICRC là một tổ chức có ảnh hưởng tại
Liên Hợp quốc và có những đóng góp đáng kể trong việc khắc phục khủng
hoảng nhân đạo trên thế giới hiện nay. Đóng góp về mặt lý thuyết, kết quả
nghiên cứu của đề tài nhằm tăng cường hiểu biết các hoạt động nhân đạo quốc
tế của ICRC. Đây là tiếng nói chung, mục tiêu chung và phương tiện chung
của nhân loại để bảo vệ và thúc đẩy nhân phẩm, hạnh phúc của con người.

7


Được chính thức công nhận hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC từ
năm 1864, thúc đẩy việc tôn trọng và bảo vệ thường dân cần hơn bao giờ hết
nỗ lực, sự đóng góp của các quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp và cá nhân.
Để đạt được mục tiêu trong lĩnh vực này, nghiên cứu của luận án đang hướng
tới giá trị nhân đạo của dân tộc Việt Nam, trong đó, kết hợp hài hòa những
đặc thù của đất nước và các tiêu chuẩn quốc tế được thừa nhận chung về giá
trị con người. Trên cơ sở quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về hoạt
động nhân đạo, xuất phát từ thực trạng của đất nước ta, luận án đề xuất một số
giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hoạt động nhân đạo ở Việt Nam.
Qua khảo sát tư liệu về hoạt động nhân đạo của ICRC ở Việt Nam,
nghiên cứu sinh đã thấy mảng nghiên cứu này chưa được phát triển, vì vậy,
đóng góp trước hết là hệ thống hóa hoạt động nhân đạo của ICRC không chỉ
trong, sau chiến tranh, mà còn trong các lĩnh vực thiên tai, dịch bệnh, nghèo
đói. Việc nghiên cứu đề tài này góp phần tiếp tục trao đổi và chia sẻ kinh
nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động nhân đạo, qua đó đề xuất cách
thức hợp tác giữa ICRC và Việt Nam. Việc mở rộng hợp tác giữa Việt Nam

và ICRC là điều cần thiết trong hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế ỏ Việt
Nam. Đề tài mong muốn góp phần tăng cường mối quan hệ này.
Đối với việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học, luận án có một
ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học.
Trong điều kiện thiếu tài liệu tham khảo về hoạt động nhân đạo quốc tế. Có
tài liệu tham khảo, công tác nghiên cứu khoa học mới được triển khai theo
đúng cách của nó, tạo ra những tìm tòi và khám phá mới. Kết quả nghiên cứu
còn là tài liệu cho các cơ quan hoạch định chính sách xây dựng và hoàn thiện
hoạt động nhân đạo của Việt Nam.
Các ý kiến, kết luận được trình bày trong luận án làm cơ sở cho việc xây
dựng chương trình tuyên truyền, phổ biến nội dung các hoạt động nhân đạo
quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

8


6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu: Khảo sát các tài liệu nước ngoài
và Việt Nam đã nghiên cứu về hoạt động nhân đạo của ICRC. Qua các tài liệu
này cho thấy khoảng trống cần nghiên cứu của luận án.
- Chương 2: Hoạt động nhân đạo của ICRC và tác động chính trị sau năm
1991: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Tác giả làm rõ các khái niệm liên quan đến
luận án như nhân đạo, hoạt động nhân đạo quốc tế, tác động chính trị. Đồng
thời, đưa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho hoạt động nhân đạo
của ICRC. Bên cạnh đó, cơ sở thực tiễn của hoạt động nhân đạo của ICRC
sau năm 1991 được nghiên cứu sinh làm rõ trong chương này.
- Chương 3: Thực trạng hoạt động nhân đạo của Ủy ban Chữ thập đỏ từ 1991
đến nay. Chương này nghiên cứu về các hoạt động nhân đạo cụ thể trong và

sau các cuộc xung đột vũ trang quốc tế, các lĩnh vực khác như đói nghèo,
thiên tai, dịch bệnh. Qua những hoạt động nhân đạo này, nghiên cứu sinh làm
rõ những hỗ trợ nhân đạo và khó khăn Ủy ban Chữ thập đỏ đang phải đối mặt.
Chương 4: Tác động chính trị của hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC từ
1991 đến nay và khuyến nghị cho Việt Nam. Từ những nội dung nghiên cứu
của các chương trước, tác động chính trị của hoạt động nhân đạo quốc tế được
phân tích và đánh giá khách quan. Đồng thời, tác giả phân tích mối quan hệ
giữa ICRC và Việt Nam. Qua đó, tác giả đưa ra khuyến nghị nhằm thúc đẩy
hơn nữa mối quan hệ giữa ICRC và Việt Nam.

9


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
1.1.1. Các khái niệm
Trong Tạp chí Nhân đạo, số 14, tháng 7 năm 2005 đã có một bài viết
của tác giả Lê Hà về khái niệm nhân đạo truyền thống của Việt Nam. Theo
tác giả, khái niệm nhân đạo có nhiều từ đồng nghĩa như nhân ái, nhân văn,
nhân hậu. Những vốn từ của người Việt đã thể hiện ý nghĩa nhân đạo. Bài viết
đã đưa ra quan điểm về nguồn gốc nhân đạo đã được hình thành từ lâu đời.
Nó khuyến thiện, ngừa ác, đùm bọc con người trong lúc khó khăn. Tuy nhiên,
tác giả chưa đưa ra được khái niệm về nhân đạo.
Hoạt động nhân đạo và hoạt động nhân quyền có mối quan hệ tương tác
với nhau, giáo trình Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng
(2009), Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia, Hà
Nội [5], đã khái quát về quyền con người như khái niệm, nguồn gốc, đặc
điểm, lịch sử phát triển, phân loại quyền con người. Đồng thời, giáo trình
cũng đưa ra khái quát luật quốc tế về quyền con người như đối tượng, phương

pháp điều chỉnh, mối quan hệ giữa quyền con người và pháp luật quốc gia,
mối quan hệ giữa quyền con người và luật nhân đạo quốc tế. Cuối cùng, cuốn
sách đã đi sâu về nội dung của quyền con người trong các lĩnh vực chính trị,
dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và đề cập đến các quyền của một số nhóm
người dễ bị tổn thương, cũng như cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Khi tham khảo giáo trình này, nghiên cứu sinh đã thấy rõ những điểm giống
và khác nhau cơ bản giữa hoạt động nhân đạo và nhân quyền quốc tế.
1.1.2. Về lịch sử hoạt động nhân đạo của ICRC
Hiện nay, việc nghiên cứu về ICRC ở Việt Nam chưa nhiều, các công
trình chỉ tiếp cận một phần hệ thống văn bản luật nhân đạo quốc tế.
Năm 2001, cuốn International Committee of the Red Cross (2001),
“Tìm hiểu về ICRC”, Đoàn đại diện khu vực của ICRC Bangkok, Thái Lan ấn
10


bản [11], đã giới thiệu khái quát về cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của ICRC.
Bên cạnh đó, cuốn sách cũng cung cấp các hiệp ước chủ yếu của luật nhân
đạo quốc tế quan trọng như các công ước Geneva năm 1949, các hiệp ước hạn
chế hoặc nghiêm cấm sử dụng một số vũ khí như vũ khí sát thương, mảnh vỡ
không thể phát hiện được, mìn sát thương...Hoạt động phòng ngừa vi phạm
nhân đạo cũng được cuốn sách đưa ra. Tuy nhiên, cuốn sách này mang nặng
tính hình ảnh minh họa cho các hoạt động, chưa phân tích cụ thể các hoạt
động của Ủy ban, cũng như chưa nêu ra thực trạng khó khăn của các hoạt
động nhân đạo.
Năm 2005, Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2005), Các văn
kiện cơ bản về Luật Nhân đạo quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội [29].
Đây là tư liệu quý, cung cấp hệ thống các văn bản khái quát về luật nhân đạo
quốc tế như giới hạn việc sử dụng các phương pháp và phương tiện chiến
tranh; bảo vệ tài sản văn hóa trong trường hợp xung đột vũ trang; Luật về vũ
trang trên biển và luật về xung đột vũ trang áp dụng trong việc sử dụng không

quân; bảo vệ những đối tượng không có khả năng tự vệ trong chiến tranh;
Luật về xung đột vũ trang không mang tính chất quốc tế. Quyển sách đóng
góp quan trọng trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về các văn kiện cơ
bản của hoạt động nhân đạo quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là văn bản đã
được các quốc gia ban hành, việc thực thi các văn bản trên thực tế thông qua
các hoạt động nhân đạo cụ thể của ICRC chưa được đề cập trong nội dung
của quyển sách này.
Cuốn sách thứ hai của Trung tâm nghiên cứu quyền con người( 2005),
Luật Nhân đạo quốc tế: những nội dung cơ bản, Nhà xuất bản Lý luận Chính
trị, Hà Nội [31], là nền tảng cho các hoạt động nhân đạo quốc tế. Trong đó, để
thuận tiện cho bạn đọc trong quá trình nghiên cứu, tham khảo, tập hợp các
văn kiện, cuốn sách được chia thành năm phần, tương ứng với các lĩnh vực cơ
bản của luật nhân đạo quốc tế, đó là những khái quát về luật nhân đạo quốc tế;
11


giới hạn việc sử dụng các phương pháp và phương tiện chiến tranh; luật về
xung đột vũ trang mang tính chất quốc tế và xung đột vũ trang không mang
tính chất quốc tế; thực hiện và hiệu lực của luật nhân đạo quốc tế; quan hệ
giữa luật nhân đạo quốc tế và luật nhân quyền quốc tế. Đặc biệt, cuốn sách
còn phân tích truyền thống và việc thực hiện luật nhân đạo quốc tế ở Việt
Nam, với những chính sách của Việt Nam trong 30 năm chiến tranh (19451975) và tính nhân đạo trong tư duy lập pháp hình sự Việt Nam. Tuy nhiên,
những thông tin được đưa ra trong cuốn sách đều tiếp cận ở góc độ lý thuyết,
chưa có tình huống cụ thể trong các hoạt động nhân đạo của ICRC.
Cuốn sách dịch của Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, của Frits Kalshoven (2014), Những hạn chế về việc tiến
hành chiến tranh, ICRC xuất bản[14], đã phân tích chính xác và tỉ mỉ giúp
tăng cường kiến thức về quy định của hoạt động nhân đạo quốc tế. Giáo sư đã
phân tích các công ước Hague, công ước Geneva và công ước New York
cùng phát triển theo lịch sử và có mối liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực của

hoạt động nhân đạo quốc tế, dần hội tụ thành một chỉnh thể mà không đánh
mất đi đặc trưng riêng. Những đặc điểm của hoạt động nhân đạo và phạm vi
áp dụng trước và những bước phát triển sau các nghị định thư năm 1977 cũng
được giáo sư phân tích sâu sắc. Tuy nhiên, góc độ tiếp cận của cuốn sách
mang tính chất lịch sử của hoạt động nhân đạo quốc tế trước năm 1991.
Năm 2012, Khoa Quốc tế học đã có hai cử nhân nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận với đề tài “Vai trò của ICRC trong việc thực hiện Luật nhân
đạo quốc tế” của sinh viên Trần Diệu Anh và “ Vấn đề bảo vệ nạn nhân
trong các cuộc xung đột vũ trang theo pháp luật nhân đạo quốc tế” của sinh
viên Trần Thị Oanh. Hai khóa luận cử nhân, đã tiếp cận cơ bản việc thực hiện
luật nhân đạo quốc tế của ICRC. Do khóa luận ở bậc cử nhân, nên việc nghiên
cứu các vấn đề chưa chuyên sâu cũng như các đánh giá việc thực thi luật nhân
đạo quốc tế chưa toàn diện.
12


1.1.3. Về hỗ trợ nạn nhân trong các cuộc khủng hoảng nhân đạo quốc tế
Trong Lịch sử hội chữ thập đỏ Việt Nam đã cho thấy những hoạt động
nhân đạo của Việt Nam đối với các nước bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng nhân
đạo quốc tế. Như năm 2001, Việt Nam đã hỗ trợ sang Iraq thuốc kháng sinh,
vitamin, sữa bột dinh dưỡng, quần áo cho trẻ em tại quốc gia này. Đối với
Angieri chịu ảnh hưởng của đợt lũ lụt khiến hơn 1.000 người thiệt mạng, Việt
Nam đã chuyển 10.000 USD, ủng hộ thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế trị giá
3.000 USD nhằm giúp đỡ người dân ở đây. Năm 2004, thông qua Đại sứ quán
Nga tại Hà Nội, Việt Nam đã trao tặng 50.000 USD để chia sẻ tổn thất, đau
thương với người dân Bexlan trong vụ khủng bố bắt cóc con tin, khiến hơn
400 học sinh bị thiệt mạng. Khi xảy cơn bão Katrina tại Hoa Kỳ năm 2005,
Việt Nam đã vận động ủng hộ nạn nhân của cơn bão với tổng số tiền gần
250.000 USD. Động đất và sóng thần xảy ra ở một ở một số nước Đông Nam
Á và Nam Á, gây tổn thất về người và tài sản, Việt Nam đã tổ chức đợt vận

động cứu trợ để ủng hộ Thái Lan, Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, Philippines,
Lào, Triều Tiên. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã phối hợp cùng Hiệp hội Chữ
thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ra Lời kêu gọi hàng năm hoặc trong các
trường hợp khẩn cấp nhằm giúp đỡ người dân trong khu vực chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng nhân đạo quốc tế.
Như vậy, cuốn sách đã cho thấy các hoạt động nhân đạo quốc tế đã
được Việt Nam quan tâm, giúp đỡ người dân các nước. Khẳng định tính cộng
đồng trách nhiệm cao, sự chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và các
nước. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đưa ra thông tin về kết hợp giữa Việt Nam
và ICRC trong các hoạt động nhân đạo. Đây sẽ là khoảng trống cần nghiên
cứu của luận án về hoạt động nhân đạo của ICRC và tác động chính trị từ
1991 đến nay.
1.1.4. Về hoạt động nhân đạo quốc tế ở Việt Nam
Khi nghiên cứu về hoạt động nhân đạo quốc tế ở Việt Nam, cuốn sách
Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam ( 2009), Lịch sử hội chữ thập đỏ Việt
13


Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội [33], của Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt
Nam ban hành năm 2009, là nguồn tư liệu quý báu cho việc tổng hợp mối
quan hệ giữa ICRC và Việt Nam. Đồng thời, cuốn sách đã cung cấp thông tin
về chặng đường lịch sử của công tác nhân đạo của Việt Nam, với hậu quả
chiến tranh nặng nề, tình hình thiên tai, thảm họa diễn biến phức tạp, sự bùng
phát dịch bệnh đã có trợ giúp nhân đạo của các tổ chức, cá nhân nước ngoài,
trong đó có Ủy ban Chữ thập đỏ.
Các báo cáo hàng năm từ 1991 đến 2015 đã cung cấp bức tranh toàn
cảnh về công tác đối ngoại nhân đạo ở Việt Nam đang tiếp tục mở rộng, vận
động nhiều hơn nguồn lực cho các hoạt động nhân đạo. Mặc dù kinh tế thế
giới và trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam vẫn duy trì được
mối quan hệ tốt đẹp, hiệu quả với các đối tác song phương và đa phương.

Trong đó, Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực của các đối tác quốc tế như
ICRC, 09 Hội Chữ thập đỏ các nước: Germany, Netherland, United States,
Norway, Australia, France, Italia, Spanish, Switzerland. Hội Chữ thập đỏ của
các nước đã ủng hộ và giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực nhân đạo như
trồng rừng chống ngập mặn, hành động vì nạn nhân da cam, ngân hàng bò,
phục hồi chức năng cho người khuyết tật...
Với dung lượng 5 trang, bản tóm tắt về “ Hoạt động của ICRC ở Thái
Lan, Campuchia, Việt Nam và Lào” đã khái quát dự án, hoạt động khác nhau
nhằm giảm thiểu tổn thất của các nhóm dễ bị tổn thương như thăm hỏi tù
nhân, khôi phục các mối liên hệ gia đình, hỗ trợ nạn nhân của xung đột vũ
trang, hỗ trợ xây dựng các công trình nước và vệ sinh, thúc đẩy sự tôn trọng
luật nhân đạo quốc tế và hợp tác với các tổ chức chữ thập đỏ quốc gia.
Phối hợp cùng ICRC, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức cuộc tọa đàm
về “ Sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam và các công ước của Luật nhân
đạo quốc tế” năm 2011. Tọa đàm đã phân tích, nghiên cứu những văn kiện
nòng cốt của Luật nhân đạo quốc tế mà Việt Nam là thành viên như công ước
Geneva và nghị định thư bổ sung, đánh giá các biện pháp mà quốc gia áp dụng
14


để thực hiện luật nhân đạo quốc tế thông qua các bộ luật hình sự, dân sự, luật
báo chí...Tọa đàm được diễn ra trong thời gian một ngày, nên dung lượng thảo
luận còn hạn chế và chỉ khái quát ở góc độ luật pháp về hoạt động nhân đạo,
mà chưa có những khuyến nghị cụ thể hay lộ trình thiết lập mối quan hệ giữa
Việt Nam và ICRC.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa ICRC và Khoa Quốc tế học, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các hội thảo về “ Thực thi luật nhân đạo
quốc tế trong các cuộc xung đột vũ trang” năm 2013, “Hoạt động nhân đạo
quốc tế trong xung đột vũ trang và ứng phó thảm họa thiên tai” năm 2015,
các chuyên gia của ICRC đã trình bày nghiên cứu về các lĩnh vực lịch sử hình

thành ICRC, vai trò của Ủy ban trong các cuộc xung đột vũ trang và lĩnh vực
hoạt động cũng như thách thức mà Ủy ban gặp phải khi thực hiện hoạt động
của mình. Những báo cáo này góp phần quan trọng cho việc định hướng đề
tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, với thời gian hội thảo có hạn
và số lượng chuyên gia tham gia hội thảo không nhiều nên lĩnh vực hoạt động
nhân đạo của ICRC chưa đề cập một cách toàn diện.
Đối với hệ thống các bài nghiên cứu đăng tải trên các website
hay tạp chí còn nghèo nàn, tập
trung vào các hoạt động nhân đạo của Việt Nam, chưa có bài nghiên cứu nào
về hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC.
Chính vì vậy, nghiên cứu về hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC từ
1991 đến nay là một hướng tiếp cận còn khá mới mẻ, nhất là ở Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các hoạt động nhân đạo quốc tế của ICRC trải qua 150 năm hình thành
và phát triển, từ 1864 đến nay, với hàng loạt các hoạt động nhân đạo phong
phú trên cơ sở các quy định của pháp luật nhân đạo quốc tế. Vì vậy, đã xuất
hiện nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí có giá trị của các học
giả trong và ngoài nước. Khi nghiên cứu tư liệu của nước ngoài về hoạt động

15


nhân đạo của ICRC, tác giả thấy có những nghiên cứu được chia thành các
mảng tài liệu như sau:
1.2.1.Các khái niệm
Khi nghiên cứu đề tài này, nghiên cứu sinh thấy cần làm rõ các khái niệm
như nhân đạo là gì? Các nguyên tắc hoạt động nhân đạo? Tác động chính trị
để làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.
Nhằm hướng dẫn các khái niệm, cuốn sách Nils Melzer (2009),
Interpretive guidance on the notion of direct participation in hostilities under

international humanitarian law, ICRC press, Switzerland (Hướng dẫn về khái
niệm của các bên tham gia trực tiếp vào các hành động thù địch theo quy
định của luật nhân đạo quốc tế) của tác giả Nils Melzer, xuất bản năm 2009
[104, tr.1-85] đã đưa ra các khái niệm chung về luật nhân đạo quốc tế, thường
dân trong cuộc xung đột vũ trang quốc tế, khái niệm thường dân trong xung
đột vũ trang phi quốc tế, xác định các bên tham chiến và quyền của nhà nước
về bảo vệ công dân. Tuy nhiên, cuốn sách không đưa ra khái niệm về nhân
đạo hay hoạt động nhân đạo. Nghiên cứu sinh chỉ sử dụng một phần nhỏ về
nguyên tắc quân sự cần thiết và nhân đạo, cấm các cuộc tấn công không mang
tính chất phân biệt.
Trong báo cáo độc lập của Ms Beth Eggleston và Carrie McDougall
(2010), Expert Roundtable on the Protection of Humanitarian Personnel,
Melbourne press, Switzerland [42, tr.2-7] (Hội nghị bàn tròn chuyên gia về
bảo vệ nhân viên làm công tác nhân đạo) tại Melbourne, hai tác giả đã đưa ra
thông tin nhằm tăng cường sự hiểu biết tốt hơn về các vấn đề liên quan đến
việc bảo vệ nhân đạo và cuộc đối thoại giữa các bên liên quan nhằm xây
dựng ứng phó với những thách thức thực tiễn đặt ra. Trong báo cáo đã chỉ rõ
việc nhận thức của các bên liên quan về việc tôn trọng và bảo hộ cho những
người tìm kiếm để cung cấp hỗ trợ nhân đạo và ngày càng có nhiều các cuộc
tấn công vào đội ngũ nhân viên nhân đạo. Rõ ràng việc tìm giải pháp toàn
diện và thực tế để giải quyết các vấn đề này cần nhiều thông tin hơn, và một
16


sự hiểu biết sâu sắc hơn về ý nghĩa của hoạt động nhân đạo. Nhằm tránh việc
lợi dụng hoạt động nhân đạo để can thiệp vào chính sách của các quốc gia,
báo cáo đã đưa ra một số vấn đề cần điều tra như là một ưu tiên. Tuy nhiên,
báo cáo này phản ánh cách hiểu dưới góc độ cá nhân của các báo cáo viên
thông qua tình huống và sự hiểu biết của họ.
Đề cập đến các nguyên tắc của hoạt động nhân đạo quốc tế, nhà nghiên

cứu chính sách nhân đạo của Châu Âu, Nocholas Leader (2000), The Politics
of principle: The principles of humanitarian action in practice, HPG press,
Switzerland [102, tr.1-45] (Chính trị của nguyên tắc: các nguyên tắc nhân đạo
trong thực tiễn) đã phân tích các nguyên tắc nhân đạo. Nghiên cứu chia làm
ba phần, trong đó, phần đầu đưa ra giới thiệu về ý tưởng của nguyên tắc nhân
đạo, phương pháp luận của nguyên tắc nhân đạo. Phần thứ hai đưa ra nguyên
tắc nhân đạo trong một thế giới biến động đã đề cập đến hiệp ước, quốc gia,
cách hiểu về xung đột, những cuộc chiến tranh mới nổi lên và sự phát triển
của hệ thống nhân đạo quốc tế. Phần thứ ba phân tích về sự phát triển của
các nguyên tắc nhân đạo, đặc biệt đề cập đến nguyên tắc trung lập trước
những thách thức về chính trị. Nghiên cứu cũng đưa ra tình huống của Sudan
và Liberia làm minh chứng cho luận điểm của họ. Qua quá trình tham khảo,
nghiên cứu sinh cũng đã tham khảo thông tin về nguyên tắc trung lập khi
thực hiện hoạt động nhân đạo quốc tế.
Đặc biệt, năm 2013, báo cáo của International Committee of the Red
Cross (2013), Annual Report 2013: Principle Humanitarian Action in a
Difficult Environment, ICRC press, Switzerland [76] ( Báo cáo thường niên
2013: thực hiện nguyên tắc nhân đạo trong môi trường khó khăn), do Peter
Maurer là Chủ tịch ICRC báo cáo, đã đưa ra khó khăn khi thực hiện các hoạt
động nhân đạo tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột như việc bảo vệ
thường dân ở Syria, thăm người bị giam giữ ở Myanmar, hỗ trợ an ninh lương
thực ở Colombia và triển khai ba đội phẫu thuật để trợ giúp hàng trăm người
bị thương trong bạo lực ở Sudan. Việc đảm bảo thực hiện nguyên tắc nhân
17


×