Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)

TIẾP cận tác PHẨM “MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG” từ gốc độ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.96 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-------o0o-------

QUÁCH THỊ THANH NHÀN

TIẾP CẬN TÁC PHẨM
“MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG” TỪ
GỐC ĐỘ PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
Chuyên ngành: Ngôn ngữ
Mã số:

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Kim Phượng

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
3.2.4.2. Liên tưởng định vị...................................................................................................89
3.2.4.3. Liên tưởng định chức..............................................................................................91


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, lí thuyết phân tích diễn ngôn đã
được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và dần đưa vào vị trí thay thế
“ngữ pháp văn bản”. Việc thay thế diễn ra khi “ngữ pháp văn bản” ngày càng
không đáp ứng được yêu cầu của nghiên cứu đơn vị ngôn ngữ bậc trên câu.
Dần dần, việc nghiên cứu phân tích diễn ngôn trở thành một trào lưu khoa


học, phát triển rầm rộ ở châu Âu và diễn ngôn trở thành một khái niệm trung
tâm, được lưu hành rộng rãi trong giới nghiên cứu ngôn ngữ. Ở Việt Nam, các
nhà ngôn ngữ đã tiếp thu lí thuyết phân tích diễn ngôn có sáng tạo và chọn
lọc, xây dựng nên một hệ thống lí thuyết phân tích diễn ngôn đặc thù, làm cơ
sở nền tảng để áp dụng cho việc giải mã các tác phẩm văn học cụ thể. Hiện
nay, việc áp dụng phân tích diễn ngôn vào việc tiếp cận tác phẩm văn học
chưa nhiều. Đây thực sự là một hướng nghiên cứu mới, phân tích tác phẩm
dựa trên ngữ cảnh tình huống, giúp chúng ta tìm hiểu những giá trị, những
tầng nghĩa mới của tác phẩm.
1.2. “Mảnh trăng cuối rừng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc
của Nguyễn Minh Châu. Tác phẩm ca ngợi lý tưởng sống, chiến đấu cao đẹp
của thế hệ trẻ trong công cuộc đấu tranh, thống nhất đất nước. Trước đó, khi
tiếp cận tác phẩm này, các nhà nghiên cứu chỉ tập trung khai thác theo chiều
hướng phân tích văn học, phê bình văn học, lý luận văn học... mà chưa có
công trình nào tìm hiểu tác phẩm thông qua hướng phân tích diễn ngôn. Tiếp
cận “Mảnh trăng cuối rừng” theo hướng này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích
cho việc tìm hiểu tác phẩm có thêm tài liệu tham khảo, đồng thời cũng góp
phần cho việc nghiên cứu văn học theo hướng phân tích diễn ngôn trở nên
phong phú hơn.

1


Chính những lí do trên đã khiến chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:
“Tiếp cận tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” nhìn từ góc độ phân tích diễn
ngôn” để nghiên cứu. Chứng minh việc giải mã các tác phẩm văn học dưới
góc độ phân tích diễn ngôn đang là hướng đi mới mẻ, là xu hướng có tính hệ
thống, hiệu quả và phù hợp với xu hướng nghiên cứu chung của sự kết hợp
hài hòa giữa ngôn ngữ và văn học.
2. Lịch sử vấn đề

2.1. Phân tích diễn ngôn được gọi là giai đoạn 2 của “ngữ pháp văn
bản”, điều đó chứng tỏ con đường đi theo ngữ pháp câu của “ngữ pháp văn
bản” là không thỏa đáng. Cần phải có hướng nghiên cứu khả quan hơn về việc
tiếp cận các đơn vị ngôn ngữ trên câu. Phân tích diễn ngôn được giao nhiệm
vụ là cố gắng làm rõ mối quan hệ giữa kết cấu ngôn từ bên trong văn bản với
những yếu tố ngoài văn bản. Có thể nói, “phân tích diễn ngôn” được sử dụng
lần đầu tiên gắn với tên tuổi của Harris, ông đề cập đến vấn đề này trong một
bài viết mang tên Phân tích diễn ngôn vào năm 1952. Tuy nhiên thuật ngữ
này, một mặt còn khá mới mẻ đối với độc giả, mặt khác là sức thuyết phục ở
các luận điểm của bài báo chưa cao. Bởi vậy, cho dẫu có cái tên nhan đề đầy
hứa hẹn (phân tích diễn ngôn) song nó lại không làm hài lòng giới nghiên cứu
ngôn ngữ và độc giả lúc bấy giờ. Vì thế, sự phổ biến của khái niệm diễn ngôn,
phân tích diễn ngôn còn rất hạn chế. Sau Harris, người có công đưa các khái
niệm này trở nên gần gũi với độc giả hơn phải kể đến Mitchell (1957) và chỉ
đến năm 1975 thuật ngữ “diễn ngôn” mới được đông đảo bạn đọc tiếp nhận
nhờ hai tác giả J.Sinclair và M.Couthard. Họ đã viết chung một cuốn sách
mang tên Về một phân tích diễn ngôn. Không những thế, vào năm 1977, tác
giả M.Couthard còn đưa ra Một dẫn luận về phân tích diễn ngôn. Từ đó đến
nay đã có không ít tài liệu in thành sách có nhan đề chung quanh “phân tích
diễn ngôn” và “diễn ngôn” mà nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu có phần gần
gũi với nhau. Khi nói tới các chuyên gia nghiên cứu về phân tích diễn ngôn

2


được biết đến nhiều ở Việt Nam hiện nay phải kể đến những tên tuổi như:
G.Brown và G.Yule; S.C.Levinson; D.Nunan; Van Dijk; Fairclough;…
Những công trình của họ đã tạo nền tảng lý thuyết quan trọng định hướng cho
sự tiếp cận của các nhà nghiên cứu diễn ngôn sau này.
Ở Việt Nam hai nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã có những công trình

chuyên sâu về Phân tích diễn ngôn là Trần Ngọc Thêm và Diệp Quang Ban
một số công trình của hai ông là: “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (Trần
Ngọc Thêm), “Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản” (Diệp Quang Ban)
Tác giả đã đề cập đến phân tích diễn ngôn một cách có hệ thống với các vấn
đề liên quan đến tên gọi, mạch lạc, phân tích và phân loại diễn ngôn các
phương tiện liên kết trong văn bản.
Ngoài ra trong thời gian này còn có các công trình nghiên cứu
chuyên sâu là: “Cơ sở ngữ dụng học” của Đỗ Hữu Châu (2005), “Các
phương tiện liên kết và tổ chức văn bản” của Nguyễn Chí Hòa (2006),
“Phân tích diễn ngôn, một số vấn đề lý luận và phương pháp” của Nguyễn
Hòa (2008), “Giao tiếp và giao tiếp giao văn hóa” của Nguyễn Quang
(2002), “Khái niệm diễn ngôn trong nghiên cứu văn học hôm nay” của
Trần Đình Sử (2013). Tất cả những công trình nghiên cứu phân tích diện
ngôn của các nhà ngôn ngữ kể trên xét về phương diện lý luận đều là
những công trình có giá trị trong công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu
tiếng Việt nói chung. Song, những công trình nghiên cứu ấy còn nằm trên
bình diện rộng. Nó chưa đi sâu vào tìm hiểu ý nghĩa và tác dụng của phân
tích diễn ngôn ở từng tác giả và tác phẩm cụ thể.
2.2. Đối với tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm “Mảnh Trăng cuối
rừng”, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu cũng như hàng loạt bài viết đề
cập đến.
Về những tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, luôn để lại cho người đọc
một cái nhìn mới mẻ về những sáng tác văn học hiện đại. Những tác phẩm đó

3


luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà nghiên cứu khám phá. Trần Đình
Sử có bài “Bến quê, một phong cách trần thuật giàu chất triết lí” bàn đến
những vấn đề liên quan đến nghệ thuật trần thuật của truyện. Trịnh Thu Tuyết

trong bài “Một số cốt truyện trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu” đề cập
đến nội dung và cấu trúc truyện của các tác phẩm. Trong cuốn sách “Phong
cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu”, tác giả đã tiến hành khảo sát toàn bộ
các sáng tác của Nguyễn Minh Châu dưới góc nhìn phong cách học. Nhằm
tìm hiểu và chứng minh phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu tồn tại
trên các phương diện: tư tưởng nghệ thuật, nhân vật, tình huống và điểm nhìn
trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trong các sáng tác của nhà văn.
Về tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng”, có những công trình và bài viết
sau: Bùi Công Thuấn với Góp thêm một cách hiểu “Mảnh trăng cuối rừng
“của Nguyễn Minh Châu khẳng định vẻ đẹp của tình yêu lứa đôi và lý tưởng
phục vụ tổ quốc. Ngoài ra còn có Ánh Tuyết với bài viết : “Nghệ thuật tự sự
của Nguyễn Minh Châu” xoay quanh vấn đề sáng tạo ra tình huống truyện
độc đáo và hấp dẫn... Mỗi bài viết là những nhận định, những đánh giá đa
chiều của tác giả về thiên truyện trên nhiều bình diện khác nhau, chứng minh
sự hấp dẫn của tác phẩm này qua thời gian dài.
Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này, nhưng chủ yếu
nhìn nhận nó thiên về hướng lý luận văn học, phê bình văn học, chưa có công
trình nào giải mã “Mảnh trăng cuối rừng” theo hướng phân tích diễn ngôn.
Chúng tôi mong muốn, thông qua đề tài này nói lên cách tiếp cận hoàn toàn
mới, dựa trên lý thuyết của bộ môn phân tích diễn ngôn khám phá tác phẩm
trên bình diện chung nhất, giúp cho người đọc nhận thấy việc nghiên cứu
chuyên sâu vào tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” bằng phân tích diễn ngôn là
một vấn đề mới, hấp dẫn và đáng được quan tâm.

4


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau: tìm hiểu, giải mã

tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” bằng con đường phân tích diễn ngôn.
Thông qua đó, làm rõ các giá trị về nội dung cũng như nghệ thuật của tác
phẩm. Đặc biệt, giúp người đọc hiểu hơn về tính chặt chẽ và logic, sự liên kết
giữa các phát ngôn trong văn bản.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Tiếp cận tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” từ góc độ ngữ vực (trường,
thức, không khí chung) để thấy rõ các phân cảnh, các nhân vật, mối quan hệ
giữa các nhân vật, các lớp đối thoại hay từng “màn kịch” mà các nhân vật
tham gia.
Đọc tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” từ góc độ liên kết để thấy sự gắn
bó chặt chẽ của các câu, các đoạn trong toàn văn bản.
Phân tích tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” từ góc độ mạch lạc để thấy
mối quan hệ về mặt nội dung giữa các phát ngôn, các đoạn, các phần trong
văn bản.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” được in
năm (1984) tại Nxb Văn học, Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tác phẩm “Mảnh trăng cuối rừng” từ
ba góc độ cơ bản như ngữ vực (trường, thức, không khí chung), liên kết và mạch
lạc. Có rất nhiều hướng tiếp cận tác phẩm này từ góc độ PTDN nhưng chúng tôi
chỉ lựa chọn ba vấn đề trên để đảm bảo dung lượng một luận văn thạc sĩ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tiếp cận tác phẩm nhìn từ góc độ diễn ngôn đang còn khá mới mẻ với
người đọc vì thế để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp
nghiên cứu sau :

5


− Phương pháp phân tích diễn ngôn.

− Phương pháp phân tích miêu tả ngôn ngữ và phân tích văn học:
− Thủ pháp thống kê, phân loại.
VI. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận thì luận văn được triển khai thành ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tiếp cận tác phẩm “Mảnh Trăng Cuối Rừng” từ góc độ
ngữ vực.
Chương 3: Tiếp cận tác phẩm “Mảnh Trăng Cuối Rừng” từ góc độ
mạch lạc và liên kết.

6


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những vấn đề chung về phân tích diễn ngôn
Việc nghiên cứu và tìm hiểu cơ sở lý thuyết của bộ môn phân tích diễn
ngôn (Discourse analysis) viết tắt là PTDN, luôn là mục tiêu của các nhà
nghiên cứu tìm hiểu ngôn ngữ. Sau đây là những lý luận chung, khái quát
nhất của PTDN.
1.1.1. Khái quát về phân tích diễn ngôn
1.1.1.1. Vị trí của phân tích diễn ngôn
Người đầu tiên đề cập đến và đưa ra thuật ngữ PTDN là Z.Harris với
tác phẩm “Discourse Analysis” (1952). Người thứ hai được biết đến là
Mitchell (1957) và người có công truyền bá PTDN cùng với tên gọi của nó là
Van Dijk. Harris đã quan niệm rằng, văn bản mới thể hiện sự hoạt động của
ngôn ngữ, chứ không phải câu hay từ như người ta quan niệm và đặc trưng
của đơn vị này là sự thống nhất nghĩa và chức năng giao tiếp. Cho nên cách
tiếp cận diễn ngôn ở giai đoạn này thường được coi là là tiếp cận hình thức và
nằm trong khuôn khổ của “các ngữ pháp văn bản”. Mitchell thì thiên về các

chức năng xã hội và sử dụng các mẫu diễn ngôn tự nhiên trong xã hội. Ngoài
ra nghiên cứu về phân tích diễn ngôn còn có các tác giả như J.Sinclair và
R.Coulthard (1975); M.Stubbs (1983); G.Brown và G.Yule (1983)… Với
công trình nghiên cứu năm 1983 của Brown và Yule, phân tích diễn ngôn đã
thực sự được thừa nhận rộng rãi. Những công trình của họ đã tạo cơ sở nền
tảng, quan trọng hơn là định hướng cho các nhà nghiên cứu tiếp cận diễn
ngôn sau này.
Ở Việt Nam, PTDN đã được khẳng định thông qua nhiều nghiên cứu
của các tác giả như Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu (1985), Trần Ngọc Thêm
(1985), Nguyễn Đức Dân, Cao Xuân Hạo (1991), Diệp Quang Ban (1998),

7


(2009), Nguyễn Thiện Giáp (2000), (2008), Nguyễn Hòa (2005), (2008). Các
tác giả đã đề cập đến nhiều vấn đề như: chiếu vật và chỉ xuất, lí thuyết hành
động ngôn ngữ, lí thuyết hội thoại, ý nghĩa tường minh, ý nghĩa hàm ngôn,
ngữ cảnh và ý nghĩa, diễn ngôn và PTDN, diễn ngôn và văn hóa, dụng học
giao văn hóa.
Ngày nay bộ môn PTDN là một mảnh đất màu mỡ và vô cùng phong
phú hứa hẹn một là một lĩnh vực nghiên cứu vô cùng thú vị cho những nhà
nghiên cứu ngôn ngữ.
1.1.1.2. Phân biệt “văn bản” với “diễn ngôn”
Có thể nói diễn ngôn và văn bản là hai khái niệm cơ bản trong lí luận
PTDN. Thực tế việc phân tích rạch ròi giữa diễn ngôn và văn bản là điều khá
khó khăn. Nhiều tác giả sử dụng diễn ngôn cũng giống như văn bản, bởi
chúng có thể sử dụng thay thế lẫn nhau, bao hàm nhau. Có nhiều quan điểm
phân giới giữa văn bản và diễn ngôn nhưng vẫn có cách hiểu thống nhất về
chúng bởi chúng tập trung ở quan niệm sau:
Theo R.Barthes (1970) cho rằng đối tượng khảo sát được gọi là “diễn

ngôn” cũng là “văn bản”, nhưng văn bản do ngôn ngữ học nghiên cứu, còn
diễn ngôn do “ngôn ngữ học diễn ngôn” nghiên cứu với những nội dung
nghiên cứu riêng. Ở đây, Barthes đã có tính đến các mục đích giao tiếp (mặt
xã hội) và sự liên thông giữa văn hóa với ngôn ngữ.
D.Nunan trong “Dẫn nhập phân tích diễn ngôn” (bản dịch của Hồ
Mỹ Huyền - Trúc Thanh) (1997) thì sử dụng “thuật ngữ văn bản để chỉ bất kì
cái nào ghi bằng chữ viết của một sự kiện giao tiếp”. Còn “thuật ngữ diễn
ngôn lại để chỉ việc giải thuyết sự kiện giao tiếp trong ngữ cảnh.” [8; 21]
G. Brown & G. Yule (2002) trong “Phân tích diễn ngôn” xem “văn
bản như là một thuật ngữ khoa học để chỉ dữ liệu ngôn từ của một hành vi
giao tiếp”. Ở một đề mục cụ thể, hai tác giả đã khẳng định: “sự biểu hiện của
diễn ngôn là văn bản.” [5; 22]

8


Theo Nguyễn Hòa (2008), H.G.Widdowson cũng là một tác giả có cách
phân biệt diễn ngôn và văn bản giống với G.Brown & G.Yule và D.Nunan.
H.G.Widdowson xem diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. Kết quả về mặt
tình huống của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể: thông tin được
chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này là văn bản.
[theo 34; 32]
Từ những quan điểm nêu trên, rõ ràng là trên một phương diện nhất
định, diễn ngôn hay văn bản có thể coi là hai mặt của một sự vật, tuy ngoại
diên của diễn ngôn rộng hơn so với văn bản, bởi lẽ với tư cách là một quá
trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp, nó còn bao hàm cả các yếu tố ngoài ngôn
ngữ như ngữ cảnh tình huống, yếu tố dụng học và các tác động của các chiến
lược văn hóa ở người sử dụng ngôn ngữ. Có thể hiểu văn bản như là sản phẩm
ngôn ngữ ghi nhận lại quá trình giao tiếp hay sự kiện giao tiếp nói và viết
trong một hoàn cảnh giao tiếp xã hội cụ thể. Việc sử dụng hai khái niệm này

thay thế lẫn nhau là một điều dễ hiểu. Trong thực tế sử dụng, một số tác giả
không phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản trừ phi muốn nhấn mạnh tới mặt
hành chức hay mặt hình thức của ngôn ngữ.
1.1.1.3. “Phân tích văn bản” với “Phân tích diễn ngôn”
Theo D.Nunan, phân tích văn bản là xem xét các đặc điểm hình thức
của văn bản tách rời ngữ cảnh ngoài ngôn ngữ, còn phân tích diễn ngôn sẽ
quan tâm tới mặt chức năng. Do vậy, phân tích diễn ngôn có thể đối lập với
phân tích văn bản. Trong thực tế thì khó có thể có sự phân tích giữa hình thức
(phân tích văn bản) và tách biệt ra khỏi chức năng của (phân tích diễn ngôn),
và ngược lại [1, trang 34 ].
David Crystal cho rằng: Phân tích diễn ngôn tập trung vào cấu trúc
của ngôn ngữ nói xuất hiện một cách tự nhiên trong các diễn ngôn như lời
đàm thoại, phỏng vấn, bình luận và lời nói. Phân tích văn bản tập trung
vào các cấu trúc của ngôn ngữ viết, trong các văn bản như tiểu luận, thông

9


báo, biển chỉ đường và các chương sách (Dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Minh
[11]). Nhận định này cho thấy đối tượng nghiên cứu của hai bộ môn hoàn
toàn khác nhau.
Song dường như vẫn không có một ranh giới nào rạch ròi giữa các
phạm trù trên. Nguyễn Hòa khẳng định, “Trong thực tế rất khó có thể phân
biệt rạch ròi giữa diễn ngôn và văn bản bởi trong văn bản sẽ có diễn ngôn,
trong diễn ngôn sẽ có văn bản đây không phải là hai thực thể biểu hiện của
ngôn ngữ hành chính trong bối cảnh giao tiếp xã hội. Trong thực tế sử dụng,
một số tác giả không phân biệt giữa diễn ngôn và văn bản trừ khi muốn mạnh
tới mặt hành chức hay mặt hình thức của ngôn ngữ” [10, tr 33]. Như vậy
chúng ta có thể thấy rằng văn bản sẽ bao gồm các yếu tố liên kết, cấu trúc đề
thuyết, cấu trúc thông tin, kiểu loại diễn ngôn, cấu trúc diễn ngôn. Còn diễn

ngôn sẽ bao gồm mạch lạc, hành động nói, sử dụng kiến thức trong quá trình
sản sinh và tìm hiểu diễn ngôn .
1.1.1.4. Khái niệm về diễn ngôn
Diễn ngôn là một thuật ngữ của ngôn ngữ học mà ngay từ khi mới ra
đời, bản thân tên gọi ấy đã chứa đựng nhiều cách nhìn với nhiều quan điểm
khác song về lí luận văn học thì còn rất ít. Thực tế cho chúng ta thấy rằng đã
có rất nhiều quan niệm của các nhà ngôn ngữ học về thuật ngữ “văn bản” và
“diễn ngôn”. Trong cuốn Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản tác giả
Diệp Quang Ban đã trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu về hai
thuật ngữ này, trong đó chúng ta có thể kể đến một số định nghĩa sau:
Theo Bellert 1971 viết Diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn
s1,...sn, trong đó việc lý giải nghĩa của một phát ngôn si (với 2 < i < n) lệ
thuộc vào sự lý giải những phát ngôn trong chuỗi s1..., si-1. Nói cách khác,sự
giải thuyết tương đương một phát ngôn tham gia diễn ngôn đòi hỏi phải biết
ngữ cảnh đi trước [5, trang 199].

10


Crystal ghi nhận: Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ, (đặc
biệt là ngôn ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có
tính mạch lạc, kiểu như một bài thuyết giáo, lời tranh luận, truyện vui hoặc
truyện kể (Dẫn theo Diệp Quang Ban [3, tr.200]).
Từ những ý kiến trên ta thấy: diễn ngôn là thuật ngữ chỉ sự kiện giao
tiếp có mục đích, thống nhất và có mạch lạc, được ghi nhận lại bằng văn bản.
1.1.1.5. Phân tích diễn ngôn
Trải qua một quá trình khá dài để đi đến thống nhất tên gọi Phân tích
diễn ngôn song để có cách hiểu thế nào là phân tích diễn ngôn thì đây hẳn là
một vấn đề còn nhiều trăn trở đối với các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều cách
nhìn khác nhau về vấn đề này nhưng vẫn chưa thể đưa ra được cách hiểu đầy

đủ nhất nội hàm của phân tích diễn ngôn. Trong phạm vi của đề tài này,
chúng tôi xin trích dẫn một cách hiểu về phân tích diễn ngôn của tác giả Diệp
Quang Ban như sau:
PTDN là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên
câu (diễn ngôn/ văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm các mặt
ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong khái
niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm
các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân,
cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa, dân tộc) [5, 158].
Trong định nghĩa này có ba yếu tố quan trọng nhất :
- Đối tượng khảo sát: tài liệu ngôn ngữ nói và viết bậc trên câu (diễn
ngôn hay văn bản), đó là nói đến các dạng tồn tại của ngôn ngữ được dùng
làm đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: tính đa diện hiện thực của tài liệu ngôn ngữ
đó, tức là xét nghĩa các từ ngữ trong văn bản (diễn ngôn) trong quan hệ giữa
chúng với nhau (ngữ cảnh trong văn bản), và trong quan hệ với ngữ cảnh bên
ngoài văn bản.

11


- Phương pháp tiếp cận là phân tích (phân tích ngôn ngữ trong sử
dụng), tức là lý giải cách sử dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Nunan cũng khẳng định: “PTDN liên quan đến việc nghiên cứu ngôn
ngữ trong sử dụng để hiểu được con người có thể giao tiếp với nhau một cách
thành công như thế nào cần phải xem xét không những các từ xuất hiện trên
mặt giấy mà còn phải xem xét các kiến thức và các kĩ năng của bản thân
người sử dụng ngôn ngữ” [, 134].
Trong thực tế rất khó có thể ứng dụng toàn bộ lý thuyết này để nghiên
cứu một diễn ngôn cụ thể vì nó quá lớn vì thế nên chúng ta chỉ quan tâm phân

tích một diễn ngôn nào đó như: ngữ cảnh, ngôn vực, (trường, thức, không khí)
mạch lạc, liên kết, hành động ngôn ngữ để cho người đọc có thể tiếp cận tác
phẩm thông qua PTDN một cách dễ hiểu nhất.
1.1.2. Ngữ vực
Ngữ vực được hiểu là dấu vết ngôn ngữ có khả năng mang nghĩa hoặc
mang một giá trị nào đó có thể nhận biết được. Theo Diệp Quang Ban, các
yếu tố thuộc ngữ vực gồm: trường diễn ngôn, phương thức diễn ngôn và
không khí chung.
1.1.2.1. Trường diễn ngôn
Trường diễn ngôn là hoàn cảnh bao quanh diễn ngôn, là sự kiện tổng
quát trong đó văn bản hành chức, cùng với tính chủ động và có mục đích của
người nói, người viết; bởi vậy nó bao gồm đề tài, chủ đề (subjet-matter) với
yếu tố trong đó. Nói vắn tắt, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện
[3, tr.159]. Như vậy, trường là nơi gây ra kích thích (hoặc cảm hứng) để con
người chủ động tạo văn bản và là nơi cung cấp đề tài- chủ đề cho văn bản.
1.1.2.2. Phương thức diễn ngôn
Thức (mode), là chức năng của văn bản trong sự kiện đó, do vậy bao
gồm hai kênh của ngôn ngữ nói và viết, ứng khẩu và có chuẩn bị và các thể
loại của nó,... thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống [3, tr.159] .

12


Theo cách hiểu này, thức là các cách tạo ngôn ngữ thích hợp với sự
kiện cần diễn đạt, chịu sự chi phối của các điều kiện tạo văn bản.
1.1.2.3. Không khí chung
Theo Diệp Quang Ban, không khí chung là các vai xã hội được trình
diễn. Không khí chung phản ánh mối quan hệ giữa những người tham gia giao
tiếp với trạng thái tâm sinh lí của họ, với các kiểu quan hệ giữa họ [3:285286].
Ngữ vực là đặc điểm của tình huống có liên quan tới văn bản, và chúng

là những phương tiện diễn ngôn.
Ta có thể hiểu về các yếu tố của ngữ vực hơn qua ví dụ:
“Con cò chết rũ trên cây
Cò con mở lịch xem ngày làm ma
Cà cuống uống rượu la đà
Chim ri ríu rít bò ra lấy phần
Chào mào thì đánh trống quân
Chim rít cởi trần , vác mò đi rao”
− Trường diễn ngôn:
Trường trong bài ca dao chính là cảnh sinh hoạt thường ngày ở các làng
xã Việt Nam. Bài ca dao vẽ ra khung cảnh sống động đó với đôi chút châm
biễm diễu cợt cái tập tục rề rà, lễ lạt, tốn kém ở làng xã Việt Nam. Với mục
đích châm chích những kẻ có vai có vế trong làng bao nhiêu thì bài ca dao lại
cảm thông với cảnh lận đận, khốn khó của người nông dân lam lũ bấy nhiêu.
− Phương thức diễn ngôn :
Phương thức diễn ngôn của bài ca dao là cách thức trần thuật của dân
gian. Trong đó, các nhân vật tham gia trao đổi thông tin thông qua hình thức
tương tác thoại không theo qui thức, tức là không có chào hỏi thông thường,
không có lời đối thoại như con người. Các nhân vật không có sự chuẩn bị đề
tài cò mẹ do lao lực chết rũ từ bao giờ. Vậy mà con cò con thì phải bày biện

13


nào lễ nghi, số má, ngày giờ mới làm tang lễ trước mở lịch xem ngày làm ma,
uống rượu la đà, ríu rít bò ra lấy phần, thì đánh trống quân, vác mò đi rao.
Qua đó ta thấy từ cường hào, lý dịch cho đến người dân được dịp ăn
uống và hăng hái tham gia. Đây chính là "việc làng" trong xã hội ngày xưa.



Không khí chung
Không khí ồn ào hỗn loạn, chủ yếu là không khí a dua nhau, hướng

đến tranh giành thực phần, không ai quan tâm đến cái chết của cò mẹ. Không
khí chung là không khí xa cách giữa các nhân vật. Cụ thể là sự đối lập về lợi
ích giữa các loài vật, mà đại biểu là những thế lực bóc lột người nông dân
nghèo. Giai cấp thống trị chỉ để ý đến những phần lễ lạt mà giai cấp bị trị phải
bày biện cho họ, không quan tâm đến đời sống khó khăn của đối phương.
Tâm lý chung của đám chức sắc là muốn được lợi về lễ lạt, ăn uống, còn tâm
lý của cò con là phải lo cho đám ma của cò mẹ chu toàn theo tục lệ.
Trường – thức – không khí chung tạo nên ngữ cảnh tình huống bên
ngoài diễn ngôn, dựa trên phong cách ngụ ngôn, dùng hình tượng những con
vật rất gần gũi với đời sống nhà nông để thể hiện một đám ma ở nông thôn.
Diễn ngôn miêu tả một góc của đời sống người dân nghèo với những hủ tục,
lề thói rất sinh động. Qua đó ta xác định được chủ đề giao tiếp, quan hệ giữa
những người tham gia giao tiếp, các mối quan hệ xã hội giúp chúng ta hiểu
được diễn ngôn ở mức độ nhất định.
1.1.3. Liên kết
1.1.3.1. Khái niệm liên kết
Theo Diệp Quang Ban, liên kết xét cụ thể là kiểu quan hệ nghĩa giữa
hai yếu tố ngôn ngữ nằm trong hai câu (hai mệnh đề) theo cách giải thích
nghĩa cho nhau. Nói rõ hơn, liên kết là kiểu quan hệ nghĩa giữa hai yếu tố
ngôn ngữ nằm trong hai câu mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì
phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, và trên cơ sở hai câu (mệnh đề) chứa

14


chúng được liên kết với nhau. Các kiểu quan hệ nghĩa này làm thành những
cấu hình nghĩa của liên kết, hay khuôn hình tạo sinh diễn ngôn.

Theo Trần Ngọc Thêm với công trình Hệ thống liên kết văn bản tiếng
Việt, ông đã đưa ra cái nhìn đầy đủ và hệ thống về liên kết. Ông định nghĩa:
Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ và liên hệ các câu trong văn bản
[15, tr.19]. Liên kết có hai mặt: liên kết hình thức và liên kết nội dung. Ông
quan niệm liên kết là khái niệm thuộc về phạm vi của cấu trúc trong văn bản,
được quan tâm và khai thác trên cả hai mặt là hình thức và ý nghĩa.
Qua hai quan niệm trên liên kết bao gồm cả nội dung và hình thức là
một mạng lưới các mối liên hệ và quan hệ giữa các câu, các đoạn, các phần
trong mỗi văn bản.
1.1.3.2. Các phương thức liên kết
Theo Trần Ngọc Thêm, có 7 phương thức liên kết: phép lặp, phép đối,
phép thế, phép nối, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép tỉnh lược. Mỗi
phương thức liên kết thể hiện một loại ý nghĩa, một chức năng nhất định trong
việc liên kết. Như vậy, ý nghĩa chung hay cách thức chung mà các phương
tiện liên kết cùng thể hiện sẽ tạo thành một phương thức liên kết nhất định.
a. Phép lặp
Phép lặp là một phương thức liên kết thể hiện ở việc lặp lại trong kết
ngôn những yếu tố đã có ở chủ ngôn (lặp tố). Phép lặp gồm có các dạng: lặp
ngữ âm, lặp từ vựng, lặp ngữ pháp.
Tùy thuộc vào tính chất của lặp tố mà phép lặp có thể chia thành 3 dạng
sau: lặp ngữ âm, lặp từ ngữ và lặp ngữ pháp.
+ Lặp ngữ âm: Là một dạng thức của phương thức lặp thực hiện ở việc
sử dụng trong kết ngôn những yếu tố ngữ âm (như âm tiết, số lượng âm tiết,
khuôn vần, phụ âm đầu, thanh điệu… ) đã có ở chủ ngôn.

15


Ví dụ:
Mẹ bống đi chợ đường trơn

Bống ra gánh đỡ chạy cơn mưa ròng
(Ca dao)
+ Lặp từ vựng: Là một dạng thức của phương thức lặp thể hiện ở việc
lặp lại trong kết ngôn những từ hoặc những cụm từ (ngữ) đã có ở chủ
ngôn.
Ví dụ:
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Lòng chàng ý thiếp cứ sầu hơn ai
(Chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm)
+ Lặp ngữ pháp: Là một dạng tức của phương thức lặp thể hiện ởviệc
lặp lại trong kết ngôn cấu trúc của chủ ngôn và có thể lặp lại cả một số hư từ
mà chủ ngôn đã sử dụng.
Ví dụ:
Ta say ngựa cũng la đà
Trời cao xuống thấp, núi xa lại gần
Ta say ngựa cũng tần ngần
Trên lưng ta quẩy một vùng giai nhân
(Ta say – Lưu Trọng Lư)
Tóm lại, phép lặp có tác dụng làm tăng tính chính xác, rõ ràng và tăng
giá trị nghệ thuật cho văn bản. Tuy vậy, khi sử dụng cần tránh lặp lại từ quá
nhiều lần vì nó gây cảm giác nặng nề, nhàm chán.
b. Phép đối:

16


Là phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn một
ngữ đoạn (từ hoặc cụm từ) có ý nghĩa đối lập với một ngữ đoạn nào đó có ở

chủ ngôn.
Căn cứ vào đặc điểm của các phương tiện dùng làm chủ tố và đối tố, có
thể phân loại phép đối thành bốn kiểu: đối trái nghĩa, đối phủ định, đối miêu
tả và đối lâm thời.
Ví dụ: đối phủ định
Cứ quan sát kỹ thì rất nản. Nhưng tôi chưa nản chỉ vì tin vào ông cụ.
(Nam Cao)
Phép đối có tác dụng vừa làm liên kết câu, vừa là biện pháp tu từ, vừa
làm cho câu thơ cân đối và có tính nhạc.
c. Phép thế
Phép thế là phương pháp thay thế từ ngữ ở các câu đi trước bằng các từ
ngữ tương đương của các câu đi sau.
Phép thế có hai loại: Thế đồng nghĩa và thế đại từ
+ Thế đồng nghĩa: là cách dùng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa để thay
thế, được chia làm 4 loại: thế đồng nghĩa từ điển, thế đồng nghĩa phủ định, thế
đồng nghĩa miêu tả, thế đồng nghĩa lâm thời.
Người Pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít.
(Hồ Chí Minh)
Đây là phép thế đồng nghĩa phủ định, vì từ nhiều và không ít đồng
nghĩa phủ định cho nhau.
+ Thế đại từ: dùng đại từ nhân xưng, đại từ thay thế (thế, vậy, như thế,
như vậy,…) hoặc đại từ chỉ định (đó, kia, ấy, mà, này,...) ở câu sau để thay
thế cho từ ngữ cho câu đi trước.

17


Ví dụ:
Lão Hạc thổi cái mồi rơm, châm đóm.
Tôi mời lão hút trước.

Tôi xin cụ…
(Lão Hạc – Nam Cao)
Tác giả dùng hai từ lão, cụ thay thế cho lão Hạc.
Phép thế đại từ giúp cho việc liên kết văn bản được chặt chẽ hơn, tránh
lặp từ vựng và rút gọn văn bản.
d. Phép tỉnh lược
Phép tỉnh lược là phương thức liên kết sử dụng sự vắng mặt (sự lược
bỏ) các yếu tố trong câu để liên kết câu.
Ví dụ:
Hai người đi qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy
người.
(Dẫn theo Trần Ngọc Thêm)
Phép tỉnh lược có chức năng liên kết câu, nó rút gọn văn bản và nhấn
mạnh vào thông tin chính. Có thể tỉnh lược bất cứ thành phần nào của câu
như: bổ ngữ, chủ ngữ, vị ngữ… nhưng nó phải là những bộ phận mang nội
dung thông tin cũ, khi tỉnh lược đi không gây ra hiểu lầm và không vi phạm
phép lịch sự trong giao tiếp.
e. Phép nối
Phép nối là phương thức sử dụng các quan hệ từ, các phó từ, trợ từ, các
từ ngữ chuyển tiếp để nối các câu. Gồm có 4 loại: nối bằng quan hệ từ (rồi,
thì, nhưng, bởi, nên, mà, và, song,…) nối bằng phó từ (cũng, chính, còn, cứ,
lại, điều, cả,…) nối bằng các từ chuyển tiếp (một là, hai là, tóm lại, cuối
cùng, đầu tiên, trước tiên,…) dùng các từ đối lập (trái lại, thế mà, tóm lại,
mặt khác,…)

18


Ví dụ:
Đêm ấy tôi chạy nhanh đến như vậy, nhưng lên đến tiền tiêu giao hàng

cho kho xong, thì trời đã gần sáng. Thế là không kịp quay về rừng săng lẻ
giấu xe nữa, đành đánh xe đi giấu ngay ở đấy.
(Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu)
Trong ví dụ trên, tác giả dùng từ thế là để nối giữa các câu. Từ cho nên
có tác dụng biểu thị điều sắp xảy ra đối lập với ý mà câu đã nêu ở trước đó.
Chỉ quan hệ nghịch đối.
f. Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng
trong chủ ngôn và kết ngôn những ngữ đoạn (từ hoặc nhóm từ) có liên quan
về nghĩa với nhau thông qua một số nét nghĩa chung và không chứa nét nghĩa
đối lập.
Theo tính chất của mối quan hệ giữa chủ tố và liên tố, phép liên tưởng
có thể chia thành bảy kiểu: liên tưởng bao hàm, liên tưởng đồng loại, liên
tưởng định lượng, liên tưởng định vị, liên tưởng định chức, liên tưởng đặc
trưng, liên tưởng nhân quả.
Ví dụ:
Hai đứa trẻ cũng có bộ mặt giống mẹ. con không ai cười.
(Trần Mai Nam)
Trong ví dụ trên, ta có thể liên tưởng đến hai đứa trẻ và ba mẹ con
không ai cười cả đây là kiểu liên tưởng định lượng.
Phép liên tưởng là phương thức liên kết có tác dụng làm tăng giá trị
nghệ thuật của văn bản, giúp cho mạng lưới chủ đề trong văn bản được nối
kết chặt chẽ.
g. Phép tuyến tính

19


Phép tuyến tính là phương thức liên kết thực hiện ở việc sử dụng trật tự
tuyến tính của các câu vào việc liên kết những câu có quan hệ chặt chẽ với

nhau về mặt nội dung.
Ví dụ:
Hắn rút dao xông vào. Bá kiến ngồi nhổm dậy. Chí Phèo đã văng dao
tới rồi.
(Chí Phèo – Nam Cao)
- Phân loại phép tuyến tính
Xét mối quan hệ nội dung giữa các câu, phép tuyến tính có thể quy về
hai kiểu:
+ Liên kết tuyến tính của những câu có quan hệ thời gian.
Ví dụ:
Khi hoàng hôn buông xuống, mặt nước phương trời sáng lên trong
giây lát, đượm vẻ bao la, khêu gợi vô hạn lòng giang hồ.
(Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài)
+ Liên kết tuyến tính của những câu không có quan hệ thời gian.
Ví dụ:
Chao ôi ! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như
người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt.
(Dì Hảo – Nam Cao)
1.1.4. Mạch lạc
1.1.4.1. Khái niệm mạch lạc
Theo nhiều nhà nghiên cứu, “mạch lạc” là thuật ngữ ngôn ngữ học xuất
hiện gắn với bộ môn Phân tích diễn ngôn. Xung quanh khái niệm mạch lạc,
tồn tại những cách hiểu khác nhau. Tác giả Diệp Quang Ban đã tổng hợp
những cách hiểu cơ bản nhất về mạch lạc trong Giao tiếp văn bản – mạch lạc,
liên kết, đoạn văn như sau:

20


Một cách dung dị và rất bao quát, có thể hiểu mạch lạc (coherence) là

cái tầm rộng mà ở đó các lời nói được tiếp nhận là có “mắc vào nhau”, chứ
không phải là một tập hợp các câu nói không có liên quan với nhau (D.
Nunan, 1993) [15 trang 169].
Mạch lạc là một trong những điều kiện ban đầu hay đặc tính ban đầu
của một văn bản: không có mạch lạc, một văn bản không phải là một văn bản
đích thực (K.Wales, 1994)”.
Với cách hiểu trên đây về mạch lạc, có thể thấy: Mạch lạc là sự nối kết
có tính chất hợp lý về mặt nghĩa và mặt chức năng, được trình bày trong quá
trình triển khai một văn bản (như một truyện kể, một cuộc thoại, một lời nói
hay bài viết…), nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau hơn là sự liên kết
với câu [3, tr.297].
1.1.4.2. Biểu hiện của mạch lạc
Mạch lạc là một hiện trạng mơ hồ, trừu tượng vì vậy nó là mảnh đất
đang nó đang là một được các nhà nghiên cứu tìm tòi và khám phá. Các nhà
ngôn ngữ học đã không dừng lại ở việc tìm hiểu thế nào là mạch lạc, mà còn
đi sâu khám phá các biểu hiện ở mạch lạc. Theo Diệp Quang Ban mạch lạc có
phạm vi biểu hiện khá phong phú, trong cuốn sách “Giao tiếp, diễn ngôn và
cấu tạo văn bản” ông đề cập tới 7 biểu hiện của mạch lạc.
a. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ nghĩa giữa các từ ngữ trong
một câu
Mạch lạc được hiểu rõ trong quan hệ nghĩa giữa vật nêu ở chủ ngữ với
đặc trưng nêu ở vị ngữ và trong quan hệ cú pháp giữa động từ với bổ ngữ. Để
chứng minh cho điều này tác giả đã đưa ra ví dụ có tính chất “phản diện”.
Ví dụ: “Con chó kêu meo meo”.
Xét ví dụ ở câu trên thì câu này đúng ngữ pháp nhưng về mặt ý nghĩa
logic không được chấp nhận do mâu thuẫn giữa đặc trưng “kêu” vốn đã được
gắn cho cái con chó ở phần chủ ngữ “con chó kêu” với âm thanh được dùng

21



để miêu tả con chó ở gần vị ngữ. Hai đặc trưng “con chó kêu” “meo meo”
không dung hợp được với nhau vì không thể tráo đổi, gán được tiếng kêu của
các loại vật cùng nhau được. Trên thực tế, chỉ có những mèo phát ra được âm
thanh này. Bởi vậy câu này phi mạch lạc.
b. Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các đề tài – chủ đề của
các câu
Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài của các câu có thể được thực
hiện theo hai cách là duy trì đề tài và triển khai đề tài đồng thời liên quan đến
việc tạo nên hệ thống đề và hệ thống tin trong mạng mạch.
- Duy trì đề tài
Duy trì đề tài là trường hợp vật, việc, hiện tượng nào đó được nhắc lại
trong những câu khác nhau với tư cách là đề tài của câu đó. Các từ ngữ diễn
đạt đề tài này trong các câu khác nhau có thể chỉ là một và được lặp lại mà
cũng có thể là những yếu tố có bề ngoài khác nhau, nhưng cũng chỉ về vật
việc hiện tượng đó. Các phương thức thể hiện sự duy trì của đề tài là sử dụng
phép lặp từ vựng, tỉnh lược, phép thế.
Ví dụ:
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc
Hay nằm ngủ trưa
Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
Qua ví dụ ta thấy từ hay và từ ước được lặp lại nhằm nhấn mạnh chú
tôi là người nhiều thứ: nghiện rượu, nghiện chè, lại nghiện cả... ngủ trưa!
Không những thế, chú còn là người rất “giàu ước mơ” - mà toàn mơ để

22



không phải đi làm, để ngủ cho đã mắt. Để duy trì đề tài này tác giả đã sử dụng
phép lặp từ “hay” “ước”.
- Triển khai đề tài
Triển khai đề tài là trường hợp từ một đề tài nào đó trong một câu liên
tưởng đến đề tài nào khác thích hợp trong một câu khác, theo một quan hệ
nào đó làm cho sự việc được phát triển hơn lên. Các đề tài được đưa thêm vào
phải có cơ sở nghĩa và cơ sở logic nhất định. Cơ sở nghĩa thể hiện ở sự phù
hợp về nghĩa của các đề tài mới thêm vào với đề tài đã có và với tình huống
sử dụng nói chung. Cơ sở logic các kiểu quan hệ logic thích hợp với số lượng
đề tài được triển khai thỏa mãn tính cần và đủ. Triển khai đề tài được thực
hiện bằng các phương tiện liên kết thuộc các phép liên kết như phối hợp từ
ngữ, phép so sánh.
Ví dụ:
Đến lúc lấy chồng, anh sẽ giúp cho,
Giúp cho một thúng xôi vò
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi chằm em đeo,
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau.
( Ca dao – Tát nước đầu đình )
“Con lợn béo, vò rượu tăm, đôi chiếu, chăn, chằm, quan tám tiền cheo,
quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau” đều là những sính lễ cưới hỏi. Chàng
trai muốn mượn lời bài ca dao để tỏ tình với cô gái. Câu ca dao giống như lời
cầu hôn của chàng trai, chàng trai đã tìm những vật thách cưới là những hình
ảnh rất gần gũi của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đề tài được triển khai rất
mạch lạc, từ việc nêu lên việc trả công cho cô gái đến việc đưa ra sính lễ tiến


23


×