Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

ĐỀ,ĐÁP án THI CUỐI năm và LUYỆN THI vào 10 môn NGỮ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.21 KB, 37 trang )

ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9
VÀ ÔN THI VÀO 10
Đề số 1
ĐỀ BÀI
Phần I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Câu 1: Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2: Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”,
“đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu
ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 3: So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại
trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ
ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4: Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có
sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ
trên.
Câu 5: Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người
đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết
bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của
tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Phần II: Làm văn (4 điểm)


Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:


Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con - Y Phương, 1980)
ĐÁP ÁN
Phần I: Đọc hiểu văn bản:
Câu 1:


Đoạn 1: Viếng lăng Bác - Viễn Phương



Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

Câu 2:


Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân
vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất
một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)




Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ
đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách
hiểu, miễn đúng) (0,5đ)

Câu 3:


Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.



Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.

Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, đặt một câu văn
có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ
trên:
VD:


Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!



Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!



Ôi, thơ hay quá!...


Câu 5: (3 điểm) Dàn ý




Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống
có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ
việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)



Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời,
và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay
xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp
cuộc đời từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)



Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ
hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…



Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN
(trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)

Phần II: Làm văn (4 điểm)
3. Dàn bài
Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời

điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn
thơ cần phân tích…
Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:


Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập
quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập,
ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”“Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…



Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về
bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền
thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình
ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”,
lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở
ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước
cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội
quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)

Kết bài:
Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ
thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học
cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)


ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9
VÀ ÔN THI VÀO 10
Đề số 2
ĐỀ BÀI

Phần I. (4,0 điểm).
Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch
sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển
mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Hành trang vào thế kỷ mới – Vũ Khoan. Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
1. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào? Đoạn văn trên sử dụng phép
liên kết nào là chủ yếu? Từ được in đậm trong câu “Trong những hành
trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành
phần biệt lập gì?
2. Trong văn bản tác giả chỉ ra một trong những cái mạnh của con người Việt
Nam là “thông minh nhạy bén với cái mới”, còn cái yếu là “khả năng thực
hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề”. Hãy viết một
đoạn văn nghị luận (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến
trên?
3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước
vào thế kỷ 21?
Phần II: (6 điểm)
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ
thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh
ra đời của bài thơ ấy.



Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy
cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra
đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập
luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm
rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong
lăng.
Câu 4: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu
thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
ĐÁP ÁN
Phần I: (4 điểm)
Câu 1 (1 điểm)


Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là:
phép lặp. (0,75 điểm)



Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. (0,25 điểm)

Câu 2 (2 điểm)
Dàn ý


Nêu được vấn đề cần nghị luận.




Suy nghĩ về cái mạnh của con người Việt Nam: thông minh, nhạy bén với
cái mới (Vận dụng các thao tác nghị luận xã hội để làm rõ cái mạnh của con
người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của nó) (0,5 điểm)



Suy nghĩ về cái yếu của con người Việt Nam: Khả năng thực hành và sáng
tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề (Vận dụng các thao tác nghị
luận xã hội để làm rõ cái yếu của con người Việt Nam; ý nghĩa, tác dụng của
nó) (0,5 điểm)



Liên hệ bản thân: Thấy được cái mạnh của bản thân để tử đó có hướng phát
huy, khắc phục những cái yếu, nhất là lối học chay, học vẹt; tăng cường kĩ
năng thực hành và vận dụng... (1 điểm)

Câu 3. Em đã và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững
bước vào thế kỷ 21? (1đ)
Liên hệ những hành động việc làm để trở thành con ngoan trò giỏi, tích lũy kiến
thức.
Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe để trở thành người công dân có ích cho gia đình và
xã hội. (Trình bày mạch lạc bằng 1 đoạn văn khoảng 5 dòng).


Phần II: (6 điểm)
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn
Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết
thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra
thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.

Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi
lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.


Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần
gũi.



Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư
thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có
đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên.

Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:


Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả
trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ
khi đứng trước Bác.



Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự
nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.

Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta
giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu.

ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9 VÀ ÔN THI

VÀO 10- Đề số 3
ĐỀ BÀI
I. Phần đọc hiểu (3 điểm)


Câu 1: (2 điểm). Về bài thơ “Viếng lăng bác” (Viễn Phương), em hãy cho biết:
a. Bài thơ được sáng tác năm nào?
b. Chép lại những câu thơ trong bài thơ có hình ảnh hàng tre, cây tre. Nêu ngắn
gọn ý nghĩa của hình ảnh này trong bài thơ.
Câu 2: (1 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng
nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.
Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển
mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”.
(Ngữ văn 9, Tập 2, NXBGD – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản
thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?
II. Phần làm văn: (7điểm)
Câu 1: (2 điểm). Với chủ đề về môi trường, em hãy dựng một đoạn văn khoảng 10
đến 12 câu về hậu quả của nó đối với sức khỏe của con người.
Câu 2: (5 điểm). Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh
Hải):
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm sao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Ngữ văn 9, tập II, nhà xuất bản giáo dục, năm 2007)
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2 điểm)
a. Bài thơ được sáng tác năm 1976. (0,5 điểm).


b.
* Những câu thơ có hình ảnh cây tre: (0,75 điểm)
1. Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.
2. Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.
3. Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
* Ý nghĩa của hình ảnh hàng tre:
- Cây tre hiện lên với vẻ bát ngát, xanh xanh, bão táp mưa sa đứng thẳng hàng,
trung hiếu => Tả thực cây tre bên lăng bác (dáng thẳng, được trồng thành hàng,
màu xanh, ngày ngày bên lăng…). (0,5 điểm)
- Ý nghĩa ẩn dụ: Tre là hình ảnh của làng quê, của đất nước Việt Nam, đã thành
một biểu tượng của dân tộc – là biểu tượng của sức sống bền bỉ, kiên cường của
dân tộc...(0,5 điểm)
Câu 2: (1 điểm).
a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác
giả Vũ Khoan. (0,25 điểm)
b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. (0,25 điểm).
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp (0,25 điểm).
d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu. (0,25 điểm).
II. Phần làm văn
Câu 1: (2 điểm)

- Hình thức: (0,5 điểm)


Đoạn văn mạch lạc nhờ có phép liên kết.

- Nội dung: (1,5 điểm)


Mở đoạn: Nêu thực trạng của vấn đề môi trường hiện nay.



Thân đoạn: Chỉ rõ tác hại, hậu quả của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe
con người (ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước, hiệu
ứng nhà kính…); đưa ra biện pháp khắc phục, cách xử lí…



Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, và đưa ra lời khuyên.

Câu 2: (5 điểm).
Phân tích đoạn thơ:
a. Mở bài: (0,5 điểm)


Dẫn dắt giới thiệu vấn đề (tác giả, tác phẩm, đoạn trích…)
b. Thân bài: (4 điểm) Phân tích làm nổi bật giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn
thơ.
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ chuyển một cách
tự nhiên sang bày tỏ suy nghĩ và tâm niệm của nhà thơ.

* Hai ý (luận điểm) cần làm sáng tỏ
1. Khát vọng, mong ước được sống ý nghĩa, được cống hiến cho đất nước,
cho cuộc đời của tác giả.
2. Ước nguyện ấy được thể hiện một cách chân thành, giản dị, khiêm nhường.
Một số phân tích cụ thể:
* Khổ 1: (2 điểm)
- Điều tâm niệm của nhà thơ được thể hiện một cách chân thành trong những
hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. Phân tích các hình ảnh: con chim hót, một cành
hoa, một nốt trầm xao xuyến… để thấy ước nguyện của Thanh Hải.


Con chim hót, một cành hoa, đó là những hình ảnh đẹp của thiên nhiên. Ở
phần đầu bài thơ, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đã được miêu tả bằng
hình ảnh một bông hoa tím biếc, bằng âm thanh của tiếng chim chiền
chiện hót chi mà vang trời. Đến khổ thơ này, tác giả lại mượn những hình
ảnh ấy để nói lên ước nguyện chân thành của mình: Đem cuộc đời mình hòa
nhập và cống hiến cho đất nước…Giữa bản hòa ca tươi vui đầy sức sống của
cuộc đời, nhà thơ xin làm một nốt trầm xao xuyến => Hiểu mối quan hệ
riêng chung sâu sắc: Chỉ xin làm một nốt trầm trong bản hòa ca chung.

- Điệp từ ta làm…, ta nhập vào… diễm tả một cách tha thiết khát vọng được
hòa nhập vào cuộc sống của đất nước được cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé
của cuộc đời mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
- Điệp từ một diễn tả sự nhỏ bé ít ỏi, khiêm nhường.
* Khổ 2: (1,5 điểm)
- Những hình ảnh con chim, cành hoa, nốt nhạc trầm cuối cùng dồn vào một
hình ảnh thật đặc sắc: Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời. Hình ảnh ẩn
dụ mang vẻ đẹp gián dị, khiêm nhường thể hiện thật xúc động tâm niệm chân
thành, tha thiết của nhà thơ. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ đầy bất ngờ thú vị và sâu
sắc: đặt cái vô hạn của trời đất bên cạnh cái hữu hạn của đời người, tìm ra mối

quan hệ cá nhân và xã hội.


- Sự thay đổi trong cách xưng hô tôi sang ta mang ý nghĩa rộng lớn là ước
nguyện chung của mọi người.
+ Bằng giọng thơ nhỏ nhẹ, sâu lắng, ước nguyện của Thanh Hải đã đi vào
lòng người đọc, thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp: Mỗi người phải mang đến
cho cuộc đời chung một nét đẹp riêng, phải cống hiến cái phần tinh túy, dù nhỏ
bé, cho đất nước, và không ngừng cống hiến Lặng lẽ, Dù là tuổi hai mươi – Dù là
khi tóc bạc. Đó mới là ý nghĩa cao đẹp của đời người.
* Đánh giá: (0,5 điểm)
- Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biện pháp điệp từ, điệp ngữ, ẩn
dụ, thể thơ năm chữ, âm hưởng trong sáng, thiết tha.
- Nội dung: Đoạn thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành, cao cả, thiết
tha của nhà thơ…Đặt đoạn thơ trong hoàn cảnh sáng tác cụ thể: Bài thơ được viết
không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời => càng khẳng định, nhấn mạnh vẻ đẹp
tâm hồn của nhà thơ.
c, Kết bài: (0,5 điểm)
- Tóm tắt vấn đề (khẳng định giá trị của đoạn thơ, nêu cảm nghĩ của bản thân)

ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9 VÀ ÔN THI
VÀO 10- Đề số 7
ĐỀ BÀI
Phần I (5 điểm):
Không biết từ khi nào, mùa thu xuất hiện trong thơ ca với bao cảm xúc, để lại ấn
tượng sâu đậm khiến lòng người bâng khuâng, xao xuyến. Trong tác phẩm của
mình, một nhà thơ đã viết:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Câu 1. Hai câu thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Ai là tác giả ? Hãy chép các câu

còn lại để hoàn thành khổ thơ có chứa hai câu thơ trên. (1.5 điểm)
Câu 2. Có ý kiến cho rằng: “Đối với mỗi nhà thơ, mỗi mùa thu là một niềm riêng,
được cảm nhận bằng một cách riêng”. Hình ảnh “đám mây mùa hạ” trong bài thơ
trên được cảm nhận bằng một cách riêng và gửi gắm niềm riêng gì? (1 điểm)


Câu 3. Từ khổ thơ vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập
luận tổng hợp – phân tích – tổng hợp trình bày cảm nhận của em về những biến
chuyển trong không gian lúc giao mùa từ hạ sang thu. Trong đoạn có sử dụng một
câu bị động và phép nối để liên kết câu. (Gạch chân, chú thích dưới câu bị động và
từ ngữ dùng làm phép nối) (2,5 điểm)
Phần II (5 điểm):
Câu 1: Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê đã để
cho nhân vật Phương Định kể về cuộc sống của cô và đồng đội:
Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có
nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu
mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai?
Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bon ghim vào cánh tay thì khá
phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2015, trang 118)
Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn “Ngày nào ít: ba lần.” thuộc kiểu câu gì? Nhận
xét cách đặt câu trong đoạn văn trên và cho biết tác dụng của cách viết ấy trong
việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu đoạn văn. (1 điểm)
Câu 2: Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1: Trong trái tim thế hệ trẻ một thời, “…những người đẹp nhất, thông minh,
can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.”
(lời nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn
Lê Minh Khuê). Hôm nay, trong trái tim em, ai là người đẹp nhất? Hãy trình bày
suy nghĩ của mình bằng một bài văn nghị luận ngắn. (4 điểm)
Đề 2: Kể về bé Thu vào phút chia tay với ba nó trong truyện ngắn “Chiệc lược

ngà”, người kể chuyện kể: …Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng
bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương
mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như
không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác,
không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Qua lời người kể chuyện em hiểu
tâm trạng bé Thu lúc này là thế nào? Bằng chính trải nghiệm của mình, hãy viết
một bài nghị luận ngắn bày tỏ suy nghĩ của em.


ĐÁP ÁN
Câu 1:
– Tác phẩm: Sang thu
– Tác giả: Hữu Thỉnh
– Khổ thơ có chứa câu thơ:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Câu 2:
– Đám mây mùa hạ đã được nhân hoá diễn tả dòng trôi của thời gian.
– Đám mấy mùa hạ vắt nửa mình sang thu dường như cũng là tâm sự của chính
nhà thơ trước dòng chảy của tháng năm.
Câu 3: Viết đoạn văn
– Hình thức:
+ Đoạn văn đúng yêu cầu về cấu trúc
+ Có câu bị động (Gạch dưới)
+ Có câu sử dụng phép liên kết (Gạch dưới)
– Nội dung:
+ Bức tranh thiên nhiên giao mùa
+ Miêu tả không gian nhưng gợi được thời gian

+ Thể hiện kín đáo nỗi niềm riêng
Phần II (5 điểm)
Câu 1:
– Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đã cho thuộc kiểu câu rút gọn.
– Cách đặt câu và tác dụng: câu văn ngắn, gần với khẩu ngữ, nhịp nhanh, tạo được
không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường.
Câu 2:
– Hình thức:
+ Đúng kết cấu của bài văn nghị luận


+ Có độ dài ít nhất nửa trang giấy thi
– Nội dung:
+ Hiểu đúng yêu cầu của đề
+ Biết cách lập luận
+ Văn viết chân thật, cảm xúc
+ Đề 1: Là suy nghĩ về những con người đáng kính trọng hôm nay để hướng đến
những điều tốt đẹp.
+ Đề 2; Là suy nghĩ về sự trải nghiệm của bản thân để hướng đến những điều tốt
đẹp.
+ Hai đề tuy cách hỏi khác nhau, nhưng đều có đích đến giống nhau. Hướng các
em đến với những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tin tưởng để sống tốt, ân hận để
sống đẹp hơn.

ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9 VÀ ÔN THI
VÀO 10- Đề số 6
ĐỀ BÀI
Câu 1: (0,25 điểm) Bài văn "Bàn về đọc sách " của tác giả nào?
A. Nguyễn Thiếp
C. Nguyễn Quang Sáng


B. Chu Quang Tiềm
D. Hoài Thanh

Câu 2: (0,25 điểm) Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong văn bản
"Con cò" của Chế Lan Viên là:
A. Hình ảnh người nông dân vất vả.
B. Hình ảnh người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn, giàu đức hi sinh.
C. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.
D. Là nhân vật trữ tình chính trong ca dao.
Câu 3: (0,5 điểm) Trong những câu dưới, câu nào có thành phần khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi.
B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
C. Nghèo, tôi đã hết nghèo.
D. Tôi vừa làm xong bài tập.


Câu 4: (0,25 điểm) Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về tư
tưởng, văn hoá, đạo đức, lối sống của thế hệ thanh niên. Đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai

Câu 5: (0,25 điểm) Khởi ngữ là thành phần biệt lập của câu. Đúng hay sai?
A. Đúng

B. Sai

Câu 6: (0,5 điểm) Điền từ để hoàn thành khái niệm:
a. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên .............được nói đến

trong câu.
b. Thành phần ............được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự
việc được nói đến trong câu.
Câu 7: (1 điểm) Ghép tên các thành phần biệt lập với công dụng của nó:
A. Thành phần
biệt lập

B. Công dụng (được dùng để)

1, Thành phần tình a, bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của
thái
câu
2, Thành phần
cảm thán

Ghép A
với B
1,

b, thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc
2,
được nói đến trong câu

3, Thành phần gọi
c, bộc lộ tâm lý của người nói
– đáp

3,

4, Thành phần phụ

d, nêu đề tài nói đến trong câu
chú

4,

e, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
Câu 8: (2 điểm)
a, Thế nào là nghĩa tường minh? Hàm ý?
b, Đọc mẫu chuyện ngắn sau và trả lời câu hỏi:
Mẹ


Ba thằng bạn ngồi với nhau kể những chuyện buồn vì Mẹ
– Mẹ tao không cho tiền tiêu vặt, thật là chán!
– Online 1 tí đã bị mẹ mắng, bực thật!
Thằng thứ ba vẫn im lặng, chưa bao giờ nghe nó kể chuyện buồn vì mẹ cả.
– Thế Mẹ mày có làm gì mày buồn không? – Thằng thứ nhất hỏi.
– Không! Hồi Mẹ tao còn sống, Mẹ toàn làm cho tao vui thôi – thằng thứ ba trả
lời.
Nó lại cười. Nụ cười rưng rưng.
– Chỉ ra hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba?
Câu 9: (5 điểm) "Nói với con" – áng thơ tinh tế, sâu sắc về tình cảm gia đình, tình
quê hương của nhà thơ Y Phương.
ĐÁP ÁN
Câu

123

Đáp án BC


B,
C

4 5 6a
BD

Đề
tài

6b

7

Tình
thái

1-b, 2-c, 3-e, 4-a

Câu 8: (2 điểm)
a)


Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu.



Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.


b)
Hàm ý trong câu trả lời của thằng thứ ba:


Mẹ nó đã chết.



Tình yêu thương mẹ giúp ta thấy được tất cả những gì mẹ dành cho ta đều
tốt đẹp.

Câu 9: (5 điểm)
Ca dao từng có câu: "Công cha như núi Thái Sơn". Có phải vì vậy mà người cha
luôn khao khát những đứa con có được sự vững vàng, rắn rỏi mạnh mẽ trên đường
đời. Qua bài thơ Nói với con của Y Phương, người đọc nhận thấy tình cảm và
mong ước của một người cha như vậy dành cho con, một thứ tình cảm nồng ấm và
thiêng liêng, giản dị. Bài thơ đồng thời cũng gợi cho người đọc những suy nghĩ sâu
sắc về trách nhiệm của người làm con.


Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người,
đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.
Nhà thơ đã mở rộng từ tình cảm gia đình đến tình cảm quê hượng, từ những kỷ
niệm gần gũi, thiết tha mà nâng lên thành lẽ sống.
Mở đầu bài thơ bằng những hình ảnh cụ thể, Y Phương đã tạo được không khí gia
đình đầm ấm, quấn quýt. Từng bước đi, từng tiếng nói tiếng cười của con được cha
mẹ mừng vui đón nhận:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười"
Những câu thơ có cách diễn đạt thật độc đáo đã cho thấy tình yêu thương của cha
mẹ đối với con. Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng
niu, mong chờ của cha mẹ.
Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, thời gian trôi qua, con trưởng thành
trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.
Đó là cuộc sống của những "người đồng mình", rất cần cù và tươi vui:
"Người đồng mình thương lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa, vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ nhớ mãi về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trong đời".
Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện: cài nan hoa, ken câu hát,... đã miêu tả cụ thể
cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê
hương. Rừng núi quê hương thơ mộng và trữ tình cũng là một trong những yếu tố
nuôi con khôn lớn, nâng đỡ tâm hồn con. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh,
thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con
đường cho những tấm lòng". Cách gọi "người đồng mình" đặc biệt gần gũi, thân
thiết và gắn bó như gợi niềm ruột thịt yêu thương.
Không chỉ gợi cho con về nguồn sinh dưỡng, cha còn nói với con về những đức
tính cao đẹp của "người đồng mình". Đó là lòng yêu lao động, hăng say lao động
với cả tấm lòng. Đó là sức sống bền bỉ, mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ:


"Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn".
Dùng những từ ngữ rất mạnh mẽ như "cao", "xa", "lớn", tác giả muốn nhấn mạnh
cuộc sống khoáng đạt, mạnh mẽ của những "người đồng mình". Dù khó khăn, đói

nghèo còn nhiều nhưng họ không nhụt chí, ý chí của họ vẫn rất vững chắc, kiên
cường:
"Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục"
Những "người đồng mình" vượt qua vất vả để bám trụ lấy quê hương. Bằng cuộc
sống lao động không mệt mỏi, họ xây dựng quê hương với những truyền thống cao
đẹp. Những "người đồng mình" mộc mạc, thẳng thắn nhưng giàu chí khí, niềm
tin...Người cha đã kể với con về quê hương với cảm xúc rất tự hào.
Tình cảm của người cha dành cho con rất thiết tha, trìu mến. Tình cảm này bộc lộ
tự nhiên, chân thực qua những lời nhắn gửi của cha cho con. Người cha muốn con
sống phải có nghĩa tình, thuỷ chung với quê hương, biết chấp nhận những khó
khăn, vất vả để có thể:
"Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc"
Người cha mong cho con mình sống ngay thẳng, trong sạch, sống với ý chí, niềm
tin để vững vàng vượt qua mọi thử thách khó khăn. Người cha mong cho con sống
phải luôn tin vào khả năng của mình, tin tưởng vào bản thân. Có như vậy, con mới
có thể thành công, mới không thua kém ai cả Người cha đã nói với con bằng tất cả
lòng yêu thương của mình, nói với con những điều từ đáy lòng mình. Điều lớn nhất
người cha đã truyền dạy cho con chính là niềm tự tin vào bản thân và lòng tự hào
với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống của quê hương.
Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với
con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói
với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm
tin khi bước vào đời.



Bài thơ đã gợi cho người đọc những niềm cảm động sâu xa và những suy nghĩ sâu
sắc. Thì ra, đằng sau những lặng lẽ, thâm trầm cùa cha là biết bao yêu thương, biết
bao mong mỏi, biết bao hi vọng, biết bao đợi chờ ... Con lớn lên như hôm nay
không chỉ nhờ vào cơm ăn và áo mặc mà còn mang nặng ân tình của những lời dạy
dỗ ân cần thấm thía. Quả là:
"Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Vậy thì, là người làm con, con xin nguyện:
"Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
Chẳng những vậy, con sẽ bước theo những bước chân vững chắc mà cha để lại trên
con đường cha bước đến đỉnh Thái Sơn – nguyện "sống như sông như suối",
nguyện ngẩng cao đầu "lên đường" mà không "thô sơ da thịt". Và trên con đường
ấy, con sẽ mang theo hình ảnh quê hương để tiếp tục nối tiếp cha anh "tự đục đá kê
cao quê hương" thân thiết của mình.
Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất
là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc
nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.
Bài thơ nhắc nhở chúng ta về tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần
cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương, của dân tộc. Qua lời nói với con, ta phần
nào hiểu rõ hơn, cảm nhận sâu sắc hơn những tình cảm của người cha dành cho
con. Những bài học mà người cha trong bài thơ Nói với con có lẽ là những bài học
mà bất kỳ người cha nào cũng muốn dạy cho con mình. Và những bài học giản dị,
mộc mạc đó có lẽ sẽ theo con suốt trên chặng đường đời, bài học của cha – bài học
đầy ý nghĩa sâu sắc.

ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9 VÀ ÔN THI
VÀO 10- Đề số 5

ĐỀ BÀI
Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn thơ sau:
... Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa


Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc...
(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2)
a. Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
b. Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về những nguyện ước chân thành của tác
giả trong đoạn thơ trên.
Câu 2 (3,0 điểm): Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:
"Ý chí là con đường về đích sớm nhất".
Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ
Sa Pa" của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9, tập 1) để thấy được vẻ đẹp trong
cách sống, tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật.
ĐÁP ÁN
Câu 1:
a) Đoạn thơ trích trong tác phẩm "Mùa xuân nho nhỏ" (0,25đ)
Tác giả: Thanh Hải (0,25đ)
b) Đoạn thơ đã diễn tả được nguyện ước chân thành, giản dị nhưng vô cùng cao
đẹp của nhà thơ. (1,5đ)


Đó là ước nguyện hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, được cống hiến cho

cuộc đời chung.



Ước nguyện đó được Thanh Hải diễn tả bằng những hình ảnh đẹp, sáng tạo.



Ước nguyện của nhà thơ cho ta hiểu mỗi người phải biết sống, cống hiến
cho cuộc đời chung những gì tinh túy nhất dù là nhỏ bé, từ đó khơi gợi
những khát vọng, lý tưởng sống tốt đẹp.

Câu 2:
a) Mở bài (0,25 điểm)
Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn ý kiến.
b) Thân bài (2,25 điểm)
* Giải thích: (1,0 điểm)




Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được
mục đích.



Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới.




Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi
hoạt động của cuộc đời con người. Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức
lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh
nhất đưa ta đến với những thành công.

* Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? (1,0 điểm)


Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách
để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động,
khoa học, v.v...



Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý
nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của
cuộc sống.



Thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình là
biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh.



Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp. (Lấy dẫn chứng
trong thực tế cuộc sống để minh họa...)

* Bài học nhận thức và hành động: (0,25 điểm)



Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc
sống. Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công
trong học tập và rèn luyện.



Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp
với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa. Phê phán
những người thối chí, đầu hàng số phận, buông xuôi, đổ lỗi cho hoàn cảnh,...

c) Kết bài (0.25 điểm)
Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.
Câu 3:
a) Mở bài (0,5 điểm)
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm; tình cảm, thái độ của bản thân trước
những phẩm chất cao đẹp của người thanh niên trong truyện.
b) Thân bài (3,0 điểm)
Hoàn cảnh sống và làm việc đặc biệt của nhân vật anh thanh niên:




Quê ở Lào Cai, tình nguyện lên sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn cao
2600m, giữa cỏ cây và mây mù lạnh lẽo.



Làm công tác khí tượng – một công việc đều đều, nhàm chán.




Sống một mình suốt bốn năm với nỗi "thèm người" - khát khao được hòa
nhập với cuộc đời.

-> Hoàn cảnh sống cô đơn, buồn tẻ, khó khăn đòi hỏi con người phải có bản lĩnh,
nghị lực để vượt qua.
Yêu nghề, say mê với công việc mình làm.


Suy nghĩ về công việc rất đẹp: anh thấy được việc mình làm có ích cho cuộc
đời; công việc chính là niềm vui, là người bạn nên ở một mình vẫn không
cảm thấy cô đơn, cách nghĩ về công việc cũng rất mơ mộng.



Hành động: Hy sinh cả hạnh phúc, cuộc sống riêng tư vì công việc, làm việc
nghiêm túc, khoa học, chính xác, tỉ mỉ. Cách làm việc ấy ngấm cả vào nếp
sống hàng ngày.

Lối sống: giản dị, khiêm tốn:


Cách nghĩ về cuộc sống của mình và những người ở mảnh đất Sa Pa rất giản
dị.



Ca ngợi mọi người, từ chối không muốn ông họa sĩ vẽ mình.




Kể về chiến công, đóng góp của bản thân một cách khiêm nhường.

Chủ động gắn mình với cuộc đời, hồn nhiên, cởi mở:


Sống một mình trên đỉnh núi cao, nhưng anh biết rất rõ những người xung
quanh mình: vợ bác lái xe mới ốm dậy, hai anh cán bộ ở Sa Pa, ông kỹ sư
nông nghiệp và anh cán bộ nghiên cứu sét...



Anh chủ động hòa mình với cuộc đời: sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, đọc
sách, nuôi gà, trồng hoa...

c) Kết bài (0,5 điểm)
Cuộc sống giản dị, tâm hồn tươi đẹp của anh thanh niên làm ta trân trọng, khâm
phục, truyền đến cho bạn đọc những suy nghĩ đẹp về cuộc sống, về cách sống của
bản thân.


Đó là cách sống của người thanh niên có lý tưởng.



Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam...


ĐỀ - ĐÁP ÁN THI MÔN NGỮ VĂN HỌC CUỐI NĂM LỚP 9 VÀ ÔN THI

VÀO 10- Đề số 4
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 đ)
Đọc kỹ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái
đầu câu trả lời đúng nhất:
“Đất dưới chân chúng tôi rung.Mấy cái khăn mặt mắc ở dây cũng rung.Tất cả, cứ
như lên cơn sốt.Khói lên và cửa hang bị che lấp.Không thấy mây và bầu trời đâu
nữa.
Chị Thao cấm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành:“Định ở
nhà.Lấn này nó bỏ ít, hai đứa đi cũng đủ”, rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và
đi ra cửa.
Tôi không cãi chị.Quyền hạn phân công là ở chị.Thời gian bắt đầu căng lên.Trí
não tôi cũng không thua.Những gì đã qua, những gì sắp tới...không đáng kể
nữa.Có gì lí thú đâu, nếu các bạn tôi không quay về? Điện thoại réo. Đại đội
trưởng hỏi tình hình.Tôi nói như gắt vào máy:
- Trinh sát chưa về!
(Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1: Đoạn văn trên được kể từ nhân vật nào?
A. Người kể giấu mình
B. Nhân vật phương Định
C. Chị Nho
D. Chị Thao
Câu 2: Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung?
A.Bao quát được các đối tượng và sv đang diễn ra
B.Giữ được một thái độ k quan, không mang tính chủ quan
C.Tạo ra cái nhìn nhiều chiều với nhiều góc độ khác nhau.
D.Chân thực, đi sâu vào nhân vật kể chuyện, thuyết phục người đọc.
Câu 3: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì?
A.Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”trong một trận bom
B.Vẻ đẹp của những cô gái trên một cao điểm ở Trường Sơn

C.Một lần đi trinh sát của các cô gái trên một cao điểm ở Trường Sơn
D.Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đi phá bom
Câu 4: Câu nào dưới đây là câu ghép?


A. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung
B. Khói lên và cửa hang bị che lấp
C. Chị Thao cầm cái thước trên tay tôi, nuốt nốt miếng bích quy ngon lành
D. Rồi kéo tay áo Nho, vác xẻng lên vai và đi ra cửa.
Câu 5: Nối nội dung cột A sao cho phù hợp nội dung với cột B (1,0 đ)
A. Từ

B. Từ loại

a. Chỉ từ.
b. Lượng
1. trời ơi.
từ.
2. đang.
c. Thán từ.
3. những.
d. Phó từ.
4. này
e.đại từ
g.số từ
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu cảm nhận về tình mẹ yêu thương con trong 2 câu thơ sau: (2,0 đ)
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
(Con cò - Chế Lan Viên)

Từ đó nêu suy nghĩ của mình về đạo làm con.
Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân
ĐÁP ÁN
vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê
(5 điểm).
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 câu, mỗi câu đúng 0,5 đ, Tổng cộng 3,0 đ)
Câu 1. B
Câu 2. D
Câu 3. C
Câu 4. B.
Câu 5:
1-c
2-d
3-b
4-a


II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu cảm nhận tình mẹ yêu thương con trong 2 câu thơ và suy nghĩ về đạo
làm con ? (2,0 đ)
- Nêu cảm nhận về tình mẹ yêu thương con trong 2 câu thơ: (1,0 đ)
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con
(Con cò-Chế Lan Viên)
Trong suy nghĩ của người mẹ, con dù lớn khôn, dù trưởng thành đến đâu... con vẫn
là con của mẹ...Dù ở đâu, lòng mẹ vẫn bên con...
- Nêu suy nghĩ về đạo làm con (1,0 đ)


Hiểu công lao và tình yêu thương của cha mẹ




Yêu thương kình trọng, vâng lời lễ phép ...



Không làm buồn lòng cha mẹ...



Nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ ốm đau, già nua

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những
ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê (5 điểm).
Lê Minh Khuê là nhà văn thuộc thế hệ những tác giả bắt đầu sáng tác trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Với tài năng và sự tìm tòi, khám phá của mình, bà sớm gặt
hái được nhiều thành công về mảng đề tài là cuộc sống chiến đấu của những thanh
niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn. “Những ngôi sao xa xôi”
là một trong những truyện ngắn tiêu biểu của Lê Minh Khuê. Nhân vật chính trong
tác phẩm - Phương Định - là nhân vật giành được nhiều sự yêu mến, cảm phục của
người đọc bởi vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và sự dũng cảm, ngoan cường, bình tĩnh
ung dung trước hiểm nguy.
Phương Định gây cảm tình đầu tiên cho người đọc bởi vẻ trẻ trung, xinh đẹp của
một cô gái mới lớn. Cô là người nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của
mình. Cô tự đánh giá: “Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một
cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa
loa kèn. Cón mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”, vẻ đẹp ấy
của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: "các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi”.
Điều đó làm Phương Định tự hào nhưng điều đặc biệt là cô chưa dành riêng tình

cảm cho ai.


Nhân vật chính của tác phẩm còn khiến người đọc khâm phục bởi sự dũng cảm
ngoan cường, bình tĩnh ung dung vượt lên khó khăn nguy hiểm.
Phương Định cùng những người bạn của minh sống và chiến đấu trên một cao
điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Chị phải chạy trên
cao điểm đánh phá của máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cùng đồng đội phải
lao ra trọng điểm, đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm
những quả bom chưa nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó
là công việc mạo hiểm với cái chết luôn gần kề tạo áp lực khiến thần kinh vô cùng
căng thẳng. Thực hiện công việc đó, Phương Định và đồng đội phải rất bình tĩnh
và họ đã thực sự bình tĩnh, ung dung một cách lạ thường. Thậm chí, với họ, công
việc ấy đã trở thành bình thường: "Công việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có
bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và khi
cần thì phá bom”.
Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thế phải phá
tới năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh cua
Phương Định. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy càng thẳng đến cảm giác là
các anh cao xạ ở trên kia cũng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để
lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng: “Tôi đến gần quả bom...
đàng hoàng mà bước tới” ở bên quả bom kề sát với cái chết im lim và bất ngờ,
từng cảm giác của con người như cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi
xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Vỏ
quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.
Đặc biệt, Phương Định càng khiến người đọc yêu mến, trân trọng hơn bởi tâm hồn
trong sáng, tinh tế. Chị rất giàu tình cảm với đồng chí, đồng đội, quê hương và vô
cùng lạc quan yêu đời.
Giống như hai người đồng đội trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những
người đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt, cô yêu mến và cảm phục

tất cả những người chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của những con
đường vào mặt trận. Phương Định đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm
chưa về. Chị yêu thương và gắn bó với bạn bè nên có những nhận xét tốt đẹp đầy
thiện cảm về Nho, phát hiện ra vẻ đẹp dễ thương "nhẹ, mát như một que kem
trắng" của bạn. Chị còn hiểu và đồng cảm sâu sắc với những sở thích và tâm trạng
của chị Thao.
Phương Định cũng là người con gái có một thời học sinh hồn nhiên, vô tư bên
người mẹ thân thương trong một căn buồng nhỏ nằm trên một đường phố yên tĩnh


×