Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Luận văn Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 141 trang )

Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở

Lời cảm ơn
Trƣớc hết, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới T.S. Phan Thị Hồng Xuân,
ngƣời thầy đã tận tình giúp đỡ, định hƣớng cho em trong suốt thời gian
nghiên cứu luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Trƣờng, trong
Khoa Ngữ văn và tổ Phƣơng pháp đã mang đến cho chúng em những giờ học
bổ ích. Chính sự động viên, giúp đỡ của thầy cô là động lực để em phấn đấu,
tập làm nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu đã luôn vững tay chèo để đƣa
những thế hệ học viên tới đƣợc bến bờ tri thức.
Lời cuối, em muốn gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn là chỗ
dựa để em cố gắng vƣơn lên trong học tập, nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
Tác giả

Lê Thị Thu Hƣơng


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3
4. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4


6. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
7. Các phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 5
9. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................... 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TẠO HỨNG THÚ HỌC
TẬP TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ .................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập .......................................... 6
1.1.2. Điều kiện tạo hứng thú xét từ chủ thể học tập ....................................... 9
1.1.3. Điều kiện hứng thú xét từ đối tượng học tập ....................................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 24
1.2.1. Nội dung dạy học Tiếng Việt ở THCS ................................................. 24
1.2.2. Hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh Trung học cơ sở ................ 27
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................... 29
CHƢƠNG 2:CÁC BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP TIẾNG
VIỆT CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ....................................... 30
2.1. Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện nội dung dạy học ................. 30


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
2.1.1. Giúp học sinh nhận thức được lợi ích của nội dung học tập ............... 31
2.1.2. Sử dụng ngữ liệu thiết thực, hấp dẫn .................................................. 38
2.1.3. Sử dụng bài tập thiết thực, hấp dẫn .................................................... 59
2.1.4. Cung cấp thông tin bên lề thiết thực, hấp dẫn..................................... 78
2.2. Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện phƣơng pháp dạy học .......... 87
2.2.1. Tổ chức trò chơi học tập ..................................................................... 88
2.2.2. Tổ chức hoạt động đóng vai................................................................ 99
2.2.3. Tổ chức hoạt động học theo nhóm .................................................... 101

2.2.4. Dạy học theo dự án........................................................................... 102
2.3. Các phƣơng pháp tạo hứng thú trên bình diện phƣơng tiện dạy học..... 105
2.3.1. Các phương tiện dạy học truyền thống ............................................. 105
2.3.2. Các phương tiện dạy học hiện đại .................................................... 108
2.4. Các biện pháp tạo hứng thú trên bình diện môi trƣờng dạy học ........... 109
2.4.1. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò ......................................... 110
2.4.2. Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa trò với trò .......................................... 112
2.5. Các biện pháp tạo hứng thú bằng cách đổi mới cách kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập của học sinh ....................................................................... 113
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 117
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM ............................................................... 118
3.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 118
3.2. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 118
3.3. Kết quả thực nghiệm ........................................................................... 132
KẾT LUẬN ............................................................................................... 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 135


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở

CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

HS

:

Học sinh

CT


:

Chƣơng trình

GV

:

Giáo viên

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

DHDA

:

Dạy học dự án

PTDH


:

Phƣơng tiện dạy học


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Mấy năm trở lại đây các nhà giáo dục đã nói nhiều đến tình trạng
dạy học Ngữ văn của học sinh phổ thông. Đã có nhiều hội thảo, đề xuất nhằm
cải thiện tình hình. Nhƣng kết quả vẫn không mấy khả quan. Học sinh chán
và không mặn mà với môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tiếng Việt nói
riêng. Việc học Ngữ văn của nhiều em là để đối phó với các bài kiểm tra trên
lớp và qua các kì thi. Nói nhƣ Tiến sĩ Chu Văn Sơn: chƣa bao giờ giáo viên
đƣợc trang bị nhiều phƣơng tiện, kĩ thuật dạy học nhƣ hiện nay nhƣng học
sinh lại chán ghét học văn nhƣ bây giờ... Đặc biệt là với phân môn Tiếng Việt,
một phân môn đƣợc coi là vừa “khô” vừa “khó”. Đó là một điều thật đáng
buồn. Để biến những giờ Tiếng Việt thành những giờ học hấp dẫn, lôi cuốn,
việc áp dụng các biện pháp nhằm tạo hứng thú cho họcsinh là rất quan
trọng, góp phần khơi gợi niềm đam mê học tập ở các em.
1.2. Thực tế đi dạy ở phổ thông cho thấy: việc dạy và học Ngữ văn ở
Trung học cơ sở (THCS) còn nặng về truyền thụ tri thức, bỏ qua nhiều điều
bổ ích, thú vị. Đây lại là cấp học có tính chất nối giữa bậc Tiểu học với Trung
học phổ thông (THPT) – nội dung kiến thức phần Tiếng Việt còn nhiều. Bản
thân ngôn ngữ vốn rất phong phú, sinh độnggiống nhƣ cuộc sống vậy, giờ học
mất đi phần máu thịt chỉ còn lại phần “xƣơng xẩu” sẽ rất nhàm chán, đơn
điệu. Tiếng Việt của chúng ta giàu đẹp là thế lại không đƣợc học sinh chú ý,

quan tâm. Công việc của những giáo viên đứng lớp là phải tạo ra đƣợc hứng
thú học tập tiếng Việt ở các em, giúp cho việc học trở nên thiết thực và ý
nghĩa. Để các em thấy đƣợc ngôn ngữ là công cụ kì diệu của loài ngƣời, nhờ
nó mà xã hội tồn tại và phát triển.
1.3. Việc đổi mới dạy học Ngữ văn theo định hƣớng phát triển năng lực
không chỉ giúp ngƣời học nắm bắt kiến thức một cách hiệu quả mà còn phải
tạo ra niềm say mê học tập ở các em. Nếu học sinh hứng thú thì không chỉ
1


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
thành công với nhiệm vụ năm học mà còn có cơ hội thành công trong những
năm học tiếp theo. Và cả giáo viên và phụ huynh sẽ rất “nhàn” vì đã tạo cho
các em niềm say mê mang tính tự giác. Và môn Tiếng Việt không còn là một
“áp lực” mà sẽ trở thành công cụ hữu ích phục vụ cho các môn học khác và
trong cuộc sống của các em.
1.4. Ở Việt Nam hiện nay chƣa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
vấn đề tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh THCS. Rải rác một số trang
báo có đề cập tới hứng thú học tập Tiếng Việt của học sinh nhƣng chƣa mang
tính hệ thống, chƣa có tính định hƣớng. Bởi vậy cần có những công trình nghiên
cứu toàn diện về hứng thú học tập Tiếng Việt, giúp giáo viên THCS có thể vận
dụng sáng tạo vào hoạt động bài giảng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học.
Vì những lí do mà trên chúng tôi chọn đề tài: “Các biện pháp tạo hứng
thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học
cơ sở”.
2. Lịch sử vấn đề
Hứng thú và hứng thú học tập đã đƣợc các nhà tâm lí học, giáo dục học
nhắc tới từ những năm đầu thế kỉ XX. E.K.Strong, một nhà giáo dục học
ngƣời Mĩ coi hứng thú là tính tích cực của con ngƣời. Ông cho rằng: khi con

ngƣời yêu thích một hoạt động nào đó sẽ có những hoạt động tích cực hƣớng
vào hoạt động ấy.
Các nhà tâm lí học, giáo dục học Xô Viết khẳng định: hứng thú của con
ngƣời không phải là thuộc tính bẩm sinh, tự nhiên mà có. Đó là kết quả của sự
nỗ lực cá nhân, của quá trình học tập và giáo dục… Hứng thú học tập chỉ là
một biểu hiện nhỏ trong hứng thú nhận thức. Theo B.M.Cheplop,
B.G.Anannhiep, A.N.Leeontiep… hứng thú học tập mang những đặc trƣng:
sự lựa chọn, tính thống nhất giữa chủ quan - khách quan, sự kết hợp giữa tình
cảm - lí trí… Chúng ta không thể phủ nhận rằng trong học tập cũng nhƣ trong
công việc, có hứng thú, say mê sẽ có hiệu quả cao.
2


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Ở nƣớc ta, những năm gần đây việc nghiên cứu hứng thú và thái độ của
ngƣời học đã và đang đƣợc quan tâm. Việc xuất hiện ngày càng nhiều các
luận văn, luận án, bài báo… ở các môn học cho thấy sự ý thức ngày càng rõ
vai trò của hứng thú trong việc dạy và học. Có thể kể đến một số công trình
nhƣ sau: Bồi dưỡng hứng thú của học sinh đối với môn Tiếng Việt (Lê Xuân
Thại), Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh để nâng cao chất
lượng dạy học ở tiểu học (Lê Phƣơng Nga, Trần Ngọc Lan), Hứng thú và
hứng thú học tập ở người học (Nguyễn Thị Thu Cúc), Một số biện pháp nhằm
phát triển hứng thú cho học sinh THPT trong giờ dạy học văn (Đỗ Tiến Sĩ)…
Đặc biệt là luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thị Lan: “Các biện pháp tạo hứng
thú nhằm nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” là một công trình
nghiên cứu tiêu biểu về đề tài hứng thú, góp phần làm phong phú tính sinh
động của việc dạy và học Tiếng Việt… Phần lớn các bài viết đều đề cập tới
vấn đề: làm thế nào để học sinh thấy đƣợc cái hay, cái đẹp của tiếng Việt; sự
kì diệu, lí thú của tiếng Việt trong việc biểu đạt tình cảm… Các tác giả chƣa

đặt ra nhiệm vụ đi sâu tìm hiểu các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu còn chƣa chú ý nhiều đến phân
môn Tiếng Việt ở bậc THCS. Mặc dù đây lại là cấp học có ý nghĩa quan trọng
đánh giá tinh thần tự giác, sự nỗ lực ở chính bản thân các em. Trƣớc thực tế
trên, chúng tôi xác định luận văn sẽ tiếp thu những thành quả của các nhà
nghiên cứu đi trƣớc để xây dựng một cách toàn diện, có hệ thống các biện
pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh THCS nhằm nâng cao hiệu
quả của việc dạy và học.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích: tìm ra các biện pháp tạo hứng thú học tập ở học
sinh, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Tiếng Việt ở THCS.

3


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất các biện pháp tạo hứng thú vào dạy học Tiếng Việt ở
THCS, phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với tâm lí HS sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả của việc dạy và học Tiếng Việt.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn có nhiệm vụ xác lập cơ sở khoa học cho việc tạo hứng thú
học tập cho học sinh THCS.
- Đề xuất các biện pháp tạo hứng thú học tập.
- Kiểm chứng tính khả thi thông qua thực nghiệm.
6. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp tạo hứng thú học
tập Tiếng Việt của học sinh THCS.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn chỉ nghiên cứu nội dung dạy học của

các giờ học Tiếng Việt ở trên lớp, không tính đến các biện pháp tạo hứng thú
ngoài lớp học nhƣ gia đình, xã hội…
7.Các phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp: đƣợc thực hiện thông qua quá trình đọc, tìm
tài liệu đặc biệt là những tài liệu về hứng thú học tập, ngữ liệu thú vị…Sau đó
tổng hợp lại, đánh giá.
- Phƣơng pháp quan sát: thông qua các tiết học, quan sát biểu hiện bên
ngoài của học sinh khi có hứng thú trong giờ học tiếng Việt nhƣ hào hứng
phát biểu, chờ đợi tới tiết học…
- Phƣơng pháp thực nghiệm là phƣơng pháp thủ công trong quá trình
thực hiện đề tài: đƣa các biện pháp tạo hứng thú vào một số giờ Tiếng Việt ở
các lớp THCS; Tiến hành kiểm tra kết quả học tập của HS trƣớc và sau khi
thực nghiệm.

4


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
8. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận: hệ thống hóa các vấn đề lí luận liên quan tới đề tài
- Về thực tiễn: xây dựng hệ thống các biện pháp tạo hứng thú học tập
cho học sinh THCS, trong đó tập trung nghiên cứu nhóm biện pháp tạo hứng
thú trên bình diện nội dung dạy học. Nhờ những biện pháp này, học sinh hứng
thú hơn trong việc học góp phần nâng cao hiệu quả trong việc dạy và học
Tiếng Việt.
9. Cấu trúc của luận văn
Luận văn đƣợc chia làm 3 phần:
- Phần mở đầu: nêu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên
cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi nghiên

cứu, phƣơng pháp nghiên cứu và dự kiên đóng góp của luận văn.
- Phần nội dung:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tạo hứng thú học tập
Tiếng Việt cho học sinh ở Trung học cơ sở
Chƣơng 2: Các biện pháp tạo hứng thú học tập Tiếng Việt cho học sinh
Trung học cơ sở
Chƣơng 3: Thực nghiệm
- Phần kết luận

5


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC TẠO HỨNG THÚ
HỌC TẬP TIẾNG VIỆTCHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Khái niệm về hứng thú và hứng thú học tập
1.1.1.1.Hứng thú, hứng thú học tập là gì?
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí phức tạp của con ngƣời có thể đem lại
những khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Khi có hứng thú về một
cái gì đó bao giờ ta cũng ý thức đƣợc vai trò, vị trí của đối tƣợng với cuộc sống
của chúng ta. Trong học tập và làm việc nếu có hứng thú ta sẽ cố gắng đạt đƣợc
những điều ta muốn và khả năng thành công rất cao. M.Gorki từng nói: “Thiên
tài nảy nở tình yêu đối với công việc”. Đối tƣợng đƣợc con ngƣời lựa chọn một
cách chủ quan từ hiện thực đời sống. Vì thế hứng thú phải là sự thống nhất giữa
cái chủ quan và khách quan, là sự kết hợp giữa trí tuệ và tình cảm. Vậy hứng

thú là gì? Đó có phải là sự thích thú của cá nhân khi làm một việc gì đó?
Nhóm tác giả Phạm Minh Hạc – Lê Khanh – Trần Trọng Thủy thì cho
rằng: khi ta có hứng thú với một cái gì đó thì cái đó bao giờ cũng đƣợc ta ý
thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện
một tình cảm đặc biệt đối với nó. Do đó hứng thú hấp dẫn, lôi cuốn chúng ta
về phía đối tƣợng của nó tạo ra tâm lí khát khao tiếp cận, đi sâu vào nó.
Với tác giả Nguyễn Quang Uẩn: “Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá
nhân với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa với cuộc sống, vừa có khả năng
đem lại khoái cảm cho cá nhân trong qua trình hoạt động.”
Hiện nay trong tâm lí học ngƣời ta đều thống nhất với định nghĩa về
“hứng thú” của A.G.Côvaliốp: “Hứng thú là thái độ tích cực của chủ thể
hướng đến đối tượng với cảm xúc đặc biệt thể hiện mong muốn tìm hiểu,
khám phá và hành động một cách có kết quả tốt nhất.”

6


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Dựa trên cơ sở đó ta thấy hứng thú đƣợc hình thành từ yếu tố bên ngoài,
từ sự hấp dẫn của đối tƣợng làm nảy sinh cảm xúc tích cực của chủ thể. Từ đó
mà chủ thể đi sâu nhận thức đối tƣợng, hiểu rõ ý nghĩa của đối tƣợng mà hình
thành hứng thú. Cũng theo Côvaliốp: “Hứng thú có thể đƣợc hình thành một
cách tự phát vì không có ý thức, do sự hấp dẫn về tình cảm sau đó dẫn đến sự
nhận thức ý nghĩa của đối tƣợng. Quá trình hình thành hứng thú có thể đi
ngƣợc lại: từ chỗ ý thức về ý nghĩa đối tƣợng đến chỗ bị đối tƣợng hấp dẫn.”
Hứng thú đa dạng nhƣ thế giới hiện thực khách quan nhƣng chỉ có cái
cần thiết, cái ý nghĩa mới lôi cuốn, hấp dẫn đối tƣợng. Điều đó dẫn tới con
đƣờng hình thành và phát triển hứng thú cũng khác nhau.
Hứng thú học tập là một loại hứng thú đặc trƣng làm nên tính tích cực

nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch
nguồn của sự sáng tạo. Các nhà tâm lí học Liên Xô khẳng định: sự hình thành
hứng thú không phải là một quá trình tự nhiên khép kín mà đƣợc quy định bởi
môi trƣờng, phạm vi cũng nhƣ hoạt động của bản thân. Hứng thú học tập gắn
với môn học trong nhà trƣờng. Đối tƣợng là nội dung các môn học và hoạt
động để chiếm lĩnh nó.
1.1.1.2. Quan hệ giữa hứng thú học tập với nhu cầu học tập và động cơ học tập
- Hứng thú học tập với nhu cầu học tập
Nhu cầu của cá nhân xuất phát từ sự mong muốn, sự cần thiết trƣớc một
đối tƣợng nào đó. Nhu cầu làm nảy sinh hứng thú, giúp cá nhân nhận thức đƣợc
lợi ích hoạt động. Trong thực tế nhu cầu và hứng thú có quan hệ mật thiết với
nhau nhƣng không đồng nhất. Nhu cầu đƣợc coi là cơ sở để tạo ra hứng thú.
- Hứng thú học tập với động cơ học tập
Nói tới động cơ học tập là xét tới động cơ bên trong và động cơ bên
ngoài. Động cơ bên trong là mong muốn hoàn thiện tri thức, mở rộng khả
năng hiểu biết của bản thân, từ những điều đã biết đến những điều chƣa biết
thông qua hoạt động học tập mà lĩnh hội. Động cơ bên ngoài là sự tác động
7


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
của các yếu tố nhƣ những lời khích lệ, động viên, khen thƣởng… của bố mẹ,
thầy cô, bạn bè...
Hứng thú học tập đƣợc xem nhƣ động cơ có ý nghĩa giúp học sinh biến quá
trình học tập (quá trình đƣợc coi là “dài hơi”, “vất vả”) thành niềm vui, sự hứng khởi.
1.1.1.3. Các giai đoạn hình thành, phát triển của hứng thú học tập
Để tạo đƣợc hứng thú cần đến cả lí trí và tình cảm. Lí trí làm nên sự
quyết định nhƣng để có thành công phải cần đến hứng thú, niềm đam mê.
Chính vì vậy nó chi phối các giai đoạn tạo nên hứng thú. Theo nhà nghiên cứu

N.G.Marôzôva: Hứng thú học tập chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Thái độ tích cực đƣợc duy trì, củng cố, khả năng tìm tòi độc lập của các
em thƣờng xuyên đƣợc khơi dậy khi đó thái độ hứng thú trở thành xu
hƣớng cá nhân.

Giai đoạn 2:
Những rung động định kì đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần và khái quát bền
vững trở thành thái độ nhận thức cảm xúc tích cực với đối tƣợng tức là
hứng thú đƣợc duy trì.

Giai đoạn 3:
Thái độ nhận thức có cảm xúc với đối tƣợng đƣợc xuất hiện dƣới dạng
những rung động. Từ đó hứng thú đƣợc hình thành.
Sơ đồ các giai đoạn hình thành hứng thú.
Dựa trên cơ sở đó hứng thú có thể chia thành hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn tự phát: là giai đoạn xuất phát từ tình cảm đến nhận thức rồi
mới đến hứng thú.

8


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Giai đoạn này mang tính cảm tính. Ban đầu là sự tò mò, muốn biết, là
sự hấp dẫn bên ngoài của bài học. Ví nhƣ các em đã đƣợc nghe thầy cô, bố
mẹ, anh chị hoặc bạn bè… nói qua, nhắc đến trong cuộc trò chuyện, giờ muốn
biết cụ thể, chính xác… Niềm hứng thú của các em ở giai đoạn này còn mang
tính nhất thời, chƣa ổn định, sẽ dễ bị mất đi nếu các em không còn thấy thú vị
nữa. Mà cảm xúc ở học sinh THCS lại là “sáng nắng chiều mƣa”. Đến đây

việc tìm hiểu nội dung học tập với các em cũng chƣa thật sự cần thiết.
- Giai đoạn tự giác: là sự tự ý thức về vai trò của đối tƣợng đến chỗ bị
đối tƣợng hấp dẫn.
Chủ thể nhận thấy sự cần thiết của môn học. Và khi tiếp xúc các em có
niềm yêu thích đặc biệt nhƣ: mong chờ đến giờ học, chăm chú nghe giảng,
hăng hái phát biểu xây dựng bài, tiếc nuối khi giờ học trôi qua… Đây là giai
đoạn có tính chất bền vững dẫn tới thành tích học tập cao. Tạo cho các em
một tâm thế chủ động, sẵn sàng đón nhận giờ học cũng nhƣ kết quả học tập.
Từ đó học sinh có tính tự giác, tập trung vào giờ học, dành thời gian
cho môn học mình yêu thích. Thậm chí bắt đầu có sự định hƣớng tới nghề
nghiệp trong tƣơng lai liên quan tới môn học mình thích.
Nhƣ vậy hứng thú học tập không phải tự nhiên mà có. Nó hình thành,
phát triển trong quá trình học tập thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động
học tập. Côvaliốp khẳng định: “mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể, mức
độ tƣơng ứng giữa yêu cầu của đối tƣợng với yêu cầu của chủ thể có ý nghĩa
quan trọng đối với việc hình thành hứng thú. Song cần nhớ còn có những
ngƣời khác làm trung gian cho mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể…”
Người trung gian đƣợc nhắc đến ở đây là giáo viên trên lớp. Ngƣời trực
tiếp tác động vào ý thức, tâm lí, tình cảm… của học sinh. Giáo viên có vai trò
khơi gợi, hình thành, định hƣớng, duy trì hứng thú học tập của học sinh.
1.1.2. Điều kiện tạo hứng thú xét từ chủ thể học tập
Để nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh THCS cần có những hiểu
biết về tâm sinh lí, đặc điểm về tính cách, sở thích, tình cảm, nhu cầu, năng
9


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
lực… Có nhƣ vậy mới đƣa ra các biện pháp phù hợp, hiệu quả. Mà chƣơng
trình giáo dục hiện nay lại là lấy ngƣời học làm trung tâm, nhằm phát huy tính

tích cực, chủ động, sáng tạo. Điều đó cho thấy vai trò và tầm quan trọng của
chủ thể học tập. Hứng thú lại là sự tổng hợp của các thuộc tính tâm lí, cảm
xúc, lí trí… Vì thế ta cần xét đến những thuộc tính trên của học sinh THCS.
1.1.2.1. Đặc điểm của quá trình nhận thức
Về khả năng tri giác: với học sinh THCS các em thƣờng tri giác với
những gì mình yêu thích, phù hợp với nhu cầu, sở thích cá nhân. Bài học lí
thú, bổ ích, hấp dẫn sẽ làm các em say mê. Thậm chí chỉ thích học môn học
đó mà không thích những môn học khác.
Về khả năng chú ý: học sinh ở THCS đã biết điều khiển sự tập trung
của lí trí. Nếu có đam mê các em có thể ngồi hàng giờ để làm cho bằng đƣợc
sở thích mình theo đuổi. Nếu chƣa hoàn thiện có thể bỏ cả ăn cơm, thức
khuya hoặc hẹn đồng hồ dậy sớm... Ngƣời giáo viên biết cách khơi gợi sẽ
đánh thức ở các em lòng ham hiểu biết, ý chí vƣơn lên trong học tập và cuộc
sống để theo đuổi những điều mình yêu thích. Các em ở lứa tuổi này đã có lập
trƣờng, quan điểm riêng, sự kiên trì phấn đấu đƣợc thể hiện khá rõ thông qua
kết quả học tập. Thái độ ấy đƣợc duy trì trong một quá trình dài nếu giáo viên
biết tạo hứng thú cho các em, bằng không sẽ làm các em quay lƣng lại với
môn học hoặc tỏ ra bất cần, buông xuôi.
Về khả năng tư duy: học sinh THCS đã biết tƣ duy một cách khái quát,
có khả năng tổng hợp, ghi nhớ những kiến thức phức tạp cũng nhƣ biết liên
hệ, so sánh, đối chiếu giữa đối tƣợng này với đối tƣợng khác. Ở giai đoạn này
ngƣời giáo viên có thể áp dụng nhiều kĩ thuật dạy học, cho các em làm việc
độc lập hoặc theo nhóm. Dạy Tiếng Việt biết lồng ghép với những câu
chuyện, những giai thoại sẽ kích thích ở các em trí tƣởng tƣợng, niềm yêu
thích với những môn học khác nhƣ tìm hiểu về lịch sử, địa lí, thiên văn…
Những trò chơi học tập không chỉ đem lại cho các em tiếng cƣời sảng khoái
10


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu

quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
để chuẩn bị tâm thế cho giờ học tiếp theo, mà còn là cách để các em ghi nhớ
kiến thức một cách bền vững. Ở học sinh THCS luôn có sự ganh đua trong
học tập đặc biệt là với môn học mà các em yêu thích.
1.1.2.2. Đặc điểm nhân cách của học sinh Trung học cơ sở
Về tính cách: Học sinh THCS có độ tuổi từ 11- 15, đang theo học các
lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Lứa tuổi này còn gọi là tuổi thiếu niên, hay đƣợc gọi
bằng những tên khác nhau nhƣ: “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “thời kì
quá độ”, “tuổi khó bảo”… Đây là thời kì chuyển từ thơ ấu sang trƣởng thành.
Các em ở lứa tuổi này có tính tích cực xã hội mạnh mẽ, nhằm lĩnh hội
những giá trị chuẩn mực nhất định, xây dựng những quan hệ thỏa đáng với
ngƣời lớn, bạn bè, ngƣời thân.
Về tâm lí, tình cảm: diễn ra phức tạp, không đồng đều về mọi mặt, vừa
trẻ con, vừa ngƣời lớn.
Tình cảm ở lứa tuổi này còn mang tính bồng bột, dễ bị kích động, dễ
thay đổi đôi khi là mâu thuẫn. Tình cảm vui, buồn chuyển hóa một cách dễ
dàng: lúc thì vui quá trớn, khi lại buồn ủ rũ; lúc thì hăng say khi lại chán nản.
Có lúc đang vui đó rồi lại sinh ra buồn ngay. Khi tham gia vào hoạt động vui
chơi, học tập… các em thể hiện tình cảm một cách rõ rệt, mạnh mẽ. Đặc biệt
ở lứa tuổi này các em bị chi phối mạnh mẽ bởi tình cảm, thƣờng chơi và học
tập theo nhóm. Tình bạn có vai trò quan trọng cuộc sống của các em, bắt đầu
hình thành quan niệm “sống chết vì bạn”. Ở góc độ nào đó, bạn bè có ý nghĩa
quyết định tới sở thích, mong muốn, ƣớc mơ… nên lôi kéo đƣợc một vài em
tham gia rất có thể thu hút đƣợc cả tập thể. Ví nhƣ vì bạn thích và học giỏi
tiếng Anh nên không muốn thua kém bạn mà “ngấm ngầm” hoặc “công khai”
thi đua để đạt đƣợc thành tích bằng hoặc cao hơn bạn.
Về nhu cầu học tập: Ở lứa tuổi này nhu cầu học tập đƣợc hình thành,
phát triển mạnh mẽ. Các em đƣợc học nhiều môn học, nhiều thầy cô giảng
dạy khác nhau. Việc học tập ở giai đoạn này mang đến cho các em những
11



Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
hiểu biết không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là sự am hiểu về các lĩnh vực
của cuộc sống.
Về hứng thú học tập: Mỗi thầy dạy lại có cách trình bày, sử dụng các
hình thức dạy học khác nhau hay phƣơng pháp độc đáo riêng của mình. Điều
đó ảnh hƣởng tới sự lĩnh hội, phát triển trí tuệ, nhân cách của các em. Thái độ
say sƣa, hứng thú học tập chịu ảnh hƣởng rất lớn từ bài giảng và nhân cách
ngƣời thầy.
Hoạt động học tập ở lứa tuổi này đƣợc xây dựng một cách cơ bản so
với học sinh tiểu học. Ở thời kì đầu của lứa tuổi học sinh THCS, các em chƣa
có kĩ năng cơ bản để tổ chức tự học. Với các em hoạt động học tập dần dần
đƣợc xem nhƣ hoạt động hƣớng vào sự thỏa mãn những nhu cầu nhận thức.
Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy động cơ học tập của học sinh
THCS có một cấu trúc phức tạp. Nhiều khi các em tỏ ra bàng quan, “phớt
đời” với điểm số, với học tập. Có tình trạng trên là do các nguyên nhân sau:
do xung đột với giáo viên, thất bại trong học tập, môn học chƣa đem lại lại sự
thú vị, hấp dẫn…
Để tạo ra hứng thú học tập cho các em cần:
- Tài liệu học tập phải gắn với cuộc sống của các em.
- Nội dung học tập phải súc tích, khoa học.
- Biết cách gây cho các em hứng thú và có nhu cầu tìm hiểu nó.
Biện pháp tốt nhất để tổ chức sự chú ý của học sinh THCS là tổ chức
các hoạt động sao cho các em ít có thời gian nhàn rỗi hoặc bị hút vào đối
tƣợng nào đó trong thời gian lâu dài. Những công việc hứng thú, giờ học
hứng thú có tác dụng tạo ra sự say mê, tập trung chú ý của các em. Nhƣng cần
lƣu ý không phải bao giờ các em cũng thích cái vui, cái dễ hiểu mà chính
những giờ học có nội dung, có sự chuyển tiếp từ hình thức làm việc này đến

hình thức làm việc khác đòi hỏi các em phải nhận thức tích cực lại là điều lôi
cuốn các em.
12


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Học sinh THCS có nhu cầu lớn trong giao tiếp, khao khát đƣợc giao tiếp,
đƣợc bạn bè công nhận, thừa nhận và tôn trọng mình. Các em vốn hiếu động,
thích vui nhộn, luôn luôn muốn tìm hiểu, khám phá. Trong một số hoạt động
nhận thức đòi hỏi sự thoải mái, nhẹ nhàng, sinh động có thể xen lẫn hoạt động
vui chơi. Các em thích nghe các câu đố, những câu chuyện vui, các giai thoại…
1.1.3. Điều kiện hứng thú xét từ đối tượng học tập
1.1.3.1. Vai trò của ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng trong cuộc sống
Ngôn ngữ cùng với lao động là hai yếu tố giúp con ngƣời dần thoát
khỏi cuộc sống bầy đàn của xã hội nguyên thủy, phân biệt con ngƣời với loài
vật. Ngôn ngữ còn là tiêu chí để đánh giá nền văn minh, sự phát triển của mỗi
nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Nó vừa là công cụ giao tiếp đồng thời là công
cụ để tƣ duy. Ngôn ngữ có ƣu thế vƣợt trội so với các phƣơng tiện giao tiếp
khác nhƣ đơn giản, tiện lợi, dễ hiểu, dễ sử dụng… Đặc biệt là có thể diễn đạt
mọi cung bậc cảm xúc, mọi sắc thái tình cảm mà những công cụ giao tiếp
khác không có. Các nhà ngôn ngữ học đã ví ngôn ngữ nhƣ một thứ kết dính
hết sức đặc biệt, hết sức quan trọng vì ở đâu nó cũng có mặt: trong kinh tế,
văn hóa, xã hội, cả ở lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần. Ngôn ngữ giống
nhƣ nƣớc ta uống, không khí để thở hàng ngày. Một quốc gia có ngôn ngữ
riêng chứng tỏ nền độc lập, văn minh của nƣớc đó. Vì thế ngôn ngữ nói chung
và tiếng Việt nói riêng là hết sức cần thiết. Học sinh nƣớc ta cần học tiếng
Việt để tƣ duy, để giao tiếp, để mở rộng tầm hiểu biết, để sáng tạo, cống
hiến… Và ngôn ngữ là vốn khởi đầu để tiếp xúc với những văn bản khác
nhau, giúp chúng ta đi vào thế giới của văn học.

Cũng thật dễ hiểu khi nhà văn Nga Raxun Gamzatốp đã mất rất nhiều
thời gian đi tìm tiếng chửi hay nhất để đƣa vào tác phẩm của mình. Theo lời
ngƣời ta mách bảo, ông tìm đến một bà già có tiếng là chua ngoa để xin một
vài câu chửi. Bà già ấy đã tuôn ra cho ông một tràng quát tháo và đuổi ông đi
vì ông dám bảo bà ta là chua ngoa, đanh đá. Nghe một thôi một hồi,
Gamzatốp đã từ biệt và cảm ơn bà già tốt bụng.
13


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Nói một cách gần gũi, giản đơn hơn khi việc sử dụng tiếng Việt có tác
động trực tiếp tới cuộc sống của chúng ta. Học sinh làm bài mà không đủ chữ
để viết cho thành ý, nhà lí luận muốn bày tỏ quan điểm của mình mà không có
ngôn ngữ thích hợp để diễn đạt thì sao làm đƣợc? Do đó dù làm bất cứ nghề
gì, việc gì cũng cần một vốn ngôn ngữ nhất định. Ngôn ngữ là một chuỗi âm
thanh nhƣng nhiều khi là những hàng chữ, những trang sách không cần phát
ra âm mà có thể làm cho những ngƣời không chung tiếng nói có thể hiểu nhau
bằng chữ, bằng lời. Muốn có đƣợc vốn ngôn ngữ đó ta phải khổ công tích lũy,
trau dồi học tập.
Chính vì lẽ đó mà tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng và xuất hiện ở
mọi cấp học, bậc học.
1.1.3.2. Sự thú vị của tiếng Việt
Chúng ta có quyền tự hào khẳng định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp và
hấp dẫn. Với hệ thống nguyên âm và phụ âm, tiếng Việt làm nên nét sinh
động mà không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng có. Cùng với đó là sự xuất
hiện của hệ thống các thanh điệu tạo cho ngôn ngữ mang âm điệu lên bổng
xuống trầm. Và sự xuất hiện của những vần thơ khi thì mênh mông, dàn trải
lúc lại khúc khuỷu, gập ghềnh: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm – Heo hút
cồn mây súng ngửi trời – Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống – Nhà ai

Pha Luông mưa xa khơi.
Ông bà ta đã vận dụng sự đa dạng về thanh điệu để diễn tả cảm xúc,
mong muốn trong tình yêu đôi lứa:
Có yêu thì yêu cho chắc
Cầm bằng trúc trắc trục trặc thì trục trặc cho luôn
Và những vần thơ sau cũng làm không ít ngƣời phải ngạc nhiên, thán phục:
Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường Bạch Dương sương trắng nắng tràn.

14


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Tiếng Việt là ngôn ngữ hàm súc, có giá trị biểu cảm cao. Cách nói ẩn ý
với lối ví von, so sánh đƣợc dùng phổ biến. Những câu chuyện vui, giai thoại
về chữ nghĩa tạo nên nụ cƣời hóm hỉnh, nhƣng lại truyền tải những triết lí
nhân sinh, bài học đạo lí về cuộc sống, con ngƣời.
Qua cách sử dụng ngôn ngữ chúng ta có thể đoán biết đƣợc phần nào
tính cách, đạo đức, công việc, nhân cách của một con ngƣời. Chuyện kể rằng:
“Xƣa có một cô gái đẹp. Đức tính hiền hậu và cái duyên sắc nƣớc hƣơng trời
của cô làm bao ngƣời để tâm, mơ ƣớc. Oanh yến xôn xao thì nhiều nhƣng đặc
biệt ở chốn kinh kì có bốn ngƣời nặng tình nhất. Đó là một nho sĩ chữ nghĩa
dồi dào; một phú ông tiền ròng bạc chảy; một nhà sƣ “tu luyện công phu”;
cuối cùng là một anh đồ tể làm nghề mổ lợn. Họ thƣờng đến nhà giai nhân trò
chuyện. Ngƣời ta không biết trong số bốn ngƣời ấy cô gái để ý ai hơn. Song
trong bốn ngƣời ấy ai cũng nhận là kẻ chung tình nhất .
Nhƣng điều không may xảy ra, cô gái lâm bệnh rồi qua đời. Cả bốn
ngƣời tình nhân đều khóc bạn lòng đã thành ngƣời thiên cổ.
Chàng nho sĩ phát biểu trƣớc tiên. Anh thƣơng tiếc ngƣời đẹp đã rời bỏ

cõi trần mà lên cõi tiên và ngậm ngùi đọc:
“Một mảnh hương hồn tếch ngọc lâu!”
Vị phú ông đứng cạnh lắc đầu:
- Ông nói thế thì xa xôi quá. Sao không nghĩ đến điều thiết thực hơn.
Nàng đã đi xa, thế là hết. Phải nói nhƣ tôi thế này:
“Kho vàng đụn bạc biết tìm đâu!”
Nhà sƣ nghe hai câu cũng tỏ ra không vừa ý:
- Nhƣ thế sao gọi là chí tình. Ngƣời đã mất, các ông chỉ biết nghĩ đến
của cải, đến tài năng chứ có nghĩ gì đến nàng đâu. Theo tôi, giờ đây ta phải
cầu cho nàng đƣợc siêu sinh tịnh độ mới là đúng. Tôi xin phép đọc:
“A di đà Phật về Tây Trúc!”

15


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Đến lƣợt bác đồ tể giẫm chân, trách ba ngƣời trên:
- Các ông nói toàn những chuyện đâu đâu cả. Tôi chẳng thấy các ông tỏ
đƣợc nỗi niềm đau xót của bản thân các ông trƣớc sự thiệt thòi này. Thôi! Để
tôi làm câu kết cho các ông xem:
“Rạch phổi moi gan, ruột tớ nhầu!”
Nhƣ vậy, văn tức là ngƣời. Nhà thơ, nhà giàu, nhà sƣ và nhà bán thịt
quen với công việc, sở trƣờng của mình nên dùng ngôn ngữ, chất liệu mà họ
quen dùng. Vì thế chúng ta cần phải chau truốt về mặt ngôn từ.
Xã hội xƣa rất coi trọng chữ nghĩa, văn chƣơng đặc biệt ở tài ăn nói ứng
biến. Chuyện kể rằng thầy giáo Đàm Thận Huy một hôm trời mƣa to, buổi học
đã kết thúc mà học sinh vẫn chƣa về đƣợc. Thầy bèn đọc một vế câu đối:
Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách
(Nghĩa là: Mƣa không có then, có khóa mà gì mà có thể giữ khách lại

không cho về)
Thầy bảo học sinh đối lại. Ba ngƣời đọc vế đối của mình. Và chúng ta
có ba câu.
Câu thứ nhất là:
Sắc bất ba đào dị nịch nhân
(Nghĩa là: Sắc đẹp không có sóng gió gì mà làm đắm đƣợc ngƣời)
Câu thứ hai:
Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân
(Nghĩa là: Trăng có cung mà không bắn ai)
Và câu thứ ba:
Phẩn bất uy quyền dị sử nhân
(Nghĩa là: Cục phân kia chẳng có uy quyền gì mà đuổi đƣợc ngƣời, ai
cũng phải tránh)
Cùng một vế đối ra của thầy mà ba ngƣời đối thành ba cách. Từng
ngƣời một, họ đã quan tâm đến cái riêng của mình, đến lúc này mới bật ra.
Điều này khiến thầy liên hệ tới hứng bình sinh của trò. Anh thứ nhất nghĩ đến

16


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
sắc đẹp mà say mê, chìm đắm trong biển ái tình. Anh thứ hai nghĩ đến mặt
trăng ánh sáng dịu hiền, tƣởng tƣợng vành trăng nhƣ một cái cung treo trên
cao và cái cung ấy không hề dùng để bắn. Anh này tính tình sẽ đôn hậu,
không muốn gây chiến tranh. Còn anh thứ ba sao lại nghĩ đến bãi phân ngƣời?
Đúng thì đúng thật, ai đi gặp bãi phân mà không tránh. Nhƣng anh ta sao
không nghĩ đến cái gì khác mà nghĩ ngay tới bãi phân?
Từ sự suy nghĩ ấy, thầy giáo đoán trƣớc tƣ cách và tƣơng lai của trò.
Và nghe đâu sự dự đoán của thầy sau này không sai sự thật.

Ông bà ta thƣờng nói: “Người thanh tiếng nói cũng thanh” quả không sai.
Điều này cũng lí giải vì sao các nhà văn, nhà thơ luôn nhọc công tìm
kiếm những từ ngữ “đắt” đƣợc coi là “nhãn tự” để biểu đạt ý mình.
Nhà văn Tô Hoài kể: có lần ông muốn tả sự mệt nhọc của con ngƣời
làm việc dƣới trời nóng bức, mồ hôi tuôn ra. Có nhiều từ ngữ nói về chuyện
đổ mồ hôi này: nào là mồ hôi nhễ nhại, mồ hôi nhƣ tắm, mồ hôi ƣớt đầm…
Nhƣng có một buổi nhà văn chứng kiến một đoàn xã viên nông nghiệp kéo
nhau về nghỉ trong trụ sở hợp tác xã, ngƣời nào ngƣời nấy đều kêu mệt với
cái nắng chang chang. Một bà nông dân thốt ra một câu: Nóng gì mà nóng
khiếp thế, mồ hôi mẹ mồ hôi con đâu tuôn ra lắm thế này! Nhà văn sung
sƣớng nhƣ bắt đƣợc vàng.
Vì thế nhà thơ Nguyễn Bính đã rất cám ơn nhà xuất bản (chẳng biết vô
tình hay hữu ý) đã thay đổi một chữ trong câu thơ của ông:
Chẳng là vào năm 1956, ông viết bài “Trưa hè” ca ngợi sự hi sinh của
ngƣời mẹ miền Nam đã dũng cảm lấy thân mình bảo vệ đứa con thơ. Trong
đó có đoạn:
“Lao trong lửa đạn bời bời
Vợ tôi ôm chặt con tôi vào lòng
Thương con lại nhớ lời chồng
Lấy thân làm bức thành đồng cho con.”

17


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Khi in ra, nhà xuất bản đã thay chữ “con” ở câu thơ cuối thành chữ “che”:
“Lấy thân làm bức thành đồng che con”
Chỉ thay đổi một chữ mà thay đổi đƣợc cả ý tứ, tinh thần và chất thơ.
“Cho con”, chỉ là cách nói chung chung. “Che con” là cả một hình ảnh, một

hành động. Và nhất là dùng chữ “cho con”, cách nói có vẻ nôm na thật thà.
“Che con” ý thơ nổi lên rõ rệt.
Còn Xuân Diệu lại là nhà thơ thiên về cảm giác. Ông luôn muốn đánh
thức mọi giác quan ở ngƣời đọc bằng những hình dung từ: đã đầy, no nê,
chếnh choáng qua đoạn thơ:
“…Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi…”
Nhiều khi để hiểu hết ý nghĩa của từ tiếng Việt cần có sự trải nghiệm,
nói nhƣ các nhà ngôn ngữ thì có hiểu đời mới hiểu văn. Nhà nghiên cứu
Nguyễn Hiến Lê trong “Hương sắc trong vườn văn” đã viết:
“Văn chƣơng là đời sống ghi trên giấy. Và dù thông minh bực nào,
cũng phải có sống mới hiểu đƣợc đời, mới hiểu đƣợc văn. Không lịch lãm
nhiều thì làm sao tƣởng tƣợng đƣợc những cảnh tả trong sách mà thấy nó
hay? Không đau khổ nhiều thì làm sao thấu rõ đƣợc những tình tiết kể trong
truyện mà thấy nó khéo?
Một thanh niên không ra tới miền Bắc, dù có khiếu về văn chƣơng, đọc
hai câu:
Đá gập ghềnh nghiêng đôi bánh gỗ
Tre làng dăm đảo biếc trong sương.
của Vũ Hoàng Chƣơng, hoặc câu:
Chiều xuống vàng hoe chợ mới tàn,
Gánh gồng chen chúc đợi sang ngang…
18


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
của Bàng Bá Lân, tuy nhận đƣợc tài tả cảnh vật của hai nhà thơ đó, song tất

không thấy lòng rung động nhè nhẹ nhƣ những ngƣời đã sống ở đất Bắc, mà
hễ lòng chƣa rung động mà chƣa gọi là hiểu hết đƣợc cái hay của thơ.
Câu:
Hoa bưởi thơm rồi: đêm đã khuya.
của Xuân Diệu, về nghệ thuật xét ra chẳng có gì là đặc biệt cả, nhƣng mỗi lần
ngâm lên, tôi thấy thoang thoảng hoa bƣởi ở đâu đây mà nhớ những đêm xuân
ở miền Bắc.
Bài Tràng giang của Huy Cận, từ xƣa tôi vẫn cho là hay, nhƣng phải
đợi tới lúc tôi nằm trong một chiếc ghe bầu, lênh đênh trên những sông Tiền
Giang, Hậu Giang, nhất là trong mùa nƣớc đổ, mới thấm đƣợc hết cái buồn
man mác của nó. Và ngày nay, mỗi lần qua đò Mĩ Thuận hay Vàm Cống,
trông dòng sông đầy, băng băng chảy cuốn theo những mảng bèo, tôi đều bất
giác ngâm lên những câu:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng…”
Sự thú vị của tiếng Việt thể hiện ở sự sâu sắc, ý tứ, đâu dễ gì hiểu đƣợc
trong một sớm một chiều?
Không chỉ có vậy tiếng Việt còn mang tính đa nghĩa, biểu hiện ở tính
đồng âm, nhiều nghĩa, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Đức Nguyễn
(tạp chí ngôn ngữ số 1, năm 2001) vẫn là con số chín nhƣng lại đƣợc đồng âm
hóa giữa số từ và tính từ: Trùng trục như con chó thui – Chín mắt, chín mũi,
chín đuôi, chín đầu.
Nhƣ vậy từ chín là một từ đa nghĩa vì nó biểu hiện những khái niệm
khác nhau:

19



Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
1) Ở phạm vi thực tế nói về quả và hạt hoặc hoa, nó biểu hiện khái niệm
“đã đến độ phát triển đầy đủ nhất, thƣờng có màu đỏ hoặc vàng, có
hƣơng thơm vị ngon”: cam chín, lúa chín.
2) Ở phạm vi nói về thực phẩm, nó biểu hiện khái niệm đã đƣợc nấu
nƣớng, kĩ đến mức ăn đƣợc: thịt chín, cơm chưa chín.
3) Ở phạm vi nói về sự suy nghĩ, nó biểu hiện khái niệm: “đã kĩ lƣỡng,
đầy đủ mọi khía cạnh, đã cho phép làm đƣợc điều gì đã suy nghĩ”:
không làm khi suy nghĩ chưa chín.
Hay nghĩa của từ reo trong hai câu sau lại mang nghĩa khác nhau:
“Thấy mẹ đi chợ về, em bé reo lên, chạy ra đón.” Và trong câu: “Cứ mỗi
chiều nghe dừa reo trước gió”. Từ reo trong câu thứ nhất chỉ phạm vi hành
động của con ngƣời, mang nghĩa gốc. Từ reo trong câu thứ hai lại nói về
phạm vi chuyển động của sự vật, mang nghĩa chuyển.
Theo các nhà ngôn ngữ, căn cứ để xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển
(theo quan điểm lịch đại); nghĩa chính và nghĩa phụ (theo quan điểm đồng
đại) cần dựa vào hai quy luật:
Một là, quy luật nhận thức của con ngƣời: quá trình nhận thức bao gồm
hai khâu: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính, trong đó nhận thức cảm
tính là khâu đầu tiên. Điều này có nghĩa là tƣ duy của con ngƣời bao giờ cũng
đi từ cái cụ thể, trực quan, cảm tính đến trừu tƣợng, lí tính.
Dựa vào quy luật nhận thức này chúng ta có thể rút ra thủ pháp nhận
diện, phân biệt nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ đa nghĩa nhƣ sau:
Trong các lớp nghĩa của từ đa nghĩa, nếu nghĩa nào cụ thể hơn (chỉ hiện tƣợng
trực quan, cảm tính) thì đó là nghĩa chính (tức nghĩa gốc). Nghĩa có tính chất
trừu tƣợng hơn (chỉ các hiện tƣợng trừu tƣợng thuộc nhận thức lí tính) thì đó
là nghĩa chuyển.
Nếu hai nghĩa đều có tính cụ thể, khó phân biệt đƣợc nghĩa nào cụ thể
hơn, nghĩa nào trừu tƣợng hơn nhƣ răng người, răng lược, răng bừa thì

chúng ta cần phải căn cứ theo quy luật sau:
20


Luận văn: Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh nhằm nâng cao hiệu
quả dạy học Tiếng Việt ở Trung học cơ sở
Hai là, quy luật chuyển nghĩa của từ. Viện sĩ Nga Ju.S.Stepanov đã chỉ
ra rằng: “Các nhà thơ, nhà văn sử dụng từ chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ
(bao gồm cả hoán dụ) theo những hƣớng khác nhau. Từ thiên nhiên đến thế
giới nội tâm của con ngƣời, từ thân thể đến những phẩm chất tinh thần, từ tinh
thần đến thể xác, từ một hiện tƣợng của thiên nhiên đến những hiện tƣợng
khác… Nhƣng hƣớng chủ yếu của sự chuyển nghĩa có tính ẩn dụ trong ngôn
ngữ chung là từ chính con ngƣời và từ hiện thực gần gũi nhất đối với con
ngƣời đến toàn bộ thế giới còn lại”.
Dựa vào quy luật này có thể rút ra rằng: trong hai ý nghĩa của một từ đa
nghĩa, nghĩa nào nói về bản thân con ngƣời hoặc nói về hành động, tính
chất… của con ngƣời thì thƣờng là nghĩa có trƣớc, nghĩa gốc, còn nghĩa về
các hiện tƣợng khác lại thƣờng là nghĩa chuyển. Thí dụ nghĩa của từ “reo”
trong câu: “…em bé reo lên…” là nghĩa gốc, còn nghĩa đƣợc dùng trong câu
“Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió” là nghĩa chuyển. Nghĩa của từ “răng”
trong “răng người” là nghĩa gốc, trong răng bừa, răng lược là nghĩa chuyển.
Nhƣ vậy nghĩa của từ nói về bản thân con ngƣời hay về hành động, tính
chất… của con ngƣời, hoặc phạm vi hiện thực gần gũi nhất với con ngƣời thì
thƣờng là nghĩa có trƣớc (nghĩa gốc), còn nghĩa nói về các hiện tƣợng khác
không thuộc con ngƣời hoặc thuộc phạm vi thế giới xa với con ngƣời thì
thƣờng là nghĩa chuyển.
Nhờ sử dụng từ nhiều nghĩa, cách nói ẩn ý, bóng gió… mà mang lại sự
thú vị của tiếng Việt.
Ví nhƣ tiếng cƣời về hai cô gái mất lịch sự đã hiểu sai nghĩa của từ
trong câu chuyện sau:

“Trong rạp chiếu phim, hai cô gái ngồi nói chuyện riêng làm những
người xung quanh rất khó chịu. Một người bèn nói :
- Hai cô ạ! Tôi chẳng nghe thấy cái gì cả…

21


×