Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Luận văn Dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thi pháp thể loại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 109 trang )

O Ụ

ƢỜN

O



ƢP

O

M

N

-----o0o-----

Ũ

Y
ỦA



Ị LAN P ƢƠN

Ö KÍ "A

O N


à Ặ

P ỦN Ọ

EO Ặ

ÊN

ƢỜN

ƢN

LL và PP

Mã số:

60.14.01.11

LUẬN ĂN

O
P

Chuyên ngành:

N

.




P

ÔN ?"
N

Ể LO

bộ môn ăn

Ĩ K OA

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: P

O ÕN



O Ụ

Nguyễn hị hanh

- 2015

ƣơng

LỚP 12


LỜ


ẢM ƠN

Sau một thời gian nỗ lực, chúng tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ
“ ạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của

oàng Phủ Ngọc

ƣờng theo đặc trƣng thi pháp thể loại”. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin
gửi tới P

.

Nguyễn

hị

hanh

ƣơng, người cô đã trực tiếp hướng

dẫn em hoàn thành luận văn này. Sự nghiên cứu nghiêm túc và tận tình đã để
lại cho em những bài học sâu sắc không chỉ về nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ LL và PPDH vì sự say
mê giảng dạy, tạo mọi điều kiện giúp em trong quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời tri ân sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên cho em vượt qua những khó
khăn để hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2015
Tác giả


Vũ Thị Lan Phương


AN

STT

MỤ



ỆU,



hữ viết tắt





hữ viết đầy đủ

1

GS

Giáo sư


2

GV

Giáo viên

3

HPNT

4

HS

5

NXB

Nhà xuất bản

6

SGK

Sách giáo khoa

7

SGV


Sách giáo viên

8

THPT

Trung học phổ thông

9

TS

Hoàng Phủ Ngọc Tường
Học sinh

Tiến sĩ


MỤ LỤ
P ẦN MỞ ẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6
4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7
P ẦN N
ƢƠN




ÊN

UN .......................................................................................... 8
1: Ặ
O ÕN

ƢN

P

P Ö KÍ

ÔN ?” ỦA

O N

Ö KÍ “A
P ỦN Ọ

Ã

ƢỜN

ÊN ..................................................................................................... 8

1.1. Khái niệm bút kí ........................................................................................ 8
1.2. Đặc trưng thi pháp của thể loại bút kí và đặc trưng thi pháp bút kí “Ai đã

đặt tên cho dòng sông?” .................................................................................. 10
1.2.1. Đặc trưng thi pháp bút kí ...................................................................... 10
1.2.2. Đặc trưng thi pháp bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ................... 12
1.2.2.1. Đặc trưng thứ nhất: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” in đậm dấu ấn cái
tôi Hoàng Phủ Ngọc Tường tài hoa uyên bác. ................................................ 12
1.2.2.1.1. Cái tôi - đóng vai trò người tham dự, người trần thuật trực tiếp .... 12
1.2.2.1.2. Cái tôi với những phát hiện phong phú, độc đáo, tinh tế cũng như vẻ
đẹp nhiều mặt của sông Hương và của Huế .................................................... 17
1.2.2.1.3. Cái tôi trữ tình – nghệ sĩ mang đậm chất Huế.................................... 21
1.2.2.2. Đặc trưng thứ hai: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã xây dựng
thành công một hình tượng nghệ thuật vô cùng hấp dẫn: sông Hương .......... 23


1.2.2.3. Đặc trưng thứ ba: Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài
thơ bằng văn xuôi với những cách tân về thể loại, những sáng tạo nghệ thuật
độc đáo của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong cách tổ chức bài bút kí dưới dạng
hỏi đáp khiến câu trả lời được tìm thấy thật lí thú và bất ngờ ........................ 27
ƢƠN 2: M



ỆN P

P

Y Ọ

Ö KÍ “A

ÊN


O ÕN

ÔN ?” ỦA O N P Ủ N Ọ



ƢN

P

P

Ể LO

à Ặ

ƢỜN

EO

......................................................... 35

2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đề xuất phương pháp ........................ 35
2.1.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................... 35
2.1.1.1. Lí thuyết tiếp nhận ............................................................................. 35
2.1.1.2. Cơ sở tâm lí ........................................................................................ 38
2.1.1.3. Cơ sở lí luận dạy học .......................................................................... 39
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 40
2.2. Một số biện pháp dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo đặc

trưng thi pháp thể loại. .................................................................................... 42
2.2.1. Biện pháp 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu tác phẩm ....................... 42
2.2.2. Biện pháp 2: Định hướng phát triển năng lực hợp tác trong học tập .... 50
2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh thảo luận – tranh
luận nhằm tạo những tình huống học tập khi dạy “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” .............................................................................................................. 57
2.2.3.1. Xây dựng câu hỏi ............................................................................... 57
2.2.3.2. Tổ chức thảo luận – tranh luận........................................................... 61
2.2.3.3. Tạo tình huống học tập ....................................................................... 62
2.2.4. Biện pháp 4: Vận dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp dạy học bút
kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. ................................................................. 64
2.2.5. Biện pháp 5: Vận dụng dạy học theo dự án để dạy học “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” .............................................................................................. 66


ƢƠN

3:

Ự N

ỆM Ƣ P

M ............................................... 75

3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 75
3.2. Yêu cầu thực nghiệm................................................................................ 75
3.3. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 75
3.4. Điạ bàn thực nghiệm ................................................................................ 75
3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm ................................................................... 75

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm ................................................................. 90
P ẦN KẾ LUẬN ........................................................................................ 92
ÔN
L ỆU

ÌN

K OA



ƢỢ

ÔN

Ố ...................................... 95

AM K ẢO ............................................................................ 96


P ẦN MỞ ẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà
văn đạt được nhiều thành tựu về thể kí. Năm 1980 ông được giải thưởng hội
Nhà văn Việt Nam với bút kí “Rất nhiều ánh lửa”, năm 2002 ông được giải
thưởng văn học về kí “Miền gái đẹp”. Từ đó đến nay, Hoàng Phủ Ngọc
Tường luôn dành trọn tâm huyết của mình cho văn học nghệ thuật. Với vốn
văn hóa sâu lắng, sự am hiểu uyên thâm về triết học, lịch sử, địa lí… ông
được mệnh danh là “ông hoàng kí” của thời đại và được nhà nước trao tặng
nhiều giải thưởng lớn. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm mười lăm tập bút kí,

thơ… được in thành bốn tập sách, trong đó tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” là tập kí hay nhất, bởi nó hội tụ tất cả những nét tài hoa uyên bác, tất
cả tình yêu, niềm say mê của tác giả. Hiện nay, tập kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” đã được trích giảng trong chương trình ngữ văn lớp 12, điều đó càng
khẳng định vị trí của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong nền văn học Việt Nam và
vai trò của bút kí trong nền văn học dân tộc. Tập bút kí đã thể hiện đậm nét
“cái tôi” tài hoa, uyên bác, nhạy cảm và vốn kiến thức văn hóa sâu rộng, đặc
biệt là văn hóa Huế của ông. Đã có nhiều nhà nghiên cứu và nhà giáo nghiên
cứu tập bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và đoạn trích trong sách giáo
khoa, song trong thực tế việc dạy học bài bút kí này còn gặp nhiều khó khăn.
Một phần do đặc trưng thể loại bút kí, một phần do lượng thông tin trong bài
bút kí khá phong phú. Cho nên, vấn đề đặt ra là dạy, học cái gì trong bút kí “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?” và dạy, học như thế nào tác phẩm này? Điều đó đòi
hỏi các nhà giáo, và những nhà nghiên cứu phải cố gắng giúp anh chị em giáo
viên chỉ ra những đặc trưng thi pháp thể loại và cách tiếp cận tác phẩm như thế
nào để học sinh có thể tiếp nhận tác phẩm một cách có hiệu quả.

1


Bản thân tôi là giáo viên cấp ba, tôi cũng đã bị cuốn hút bởi những
trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ lâu và mong muốn tìm ra một số biện
pháp cụ thể, thiết thực để dạy tác phẩm bút kí này theo đúng đặc trưng thi
pháp thể loại và mong muốn dạy cho học sinh có hiệu quả nhất.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường cho học sinh lớp 12 theo đặc trưng thi
pháp thể loại”. Với mong muốn tìm ra cách dạy thể loại bút kí nói chung, bút
kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và tác

phẩm của ông. Hầu hết các công trình nghiên cứu đều thể hiện sự tìm tòi
nghiên cứu công phu, sự am hiểu sâu sắc sáng tác của ông ở một trong những
khía cạnh như: thiên nhiên, chất Huế, hình ảnh, biểu tượng, yếu tố văn hoá
tâm linh, tính cách…
Sách Ngữ văn 12 tập 1 (2010), NXB Giáo dục Việt Nam, Có đoạn viết:
“Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét
đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ
và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều được tổng hợp từ
vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…Tất cả được thể
hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa”.
Nhà thơ Ngô Minh, trong “Hoàng Phủ Ngọc Tường đau đáu nỗi người”,
báo Thừa Thiên Huế đã đánh giá “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong số
rất ít nhà văn viết bút kí nổi tiếng ở nước ta vài chục năm nay. Bút kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường hấp dẫn người đọc ở tính nhân văn sâu sắc, trí tuệ
uyên bác và chất Huế thơ huyền hoặc, quyến rũ. Đó là những trang viết tài
hoa, tài tử, tài tình”.

2


Nhà thơ Hoàng Cát, “Đọc cuốn Ngọn núi ảo ảnh” của Hoàng Phủ Ngọc
Tường, Tạp chí Cửa Việt số 70 nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một
phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế mạnh của ông là tri thức
về văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến vấn đề gì ở
thời điểm nào và ở đâu ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút được”.
Tác giả Ngọc Trai trong bài “Lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường” đánh giá
cao khả năng viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ông là nhà viết kí nổi
tiếng có phong cách riêng trong vài chục năm lại đây”.
Chính Hoàng Phủ Ngọc Tường, trong bài “Một vài suy nghĩ về thể kí”,
đăng trên báo Văn nghệ, số 31, năm 1983. “Nhiệm vụ thông báo đặt ra cho

nhà văn viết kí một yêu cầu riêng, có tính nguyên tắc từ phía người đọc: rằng
những gì có nghĩa mà anh nói đều không chỉ có lí mà còn phải có thực, tất cả
phải được đảm bảo bằng thực chứng…Trung thành với sự ủy nhiệm ấy của
người đọc – về sứ mệnh thông báo hiện thực – nhà văn bút kí luôn tự đặt mình
trước những kỉ luật nghề nghiệp hết sức khắt khe: phong phú trong tư liệu,
chính xác trong hiểu biết và trung thực trong tất cả những gì được rút ra từ
thế giới nội tâm của người viết”.
Trong một cuộc phỏng vấn nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân dịp tác
phẩm được đưa vào sách giáo khoa, ông đã có những chia sẻ: “Đây là bút kí dài
nhất và tâm huyết nhất của tôi về Huế. Tôi đã mang cả tâm huyết vẽ nên một
dòng sông y như nó vốn có. (Dòng sông của văn hóa, lịch sử, huyền thoại với vẻ
đẹp thật của thiên nhiên và có tính nhân văn). Đó là một thứ tài sản tôi muốn gửi
lại cho thế hệ mai sau với lời nhắn gửi: Sông Hương như một viên ngọc quý mà
thiên nhiên đã ban tặng cho Huế. Hãy bảo vệ vẻ đẹp ấy để nó trường tồn mãi
mãi, đừng tham vọng tác động thay đổi nó dù điều này không phải dễ”.
GS. Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây
bút kí đặc sắc” và là “một trong những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam

3


hiện đại …” và khi nghiên cứu “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” Và giáo sư
tiếp tục đánh giá “trong nhiều vùng quê Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đến và
đã viết, xứ Huế là nơi ông am hiểu hơn cả. Những trang văn của ông viết về
Huế đã chứa đựng nhiều đặc sắc của văn phong trầm tĩnh, lắng đọng trong
giọng điệu, phong phú dày dặn trong vốn liếng và kĩ lưỡng tự nhiên trong
ngôn từ, ngữ pháp”.
Trong “Đọc Ai đã đặt tên cho dòng sông? Nghĩ về chặng đường sáng tác
của Hoàng Phủ Ngọc Tường”, Phạm Phú Phong khẳng định “ Mỗi khi nhắc
đến thể kí không thể không kể đến tên anh. Và trên bước đường sáng tác

Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khẳng định dấu ấn riêng của mình không lẫn vào
đâu được”. Tác giả Phạm Phú Phong tiếp tục nhận xét “Hoàng Phủ Ngọc
Tường đã vận dụng một khối lượng kiến thức rất lớn về lịch sử, địa lí, sinh
vật, âm nhạc và cả hội họa vào trong sáng tác của anh”.
GS. TS Trần Đình Sử trong cuốn “Lý luận và phê bình văn học” có nhận
xét: “Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường ta bỗng thấy anh tìm đến thể bút ký như
một điều tất yếu, bởi vì đó là một thể loại phóng khoáng, tự do mà cá tính
nghệ sĩ thường trực tiếp tham gia vào đặc điểm thể loại. Tính thích giao du,
tình yêu lịch sử, triết học, nhu cầu trầm tư nội tâm, thích chiêm nghiệm, quan
sát, tất cả đều là các kích thước khác nhau của bút ký Hoàng Phủ Ngọc
Tường”. Đồng thời ông cũng đánh giá Hoàng Phủ Ngọc Tường là người
mang tâm hồn Huế: “Tác giả tả tâm hồn xứ Huế trong tổng thể thiên nhiên và
đô thị, trong chiều sâu lịch sử, từ thời Châu Hóa xa xưa đã nổi tiếng là
trường thành phương Nam của đất nước. Tác giả thể hiện sông Hương trong
truyền thống văn hóa Việt Nam. Thật thú vị khi anh nhận ra màu sắc, dáng nét
âm hưởng xứ Huế trên mỗi trang Kiều, hoặc đột ngột liên hệ Đặng Dung mài
Gươm dưới chân thành Châu Hóa. Nhưng hơn hết anh nói đến sông Hương với
tấm lòng gắn bó khi so sánh với các con sông trên thế giới”. Và “Ai đã đặt tên

4


cho dòng sông?” là một bài thơ văn xuôi về người mẹ phù sa của một vùng văn
hóa xứ sở, một người mẹ không thể hiểu được bằng cái nhìn bề ngoài hời hợt.
Ngoài ra còn có một số khóa luận, luận văn nghiên cứu về sáng tác của
Hoàng Phủ Ngọc Tường như luận văn: “Dạy học đoạn trích “Người lái đò
sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường theo cá tính sáng tạo của nhà văn của Nguyễn Thị Hồng Lam
(2010). Tác giả đã so sánh phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và Hoàng
Phủ Ngọc Tường trên nhiều phương diện để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai

tác giả, đồng thời chỉ ra đặc trưng thể loại kí và cá tính sáng tạo của hai nhà văn
qua hai đoạn trích “Người lái đò Sông Đà” và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
Luận văn “Hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích”Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường từ điểm nhìn văn hóa” của Lý Mai
Phương (2011). Tác giả nghiên cứu về thể loại kí nói chung và về kí Hoàng
Phủ Ngọc Tường nói riêng và đưa lí thuyết đọc hiểu vào giảng dạy nhằm góp
phần bồi dưỡng năng lực tiếp nhận văn học của học sinh và góp phần nâng cao
hiệu quả giờ dạy học tác phẩm văn chương, từ đó nhằm giúp cho học sinh hiểu
được giá trị tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” từ điểm nhìn văn hóa.
Luận văn “Đặc sắc của kí Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tập Ai đã đặt tên
cho dòng sông” của Nguyễn Thị Nhung (2009). Tác giả tập trung phân tích
thiên nhiên và con người trong kí Hoàng Phủ; đặc điểm kí Hoàng Phủ qua các
giai đoạn, một số yếu tố nghệ thuật trong bút kí.
Luận văn “Vận dụng văn học so sánh trong dạy học “Ai đã đặt tên cho
dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở lớp 12 THPT” của Đỗ Thị Thảo
(2012). đã đi sâu nghiên cứu những đặc trưng cơ bản và vị trí quan trọng của
văn học so sánh trong việc tìm hiểu các tác phẩm ở nhà trường phổ thông, từ
đó đề xuất một số biện pháp dạy học vận dụng văn học so sánh trong việc dạy
học tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

5


Các công trình nghiên cứu trên đều có ý nghĩa thiết thực, giúp giáo viên
làm tài liệu tham khảo. Song, chưa có công trình nào đi sâu vào nghiên cứu
hướng dẫn học sinh cách tiếp cận thể bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
theo đặc trưng thi pháp thể loại. Vì thế chúng tôi muốn đi sâu nghiên cứu
“Dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
cho học sinh lớp 12 theo đặc trưng thi pháp thể loại” nhằm nghiên cứu sâu
hơn thể bút kí và tìm ra cách dạy học bút kí có hiệu quả, góp phần nâng cao

chất lượng dạy học văn ở THPT.
3. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra đặc trưng thi pháp thể loại bút kí nói chung và bút kí “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?” nói riêng.
Đề xuất một số biện pháp dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” theo đặc trưng thi pháp thể loại.
4. ối tƣợng nghiên cứu
Đoạn trích bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong sách giáo khoa.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Công Nghiệp Hòa Bình.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chỉ ra đặc trưng tâm lí lứa tuổi học sinh lớp 12.
Khả năng tiếp nhận bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” theo đặc trưng
thi pháp thể loại của các em, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả
giảng dạy và học tập bút kí nói riêng và môn văn nói chung.
Tổ chức thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm.

6


7. óng góp của luận văn
Từ việc chỉ ra được những đặc trưng thi pháp cơ bản của bút kí “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Trên cơ sở đó đề xuất được một số biện pháp dạy học bút kí “Ai đã đặt
tên cho dòng sông?” cho học sinh lớp 12.
Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bút kí nói chung và bút kí

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng.
Luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho giáo viên khi dạy bút kí và bút kí
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”.
8. ấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đặc trưng thi pháp bút kí và bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường nói riêng.
Chương 2: Một số biện pháp dạy học bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo đặc trưng thi pháp thể loại.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7


P ẦN N
ƢƠN 1: Ặ
“A

à Ặ

ÊN

UN

ƢN
O ÕN

P

P Ö KÍ


Ö KÍ

ÔN ?” ỦA O N P Ủ N Ọ

ƢỜN NÓ

ÊN

1.1. Khái niệm bút kí
Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử Nguyễn Khắc Phi), đã đưa ra định nghĩa: “Bút kí là thể loại thuộc loại hình kí,
ghi lại những con người thực và sự việc mà nhà văn đã tìm hiểu, nghiên cứu
cùng những cảm nghĩ của mình nhằm thể hiện một tư tưởng nào đó”. Sức hấp
dẫn và thuyết phục của bút kí tùy thuộc vào tài năng, trình độ quan sát, nghiên
cứu, khám phá, diễn đạt của tác giả đối với các sự kiện được đề cập đến nhằm
khám phá ra những khía cạnh “có vấn đề”, những ý nghĩa mới mẻ, sâu sắc
trong va chạm giữa tính cách và hoàn cảnh, cá nhân và môi trường. Giá trị của
bút kí là giá trị về nhận thức”.
Trong “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê (chủ biên) quan niệm “Bút kí
ghi lại những điều tai nghe mắt thấy, những nhận xét, cảm xúc của người viết
trước các hiện tượng trong cuộc sống”.
Còn trong giáo trình “Lí luận văn học” (Trần Đình Sử - La Khắc Hòa –
Phùng Ngọc Kiếm – Nguyễn Xuân Nam) các tác giả đưa ra định nghĩa “Bút kí
là một thể của kí, thuộc loại trung gian giữa kí sự và tùy bút. Bút kí thiên về
việc ghi lại một cảnh vật mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường là trong một
chuyến đi”. Nó kết hợp linh hoạt các phương thức nghị luận, tự sự, trữ tình.
Nhiều khi nó nghiêng hẳn về trữ tình, có thể trình bày những nhận xét, những
liên tưởng triền miên, phóng túng như tùy bút. Có lúc nó lại tăng cường phần
nghị luận và trở thành bút kí chính luận. Bút kí chính luận có thể bàn về nhiều
lĩnh vực, như kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa. Giá trị của bút kí chính luận

là ở tầm tư tưởng chủ đạo, ở lôgic lập luận, ở sức thuyết phục của những dẫn

8


chứng. Nó mang tính chiến đấu rõ rệt, ứng chiến kịp thời, có tác dụng tuyên
truyền, động viên trực tiếp. Đây là thể văn gần với báo chí. Nó có giá trị văn
học khi ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác động tới tâm
hồn người đọc. Nhìn chung, phân lượng của các phương thức, phương tiện
chiếm lĩnh nội dung, tổ chức văn bản trong từng bài kí luôn luôn có sự thay
đổi tùy theo bút pháp của các nhà văn khác nhau, nên ranh giới các thể bút kí,
kí sự, tùy bút có khi không thật rạch ròi, rất khó phân biệt, nhất là trong một
bài ngắn.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Nam trong “Từ điển Văn học” thì “Bút ký là
một thể loại thuộc nhóm thể tài ký nhằm ghi lại sự việc, con người, cảnh vật
mà nhà văn mắt thấy tai nghe, thường là trong một chuyến đi, một lần tìm
hiểu nào đó”. Bút ký là thể trung gian giữa ký sự và tùy bút. Ký sự thiên về
việc ghi người thật, việc thật. Tùy bút thiên về diễn đạt những tâm tư, suy nghĩ,
diễn biến trong thế giới nội tâm. Bút ký cũng không sử dụng việc hư cấu vào
phản ánh hiện thực, có những nhận xét, suy nghĩ, liên tưởng nhưng ít phóng
túng triền miên, mà tập trung thể hiện một tư tưởng chủ đạo nhất định. Có thể
nói, làm nổi bật giá trị nhận thức là ý nghĩa hàng đầu của thể loại. Tuy nhiên,
phân lượng những đặc điểm trên lại biến hóa tùy theo bút pháp của các nhà văn
khác nhau nên ranh giới giữa các thể bút ký và tùy bút có khi không thật rạch
ròi, nhất là trong một bài ngắn. Bút ký có thể được chia làm nhiều loại:
Bút ký báo chí: loại bút ký chủ yếu nhằm thông tin - lượng thông tin là
linh hồn của nó. Do đó yêu cầu vừa phải rất xác thực, vừa có tính thời sự,
thường đề cập đến những vấn đề cấp bách, có khi hàng ngày, hàng giờ với
một số suy nghĩ ban đầu.
Bút ký chính luận: cũng là một thể văn quen thuộc của báo chí, trong

đó thành phần nghị luận (về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa…) là quan
trọng, có khi là chủ yếu. Giá trị của bút ký chính luận là ở tư tưởng chủ đạo, ở

9


tính lôgic của lập luận, ở sức thuyết phục của những dẫn chứng. Nó mang tính
tranh luận rõ rệt, ứng biến kịp thời, có tác dụng tuyên truyền cho một quan
điểm nào đó.
Bút ký văn học: ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, có khả năng tác
động đến tâm hồn người. Bút kí văn học không đòi hỏi tính xác thực ở mức
tuyệt đối, tính cấp bách về thời sự. Nó đi sâu vào thế giới tâm hồn con người,
chú ý đến sự khắc họa tính cách thông qua một cốt truyện (tuy không hoàn
chỉnh như ở truyện ngắn) và những biện pháp tưởng tượng, liên tưởng, trữ
tình với tất cả những nét riêng tư đặc sắc. Nói cách khác, bút ký văn học chú ý
hơn chất nhân văn và chất thẩm mỹ.
1.2.

ặc trƣng thi pháp của thể loại bút kí và đặc trƣng thi pháp bút kí

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
1.2.1. ặc trƣng thi pháp bút kí
Là một loại hình văn học mang đậm sứ mệnh thông báo nên yêu cầu
bút kí phải trung thành với người đọc. Bút kí phải ghi chép về những cái có
thật ở đời sống, phải miêu tả người thật, việc thật và tôn trọng tính xác thực
của đối tượng. GS. Hà Minh Đức chỉ rõ: “Chỗ khác nhau cơ bản giữa các thể
kí văn học và các thể loại văn học khác là ở nguyên tắc tôn trọng tính xác
thực của đối tượng miêu tả”. Những điều tác giả viết ra phải có thực và có lí.
Tất cả các vấn đề phản ánh phải được đảm bảo bằng thực chứng. Kể cả khi sử
dụng hư cấu nhà văn cũng phải đảm bảo tính xác thực.

Sự thực đời sống đi vào tác phẩm kí tuy có những đổi thay nhưng
không hề biến chất và bị mất đi tính xác thực lịch sử. Do yếu tố xác thực được
đặt lên hàng đầu, nên sức hấp dẫn và thuyết phục của kí phần lớn nằm ở chính
sự việc được phản ánh.
Bút kí là tư liệu in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của tác giả. Nhân vật
chính trong bút kí phải là cái tôi tác giả nên nó khác các loại hình văn học

10


khác ở chỗ: Người viết phải luôn luôn có thái độ nhập cuộc trước những vấn
đề nóng bỏng của thời đại để có thể đưa vào tác phẩm của họ những mảng
thông tin, những mảng tư liệu và chất liệu sống động, thu hút sự chú ý của
người đọc. Đặt mình trước những kỉ luật nghề nghiệp hết sức khắt khe. Phải
có tư tưởng phong phú, người viết công khai bày tỏ thái độ, cách nhìn, cách
đánh giá đối với hiện thực. Trong bút kí tác giả có cơ hội để bộc lộ vai trò của
chủ thể sáng tạo, khẳng định được dấu ấn riêng của mình. Bản thân Hoàng
Phủ Ngọc Tường cũng quan niệm: “Với thể kí, tôi có thể nói tùy thích những
gì đang diễn ra trong tâm hồn tôi, những trải nghiệm đẹp và cả những khổ
đau mình. Thời đại nào cũng cần sự thật – nhà văn cũng cần phải nói lên sự
thật”. Phải trung thực trong tất cả những gì được đặt ra từ thế giới nội tâm của
người viết, tức là phải có hiểu biết chính xác.
Người viết kí có thể vận dụng hư cấu, tưởng tượng để bồi đắp vào
những điểm trắng, tô đậm thêm hình tượng của tác phẩm. Trong khuôn khổ
tôn trọng tính xác thực của nhân vật, hoàn cảnh, không được sử dụng tùy tiện.
Trong bút kí nhà văn có thể xây dựng một hình tượng nghệ thuật xuyên suốt
tác phẩm. Hình tượng đó có thể là thiên nhiên, sự vật, con người. Tùy theo sự
hiểu biết cảm hứng và sự rung động tâm hồn, tình cảm của tác giả với đối
tượng phản ánh. Ngay trong tập bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” gồm
tám bài trong đó có ba bài viết về thiên nhiên, con người, văn hóa Huế, năm

bài viết về thiên nhiên và con người các miền đất khác. Với các hình tượng
sông Hương, người anh hùng Lê Minh Trường, khu vườn An Hiên…
Là một thể văn giàu chất trữ tình nên người viết bút kí luôn có lối văn
tự do, phóng khoáng, mang đậm chất nhân văn. Nhà văn trực tiếp kể tả, phân
tích, luận giải, đánh giá những sự việc, hiện tượng được đề cập trong tác
phẩm. Ngôn ngữ bút kí gần với ngôn ngữ cuộc sống đời thường. Nhà văn có
thể sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật để tác phẩm hay và hấp dẫn người đọc.

11


1.2.2. ặc trƣng thi pháp bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Đánh giá về tập bút kí này GS.TS Trần Đình Sử khẳng định: “Ai đã đặt
tên cho dòng sông là một bài thơ văn xuôi về người mẹ phù sa của một vùng
văn hóa xứ sở, một người mẹ không thể hiểu được chỉ bằng cái nhìn bề ngoài
hời hợt”. Chính vì thế, chúng tôi muốn đi sâu, nghiên cứu tác phẩm từ góc độ
thi pháp để chỉ ra những đặc trưng của tác phẩm, từ đó có thể đề xuất một số
biện pháp dạy học phù hợp.
1.2.2.1.
ấn cái tôi

ặc trƣng thứ nhất: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” in đậm dấu
oàng Phủ Ngọc ƣờng tài hoa uyên bác.

1.2.2.1.1. ái tôi - đóng vai trò ngƣời tham dự, ngƣời trần thuật trực tiếp
Cái tôi vừa dẫn dắt câu chuyện, vừa đưa ra những hành động, suy nghĩ,
cảm xúc và những tư tưởng triết lí của tác giả trong hành trình đi tìm lời giải
đáp cho một câu hỏi bằng cả tâm hồn, cái tôi ấy giữ vai trò chủ đạo, dám đi,
dám nghĩ, dám làm, dám đến. Bài bút kí là nơi Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
gửi trọn niềm say mê, tâm huyết và đã khẳng định rõ tài năng nghệ thuật cùng

bản lĩnh của người nghệ sĩ trước cuộc đời và trong sáng tạo nghệ thuật.
Để đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi của một nhà văn từ Hà Nội vào Huế
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trực tiếp thực
hiện cuộc hành trình đi suốt chiều dài dòng sông để khám phá, tìm kiếm, lí
giải cái tên của dòng sông. Cuộc tìm kiếm đầy hào hứng và say mê không chỉ
về vẻ đẹp của con sông mà còn là độ lắng sâu của tâm hồn, là sự rung động
của tác giả. Nhà văn đã viết về sông Hương bằng một tình yêu thiết tha, đầy
ngưỡng mộ tự hào.
Sông Hương ở thượng nguồn mang vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội và mạnh mẽ.
Trước kia các nhà văn và các tác phẩm viết về sông Hương – xứ Huế,
thường chỉ chú ý đến vẻ đẹp ở sự lững lờ, nhẹ nhàng, trầm mặc và cổ kính của
nó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tiếp cận sông Hương từ những góc nhìn khác

12


nhau, và phát hiện ra rằng trước khi trở thành “người mẹ phù sa của một vùng
văn hóa xứ sở”, với “một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ”, sông Hương như “một
bản trường ca của rừng già” Trường Sơn, chảy giữa một vùng núi non hiểm
trở, hùng vĩ. Nhà văn phát hiện ra hai đặc điểm của dòng sông có lúc dữ dội
và mãnh liệt “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh
thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”, có lúc lại trữ tình thơ
mộng “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ
quyên rừng”. Sông Hương có vẻ đẹp tràn đầy sức sống, vẻ đẹp ấy có lúc
“phóng khoáng”, “man dại”, “mãnh liệt” mang dư âm của rừng già Trường
Sơn, có lúc là vẻ đẹp cổ kính huyền ảo, trầm mặc chảy qua những đồi thông,
những lăng tẩm. Với những hình ảnh ẩn dụ độc đáo cộng với vốn kiến thức
phong phú được khảo cứu một cách công phu, tác giả đã tái hiện thật ấn tượng
về vẻ đẹp của con sông Hương ở vùng thượng nguồn. Tác giả hòa nhập tâm
hồn mình để hành trình cùng sông Hương. Ông nhận ra tất cả vẻ đẹp của dòng

sông như một người con gái vừa dịu dàng, vừa trí tuệ. Trong thế giới nghệ
thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sông Hương chính là hình tượng nghệ
thuật kết tinh của âm nhạc, thơ ca và hội họa.
Sông Hương khi chảy vào trong lòng thành phố Huế. Trước khi là dòng
sông thơ mộng của xứ Huế, sông Hương có cái tên A Pàng nghĩa là “dòng
sông đời người”, một dòng sông của dân tộc Cà Tu.
Sông Hương mang vẻ đẹp mềm mại, yêu kiều và mộng mơ, nước sông
Hương có độ phẳng lặng êm đềm như mặt nước hồ đầy quyến rũ. Màu nước
sông Hương hòa quyện với ánh sáng, ánh lên vẻ đẹp đa sắc, với những sắc
màu long lanh, đẹp đẽ, rất Huế. Đó là sắc xanh thẳm khi nó đi ngang một vực
sâu dưới chân núi Ngọc Trản, lúc là những mảnh phản quang của ánh sáng,
thay đổi màu sắc trong một ngày “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Đó là nét
đặc biệt của không gian Huế mà không nơi nào có được. Hoàng Phủ Ngọc

13


Tường đã ví sự thay đổi kì diệu này như màu của hoa phù dung, như “màu áo
của người bạn gái yêu mến của mình”. Nhưng lãng mạn nhất, tình tứ nhất là
vào độ cuối hè, nước sông Hương chuyển sang màu tím, nó như mang sắc
màu tâm trạng, cũng duyên dáng, đằm thắm, dịu ngọt giữ gìn để không bộc lộ
ra ngoài. Vì thế màu tím ấy vừa là màu áo dài của người phụ nữ Huế, vừa là
tượng trưng cho đức hạnh của họ. Với Hoàng Phủ Ngọc Tường, màu tím của
sông Hương mang dấu hiệu của một nội tâm trong sáng, giàu có giống nàng
thiếu nữ đầy xuân tình.
Và đẹp nhất có lẽ là sắc màu huyền ảo của sương khói trên dòng
Hương. Từ khoảng cuối năm đến đầu hạ, vào lúc sáng tinh mơ, cuối chiều vào
trong những đêm trăng lạnh, sương mù trên sông Hương đã đưa Huế chìm
trong không khí nhạt nhòa, hư ảo đến lạ thường. Dường như chỉ có Hoàng
Phủ Ngọc Tường mới nhận ra những tháng sương mù đã đưa Huế quay lại với

linh hồn một cố đô cổ kính trong làn sương ấy. Nhà văn đã khéo so sánh với
sắc áo lục điều mà những cô dâu Huế thời xưa thường mặc để gợi ra sự tương
đồng và vẻ đẹp giữa con người và con sông.
Dõi theo những bước chuyển hóa của dòng sông từ thế giới huyền thoại
rừng già đến với thế giới kinh kì để trở thành dòng sông Hương xứ Huế, nhà
văn nhận ra sông Hương đã phải vượt qua hơn bảy chục thác ghềnh, mang
trong cốt cách tinh thần của nó mọi cái đẹp mà trời đất chỉ dành riêng cho
những con sông rừng. Mỗi đoạn chuyển dòng, mỗi khúc quanh đột ngột của
sông Hương đều được Hoàng Phủ Ngọc Tường cảm nhận như một cuộc tìm
kiếm có ý thức về con sông. “Từ ngã ba tuần, sông Hương theo hướng nam
bắc qua điện hòn chén; vấp Ngọc Trản, nó chuyển hướng sang tây bắc, vòng
qua thềm đất bãi Nguyệt Biều, Lương Quán rồi đột ngột rẽ một hình cung thật
tròn về phía đông ba, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế”.

14


Sông Hương khi về với Huế cũng tạo cho mình một dáng hình riêng vô
cùng mềm mại, duyên dáng. Với những đường cong thật mềm, những cánh
cung thật nhẹ, những khúc quanh thật duyên đã tạo nên cho con sông một
dáng hình của một tấm lụa xanh mềm mại trải dài cùng với không gian Huế.
Về đến Huế, sông Hương phô bày một vẻ đẹp đa sắc thái: có khi sông trẻ
trung đầy sức sống với những khao khát và kiếm tìm trong những khúc quanh
đột ngột, những đoạn đổi dòng duyên dáng, yêu kiều như một tấm lụa, rồi lại
trầm mặc “như triết lí, như cổ thi”. Chính nhịp sống biến hóa ấy làm nên một
sức hấp dẫn không bao giờ phai nhạt của sông Hương trong lòng xứ Huế.
Sông Hương trong lòng thành phố Huế như dùng dằng không chảy.
Bằng cái nhìn của một nghệ sĩ, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận ra cô gái Digan
hoang dại nơi rừng già đã trở thành người mẹ của vùng văn hóa xứ sở khi về
đến thành phố Huế; sông Hương cũng trở thành người con gái Huế với tiếng

“vâng” dịu ngọt của tình yêu. Dòng sông trở nên vô cùng chậm rãi, thư thái
như cảm xúc, như trầm mặc cùng nhịp sống nơi đây. Viết về sông Hương có
lẽ không một nghệ sĩ nào quên đề cập tới cái dòng chảy lững lờ rất đặc trưng
của Huế, cái lững lờ như thương như nhớ đã đi vào trong thơ của Hàn Mạc
Tử, của Nam Trân, của Tố Hữu và thăng hoa trong hai câu thơ của Thu Bồn:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mô tả thật hay dòng chảy đặc biệt ấy. Ông
viết sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi “chậm, thực chậm cơ hồ chỉ là
một mặt hồ yên tĩnh”. Và ta có thể cảm nhận cái “dòng sông phẳng” (Tố Hữu)
ấy qua trăm nghìn ánh hoa đăng mà người dân thành Huế thả xuống dòng
sông trong những đêm hội rằm tháng bảy. Những ánh hoa đăng ấy không vùn
vụt trôi đi mà chao nhẹ trên mặt nước như nửa đi, nửa ở, biến dòng sông
thành một mặt hồ lung linh, lộng lẫy.

15


Chưa hài lòng với những kiếm tìm trên, nhà văn tiếp tục tìm trong lòng
dân và bộn bề tư liệu. Để tìm ra cách lí giải tên của dòng sông, nhà văn đã tìm
kiếm trong nhân dân và phát hiện ra người làng Thành Trung ở ngã ba Sình,
phía tả ngạn sông Hương có nghề trồng rau thơm và nghe được trong dân gian
câu chuyện huyền thoại: “Vì yêu quý con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ
sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước
thơm tho mãi mãi”. Và nói rằng có lẽ huyền thoại trên đã giải đáp câu hỏi “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?” chăng. Trong cuốn “Ai đã đặt tên dòng sông?”, do
nhà xuất bản Thuận Hóa Huế in, Hoàng Phủ Ngọc Tường có viết: “thuở ấy,
khi đi tìm đất lập làng, vị khai khẩn đã mang theo một nắm hạt cải vãi dọc
theo bước đi. Suốt một dải đất dài ven sông Hương mà ông đã đi qua, chỉ có
một vùng đất ở đấy hạt giống mọc thành những đám rau xanh tốt, chính là

làng Thành Trung bây giờ”. Những người dân làng Thành Trung đã biến ngôi
làng thành một ngôi làng thơm với nghề trồng rau nổi tiếng “rau Phường
Thành”. Đi trên đất này “tôi được nghe một mùi đất thơm đến như vậy, xao
xuyến như da thịt, sâu thẳm như thời gian. Chính lúc ấy, tôi liên tưởng đến
sông Hương với cái tên gợi cảm của nó”. Từ đó, những con người sống trên
sông Hương mới giải thích về cái tên của con sông: “con người đã đặt tên cho
dòng sông như nhà thơ chọn bút hiệu của mình, gửi gắm vào đấy tất cả ước
vọng muốn đem cái đẹp và tiếng thơ để xây đắp văn hóa và lịch sử”.
Tìm trong tư liệu lịch sử, nhà văn dựa theo các sách cổ thì thấy rằng:
trước khi mang tên sông Hương, con sông này tuỳ theo thời gian có nhiều tên
khác nhau. Sách "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi (1435), viết là sông Linh. Sách
"Ô châu cận lục" do Dương Văn An nhuận sắc vào năm 1555, viết sông cái
Kim Trà (Kim Trà đại giang). Sách "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn gọi là
sông Hương Trà (Hương Trà nguyên). Từ nhiều tài liệu khác cho biết cho biết
sông Hương đã từng mang tên sông Lô Dung, sông Dinh, sông Yên Lục.

16


Hoàng Phủ Ngọc Tường đã chọn lọc trong bộn bề tư liệu lịch sử để thấy rằng
“trong sách địa dư của Nguyễn Trãi, nó mang tên là Linh Giang, dòng sông
Viễn Châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía nam của Tổ quốc Đại
Việt qua những thế kỉ trung đại. Thế kỉ mười tám, nó vẻ vang soi bóng kinh
thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ; nó sống hết lịch sử bi
tráng của thế kỉ mười chín với máu của những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy
sông Hương đi vào thời đại Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công
rung chuyển”. Khi dựa vào những cứ liệu của khảo cổ học, nhà văn đã phát
hiện ra sông Hương và thành phố Huế có bề dày lịch sử hết sức oai hùng.
1.2.2.1.2.


ái tôi với những phát hiện phong phú, độc đáo, tinh tế cũng

nhƣ vẻ đẹp nhiều mặt của sông

ƣơng và của

uế

Từ góc nhìn văn hóa nhà văn quan niệm: “Văn hóa là bài thơ của cuộc
sống”. Do vậy, từ góc độ văn hóa, nhà văn đã nhìn ra sông Hương và Huế là
một cái gì đó rất linh thiêng, bởi nó gắn liền với nhiều di tích, nhiều địa danh
cổ vốn chứa đựng những giá trị văn hóa tinh thần và mang cốt cách tinh túy
muôn đời. Nhà văn nhận ra sông Hương uốn mình quanh những địa danh văn
hóa cổ kính, nó mang “vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi”, nằm mơ
màng lắng nghe tiếng chuông chùa Thiên Mụ, tiếng gà từ những xóm làng
trung du bát ngát. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã bộc lộ không chỉ một cái tôi
hiểu biết, ham tìm hiểu mà còn là một cái tôi rất mực tinh tường và vô cùng
sâu sắc trong những khám phá, tìm hiểu chiều sâu văn hóa, tinh thần, tâm hồn
con người xứ Huế và của sông Hương.
Nếu như bằng sự quan sát trực tiếp, nhà văn tiếp cận và mô tả vẻ đẹp
địa lí tự nhiên, cũng như diện mạo bề ngoài của sông Hương thì đến đây bằng
sự suy ngẫm sâu sắc, bằng sự tìm tòi, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại phát hiện
rằng sông Hương mang trong mình cốt cách văn hóa của mảnh đất và con
người xứ Huế. Từ những khúc quanh đột ngột, những đổi dòng liên tục đến

17


sắc màu “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” và cả lưu tốc “chậm, thực chậm”
của con sông đều thể hiện rất rõ nhịp sống, tâm hồn, cốt cách của con người

Huế, một nhịp sống thư thái, bình lặng mà kiên cường với những con người
vừa trẻ trung, đầy sức sống, vừa hết sức táo bạo, vừa rất đỗi kín đáo, ý tứ,
chân thành trong tình cảm.
Trên dòng sông Hương toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh
thành và phát triển. Nói đến Huế là nói đến mảnh đất mang di sản văn hóa đồ
sộ đó của dân tộc. Tác giả đã nghiên cứu nét sinh hoạt văn hóa riêng của Huế,
đặc sản của Huế đó là âm nhạc cổ điển Huế. Nói đến âm nhạc cổ điển Huế
trên sông Hương ông lại liên tưởng đến ngay tiếng đàn của Kiều: tiếng đàn
định mệnh, Nguyễn Du đã bao năm “lênh đênh trên quãng sông này với một
phiến trăng sầu”. Vì thế, nghe nhạc Huế mà nghe ban ngày thì thật “vô
duyên”, bởi nhạc Huế có linh hồn riêng, cốt cách riêng, mà hay nhất là nghe
trên sông Hương. Giữa mênh mang sông nước, giữa tĩnh lặng của màn đêm,
từng lời ca tiếng nhạc thấm sâu vào hồn người để lại những dư vị khôn nguôi.
Đúng như Hoàng Phủ Ngọc Tường đã kết luận: “toàn bộ âm nhạc cổ điển
Huế đã sinh thành trên mặt nước của dòng sông này” mà một thời đã trở
thành nhã nhạc cung đình Huế.
Bằng những kiến thức lịch sử cụ thể, sâu sắc, chính xác Hoàng Phủ
Ngọc Tường đã khiến người đọc ngỡ ngàng thậm chí bất ngờ khi mô tả dòng
chảy của sông Hương. Lượng thông tin được ông huy động qua thiên bút kí
đã làm thay đổi “tầm vóc”, “chiều kích” của sông Hương trong cái nhìn của
người đọc. Sông Hương là dòng sông của thơ ca nhạc họa và cũng là dòng
sông “của thời gian ngân vang”, tác giả đã nhận ra âm hưởng sử thi được
“viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Dòng sông thơ mộng luôn bảng lảng sương
khói kia tưởng chừng xa lạ với sự dữ dội, khắc nghiệt, nhưng không, những
kiến thức lịch sử mà tác giả cung cấp cho người đọc trong bản bút kí giúp họ

18


hiểu thêm “Sông Hương đã sống những thế kỉ thật quang vinh với nhiệm vụ

lịch sử của nó”. Khi tổ quốc kêu gọi thì “biết cách tự hiến đời mình làm một
chiến công”. Như vậy sông Hương không chỉ thơ mộng mà còn rất hào hùng.
Qua những kiến thức lịch sử phong phú, sông Hương dưới cái nhìn của
nhà văn không chỉ đẹp mà còn rất linh thiêng, đầy kiêu hãnh tự hào. Sông
Hương là ân nhân, vĩ nhân, người anh hùng cứu quốc của người dân xứ Huế
nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Từ đây nhà văn cũng thể hiện niềm
biết ơn, trân trọng đối với dòng sông lịch sử này. Qua những lớp trầm tích của
thời gian, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khôi phục lại những địa danh lịch sử đã
khuất chìm theo năm tháng. Sông Hương không chỉ là dòng sông bé nhỏ,
quen với cái hiền hòa phẳng lặng, nó vụt lớn lên sánh vai với các dòng sông
lịch sử như sông Như Nguyệt, Bạch Đằng. Những kiến thức lịch sử mà Hoàng
Phủ Ngọc Tường cung cấp đã trả cho sông Hương một tầm vóc vốn có trong
lịch sử. Trên những trang bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường lịch sử không
chỉ là những thông tin những sự kiện mà nó trở thành lịch sử tâm hồn, lịch sử
dân tộc. Đó thực là những trang kí thể hiện một cái tôi thiết tha đầy tự hào và
kiêu hãnh về lịch sử của quê hương xứ Huế và trong sự trung thành tuyệt đối
của nhà văn với những tư liệu lịch sử và hiện thực đời sống.
Từ góc nhìn văn học và nghệ thuật. Sông Hương hiện lên trong cuộc tìm
kiếm của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ là con sông địa lí mà là một sinh
thể, một con người “Sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều” vừa xinh đẹp,
vừa tài hoa, vừa thăng trầm chìm nổi cùng lịch sử, lại vừa đằm thắm lắng sâu
với nền văn hóa riêng của nó. Nghiên cứu về sông Hương, tác giả nhận ra
cuộc gặp gỡ giữa âm hưởng sâu thẳm của Huế với cảnh sắc thiên nhiên qua
ngòi bút miêu tả của Nguyễn Du trên mỗi trang Kiều. Đó cũng chính là lúc
nhà văn tưởng tượng ra mối quan hệ giữa sông Hương và thành phố của nó là
mối quan hệ của một cặp tình nhân lý tưởng với sự tìm kiếm và đuổi bắt, hào

19



×