Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BIEU TG TRONG CA DA0 DU TUYET NHUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.6 KB, 11 trang )

NHÓM 10
1. Tạ Thị Huệ
2. Đinh Thị Mai
3. Dư Thị Tuyết Nhung (Nhóm trưởng)
4. Đỗ Thị Quyên
Chủ đề:

BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm ca dao
Theo Sách giáo khao lớp 10 tập 1 (tr. 18) ca dao được định nghĩa như sau:
Ca dao là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng,
được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. Ví dụ như:
- Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như của ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
1.2. Khái niệm biểu tượng
Có rất nhiều quan điểm về biểu tượng. Sau đây là một số quan điểm khá
phổ biến:
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm biểu tượng được giới
thuyết như sau: "Trong triết học và tâm lý học, biểu tượng là khái niệm chỉ một
giai đoạn, một hình thức nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật
còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta chấm dứt.
Biểu tượng như là thuật ngữ của mỹ học, lý luận văn học và ngôn ngữ học còn
được gọi là tượng trưng, nó có nghĩa rộng và nghĩa hẹp... Bằng hình tượng, nghệ
thuật sáng tạo ra một thế giới hoàn toàn mang tính biểu tượng. Cho nên, trong



nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của văn
học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của
lời hoặc nói một loại hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn,
vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan
niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người và cuộc đời..."
Nguyễn Xuân Kính cũng đã đề cập đến khái niệm biểu tượng trong thi
pháp ca dao: "Biểu tượng được hình thành trong một quá trình lâu dài, có tính
ước lệ và bền vững. Biểu tượng là cái nhìn thấy được mang một ký hiệu dẫn ta
đến cái không nhìn thấu được. Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất
khả tri giác... Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả
cộng đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng dãi trong một thời gian dài. Nghĩa
của biểu tượng phong phú, nhiều tầng bậc, ẩn kín bên trong nhiều khi khó nắm
bắt".
Biểu tượng nghệ thuật trong ca dao là những ký hiệu ngôn ngữ được lặp lại
nhiều lần, có khả năng biểu hiện những ý nghĩa sâu xa. Biểu tượng ca dao là
những hình ảnh đã được dân gian chọn lọc sử dụng và được thử thách qua nhiều
năm tháng, thể hiện đậm nét những đặc trưng truyền thống của folklore. Con cò,
con bống, hạt mưa, ngọn đèn không tắt, tấm gương mờ... là những biểu tượng
quen thuộc trong ca dao. Qua thực tế khảo sát, có thể tập hợp thành những nhóm
khác nhau, mỗi nhóm bao gồm các biểu tượng có liên hệ gần gũi với nhau (do
được tạo thành từ cùng một loại sự vật, hiện tượng). Các biểu tượng cùng nhóm
được phân biệt bằng những khía cạnh, sắc thái, quan hệ khác nhau ở cái biểu đạt
dẫn đến sự khác nhau trong cái được biểu đạt, hoặc được phân biệt bởi những kết
cấu sóng hợp không giống nhau từ một sự vật hiện tượng trung tâm.
2. BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO
Thế giới biểu tượng trong ca dao Việt Nam phong phú và đa dạng. Có thể
thấy những biểu tượng trong ca dao Việt Nam có mặt trong lĩnh vực của đời sống.
2.1. Biểu tượng là hình ảnh thiên nhiên



2.1.1. Cảnh trí thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên
Nhóm này bao gồm các hiện tượng về: trăng, gió, sao, nắng, mưa, sông
núi, ghềnh thác, sóng, biển,...
Ví dụ biểu tượng về gió:
Em như ngọn gió qua đông
Thơm thanh hương đất, thơm nồng hương cây.
Nằm mê hương ấp đầy tay
Tỉnh ra gió đã theo mây về trời.
Ở đây gió là biểu tượng cho người con gái đẹp đến với cuộc đời chàng trai,
để lại những kỷ niệm và tình cảm đẹp đẽ nhưng tiếc thay tất cả chỉ như là một
giấc mơ. Người con gái ấy đến nhanh chóng và đi qua cũng nhanh chóng tựa như
cơn gió mùa đông.
Ví dụ biểu tượng về mưa:
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rợi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Hạt mưa được ví như số phận của người phụ nữ. Số phận nhỏ bé phụ thuộc
vào sự may rủi.
Hay như biểu tượng về trăng:
Mặt trăng lú mặt đầu cành
Em còn búp ngụy trong cành chờ sương
Năm nay hai mốt tuổi trường
Ở chung phụ mẫu còn đường xuân xanh.
Ở đây trăng biểu tượng cho tuổi trẻ, tuổi thanh xuân của người con gái.
Một biểu tượng nữa về trăng:
Buồn trông trăng đã khuyết rồi
Chia tay nhớ mãi những lời giao ngôn.
Ví dụ biểu tượng về sông:
Chầu rày cá đã theo sông



Bến hiền thuyền đậu, anh trông nỗi gì?
Hay:
Ra đi mẹ dặn lời này
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.
Ở hai câu ca dao trên sông là biểu tượng cho sự ngăn cách, sóng gió, khó
khăn.
Biểu tượng thác ghềnh:
Anh xuôi em ngược sao đành
Phòng khi lên thác xuống ghềnh cậy ai?
Thác ghềnh ở đây tượng trưng cho sự khó khăn gian lao của cuộc sống mà
con người phải trải qua. Bởi vậy, phụ nữ cần một người đàn ông làm chỗ dựa
phòng khi cuộc sống có lắm chông gai cần vượt qua.
Ngoài ra còn có biểu tượng về biển:
Sự tình đã lỡ ra đây
Đò ra giữa biển, dù lưng đầy cũng phải đi.
Biển cũng là biểu tượng cho sự khó khăn vất vả của cuộc đời. Trong thực
tế biển là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với đại dương. Đi vào ca dao biển
cũng tượng trưng cho những gian lao đắng cay như vị mặn của nó.
Biểu tượng rồng - mây, núi - mây. Núi - mây tượng trưng cho đôi bạn tình:
Vì mây cho núi lên xa
Mây cao mù mịt núi nhoà xanh.

2.1.2. Thực vật (cây cỏ, hoa lá)
Biểu tượng cây như cây trúc, cây mai. Trong ca dao trúc tượng trưng cho
người con gái:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình
Em xinh em đứng một mình cũng xinh.
Mai tượng trưng cho người con trai và trong nhiều bai ca dao trúc với mai

xoắn xuýt với nhau thể hiện tình cảm đôi lưa thắm thiết:
Hôm qua sum họp trúc mai
Tình chung một khúc nghĩa dai trăm năm.


Ngoài ra trong tình yêu đôi lứa, ca dao có nhiều biểu tượng để chỉ về nam
và nữ như mận - đào, cam - quýt.. để thể hiện không gian đẹp đẽ, lãng mạn đầy
thi vị trong tình yêu:
Đến đây mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mạn hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
Hay:
Vì cam cho quýt đèo bòng
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Biểu tượng như hoa nhài, hoa sen... Hoa nhài được ví như nụ cười duyên
dáng của cô gái:
Em là con gái út nhất nhà
Lời ăn tiếng nói thật là khoan thai
Miệng em cười như cánh hoa nhài
Như nụ hoa qué như tai hoa hồng
Ước gì anh được là chồng
Để em lam vợ tơ hồng trời xe.
Hoa sen tượng trung cho bản sắc, khí tiết của người lao động. Trong tất cả
các loài hoa tác giả dân gian đánh giá cao hoa nhài và hoa sen:
- Hoa hồng trông thật mĩ miều
Khoe hương buổi sáng, buổi chiều còn đâu
- Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài càng được thơm lâu
- Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
2.1.3. Thế giới động vật (Rồng phượng, chim muông)
Có thể nói nổi bật nhất trong nhóm biểu tượng là động vật là biểu tượng về
hình ảnh chim muông.
Ví dụ biểu tượng về rồng, phượng:
"Phụng với rồng cũng đồng nhan sắc
Trách ai làm phụng bắc rồng nam"
Ở đây rồng, phượng tượng trưng cho người con trai và người con gái. Họ
là những người xứng đôi vừa lứa nhưng lại bị chia cách.
Ví dụ như biểu tượng chim quyên: đây là loài chim xuất hiện dưới dạng
đôi cặp, sự xuất hiện đó đánh thức trong lòng người nỗi khát khao tìm cho mình
tri ân, tri kỷ nên là biểu tượng của người con trai, con gái đang yêu


- Chim quyên lăng líu cành dâu
Đêm nằm thăm thẳm canh thâu nhớ chàng.
- Hai ta như cặp chim quyên
Dầu khô dầu héo cũng chuyền trên cây.
Khát thời uống nước bóng cây
Đói ăn bông cỏ, thiếp đây vẫn chờ.
Biểu tượng chim bồ câu (chim cu): đây là giống chim hiền, ăn sâu bọ, các
thứ hạt, trái cây. Bồ câu tượng trưng cho phe chủ hòa. Chim cu là tượng trưng
cho hòa bình:
Mù u ba lá mù u
Vợ chồng cãi lộn, con cu giải hòa.
Hay tượng tưng cho sự thanh bình:
Bồ câu bay thấp bay vào
Bay ra cửa phủ bay vào nhà kho

Biểu tượng chim én, nhạn: là loài chim di cư nên thể hiện nỗi nhớ, niềm
hy vọng và sự đưa tin:
- Từ khi ăn phải miếng trầu
Miếng ăn môi đỏ dại sầu tương tư.
Vì người nên phải viết thư
Nhớ con chim nhạn đưa thư cho người.
- Viết thư cho én bay về
Hoa may én ngậm lời thề cho ta.
Viết thư cho én đưa qua
Cho nhạn đưa tới mẹ cha sinh thành.
Biểu tượng chim xanh: Gọi là chim xanh để đồng hóa con chim với không
gian của nó. Màu xanh của sông, rừng núi, ruộng đồng, bầu trời, tượng trưng cho
vẻ đẹp của người, đặc biệt là người con gái:
Ước gì em là con chim xanh
Đậu trên vành nón để anh được gần.
Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát lên ành nghỉ ngơi.
Ngoài ra còn có biểu tượng chim khôn: tính chất khôn của con chim là để
nói lên quan niệm nhan sinh và quan niệm thẩm mỹ của người xưa. Đó là vẻ đẹp
của người con gái:
Chim khôn nói tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.
Bên cạnh ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái, biểu tượng
chim khôn còn tượng trưng cho tính cách của con người thời phong kiến:
Chim khôn lựa nhánh chọn cành
Gái khôn lựa chốn trai lành gửi thân.


Chim khôn đậu nóc nhà quan
Trai khôn tìm vợ gái khôn tìm chồng.

Con cò, cái bống- biểu tượng nghệ thuật nổi bật của hệ biểu tượng chim.
Theo Vũ Ngọc Phan, con cò có thể là hình ảnh của cả nam lẫn nữ. Nếu là nam,
thì thường chỉ trích đức vũ phu, cục mịch của các ông chồng. Nếu là nữ, thì
thường bàn đến sự tảo tần hôm sớm, lận đận vì chồng con của người vợ, người
mẹ:
- Cái cò là cái cò quăm
Mày hay đánh vợ mày nằm với ai.
- Con cò lặn lội bờ sông
gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Hình ảnh con cò vất vả thường kiếm ăn trên đồng ruộng dưới bờ ao. Con
cò tuy lặn lội nơi đồng nước nhưng vẫn trắng trong thanh cao. Con cò vì thế cũng
là biểu tượng cho người nông dân một nắng hai sương vất vả trên cánh đồng:
-Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Còn biểu tượng cái bống thì gắn liền với hình ảnh người phụ nữ. Cái bống
nhỏ bé, hiền hậu là hình ảnh cô Tấm trong truyện cổ đã hóa thân thành những
người phụ nữ hiền lành, chịu thương, chịu khó, đầy nhẫn nhục trong ca dao:
Cái bống cõng chồng đi chơi
Đi đến chỗ lội đánh rơi mất chồng.
Chị em ơi cho tôi mượn cái gàu sòng
Để tôi tát nước múc chồng tôi lên.
2.2. Biểu tượng là hình ảnh đồ vật
Trong ca dao, biểu tượng là hình ảnh đồ vật gồm các đồ dùng cá nhân, đồ
dùng sinh hoạt gia đình, công cụ sản xuất... được các tác giả dân gian đưa và khá

phổ biến. Nhóm biểu tượng này bao gồm những đồ vật như: Áo, khăn, gương,
lược, mũ, giày, dải yếm, chăn, chiếu, giường, mâm bát, thuyền, thuyền, lưới, đò,..
Ví dụ như biểu tượng là hình ảnh chiếc khăn:
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.


Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ khóng yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề...”
Ở đây hình ảnh chiếc khăn tượng trưng cho hình ảnh của người con gái.
Người con gái ấy đang nói lên nỗi nhớ thương của mình. Một nỗi nhớ đến da
diết, đến thao thức, đến cồn cào ruột gan.
Hay đặc biệt là biểu tượng dải yếm:
Trước hết dải yếm là biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái: So với
nhiều vật dụng đi vào ca dao như áo khăn, gương lược, bát đũa, chiếu giường, dải
yếm thường gắn liền với vẻ đẹp người con gái hơn cả. Nó không chỉ là trang
phục có chức năng bảo vệ, che chắn mà còn tôn thêm vẻ đẹp cho người phụ nữ.
Nhắc đến dải yếm là nhắc đến người con gái xinh đẹp được khẳng định và nâng
niu dưới ánh mắt của người nam tử:
Tấm yếm đào sao em khéo giữ màu
Răng đen nhưng nhức, mái tóc đầu em hãy còn xanh
Sao em ở vậy cho đành?
Tạo hóa đã sinh ra người phụ nữ với “vóc dáng thiên thần” để mang lại sắc

hương cho cuộc đời. Không phải không có lí khi tác giả dân gian viết:
Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư
Sư về sư ốm tương tư
Ốm lăn ốm lóc cho sư trọc đầu.
Con người ai cũng yêu cái đẹp. Nên dẫu có tếu và có phần hơi quá nhưng người
đọc vẫn cảm nhận được “cô yếm thắm” kia có sức thu hút như một thỏi nam
châm.
Dải yếm còn là biểu tượng của cầu nối, gặp gỡ, tình tự, giao duyên: Trầu
thường xuất hiện trong mảng ca dao cổ truyền viết về tình yêu nam nữ. “Miếng
trầu là đầu câu chuyện”. Mời trầu còn để bày tỏ tình yêu: Trầu xanh cau đắng
chày vàng, Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng ăn chung. Nhận trầu đồng nghĩa với
nhận tình yêu – nhận lời trăm năm: Em đi ăn miếng trầu anh, Đi ra không dám
vui cười với ai… Đó là quan niệm mang tính truyền thống của người dân lao


động. Song ta sẽ tìm thấy sự thú vị ở cách mời trầu rất khác, táo bạo mà cũng đầy
nữ tính của cô gái trong bài ca dao:
Trầu anh trầu đãy, trầu khăn
Trầu em dải yếm, có ăn em mời.
Không mối lái, không cần bâng quơ, không bị động ăn trầu để rồi làm dâu
nhà người, “em” rất khéo léo mà cũng rất thật khi hé mở tấm lòng thông qua dải
yếm thắm. Dải yếm ở đây đã trở thành miếng trầu đặc biệt.
Một cô gái khác dùng dải yếm để thể hiện khát vọng và tính cách theo cách
riêng của mình:
Ước gì dải yếm em dài
Để em buộc lấy những hai anh chàng.
Cũng là điều ước nhưng hay nhất, đẹp nhất, nên thơ và gợi cảm nhất vẫn
là:
Ước gì sông hẹp một gang

Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Ngoài ra dải yếm còn là biểu tượng cho sự thiêng liêng, kỳ diệu, của tình
yêu son sắt: Ở bài ca dưới đây, dải yếm đã đi vào nỗi nhớ:
Mình về có nhớ ta chăng
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình
Ta về ta cũng nhớ mình
Nhớ yếm mình mặc, nhớ tình mình trao.
Hay còn là biểu tượng thuyền:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Biểu tượng đò:
Cây đa bến cũ đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ.
Cây đa- bến đò: Đây là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi nơi thôn quê,
nơi gốc đa, sân dình với những kỉ niệm thật đẹp. Là hình ảnh gợi nhớ đến những
cuộc tình của đôi trai gái lúc xa nhau. những phút giây lúc chia xa Thật nhớ, thật
thương.......

3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG CA DAO
3.1. Thủ pháp so sánh
Có nhiều kiểu so sánh: so sánh trực tiếp (tỉ dụ), so sánh gián tiếp (ẩn dụ),
so sánh đơn giản, so sánh nhiều tầng bậc...
3.1.1. So sánh trực tiếp (tỉ dụ)
Đây là một biện pháp nghệ thuật trong đó việc biểu đạt bằng ngôn ngữ
hình tượng được thực hiện trên cơ sở đối chiếu và tìm ra những dấu hiệu tương
đồng nhằm làm nổi bật thuộc tính, đặc điểm của sự vật hoặc hiện tượng này qua


thuộc tính, đặc điểm của sự vật khác. Trong phép so sánh thường sử dụng các từ
chỉ quan hệ so sánh như: như là, như thể, là,... đặt giữa hai vế.

Ví dụ:
- Thân em như lá đài bi
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương.
- Tối trời và lại mưa chan,
Mình em như con nhạn lạc vô ngàn rừng xanh.
3.1.2. So sánh ngầm (ẩn dụ)
Đây là kiểu so sánh không dùng đại từ quan hệ. Ở đây đối tượng so sánh
được ẩn đi, chỉ còn một vế là phương tiện được dùng để so sánh lộ ra. Do vậy mà
cách biểu đạt bằng ẩn dụ hàm súc hơn, cảm xúc bộc lộ manh mẽ hơn cách biểu
đạt bằng tỉ dụ.
Ví dụ:
Mấy khi rồng gặp mây đây
Để rồng than thở với mây đôi lời.
Nữa mai rồng ngược mây xuôi
Biết bao giờ lại nối lời rồng mây.
Trong ví dụ trên hình ảnh ẩn dụ: rồng - mây, chàng trai - cô gái trong cuộc
hát giao duyên muốn khẳng định nhu cầu được gắn bó bên nhau như một tất yếu.
3.1.3. So sánh đơn
Ví dụ:
- Tiếc thay quả hồng ngâm mà đem cho chuột vọc
Tiếc thay người ngọc mà để cho ngâu vầy.
- Thiêu chi cam rim, hồng rim
Mà anh đi tìm khế rụng bờ ao.
Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong ca dao có ý nghĩa khái quát ca nên đã trwor
thành những tượng trưng ước lệ giúp cho sự biểu đạt ý tình trờ nên sắc sảo, hàm
súc. Ví dụ: trúc - mai, thuyền - bên, mận - đào,...
3.2. Thủ pháp nhân hóa
Nhân hóa là thủ pháp nghệ thuật sử dụng vốn từ chỉ thuộc tính, khả năng
của con người sang biểu thị thuộc tính, khả năng của đối tượng không phải người.
Ví dụ:

Con quạ nó ăn tầm bậy tầm bạ nó chết
Con diều xúc nếp làm chay
Tu hú đánh trống bẩy ngàu
Con bịp nó dậy nó bày ra mâm
Con quốc nó khóc u oa


Mẹ nó đi chợ đằng xa chưa về.
Hay như:
Cái cò là cái cò kỳ
Ăn cơm nhà dì uống nước nhà cô
Đêm nằm thì gáy o o
Chưa đi đến chợ dã lo ăn quà.
=> KẾT LUẬN: Ta có thể thấy rằng ca dao có một hệ thống biểu tượng vô cùng
phong phú và đa dạng từ những vật dụng, câu cỏ, hoa lá nhỏ bé bình thường đến
những hình ảnh thiên nhiên kì vĩ. Tất cả góp phần tạo nên đặc sắc của ca dao Việt
Nam. Từ đó ta có thể hiểu được tư duy nghệ thuật ca dao và thế giới tinh thần của
con người cũng như bản sắc của dân tộc qua ca dao. Đồng thời chúng ta còn thấy
được tài năng sáng tạo của các tác giả dân gian.



×