Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

So sánh đặc điểm tên gọi các dân tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ nam á và nam đảo ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.64 KB, 96 trang )

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Tên dân tộc (TDT - còn gọi là tộc danh) là một hiện tượng văn hoá
ngôn ngữ biểu hiện một nét văn hoá - xã hội, tâm lý - xã hội của mỗi dân tộc
(DT) trong những môi trường sống nhất định. Tên dân tộc là một vấn đề liên
quan chặt chẽ với nguồn gốc, đặc điểm văn hoá, phản ánh cách nhìn nhận,
phân chia thế giới khách quan của mỗi DT. Vì vậy, vấn đề TDT cũng là một
vấn đề nhạy cảm và mang tính văn hoá ứng xử của tộc người này, nhóm địa
phương (NĐP) này đối với các tộc người khác, các NĐP khác.
Mỗi DT thường mang nhiều tên gọi khác nhau. Ở mỗi thời kì lịch sử
nhất định thì mỗi DT lại có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau do quan niệm
văn hóa, cách định danh TDT của chính họ và các DT có quan hệ tiếp xúc.
Việc chọn được một tên gọi đúng đắn để gọi tên một DT là biểu thị thái độ
tôn trọng đối với DT đó, đồng thời chứng tỏ ý thức nghiêm túc về mặt khoa
học. Vì vậy khi nghiên cứu tên gọi các DT và NĐP về đặc điểm cấu tạo, ý
nghĩa,... sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm văn hoá, lịch sử của mỗi DT
và các NĐP, góp phần xác định một cách chính xác hơn tên gọi của họ.
Theo ý kiến của phần lớn các nhà khoa học, ở khu vực Đông Nam Á có
năm họ ngôn ngữ là: Nam Á (NA), Nam Đảo (NĐ), Thai-Ka đai, Hmông Dao (Mèo - Dao, Hmông - Miến) và Hán Tạng,. Cư dân sử dụng tiếng nói của
các họ ngôn ngữ này (ít nhiều) đều có mặt trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó
cư dân sử dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á, chiếm một số lượng đáng
kể. Còn cư dân sử dụng các ngôn ngữ Nam Đảo ở nước ta chiếm một số
lượng không lớn và bao gồm ít DT hơn. Việc nghiên cứu so sánh đặc điểm
cấu tạo, ngữ nghĩa và văn hoá tên gọi của các DT và NĐP sử dụng các ngôn
ngữ thuộc hai ngữ hệ NA và NĐ sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng thể và

1


khái quát, đầy đủ hơn về cư dân các DT sử dụng ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ


này. Từ đó chúng ta có thể thấy được nét tương đồng và khác biệt về đặc
điểm tên gọi của chúng, góp phần vào việc phân định thành phần các dân tộc
thiểu số (DTTS) sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ này ở Việt Nam hiện
nay. Vì vậy, luận văn chọn đề tài: "So sánh đặc điểm tên gọi các dân tộc sử
dụng ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo ở Việt Nam".
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Đối với các quốc gia đa DT, đa ngôn ngữ thì việc xác định thành phần
các DT chính là giúp cho việc hoạch định các chính sách, đường lối phát triển
của đất nước nói chung, bảo tồn, và phát triển nền kinh tế, văn hoá-xã hội của
các DTTS nói riêng. Vấn đề xác định thành phần các DT ở Việt Nam trải qua
những giai đoạn và quan điểm khác nhau. Ở mỗi thời kì lịch sử thì việc xác
định thành phần DT theo những quan điểm chính trị, xã hội, văn hoá,... rất
khác nhau. Ở nước ta đến những năm cuối của thập kỉ 50 (thế kỷ XX), chúng
ta mới có một bản danh mục khá chi tiết về các DTTS ở Việt Nam. Theo các
tác giả của cuốn "Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" thì lúc đó ở Việt Nam có
64 dân tộc, trong đó có 63 dân tộc thiểu số sử dụng ngôn ngữ thuộc ba ngữ
hệ: Malayô-Polynêdiêng, Môn - Khơ me, Hán Tạng. Mặc dù còn những hạn
chế nhất định về tư liệu và phương pháp luận khoa học, cũng như phương
pháp nghiên cứu, nhưng đây là một công trình đầu tiên hệ thống được danh
sách các DT và nó cũng chính là cơ sở khoa học tộc người để tiến hành cuộc
tổng điều tra dân số miền Bắc năm 1960.
Vào những năm 70 của thế kỉ trước vấn đề tộc danh lại tiếp tục được
đặt ra. Năm 1973, đã có rất nhiều cuộc hội thảo, hội nghị khoa học về vấn đề
xác định thành phần DT ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội, Hà Bắc, Nghệ
Tĩnh.... Các nhà khoa học và hoạch định chính sách đề nghị một bản danh

2



mục gồm 59 dân tộc. So với bản danh mục trước đây thì bản danh mục này đã
có nhiều sự thay đổi. Sau khi thống nhất đất nước, các nhà khoa học có điều
kiện nghiên cứu các DTTS ở phía nam. Và đến năm 1979, một bản Danh mục
về thành phần các dân tộc ở Việt Nam được Tổng cục Thống kê (theo ủy
nhiệm của Thủ tướng Chính phủ) ban hành. Theo bản Danh mục thành phần
các dân tộc ở Việt Nam này, nước ta gồm 54 DT, trong đó người Kinh (Việt)
là DT đa số và 53 DTTS khác. So với bản Danh mục năm 1973, bản này có
một số thay đổi: đó là sự mất đi một vài dân tộc, sự kết hợp hai, ba nhóm DT,
NĐP thành một dân tộc, cùng với sự xuất hiện một vài DT mới, cũng như sự
xác định lại tên gọi đối với một số DT mới .
Tại sao con số tên gọi các DT ở nước ta lại thay đổi, khác biệt nhau đến
như vậy qua các thời kì ? Hiện trạng này cho chúng ta thấy được sự phức tạp
của thành phần các DT của nước ta. Gần đây, PGS. TS Đoàn Văn Phúc( Viện
ngôn ngữ quốc gia) cho biết, Ủy ban dân tộc Chính phủ nhận được các báo
cáo từ các tỉnh và tổng hợp cho thấy: hiện có 22 dân tộc, nhóm tộc người
thiểu số/ NĐP đề nghị được xác minh lại thành phần dân tộc, và 12 dân tộc,
nhóm tộc người/ NĐP đề nghị xác minh lại tên gọi và cách viết tên gọi của họ
bằng tiếng Việt.
Do những điều kiện lịch sử, địa lí đặc biệt, Việt Nam trong nhiều thiên
kỉ là ngã ba đường của các cuộc thiên di, đất lành tụ hội của nhiều tộc người.
Là một bộ phận của Đông Nam Á, thuộc về một trong những trung tâm hình
thành văn minh nông nghiệp, lại nằm ở ngã ba giữa lục địa và hải đảo, giữa
văn minh Trung Hoa phương bắc và văn minh Ấn Độ phía tây, các ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của mọi biến cố lịch sử, kinh
tế, chính trị, văn hoá của khu vực. Do đó, bức tranh về tộc người ở Việt nam
thật phong phú, đa dạng. Quá trình hình thành tộc người ấy ở Việt Nam diễn

3


ra trong thời gian dài trên một địa bàn hội tụ nhiều luồng di cư, tạo nên rất

nhiều nhóm địa phương (NĐP). Mỗi nhóm lại hình thành theo một cách riêng,
phụ thuộc vào điều kiện lịch sử, địa lý, xã hội của nhóm.
Đã có khá nhiều công trình, nhiều bài viết, nhiều báo cáo khoa học của
nhiều nhà nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau về tên gọi dân tộc (TDT),
NĐP, về cách đọc, cách viết tên DTTS. Cũng có một vài bài viết về đặc điểm
văn hoá tộc người qua tên gọi của một vài nhà dân tộc học. Gần đây cũng đã
có một số công trình, bài viết về cách viết và phiên chuyển tên DTTS, hoặc
cách viết tên DTTS (Võ Xuân Quế, Về tên riêng trong các ngôn ngữ dân tộc
thiểu số trên sách báo tiếng Việt, trong "Tiếng Việt trên các phương tiện
thông tin đại chúng", H., 1998; Tạ Văn Thông, Tên riêng trong tiếng KơHo,
Ngôn ngữ, số 1, 1993, tr.23-27; Cách viết tên các dân tộc ở Việt Nam, Ngôn
ngữ, 2001, số 10, tr. 26-32; Hoàng Thị Châu,..., "Tiến tới chuẩn hoá cách viết
tên riêng tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản tiếng Việt" (đề tài của Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và kĩ thuật Việt
Nam), Nghiệm thu 2001; Đoàn Văn Phúc, Chuẩn hoá chính tả tên riêng dân
tộc thiểu số trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, 2005, số 11, tr. 75 – 80; . Vấn đề
chính tả tên các dân tộc thuộc ngữ hệ Hán - Tạng, Tìm hiểu ngôn ngữ các dân
tộc ở Việt Nam, - KHXH., H. - 2009. - tr. 190 - 221....). Do những yêu cầu cấp
bách của công tác dân tộc, mấy năm gần đây, Viện Ngôn ngữ học thuộc Viện
Khoa học xã hội Việt Nam đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu về vấn
đề tên DTTS ở Việt Nam. Tuy nhiên dường như mới chỉ có một só ít bài viết
nằm trong chương trình này được công bố, còn toàn bộ các ý tưởng chính của
công trình vẫn chưa được xuất bản. Hiện nay vẫn chưa có một công trình nào
nghiên cứu, so sánh một cách đầy đủ, chi tiết về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa
và văn hoá tên gọi các dân tộc và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ
hệ Nam Á (NA), Nam Đảo (NĐ) để rút ra được những nét tương đồng và
khác biệt về đặc điểm tên gọi các DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai
ngữ hệ này.

4



Việc nghiên cứu này góp phần giải quyết một số vấn đề quan trọng
đang gây tranh luận về nguồn gốc, lịch sử tộc người, quan hệ các nhóm tộc
người thuộc hai ngữ hệ này. Đồng thời việc này còn giúp chúng ta có cái nhìn
tổng thể về tên gọi các DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ
NA và NĐ ở Việt Nam. Vấn đề tên DT và các NĐP của các DTTS ở Việt
Nam được các nhà nghiên cứu khá nhiều, đặc biệt là tên các nhóm tộc người/
NĐP. Điều này có thể thấy rõ qua những công trình nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu dân tộc học và các nhà ngôn ngữ học. Năm 2005, trong khoá luận
tốt nghiệp đại học, Hoàng Thị Nhung đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc
điểm tên gọi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam". Trong khoá luận này, chị đã
tổng kết, thống kê, phân tích, miêu tả và chỉ ra một số đặc điểm chung nhất về
cấu tạo hình thái, ngữ nghĩa và văn hoá của các tên DTTS. Tuy nhiên, do điều
kiện đề tài qua lớn và rộng nên chị chưa thể đi sâu phân tích được đặc điểm
về cấu tạo, ngữ nghĩa TDT và NĐP.
3. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài "So sánh đặc điểm tên gọi các dân tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc
ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo ở Việt Nam" muốn áp dụng lí thuyết cấu tạo từ
và nghĩa của từ vào việc nghiên cứu và so sánh đặc điểm cấu tạo hình thái và
ngữ nghĩa cũng như văn hóa của một kiểu đơn vị định danh: tên DTTS (bao
gồm cả TDT và NĐP). Những kết quả nghiên cứu sẽ chỉ ra đặc điểm về cấu
tạo hình thái và ngữ nghĩa của một loại đơn vị định danh tồn tại trong tiếng
Việt - tên DT và NĐP. Bên cạnh đó, đề tài còn chỉ ra những điểm tương đồng
và khác biệt của tên DT sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai họ NA và NĐ, giúp
cho các nhà nghiên cứu có thêm những tư liệu mới về vấn đề lí thuyết về cấu
tạo từ thông qua loại đơn vị định danh đặc biệt này.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI.


5


4.1. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề tên gọi các DT và NĐP ở Việt Nam là một vấn đề cấp bách
hiện nay và rất rộng bởi nó liên quan đến không chỉ vấn đề phương thức định
danh mà còn cả vấn đề tâm lí - xã hội, ngôn ngữ - tộc người. Ngay khi nghiên
cứu đặc điểm TDT và các NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ này,
có rất nhiều vấn đề được đặt ra như: đặc điểm cấu tạo, ngữ nghĩa, văn hoá,
tâm lý tộc người, mối liên hệ giữa các tên gọi, lịch sử và nguyên nhân biến
đổi tên gọi và nhóm địa phương để góp phần xác định các nhóm địa phương
và dân tộc,... Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn và năng lực của một học
viên, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm về cấu tạo và ngữ nghĩa tên
gọi của các DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ NA và NĐ ở
Việt Nam, đồng thời luận văn so sánh, chỉ ra những điểm tương đồng và khác
biệt về đặc điểm tên gọi của các DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai
ngữ hệ này.
4.2. Nhiệm vụ của đề tài
Với định hướng, phạm vi như vậy, đề tài có 4 nhiệm vụ:
- Thứ nhất, tìm hiểu một số khái niệm lí thuyết về dân tộc và định danh,
cũng như đặc điểm ngôn ngữ chung của các dân tộc có liên quan tới đề tài.
Thứ hai, miêu tả đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa tên DT và NĐP cư dân
nói các ngôn ngữ NA ở Việt Nam.
- Thứ ba, miêu tả đặc điểm cấu tạo và ngữ nghĩa tên DT và NĐP cư dân
nói các ngôn ngữ NĐ ở Việt Nam.
- Thứ tư, so sánh để chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về cách
cấu tạo, ngữ nghĩa trong TDT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai họ
ngôn ngữ này.

6



5. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Tư liệu
Tư liệu cho bản luận văn được thống kê qua sách báo, các công trình
nghiên cứu của những người đi trước, đồng thời chúng tôi cũng sử dụng thành
quả của Khoá luận "Đặc điểm tên gọi các dân tộc thiểu số ở Việt Nam" do chị
Hoàng Thị Nhung đã thực hiện năm 2005.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài kiểu này, người viết áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu cũng như một số thủ pháp sau:
a) Phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm cấu tạo hình thái, ngữ
nghĩa của các đơn vị định danh. Tuy nhiên để có được tư liệu phân tích này,
chúng tôi vận dụng thủ pháp thống kê, thủ pháp phân loại dữ liệu và phân tích
thành tố trực tiếp các thành tố tạo nên TDT và NĐP. Trên cơ sở thống kê các
phiếu tư liệu chúng tôi tiến hành phân loại các số liệu đó theo từng nhóm,
từng vấn đề cụ thể.
b) Phương pháp so sánh để chỉ ra những tương đồng và khác biệt giữa
các đối tượng nghiên cứu.
c) Phương pháp quy nạp là phương pháp của tư duy lôgíc cũng được áp
dụng. Trên cơ sở các phiếu tư liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành miêu tả,
nhận xét và rút ra đánh giá tổng hợp để từ đó miêu tả đặc điểm cấu trúc, ngữ
nghĩa và văn hoá của các TDT và NĐP đó.
6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

6.1. Về lý luận

7



Lần đầu tiên, vấn đề tên gọi các DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ
thuộc hai ngữ hệ NA và NĐ được nghiên cứu, so sánh với nhau để nhìn nhận
thấy được những nét cơ bản trong cách đặt tên DT và NĐP về phương diện
cấu trúc và ngữ nghĩa cũng như văn hóa. Nó bổ sung những vấn đề lí luận khi
đặt tên cho các DT hay các NĐP không chỉ ở Việt Nam mà còn góp phần vào
lí luận cho việc đặt tên cho các DT và các NĐP của chúng trên phạm vi khu
vực và thế giới.
6.2. Về thực tiễn
Đề tài góp phần vào việc xác định cách gọi tên, cách viết TDT và NĐP
sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ NA và NĐ chính xác hơn, góp phần
xây dựng tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong cộng đồng quốc gia dân
tộc. Hiện nay, vấn đề xác định TDT và tên gọi DT, cũng như tên gọi các NĐP
lại càng đặc biệt quan trọng khi mà những vấn đề về dân tộc, tôn giáo đang nổ
ra nhiều vấn đề trên phạm vi thế giới chứ không phải ở một khu vực địa –
chính trị nào.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Thư mục
tham khảo chính. Ngoài Mở đầu và Kết luận, Phần nội dung gồm 4
chương:
Chương I: Một số vấn đề chung.
Chương II: Đặc điểm tên các dân tộc và nhóm địa phương DTTS sử
dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á.
Chương III: Đặc điểm tên các dân tộc và nhóm địa phương DTTS sử
dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

8



Chương IV: Những tương đồng và khác biệt về tên dân tộc và nhóm địa
phương DTTS sử dụng các ngôn ngữ thuộc hai ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo.
Ngoài ra, luận văn còn có phần Phụ lục về: Tên các dân tộc và nhóm
địa phương sử dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Á; Tên các dân tộc và
nhóm địa phương sử dụng các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Nam Đảo.

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. VẤN ĐỀ VỀ ĐỊNH DANH, DANH XƯNG HỌC VÀ TỘC DANH

1.1.1. Về định danh
Ngôn ngữ có vai trò vừa là công cụ giao tiếp vừa là công cụ của tư duy.
Tên gọi là biểu hiện cụ thể vai trò của ngôn ngữ. Vậy tên gọi có tác dụng như
thế nào đối với hoạt động suy nghĩ ? K. Marx viết: “...Trên lý luận người ta
cũng học hỏi biết cách đem những vật ngoại giói có thế thoả mãn nhu cầu
của mình phân biệt hết thảy với những vật khác. Sau này, khi đã đạt đến một
mức độ phát triển nào đó, và sau khi những nhu cầu của mình và những hình
thái hoạt động thoả mãn nhu cầu của mình đều tăng lên dần và phát triển
thêm một bước nữa, thì người ta lại đặt cho cả một lớp sự vật những tên gọi
khac nhau và người ta căn cứ vào kinh nghiệm đã có mà phân biệt các sự vật
đó với các sự vật khác của ngoại giới”. Điều này có nghĩa là tên gọi xuất hiện
do nhu cầu phân biệt các sự vật ở ngoại giới với nhau. Định danh là chức
năng gọi tên sư vật, hiện tượng của đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, đó là từ.

9


Chức năng định danh được coi là một trong những tiêu chí để xác định từ. Sự

hình thành những đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh được coi là một
trong những tiêu chí để xác định từ. Sự hình thành những đơn vị ngôn ngữ có
chức năng định danh nghĩa là dùng để gọi tên sự vậtvà chia tách những khúc
đoạn của thực tại khách quan và tạo nên những khái niệm tương ứng về sự vật
hiện tượng dưới hình thức là các từ, các tổ hợp từ, thành ngữ, câu. Thuật ngữ
“định danh” có nguồn gốc từ tiếng Latinh có nghĩa là “tên gọi”. Thuật ngữ
này biểu thị kết quả của quá trình gọi tên. Đó là chức năng của đơn vị có
nghĩa của ngôn ngữ. Đối tượng của lý thuyết định danh là nghiên cứu và mô
tả những quy luật về cách cấu tạo những đơn vị ngôn ngữ, về sự tác động qua
lại giữa tư duy - ngôn ngữ - hiện thực khách quan trong quá trình định danh;
tìm hiểu vai trò của nhân tố con người trong việc lựa chọn các dấu hiệu làm
cơ sở cho sự định danh xuất phát từ mối quan hệ giữa ba thành tố trong tam
giác ngữ nghĩa: hiện thực - khái niệm - tên gọi. Lý thuyết định danh phải
nghiên cứu và miêu tả cấu trúc của đơn vị định danh, từ đó xác định những
tiêu chí hoặc những đặc trưng cần và đủ để phân biệt đơn vị định danh này
với đơn vị định danh khác. Hiện thực khách quan được hình dung như là cái
biểu vật của tên gọi, nghĩa là như toàn bộ các thuộc tính được chia tách ra
trong các hành vi định danh ở tất cả các lớp sự vật do tên gọi đó biểu thị. Khái
niệm, khi lựa chọn những thuộc tính có tính chất phạm trù tham gia như là cái
biểu nghĩa của tên gọi. Còn tên gọi được nhận thức như là một dãy âm thanh
được phân đoạn trong nhận thức ngôn ngữ ứng với một cấu trúc cụ thể của
ngôn ngữ đó. Chính mối tương quan giữa các biểu nghĩa của tên gọi với các
biểu vật và xu hướng của mối quan hệ này trong những hành vi định danh cụ
thể sẽ tạo nên cấu trúc cơ sở của sự định danh.
1.1.2. Danh xưng học

10


Danh xưng học là bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu tên riêng. Thuật

ngữ "danh xưng học" (onomastika) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là
nghệ thuật đặt tên) là tên gọi toàn bộ các tên riêng. Danh xưng học thường
được chia nhỏ thành những bộ phận tương ứng với các đối tượng có tên gọi
riêng. Nhân xưng học nghiên cứu tên người. Địa danh học nghiên cứu các đối
tượng địa lý. Thiên văn học nghiên cứu tên gọi các vì sao và thiên thể trong
vũ trụ. Tộc danh học nghiên cứu tên gọi các tộc người. Lý thuyết định danh
phân biệt tên chung và tên riêng. Tên riêng là tên gọi của từng cá thể, chủ yếu
cá thể sự vật. Tên gọi DTTS và NĐP cũng là tên riêng.
1.1.3. Về khái niệm tộc danh - tên gọi dân tộc.
Hiện nay giữa các nhà nghiên cứu nhân học (anthopology) ở nước ta
cũng như trên thế giới không có một cách hiểu thống nhất về tộc người cũng
như các tiêu chí để xác định tộc người. Trong một số từ điển thuật ngữ về dân
tộc học xuất bản gần đây, tộc người (ethnic) thường được định nghĩa: đó là
một cộng đồng người hình thành trên một vùng lãnh thổ, có những đặc điểm
văn hoá (bao gồm ngôn ngữ) chung và ổn định cũng như ý thức về sự thống
nhất của mình và phân biệt với các cộng đồng khác bằng tên tự gọi của mình.
Ở Việt Nam, mỗi dân tộc thường mang nhiều tên gọi khác nhau. Trong số
những TDT và NĐP (mà chúng tôi thống kê được) chính là những tên tự gọi
và tên được gọi. Trong số này thậm chí có những tên được gọi đã chuyển
thành tên tự gọi của một dân tộc.
Mỗi thị tộc, bộ lạc hay dân tộc đều có tên gọi của mình, đó là tộc danh
(ethnonym - trong đó ethnos bắt nguồn từ Hy Lạp có nghĩa là bộ lạc, tộc
người; nyma - là tên gọi). Tộc danh được hiểu như tiêu chí để nhận biết tộc
người. Nó cũng được dùng như một tiêu chí để thống nhất trong nội bộ tộc
người. Tộc danh cũng được dùng như một tiêu chí để thống nhất trong nội bộ

11


tộc người và khu biệt với những người ngoài tộc người đó. Tộc danh còn có

giá trị biểu trưng để nhận biết tộc người. Vì vậy tộc danh có một vai trò rất
quan trọng trong việc xác định thành phần DT.
Về khái niệm tên gọi DT, thì một DT thường mang nhiều tên gọi khác
nhau, ở từng thời kỳ lịch sử nhất định, mỗi một dân tộc thường được gọi bằng
nhiều tên khác nhau phụ thuộc vào các điều kiện chính trị, xã hội cũng như
chính sách đối với dân tộc của từng nước và thế giới. Tên của các dân tộc
thường được chia làm hai loại là: tên tự gọi và tên được gọi.
Tên tự gọi (autonym) là tên do một dân tộc tự đặt để chỉ cộng đồng dân
tộc mình bằng ngôn ngữ của mình nhằm phân biệt mình với dân tộc xung
quanh (theo GS Đặng Nghiêm Vạn trong bài "Bàn về tên gọi các dân tộc ỏ
miền Bắc nước ta"), ví dụ: Tày, Bru, Khơ mú, Kháng, Ơ đu,...). Hiện nay có
những tên gọi mà các DT cho là tên tự gọi của mình, song chưa hẳn đã phải là
tên tự gọi của họ.
Tên tự gọi của mỗi DT thường có liên quan với khái niệm con người,
dân tộc. Các DT trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, có rất nhiều
DT có tên tự gọi riêng để phân biệt DT mình, nhóm tộc người mình với các
DT khác, NĐP khác. Những tên gọi như Mã liềng, Bru, Vân Kiều, Pa cô, Ta
ôi, Hmông, Thái… chính là như vậy.
Chúng ta có thể hiểu tên tự gọi được hiểu là tên mà DT, NĐP dùng
ngôn ngữ mẹ đẻ của mình để chỉ về chính mình .
Trong quá trình lịch sử, tên tự gọi thường biến mất đi hay bị các loại
tên DT khác gọi lấn át là chuyện thường xảy ra không cứ ở nước ta mà ở
nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta hầu hết tên gọi của các dân tộc phổ biến
trước cách mạng tháng Tám là tên do các DT khác đặt cho. Rất nhiều tên gọi

12


ch cũn lu hnh trong ni b DT trong lỳc bn thõn DT ú li b khoỏc
nhng tờn gi nhiu khi cú ý ngha rt xu.

nc ta hin nay, mt s tờn t gi ch DTTS nay vn ang c s
dng. ú l nhng tờn nh Thỏi, Ty,... hoc cú nhng tờn t gi mt s
NP nh C ho Srờ (C ho lm rung nc), Mó ling, Cht...
Tờn c gi (exonym) l tờn gi do cỏc dõn tc khỏc t cho. Tờn cỏc
DT khỏc t cho thng rc ri v phc tp. Mi DT trong tng vựng u
mang mt tờn ph bin ly trong s cỏc tờn gi do DT khỏc t cho mỡnh. Tờn
gi ph bin ny thng l ca mt DT cú dõn s ụng hn, cú u th hn v
mt chớnh tr, kinh t, vn hoỏ a phng. Trong bi vit "Bn v tờn gi
cỏc dõn tc min Bc nc ta"(trong "Về vấn đề xác định thành phần các
dân tộc thiểu số ở Miền Bắc Việt Nam", KHXH, H 1975, tr. 98 - 135) GS
ng Nghiờm Vn cú vit: "Nhng tờn gi ph bin ny thng ln ỏt tờn t
gi hay nhng tờn do dõn tc khỏc khi t cho v c dựng nh tờn chớnh
thc, thụng dng trờn cỏc sỏch bỏo trung ng v a phng". Cỏc tờn gi
ny cựng vi vic s dng trờn bỏo chớ l vic tn ti nhiu bin th do b
phiờn õm theo nhiu cỏch khỏc nhau ca nhng ngi nghe v thm õm khỏc
nhau.
tng thi kỡ lch s nht nh, mi dõn tc thng c gi bng
nhiu tờn khỏc nhau. Mt dõn tc khi tip xỳc vi mt dõn tc khỏc thng
theo hoc phng theo tờn t gi ca bn thõn dõn tc ú, hoc tờn ca mt dõn
tc khỏc ó gi h, hoc t t cho nhúm ngi mi quen bit ú l mt tờn
riờng theo ý ch quan ca mỡnh. Cỏch t tờn cho mt nhúm ngi thng ht
sc tu tin, nhiu khi cú nhng tờn gi sai lm thng c duy trỡ rt lõu.
Nhng tờn gi y tn ti song song di tng thi k lch s v tờn gi ca
mt dõn tc c coi l chớnh thc cng cha hn l ó theo mt quy lut no.

13


Tự bản thân mỗi dân tộc, qua từng thời kì lịch sử, lại muốn thay đổi tên gọi
của mình cho phù hợp với điều kiện lịch sử và xã hội lúc đó. Và sự thay đổi

này cũng không phải đã được những dân tộc xung quanh, thậm chí ngay chính
dân tộc đó ở những địa phương khác nhau chấp nhận. Điều này cũng là một
nguyên nhân làm cho tên gọi của một dân tộc trở lên phức tạp. Những tên gọi
của một dân tộc như vậy có thể có hai loại: tên gọi do các dân tộc khác đặt
cho và tên tự gọi chính mình.
Tên các dân tộc khác đặt thường rắc rối và phức tạp. Mỗi dân tộc ở
trong từng vùng đều mang một tên phổ biến trong số các tên gọi do các dân
tộc khác đặt cho. Tên gọi phổ biến này thường là tên do một dân tộc có một
dân số đông hơn, có ưu thế hơn về mặt chính trị văn hoá xã hội ở địa phương
đặt ra. Những tên gọi phổ biến này thường lấn át tên tự gọi và tên do các dân
tộc khác đặt cho rồi được dùng như tên chính thức, thông dụng trên các sách
báo ở trung ương và địa phương. Trong nhiều trường hợp, tên do các dân tộc
khác gọi thường dẫn đến lầm lẫn, đôi khi mang nghĩa miệt thị. Ví dụ, các tộc
danh "Xá" cũng như tộc danh "Mọi", "Thượng", không chỉ bao hàm ý nghĩa
miệt thị mà còn thiếu chính xác vì nó dùng để chỉ nhiều dân tộc có nguồn gốc
lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá khác nhau. Tên tự gọi là tên do một dân tộc tự
đặt ra để chỉ cộng đồng dân tộc mình bằng ngôn ngữ của mình nhằm phân
biệt dân tộc mình với dân tộc xung quanh. Nhưng cũng có những tên mà các
dân tộc cho là tự gọi cũng chưa hẳn đã đúng là tên tự gọi của họ.
1.2. VỀ KHÁI NIỆM DÂN TỘC VÀ NHÓM ĐỊA PHƯƠNG

1.2.1. Về khái niệm dân tộc
Tại cuộc Hội thảo "Bàn về tiêu chí xác định lại thành phần các dân tộc
ở Việt Nam" (tháng 7/2002), PGS- TS Đoàn Văn Phúc cho rằng: "đối với
người Việt Nam khái niệm dân tộc bao gồm hai nghĩa chính nếu chuyển sang

14


tiếng Anh, từ này tương đương với cả hai khái niệm ethnic (tộc người) và

nation (dân tộc, quốc gia). Ý nghĩa thứ nhất là chỉ tộc người, ý nghĩa thứ hai
là chỉ người dân của một nước." Trong báo cáo của mình, PGS- TS Đoàn Văn
Phúc đã bổ sung thêm một ý nghĩa nữa mà theo ông "đây mới là nghĩa mà
người Việt thường hay dùng" đó là "chỉ các dân tộc thiểu số". Chẳng hạn như
khi chúng ta nói người dân tộc, chính sách dân tộc, trường dân tộc nội trú,...
Và PGS- TS Đoàn Văn Phúc đề nghị nên dùng khái niệm "tộc người" (ethnic)
để chỉ các dân tộc ở Việt Nam, và cũng để phân biệt nó với khái niệm "dân
tộc" (nation).
Trong luận văn này, trên cơ sở ý kiến của các nhà lí luận dân tộc học và
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ-dân tộc, khái niệm "dân tộc" được chúng tôi sử
dụng với ba ý nghĩa cơ bản là:
- Chỉ nhóm tộc người (ethnic)
- Chỉ dân tộc thiểu số (minority ethnic)
- Chỉ cộng đồng quốc gia dân tộc (nation)
Tuy vậy, để xác định thế nào là một DT thì câu chuyện lại không hề
đơn giản. Có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chuẩn xác định DT.
Để giải quyết nó, các nhà khoa học trong và ngoài nước đưa ra một số
tiêu chí. Chẳng hạn, một số nhà dân tộc học Xô Viết trước đây dựa trên định
nghĩa của Xtalin về dân tộc và họ cho rằng có bốn tiêu chí để xác định thành
phần dân tộc là:
- Cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
- Cùng nói một ngôn ngữ.
- Cùng có chung các đặc điểm văn hoá.

15


- Có cùng ý thức dân tộc hay là tự giác dân tộc .
Ngoài ra, một số nhà dân tộc học Xô Viết còn đưa ra các tiêu chí khác
như tiêu chí về kinh tế, tâm lý,...

Ít năm gần đây, Leonchev, A.A., một nhà dân tộc học Nga đưa ra sáu
tiêu chí để xác định tộc người, trong đó ông đồng ý với 4 tiêu chí mà các nhà
dân tộc học xô viết đưa ra. Đồng thời, nhấn mạnh tiêu chí tính thống nhất về
văn hoá vật chất và tinh thần, đặc biệt quan trọng về thống nhất tôn giáo.
Đồng thời ông còn đưa thêm tiêu chí thống nhất về loại hình nhân chủng.
Các nhà dân tộc học thì chú trọng đến vấn đề nguồn gốc và lịch sử của
dân tộc. Họ thực hiện việc xác định thành phần dân tộc theo định nghĩa về
dân tộc mà Xtalin đưa ra, trong bài "Chủ nghĩa Mác và vấn đề dân tộc học".
Theo họ thì "dân tộc là một cộng đồng người ổn định được hình thành trong
lịch sử, có chung ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế cùng chung một tố chất
tâm lý biểu hiện trong cùng một văn hoá". Sau này, một số nhà khoa học
muốn đưa thêm tiêu chí "cùng chung một phong tục tập quán" và cũng có
quan tâm đến ý thức dân tộc. Tuy nhiên, tiêu chí này vẫn còn nhiều ý kiến.
Ngược với quan điểm của các nhà dân tộc Trung Quốc thì các nhà dân tộc học
các nước Âu - Mỹ lại rất coi trọng ý thức tự nhận của người dân (tức ý thức tự
giác dân tộc). Họ chỉ phân biệt rạch ròi giữa dân tộc bản địa và dân di cư.
Như vậy để xác định tộc người (ethnic) thì mỗi nhà khoa học, mỗi quốc
gia, mỗi đất nước lại có những quan điểm, tiêu chí và yêu cầu cụ thể khác
nhau. Các tiêu chí có thể nhiều ít khác nhau tuỳ theo quan niệm của mỗi quốc
gia dân tộc. Có dân tộc này tiêu chí này là cơ bản, có dân tộc lại cho tiêu chí
khác là cơ bản, song họ đều có một điểm chung, cùng thống nhất một tiêu chí
về ý thức tự giác tộc người là tiêu chí không thể thiếu. Ý thức tự giác tộc
người là ý thức của một nhóm người hoặc mỗi người về sự sở thuộc vào một

16


tộc người nhất định; nó được biểu hiện cụ thể trong việc sử dụng một tộc
danh thống nhất. Sự phân biệt tộc người này với tộc người khác không phải
do ai đấy tự nghĩ ra mà được cảm nhận theo nguyên tắc: đó là chúng ta, tất cả

còn lại là khác, không phải chúng ta. Cái tối thiểu trong ý thức tự giác tộc
người của mỗi thành viên là biết về tên tự gọi tộc người của mình. Ý thức tự
giác dân tộc thuộc về ý thức hàng ngày của con người. Nó được hình thành
trong quá trình giáo dưỡng của gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như
vậy ý thức tộc người là tiêu chí quan trọng để nhận biết sự sở thuộc của một
cá nhân hay một nhóm người thuộc về một cộng đồng tộc người nào đó; ý
thức tộc người liên quan chặt chẽ với tên gọi của cộng đồng tộc người nào đó;
ý thức tộc người liên quan chặt chẽ với tên gọi của cộng đồng mà mỗi người
thừa nhận và tự gắn kết mình với cộng đồng .
Còn ở Việt Nam, sau nhiều cuộc hội thảo, hội nghị thì năm 1973 các
nhà nghiên cứu đã đi đến thống nhất ba tiêu chí để xác định tộc người, đó là:
- Có chung tiếng nói (ngôn ngữ).
- Có chung những đặc điểm sinh hoạt văn hoá.
- Có cùng ý thức tự giác, tự nhận cùng một dân tộc.
Với ba tiêu chí này, các nhà khoa học của chúng ta đã đưa ra danh mục
53 dân tộc thiểu số năm 1978, được Tổng cục thống kê thông qua năm 1979
và sử dụng cho tới ngày nay .Với một đất nước đa DT như Việt Nam, việc
xác định tộc người gặp nhiều khó khăn. Các tiêu chí áp dụng đã và đang gây
nhiều tranh cãi. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn có viết: "Những tiêu chí xác định
một dân tộc Việt Nam được rút ra thể hiện qua tên gọi, nhất là tên tự gọi của
tộc người qua ngôn ngữ (...), qua lịch sử, chí ít qua mối quan hệ về nguồn gốc
chung thể hiện qua huyền thoại về nguồn gốc tộc người, những truyền thuyết
về nơi quê hương xưa hư hay thực, nơi tổ tiên cư trú, về quá trình thiên di và

17


chuyển cư của các tộc người hay những trang sử chép tay, truyền miệng. Tiêu
chí đó còn được thể hiện qua một số đặc trưng văn hoá, một số thói quen
trong cung cách sinh hoạt rất riêng biệt khi thể hiện ở những chi tiết rất dễ

nhận ,rất thân thương ,có khi mang tính thiêng liêng đối với dân tộc đó.
Những đặc tính văn hoá thường thấy ở phạm trù tôn giáo , ở tục lệ nội hôn
liên quan đến những quan hệ gia đình và dòng họ". Tuy vậy, tác giả nhận
định, trong một số trường hợp rất khó đoán được rõ rệt đặc điểm của một DT
qua lịch sử, ngôn ngữ và văn hoá do có sự ảnh hưởng của sắc thái địa phương.
Điều này đặc biệt rõ đối với các nhóm dân cư ở những vùng xa xôi hẻo lánh,
chịu nhiều biến động lịch sử, chính trị-xã hội hoặc sống xen kẽ với các DT
khác. Đối với các trường hợp này, tiêu chí quan trọng nhất để xác định xem
họ thuộc DT nào lại chính là "ý thức tự giác dân tộc", tức họ tự nhận mình
thuộc về DT nào ? Có tên tự gọi là gì ? Và ý thức tự giác về ngôn ngữ - tộc
người của họ.
Tuy nhiên vấn đề xác định thành phần DT ở nước ta chưa dừng lại ở
đó. Do còn tồn tại một số cách sắp xếp chưa thoả đáng trong danh mục 1979
nên tháng 7/2002, các nhà dân tộc học và ngôn ngữ - dân tộc học Việt Nam
lại tổ chức một cuộc hội thảo tại Hà Nội để "Bàn về tiêu chí xác định lại
thành phần các dân tộc ở Việt Nam". Tại đây, các nhà khoa học cơ bản vẫn
thống nhất 3 tiêu chí xác định dân tộc (ethnic) như năm 1973, tuy rằng vẫn
còn một vài ý kiến cho rằng cần bổ sung tiêu chí về số phận lịch sử của DT.
Cho tới thời điểm này có thể thấy một điều là vị trí của tên gọi trong
việc xác định thành phần dân tộc đã thay đổi. Nó được đưa lên hàng đầu trong
các tiêu chí. Chúng ta đều biết là theo công bố chính thức hiện nay thì nước ta
có 53 dân tộc thiểu số, nhưng bên cạnh tên gọi chính thức, còn có các tên gọi
khác (gồm có tên tự gọi, tên gọi khác - tức là tên do các DT khác gọi, và tên

18


các NĐP). Chỉ có điều ở danh mục này, những tên khác và NĐP lại bị xếp lẫn
lộn, trong khi chúng ở hai cấp độ hoàn toàn khác nhau. Vấn đề phức tạp còn
thấy ở chỗ còn tồn tại những tộc danh ghép như: Bru - Vân Kiều, Gié Triêng, và việc phân định các NĐP như thế nào cho chính xác. Bởi vậy, việc

tìm hiểu thống kê để có một danh mục đầy đủ, rõ ràng các tên gọi khác và tên
các NĐP thuộc các dân tộc khác nhau là việc làm hết sức cần thiết đối với
không chỉ khoa học mà còn với xã hội.
1.2.2. Về khái niệm nhóm địa phương
NĐP là một thuật ngữ của ngành dân tộc học. Đến nay, khái niệm này
vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng về nội hàm cũng như ngoại diên và
vẫn còn có sự khác nhau giữa các nhà dân tộc học. Trong báo cáo của mình
GS Đặng Nghiêm Vạn có một số nhận xét về NĐP như sau: "Một nhóm địa
phương phải là một bộ phận của dân tộc, cũng có những tiêu chí xác định
như một dân tộc, nhưng tất nhiên có những khác biệt nhất định với những
nhóm địa phương khác trong cùng một dân tộc, đậm nhạt khác nhau về
phương diện nhân chủng, ngôn ngữ, kinh tế, xã hội, văn hoá... Nhóm địa
phương đó nhất thiết phải có một tên gọi riêng. Tên gọi đó là tên do người
trong nhóm tự đặt hay các cư dân xung quanh vùng đặt cho (nên có khi có
hai, ba tên) nhưng tên đó đã trở thành phổ biến". Tức là NĐP phải cư trú ở
cùng một khu vực, có tên gọi riêng, tự nhận mình thuộc về một cộng đồng
dân tộc lớn hơn, có những đặc điểm khác biệt nhất định với các NĐP khác.
Trong luận văn của mình, chúng tôi sử dụng khái niệm NĐP của GS Đặng
Nghiêm Vạn để làm cơ sở thống kê tư liệu. Thực tế không dễ dàng xác định
ranh giới giữa một DT và một NĐP, nhất là những nhóm cư trú cách xa nhau,
nói các thứ tiếng khác nhau. Đặc biệt, các dân tộc thuộc tiểu nhóm Ba na họ
Nam Á cư trú rải rác ở những địa bàn khác nhau do xen kẽ với các nhóm tộc

19


người khác. Bởi vậy tuy số lượng dân tộc (1979) của tiểu nhóm này chỉ có 14,
nhưng số lượng các nhóm địa phương của mỗi dân tộc lại nên đến con số
hàng chục, và đang còn nhiều điều tranh luận về rất nhiều NĐP trong các dân
tộc Ba na, Xơ đăng, Gié – Triêng, Cơ ho, Mnông, Mạ...

1.3. VỀ HỌ NGÔN NGỮ NAM Á VÀ NAM ĐẢO Ở VIỆT NAM

1.3.1. Họ ngôn ngữ Nam Á
Theo các nhà ngôn ngữ học, họ ngôn ngữ Nam Á được coi là họ ngôn
ngữ của cư dân bản địa trong khu vực Đông Nam Á lục địa. Cư dân sử dụng
các ngôn ngữ họ này có mặt trên lãnh thổ hầu hết các nước Đông Nam Á lục
địa (Miến Điện, Thái Lan, tây Malaysia, Việt Nam, Lào, Campuchia), nam
Trung Quốc, Ấn Độ, Nê Pan, Bu Tan và Bănglađét. Họ ngôn ngữ này được
chia thành bốn chi là Mun Đa, Nicôbar, Aslia và Môn Khơ me. Trong bốn chi
này, chi Môn Khơ me được coi là chi quan trọng nhất. Các nhà nghiên cứu
hiện nay khá nhất trí với nhau rằng những ngôn ngữ Nam Á có mặt ở Việt
Nam đều thuộc chi Môn Khơ me. Những ngôn ngữ này được xác định là
thành viên của các tiểu chi Khơ me, Ba na, Ka tu, Việt - Mường và Khơ mú.
Gần đây, trong công trình “Tiếng Mảng” (2008, Nxb. Khoa học xã hội, Hà
Nội) thì nhóm tác giả Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông, Nguyễn Hữu Hoành
đồng ý với quan niệm của một số người đề nghị tách tiếng Mảng khỏi tiểu chi
Khơ mú (cùng với một số ngôn ngữ ở Trung Quốc) thành một tiểu chi riêng
có tên là Mangic.
Theo "Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam" (1979) do Tổng
cục Thống kê ban hành (theo ủy nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, tức
Thủ tướng Chính phủ), có 24 DTTS sử dụng các ngôn ngữ Nam Á gồm (trang
sau):

20


1. Khơ mú

9. Bru - Vân Kiều


17. Cơ ho

2. Kháng

10. Ta ôi

18. Mạ

3. Xinh mun

11. Cơ tu

19. Mnông

4. Mảng

12. Ba na

20. Xtiêng

5. Ơ đu

13. Xơ đăng

21. Co

6. Mường

14. Gié - Triêng


22. Chơ ro

7. Thổ

15. Hrê

23. Rơ măm

8. Chứt

16. Brâu

24. Khơ me

1.3.2. Họ ngôn ngữ Nam Đảo
Họ ngôn ngữ NĐ là một trong những họ ngôn ngữ lớn trên thế giới. Chỉ
riêng nhánh phía Tây, theo con số thống kê năm 2010 của các nước trong khu
vực đã có gần năm trăm triệu người sử dụng. Địa bàn cư trú của cư dân nói họ
ngôn ngữ này phân bố ở vùng Đông Nam Á, chủ yếu là ở Indonesia,
Malaysia, Philippin, Đài Loan, cùng với một số ở Thái Lan, Cămpuchia và
Việt Nam. Đây là họ ngôn ngữ được xác định có tới hơn một ngàn ngôn ngữ
khác nhau. Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc họ NĐ chỉ có 5
ngôn ngữ thuộc tiểu nhóm Chăm. Theo Danh mục thành phần các dân tộc ở
Việt nam (1979) thì có 5 dân tộc sử dụng các ngôn ngữ NĐ dưới đây:
1. Chăm

4. Churu

2. Gia rai


5. Ra glai

3. Ê đê
1.3.3. Đặc điểm loại hình của các ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo ở
Việt Nam

21


Theo các nhà nghiên cứu, các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam đều là
những ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập và mức độ đơn tiết hoá của chúng có
sự khác nhau. Các ngôn ngữ NĐ đều là những ngôn ngữ chưa có thanh điệu
(tuy vấn đề vẫn còn đang được tranh luận giữa các nhà nghiên cứu), và mức
độ đơn tiết hoá đã diễn ra khá mạnh. Còn các ngôn ngữ Nam Á tuy đã và
đang đơn tiết hoá ở những mức độ rất khác nhau. Một số ngôn ngữ đã có
thanh điệu (như các ngôn ngữ nhóm Việt - Mường), nhưng đa số các ngôn
ngữ khác chưa có thanh điệu, còn hiện tượng đơn vị ngữ nghĩa cơ bản có
dạng song tiết (thậm chí đa tiết) mà người ta gọi là âm tiết rưỡi. Vì vậy ở
những ngôn ngữ này có khái niệm âm tiết (syllable/syllabic) và tiền âm tiết
(presyllable/ presyllabic). Chắc chắn điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới
vấn đề xác định số lượng, đặc điểm các thành tố cấu tạo tên gọi các DT và các
NĐP ở những dân tộc này. Ví dụ, các tên gọi DT và NĐP: Ta ôi, Pa cô, Pa hi,
Tà Uốt, ... Song chính trong những tên gọi tưởng chừng như là hiện tượng
được gọi là "tiền âm tiết" ấy lại chứa đựng rất nhiều điều hết sức thú vị. Hoặc
cái tên gọi Mã liềng thì đúng là có tiền âm tiết từ tên tự gọi của nhóm địa
phương tự gọi là [m↔lieΝ1] mà người Việt phiên âm thành Mã liềng. Ấy thế
nhưng với những tên gọi Pa cô, Ta ôi, Pa hi,... thì hoàn toàn không phải như
vậy (xem chương II) bởi ở tiếng Ta ôi và một số ngôn ngữ nhóm Ka tu (họ)
Nam Á, các phụ tố vẫn còn khả năng phái sinh từ khá mạnh. Điều này đã từng
gây nên những sự nhầm lẫn, ngộ nhận đáng tiếc.

Ở các ngôn ngữ NA và NĐ, mối quan hệ hạn định được biểu thị bằng
trật tự cú pháp: yếu tố được hạn định - yếu tố hạn định, kiểu như: deeng
plăng (nhà - tranh: nhà tranh) trong tiếng Ta ôi, hay sang hră (nhà – chữ:

trường học). Đây chính là một điều rất đáng lưu ý khi so sánh đặc điểm cấu
tạo tên gọi DT và NĐP các dân tộc thuộc hai họ ngôn ngữ này.

22


1.4. ĐƠN VỊ MIÊU TẢ

Để thuận tiện cho việc phân loại và miêu tả đặc điểm cấu tạo và ngữ
nghĩa loại tên gọi này, chúng tôi cho rằng: trong cấu tạo các đơn vị định danh
tên DT và NĐP, có lẽ nên căn cứ vào:
1.4.1. Số lượng các thành tố tham gia cấu tạo
Chúng tôi không phân chia TDT và NĐP thành các đơn vị như từ,
ngữ,... mà chỉ gọi chung là đơn vị định danh. Về số lượng thành tố tham gia
cấu tạo, các đơn vị định danh này có thể được phân thành:
+ Đơn vị định danh đơn thành tố: Mường, Thổ, Cuối, Co, Chăm, Cơ
ho, Chu ru... Về phương diện ngữ âm, mỗi thành tố này có thể có vỏ ngữ âm
là đơn tiết hoặc đa tiết.
+ Đơn vị định danh đa thành tố, kiểu như: Xinh mun, Gié - Triêng, Bru
- Vân Kiều, Thổ Mọn, Mọi Sơn Phòng, Cơ ho Srê, Cơ ho Lách/Lạt....
Đối vối các đơn vị định danh đơn thành tố thì bản thân chúng không có
cấu trúc nội bộ. Chỉ có các đơn vị định danh đa thành tố mới có cấu tạo nội bộ
mà thôi. Bởi vậy trong luận văn này khi xét cấu tạo của tên DT và NĐP,
chúng tôi chỉ xem xét đến loại đơn vị định danh đa thành tố. Theo lý thuyết
định danh, đơn vị đa thành tố thì bao giờ cũng có ít nhất một thành tố chính
/chung được kí hiệu C. Thành tố chính này thường chỉ một lớp sự vật, đối

tượng khách thể. Còn thành tố phụ được kí hiệu P có chức năng hạn định, xác
định rõ ràng những đặc điểm, tính chất, vị trí,... của thành tố chính. Chẳng
hạn, với những tên gọi các NĐP cư dân sử dụng các ngôn ngữ Nam Á hay
Nam Đảo dưới đây:
Mọi Bi: chỉ người Mọi ở mường Bi, Hòa Bình. Trong tiếng Mường thì
Mọi có nghĩa “người” là thành tố chính C, còn Bi là địa danh chỉ nơi cứ trú

23


của người Mường đó. Như vậy, thành tố Bi là thành tố phụ P có nghĩa phụ
cho thành tố chính Mọi, và Mọi Bi là đơn vị định danh có nghĩa chỉ người
Mường ở vùng mường Bi. Hoặc trường hợp Mọi Kon Tum là đơn vị định
danh chỉ chung cư dân các DTTS ở Kon Tum, còn Kon Tum là địa danh cư
trú của cư dân các DTTS này. Ở đây, thành tố Kon Tum là thành tố phụ làm
rõ nghĩa cho thành tố Mọi.
Ở tên gọi các NĐP cư dân sử dụng các ngôn ngữ Nam Đảo ở Việt Nam
cũng có tình hình tương tự. Đó là:
Chăm Hroi: cũng là đơn vị định danh mà trong đó Chăm chỉ tên dân tộc
Chăm. Còn Hroi có nghĩa là “mặt trời” trong tiếng địa phương của nhóm
Chăm này, và Hroi là thành tố phụ của Chăm. Đơn vị định danh Chăm Hroi
có nghĩa là “người Chăm thờ thần mặt trời.
Tuy nhiên, trường hợp đơn vị định danh đa thành tố kiểu Giẻ - Triêng
hay Bru – Vân Kiều thì đó là hai thành tố có chức năng như nhau.
1.4.2. Do đặc trưng loại hình các ngôn ngữ hai ngữ hệ này, chúng tôi
còn căn cứ vào số lượng âm tiết của đơn vị định danh để xác định tính chất
đơn âm tiết và đa âm tiết của các loại đơn vị định danh này. Vì vậy ta có thể
phân thành:
- Đơn vị định danh đơn tiết, kiểu như: Mường, Chứt, Thổ, Chăm…
- Đơn vị định danh đa tiết: Ba na, Xơ đăng, Cơ tu, Bru – Vân Kiều…

Kết hợp cả tiêu chí về số lượng thành tố và đặc điểm ngữ âm: số lượng
âm tiết, ta thấy sẽ có các đơn vị định danh TDT và NĐP cư dân sử dụng các
ngôn ngữ Nam Á và Nam Đảo ở Việt Nam sẽ phức tạp hơn. Những tư liệu
của chúng tôi về đặc điểm cấu tạo tên DT và NĐP sử dụng các ngôn ngữ
thuộc hai ngữ hệ NA và NĐ sẽ được thống kê phân tích theo cách nhìn nhận

24


và lý giải của khung phân loại này. Đối với những đơn vị định danh đặc biệt,
chúng tôi sẽ có sự lý giải riêng.
1.5. MỐI QUAN HỆ GIỮA TÊN DT VÀ NĐP VỚI VĂN HÓA TỘC NGƯỜI

Nói đến vấn đề văn hoá bộc lộ qua tên gọi các DT và NĐP là chúng ta
đề cập đến mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Đó cũng là vấn đề đã được
rất nhiều nhà ngôn ngữ học, xã hội học, tâm lý ngôn ngữ học, văn hóa học...
quan tâm. Để tìm hiểu mối quan hệ này chúng ta cần đề cập tới hai khái niệm
ngôn ngữ và văn hoá.
Theo quan niệm phổ biến và tồn tại từ lâu thì ngôn ngữ là công cụ giao
tiếp quan trọng nhất, là công cụ của tư duy. Humbololt cho rằng: “ngôn ngữ
là linh hồn của dân tộc”. Còn Edward Sapir thì nói: “Con người không chỉ
sống trong một thế giới khách quan của các sự vật, cũng không chỉ sống
trong thế giới của các hoạt động xã hội như vẫn thường nghĩ mà còn phụ
thuộc rất nhiều vào ngôn ngữ cụ thể vốn là phương tiện giao tiếp trong xã hội
của họ”. Dưới góc độ xã hội - ngôn ngữ học, ngôn ngữ đóng vai trò điều hành
xã hội, liên kết các thành viên trong một cộng đồng dân tộc.
Cho đến nay, trên thế giới có tới hàng trăm định nghĩa về khái niệm
văn hóa. Khái niệm văn hóa bắt nguồn từ khái niệm kultus (có nghĩa là "trồng
trọt") trong tiếng La tinh, và có từ trước Công nguyên. Khái niệm này được
người Châu Âu sử dụng dưới các từ khác nhau tùy theo từng ngôn ngữ của

các dân tộc. Chẳng hạn, trong tiếng Pháp là kultur, tiếng Nga là kul'tura...
Ngay việc chỉ ra nội hàm và ngoại diên của khái niệm này cũng có sự biến đổi
theo thời gian. Một trong những định nghĩa về văn hóa của F. B.Taylor
thường được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa học trích dẫn tham khảo. Ban đầu,
người ta chỉ hiểu văn hóa có nghĩa về tinh thần nhiều hơn. Song dần dần, khía
niệm văn hóa được coi là có cả nghĩa chỉ văn hóa vật chất. Các nhà nghiên

25


×