Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

cauhoiontap HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.04 KB, 2 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN TBĐ
1. Các phương pháp mở máy và đảo chiều quay động cơ KĐB, ĐCĐ 1 chiều
bao gồm tên, nội dung phương pháp, vẽ đặc tính cơ tự nhiên (không thay đổi các
tham số), trên cơ sở đường đặc tính cơ tự nhiên vẽ đặc tính cơ khi dùng các phương
pháp mở máy và đảo chiều quay động cơ. Các máy gia công kim loại hay máy công
nghiệp dùng chung nào áp dụng các phương pháp trên? (nêu tên cụ thể máy và
phương pháp áp dụng)
2. Các phương pháp hãm động cơ KĐB, động cơ điện 1 chiều bao gồm tên, nội
dung phương pháp, vẽ đặc tính cơ tự nhiên (không thay đổi các tham số), trên cơ sở
đường đặc tính cơ tự nhiên vẽ đặc tính cơ khi dùng các phương pháp hãm. Các máy
gia công kim loại hay máy công nghiệp dùng chung nào áp dụng các phương pháp
trên? (nêu tên cụ thể máy và phương pháp áp dụng)
3. Các phương pháp điều chỉnh tốc độ động cơ điện KĐB và động cơ điện 1
chiều kích thích độc lập bao gồm tên, nội dung phương pháp, vẽ đặc tính cơ tự nhiên
(không thay đổi các tham số), trên cơ sở đường đặc tính cơ tự nhiên vẽ đặc tính cơ khi
dùng các phương pháp điều chỉnh tốc độ. Các máy gia công kim loại hay máy công
nghiệp dùng chung nào áp dụng các phương pháp trên? (nêu tên cụ thể máy và
phương pháp áp dụng)
4. Chỉnh lưu không điều khiển và có điều khiển 1 pha và 3 pha trong 2 trường
hợp: Tải thuần trở và tải có tính chất cảm.
Bao gồm: Sơ đồ nối điện, dạng điện áp và dòng điện chỉnh lưu trên tải.
Các máy gia công kim loại hay máy công nghiệp dùng chung nào áp dụng các
loại chỉnh lưu trên? (nêu tên cụ thể máy và loại chỉnh lưu áp dụng)
5. Bộ nghịch lưu nguồn áp 1 pha sơ đồ cầu mắc song song có và không có tụ
chuyển mạch. (sơ đồ nối điện, dạng điện áp và dòng điện lấy ra trên tải, các khoảng
dẫn và giản đồ sóng của các khóa và diode.
6. Bộ nghịch lưu nguồn áp 3 pha sơ đồ cầu (sơ đồ nối điện, dạng điện áp và
dòng điện lấy ra trên tải, các khoảng dẫn và giản đồ sóng của các khóa và diode, các
công thức điện áp các pha trên tải 3-1a, b, c.
7. Bộ điều áp xoay chiều 1 pha và 3 pha bao gồm: Sơ đồ nối điện, dạng điện áp
và dòng điện lấy ra trên tải ứng với các trường hợp góc mở α và L có giá trị cụ thể.


Các máy gia công kim loại hay máy công nghiệp dùng chung nào dùng các bộ
điều áp trên? (nêu tên cụ thể máy và bộ điều áp áp dụng)
8. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các khí cụ điện hạ áp (hình vẽ cấu tạo sẽ
cho trong bảng tra, chỉ cần nêu đúng số thứ tự của các hình vẽ).
9. Sơ đồ điều khiển máy tiện hình 5-16, 5-17 (tên, vai trò của các thiết bị có
trong sơ đồ, nguyên lý hoạt động của sơ đồ). Chú ý phải nghiên cứu kỹ những trường
hợp mà bài giảng yêu cầu sinh viên tự nghiên cứu.
10. Các hệ truyền động chính trong cầu trục. Các yêu cầu cơ bản đối với hệ
truyền động và các trang bị điện cho các cơ cấu của cầu trục
11. Các thiết bị chuyên dùng trong cầu trục (cấu tạo, nguyên lý làm việc):
Phanh hãm điện từ, bộ khống chế, hộp điện trở, hệ thống tiếp điện, bảng bảo vệ, bàn
từ bốc hàng. Chú ý: Hình vẽ cấu tạo sẽ cho trong bảng tra, chỉ cần nêu đúng số thứ tự
các hình vẽ tương ứng với các thiết bị nêu trên.

-1-


12. Sơ đồ điều khiển cơ cấu nâng hạ của cầu trục bằng bộ điều khiển động lực.
Hình vẽ sơ đồ sẽ cho
13. Sơ đồ điều khiển cơ cấu nâng hạ của cầu trục bằng hệ F-Đ. Hình vẽ sơ đồ
sẽ cho
14. Sơ đồ điều khiển cơ cấu nâng hạ của cầu trục hệ T-Đ dùng chỉnh lưu có
điều khiển sơ đồ cầu đảo chiều quay bằng công tắc tơ. Hình vẽ sơ đồ sẽ cho
15. Sơ đồ điều khiển cơ cấu nâng hạ của cầu trục dùng hệ T-Đ dùng bộ chỉnh
lưu có điều khiển 1 pha và 3 pha (đảo chiều quay động cơ bằng bộ biến đổi đảo
chiều). So sánh với sơ đồ điều khiển đảo chiều quay động cơ dùng công tắc tơ để tìm
ra sự khác nhau cơ bản. Hình vẽ sơ đồ sẽ cho
16. Sơ đồ điều khiển động cơ điện KĐB rô to dây quấn dùng bộ điều áp xoay
chiều và xung điện trở (vai trò của các thiết bị trong sơ đồ, nguyên lý hoạt động của
sơ đồ). Hình vẽ sơ đồ sẽ cho

17. Các phương pháp điều khiển và ổn định nhiệt độ lò điện trở.
18. Sơ đồ điều khiển và ổn định nhiệt độ lò điện trở dùng bộ điều áp xoay
chiều 3 pha. Hình vẽ sơ đồ sẽ cho
19. Các yêu cầu kỹ thuật đối với các nguồn hàn hồ quang.
20. Các nguồn hàn hồ quang 1 chiều và xoay chiều (tên, cấu tạo, nguyên lý
làm việc). Hình vẽ sẽ cho trong bảng tra, chỉ cầu nêu đúng số thứ tự của hình vẽ.
21. Nghiên cứu kỹ bộ chỉnh lưu của máy hàn vạn năng BДY-506 về sơ đồ
mạch lực, mạch điều khiển (chủ yếu là mạch tạo xung điều khiển). Dạng của điện áp
trên các pha và điện áp trên các cuộn kháng cần bằng của bộ chỉnh lưu hình tia 6 pha
22. Sơ đồ điều khiển máy hàn hồ quang tự động (vai trò của các thiết bị trong
sơ đồ, nguyên lý hoạt động của sơ đồ). Hình vẽ sơ đồ sẽ cho.

-2-



×