Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn văn phần đọc hiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.79 KB, 6 trang )

Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Văn phần đọc - hiểu
Để làm tốt bài thi tốt nghiệp THPT môn Văn phần đọc - hiểu
Đổi mới đề thi môn Văn là vấn đề nóng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.
Bởi, khác với đề thi môn Văn truyền thống, đề thi sắp tới sẽ có 2 phần: đọc - hiểu và làm văn. Theo đó,
điểm mới của đề thi là sẽ có phần kiểm tra trực tiếp năng lực đọc- hiểu văn bản của học sinh. Đồng thời đối
tượng văn bản dùng làm ngữ liệu trong phần đọc- hiểu được mở rộng (cả những văn bản ngoài sách giáo
khoa Ngữ văn).
Kiểu đề thi mới không có cơ hội cho thói quen học vẹt, học tủ. Sự thay đổi này khiến nhiều học sinh không
khỏi lúng túng. Tuy nhiên nếu các em nắm chắc những "công cụ" cần thiết thì các em sẽ tự tin khám phá và
chiếm lĩnh bất cứ văn bản ngôn ngữ nào!
Cần nhắc lại rằng, phần đọc- hiểu văn bản là phần thực hành. Nhưng để thực hành tốt, các em cần có những
kiến thức cơ bản về văn bản và phương pháp tiếp cận văn bản.
1. Những kiến thức về loại và thể loại văn bản
Những kiến thức này là chìa khóa để tiếp cận chính xác về đặc trưng nội dung, nghệ thuật của văn bản và
dễ dàng phát hiện những lỗi sử dụng các phương tiện diễn đạt của văn bản (nếu có).
- 6 loại văn bản ứng với 6 phong cách chức năng, mỗi loại có một kiểu diễn đạt riêng:
+ Văn bản khoa học (Chú ý đặc trưng của văn bản khoa học và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của văn
bản khoa học)
+ Văn bản nghệ thuật (Chú ý đặc trưng của văn bản nghệ thuật và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của
loại văn bản này)
+ Văn bản nghị luận (Chú ý đặc trưng của văn bản nghị luận và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ của văn
bản nghị luận)
+ Văn bản báo chí (Chú ý đặc trưng của văn bản báo chí và cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của loại
văn bản này)
+ Văn bản hành chính (Chú ý đặc trưng của văn bản hành chính, cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ
của văn bản hành chính)
+ Văn bản sinh hoạt (Chú ý đặc trưng của văn bản sinh hoạt, cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của
văn bản sinh hoạt).
Trong 6 loại văn bản nêu trên thì văn bản văn học (bao gồm văn bản nghệ thuật và văn bản nghị luận) là đối



tượng quan trọng nhất được đọc - hiểu có hệ thống trong toàn bộ chương trình Ngữ văn các cấp. Vì vậy học
sinh phải thuần thục kỹ năng đọc- hiểu văn bản văn học. Để làm được điều đó, trước hết các em phải có
kiến thức về thể loại văn bản văn học.
- Các thể loại của văn bản văn học
+ Văn bản thơ (Chú ý đặc điểm của văn bản thơ và cách đọc thơ)
+ Văn bản truyện ngắn và tiểu thuyết (Chú ý đặc điểm chung của truyện ngắn và tiểu thuyết và cách đọc các
thể loại đó)
+ Văn bản tùy bút (Chú ý đặc điểm của loại thể tùy bút và cách đọc tùy bút)
+ Văn bản kịch (Chú ý đặc điểm của văn bản kịch và cách đọc văn bản kịch)
+ Văn bản nghị luận (Chú ý đặc điểm của văn bản nghị luận và cách đọc văn bản nghị luận).
2. Phương pháp khái quát nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học
a. Khái quát nội dung, tư tưởng chủ yếu của văn bản văn học:
Trên cơ sở đọc- hiểu ý nghĩa của từ ngữ, câu, đoạn, nắm bắt ý chính được truyền đạt qua các phương tiện
biểu đạt, học sinh phải biết khái quát. Yêu cầu của khái quát là rút ra một cách chuẩn xác và ngắn gọn đề tài,
chủ đề, cũng như tư tưởng của tác giả thể hiện qua văn bản. Sự khái quát đòi hỏi phải lựa chọn nội dung
thông tin quan trọng phù hợp với nội dung và lời văn của văn bản. Các em có thể dựa vào:
- Các từ then chốt trong nhan đề (như Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Tương tư,
Người trong bao, Người cầm quyền khôi phục uy quyền, Tôi yêu em...)
- Câu hoặc đoạn văn tiêu biêu nhất
( Câu mở đầu của đoạn trích Một thời đại trong thi ca: Bây giờ ta hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng
hơn: tinh thần giải thơ mới.
Đoạn cuối của văn bản Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bứ c:Sự cần thiết phải biết một
ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài
mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình)
- Các từ ngữ, hình ảnh lặp đi lặp lại như chìa khóa của văn bản (như từ xuântrong Vội vàng của Xuân Diệu;
hình ảnh bóng tối, ánh sáng, Hà Nội trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam, hình ảnh rừng xà nu mở đầu và kết
thúc tác phẩmRừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, hình ảnh bà nội như chiếc bóng trongTuổi thơ im
lặng của Duy Khán...)
- Tính cách, số phận của nhân vật chính (như ông Hai trong truyện Làng củaKim Lân; Nguyệt trong Mảnh



trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Thanh và Nga trong Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam...)
- Tình huống truyện hoặc mâu thuẫn chủ yếu trong kịch bản văn học (như tình huống truyện trong Chữ
người tử tù của Nguyễn Tuân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Vợ nhặt của Kim Lân; mâu
thuẫn kịch trong Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng và Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ...)
- Tóm tắt văn bản là cách tiếp cận nội dung, tư tưởng văn bản một cách chính xác vì văn bản được tiếp nhận
trong tính chỉnh thể của nó. Với văn bản nghị luận cần nắm luận đề và hệ thống luận điểm chính (như Lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi,Lòng yêu
nước của Ilia Erenbua... ).
b. Khái quát đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học:
Để nắm bắt được những đặc sắc nghệ thuật nổi bật của tác phẩm, cần:
- Nhận ra đặc điểm thể loại: thơ, truyện, kịch, về nghị luận, tùy bút... Mỗi thể loại có những đặc trưng riêng
về nghệ thuật (như văn nghị luận là nghệ thuật lập luận, sự kết hợp giữa trí tuệ và cảm xúc..., truyện là nghệ
thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện, tính huống truyện..., thơ là cấu tứ, hình ảnh, nhạc điệu...)
- Chú ý cá tính nghệ thuật của nhà văn. Phong cách của nhà văn ít nhiều phản ánh trong từng tác phẩm của
họ, vì thế đây là một gợi ý tốt để khám phá đặc điểm nghệ thuật của văn bản (như chất thơ trong truyện
của Thạch Lam vớiGió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Hai đứa trẻ ; biệt tài phân tích tâm lý nhân
vật của Nam Cao với Lão Hạc, Đời thừa, Chí Phèo, Sống mòn... ).
- Cuối cùng, nhận ra nét riêng, độc đáo của văn bản văn học ( Hình ảnh thơ mộc mạc, bình dị trong Chiều
xuân của Anh Thơ, hình ảnh thơ mới lạ, xuân sắc, tình tứ trong Vội vàng của Xuân Diệu, hình ảnh thơ thơ
mộng với những từ láy đôi duyên dáng trong Thơ duyên của Xuân Diệu... )
3. Đánh giá nội dung tư tưởng và nghệ thuật của văn bản văn học
a. Đánh giá nội dung, tư tưởng của văn bản văn học
Đó là những giá trị của văn học: tư tưởng nhân đạo, ý nghĩa nhân văn, tinh thần yêu nước...( tư tưởng nhân
nghĩa của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo, tư tưởng hòa bình của Hồ Chí Minh trong Lời kêu gọi toàn
quốc kháng chiến, tư tưởng nhân văn của Nguyễn Quang Sáng trong Chiếc lược ngà... )
b. Đánh giá đặc điểm nghệ thuật chủ yếu của văn bản văn học: Chú ý những đóng góp nghệ thuật nổi bật
của tác giả thông qua văn bản (Những cách tân nghệ thuật của Xuân Diệu trong Vội vàng, sự đổi mới về thể
loại truyện (sự thâm nhập của thơ vào trong truyện) của Thạch Lam trong Hai đứa trẻ...)
Một vài ví dụ thực hành:

1. Đọc văn bản sau:


Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
Hỡi đồng bào toàn quốc!
Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp
càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!
Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Hỡi đồng bào!
Chúng ta phải đứng lên!
Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là
người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm
dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu
nước.
Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!
Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước.
Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!
Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm! Kháng chiến thắng lợi muôn năm!

Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 1946
Hồ Chí Minh
(Bút tích lưu tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam)
a. Cho biết thể loại của văn bản trên?
(Văn nghị luận xã hội -> Văn chính luận)
b.Văn bản trên có sử dụng những biện pháp tu từ nào? Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu
từ đó.
(Sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và điệp cấu trúc làm âm điệu của lời kêu gọi thêm mạnh mẽ tác động sâu
sắc vào tâm hồn người đọc)
c. Cho biết chủ đề và giá trị tư tưởng của văn bản ?



(Chủ đề: Hồ Chí Minh hiệu triệu toàn dân Việt Nam đứng dậy chống Pháp
Tư tưởng: Văn bản toát lên lòng yêu nước, tinh thần chuộng hòa bình của người Việt Nam)
2. Tìm hiểu văn bản
THỜI GIAN
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Xuân Đinh Mão 2.1987
Văn Cao
a. Những biện pháp tư từ mà tác giả sử dụng trong bài thơ trên?
(ẩn dụ: những câu thơ còn xanh/ những bài hát còn xanh; so sánh: đôi mắt em như hai giếng nước)
b. Qua bài thơ, Văn Cao muốn nói gì với chúng ta?
(nghệ thuật (thơ, bài hát) và tình yêu, cái đẹp (đôi mắt em) là những giá trị vĩnh hằng)
Đồng Hới, tháng 4 năm 2014


Lê Nga
Trường THPT Chuyên Quảng Bình




×