Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Thuật ngữ nha khoa Anh Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 58 trang )

THUẬT NGỮ NHA KHOA
/>
A
Abutment ( Răng trụ)
Một răng có tác dụng như một mối nối với cầu cố định hay hàm giả tháo lắp. Mối nối này bản thân nó được gọi là vật giữ hay răng trụ

Răng 6 và răng 1 (răng trụ) được mài chỉnh để nhận chụp giữ của cầu cố định
Implant abutment
Bộ phận để nối với chụp hoặc các phục hình răng khác trên một răng implant

Một abutment giả được sử dụng để nối phục hình răng (chụp,hàm tháo lắp,vv) vào implant. Ở đây ta thấy một abutment cho một chụp đơn. Các
impant có hai loại là đúc liền một khối hoặc hoặc loại kết nối với abutment. Thường thì sự sắpxếp hai chi tiết trở lên giúp gia tăng tính linh động
cho implant
ACLS
Chữ viết tắt của “ Hỗ trợ nâng cao cuộc sống tim mạch “. Các nha sĩ tiến hành các biện pháp an thần qua đường tinh mạch ở phòng khám được
yêu cầu được chứng nhận bởi tổ chức này
ALARA (Nguyên tắc ALARA)
Là chữ viết tắt của “ As low as reasonably achievable” (Thấp như mức hợp lý có thể đạt được), mô tả quy trình được khuyến cáo và xác nhận bởi
Hiệp hội Y tế sức khỏe và phóng xạ y học cho việc phơi nhiễm mô sống trong môi trường phóng xạ ion hóa. Mục đích của nó là cho biết số lượng
phim chụp tia X cần thiết để chẩn đoán, mức tiếp xúc phóng xạ thấp nhất có thể cho bệnh nhân, mà vẫn đảm bảo được đầy đủ thông tin cho điều
trị
Allograft (Ghép cùng loài)
Phương pháp sử dụng mô lấy cùng loài với bệnh nhân.Trong nha khoa thường sử dụng xương người và collagen

Vật liệu ghép cùngloài sử dụng trong nha khoa thường chứa trong những lọ nhỏ tiệt trùng như trên
Alloplastic
Liên quan tới các chất tổng hợp,chất dẻo,mặt khác là các vật liệu ghép nhân tạo để tăng kích thước của các mô bị thiếu hụt. Trong nha khoa, nó
bao gồm thủy tinh sinh học,copolymer,B tricalcium phosphate (TCP).Ưu điểm của chúng là phục vụ cho sự thiếu mô hiến,sự khuyết hổng của các
vùng phẫu thuật sau khi lấy mô ghép, và luôn luôn có sẵn
Alveolar bone (Xương ổ răng)
Phần xương hàm bao quanh răng (A)



Phần xương hàm bao quanh răng (A)
Alveoloplasty ( Tạo hình xương ổ răng)


Phẫu thuật tạo hình vòng quanh xương ổ răng, Nó được thực hiện trong lúc hoặc sau khi nhổ răng , và thủ thuật này được thực hiện gần như là tự
động để tái tạo lại hình dạng sống hàm lý tưởng cho hàm giả

Lồi rắn ( lồi xương ) làm cho bệnh nhân không thể đeo hàm giả. Chúng phải được cắt bỏ,và sống hàm được tạo hình lại là sự kết hợp giữa thủ
thuật cắt bỏ lồi rắn/tạo hình xương ổ răng

Hình ảnh lồi rắn đã được cắt bỏ trong quy trình tạo hình xương ổ răng.Các răng còn lại cũng đã được nhổ. Hình ảnh chụp đỉnh sống hàm một
tuần sau phẫu thuật. Vết khâu vẫn còn trên vết mổ

Một đoạn của lồi rắn được lấy ra
Amalgam
Hốn hợp của một hay nhiều kim loại và thủy ngân. Amalgam bạc là loại thường dùng nhất để trám răng

Hình ảnh của một miếng trám amalgam bốn mặt trên răng hàm lớn dưới trái với đường viền sát khít (Hình ảnh của Byron J, Greany, DDS)
Ameloblast (Nguyên bào men)

Là tế bào đặc biệt của lớp ngoại bì, tạo nên men răng khi răng bắt đầu hình thành. Khi răng mọc trong miệng,không có quá trình tạo men nào xảy
ra nữa
Angular cheilitis (Chốc mép)

Tình trạng phổ biến gây ra bởi nhiễm trùng nấm Candida albicans, ở vị trí điểm giao nhau giữa môi trên và môi dưới (khóe miệng), nứt nẻ mãn
tính.Thường xảy ra khi tất cả hay phần lớn răng bị mất, miệng bệnh nhân có xu hướng ngâm sâu hơn bình thường
Ankylosis (Dính khớp )
Dính khớp còn được gọi là Tiêu xương di chuyển




Mũi tên chỉ ra sự dính khớp một phần của răng hàm lớn thư hai bên phải hàm dưới. so sánh vơi răng cùng loại bên cung hàm còn lại mọc hoàn
toàn và hoạt động tốt
Nhìn chung,một khớp bị dính lại,như ở chân tay sẽ không cử động như phần còn lại. Tương tự như răng,khi hiện tượng dính khớp xảy ra,răng sẽ
dính chặt vào xương,thay vì có hoạt động của các dây chằng treo (dây chằng quanh răng), là một dạng mối khớp
Trong nha khoa,dính khớp xảy ra ở các chân răng bị tiêu và thay thế bởi xương.Hiện tượng này xảy ra thường xuyên khi một răng đã nhổ ra (rụng
ra hoàn toàn) được cắm lại; hoặc bị lún nặng, các dây chằng bị phá hủy.Khi nó xảy ra,lớp xương răng sẽ hòa trực tiếp vào xương ổ răng nâng đỡ
xung quanh
Thông thường,xương chịu quá trình thay đổi sinh lý tiêu và tái tạo trong suốt cuộc đời. Một bộ xương người hoàn chỉnh thường tái sinh khoảng
hai lần một năm. Tế bào tiêu hay hòa tan xương gọi là “hủy cốt bào” Những tế bào này có khả năng hòa tan chân răng khi không có dây chằng
nâng đỡ. Tế bào tái tạo xương gọi là “ Nguyên bào xương”. Những tế bào này không có khả năng tái tạo lại cấu trúc răng,nên khi chân răng bị tiêu,
nó được thay thế bởi xương
Răng bị dính khớp một phần thường thất bại trong việc mọc lên bình thường trong miệng.Trong một số trường hợp,như răng vỡ tách khỏi sự bám
vào xương bằng các lực đòn bẩy lên răng.Răng chịu sự dính khớp thường là các ứng cử viên cho cắm implant, bởi vì khi răng tiêu bị nhổ đi,xương
ổ răng có mật độ xương nơi đó cao hơn bình thường
Anodontia (Không có răng)

Tình trạng không tạo răng. Nhìn chung,nó thường xảy ra ở bộ răng sữa (Răng sơ sinh hay răng tạm thời ) cũng như bộ răng vĩnh viễn. Không
giống như mất răng,là tình trạng răng có tồn tại nhưng bị mất hay nhổ răng, bệnh nhân mắc chứng này không bao giờ có răng. Tình trạng này
thường di truyền, và phổ biến ở các bệnh nhân mắc chứng “ Loạn sản ngoại bì tuyến mồ hôi”
Anterior (Đằng trước)

Các răng vĩnh viễn ở hàm trên, bao gồm các răng nanh hay răng múi (C),răng cửa bên (LI) và răng cửa giữa (CI)
Trong nha khoa, liên quan tới 6 răng đằng trước của mỗi hàm. Nó bao gồm các răng cửa giữa,các răng cửa bên, các răng nanh. Thuật ngữ này
được sử dụng cho cả hàm răng sữa và hàm răng vĩnh viễn.
Anterior open bite ( Cắn hở răng cửa)

Tình trạng khi các răng trên và các răng dưới không chồng lên nhau khi bệnh nhân cắn hoàn toàn.Hiện tượng này chủ yếu do mút ngón tay,hoặc
các thói quen răng miệng khác khi còn nhỏ. Từ khi các răng sau hiếm khi đều nhau( đặc biệt khi trẻ có thói quen cả khi ngủ và thức),chúng có xu

hướng mọc nhiều hơn bình thường.Quá trình này được gọi là mọc răng thụ động
Articulator (Càng nhai)

Page 4


Càng nhai bán điều chỉnh cho phép tái hiện lại phần lớn các cử động hàm dưới. Càng nhai điều chỉnh toàn phần cho phép thực hiện gần như các
cử động hàm dưới
Dụng cụ sử dụng trong nha khoa để sao lại các cử động của hàm răng, cũng nhue cho thấy mối tương quan ba chiều vị trí của cung răng hàm trên
và hàm dưới
Atrophy (Teo)
Liên quan tới sự co lại của mô, trong đó số lượng các tế bào bình thường,nhưng kích thước tế bào trở nên nhỏ hơn-chủ yếu do thiếu sử dụng.
Trong miệng,thuật ngữ này được sử dụng cho xương ổ răng và mô lợi, chúng bị co lại khi răng bị nhổ đi.Về kỹ thuật, nó không được sử dụng
nhiều vì khi răng mất đí,số lượng tế bào trong xương cũng giảm sút

Chỗ lồi lên của hai trụ cầu bằng vàng trên các răng còn lại của bệnh nhân nhấn mạnh tình trạng sống hàm bị tiêu như thế nào khi bị mất các răng
khác

Bệnh nhân mất hết răng và sau đó chịu đựng sự teo không dùng đến( thông qua tiêu xương) của xương hàm. Đường kẻ đậm (OBL) chỉ ra mức
xương ban đầu của bệnh nhân. Đường gạch chấm cho thấy mức độ xương hiện tại
Bốn khối hình trắng là vị trí định cắm implant trên phim Xquang. Do có sự tiêu xương nặng,hàm dưới cửa bệnh nhân trở nên mỏng manh và dễ bị
gãy ( xem mũi tên )
Attrition ( Mòn )

Bệnh nhân chỉ còn một nửa thân răng do nghiến răng mãn tính
Nhìn chung, liên quan tới tình trạng mất cái gì đó qua sử dụng. Ở răng,đây là tình trạng mất men răng vì nghiến hai hàm răng lại với nhai ( thói
quen gọi là tật nghiếng răng)
Autogenous (tạo hình tự thân )
Còn gọi là autoplastic


Là lấy mô từ một vị trí trên người bệnh nhân, và di chuyển tới vùng khác, Ví dụ là ghép da và ghép xương, được sử dụng rộng rãi trong nha khoa
Avulsion ( Nhổ răng)
Trong nha khoa,thuật ngữ được sử dụng để mô tả việc lấy một răng hoàn toàn ra khỏi hàm

B
Baby tooth (Răng sơ sinh)

Page 5


Răng sơ sinh hay còn gọi là răng sữa, răng tạm thời,răng đầu tiên

Hàm răng sữa trên, được đánh số theo hệ thống đánh số quốc gia/thế giới được sử dụng ở Mỹ.Răng hàm là A,B,I,J.Răng nanh là C,H.Răng sữa là
D,E,F,G

Hàm dưới răng sữa được đánh số K,L,S cho răng hàm,răng nanh là M,R, răng cửa là N,O,P,Q

Thời điểm trung bình của mọc và rụng răng sữa hàm trên.Răng đối thông thường cũng mất cùng thời điểm (trong vòng 6 tháng)

Thời điểm mọc và mất răng sữa hàm dưới
Răng được tạo thành trong hàm đang phát triển của bào thai và mọc lên trong miệng lúc 6 tháng và 30 tháng (với độ chênh lệch khác nhau). Răng
sữa rung theo quá trình mở rộng ra của hàm, bắt đàu từ lúc 6 tuổi và tiếp diễn tới khoảng 12 tuổi (chung quanh tuổi dậy thì). Nhìn chung, trẻ em
gái thường nhanh hơn trẻ em trai ở giai đoạn này.
Bình thường có hai mươi răng sữa ở người, bao gồm răng cửa,răng nanh và răng hàm.Nhìn chung,men răng không được tạo nên hoàn toàn và
không cứng bằng men răng vĩnh viễn. Hậu quả là, răng sữa thường bị mẻ và gãy dễ dàng. Răng sơ khởi còn được gọi là răng sơ sinh,răng sữa hay
răng tạm thời
Nếu một trong các răng hàm bị mất sớ do sâu răng hay lý do khác,tốt nhất là nên dùng hàm giữ khoảng với mục đích giữ chỗ cho răng hàm lớn thứ
nhất mọc lên và cố định vị trí các răng hàm.Mất răng cửa sữa sớm thường liên quan tới vẫn đề thẩm mỹ
Thông thường,răng sữa thường trắng hơn răng vĩnh viễn.Cha mẹ trẻ thường lo lắng về điều này nhưng không có ảnh hưởng gì
Sự thiếu chỗ giữa các răng sữa là một trong những nguyên nhân chủ yếu của việc chen chúc của các răng vĩnh viễn sau này. Thông thường, răng

tạm thời sẽ mọc trong miệng với rất nhiều khoảng trống, những các khoảng trống sẽ đóng lại dần dần khi răng hàm thứ nhất vĩnh viễn hình thành
và xuất hiện trong miệng. Điều này có nghĩa việc sử dụng chỉ nha khoa rất quan trọng ở lứa tuổi nhỏ để phòng ngừa sự sâu răng mặt bên.
Base ( Lớp lót)
Là lớp cách ly thường đặt ở dưới lớp trám khi răng có lỗ sâu lớn cần loại bỏ. Lớp lót có tác dụng chống nhiễm trùng và viêm cho dây thần kinh và
mạch máu phía dưới, dù đôi khi nó không thể loại bỏ hết các yếu tố gây viêm nhiễm. Lớp lót luôn dùng kết hợp với lớp trám.

Việc tạo hình xoang trám bậc thang cần được biến đổi để lấy bỏ phần sâu răng nằm sâu nhất. Thường xảy ra hiện tượng hở tủy trong các trường
hợp này

Page 6


Một lượng lớn vật liệu nha khoa được đăt vào để thiết lập lại tạo hình của xoang trám, từ đáy tới đường viền. Vật liệu được đặt vào gọi là vật liệu
lót (base). Base và liner là những phần cơ bản của quy trình sửa soạn và trám, và không phải là phần tính thêm vào việc trám vĩnh viễn. Tuy
nhiên, do những sự sửa soạn này hay gần với điểm hở tủy,băng thuốc nhiều hơn vùng chữa trị được tính riêng và coi là chụp tủy.
Bicuspid (hai múi)
Một răng của bộ răng vĩnh viễn, thay thế răng hàm thứ nhất tạm thời khi chúng rụng đi. Răng hai múi còn được gọi là răng “ tiền cối/ hàm nhỏ” và
tên gọi của nó bắt nguồn từ hình dáng có hai đỉnh nhọn trên bề mặt.
Mất một hay nhiều răng hàm nhỏ của bộ răng vĩnh viễn khá phổ biến. Trong chỉnh nha, các bác sĩ thường khuyến cáo nhổ hai tới bốn răng hàm
nhỏ khi hàm răng chen chúc

Hình ảnh thể hiện nhiều loại răng và vị trí của chúng
Bimanual manipulation ( Thao tác hai bàn tay)

Đây là một kỹ thuật được sử dụng nhằm thiết lập lại vị trí của cơ nghỉ hàm dưới so với hàm trên. Người bác sĩ sẽ đặt ngón cái trên hàm, dưới góc
miệng và các ngón tay ở nền hàm để giải phóng vị trí hàm dưới của bệnh nhân. Một khi vị trí của cơ nghỉ được định vị, người bác sĩ sẽ đánh giá
răng hàm trên và răng hàm dưới khớp nhau như thế nào, với định hướng tương đối của hai hàm
Biopsy (Sinh thiết)

Phương pháp lấy một mẫu mô để đánh giá ở phòng thí nghiệm, bằng kính hiển vi hoặc các phương pháp khác. Mục tiêu là chứng minh mẫu mô

lấy ra khỏe mạnh hay bị bệnh. Sinh thiết có thể dạng quét, với một ít các tế bào được lấy ra; hoặc sử dụng dao phẫu thuật. Đường cắt nội sinh thiết
là một phần của toàn bộ tổn thương,được sử dụng trong trường hợp vùng liên quan tương đối lớn. Đường cắt ngoại sinh thiết là lấy đi toàn bộ
vùng tổn thương, được sử dụng khi vùng liên quan tường đối nhỏ
Trong khi sinh thiết quét thì ít gây tổn thương hơn sinh thiết phẫu thuật, có một số điểm cần ghi nhớ trước khi quyết định sinh thiết:
-

Ở dó có phải là một tổn thương nhìn thấy được không? Sinh thiết quét không được dùng để lấy tế bào từ vùng niêm mạc bình thường như
là một quy trình xét nghiệm
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy mẫu sinh thiết có một chẩn đoán mô không bình thường, việc sinh thiết phẫu thuật là cần thiết. Do đó,
thời gian chờ đợi tiếp tục kết quả giải phẫu bệnh có thể khó khăn cho bệnh nhân hơn. Ngược lại nếu tổn thương được sinh thiết phẫu thuật
ngay từ đầu, sẽ tránh được việc chờ đợi lần hai

Sinh thiết quét được được sử dụng nhiều trong các trường hợp tổn thương nhìn thấy được kéo dài hơn 10 ngày, mà bác sĩ nha khoa mặt khác có
thể cho vào danh sách “ kiểm tra nghi ngờ thấp”. Nó cho phép chẩn đoán xác định chắc chắn mà không tạo ra cho người bệnh cảm giác “ chờ xem
sao”
Bite collapse ( Sụp khớp cắn )

Page 7


Vi có các răng gần như chỉ còn một nửa, hàm răng của bệnh nhân khi đóng lại xa hơn bình thường- khớp cắn bị sụp xuống thấp hơn
Tình trạng mà hàm trên và hàm dưới khi đóng lại sâu hơn bình thường. Còn gọi là tình trạng “ mất chiều cao dọc của khớp cắn” . Tình trạng này
do răng chịu lực nặng, và/hoặc mất nhiều răng
Nó khá đặc trưng vì có thể dẫn đến đau khớp thái dương hàm và rối loạn chức năng; chức năng nhai kém và thiếu dinh dưỡng; các bệnh tiêu hóa
do thiếu chức năng nhai; giảm chiều cao tầng mặt dưới; thay đổi hình dạng khuôn mặt; môi trùm lên nhau, đặc biệt là khóe miệng
Bleach (Tẩy trắng răng)

Gel làm trắng răng chứa 12% carbamide peroxide được đặt vào máng làm trắng răng tiểu chuẩn
Một chất có tác dụng lấy đi màu/vết ố từ vật liệu, giải phóng chất làm trắng. Hoạt chất làm trắng răng chứa carbamide peroxide va hydrogen
peroxide, thấm sâu vào bề mặt men răng và lấy đi màu/vết ố từ các nguồn ngoại lai như cà phê, trà, nicotin, rượu vang đỏ, và các chất màu thực

phẩm
Bleach trays (Máng làm trắng )
Mỏng, và dẻo ôm gọn răng và giữ gel làm trắng ở sát men răng, do đó răng được tẩy trắng dần lên. Máng làm trắng răng thông thường có thể được
làm bởi nha sĩ từ mẫu thạch cao hàm răng bệnh nhân,với điều kiện không cho chất làm trắng tiếp xúc với mô lợi.

Mẫu thạch cao được dùng để làm máng làm trắng
Blood gas monitor (Độ bão hòa oxy trong máu)
Độ bão hòa oxy(SpO2) là một số đo tỉ lệ phần trăm của thể tích hồng cầu (erythrocyte) trong máu được bão hòa hoàn toàn với oxy. Nói cách khác,
độ bão hòa oxy đo lượng oxy máu vận chuyển hay tỉ lệ phần trăm oxy trên hồng cầu có thể vận chuyện được. Để hiểu rõ được số đo này, cần thiết
phải hiểu được máu vận chuyển oxy như thế nào. Tế bào hồng cầu chứa cấu trúc phân tử (protein) gọi là hemoglobin, một số trong số chúng là “
nơi đậu” của các phân tử oxy và vận chuyển chúng thông qua các mạch máu để đến các mô của cơ thể, giúp cho quá trình hô hấp của tế bào. Quy
trình này vô cùng quan trọng cho việc tồn tại.
Mỗi phân tử hemoglobin có thể vận chuyển được bốn phân tử oxy. Hemoglobin thu nhặt phân tử oxy trong phổi khi chúng ta hít vào.Bất cứ thứ gì
ngăn chặn oxy vào phổi sẽ làm giảm lượng oxy thu nhặt bởi hemoglobin. Ví dụ như khi ở trên cao, khi lượng oxy có trong không khí ít hơn; mức
hô hấp giảm; hay thường thấy ở những bệnh nhân trầm tĩnh. Sự “mất bão hòa” xuất hiện khi mức bão hòa oxy trong máu giảm.
Độ bão hòa oxy có thể đo một cách không xâm lấn (không cần lấy máu) bằng một bộ máy gọi là máy đo oxy theo mạch ( pulse oximeter). Hệ
thống này có thể đó được những sự thay đổi rất nhẹ trong màu của máu thông qua da, thể hiện bao nhiêu oxy được vận chuyển trong máu.
Khi một số các điều trị nha khoa xâm lấn được chỉ định cho trẻ em, hoặc khả năng chịu đựng của trẻ em với thủ thuật bị giới hạn, cần thiết phải
trấn an,tiền mê cho trẻ em. Sự lo lắng của trẻ, kích động của trẻ với điều trị, hay trẻ có ấn tượng xấu với việc khám chữa răng gây ra sự sợ hãi, đều
phải được loại bỏ thông qua quá trình tiền mê. Cần nhận ra răng không phải tất cả các bác sĩ nha khoa đều được đào tạo để thực hiện quy trình này.
Rất nhiều người có thể thực hiện cho người lớn nhưng không được đào tạo để thực hiện trên trẻ em. Việc tiền mê, trấn an trẻ em tránh các nguy cơ
về giải phẫu cũng như sinh lý cho trẻ. Việc tiền mê, trấn an cần thiết phải được quản lý chặt chẽ bởi ngành y tế và nha khoa để có sự đào tào phù
hợp và trao đổi kinh nghiệm tiền mê, đồng thời cũng phải có đội ngũ cấp cứu và máy móc cần thiết được trang bị sẵn sàng.
Board certification ( Chứng nhận của hội đồng)
Quy trình mà nha sĩ và các thầy thuốc quyết định trải qua các bài kiểm tra phụ cũng như trình bày các ca lâm sàng cho các chuyên gia trong lĩnh
vực chuyên môn kiểm duyệt, vượt xa hơn những điều được đòi hỏi để cấp bằng làm việc thông thường trong lĩnh vực đó. Khi đuợc thông qua và
chứng nhận bởi hội đồng này, các bác sĩ sẽ có cơ hội cao hơn để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực đó
Bonding (Dán dính)

Dung dịch axit tạo mài mòn (etching) được bơm lên bề mặt men và ngà răng đã được chuẩn bị, đây là bước đầu tiên của quy trình dán dính.

Thông thường, chất chống nhạy cảm sẽ được bôi lên ngà rằng trước khi tiến hành etching
Page 8


Một nguồn sáng xanh (bước song khoảng 460nm) được dùng để làm cứng nhựa composit trên răng hàm lớn phía dưới
Một kỹ thuật được nha sĩ sử dụng nhằm gắn chặt chất trám, chụp, inlay, onlay và veneer lên răng. Hầu hết các hệ thống dáng dính đều bao gồm
các bước sau : Một dung dịch axit được bôi lên răng để tạo ra bề mặt rỗ trên răng. Dưới kinh hiển vi,cấu trúc răng được etching giống Velco, với
các sợi mảnh kéo dài trên bề mặt răng.
Một chẩt lỏng dính được bôi lên sau đó, chất này chứa nhựa cấu trúc dài “polymer” bện vào các rãnh men đã được tạo ra sau quá trình etching.
Khi các sợi nhựa của chất dán dính được chiếu đèn, chúng tạp ra các mối nối phân tử ( hay “ nối chéo”) với nhau, khóa chúng lại dọc theo các sợi
men răng. “Đuôi” của các dảo polymer nhô ra trên bề mặt răng ở mỗi thành của răng được sửa soạn.
Các phục hồi nha khoa ( chất trám, chụp,…) cũng được xử lý để tạo ra một bề mặt tương tự. Khi phục hình được đặt lên răng và được chiếu đèn
polymer hóa, các dải polymer từ răng và các mối nối chéo phục hồi,tạo ra một sự dán dính hóa học bền chắc. Nhiều vật liệu khác nhau được
nghiên cứu để thực hiện quá trình này, nhưng chúng đều chỉ hiệu quả theo con đường trên
Dán dính được coi như là một bước tiến mới trong ngành nha khoa, vì nó giảm thiểu xâm lấn nhiều, trong đó răng có thể được làm chụp và trám
mà không cần phải bỏ nhiều cấu trúc lành mạnh.
Bone grafting ( Ghép xương )
Một kỹ thuật được sử dụng trong nha khoa để tái tạo lại vùng xương đã mất sau nhổ răng hay chấn thương, v.v…

Một khối xương được gắn vào hàm trên trong vùng xương bị mất. Mô mềm không được thể hiện ở đây để quan sát quy trình ghét xương
Bone resorption (Tiêu xương)
Là quá trình mà trong đó xương bị tan đi, thường hay gặp sau khi mất răng. Nguyên nhân chủ yếu do áp lực truyền qua lợi xuống xương khi ăn
nhai. Nó còn do khi không khí làm đầy các xoang hàm và đẩy các thành xương của xoang ra ( còn gọi là xoang thông khí ), quá trình này sẽ tăng
khi các răng sau của hàm trên mất đi
Khi còn răng, lực trên răng đầy xuống xương, làm cho xương giữ nguyên vị trí. Điều này được giải thích nhờ hệ thống dây chằng nâng đỡ răng.
Cơ bám vào xương (thông qua cân), lực nén của cơ tác dụng lên xương kích thích sự phát triển và hình thành xương mới. Nhưng nếu lực tác động
trực tiếp lên xương không qua trung gian ( ví dụ như trường hợp bệnh thấp khớp, khi hai xương tiếp xúc với nhau) quá trình tiêu xương sẽ xảy ra.
Việc mất xương ổ răng thường có tiên lượng xấu vì nó cản trở việc thay thế các răng bị mất

Bệnh nhân này mất hết răng và chịu hiện tượng “ teo xương lan tỏa” ( thông qua việc tiêu xương) của xương hàm. Đường đậm màu trắng (OBL)

diễn tả vị trí tương đối ban đầu của xương bệnh nhân. Đường gạch đứt diến tả mức xương hiện tại của bệnh nhân
Bốn hình tròn là các mốc đánh dấu chụp phim để cắm implant. Do tình trạng tiêu xương nặng, hàm dưới bệnh nhân rất mỏng manh và có khả
năng gãy vỡ cao ( hình mũi tên)
Border molding : Làm vành khít
Kỹ thuật để xác định một hàm giả tháo lắp có thể rộng tới đâu để phù hợp với môi má nâng đỡ cho bệnh nhân

Page 9


/>
Page


Bruxism ( Tật nghiến răng)

Thói quen nghiến răng mãn tính khiến cho bệnh nhân chỉ còn các răng có chiều cao chỉ bằng một nửa bình thường
Thói quen nghiến,ghì chặt các răng tạo ra các vấn đề về răng, khớp hàm và cơ hàm nghiêm trọng ( gọi chung là hệ thống hàm mặt)
Buccal (Mặt má)
Bề mặt răng sau chạm má. Tên của chúng bắt nguồn từ “ cơ mút” kéo dài phía dưới da má

Bề mặt má của các răng hàm sau hàm dưới bên phải ( xem mũi tên)
Buck teeth (Răng vẩu)
Còn gọi là Flared incisors, Incisor protrusion, Spayed incisors (Răng cửa xiên)

Răng cửa chìa ra trước phức tạp vì sự chen chúc của hàm răng
Thuật ngữ được sử dụng để miêu tả sự nhổ ra trước của các răng cửa. Ở trẻ nhỏ, hiện tượng này xảy ra do mút ngón tay cái hoặc các thói quen
răng miệng khác. Ở người lớn, hiện tượng này xảy ra do sự mất nhiều răng sau, tạo ra lực dư lên răng trước-đặc biệt là bốn răng cửa. Bệnh nha chu
có thể làm nặng hơn việc đưa ra trước của các răng cửa ở người lớn,nhưng thường không có vấn đề với trẻ nhỏ.

G

Geminaton (fusion, twinning defect): răng dính, sinh đôi
General Dentist : Nha sĩ tổng quát
Gingiva : Lợi
Lợi cũng được biết đến như Gums
Mô mềm ôm quanh răng và nói một cách thông thường là lợi, hoặc mô lợi. Có 2 loại mô lợi là lợi dính và lợi tự do. Lợi dính tốt có màu hồng
nhạt(như màu hồng của san hô) hoặc màu nâu do sắc tố melanin xuất hiện ở một vài người.Trên lợi có các chấm nhỏ, nhờ bề mặt dày, sừng hoá và
gồ ghề của mình, nó không cho phép ta quan sát được hệ thống mạch máu phía dưới.
Lợi dính được giới hạn bởi xương ổ răng và một phần cement chân răng thông qua các sợi gắn chặt gọi là “ sợi Sharpey”. Lợi tự do mỏng và
mềm hơn và có thể thấy được mạch máu qua lớp niêm mạc mỏng.


Lower front teeth :các răng trước dưới
Papillae: nhú lợi
Frenum: phanh môi
Keratinized attached gingival :keratin của lợi dính
Mucosa:dịch nhầy bao phủ
Hình ảnh thể hiện lợi khỏe mạnh ở mặt ngoài của vùng răng trước hàm dưới. Nhú lợi khỏe mạnh lấp đầy khoảng trống các răng khi các răng gắn
liền với xương hàm. Ta thấy được hình dáng vỏ sò xung quanh răng.và tránh tình trạng giữ thức ăn trong những khe thưa giữa các răng.
Vùng nha chu được đo bằng các cây thăm dò đặt vào giữa răng và rãnh lợi ,thông thường ít hơn 3mm ở lợi khỏe mạnh và không có hiện tượng
chảy máu
Mô sừng hoa khỏe mạnh có màu hồng san hô, lấm tấm các chấm với giới hạn lõm hình chêm ở những nơi tiếp giáp men răng (runs up against
sth:gặp phải vấp phải). Nó dày, dai và dính vào đường nối răng và xương.Trên hình, ta có thể dễ dàng phân biệt với cùng tối màu, nhiều mạch
máu gọi là niêm mạc lợi.
Niêm mạc mỏng, nhiều mạch máu, co giãn để kết nối lợi dính tới má, 2 môi, và sàn miệng. Niêm mạc tạo thành sàn miệng và mặt ngoài tiền đình,
các thành khác được tạo thành bởi xương ổ răng.
Phanh thể hiện trên hình là thớ cơ dính nhỏ có nguồn gốc gần với đường ranh giới niêm mạc-lợi. Phanh dính vào mô mềm của môi

Trên hình là mô mềm phủ xương khẩu cái. Xương nằm dưới là xương hàm trên. Các vân khẩu cái là mô mềm của xương khẩu cái dày lên do sự
gấp nếp (sừng hóa). Đường giữa khẩu cái là đường gân phủ vùng giao nhau của hai nửa hàm trên trong độ tuổi thiếu niên.Núm răng cửa ở vị trí
tận cùng của dây thần kinh ống mũi khẩu cái cho phép cảm nhận các kích thích ở vùng xương khẩu cái trước (xem “xương hàm trên”). Các nhú

xuất hiện giữa các răng được gọi là nhú lợi.Chúng xuất phát từ mô lợi và lấp đầy khoảng trống giữa các răng, cho tới xương hàm. Thông thường,
nhú lợi khoẻ mạnh có hình vỏ sò.
Gingival grafting: ghép lợi
Phẫu thuật nha chu được tiến hành để tăng số lượng và tính bền lâu của mô lợi xung quanh răng,điều đó giúp mô lợi chịu đựng tốt hơn việc đánh
răng và sự mài mòn của thức ăn.Trong nhiều trường hợp, những chân răng bị hở có thể được che phủ để làm chúng hết nhạy cảm và tăng tính
thẩm mỹ. Có hai loại ghép phổ biến là ghép lợi tự do và ghép biểu mô-mô liên kết.

Răng nanh hàm dưới bên trái của bệnh nhân này có hiện tượng tụt lợi ở mức độ trung bình và một vùng rộng của mô lợi sừng hóa xung quanh nó
như mũi tên chỉ. Chân răng bị lộ làm răng nhạy cảm với nhiệt độ ca, khi tiếp xúc hay khi ăn ngọt. Nếu không điều trị, răng sẽ tiếp tục tụt lợi, dễ
nhạy cảm và có thể gây tiêu xương ổ răng bên dưới.

Page 10


Phẫu thuật ghép mô liên kết dưới biểu mô đã được tiến hành trên răng tổn thương, phủ hoàn toàn chân răng và thiết lập lại độ rộng, sự khỏe
mạnh của vùng mô lợi sừng hóa xung quanh răng.
Graft: mô ghép
Mô được ghép để ngăn ngừa hoặc sửa chữa các thiếu hụt của các đường viền giải phẫu nơi vị trí phẫu thuật .Trong nha khoa có mô xương ghép và
mô mềm ghép (chất tạo keo, biểu mô kết nối, mô liên kết dưới biểu mô). Mô có thể được lấy từ vị trí khác trên bệnh nhân (ghép tự thân), lấy được
từ ngân hàng mô người hiến tặng (sự dị ghép), từ ngân hàng mô chuyên dụng của loài khác (mô ghép khác loài) hoặc có dạng tổng hợp (chất cấy
vô cơ).

Trên hình sử dụng bột xương khử khoáng đông dạng khô(chất cấy vô cơ). Dạng bột này sẽ giúp bảo tổn đường viền xương bình thường ở vị trí
nhổ răng của hàm răng hàm lớn hàm dưới.
Gums: Xem gingiva

H
Hemostasis :sự cầm máu
Làm ngừng chảy máu từ các mạch máu


Hopeless tooth : răng không có hi vọng cứu chữa
Hiển nhiên là không ai muốn giữ lại trong miệng 1 răng mà khả năng tồn tại trong miệng thấp.Việc cố gắng để phục hồi răng hoàn toàn không
nên. Răng không còn khả năng cứu chữa thông thường bao gồm răng gãy không thuận lợi, mất xương nhiều, lung lay răng và các lỗ sâu lớn. Các
răng không có khả năng cứu chữa nên được nhổ bỏ trước khi chúng có thể gây tổn thương các răng bên canh, mô nha chu và sức khỏe răng miệng
nói chung.

Host: vật chủ

Trên hình: Răng vừa mới được nhổ, bột xương đông khô ghép vừa được đưa tới huyệt ổ răng và phủ bởi màng collagen dị ghép.Vât chủ là bệnh
nhân và mô vật chủ là hốc xương ổ răng vừa nhỏ và lợi của bệnh nhân đó
Hygienist :vệ sinh, người làm sạch
Xem Dental hygienist, Registered dental hygienist


Hyperemia: xung huyết
Còn gọi là hyperemic
Thuật ngữ được sử dụng để miêu tả sự tăng bất thường của lưu lượng mạch máu tới một vùng giải phẫu (như là răng) thông thường như là một
phần của quá trình viêm và sửa chữa mô.

Khi răng chấn hoặc bị nhiễm trùng, phản ứng của cơ thể là mang đến các yếu tố miễn dịch và các tế bào sửa chữa tới răng thông qua dòng máu
chảy đến, sự tăng lưu lượng máu đó ở răng là một ví dụ của xung huyết
Hyperemic
Xem Hyperemia
Hyperocclusion: Vùng cắn cao
Là tình trạng mà răng chịu lực cắn mạnh bất thường ,thường là kết quả của phục hồi nha khoa mới mà sửa lại không phù hợp (khớp cắn quá cao
sau điều trị ). Khớp cắn cao cũng có thể xảy ra như là kết quả của nhiễm trùng và /hoặc nhiễm khuẩn ở vùng quanh răng,các quá trình này tạo ra
dịch và có thể đẩy răng ra khỏi xương ổ răng

Chấm màu đỏ là được tạo ra bởi giấy cắn giúp nha sĩ nhận ra điểm cản trở cắn của bệnh nhân sau khi trám và sau khi thực hiện những phục hồi
mới. Mục đích điều chỉnh khớp cắn cho cân bằng.

Hyperplastic: Tăng sản
Là sự tăng lên bất thường kích thước của mô gây ra do sự tăng số lượng tế bào. Kích thước của từng tế bào vẫn bình thường.Ví dụ: sự tăng sản mô
lợi (mô lợi trở nên rộng ra và xuất hiện phì đại). Trái ngược với hiện tượng phì đại, là hiện tượng kích thước của mô rộng ra bất thường do sự tăng
kích thước của tế bào trong khi số lượng tế bào bình thường, ta có thể thấy ví dụ khi bệnh nhân tăng cân thì cơ cũng to ra.

Bác sĩ có thể phẫu thuật các vùng tăng sản ở lợi để lấy lại nụ cười thẩm mỹ cho bệnh nhân
Hypodontia : thiếu răng
Là hiện tượng thiếu một vài răng bẩm sinh. Ngược lại với mất răng một phần, khi răng đã mọc rồi mất đi. Xem thêm hiện tượng không có răng
(cũng giống như thiếu răng) thường kết hợp với hội chứng loạn sản ngoại bì, liên kết nhiễm sẵ thể X thể lặn, có các đặc điểm như thiếu tuyến mồ
hôi, tóc vàng và mảnh.

I
Impacted : răng ngầm


Impaction hoặc impacted
Liên quan tới răng những răng bình thường khi mọc lên bị cản trở, thường là bởi các răng khác.Mô mềm ở những răng ngầm là mô mềm cản trở
răng ngầm và phải xuyên qua nó để mọc lên.
Xương ở răng ngầm là xương cản trở răng ngầm đó lộ ra khỏi xương hoàn toàn (tức là nằm hoàn toàn trong xương).Nếu một phần của răng ngầm
mọc lên khỏi xương,và một phần của nó bị che phủ bởi mô mềm,thuật ngữ được sử dụng là răng ngầm một phần trong xương

Răng hàm lớn thứ ba hàm dưới bên trái ngầm (răng khôn). Chú ý trên mặt xa của răng hàm lớn thứ 2 có tình trạng sâu(do răng ngầm gây ra)
Impaction
Xem impacted
Impression: dấu
Một khuôn đúc hoặc dấu in của răng và lợi. Chúng được lấp đầy bởi thạch cao hoặc nhựa để tạo ra bản sao chính xác của răng và lợi.

Nhựa polyvinylsiloxane , một vật liệu đàn hồi có tính ổn định và độ chính xác cao. Nó thường được sử dụng trong nha khoa để ghi lại đường viền
của răng và lợi. Được pha chế dưới dạng lỏng nhớt sau đó đưa vào miệng bệnh nhân trong ít phút. Nó chảy vào xung quanh và giữa các răng,và
sau đó đặc lại như cao su. Sau đó dấu thu được có thể đổ thạch cao tiêu chuẩn của phòng thí nghiệm và giúp ta có được hình dạng chính xác của

các răng.
Incisal : rìa cắn
Bề mặt cắn của 6 răng trước trong cả thời kì răng vĩnh viễn và răng bộ răng nguyên thủy (sữa )

Bề mặt cắn của các răng trước hàm trên được thấy là một đường rất đậm trên hình
Incisor : Răng cửa
Răng cửa gồm 4 răng ở phía trước của cả 2 hàm,và bao gồm 2 răng cửa giữa và 2 răng cửa bên. Cả ở bộ răng sữa và bộ răng vĩnh viễn đều có
những răng này. Rìa cắn của những răng cửa và các răng nanh cùng nhau cấu thành lên khối răng trước.

Bề mặt cắn của răng trước hàm trên là một đường đậm trên hình


Các răng vĩnh viễn hàm trên
Incisor protrusion: sự nhô của răng cửa hay vẩu răng trước
Xem Buck teeth Flared incisors, Splayed incisors
Incisor retrusion : Răng cửa lùi ra sau hay móm
Thuật ngữ được sử dụng để miêu tả sự quặp vào (hướng về phía lưỡi và khẩu cá) của khối răng trước. Ở trẻ em điều đó thường là sự phản ứng của
thói quen mút ngón tay cái và thói quen xấu trong miệng khác, thúc đẩy khối răng cửa hàm dưới vào nghiêng vào trong .Ở người lớn nó thường do
chen chúc răng.

Indication: Chỉ định
Một tình trạng cần thiết để chữa trị,ví dụ như tình trạng sâu răng có chỉ định điều trị trám răng ngay.
Indirect pulp cap : chụp tủy gián tiếp
Dùng thuốc hoặc xi măng phủ vào chỗ trống vùng tủy hở, trong suốt thời kì sửa soạn lỗ sâu, để kích thích tạo ngà thứ phát và để cố gắng tránh
viêm tủy hoặc nhiễm trùng. Quy trình này độc lập với trám răng và được đánh số D3120. Nó cũng không phải là trám lót để chuẩn bị cho quy trình
trám răng thông thường.

Hở tuỷ ở răng hàm dưới. Vùng màu hồng cho thấy điểm hở tuỷ được che phủ bởi một lớp ngà rất mỏng

Dùng thuốc đắp che phủ điểm hở tuỷ hoặc dùng xi măng thực hiện quá trình này, được gọi là thủ thuật chụp tuỷ gián tiếp, khác với lớp lót của quy

trình trám răng.
Infection: Nhiễm trùng
Số lượng tăng bất thường của các vi khuẩn trong một vùng giải phẫu.Nhiễm trùng thường là vỉ khuẩn,virus hoặc nấm. Ở nhiễm trùng răng và lợi
thường do vi khuẩn điển hình gây ra. Nhiễm trùng của bộ máy hô hấp (đường thở và xoang ) có thể do vi rus,vi khuẩn hoặc lẫn cả 2. Bệnh nhân
không có răng có thể trải qua nhiễm trùng nấm nhiều lần.
Khi nhiễm trùng răng và lợi xảy ra, hệ thống miễn dịch của của cơ thể phản ứng bằng cách tăng lượng máu tới vùng nhiễm khuẩn để các tế bào
miễn dịch ,và yếu tố sát trùng khác chống lại quá trình nhiễm trùng. Quá trình này có thể gây ra đau, sưng, sốt và cảm giác khó chịu. Các nhiễm
trùng nha khoa điển hình cần phải được điều trị ngay.


Áp xe răng mà phát sinh do vi khuẩn xuất hiện trong lỗ sâu răng lớn, ổ nhiễm trùng ở chóp chân răng là 1 tổ chức u hạt quanh chóp và chứa yếu tố
miễn dịch cùng các tế bào sửa chữa ở nơi vi khuẩn tập trung với mật độ cao
Inflammation :Viêm
Là một quá trình sinh học xảy ra để phản ứng với vết thương hoặc nhiễm trung,triệu chứng bao gồm :đỏ và sưng, sự tăng nhiệt độ ở vùng viêm và
đau. Các dấu hiệu này hầu như được sinh ra bởi quá trình tăng máu tới vùng viêm để sửa chữa và miễn dịch chống lại cái yếu tố độc hại.
Mặc dù quá trình nhiễm khuẩn có thể xuất hiện, nhưng quá trình viêm không phải là kết quả của sự tăng số lượng vi khuẩn trong vùng.

Vùng lợi viêm gần tới rãnh lợi trên răng nanh hàm dưới
Inflammatory resorption : Tiêu viêm
Xem External resorption; Internal resorption; Root resorption.
Inlay
Là một loại nha khoa phục hồi cho lỗ sâu và những răng tổn thương. Inlay được làm tại xưởng và gắn dính vào răng nhờ xi măng. Đầu tiên, nha sĩ
phải loại bỏ những thành phần mủn và lấy đi cấu trúc yếu của răng , sau đó lấy dấu răng và tạo ra bản sao của vùng răng cần thực hiện. bệnh nhân
thường được mang một inlay tạm thời trong khi chờ inlay vĩnh viễn thực hiện xong.

Một miếng inlay sứ.
Interocclusal record: Ghi dấu liên khớp cắn
Ghi lại đường chuyển động của hàm trên và hàm dưới khi bệnh nhân cắn. Có thể làm bởi sáp ghi dấu phức hợp, slicon,nhựa hoặc các vật liệu nha
khoa ổn định khác


Intravenous: Trong tĩnh mạch
Chuyển trực tiếp vào trong tĩnh mạch. Thường liên quan tới các thủ thuật y khoa truyền các dung dịch tiệt trùng vào người bệnh nhân thông qua
tĩnh mạch. Trong nha khoa, tiêm tĩnh mạch được sử dụng để tiền mê, làm giảm cảm giác sợ hãi ở một số bệnh nhân.

Page 15


Page 16


Invasive: Xâm lấn
Trong nha khoa, thuật ngữ này liên quan tới số lượng các mô cứng và mô mềm liên quan tói quá trình điều trị phẫu thuật. Ở phương diện răng, một
thủ thuật ít xâm lấn là thủ thuật bảo tồn được nhiều mô răng khoẻ mạnh nhất.

Irregular tooth eruption: sự mọc răng bất thường
Xem Abnormal tooth eruption; Ectopic eruption ; Tooth loss, abnormal
Ischemic: Thiếu máu
Dòng máu không đầy đủ tới một vùng giải phẫu.

K
Key-way: Mối khoá
Là điểm nối hai thành phần của một cầu cố định lại với nhau. Thông thường nó có dạng chữ T nằm trong một chụp giữ nhằm giữ cầu răng ở đúng
vị trí. Thành phần nối sẽ khớp với vùng chữ T này. Việc nối hai thành phần theo khớp bản lề sẽ làm giảm áp lực lên răng trụ (răng làm nhiệm vụ
vật giữ cho cầu).
Mối khoá còn giúp tiết kiệm, nó cho phép chia tách cầu răng làm nhiều phần nhỏ trong khả năng của bệnh nhân

Phần cầu răng phía sau đang được lắp đặt, nó có mấu lồi hình chữ T sẽ ráp nối với khớp mộng ở phần cầu răng phía trước đã được gắn chặt vào
răng trụ của bệnh nhân

Mũi tên cho thấy khớp nối giữa hai phần của cầu răng


L
Labial : thuộc về môi
Dùng để chỉ môi. Bề mặt môi của một răng là bề mặt tiếp xúc với môi. Người ta chỉ dùng thuật ngữ này với các răng trước của mỗi hàm, trong khi
đó, bề mặt mặt (facial) cũng dùng để chỉ măt ngoài, tương tự như bề mặt môi nhưng dùng được cho tất cả các răng.

Page 17


Herpes ở môi
Laminate : Mặt dán
Là lớp mỏng ở mỗi loại sứ hoặc nhựa composit được dán vào mặt trông thấy được (mặt ngoài) của răng để che các khiếm khuyết hoặc làm răng
cuốn hút hơn.

Răng cửa giữa hàm trên được sửa soạn để dán veneer bằng cách loại bỏ một phần men ở mặt ngoài và rìa cắn. Mặt dán có màu sáng bóng hơn và
cho phép che sắc độ tối của ngà răng như trên hình minh hoạ.
Laryngospasm: Co thắt thanh quản
Đây là hiện tượng xẹp thể tích thanh quản- nơi khí đi qua để vào phổi trong quá trình thở. Đây là một tình huống nguy cấp ảnh hưởng tới tính
mạng đòi hỏi sự can thiệp cấp cứu ngay lập tức bởi các chuyên viên y tế được đào tạo, nếu chậm trễ tỉ lệ tử vong rất cao. Hiện tượng này là kết quả
của tình trạng dị ứng nặng, hoặc tác động của một số loại thuốc.

Laser caries detection: Phát hiện sâu răng bằng laser
Là kỹ thuật phát hiện lỗ sâu trên răng bằng ánh sánh huỳnh quang. Các cấu trúc răng khoẻ mạnh sẽ không phát huỳnh quang, ngược lại với các cấu
trúc bị nhiễm khuẩn. Dụng cụ phát hiện sâu răng bằng laser không gây đau dùng các tia ánh sáng chuyển động gây phát huỳnh quang ở vi khuẩn
gây sâu răng. Nếu xuất hiện vi khuẩn, chúng sẽ phát ra huỳnh quanh được đo đạc bởi một dụng cụ đo tích hợp. Nếu số lượng vi khuẩn đủ lớn, quy
trình trám và phục hồi răng sâu sẽ được chỉ định.
Hầu hết mọi người đều biết các khuyến cáo của nhà sản xuất, việc chỉ sử dụng dụng cụ phát hiên sâu răng bằng laser một mình mà không có các
chẩn đoán bằng mắt thường, thăm khám bằng tay và phim chụp dễ dẫn tới điều trị quá mức. Bên cạnh đó, cần chú ý rằng dụng cụ đo huỳnh quang
không hoạt động xuyên qua sealant.
Layers of the teeth: Các lớp của răng

Xem Cross-section of a tooth; Tissues of the teeth; Tooth layers; What's inside teeth.

Leukoplakia: Bạch sản miệng
Là vùng có màu sắc trắng trên các mô mềm của miệng (lợi, lưỡi, sàn miệng, má, môi, họng), không biến mất khi chà xát và có bề mặt
khác nhau tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bạch sản miệng tự thân nó chính là sự nhiễm màu các mô miệng. Có rất nhiều
nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này bao gồm cắn môi/má, kích thích tại chỗ, hút thuốc lá, và nghiện rượu. Tuy nhiên, vấn đề này còn
đang được tranh cãi.
Mặc dù tỉ lệ bạch sản miệng liên quan tới ung thu miệng thường ít hơn các tổn thương màu đỏ, tuy nhiên việc xác định nguyên nhân,
hình thái lâm sàng, và cách xử lý cần được đánh giá thông qua các kiểm nghiệm hiển vi trên mẫu mô (sinh thiết) để xác định bệnh
Page 18


nhân có mắc ung thư hay không.
Các tổn thương màu trắng còn bao gồm các mảng sừng hoá, được hình thành từ sự tăng sinh sừng hoá, lớp tế bào da (niêm mạc) phản
ứng lại với thói quen chà xát thường xuyên. Một ví dụ thường thấy là ở mặt bên của lưỡi, nơi thường xuyên tiếp xúc cọ xát với bề mặt
cắn của các răng.
Bạch sản miệng còn do sự phát triển của vi khuẩn, trong đó có nấm vảy. những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ có những vết trắng
ở nơi họ ngậm thuốc, gọi là “túi thuốc”. Điều này thể hiện sự dày hoá của các tế bào niêm mạc (loạn sản) và tăng nguy cơ mắc ung thư
miệng cho bệnh nhân.
Những vùng chấm trắng đan xen thành dạng ren trên niêm mạc được gọi là “ Sọc Wickham” là biểu hiện của các đốm lichen, một
hiện tượng nhẹ nhưng dễ mắc đi mắc lại nhiều lần. Dạng loét của đốm lichen thường kết hợp với ung thư miệng.
Đường trắng là một đường nằm trên niêm mạc má, trùng với mặt phẳng cắn của bệnh nhân. Thông thường khi xuất hiện đường trắng
này chứng tỏ bệnh nhân hay nghiên răng.

Lenovodefrin
Là một thành phần có trong một số loại thuốc tê để làm giảm đường kính các mạch máu trong vùng tiêm. Nó kéo dài thời gian gây tê tại chỗ, giảm
chảy máu, tăng khả năng quan sát vùng phẫu thuật, và giúp giữ tê ở vùng mong muốn. Lenovodefrin còn được tìm thấy ở một số thuốc làm thông
mũi. Nó có tác động tăng áp lực máu nếu hiện diện trong vùng giải phẫu.

Hình ảnh của phân tử levonodefrin

Liner: Đường viền
Xem Cavity liner
Lingual: Mặt lưỡi
Được sử dụng để chỉ hướng trong miệng, thường là những phần tiếp xúc với lưỡi. Nó cũng dùng để chỉ dây thần kinh chạy dọc lưỡi gần các răng
hàm dưới.

Đường cong trong hình nối các mặt lưỡi của các răng vĩnh viễn hàm trên. Bề mặt lưỡi của các răng hàm dưới là các bề mặt tiếp xúc với lưỡi.

Dây thần kinh lưỡi được kí hiệu E trong hình
Local anesthetic: Gây tê tại chỗ

Page 19


Là một chất có vai trò treo sự truyền dẫn dây thần kinh tới vùng thao tác. Nó cho phép bệnh nhân không cảm giác đau khi tiến hành các thủ thuật
tại vùng gây tê.

Hình ảnh của phân tử lidocain. Lidocain là một trong những chất được sử dụng phổ biến để gây tê tại chỗ nhờ tính an toàn, hiệu quả và ít gây ra
các phản ứng phụ
Luting: Chất gắn
Là một vật liệu nha khoa để gắn chụp , onlay và cầu răng cố định vào răng. Đây là một dạng keo vững chắc và tương hợp sinh học tốt với mô
người.

Luxate: Trật khớp
Răng bị di chuyển ra khỏi vị trí bình thường của nó trên cung hàm. Nguyên nhân chủ yếu do chấn thương hoặc hậu quả của việc nhổ răng gây sang
chấn.

Lymph node: Hạch bạch huyết
Là các vùng nốt hạch của mô nằm rải rác trong toàn cơ thể, đây là nơi các tế bào bạch cầu chín và được trang bị để đối phó với các hiện tượng
nhiễm trùng.


M
Mamelon: Thuỳ răng
Là những thuỳ răng thấy được trên các răng cửa khi chúng mới xuất hiện trên cung hàm. Nó có tác dụng phân chia bền mặt răng cửavà rìa cắn
thành ba phần sau này.

Page 20


Mũi tên chỉ các thuỳ trên răng cửa mới mọc. Đường nét đứt thể hiện mức mòn răng trong quá trình ăn nhai,
Mandible: Xương hàm dưới
Tổng quát (Hình 1)
Xương hàm dưới là xương hàm ở phía dưới. Nó rất đặc và khoẻ, phần yếu nhất của xương hàm dưới chính là cổ lồi cầu, gần khớp thái dương hàm,
và rất dễ gãy khi có lực tác động mạnh lên cằm. Đôi khi việc gây tê các răng hàm dưới trở thành một thử thách vì xương quá đặc không cho phép
chất tê thẩm thấu, đó là lý do vì sao người ta thường chọn gây tê dây thần kinh răng dưới (màu vàng) khi dây này đi vào hàm dưới (2).
Điểm gây tê này thường khó xác định trên bệnh nhân, do lớp mô mềm và cơ khác dày. Tuy nhiên, cơ hàm móng tạo thành ở sàn miệng và bám vào
(3) cũng có các dây thần kinh phụ cho phép kiểm soát cảm giác ở răng hàm lớn thứ nhất hàm dưới. Nếu bạn gặp khó khăn khi gây tê, điểm này
chính là một cơ hội khác cho bạn

Hình 1: Xương hàm dưới
Cấu trúc xương (Hình 2)
Các vùng quan trọng của xương hàm dưới được thể hiện trên hình .(1) là xương hàm trên, (2) là lỗ cằm, nơi dây thần kinh cằm đi ra và tới môi,
cung cấp cảm giác cho vùng này. Nếu các răng mất đi, xương sẽ bị tiêu dần và lỗ cằm sẽ trồi lên sống hàm. Lúc đó, lực cắn mạnh chạm vào sẽ gây
đau, nóng rát và tê cho hàm răng vì làm tổn thương dây thần kinh cằm.
(3) là bờ trong của thân xương hàm dưới. (4) là mỏm vẹt, là nơi bám của cơ thái dương, cơ đóng hàm. (5) là cung gò má, là vị trí dễ gãy khi có tác
động vào cạnh mặt, đây cũng là nơi xuất phát của cơ cắn (một cơ đóng hàm khác) . (6) là cổ lồi cầu, nơi gãy vỡ nhất nếu lực tác động vào cằm. (7)
là ngành lên xương hàm dưới. Đầu mũi tên chỉ vị trí tuyến mang tai ở bệnh nhân sống. (8) là góc hàm, cũng là một vị trí dễ gãy, đặc biệt khi nhổ
răng khôn. Đây cũng là nơi bám của cơ cắn.

Hình 2: Các điểm quan trọng của cấu trúc xương hàm dưới

Margin: Rìa/ đường hoàn tất
Là đường giao giữa các miếng trám hay phục hình với răng. Các vùng đặc biệt của rìa thường được miêu tả kỹ. Ví dụ như rìa ngoài là đường giao
nhau giữa miếng trám và răng có vị trí ở mặt ngoài của răng

Page 20


Trên hình ta thấy được rìa mặt cắn của miếng trám. Một miếng trám có rìa tốt khi nó liên tục, trơn láng với cấu trúc răng

Đường hoàn tất có hình dạng theo hình dạng răng và là nơi gắn phục hình vào
Marginal ridge : gờ bên
Gờ bên men răng là giao điẻm của mặt bên và mặt nhai; mặt xa và mặt nhai ở các răng sau (tiền hàm và răng hàm)

Gờ bên giúp răng chống lại lực nhai và giảm thức ăn khi nhai (mũi tên)
Matrix band: Bản matrix
Là dụng cụ dùng trong quá trình trám các răng sâu mặt bên hoặc mất múi răng. Nó giúp tái tạo lại hình dạng giải phẫu của răng, tránh tình trạng
trám dư, dễ mắc cao răng.

Maxilla: Xương hàm trên
Là xương hàm ở phía trên, nối với nền sọ và cố định tương đối với sọ.

Nhìn từ trong xương hàm trên
Hình ảnh nhìn từ phía trong xương hàm trên cho thấy các răng được đánh số theo hệ thống của Mỹ. Các răng phía sau bao gồm các răng hàm lớn
(2,3,14,15) và các răng hai múi hay hàm nhỏ (4,5,12,13). Trong hình này không thể hiện răng khôn (1,16). Cac răng trước bao gồm răng nanh (6
và 11), răng cửa bên (7 và 10) và răng cửa giữa (8 và 9).

Page 21


Các cấu trúc được dán nhãn trên hình bao gồm xương ổ răng (Phần gạch chéo và dán nhãn A), vùng mô khẩu cái mềm (B), các dây thần kinh khẩu

cái lớn (C), dây thần kinh mũi-khẩu cái (D). Đường giữa khẩu cái (E) nối liền với nhau ở độ tuổi thiếu niên. Trước thời điểm đó thì hàm trên là hai
phần riêng biệt và ta có thể can thiệp chỉnh nha để tái lập lại vị trí đúng cho chúng nếu cần thiết.
Trong hình, các răng #6, #7, #8, #9 được cắt. Vùng màu đỏ biểu thị vùng cắt hình dạng của các chân răng ở vị trí góc cắt. Răng #14 được sửa soạn
để làm chụp, không được thể hiện trên hình.

Hàm trên nhìn từ mặt bên
Hình trên thể hiện các cấu trúc giải phẫu chính trên mặt bên của sọ và hàm trên. Răng được đánh số theo hệ thống đánh số của Mỹ. Đường kẻ màu
thể hiện hai trong ba nhánh của dây thần kinh sinh ba, còn gọi là dây thần kinh sọ V. Tại điểm “A” , một lớp mỏng xương được lấy đi để bộc lộ
xoang hàm trên. Các bạn có thể thấy chân răng của răng hai múi #4 và răng hàm #3 tiến vào trong xoang hàm trên.
Nhánh dây thần kinh xương ổ răng sau hàm trên (PSA), dán nhãn H chạy vào xoang và gây cảm giác cho các răng hàm trên. Đó là lý do vì sao khi
xoang chịu áp lực, các răng hàm trên cũng cảm thấy đau. Ở bệnh nhân thật, sàn xoang miệng có một lớp màng bọc gọi là Màng Schneiderian.
Nhánh thần kinh xương ổ răng trên giữa (MSA) dán nhãn G cung cấp cảm giác cho các răng hai múi (#4 và #5) và một phần của răng 6 (#3).
Nhánh thầ kinh xuong ổ răng trước hàm trên (ASA) phụ trách cảm giác của môi trên và 6 răng trước.
“D” thể hiện nhánh thần kinh xương ổ răng dưới đi vào trong xương hàm dưới và phụ trách cảm giác cho các răng hàm dưới. Nhánh thần kinh cằm
(B) ) tách ra khỏi dây thần kinh dưới và thoát ra ngoài qua lỗ cằm ở vị trí các răng tiền hàm dưới và đi vào môi dưới, gây cảm giác cho cấu trúc này
Tại E, nhánh dây thần kinh lưỡi xuất phát từ nền sọ và đi vào lưỡi, phụ trách cảm giác cho 2/3 trước niêm mạc lưỡi và các mô lợi mặt lưỡi của các
răng dưới. Nó cũng phụ trách cảm giác cho lưỡi và mô lợi cạnh lưỡi. Các sợi của dây thần kinh thanh âm có nguồn gốc từ dây thân kinh mặt ( dây
số 7) chạy cùng với dây thần kinh lưỡi giúp cảm nhận mùi vị tương tự như dây cận giao cảm ở các tuyến dưới lưỡi.
Một răng khôn ngầm (C) ở vị trí gần dây thần kinh dưới IA trên hình (D). Phụ thuộc vào góc và vị trí chính xác của răng khôn mà hàm dưới có thể
gãy ở vùng chịu chấn thương ( xem thêm gãy góc hàm bệnh lý)
Maxillo facial: Hàm mặt
Bao gồm hai hàm và các mô mềm bao quanh chúng (mạch máu, dây thần kinh, da, cơ). Một bác sĩ khoa hàm mặt là một nha sĩ có 4 -6 năm theo
học trường nha khoa và chuyên về phẫu thuật các cấu trúc bên trong và xung quanh khoang miệng. Có rất nhiều bác sĩ phẫu thuật răng miệng có
cả bằng bác sỹ y khoa (M.D) và nha sĩ (D.D.S và D.D.M).
Melanoplakia: Nhiễm hắc tố
Một tình trạng nhiễm màu của mô lợi tạo ra các mảng màu đen trên bề mặt

Metal nerve: Dây thần kinh cằm
Là dây thần kinh của xương hàm dưới, thoát ra ngoài ở vị trí chân răng hàm nhỏ dưới và phụ trách cảm giác cho môi dưới
Dây thần kinh xương ổ răng dưới (màu vàng nét đứt) chạy dọc xương hàm dưới và phụ trách cảm giác của các răng. Một nhánh của nó cuộn lại lùi

ra phía sau và trở thành dây thần kinh cằm (vàng liền) thoát ra khỏi xương hàm qua lỗ cằm, ở vị trí gần các chân răng hàm nhỏ dưới. Một nhánh
nhỏ của xương ổ răng dưới gọi là dây thần kinh răng cửa tiếp tục con đường của mình trong xương hàm dưới để phụ trách cảm giác cho răng nanh
và các răng cửa. Các biến thể của dây này khá đa dạng. Ở một số người, dây này cũng thoát ra ngoài qua lỗ cằm, sau đó tiến lại vào xương qua lỗ
cằm-cửa để tiếp nhận cảm giác cho các răng trước.

Page 22


×